Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nghiên cứu bảo tồn “chuyển vị” trứng rùa biển (Chelonia mydas) từ Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến Cù Lao Chàm, Quảng Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.99 KB, 6 trang )

Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản

Số 3/2020

NGHIÊN CỨU BẢO TỒN “CHUYỂN VỊ” TRỨNG RÙA BIỂN
(Chelonia mydas) TỪ CÔN ĐẢO, TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU ĐẾN
CÙ LAO CHÀM, QUẢNG NAM
STUDYING ON EX-SITU CONSERVATION OF GREEN TURTLE (Chelonia mydas)
FROM CON DAO, BA RIA VUNG TAU PROVINCE TO CHAM ISLAND, QUANG NAM
Nguyễn Văn Vũ1, Lê Xuân Ái2, Phạm Thị Kim Phương1
Ban quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm
Cố vấn khoa học Ban quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm
Tác giả liên hệ: Nguyễn Văn Vũ (Email: )
1

2

Ngày nhận bài: 18/08/2020; Ngày phản biện thông qua: 24/09/2020; Ngày duyệt đăng: 28/09/2020

TÓM TẮT
Nghiên cứu 02 cách “chuyển vị” trứng Rùa biển từ Vườn quốc gia Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
đến Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, Quảng Nam để ấp được thực hiện với 36 tổ, 1.900 trứng của loài Vích
(Chelonia mydas), thời gian từ tháng 7/2017 – 8/2019. Kết quả nghiên cứu cho thấy: tỉ lệ nở trung bình của
trứng đạt 93,89 ± 7,0%; hai cách “chuyển vị” bằng đường bộ (ôtô) và đường hàng không cho tỉ lệ nở tương
đương nhau; thời gian ấp trứng tại Cù Lao Chàm có xu hướng nhanh hơn so với tại Côn Đảo, dao động từ 54
± 0 ÷ 58,5 ± 0,71 ngày;
Từ khóa: rùa biển, Cù Lao Chàm, “chuyển vị” trứng rùa.
ABSTRACT:
The study of ex-situ conservation methods of Green Turtle (Chalonia mydas) was carried out from
7/2017-8/2019. A total of 1900 eggs belong to 36 nests of Green turtle was transferred from Con Dao National
park, Ba Ria – Vung Tau province to hatch in Cu Lao Cham Marine Protected Area. The results showed that


the average hatching rate of the eggs was 93.89 ± 7.0% with the similarity between two ways of transporting
(by Airplane and by Car). It also indicated that eggs' incubation time in Cu Lao Cham was significantly faster
than in Con Dao, with the rate 54 ± 0 ÷ 58.5 ± 0.71 (days).
Key words: marine turtles, Cham Island, ex-situ Green turtle’eggs.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Các loài Rùa biển đóng vai trò quan trọng
trong việc duy trì sự ổn định của các hệ sinh
thái biển (gồm các hệ sinh thái: san hô, cỏ biển,
rừng ngập mặn...) [5], [7], chúng có giá trị cao
trong nghiên cứu khoa học bởi những đặc điểm
sinh học và vòng đời còn nhiều điều bí ẩn chưa
được giải mã. Ngoài ra, Rùa biển còn có giá trị
không thể đong đếm trong đời sống văn hóa,
tâm linh của những cộng đồng ngư dân sống
ven biển ở một số quốc gia nhiệt đới trong đó
có Việt Nam [10]. Trong thời gian gần đây, Rùa
biển còn có vai trò quan trọng trong việc tạo ra
các sản phẩm du lịch sinh thái, góp phần nâng
cao nhận thức và hỗ trợ phát triển sinh kế cộng
đồng ở những nơi có Rùa biển xuất hiện.
106 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

Tại Việt Nam có 5 loài Rùa biển phân bố,
bao gồm Vích (Chelonia mydas), Quản đồng
(Caretta caretta), Đồi mồi dứa (Lepidochelys
olivacea), Đồi mồi (Eretmochelys imbricata),
Rùa da (Dermochelys coriacea) [10]. Trong số
đó, Vích là loài có số lượng cá thể nhiều nhất.
Vích phân bố tại hầu hết các tỉnh ven biển Việt

Nam, tập trung tại các đảo xa bờ như Quan Lạn
– Minh Châu (Quảng Ninh), Trường Sa, các
bãi ngang tại các tỉnh miền Trung từ Quảng Trị
đến Ninh Thuận và một số đảo xa bờ tại Vịnh
Thái Lan. Tuy nhiên, số lượng Vích, đặc biệt là
quần thể sinh sản, đã bị suy giảm rõ rệt trong
những năm gần đây [2], [3].
Tại đảo Cù Lao Chàm tỉnh Quảng Nam, kết
quả nghiên cứu của Ban quản lý (BQL) Khu


Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản
bảo tồn biển Cù Lao Chàm cho thấy nơi đây
đã từng xuất hiện nhiều Rùa biển cư trú và sinh
sản. Tuy nhiên, khoảng 15÷20 năm gần đây
người dân địa phương đã không còn nhìn thấy
Rùa biển trưởng thành sinh nở tại những bãi cát
quanh Đảo. Các nguyên nhân được xác định
gồm: khai thác trứng Rùa biển; giết hại Rùa
biển khi bắt gặp; khai thác có chủ ý và không
có chủ ý của người dân địa phương; phát triển
du lịch xâm chiếm bãi đẻ,..vv.
Nhận thức được tầm quan trọng của Rùa
biển đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học,
duy trì tính liên kết các hệ sinh thái biển, năm
2016 BQL Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm
thực hiện chương trình phục hồi và bảo vệ Rùa
biển, trong đó nội dung nghiên cứu “chuyển
vị” trứng Rùa biển (Chelonia mydas) từ Vườn
Quốc gia Côn Đảo về ấp và thả Rùa biển con

tại Cù Lao Chàm là một trong những nội dung
được thực hiện, nhằm góp phần bổ sung nguồn
giống cho quần thể cũng như nâng cao nhận
thức cộng đồng.
Hiện nay, việc di chuyển trứng Rùa biển từ
bãi đẻ tự nhiên về trạm bảo vệ nhằm phục vụ
mục đích nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ,
bảo tồn loài này đã được thực hiện ở nhiều quốc
gia như đảo Cayman – Anh, Mexico, Peru,..vv
[11], [5]. Ở khu vực có các nước Philippines,
Sri Lanka, Malaysia, Ấn Độ,..vv [4], [13], . Tại
Việt Nam, Vườn Quốc gia Côn Đảo và Khu
bảo tồn biển Hòn Cau tỉnh Bình Thuận cũng
thường xuyên thực hiện công việc này [2],
[12]. Tuy nhiên, phạm vi hoạt động chỉ diễn ra
trong khu vực nhỏ, thời gian di chuyển nhanh.
Việc “chuyển vị” trứng Rùa biển với khoảng
cách xa hàng trăm kilomet với thời gian dài thì
chưa có công trình nghiên cứu nào được công
bố ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Do đó,
những thông tin từ nghiên cứu này sẽ góp phần
quan trọng cho công tác bảo tồn Rùa biển ở
Việt Nam nói chung và Khu bảo tồn biển Cù
Lao Chàm, Quảng Nam nói riêng.
Bài viết này sẽ trình bày những kết quả
nghiên cứu về ảnh hưởng của các phương thức
“chuyển vị” đến tỉ lệ nở của trứng Rùa biển,
tác động yếu tố nhiệt độ đến thời gian ấp trứng,
mối tương quan giữa nhiệt độ ấp trứng với tỉ lệ


Số 3/2020
nở. Kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung cơ
sở khoa học cho công tác phục hồi, bảo vệ Rùa
biển theo phương pháp “chuyển vị”.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Tài liệu nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng các tài liệu, phương
pháp nghiên cứu cơ bản về bảo tồn Rùa biển
được trình bày trong cuốn: Cẩm nang nghiên
cứu sinh học và bảo tồn Rùa biển.
2. Phương pháp nghiên cứu
Thu thập số liệu thứ cấp: bao gồm các tài
liệu về đặc điểm sinh học, sinh thái và các công
trình khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp thực nghiệm:
Để đảm bảo các tổ trứng tương đồng về
điều kiện tự nhiên và có số liệu so sánh tỉ lệ
nở giữa trứng “chuyển vị” về Cù Lao Chàm và
trứng đối chứng tại Côn Đảo, trước mỗi đợt vận
chuyển 40 ngày, chọn ngẫu nhiên 09 tổ trứng
tại hòn Bảy Cạnh huyện Côn Đảo. 09 tổ trứng
này được dời đi và chôn ở hố ấp để dễ theo dõi,
quản lý và có điều kiện tự nhiên tương đồng.
Đến thời điểm trứng chôn được khoảng 40
ngày, 09 tổ trứng được đưa lên mặt đất, loại bỏ
những trứng hỏng. Sau đó lấy ngẫu nhiên 3 ÷
4 tổ chôn lại đúng vị trí cũ để theo dõi làm đối
chứng. 06 tổ còn lại vận chuyển vận chuyển
bằng máy bay về sân bay Tân Sơn Nhất (TSN).

Trứng “chuyển vị” được chứa trong thùng xốp,
giữa những lớp trứng là lớp đệm bằng cát tự
nhiên. Thùng xốp được đục 3 lỗ nhỏ có kích
thước 1,0 cm2 ở bên trên bề mặt để lưu thông
không khí và cân bằng nhiệt độ giữa môi trường
bên trong và bên ngoài thùng xốp.
Tại TSN, trứng được bố trí theo dõi ở 02
nghiệm thức vận chuyển như sau:
Cách 1: Trứng vận chuyển bằng ô tô đến
Hội An, tổng thời gian di chuyển dao động 18
÷ 20 giờ.
Cách 2: Trứng được vận chuyển bằng
đường hàng không (không soi tại máy kiểm tra
an ninh sân bay), tổng thời gian vận chuyển là
90 phút. Sau đó trứng tiếp tục được vận chuyển
bằng ô tô về Hội An.
Tại Hội An, trứng vận chuyển bằng Cách 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 107


Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản
và Cách 2 được đưa lên thuyền để chuyển ra
trạm ấp tại đảo Cù Lao Chàm, sau đó đưa trứng

Số 3/2020
xuống các hố có độ sâu 50 cm để tiếp tục ấp
cho đến khi rùa con ngoi lên khỏi tổ.

Hình 1: Vị trí trạm ấp trứng Rùa biển.


Mỗi cách “chuyển vị” được lặp lại 02 lần/
năm và thực hiện trong 03 năm từ 2017 ÷ 2019.
Thời gian “chuyển vị” trứng cụ thể như sau:
• Năm 2017: đợt 1: tháng 7 ÷ 9; đợt 2: tháng
8 ÷ 10;
• Năm 2018 và 2019: đợt 1: tháng 5 ÷ 7; đợt
2: tháng 6 ÷ 8;
Như vậy, có tổng số 06 lần thử nghiệm cho
mỗi cách “chuyển vị”. Tổng số tổ trứng nghiên
cứu là 57 tổ. Trong đó, 21 tổ trứng làm đối
chứng tại Côn Đảo và 36 tổ với 1.900 trứng
được “chuyển vị”, Cách 1 có 19 tổ (871 trứng),
Cách 2 có 17 tổ (1.029 trứng).
Tổ trứng “chuyển vị” và tổ trứng làm đối
chứng được theo dõi các chỉ số: nhiệt độ, thời
gian nở, số trứng nở, trứng hỏng,..vv để so
sánh với nhau.
Nhiệt độ ấp trứng được theo dõi bằng chip
điện tử (Wire/iButton) có sai số 0,5ºC, chip
được đặt giữa lòng của tổ trứng, khoảng cách

thời gian ghi/lưu số liệu được thiếp lập tự động
là 2 giờ/lần.
3. Phương pháp xử lý số liệu:
- Số liệu nghiên cứu được xử lý theo
phương pháp thống kê trên công cụ Data
Analysis/Descriptive Statistics,… của phần
mềm Microsoft Excel 2010.
- Chỉ số tính toán, đánh giá dựa vào các giá

trị thống kê gồm: Trung bình, lớn nhất, nhỏ
nhất, độ lệch chuẩn, hệ số tương quan, phương
sai S, chỉ số kiểm định t-Test,.vv.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO
LUẬN
1. Tỉ lệ nở
Kết quả nghiên cứu tỉ lệ nở của 36 tổ trứng
“chuyển vị” bằng Cách 1 - đường ô tô và Cách
2 - đường hàng không cho tỉ lệ nở được trình
bày tại Bảng 1.
Qua Bảng 1 cho thấy, tỉ lệ nở của trứng

Bảng 1: Tỉ lệ (%) nở của trứng Rùa biển

Năm
Đợt 1/2017
Đợt 2/2017

Cách vận chuyển
Cách 1
Cách 2
95,5 ± 2,15
92,9 ± 3,3
92,8 ± 1,77
96,1 ± 4,24

108 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

Trung bình chung
94,2 ± 4,67

94,45 ± 4,6


Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản
Năm
Đợt 1/2018
Đợt 2/2018
Đợt 1/2019
Đợt 2/2019
Trung bình

Số 3/2020

Cách vận chuyển
Cách 1
Cách 2
95,2 ± 3,83
96 ± 2,61
96,8 ± 2,22
88,8 ± 11,3
96,77 ± 1,94
96,83 ± 3,74
90,52 ± 5,88
88,81 ± 3,3
94,6 ± 8,1
93,29 ± 4,92

“chuyển vị” là rất cao, 10/12 lô thí nghiệm có
tỉ lệ nở trên 90%, chỉ có 02 lô cho kết quả dưới
90% (88,8%).

Trong 06 đợt thí nghiệm các cách “chuyển
vị”, tỉ lệ nở trung bình của Cách 1 và Cách 2
lần lượt là 94,6 ± 8,1% và 93,29 ± 4,92%, trung
bình chung cả hai cách là 93,89 ± 7,0%.
Sự chênh lệch về tỉ lệ nở trung bình giữa
Cách 1 và Cách 2 là 1,31%, trong 05/06 đợt thí
nghiệm cho kết quả độ chênh lệch dao động <
2%. Phân tích kiểm định thống kê t-Test cho
thấy không có sự khác biệt về tỉ lệ nở giữa hai
cách vận chuyển (P> 0,05).
Đánh giá sự khác nhau giữa tỉ lệ nở của
trứng Rùa biển “chuyển vị” với trứng đối

Trung bình chung
95,6 ± 7,52
92,8 ± 8,99
96,8 ± 5,31
89,66 ± 11,59
93,89 ± 7,0

chứng tại Côn Đảo cho thấy, tỉ lệ nở trung bình
cho toàn bộ 3 năm nghiên cứu ở Cù Lao Chàm
và Côn Đảo lần lượt là 93,89 ± 7,0 % và 95,88
± 5,82%. Theo đó, có thời điểm tỉ lệ nở tại Côn
Đảo cao hơn tại Cù Lao Chàm và ngược lại,
không có xu hướng rõ ràng. Kết quả kiểm định
thống kê (P> 0,05) cho biết tỉ lệ nở của trứng
“chuyển vị” và đối chứng là tương đồng nhau.
2. Nhiệt độ và thời gian trứng nở
Kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa thời

gian trứng nở và nhiệt độ của 36 tổ trứng
“chuyển vị” cho thấy, nhiệt độ trong lòng tổ
trứng và thời gian nở của trứng có tương quan
tuyến tính với nhau, sự tương quan ở hai cách
“chuyển vị”được thể hiện ở Hình 2.

Hình 2: Mối tương quan giữa nhiệt độ và thời gian trứng nở của Cách 1 (A) và Cách 2 (B).

Hệ số tương quan ở Cách 1 là R2 = 0,7539
và Cách 2 là R2 = 0,8514. Điều này cho thấy ở
cả hai cách, nhiệt độ tổ trứng trong quá trình ấp
có ảnh hưởng cao đến thời gian nở của trứng.
Nhiệt độ tổ trứng và thời gian nở của trứng có
tỉ lệ nghịch với nhau, điều này có nghĩa là nhiệt
độ tổ trứng càng cao thì thời gian nở của trứng
càng ngắn. Kết quả này cũng tương đồng với các

kết quả nghiên cứu tại Côn Đảo năm 2010 cũng
như Malaysia, Philippine [2], [3], [12].
Kết quả nghiên cứu cho thấy, thời gian nở
của những tổ trứng “chuyển vị” bằng Cách 1
và Cách 2 là khá tương đồng với nhau (P>0,05),
lần lượt là 56,21 ± 2,09 ngày và 56,12 ± 1,76.
Trong đó, thời gian trứng nở nhanh nhất là 54
ngày (đợt 1/2017), và chậm nhất là 58 ngày
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 109


Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản


Số 3/2020

Bảng 2: Nhiệt độ tổ trứng và thời gian nở của trứng

Stt

Thời điểm vận
chuyển

1
2
3
4
5
6

Đợt 1-2017
Đợt 2-2017
Đợt 1-2018
Đợt 2-2018
Đợt 1-2019
Đợt 2-2019

Cách 1

Cách 2

Nhiệt độ
(0c)


Thời gian nở
(ngày)

Nhiệt độ
(0c)

Thời gian nở
(ngày)

32.4 ± 1.15
29.91 ± 1.71
30.88 ± 0.89
31.91 ± 1.49
32.29 ± 095
32.14 ± 1.02

54 ± 0
58.5 ± 0.71
58.25 ± 0.96
55.75 ± 0.50
55.33 ± 0.58
55.67 ± 0.58

32.72 ± 1.14
29.70 ± 1.69
31.35 ± 0.97
32.02 ± 1.58
32.44 ± 0.90
32.32 ± 1.03


54 ± 0
58.5 ± 0.58
57.5 ± 0.50
55.5 ± 0.56
55.33 ± 0.97
55.33 ± 0.24

(đợt 2/2017 và đợt 1/2018).
Thời gian nở của những tổ trứng “chuyển
vị” ấp tại Cù Lao Chàm có xu hướng nhanh hơn
so với tổ trứng ấp đối chứng tại Côn Đảo (P<
0,05), chênh lệch dao động từ 1 đến 5 ngày, tùy
vào từng thời điểm cụ thể. Nguyên nhân của
kết quả này là do nhiệt độ ấp tại Cù Lao Chàm
có xu hướng cao hơn, do thí nghiệm thực hiện
vào thời điểm mùa hè, trong khi đó cùng thời
điểm tại Côn Đảo là vào đầu mùa mưa.
So sánh với thời gian trứng nở ấp tại Cù Lao
Chàm và một số nơi trên thế giới thấy rằng:
thời gian trứng nở tại Cù Lao Chàm lâu hơn
ở Sabah, Malaixia (53,1 ± 4,23 ngày), ở đảo
Baguan, Philipin (54,32 ngày), ngắn hơn ở Ras
Baridi (59,7 ± 2,9 ngày) [13], [2], [3].
Nhiệt độ trung bình của những tổ trứng được
ấp tại Cù Lao Chàm cao hơn nhiệt độ tối ưu để
cân bằng giới tính của Rùa con (28 ÷ 300C) [8],
[9], khi nhiệt độ của Cách 1 là 31,70 ± 0,92ºC
và Cách 2 là 31,69 ± 0,62ºC. Với nhiệt độ này,
số lượng cá thể cái nhiều hơn cá thể đực. Ở quy
mô nghiên cứu nhỏ này thì có thể được chấp

nhận. Tuy nhiên, nếu thực hiện ở quy mô lớn
thì rất cần cân nhắc đến yếu tố cân bằng giới
tính của rùa con. Vì hiện nay sự mất cân bằng
giới tính rùa con đang là thách thức lớn không
chỉ ở Việt Nam [2] mà còn cả ở khu vực và thế
giới [6], [8]. Nghiên cứu giới tính Rùa con tại
Côn Đảo – nơi có quần thể loài Vích chính của
Việt Nam – cho biết theo kịch bản biến đổi khí
hậu thì đến năm 2050, rùa con cái sẽ chiếm tỉ lệ
85% ÷ 90% [1]. Điều này cho thấy, trong công
tác bảo tồn Rùa biển, nếu chỉ quan tâm đến các
yếu tố khai thác không chủ ý, mất bãi đẻ,..mà
110 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

không chú ý đến sự mất cân bằng giới thì hiệu
quả bảo tồn quần thể Rùa biển tại Việt Nam sẽ
không mang lại hiệu quả.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Kết quả nghiên cứu “chuyển vị” 36 tổ trứng
có độ tuổi 39 ÷ 40 ngày từ Côn Đảo đến Cù
Lao Chàm cho thấy:
- Không có sự ảnh hưởng bởi hình thức vận
chuyển đến tỉ lệ nở của trứng Rùa biển, tỉ lệ nở
trung bình qua những lần thí nghiệm là 93,29
± 4,92% đối với vận chuyển bằng Cách 2 và
94,60% ± 8,15 đối với Cách 1.
- Nhiệt độ ấp trứng có ảnh hưởng khá chặt
chẽ đến thời gian nở của trứng Rùa biển, nhiệt
độ cao thì thời gian nở nhanh và ngược lại.

- Nhiệt độ trung bình trong các tổ trứng ấp
tại Cù Lao Chàm cao hơn nhiệt độ tối ưu để cân
bằng giới tính của Rùa con.
2. Kiến nghị
Số liệu của nghiên cứu này được thực hiện
trong thời gian ngắn, số lượng mẫu nghiên cứu
nhỏ nên cần có thêm những nghiên cứu trong
thời gian dài và quy mô mẫu lớn hơn để độ
chính xác được đảm bảo.
Cần có thêm những nghiên cứu sâu hơn
đối với một số nội dung: ảnh hưởng của yếu
tố nhiệt độ đến tỉ lệ nở của trứng; tác động
của “chuyển vị” trứng đối với một số chỉ số
điểm sinh học (trọng lượng, kích thước, tốc độ
chạy,..) của rùa con; ảnh hưởng của nhiệt độ
bãi cát, tổ trứng đến giới tính rùa con,..để có
được cơ sở khoa học toàn diện hơn, làm cơ sở
cho công tác bảo tồn Rùa biển.


Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản

Số 3/2020

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Chu Thế Cường (2003), Hiện trạng và các đe dọa đối với Rùa biển tại quần đảo Trường Sa, Tuyển tập Tài
nguyên và môi trường biển, Tập X, tr. 254-261.
2. Chu Thế Cường (2014), Những thách thức đối với bảo tồn Rùa biển tại Việt Nam, Tạp chí Môi trường, Tập
7, tr. 52-54.

3. Nguyễn Đức Thế và Chu Thế Cường (2013), "Thách thức đối với bảo tồn rùa biển tại Việt Nam", Kỷ yếu
Hội thảo khoa học Quốc gia, Nâng cao sức chống chịu trước biến đổi khí hậu, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ
thuật, tr. 207-217.
Tiếng Anh:
4. Asia Development Bank (1999), Coastal and marine environmental management in the South China Sea
region: Socialist Republic of Vietnam, Asia Development Bank Publication ADB 5712- REG.
5. Azizul Fariha Ghazali and Nor Rohaizah Jamil (2019), Population and Trend Analysis for Green Turtle
(Chelonia mydas) and Hawksbill Turtle (Eretmochelys imbricata) in Marine Park Centre Redang, Terengganu
and Marine Park Centre Rusukan Besar, Labuan, Malaysia, Pertanika, 27(3), pp. 1061-1076
6. Binckley C.A., Spotila J.R, Wilson K.S and Paladino F.V (1998), Sex Determination and Sex Ratios of
Pacific Leatherback Turtles (Dermochelys coriacea), Copeia, pp. 291-300.
7. Bjorndal K.A. (1985), Nutritional Ecology of Sea Turtles, American Society of Ichthyologists and
Herpetologists, 1985(3), pp. 736-751.
8. Booth D.T. (2006), Influence of Incubation Temperature on Hatchling Phenotype in Reptiles, Physiological
and Biochemical Zoology, 79, pp. 274-281.
9. Carthy R.R., Foley A.M and Matsuzawa Y (2003), Incubation Environment of Loggerhead Turtle Nests:
Effects on Hatchling Success and Hatchling Characteristics. In: Bolten A.B. and B. Witherington (Eds.).
Loggerhead Sea Turtles, Smithsonian Books, Washington, D.C, pp. 144-153.
10. Mark H., Chu T.C., Nguyen D.H., Pham T. and Bui T.T.H. (2005), Distribution and abundance of marine
turtles in the Socialist Republic of Viet Nam, Biodiversity and Conservation.
11. Mrosovsky N và Pieau. C (1991), Transitional Range of Temperature, Pivotal Temperatures and
Thermosensitive Stages for Sex Determination in Reptiles, AmphibiaReptilia, (12), pp. 169-179.
12. Nguyen Thi Dao (1999), Marine turtle status report in Con Dao National Park, WWF-Indochina, Hanoi,
pp. 1–24.
13. Pilcher N.J and Basintal P (2000), Reproductive Biology of Green Turtles (Chelonia mydas) in Sabah,
Malaysia, Asian Journal of Tropical Biology. 4 (1), pp. 59-66.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 111




×