Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.47 KB, 3 trang )
Sáu điều cần lưu ý trong khi chuẩn
bị sơ yếu lý lịch
Nếu bạn đang chuẩn bị một sơ yếu lý lịch để đi xin việc thì hãy cân nhắc những
lỗi thường gặp sau đây để chuẩn bị cho mình sơ yếu lý lịch tốt nhất.
• Hãy liệt kê những thành quả công tác của mình chứ không phải là mô tả công
việc. Rất nhiều người mắc lỗi này, họ thường mô tả công việc của mình là gì chứ
không nói họ đã đạt được thành tích gì trong quá trình công tác trước đây. Nếu có
thêm một ứng cử viên khác cũng từng làm công việc tương tự như của bạn thì bạn sẽ
không thể hiện được bản thân của mình. Vậy, hãy mạnh dạn khoe khoang một chút
thành tích của mình.
• Hãy liệt kê kinh nghiệm công tác theo thứ tự kinh nghiệm nào sau liệt kê
trước và ngược lại. Nhà tuyển dụng thường chỉ xem lướt qua bản sơ yếu lý lịch trong
vòng 10-15 giây. Họ sẽ xem kinh nghiệm công tác được liệt kê đầu tiên để quyết định
có tiếp tục xem nữa hay không. Do vậy, nếu bạn từng làm việc cho công ty McDonald
trong mùa hè năm 2001 và là chuyên viên phân tích tài chính cho Goldman Sachs
trong năm 2002 thì hãy liệt kê kinh nghiệm làm cho Goldman Sachs trước. Ngoài ra,
hãy liệt kê những thông tin quan trọng theo thứ tự từ trái qua phải. Ví dụ khi còn là
sinh viên bạn là Chủ tịch hội sinh viên của trường thì đừng viết “Năm 2003, Hội sinh
viên, Chủ tịch” bởi nhà tuyển dụng có thể không chú ý tới chức vụ Chủ tịch. Do vậy,
hãy viết: “Chủ tịch Hội sinh viên năm 2003”.
• Có mục tiêu rõ ràng. Nếu bạn cần phải thể hiện mục tiêu của mình trong sơ
yếu lý lịch hãy viết thật cụ thể, chính xác, ngắn gọn. Ví dụ, hãy viết “Để đạt được một
vị trí trong phòng tiếp thị tại công ty Coca-Cola” chứ đừng viết “Để nâng cao những
kỹ năng giao tiếp nổi bật của tôi trong môi trường kinh doanh của một tập đoàn đa
quốc gia”, như vậy rất mất thời gian và chỉ tổ làm tốn giấy mực mà thôi.
• Các kỹ năng máy tính. Sinh viên mới ra trường thường liệt kê những chương
trình máy tính mà họ biết sử dụng nhưng có thực sự cần thiết phải làm vậy không? Với
một số công việc thì cần nhưng không phải là tất cả. Nếu nhà tuyển dụng mô tả công
việc có đề cập tới một số kỹ năng máy tính nhất định thì hãy liệt kê. Nhưng trong thời
đại công nghệ thông tin hiện nay nếu bạn liệt kê rằng biết sử dụng chương trình