Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Vận dụng phương pháp goodwill để định giá tài sản công ty cổ phần acecook

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.61 KB, 10 trang )

Định giá Tài sản Nhóm 9
LỜI MỞ ĐẦU
Công tác định giá doanh nghiệp đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình cổ
phần hóa doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) nhằm thực hiện sắp xếp, cơ cấu lại, đổi mới
và nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực này. Trong gần 15 năm, lộ trình cổ phần hóa
đã được triển khai từng bước vững chắc và đạt nhiều kết quả. Tuy nhiên, cổ phần hóa
DNNN còn nhiều hạn chế, vướng mắc, chưa đạt kế hoạch đề ra. Khó khăn trong công tác
định giá doanh nghiệp là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm chậm quá trình
chuyển đổi này. Mặt khác, trong các văn bản pháp qui tính đến hết năm 2006 đã có 7 lần
sửa đổi nghị định liên quan đến công tác định giá doanh nghiệp (Nghị định số 143/HĐBT
ngày 10/5/1990; Quyết định số 202/CT ngày 8/6/1992; Nghị định 28/1996/NĐ-CP ngày
7/5/1996, Nghị định số 25/CP ngày 26/3/1997, Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày
29/06/1998 ; Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002; Nghị định số 187/2004/NĐCP ngày 16/11/2004) để sửa đổi hoàn thiện công tác định giá doanh nghiệp trong quá
trình chuyển đổi hình thức sở hữu các DNNN.
Việc hoàn thiện không chỉ ở phương pháp định giá phù hợp, các động lực thúc đẩy
quá trình chuyển đổi mà còn cần hoàn thiện cả ở những vấn đề cơ chế tài chính, các quy
định pháp lý... cho phù hợp với điều kiện cụ thể của nền kinh tế Việt Nam hiện nay.
Ngoài ra đối với các doanh nghiệp sau cổ phần hoá hiện nay còn rất cần nghiên cứu để hỗ
trợ các doanh nghiệp này phát triển theo đúng định hướng của Nhà nước, kết hợp hài hoà
lợi ích giữa Nhà nước, người lao động và doanh nghiệp. Ngoài những vấn đề mang tính
lý thuyết về hình thành một phương pháp tiếp cận khoa học cho vấn đề này thì trên các
diễn đàn tranh luận của các chuyên gia tài chính có rất nhiều vấn đề liên quan đến công
tác định giá doanh nghiệp được đưa ra như: về cơ chế định giá, tổ chức định giá, kiểm
soát quá trình định giá, lựa chọn tổ chức định giá, phương pháp định giá, cách thức bản
giá trị doanh nghiệp, tỷ lệ nắm giữ cổ phần nhà nước. Tuy nhiên hiện chưa có một đề tài
nào nghiên cứu một cách tương đối toàn diện hơn về toàn bộ các vấn đề này được công
bố.
Với những ý nghĩa trên, từ nhận định về sự quan trọng và cần thiết của công tác
định giá doanh nghiệp, nhóm 9 đã chọn đề tài: “Vận dụng phương pháp Goodwill để định
giá tài sản công ty cổ phần Acecook”


1


Định giá Tài sản Nhóm 9
PHẦN 1 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG GOODWILL
1.1. Cơ sở của phương pháp
Đây là phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp dựa trên cơ sở đánh giá giá trị
của các yếu tố tài sản vô hình mang lại giá trị cho doanh nghiệp, đó chính là giá trị của
lợi thế thương mại (Goodwill).
Cơ sở của phương pháp này xuất phát từ thực tế là tồn tại những doanh nghiệp hoạt
động trong cùng lĩnh vực, có quy mô như nhau, có vốn đầu tư bằng nhau nhưng khác
nhau về vị trí kinh doanh, chất lượng sản phẩm, trình độ quản lý, uy tín thương hiệu, ...
dẫn đến kết quả kinh doanh khác nhau. Những doanh nghiệp có lợi thế thương mại như vị
trí kinh doanh tốt hơn, chất lượng sản phẩm cao, trình độ quản lý tốt hơn, ... sẽ thu được
những khoản lợi nhuận vượt trội. Lợi thế thương mại là tài sản vô hình có thể đem lại thu
nhập cho doanh nghiệp. Do đó, giá trị doanh nghiệp sẽ bao hàm giá trị của những tài sản
hữu hình và giá trị của tài sản vô hình là lợi thế thương mại.
Ví dụ: Doanh nghiệp A ứng ra một lượng vốn là 100 (đơn vị tiền tệ), thu về một
khoản lợi nhuận là 10 (đơn tiền tệ) tương đương với một tỷ suất sinh lời trên vốn là 10%.
Doanh nghiệp B cũng ứng ra một lượng vốn tương tự như vậy nhưng thu được lợi nhuận
là 15 (đơn vị tiền tệ), tương ứng với tỷ suất lợi nhuận trên vốn là 15%.
Một câu hỏi được đặt ra là: tại sao doanh nghiệp B cũng ứng ra một lượng vốn như
vậy lại sinh ra được một khoản lợi nhuận cao hơn doanh nghiệp A? Có thể giải thích
rằng: vì doanh nghiệp B có vị trí kinh doanh tốt hơn, chất lượng sản phẩm cao hơn, trình
độ quản lý giỏi hơn, mạng lưới phân phối hàng hóa rộng lớn hơn... đó là tất cả những yếu
tố vô hình, chúng hội tụ lại đã làm nên khoản lợi nhuận vượt trội (5 đơn vị tiền tệ) so với
doanh nghiệp A.
Nếu như 10% là tỷ suất lợi nhuận trung bình trên thị trường thì khoản lợi nhuận
vượt trội so với mức trung bình mà doanh nghiệp B đã đạt được (5 = 15 - 10) gọi là siêu
lợi nhuận.

=> Giá trị của tài sản vô hình trong một doanh nghiệp được tính bằng giá trị hiện tại của
khoản thu nhập do tài sản vô hình tạo ra. Tức là bằng giá trị hiện tại của các khoản siêu
lợi nhuận.
1.2. Đặc tính cơ bản của phương pháp định lượng Goodwill


Goodwill là tài sản vô hình và khó xác định
2


Định giá Tài sản Nhóm 9


Goodwill chỉ có giá trị thị trường khi nó có thể chuyển giao được



Goodwill có tính chất độc lập với các loại tài sản khác

1.
3.Phương pháp xác định
Theo phương pháp này, người ta có thể xác định giá trị doanh nghiệp theo công thức sau:
V0 = ANC + GW (3.1)
Trong đó:
V0 : Giá trị doanh nghiệp
ANC : Giá trị tài sản thuần của doanh nghiệp
GW : Giá trị tài sản vô hình, hay giá trị lợi thế thương mại
GW được xác định như sau :
n
 r. At

GW  Bt
t 1
(1  i) t
(3.2)

Trong đó:
Bt : Lợi nhuận năm thứ t.
At : Giá trị tài sản đưa vào kinh doanh năm thứ t.
r : Tỷ suất lợi nhuận bình thường của tài sản đưa vào kinh doanh.
r. At : Lợi nhuận bình thường của tài sản năm thứ t.
Bt - r.At : Lợi nhuận siêu ngạch ở năm thứ t.
i: Tỷ suất chiết khấu

3


Định giá Tài sản Nhóm 9
Xuất phát từ công thức (3.2), các nhà kinh tế có quan điểm rất khác nhau trong việc
lựa chọn các tham số Bt, At, và r. Bảng dưới đây sẽ thể hiện những quan điểm chủ yếu.
Bảng 3.2: Sự kết hợp để giữa các tham số để tính Goodwill.
Tên
phương Tỷ suất sinh lời Lợi nhuận (Bt)
pháp/quan điểm
bình thường của
tài sản (r)

Tài sản đầu tư vào
kinh doanh (At)

UEC (Hiệp hội Chi phí sử dụng vốn Lợi nhuận trước Tổng giá trị tài sản

chuyên gia kế toán bình quân của các thuế và lãi vay (không phân biệt tài
Châu Âu)
nguồn vốn trung và (EBIT)
sản được tài trợ
dài hạn (WACC)
bằng nguồn nào)
Anglo - Saxons

Chi phí sử dụng vốn Lợi nhuận thuần
chủ sở hữu (re)

CPNE (vốn thường Chi phí sử dụng vốn Lợi nhuận sau thuế
xuyên cần thiết cho bình quân của các trước lãi vay trung
kinh doanh)
nguồn vốn trung và và dài hạn
dài hạn (WACC)

Giá trị tài sản thuần
(vốn chủ sở hữu)
được đánh giá lại
Vốn thường xuyên
được tài trợ bằng
các nguồn ổn định
(vốn chủ sở hữu ,
vốn vay trung và dài
hạn)

1.4. Ưu điểm, hạn chế của phương pháp định lượng Goodwill

 Ưu điểm:

+ Là phương pháp xác định giá trị DN có cơ sở vững chắc và đã chi rõ giá trị DN được
cấu thành bởi hai yếu tố: hữu hình và vô hình
+ Phương pháp tính GW cho phép các chuyên gia có thể định giá thông qua việc bù trừ
các sai sót có thể xảy ra khi đánh giá lại giá trị tài sản thuần của doanh nghiệp, vì nếu giá
trị tài sản (ANC, At) được đánh giá cao lên sẽ làm giảm giá trị của GW và ngược lại
+ Tạo cơ sở để phân tích mức độ tác động của yếu tố rủi ro kinh doanh và rủi ro lãi suất
đến giá trị doanh nghiệp
4


Định giá Tài sản Nhóm 9
+ Có tính đến cả lợi ích của người mua và người bán, bởi lẽ công thức cho thấy người
mua doanh nghiệp là nhằm thu được khoản lợi nhuận cao hơn mức bình thường chứ
không chỉ đơn thuần là mua tài sản hiện hành
+ Nếu các dữ liệu, thông tin đạt được độ tin cậy cần thiết thì phương pháp này luôn mang
lại sự tin tưởng vững chắc hơn so với các phương pháp khác
 Hạn chế:
+ Do tác động của các yếu tố bên ngoài như quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân, quy luật
cạnh tranh nên doanh nghiệp khó có thể duy trì lợi thế so sánh để có lợi nhuận siêu
ngạch, nên khó có thể dự báo thời hạn và thiếu căn cứ để xây dựng giả thuyết về lợi
nhuận trong tương lai
+ Là sự kết hợp giữa phương pháp định giá tài sản thuần với hiện tại hóa lợi nhuận, nên
không thể tránh khỏi hạn chế của 2 phương pháp này, chẳng hạn sẽ gặp khó khăn khi
định giá tài sản đặc biệt, không có giá bán trên thị trường
+ GW có biên độ dao động rất lớn trước những thay đổi nhỏ của I, nếu sử dụng r không
hợp lý sẽ đưa đến những kết luận sai lầm về giá trị DN
+ Không cung cấp những cơ sở dữ liệu cần thiết để nhà đầu tư đánh giá triển vọng của
DN trong tương lai. Do đó, những tham số lựa chọn còn mang nhiều tính chủ quan.

5



Định giá Tài sản Nhóm 9
PHẦN 2 - VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP GOODWILL ĐỂ ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN
CÔNG TY CỔ PHẦN ACECOOK
2.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần Acecook
Đầu thập kỷ 90 (15/12/1993) tập đoàn Acecook – một trong những công ty mì ăn
liền lớn tại Nhật Bản đã mang theo những công nghệ sản xuất tiên tiến từ đất nước “mẹ
đẻ” của mì ăn liền đến Việt Nam và tạo dựng nên thương hiệu Vina Acecook. Sau hơn 20
năm hình thành và phát triển, bằng những nỗ lực phát triển tại một quốc gia đông dân và
khó tính trong tiếp nhận những sản phẩm mới lạ của ngành ẩm thực như Việt Nam, Vina
Acecook giờ đây đã được biết đến là một thương hiệu dẫn đầu ngành hàng mì ăn liền
chiếm hơn 50% thị phần và mức độ bao phủ gần 100% thị trường với những sản phẩm
thơm ngon, chất lượng, phong phú hương vị, đa dạng hình thức. Bỏ vào giỏ hàng gần ba
mươi nhãn hiệu sản phẩm ăn liền mang những hương vị khác nhau, Vina Acecook đã xây
dựng nên cho mình những bản sắc riêng để tạo ấn tượng trong lòng người tiêu dùng.
Sở hữu 60% thị phần mì ăn liền trong nước; hệ thống cơ sở vật chất vững mạnh với
10 nhà máy trải dài từ Bắc chí Nam; 4 chi nhánh kinh doanh tại Tp. Hồ Chí Minh, Hưng
Yên, Đà Nẵng, Vĩnh Long; hơn 300 đại lý phân phối và hơn 5.000 cán bộ công nhân viên
tâm huyết luôn nỗ lực làm việc để mang đến cho người tiêu dùng các sản phẩm đa dạng,
hương vị thơm ngon, chất lượng cao, an toàn đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong
nước và xuất khẩu.Với mục tiêu trở thành tập đoàn thực phẩm hàng đầu không chỉ ở Việt
Nam mà còn vươn xa ra thế giới, Acecook Việt Nam cam kết trong tương lai sẽ tiếp tục
nghiên cứu và đưa ra thị trường những sản phẩm đa dạng với chất lượng cao hơn, ngon
hơn, tạo ra một nét văn hóa ẩm thực phong phú đáp ứng nhu cầu ẩm thực ngày càng cao
của khách hàng và góp phần phát triển ngành thực phẩm tại Việt Nam.
 Thông điệp mà nhãn hàng muốn gửi gắm, mục tiêu phấn đấu
 Mang lại sự hài lòng, niềm vui và sự an tâm cho người tiêu dùng thông qua những
sản phẩm tiện lợi, chất lượng thơm ngon, an toàn thực phẩm trên nền tảng “Công
nghệ Nhật Bản, Hương vị Việt Nam”.

 Chú trọng xây dựng nguồn nhân lực bền vững bằng cách tạo môi trường làm việc
thuận lợi, phúc lợi tốt để người lao động an tâm làm việc và cống hiến lâu dài.
 Cam kết tuân thủ luật pháp, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và thân thiện
môi trường.
 Tích cực hoạt động nâng cao chất lượng cuộc sống, đem đến nhiều niềm vui, nụ
cười cho mọi người và góp phần phát triển xã hội.

6


Định giá Tài sản Nhóm 9
 Các sản phẩm nổi tiếng trên thị trường
Mì Hảo Hảo, miến Phú Hương, mì/phở/bún ly, phở Đệ Nhất, mì Morden,.. được sản
xuất từ nguyên liệu chọn lọc kĩ lưỡng 100% trước khi đưa vào nhà máy sản xuất cùng với
dây chuyền hiện đại, đảm bảo chất lượng cao nhất tới tay người tiêu dùng. Mỗi sản phẩm
được tạo ra là mỗi tinh hoa, hơn hai mươi dòng sản phẩm đồng nghĩa với hơn hai mươi
tinh hoa ẩm thực, chất lượng thơm ngon, hấp dẫn mà Vina Acecook muốn mang đến để
làm phong phú thực đơn của người tiêu dùng Việt Nam.
 Danh hiệu và giải thưởng đã đạt được
 Hàng Việt Nam chất lượng cao
 Doanh nghiệp tiêu biểu
 Doanh nghiệp xuất sắc toàn quốc
 Rồng Vàng
 Huân chương lao động hạng Nhất,…
2.2. Định giá giá trị công ty cổ phần Acecook theo phương pháp Goodwill
Trích số liệu trên bảng cân đối kế toán của công ty Acecook ngày 31/12/2016:
Tài sản
A.Tài sản ngắn
hạn
1. Tiền mặt

2. Các khoản phải
thu
3. Hàng tồn kho
B. Tài sản cố định
và đầu tư dài hạn
1. Giá trị còn lại
của tài sản cố định
hữu hình
2. Đầu tư tài chính
dài hạn
Tổng tài sản

Đơn vị tính: 1.000.000.000 đồng
Nguồn vốn
Số tiền

Số tiền
4700

A. Nợ phải trả

3600

1000

1. Nợ ngắn hạn
2. Các khoản phải
trả khác
3. Nợ dài hạn
B. Vốn chủ sở

hữu

1000

1200
2500
3850

1. Vốn đầu tư của
chủ sở hữu

3700

2. Nguồn kinh phí
và quỹ khác
Tổng nguồn vốn

150
8550

1800
800
4950
3200
1750
8550

Tại thời điểm 31/12/2016, tiến hành ước tính giá trị thị trường của các loại tài sản
của công ty Acecook và có các thông tin:
1. Một số khoản phải thu không có khả năng đòi được là 200 triệu đồng


7


Định giá Tài sản Nhóm 9
2. Một nhà cung ứng bị giải thể phải trả lại một số tiền cho Acecook là 200 triệu
đồng
3. Lợi nhuận thuần được điều chỉnh lại và tính theo phương pháp bình quân số học
giản đơn của 3 năm gần nhất là 3000 tỷ đồng. Lợi nhuận thuần ước tính có thể
tăng 10% mỗi năm, trong vòng 4 năm tới
4. Tỷ lệ phân chia lợi tức cổ phần ổn định ở mức 30% lợi nhuận thuần. Như vậy, ước
tính giá trị tài sản thuần có thể tăng hàng năm theo tỷ lệ lợi nhuận thuần để tái đầu
tư. Tức là tăng 10% x (1 - 30%) = 7%
5. Tỷ suất lợi nhuận trung bình của các doanh nghiệp có điều kiện sản xuất kinh
doanh tương tự bằng chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu là 12%
6. Lãi suất trái phiếu Chính phủ là 10%, tỷ lệ rủi ro trung bình trên thị trường chứng
khoán là 3%. Từ đó tỷ suất hiện tại hóa ước tính: 10% + 3% = 13%

 Nguyên giá và khấu hao lũy kế của từng nhóm tài sản cố định tính đến ngày
31/12/2016 (Đơn vị tính: 1.000.000.000 đồng)
Nhóm tài sản cố định
1.Nhà cửa, vật kiến
trúc
2.Máy móc, thiết bị
3.Phương tiện vận tải
4.Dụng cụ quản lý
5.Tài sản cố định khác
Tổng cộng

Nguyên giá


Khấu hao lũy kế

3690
2215
1100
896
503
8404

1610
910
505
411
156
3592

 Hệ số đánh giá lại của tài sản cố định:
Nhóm tài sản cố định
1.Nhà cửa, vật kiến
trúc
2.Máy móc, thiết bị
3.Phương tiện vận tải
4.Dụng cụ quản lý
5.Tài sản cố định khác

Hệ số đánh giá lại
0.9
0.8
0.7

0.7
0.7

 Hệ số đánh giá lại hàng tồn kho 0.9
 Các Tài sản khác và các khoản nợ không thay đổi.

8


Định giá Tài sản Nhóm 9
 Thực tế đánh giá lại tài sản của công ty định giá ngày 31/12/2016:
Nhóm tài sản cố định

Nguyên giá

1.Nhà cửa vật kiến trúc
2.Máy móc thiết bị
3.Phương tiện vận tại
4.Dụng cụ quản lý
5.Tài sản cố định khác
Tổng cộng

3690
2215
1100
896
503
8404

Khấu hao

lũy kế

1610
910
505
411
156
3592

Giá trị còn
lại TSCĐ
theo sổ sách
kế toán
2080
1305
595
485
347
4812

Giá trị còn
lại TSCĐ
theo đánh
giá
3321
1772
770
627.2
352.1
6842.3


 Thực tế so với Nguyên giá: 6842.3 – 4812 = 2030.3
Hệ số giá trị còn lại với hàng tồn kho là 0,9: 2500 – (2500 x 0.9) = 250
 Giá trị tài sản thuần (ANC) = 8550 + 0.2 – 0.2 + 2030.3 – 250 = 10330.3
Với các giả định trên, lợi thế kinh doanh dựa theo quan điểm của Anglo-Saxons
được tính thông qua bảng sau:
Bảng 1: Lợi thế kinh doanh trong giá trị doanh nghiệp

Chỉ tiêu
1. Giá trị tài sản
thuần: tăng 7%/
năm
2. Lợi nhuận
thuần: tăng 10%
3. Lợi nhuận
bình thường của
tài sản: (1)*12%
4. Lợi nhuận siêu
ngạch: (2) – (3)
5. Thừa số chiết
khấu 1/( 1+13%)t
6. Giá trị hiện tại
của lợi nhuận

Đơn vị tính: 1.000.000.000 đồng
Năm
2
3
4


0

1

4950

5296.5

5667.255

6063.963

6488.44

3000

3300

3630

3993

4392.3

635.58

680.07

727.67


718.61

2664.42

2949.93

3265.33

3673.69

0.7831

0.6931

0.6133

0.5428

2086.507

2044.596

2002.627

1994.079

9


Định giá Tài sản Nhóm 9

siêu ngạch
(4)*(5)
Dựa trên cơ sở kết quả ở bảng trên, có thể xác định:
 GW = 2086.507 + 2044.596 + 2002.627 + 1994.079
= 8127.809 tỷ đồng
 Giá trị công ty cổ phần Acecook = 10330.3 + 8127.809 = 18458.109 tỷ đồng

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 PGS.TS Lê Thị Kim Nhung & TS Vũ Xuân Dũng (2017), Giáo trình Định
giá tài sản, Nhà xuất bản Hà Nội.
 Slide Định giá tài sản

10



×