Tải bản đầy đủ (.pdf) (197 trang)

Tính dễ bị tổn thương và kết quả sinh kế trong bối cảnh xâm nhập mặn vùng đồng bằng sông cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.63 MB, 197 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------

!

"#

$

%

& '

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH QUẢN TRỊ NHÂN LỰC

HÀ NỘI – 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------

!

"#

$

%



& '

Chuyên ngành: Kinh tế lao động
Mã số: 9340404

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Hoàng Ngân

HÀ NỘI – 2020


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi đã đọc và hiểu về hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam
kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm
yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2020

Nghiên cứu sinh

Hoàng Thị Huệ



ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và làm việc tại trường Đại học Kinh tế
Quốc dân, tác giả đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, động viên từ phía các thầy cô,
gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Hoàn thành luận án tiến sỹ là dịp để tác giả bày tỏ sự
kính trọng và tri ân của mình.
Trước tiên, xin bày tỏ sự biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới người thầy,
người lãnh đạo, đồng nghiệp, người hướng dẫn khoa học - PGS.TS. Vũ Hoàng Ngân,
Khoa Kinh tế và Quản lý Nguồn nhân lực, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Người
đã luôn tin tưởng, hỗ trợ và đồng hành cùng tác giả trong suốt quá trình làm việc, học
tập và thực hiện luận án.
Xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học trong và ngoài trường đã tạo cơ hội
cho tác giả được trao đổi một cách cởi mở về vấn đề nghiên cứu. Cảm ơn Ban Giám
hiệu trường Đại học Kinh tế Quốc dân, các Thầy/cô giáo Khoa Kinh tế và Quản lý
Nguồn nhân lực, Lãnh đạo và các chuyên viên của Viện Đào tạo Sau đại học, Viện
Quản lý Châu Á Thái Bình Dương (nay là Viện Phát triển Bền vững) đã hỗ trợ tác giả
có được môi trường học tập và nghiên cứu chuyên sâu. Cảm ơn Lãnh đạo và các
chuyên viên Trung tâm Thông tin, Phân tích và Dự báo Chiến lược, Viện Khoa học
Lao động và Xã hội đã hỗ trợ tác giả trong việc thu thập và xử lý dữ liệu.
Xin chân thành cảm ơn các nghiên cứu sinh, bạn bè, sinh viên đã luôn đồng
hành, động viên và hỗ trợ tác giả những lúc khó khăn, bế tắc tưởng như phải dừng lại.
Cuối cùng, xin được gửi lời tri ân sâu sắc đến những người thân yêu trong gia
đình đã luôn kề cận, động viên, hỗ trợ tác giả cả về vật chất và tinh thần, là điểm tựa
và động lực của tác giả trong cuộc sống, trong công việc và cả trên con đường nghiên
cứu khoa học.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2020

Nghiên cứu sinh

Hoàng Thị Huệ


iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................... ix
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .............................................................. 7
1.1 Tổng quan nghiên cứu về sinh kế ...................................................................... 7
1.1.1. Cách tiếp cận của UNDP ............................................................................... 7
1.1.2. Cách tiếp cận của CARE ............................................................................... 9
1.1.3. Cách tiếp cận của DFID .............................................................................. 10
1.2 Tổng quan nghiên cứu về tính dễ bị tổn thương trong bối cảnh biến đổi khí
hậu ............................................................................................................................. 11
1.2.1 Cách tiếp cận tính dễ bị tổn thương.............................................................. 11
1.2.2 Các thành phần chính của dễ bị tổn thương ................................................. 13
1.2.3 Phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương ............................................... 14
1.2.4 Các khung phân tích tính dễ bị tổn thương .................................................. 17
1.3 Tổng quan nghiên cứu phương pháp chỉ số để đo lường tính dễ bị tổn

thương sinh kế trong bối cảnh biến đổi khí hậu ................................................... 25
1.4 Tổng quan tác động của các thành phần dễ bị tổn thương đến kết quả sinh
kế trong bối cảnh xâm nhập mặn........................................................................... 27
1.4.1 Tổng quan tác động của mức độ phơi lộ đến kết quả sinh kế ...................... 28
1.4.2 Tổng quan tác động của mức độ nhạy cảm đến kết quả sinh kế .................. 30
1.4.3 Tổng quan tác động của năng lực thích ứng đến kết quả sinh kế................. 33
1.4.4 Tổng quan vai trò điều tiết của năng lực thích ứng ...................................... 34
1.5 Khoảng trống nghiên cứu ................................................................................. 35
1.6 Tóm tắt chương 1............................................................................................... 36
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................ 38
2.1 Sinh kế và khung sinh kế bền vững ................................................................ 38
2.1.1 Sinh kế và sinh kế bền vững ......................................................................... 38
2.1.2 Khung sinh kế bền vững của DFID (2001) ................................................. 39
2.2 Tính dễ bị tổn thương của sinh kế trong bối cảnh xâm nhập mặn ............... 40


iv
2.2.1 Tính dễ bị tổn thương ................................................................................... 40
2.2.2 Tính dễ bị tổn thương của sinh kế ................................................................ 41
2.2.3 Đo lường dễ bị tổn thương của sinh kế trong bối cảnh xâm nhập mặn ....... 43
2.3 Kết quả sinh kế hộ gia đình .............................................................................. 52
2.3.1 Khái niệm ..................................................................................................... 53
2.3.2 Đo lường ....................................................................................................... 54
2.4 Ảnh hưởng của các thành phần dễ bị tổn thương đến kết quả sinh kế hộ gia
đình ........................................................................................................................... 54
2.4.1 Ảnh hưởng của mức độ phơi lộ đến kết quả sinh kế hộ gia đình ................. 54
2.4.2 Ảnh hưởng của mức độ nhạy cảm đến kết quả sinh kế hộ gia đình ............. 55
2.4.3 Ảnh hưởng của năng lực thích ứng đến kết quả sinh kế hộ gia đình ........... 57
2.5 Vai trò điều tiết của năng lực thích ứng trong việc giảm thiểu tác động của
xâm nhập mặn đến kết quả sinh kế hộ gia đình ................................................... 60

2.6 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu.................................................................... 63
2.7 Tóm tắt chương 2............................................................................................... 65
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 67
3.1 Phương pháp tiếp cận ....................................................................................... 67
3.2 Phương pháp thu thập dữ liệu ......................................................................... 70
3.2.1 Dữ liệu mặn .................................................................................................. 70
3.2.2 Dữ liệu hộ gia đình ....................................................................................... 70
3.2.3 Các dữ liệu khác ........................................................................................... 72
3.2.4 Tổng thể và mẫu nghiên cứu ........................................................................ 72
3.3 Phương pháp xử lý dữ liệu................................................................................ 77
3.3.1 Phương pháp tính toán chỉ số dễ bị tổn thương sinh kế ............................... 77
3.3.2 Phương pháp ước lượng mô hình hồi quy .................................................... 82
3.4 Tóm tắt chương 3............................................................................................... 85
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 87
4.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu .................................................................... 87
4.1.1 Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 87
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................. 88
4.1.3 Đặc điểm xâm nhập mặn .............................................................................. 89
4.2 Kết quả đo lường mức độ dễ bị tổn thương sinh kế trong bối cảnh xâm
nhập vùng đồng bằng Sông Cửu Long .................................................................. 97
4.2.1 Theo địa bàn ................................................................................................. 97
4.2.2 Theo đặc điểm hộ ....................................................................................... 102
4.2.3 Theo các thành phần cấu thành nên mức độ dễ bị tổn thương ................... 107


v
4.3 Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu ..................................................... 108
4.3.1 Ảnh hưởng của dễ bị tổn thương đến kết quả sinh kế ................................ 108
4.3.2 Vai trò điều tiết của năng lực thích ứng ..................................................... 115
4.4 Tóm tắt chương 4............................................................................................. 120

CHƯƠNG 5: LUẬN BÀN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ KHUYẾN
NGHỊ........................................................................................................................... 123
5.1 Luận bàn kết quả nghiên cứu ......................................................................... 123
5.2 Một số khuyến nghị ......................................................................................... 129
5.2.1 Một số khuyến nghị đối với Chính phủ và Chính quyền địa phương ........ 130
5.2.2 Một số khuyến nghị đối với người dân ...................................................... 135
5.3 Một số hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................ 135
5.4 Tóm tắt chương 5............................................................................................. 136
PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................................... 138
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ............................................... 139
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 140
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 164


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT

TIẾNG ANH

TIẾNG VIỆT

A

Adaptation

Năng lực thích ứng

CARE


Cooperative for American
Remittances to Europe

Tổ chức Nhân đạo và Hỗ
trợ Phát triển Quốc tế

CMKT
CVI

Chuyên môn kỹ thuật
Coastal Vulnerability Index

Chỉ số dễ bị tổn thương khu
vực ven biển
Đồng bằng Sông Cửu long

ĐBSCL
DFID

Department for International
Development

Bộ Phát triển Quốc tế của
Anh

E

Exposure


Mức độ phơi lộ

FEM

Fixed Effects Model

Mô hình tác động cố định

GSO

General Statistics Office

Tổng cục Thống kê

HDI

Human Development Index

Chỉ số Phát triển con người

IPCC

Intergovernmental Panel on
Climate Change

Ủy ban Liên Chính phủ về
Biến đổi Khí hậu

KSMS
LVI

OLS

Khảo sát mức sống
Livelihood Vulnerability Index
Ordinary Least Square

Chỉ số dễ bị tổn thương
sinh kế
Phương pháp bình phương
bé nhất

REM

Random Effects Model

Mô hình tác động ngẫu
nhiên

S

Sensitivity

Mức độ nhạy cảm

SVI

Socio – economic Vulnerability
Index

Chỉ số dễ bị tổn thương

kinh tế xã hội

UNDP

United Nations Development
Programme

Chương trình Phát triển

VHLSS

Vietnam Household Living
Standard Survey

Bộ dữ liệu Điều tra mức
sống hộ gia đình

Liên Hợp Quốc


vii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Phân nhóm hợp phần chính của LVI theo yếu tố ảnh hưởng của IPCC ....... 44
Bảng 3.1: Các chỉ số được sử dụng trong nghiên cứu ................................................... 67
Bảng 3.2: Cơ cấu mẫu thu nhập – chi tiêu trong VHLSS ............................................. 71
Bảng 3.3: Tổng số hộ dân một số tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long tính đến 01/04/2019....... 72
Bảng 3.4: Cơ cấu mẫu nghiên cứu giai đoạn 2014-2018 theo địa bàn .......................... 74
Bảng 3.5: Cơ cấu mẫu nghiên cứu giai đoạn 2014-2018 theo trình độ chuyên môn kỹ

thuật, giới tính, dân tộc của chủ hộ................................................................................ 75
Bảng 3.6: Cơ cấu mẫu nghiên cứu giai đoạn 2014-2018 theo tiểu vùng và độ mặn..... 76
Bảng 3.7: Bảng sắp xếp dữ liệu chỉ số thành phần theo hộ gia đình ............................. 78
Bảng 3.8: Hồi quy mô hình theo FEM, REM và Kiểm định Hausman ........................ 84
Bảng 4.1: Lực lượng lao động năm 2018 vùng Đồng bằng sông Cửu Long ................ 88
Bảng 4.2: Tỷ suất di dân thuần túy giai đoạn 2007-2016.............................................. 89
Bảng 4.3: Độ mặn lớn nhất (g/l) ở một số trạm vùng hai sông Vàm Cỏ giai đoạn 19972018 ............................................................................................................................... 90
Bảng 4.4: Độ mặn lớn nhất (g/l) ở một số trạm vùng cửa sông Cửu Long giai đoạn
1997- 2018 ..................................................................................................................... 93
Bảng 4.5: Độ mặn lớn nhất (g/l) ở một số trạm vùng Ven biển Tây giai đoạn 19972018 ............................................................................................................................... 96
Bảng 4.6: Mức độ dễ bị tổn thương sinh kế theo địa bàn và độ mặn .......................... 100
Bảng 4.7: Sự khác biệt về mức độ dễ bị tổn thương sinh kế theo tiểu vùng ............... 101
Bảng 4.8: Mức độ dễ bị tổn thương sinh kế theo nhóm thu nhập và nguồn thu nhập
chính ............................................................................................................................ 103
Bảng 4.9: Sự khác biệt về mức độ dễ bị tổn thương sinh kế theo nhóm thu nhập ...... 104
Bảng 4.10: Mức độ dễ bị tổn thương sinh kế theo trình độ chuyên môn kỹ thuật, giới
tính, dân tộc của chủ hộ ............................................................................................... 106


viii
Bảng 4.11: Sự khác biệt về mức độ dễ bị tổn thương sinh kế theo trình độ chuyên môn
kỹ thuật, giới tính, dân tộc của chủ hộ......................................................................... 107
Bảng 4.12: Các thành phần cấu thành nên mức độ dễ bị tổn thương sinh kế vùng
ĐBSCL ........................................................................................................................ 108
Bảng 4.13: Ảnh hưởng riêng lẻ của các thành phần dễ bị tổn thương đến kết quả sinh
kế trong bối cảnh xâm nhập mặn vùng ĐBSCL .......................................................... 109
Bảng 4.14: Ảnh hưởng tổng thể của các thành phần dễ bị tổn thưởng đến kết quả sinh
kế trong bối cảnh xâm nhập mặn vùng ĐBSCL .......................................................... 113
Bảng 4.15: Mô hình hồi quy ảnh hưởng cố định của xã về thu nhập bình quân đầu
người để xem xét vai trò điều tiết tổng thể của năng lực thích ứng ............................ 116

Bảng 4.16: Kết luận các giả thuyết nghiên cứu ........................................................... 119


ix

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Mô hình tiếp cận sinh kế bền vững của UNDP ............................................... 8
Hình 1.2: Mô hình sinh kế bền vững theo cách tiếp cận của CARE ............................. 10
Hình 1.3: Mối quan hệ của các yếu tố trong mô hình VRIP ......................................... 16
Hình 1.4: Khung mô hình cấu trúc kép ......................................................................... 18
Hình 1.5: Mô hình rủi ro tai biến ................................................................................... 19
Hình 1.6: Mô hình Áp lực và nới lỏng – PAR .............................................................. 20
Hình 1.7: Mô hình giảm rủi ro tai biến của UNISDR ................................................... 21
Hình 1.8: Mô hình BBC ................................................................................................ 22
Hình 1.9: Mô hình phân tích khả năng tổn thương của Turner và cộng sự................... 23
Hình 2.1: Khung sinh kế bền vững của DFID (2001) ................................................... 39
Hình 2.2: Sự mở rộng khái niệm tính dễ bị tổn thương ................................................ 41
Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu....................................................................................... 63
Hình 3.1: Sơ đồ tính toán chỉ số dễ bị tổn thương sinh kế ............................................ 77
Hình 3.2: Quy trình xác định và tính toán chỉ số dễ bị tổn thương sinh kế .................. 82
Hình 4.1: Vị trí địa lý khu vực đồng bằng sông Cửu Long ........................................... 87
Hình 4.2: Bản đồ xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long ............................. 99


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay sinh kế bền vững đã và đang là mối quan tâm hàng đầu của các nhà
nghiên cứu cũng như hoạch định chính sách phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Mục tiêu cao nhất của quá trình phát triển đối với các quốc gia là cải thiện sinh kế và
nâng cao phúc lợi xã hội cho cộng đồng dân cư, đồng thời phải luôn đặt nó trong mối
quan hệ với phát triển bền vững. Một sinh kế được xem là bền vững khi nó phát huy được
tiềm năng con người để từ đó thực hiện sản xuất và duy trì phương tiện kiếm sống của họ.
Ngược lại, nếu sinh kế không thể tham gia vào việc đối phó (điều chỉnh tạm thời) hoặc
thích nghi (thay đổi dài hạn) với một thay đổi thì nó được coi là dễ bị tổn thương
(Scoones, 1998).
Xây dựng chỉ số dễ bị tổn thương sinh kế được cho là cần thiết để phân loại mức
độ dễ bị tổn thương cho mỗi quốc gia, khu vực và cộng đồng. Các chỉ số này đóng vai
trò là cơ sở cho các nỗ lực can thiệp trực tiếp đến các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề
nhất (Alam, 2017; Bhuiyan và cộng sự, 2017; Jacobson và cộng sự, 2018). Khẳng định
lại điều này, Perch (2011) cho thấy các chính sách thích ứng (như kế hoạch hành động
thích ứng quốc gia) được xây dựng mà không xem xét sinh kế của các nhóm dễ bị tổn
thương thì khó có thể thành công. Do vậy, đã có nhiều phương pháp đánh giá tính dễ
bị tổn thương của sinh kế. Trong đó, phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững cho phép
đánh giá ảnh hưởng của những yếu tố khác nhau đến sinh kế của con người, đặc biệt là
những yếu tố gây khó khăn hay tạo ra cơ hội trong sinh kế (Alam và cộng sự, 2017;
Antwi-Agyei và cộng sự, 2014; Orencio và Fujii, 2013). Tuy nhiên, phương pháp này
còn hạn chế trong việc giải quyết các vấn đề nhạy cảm với biến đổi khí hậu. Do vậy,
phương pháp đánh giá chỉ số dễ bị tổn thương sinh kế (LVI – Livelihood Vulnerability
Index) được đề xuất bởi Hahn và cộng sự (2009) ra đời đã cho phép các nhà nghiên
cứu giải quyết vấn đề nêu trên. Cách tiếp cận này kết hợp khung sinh kế bền vững để
giải thích tính dễ bị tổn thương sinh kế đối với biến đổi khí hậu bằng cách xác định
mức độ phơi lộ, mức độ nhạy cảm và năng lực thích ứng của các hộ gia đình bị ảnh
hưởng (Simane và cộng sự, 2016; Zhang và cộng sự, 2019). Do đó, LVI phát triển bởi
Hahn và cộng sự (2009) hoặc được sửa đổi đã được nhiều học giả sử dụng để đánh giá
tính dễ bị tổn thương sinh kế (Sarker và cộng sự, 2019; Zhang và cộng sự, 2019; Peng
và cộng sự, 2019; Tjoe, 2016; Adu và cộng sự, 2018; Hương và cộng sự, 2019). Tuy
nhiên, hầu hết các nghiên cứu áp dụng LVI đều sử dụng phương pháp trọng số cân
bằng, phương pháp này bị chỉ trích vì các trọng số giống nhau được áp dụng cho các



2
thành phần khác nhau của LVI (Beccari, 2016; Miller và cộng sự, 2013; Abeje và cộng
sự, 2019). Do vậy, cần thiết phải phát triển một phương pháp tính toán LVI phù hợp
hơn để đưa ra kết quả thuyết phục hơn.
Việc xây dựng LVI để phân loại mức độ dễ bị tổn thương cho mỗi quốc gia, khu
vực và cộng đồng là việc làm quan trọng, tuy nhiên các nghiên cứu hầu như chỉ dừng
lại ở việc tính toán LVI mà chưa chú trọng xem xét vai trò tổng thể của các thành phần
dễ bị tổn thương ảnh hưởng như thế nào đến kết quả sinh kế. Nếu chỉ dừng lại ở việc
tính toán LVI thì chưa đủ, cần phải đưa ra bức tranh tổng thể hơn về ảnh hưởng của
các thành phần dễ bị tổn thương (mức độ phơi lộ, mức độ nhạy cảm và năng lực thích
ứng) đến kết quả sinh kế, đồng thời tìm hiểu các yếu tố làm giảm tác động tiêu cực của
bối cảnh tổn thương đến kết quả sinh kế để đưa ra các chính sách thích ứng/ứng phó
hiệu quả. Một số tác giả trong và ngoài nước đã tìm hiểu tác động của một trong các
thành phần LVI đến kết quả sinh kế và hầu hết kết quả đều cho thấy mức độ phơi lộ có
ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả sinh kế hộ gia đình (Deryugina và cộng sự, 2018; Baez
và cộng sự, 2016; Kirsch và cộng sự, 2012; Bui và cộng sự, 2014...). Tuy nhiên, các
nghiên cứu cũng khẳng định, một hệ thống càng nhạy cảm trước thảm họa thì càng dễ
bị tổn thương, nhưng nếu có năng lực thích ứng tốt hơn thì cũng có xu hướng ít bị tổn
thương (Smit và Wandel, 2006). Tương tự ở cấp hộ gia đình, các hộ có năng lực thích
ứng tốt hơn có thể chịu thiệt hại ít hơn so với những hộ gia đình có năng lực thích ứng
thấp (Arouri và cộng sự, 2015). Như vậy, có thể nhận thấy vai trò quan trọng của năng
lực thích ứng trong việc giảm tác động tiêu cực từ các bối cảnh tổn thương đến kết quả
sinh kế hộ gia đình. Tuy nhiên việc xem xét vai trò điều tiết của năng lực thích ứng
vẫn còn một số khoảng trống chưa được quan tâm, cụ thể: (1) các nghiên cứu về năng
lực thích ứng có xu hướng tập trung vào nghiên cứu xuyên quốc gia và ở góc độ vĩ mô,
chưa tiếp cận nhiều ở góc độ vi mô như cấp hộ gia đình (Briguglio và cộng sự, 2009);
(2) nghiên cứu thường tập trung vào các vấn đề đơn lẻ của năng lực thích ứng như tài
sản lưu động, chuyển giao công nghệ (Wainwright và Newman, 2011) hoặc đặc điểm

của hộ, đặc điểm xã (Arouri và cộng sự, 2015; Nguyễn Thị Mai và Hạ Thị Thiều Dao,
2020) chưa đi sâu vào tổng thể các thành phần của năng lực thích ứng. Do vậy, rất cần
những đóng góp sâu hơn để cung cấp một bức tranh rõ ràng về tác động của tổng thể
các thành phần dễ bị tổn thương đến kết quả sinh kế đồng thời xem xét vai trò điều tiết
của năng lực trong bối cảnh đó.
Sự cần thiết của đề tài không chỉ xuất phát từ khoảng trống tri thức mà còn xuất
phát từ nhu cầu thực tiễn. Nhận thấy, biến đổi khí hậu đã tác động xấu đến nền kinh tế
thế giới thông qua tần suất gia tăng của các sự kiện cực đoan như hạn hán, lũ lụt, bão,


3
nước biển dâng (Anik và cộng sự, 2018). Mặc dù nhiều quốc gia chịu ảnh hưởng của
biến đổi khí hậu toàn cầu, nhưng tác động lớn nhất sẽ xảy ra đối với các nước dựa vào
sản xuất nông nghiệp (Mendelsohn, 2008). Việt Nam, một nền kinh tế nông nghiệp dựa
trên lúa gạo sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu, đặc biệt vùng đồng bằng sông
Cửu Long (ĐBSCL) - cung cấp khoảng 50% sản lượng của cả nước sẽ dễ bị ảnh hưởng
bởi thiên tai đặc biệt là xâm nhập mặn (Vu và cộng sự, 2018). Trên thực tế, ĐBSCL
được xác nhận là một trong những khu vực trên thế giới dễ bị tổn thương nhất với biến
đổi khí hậu (Nguyen và cộng sự, 2019) và hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng xâm
nhập mặn là một trong những vấn đề lớn ở ĐBSCL, nó có xu hướng trở lên trầm trọng
hơn trong tương lai do mực nước biển dâng, lưu lượng từ thượng nguồn suy giảm (Trần
Quốc Đạt và cộng sự, 2012; Trần Hồng Thái và cộng sự, 2014). Điều này tạo nên nguy
cơ là sản lượng lúa của khu vực sẽ giảm đi ít nhất một nửa và Việt Nam có thể sẽ là
quốc gia không có lúa xuất khẩu (Trần Quốc Đạt và cộng sự, 2012). Mối đe doạ an ninh
lương thực, hiện tượng suy giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên, thu hẹp diện tích canh
tác dẫn đến sinh kế của người dân ngày càng bấp bênh… đó là những thách thức rất lớn
của ĐBSCL khi ứng phó với xâm nhập mặn để phát triển kinh tế - xã hội.
Hiện nay, đã có nhiều công trình, dự án nghiên cứu về sinh kế bền vững, đánh giá
mức độ dễ bị tổn thương vùng ĐBSCL (Bộ Khoa học và Công nghệ, 2016; Nguyễn
Thanh Bình, 2012; Trần Hồng Thái và cộng sự, 2014; ADB, 2011; Dinh và cộng sự,

2012; Birkmann và cộng sự, 2012; Miller, 2014; Trung và Thanh, 2013; Can và cộng
sự, 2013; Phung và cộng sự, 2016...). Tuy nhiên các nghiên cứu này chủ yếu tập trung
vào các kịch bản biến đổi khí hậu (thay đổi nhiệt độ, lượng mưa) nhưng không nêu rõ
sinh kế nào dễ bị tổn thương trong bối cảnh xâm nhập mặn. Hơn nữa, các nghiên cứu
này không cố gắng định lượng tác động của xâm nhập mặn đến sinh kế hộ gia đình cũng
như xem xét các yếu tố giúp giảm thiểu ảnh hưởng của xâm nhập mặn. Định lượng được
các tác động này sẽ cung cấp những hiểu biết quan trọng về việc chi bao nhiêu cho việc
giảm thiểu, đồng thời sẽ giúp định hướng việc tiến hành thích ứng ở đâu, khi nào và như
thế nào (Mendelsohn, 2008). Như vậy rất cần các nghiên cứu tiếp theo xem xét sinh kế
nào dễ bị tổn thương trong bối cảnh xâm nhập mặn cũng như các yếu tố làm giảm tác
động của xâm nhập mặn vùng ĐBSCL, từ đó đưa ra các chính sách phù hợp.
Do vậy, xuất phát từ khoảng trống tri thức và từ nhu cầu thực tiễn, tác giả nhận
thấy việc nghiên cứu “Tính dễ bị tổn thương và kết quả sinh kế trong bối cảnh xâm
nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long” là cần thiết và có ý nghĩa.
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu chung: Đánh giá mức độ dễ bị tổn thương sinh kế trong bối cảnh xâm


4
nhập mặn vùng ĐBSCL nhằm chỉ ra khu vực nào, đối tượng nào dễ bị tổn thương hơn.
Đồng thời đánh giá tác động của các thành phần dễ bị tổn thương sinh kế (mức độ phơi
lộ, mức độ nhạy cảm, năng lực thích ứng) đến kết quả sinh kế, xem xét vai trò điều tiết
của năng lực thích ứng trong việc giảm nhẹ ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến kết quả
sinh kế vùng ĐBSCL.
Mục tiêu cụ thể:
- Hoàn thiện mô hình lý thuyết về đánh giá tác động của các thành phần dễ bị tổn
thương sinh kế đến kết quả sinh kế trong bối cảnh xâm nhập mặn vùng ĐBSCL.
- Đo lường mức độ dễ bị tổn thương sinh kế trong bối cảnh xâm nhập mặn vùng
ĐBSCL theo địa phương và đặc điểm hộ dựa trên phân tích mức độ phơi lộ, mức độ

nhạy cảm và năng lực thích ứng bằng việc sử dụng trọng số bất cân bằng.
- Đánh giá tác động của các thành phần dễ bị tổn thương sinh kế đến kết quả sinh
kế trong bối cảnh xâm nhập mặn vùng ĐBSCL, xem xét vai trò điều tiết của năng lực
thích ứng trong việc giảm nhẹ ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến kết quả sinh kế vùng
ĐBSCL.
Câu hỏi nghiên cứu:
- Dễ bị tổn thương sinh kế trong bối cảnh xâm nhập mặn vùng ĐBSCL thường
xảy ra ở nhóm đối tượng nào? và mức độ dễ bị tổn thương sinh kế của các nhóm đối
tượng đó là bao nhiêu?
- Các thành phần dễ bị tổn thương sinh kế (mức độ phơi lộ, mức độ nhạy cảm,
năng lực thích ứng) ảnh hưởng như thế nào đến kết quả sinh kế vùng ĐBSCL?
- Năng lực thích ứng có vai trò như thế nào trong việc giảm nhẹ ảnh hưởng của
xâm nhập mặn đến kết quả sinh kế vùng ĐBSCL?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu tính dễ bị tổn thương sinh kế (bao gồm: mức độ phơi lộ, mức
độ nhạy cảm và năng lực thích ứng), kết quả sinh kế và ảnh hưởng của các thành phần
dễ bị tổn thương đến kết quả sinh kế của hộ gia đình trong bối cảnh xâm nhập mặn.
Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Theo Phụ lục 06 tại “Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 12 tháng
01 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch mạng lưới quan
trắc tài nguyên và môi trường quốc gia giai đoạn 2016 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030”.


5
Tính đến đầu năm 2016 toàn vùng ĐBSCL có 35 trạm đo mặn đặt trên 8 tỉnh, bao gồm:
Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
Do vậy, luận án sẽ tập trung nghiên cứu các hộ gia đình bị ảnh hưởng xâm nhập mặn tại
địa bàn 8 tỉnh nói trên, với giả định các hộ gia đình sống trên cùng một địa bàn chịu ảnh
hưởng của xâm nhập mặn là như nhau.

- Về thời gian: Tập trung xem xét mức độ dễ bị tổn thương sinh kế và đánh giá
tác động của các thành phần dễ bị tổn thương sinh kế đến kết quả sinh kế trong bối
cảnh xâm nhập mặn vùng ĐBSCL giai đoạn 2014-2018.
4. Những đóng góp mới của đề tài
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
Dựa trên khung sinh kế bền vững của DFID (2001) và Hahn và cộng sự (2009),
luận án đã làm rõ việc tính toán chỉ số dễ tổn thương sinh kế; ảnh hưởng của các thành
phần dễ bị tổn thương sinh kế đến kết quả sinh kế trong bối cảnh xâm nhập mặn vùng
ĐBSCL, cụ thể:
(1) Khẳng định việc tính toán chỉ số dễ tổn thương sinh kế dựa trên khung sinh
kế bền vững của DFID (2001) và Hahn và cộng sự (2009) nhưng áp dụng trọng số bất
cân bằng theo đề xuất của Iyengar và Sudarshan (1982) là hợp lý.
(2) Khẳng định ảnh hưởng của ba thành phần phần dễ bị tổn thương (mức độ
phơi lộ, mức độ nhạy cảm, năng lực thích ứng) đến kết quả sinh kế. Đồng thời phát
triển thêm vai trò điều tiết của năng lực thích ứng trong việc giảm nhẹ ảnh hưởng của
xâm nhập mặn đến kết quả sinh kế vùng ĐBSCL.
Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu
Kết quả luận án cho thấy, các tỉnh ven biển, hộ nghèo, hộ gia đình có nguồn thu
chính từ thủy sản, hộ gia đình có chủ hộ là nữ, không có trình độ chuyên môn kỹ thuật,
không phải dân tộc Kinh... thì mức độ dễ bị tổn thương cao hơn. Đồng thời, luận án đã
chỉ rõ ảnh hưởng tiêu cực của xâm nhập mặn và ảnh hưởng tích cực của các thành
phần trong năng lực thích ứng (Diện tích đất nông lâm nghiệp, diện tích gieo trồng lúa
bình quân đầu người; Tỷ lệ thành viên hộ có việc làm, chủ hộ có CMKT, chủ hộ tốt
nghiệp tiểu học trở lên; Số đồ dùng lâu bền, giá trị tài sản còn lại bình quân; Tiếp cận
tiết kiệm, số nguồn thu nhập; Khả năng tiếp cận dịch vụ thông tin…) đến kết quả sinh
kế vùng ĐBSCL. Luận án cũng cho thấy trong bối cảnh xâm nhập mặn vùng ĐBSCL
chỉ có 3 biến thành phần trong năng lực thích ứng (Tỷ lệ thành viên hộ có việc làm;
Loại ngôi nhà chính; Khả năng tiếp cận dịch vụ thông tin) có vai trò điều tiết đến mối
quan hệ của xâm nhập mặn và thu nhập bình quân hộ gia đình.
Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả đã đưa ra một số một số khuyến nghị đối

chính phủ, chính quyền địa phương và hộ gia đình nhằm hạn chế ảnh hưởng của xâm
nhập mặn đến kết quả sinh kế vùng ĐBSCL như: Dự báo “sớm” và “sát” tình hình


6
xâm nhập mặn; khai thác sử dụng hợp lý nguồn nước; quan tâm nhiều hơn đến những
nhóm hộ có nguy cơ dễ bị tổn thương sinh kế cao; lựa chọn cây trồng vật nuôi thích
hợp; tập trung vào chính sách giáo dục và đào tạo người lao động; tăng cường khả
năng tiếp cận tín dụng của hộ gia đình; đẩy mạnh các chính sách trợ cấp, phát triển thị
trường lao động, hỗ trợ tạo việc làm, tự tạo việc làm cho người lao động...
5. Bố cục của luận án
Ngoài Phần mở đầu, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận án có kết cấu 5 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Luận bàn kết quả nghiên cứu và một số khuyến nghị


7

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan nghiên cứu về sinh kế
Nhiều nhà nghiên cứu và học giả đã có những định nghĩa và cách tiếp cận khác
nhau đối với sinh kế, tiêu biểu nhất là sự ra đời của “sinh kế bền vững”. Sinh kế là bền
vững khi nó có thể đương đầu và hồi phục sau những cú sốc và căng thẳng, cũng như
duy trì và mở rộng được các khả năng, các tài sản và các hoạt động cả ở hiện tại và
trong tương lai, mà không làm suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên (Serrat, 2017).
Đa phần các thảo luận về sinh kế bền vững đều tập trung vào khu vực nông thôn,

nơi mà mọi người đều làm nông hoặc kiếm sống từ loại hình sản xuất tự chủ là chính.
Chambers và Conway (1992) đã đề xuất một định nghĩa tổng hợp về sinh kế nông thôn
bền vững, được áp dụng nhiều nhất ở cấp độ hộ gia đình, theo đó sinh kế bao gồm các
khả năng, tài sản và các hoạt động cần thiết cho phương tiện mưu sinh. Sinh kế bền
vững có thể đối phó và phục hồi sau các cú sốc và căng thẳng, duy trì hoặc nâng cao
khả năng, tài sản của mình, cũng như cung cấp cơ hội sinh kế bền vững cho thế hệ tiếp
theo; đóng góp lợi ích ròng cho sinh kế khác ở cấp độ trong nước và toàn cầu, trong cả
ngắn hạn và dài hạn. Các tác giả lập luận rằng, bất kỳ định nghĩa nào về tính bền vững
của sinh kế đều bao gồm khả năng tránh được các cú sốc và căng thẳng, hoặc có thể
chịu đựng/phục hồi sau những cú sốc và căng thẳng một cách thường xuyên.
Tiếp cận ở góc độ vĩ mô hoặc cấp độ toàn cầu, có ba cách tiếp cận về sinh kế bền
vững: (1) Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (United Nations Development
Programme – UNDP), (2) Tổ chức Nhân đạo và Hỗ trợ Phát triển Quốc tế
(Cooperative for American Remittances to Europe – CARE) và (3) Bộ phát triển Quốc
tế của Anh (Department for International Development – DFID).

1.1.1. Cách tiếp cận của UNDP
Việc thúc đẩy sinh kế bền vững là một phần nhiệm vụ Phát triển con người bền
vững của UNDP, đã được thông qua vào năm 1995. Về mặt khái niệm, sinh kế biểu thị
các phương tiện, các hoạt động, các quyền lợi và tài sản mà nhờ đó con người có thể
kiếm sống. Tài sản được định nghĩa bao gồm (i) tự nhiên: đất, nước, tài nguyên chung,
hệ thực vật và động vật; (ii) xã hội: cộng đồng, gia đình và mạng lưới xã hội, (iii)
chính trị: sự tham gia, trao quyền, (iv) nhân lực: giáo dục, lao động, sức khỏe, dinh
dưỡng; (v) vật chất: cầu đường, trạm y tế, chợ, trường học, (vi) kinh tế: việc làm, tiết
kiệm, tín dụng. Theo UNDP, sinh kế bền vững là: (1) Khả năng đương đầu và phục hồi


8
sau những cú sốc và căng thẳng thông qua các chiến lược thích nghi và ứng phó; (2)
Hiệu quả kinh tế; (3) Sinh thái lành mạnh, đảm bảo rằng các hoạt động sinh kế không

được làm suy thoái tài nguyên thiên nhiên trong một hệ sinh thái nhất định; (4) Công
bằng xã hội: điều này gợi ý rằng thúc đẩy các cơ hội sinh kế cho một nhóm sẽ không
làm triệt tiêu cơ hội của nhóm khác, hoặc thúc đẩy sinh kế hiện tại mà triệt tiêu sinh kế
trong tương lai.

Hình 1.1: Mô hình tiếp cận sinh kế bền vững của UNDP
Nguồn: Krantz (2001)
UNDP đã tiếp cận sinh kế bền vững dựa trên tài sản, nhấn mạnh vào việc thúc
đẩy quyền tiếp cận và sử dụng tài sản một cách bền vững. Do đó, nó nhấn mạnh đến sự
cần thiết của việc am hiểu các chiến lược ứng phó và thích ứng mà con người theo
đuổi. Trong đó, chiến lược ứng phó là những phản ứng ngắn hạn đối với một cú sốc cụ
thể (chẳng hạn như xâm nhập mặn); chiến lược thích ứng đòi hỏi sự thay đổi dài hạn
trong hành vi/phản ứng tạo ra bởi các cú sốc và căng thẳng. Cả hai chiến lược (ứng
phó và thích ứng) đều chịu tác động bởi tình trạng tài sản của người dân cũng như tác
động đến tài sản của họ (có thể làm tài sản của người dân bị cạn kiệt hoặc tái sinh).
UNDP đặc biệt tập trung vào tầm quan trọng của cải tiến công nghệ như một phương
tiện giúp mọi người thoát khỏi đói nghèo. Theo Krantz (2001), những điểm nhấn quan
trọng khác trong cách tiếp cận của UNDP là:


9
• Cần tập trung vào sức mạnh của mọi người, trái ngược với nhu cầu;
• Các vấn đề về chính sách (vi mô và vĩ mô) ảnh hưởng đến sinh kế của người
dân cần phải được xem xét và giải quyết thông qua các hành động cụ thể;
• Tính bền vững (khả năng đương đầu và phục hồi sau những cú sốc và căng
thẳng thông qua các chiến lược thích nghi và ứng phó; đánh giá và hỗ trợ; hiệu
quả kinh tế; sinh thái lành mạnh; Công bằng xã hội) cần phải liên tục được đánh
giá và hỗ trợ.

1.1.2. Cách tiếp cận của CARE

Tổ chức CARE tập trung vào chương trình giúp đỡ những nhóm người nghèo
nhất hoặc dễ bị tổn thương nhất thông qua các chương trình phát triển thường xuyên
hoặc thông qua công tác cứu trợ. Từ năm 1994, CARE đã sử dụng An ninh sinh kế hộ
gia đình (Household Livelihood Security – HLS) làm khung phân tích, thiết kế, giám
sát và đánh giá chương trình. Khái niệm về An ninh sinh kế hộ gia đình xuất phát từ
định nghĩa cơ bản về sinh kế được phát triển bởi Chambers và Conway (1992), bao
gồm ba thuộc tính cơ bản: (i) khả năng mà con người sở hữu như giáo dục, kỹ năng,
sức khỏe, định hướng tâm lý, (ii) khả năng tiếp cận tài sản hữu hình và vô hình, (iii)
các hoạt động kinh tế hiện có. Sự tương tác giữa ba thuộc tính trên sẽ xác định được
chiến lược sinh kế mà một hộ gia đình sẽ theo đuổi. CARE nhấn mạnh đặc biệt vào
việc tăng cường khả năng của người nghèo – cái cho phép họ thực hiện các sáng kiến
nhằm đảm bảo sinh kế của mình. Do đó, một khía cạnh cơ bản của phương pháp tiếp
cận sinh kế bền vững mà CARE chú trọng là trao quyền.
Không giống như UNDP, CARE tập trung tiếp cận sinh kế bền vững thông qua
chiến lược sinh kế hộ gia đình. Do đó, nó nhấn mạnh việc trao quyền như một khía
cạnh cơ bản của phương pháp này. Hai cấp độ trao quyền được phân biệt:
• Trao quyền cá nhân (Personal empowerment): trong đó đề cập đến việc nâng
cao sự tự tin và kỹ năng của mọi người (tức là vốn nhân lực của họ) để vượt qua
những hạn chế, chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế. Điều này có thể hình thành việc
hỗ trợ lẫn nhau giữa các nhóm lợi ích để bắt đầu các hoạt động tiết kiệm, cải
thiện các hoạt động tạo thu nhập hiện có hoặc để xác định và khởi động các
hoạt động mới có lợi hơn. Đồng thời, giải quyết các mối quan hệ về giới ở cả
cấp hộ gia đình và cộng đồng có thể là một phần thiết yếu của chiến lược.
• Trao quyền xã hội (Social empowerment): trong đó đề cập đến việc thành lập
và / hoặc củng cố tổ chức dựa trên cộng đồng để xây dựng năng lực cho các
thành viên cộng đồng nhằm lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động ưu tiên


10
phát triển xuất phát từ đánh giá nhu cầu có sự tham gia. Từ đó, cung cấp cho

cộng đồng các phương tiện để phát triển các nguyên tắc về đại diện và quản trị
dân chủ.

Hình 1.2: Mô hình sinh kế bền vững theo cách tiếp cận của CARE
Nguồn: Krantz (2001)
Trong cách tiếp cận của CARE, tài sản của người dân bao gồm: khả năng của các
thành viên trong gia đình; tài sản và tài nguyên mà họ có quyền tiếp cận và sử dụng;
quyền truy cập thông tin; quyền khẳng định với người thân, nhà nước hoặc các chủ thể
khác. Như vậy, các hoạt động sản xuất và tạo thu nhập chỉ là một phương tiện để cải
thiện sinh kế. Như vậy, để đánh giá những thay đổi đang diễn ra trong tình trạng an
ninh sinh kế của các hộ gia đình thì cần tập trung giám sát tình trạng tiêu dùng và mức
tài sản của các thành viên trong gia đình. Mục đích chính của những đánh giá này là để
hiểu bản chất của các chiến lược sinh kế hộ gia đình, mức độ an ninh sinh kế của họ,
và các hạn chế cũng như cơ hội đa dạng sinh kế.

1.1.3. Cách tiếp cận của DFID
Theo Carney và cộng sự (1999), một trong ba nhiệm vụ được thiết kế để đạt được
mục tiêu “xóa đói giảm nghèo” của DFID là cam kết về chính sách và hành động nhằm
thúc đẩy sinh kế bền vững. Khái niệm về sinh kế bền vững của DFID được kế thừa bởi


11
Viện nghiên cứu về phát triển (Institute for Development Studies) và sửa đổi từ định
nghĩa cơ bản của Chambers và Conway. Yếu tố trung tâm trong cách tiếp cận sinh kế
của DFID là khung sinh kế bền vững, một cấu trúc phân tích nhằm tạo điều kiện cho
sự hiểu biết rộng và có hệ thống về các yếu tố hoặc khía cạnh chính tác động đến sinh
kế, cũng như mối quan hệ giữa các yếu tố này. Theo đó, các hộ gia đình đều có
phương thức kiếm sống (hoạt động sinh kế) dựa vào những nguồn lực sẵn có (vốn
nhân lực, vốn xã hội, vốn tài chính, vốn vật chất, vốn tự nhiên) trong một bối cảnh
chính sách và thể chế nhất định ở địa phương. Những nhân tố này cũng chịu ảnh

hưởng của các yếu tố bên ngoài gây ra tình trạng dễ bị tổn thương và các tác động
mang tính thời vụ. Sự lựa chọn hoạt động sinh kế của hộ gia đình dựa trên những
nguồn lực sinh kế hiện tại là kết quả của sự tương tác giữa các nhóm yếu tố này.
Mục tiêu của cách tiếp cận này là tăng hiệu quả trong chương trình giảm nghèo
bằng việc tìm cách đưa ra một loạt các nguyên tắc cốt lõi và quan điểm toàn diện khi
lập trình các hoạt động hỗ trợ, đảm bảo rằng các vấn đề này phù hợp và liên quan trực
tiếp đến cải thiện sinh kế của người nghèo.
Theo DIFD, giá trị của việc sử dụng khung sinh kế là khuyến khích người dùng
có cái nhìn bao quát và hệ thống về các yếu tố gây ra nghèo đói (cho dù đó là những cú
sốc và xu hướng bất lợi, thể chế và chính sách hoạt động kém, hay thiếu tài sản cơ
bản) và tìm ra mối quan hệ giữa chúng (DFID, 2001).
Như vậy, cả ba tổ chức đều sử dụng sinh kế bền vững làm cách tiếp cận chiến
lược cho mục tiêu giảm nghèo. Họ cũng sử dụng những định nghĩa tương tự nhau về
sinh kế bền vững. Mặc dù vậy, UNDP và CARE sử dụng sinh kế bền vững và khung
sinh kế bền vững để lập kế hoạch và xây dựng các chương trình, dự án. Trong khi
DFID lại sử dụng sinh kế bền vững như một bộ khung cơ bản để phân tích. Ngoài ra,
CARE hỗ trợ an ninh sinh kế hộ gia đình ở cấp độ cộng đồng, trong khi UNDP và
DFID không chỉ tiếp cận ở cấp độ cộng đồng mà còn chú trọng đến việc giải quyết các
chính sách về môi trường, cải cách kinh tế vĩ mô và luật pháp để giảm nghèo hiệu quả.
Do vậy, với mục tiêu phân tích ảnh hưởng của các thành phần dễ bị tổn thương sinh kế
đến kết quả sinh kế với đơn vị phân tích là hộ gia đình thì việc tiếp cận theo mô hình
khung sinh kế bền vững của DFID là phù hợp.

1.2 Tổng quan nghiên cứu về tính dễ bị tổn thương trong bối cảnh biến đổi
khí hậu
1.2.1 Cách tiếp cận tính dễ bị tổn thương
Nhìn chung tính dễ bị tổn thương trong điều kiện biến đổi khí hậu được củng cố
bởi nhiều nghiên cứu dẫn tới sự đa dạng trong khái niệm. Có thể rút ra ba quan điểm
khái quát về tính dễ bị tổn thương: các quan điểm về lý sinh, xã hội và tích hợp.



12
Quan điểm lý sinh (Biophysical) (còn gọi là tổn thương thể chất hoặc tự nhiên)
liên quan đến khả năng tiếp xúc với các mối nguy hiểm và phân tích tập trung vào
nguồn rủi ro hoặc nguy cơ xác định tính dễ bị tổn thương. Cách tiếp cận này dựa chủ
yếu vào hiểm họa tự nhiên tập trung vào phân bố các điều kiện nguy hiểm, sự chiếm
dụng của con người trong khu vực nguy hiểm và mức độ tổn thất liên quan đến một sự
kiện độc hại cụ thể. Trong cách tiếp cận này, tính dễ bị tổn thương được coi là “điểm
kết thúc”. Do đó, các nghiên cứu thường tập trung chủ yếu vào nguồn rủi ro, xác định
mức độ tổn thương và các vấn đề như cường độ, thời gian, và tác động của sự kiện khí
hậu. Các phương pháp tiếp cận này còn được gọi là phương pháp tiếp cận rủi ro nguy
hiểm (Turner và cộng sự, 2003; Eakin và Luers, 2006) hoặc tác động theo định hướng.
Mặc dù cách tiếp cận này có khả năng cung cấp sự hiểu biết chung về các quá trình vật
lý tạo ra sự phơi lộ, song quan điểm này còn hạn chế vì nó loại trừ các yếu tố xã hội,
kinh tế, chính trị và văn hoá cần phải được giải quyết trong ước lượng tính dễ bị tổn
thương (Ford, 2002; Cardona, 2004).
Quan điểm xã hội nhận thức tính dễ bị tổn thương như là một tài sản cố hữu
hoặc trạng thái của các hệ thống xã hội (nghĩa là trong nội bộ hệ thống) và tính nhạy
cảm cũng như năng lực thích ứng của các hệ thống xã hội để phục hồi và thích nghi
với sự thay đổi khí hậu. Trái ngược với quan điểm lý sinh, trong quan điểm này, tính
dễ bị tổn thương được coi là tài sản, một điều kiện cố hữu của một hệ thống xã hội (ví
dụ như cá nhân, cộng đồng, các nhóm xã hội). Trọng tâm là các hệ thống xã hội và
tính dễ bị tổn thương được hình thành có hai mặt: bên ngoài bao gồm những rủi ro của
hệ thống, và nội bộ bao gồm khả năng của chính hệ thống để đối phó với các sự kiện
nguy hiểm (Chambers, 2006). Kết quả là những vấn đề như khả năng phục hồi, nhạy
cảm, sức đề kháng và khả năng đối phó là các yếu tố chung trong các loại nghiên cứu
này (Dow, 1992; Ford, 2002). Theo quan điểm này, tính dễ bị tổn thương được coi là
“điểm khởi đầu” của phân tích, nơi nó được coi là một trạng thái năng động do các quá
trình xã hội, môi trường, chính trị và kinh tế (O'Brien và cộng sự, 2007). Quan điểm
này còn được gọi là tính dễ bị tổn thương theo ngữ cảnh (Ford và cộng sự, 2010). Tuy

nhiên, cách tiếp cận này chỉ nhấn mạnh vào cấu trúc và quy trình chính trị xã hội tạo ra
tình trạng dễ bị tổn thương mà bỏ qua tác động nguy hại và thiệt hại vật chất từ phân
tích, một số nghiên cứu sử dụng quan điểm này chỉ cung cấp sự hiểu biết hạn chế về
tính dễ tổn thương (Cardona, 2004).
Những hạn chế của hai quan điểm trên dẫn tới sự xuất hiện của phương pháp
tiếp cận mới để nghiên cứu tính dễ tổn thương do biến đổi khí hậu, đó là quan điểm
tích hợp.


13
Quan điểm tích hợp cố gắng kết hợp hai quan điểm trước đây. Nó đề cập đến cả
hai thành phần con người và môi trường trong cùng một hệ thống, nơi dễ bị tổn thương
được xác định bởi cả sự tiếp xúc với biến đổi khí hậu (mức độ phơi lộ), tính nhạy cảm
của hệ thống để chống chịu (hoặc thích nghi) từ sự phơi lộ đó và năng lực thích ứng
với những thay đổi. Gần đây, phần lớn các nghiên cứu về tính dễ bị tổn thương trong
điều kiện biến đổi khí hậu đã đề cập và áp dụng (ở mức độ khác nhau) quan điểm tích
hợp về tính dễ bị tổn thương trong các khung phân tích của họ. Theo quan điểm này,
các mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội cùng được nghiên cứu, chứ không phải là một
sự đối ngẫu và tính dễ bị tổn thương được xác định bởi cả các điều kiện lý sinh cũng
như các quá trình xã hội, chính trị, kinh tế và thể chế (O'Brien và cộng sự, 2007). Bằng
cách kết hợp hai quan điểm thông thường về tính dễ bị tổn thương, cách tiếp cận này
có khả năng cung cấp sự hiểu biết rõ ràng hơn về sự đa dạng của các quá trình và động
thái ảnh hưởng đến tính dễ bị tổn thương.
Như vậy, trong ba quan điểm khái quát về tính dễ bị tổn thương. Quan điểm
tích hợp được coi là mô hình hiện đại trong việc phân tích tính dễ tổn thương của biến
đổi khí hậu. Nó cung cấp một nền tảng khái niệm và phân tích rộng bằng cách cho
phép tích hợp và áp dụng các bối cảnh khái niệm khác nhau cũng như một loạt các
phương pháp và công cụ có khả năng bổ sung cho nhau. Tuy nhiên, việc tích hợp các
nền tảng khái niệm khác nhau (tức là các quan điểm về lý sinh và xã hội) có thể là vấn
đề khó vì nó đòi hỏi phải hoà trộn theo nhiều cách khác nhau trong việc định hình và

thực hiện phân tích tính dễ bị tổn thương. Bên cạnh đó các phân tích tổng hợp về tính
dễ bị tổn thương hiện nay vẫn còn thiếu các nghiên cứu thực nghiệm, do đó còn tồn tại
nhiều thách thức liên quan đến việc kết hợp các khái niệm và phương pháp luận khác
nhau trong loại phân tích này.

1.2.2 Các thành phần chính của dễ bị tổn thương
Theo quan điểm lý sinh: các nghiên cứu theo quan điểm này thường quan tâm
phân tích vào việc phơi lộ của biến đổi khí hậu và sự nhạy cảm của đối tượng phân
tích với sự phơi lộ đó. Vì vậy, tính dễ bị tổn thương được phân tích dựa trên hai thành
phần này và năng lực thích ứng thông thường không được tính đến trong phân tích.
Theo quan điểm xã hội: tính dễ bị tổn thương được khái niệm hóa như một điều
kiện tồn tại từ đơn vị phân tích, và do đó, sự phơi lộ (của biến đổi khí hậu) được xem
như yếu tố bên ngoài trong phân tích tổn thương (Gallopín, 2006). Quan điểm này chỉ
quan tâm đến độ nhạy cảm và năng lực thích ứng của đối tượng phân tích.


14
Theo quan điểm tích hợp, tính dễ bị tổn thương được coi là tài sản của hệ thống
con người – môi trường. Kết quả là sự phơi lộ của biến đổi khí hậu được xem là một
thành phần bên trong của tính dễ bị tổn thương. Và như vậy các thành phần chính của
tính dễ bị tổn thương theo quan điểm tích hợp sẽ bao gồm: mức độ phơi lộ, mức độ
nhạy cảm và năng lực thích ứng.
Như trên đã phân tích, trong ba quan điểm thì quan điểm tích hợp được coi là
mô hình hiện đại trong việc phân tích tính dễ tổn thương của biến đổi khí hậu. Do vậy
việc tiếp cận các thành phần chính của tính dễ bị tổn thương theo quan điểm tích hợp
(mức độ phơi lộ, mức độ nhạy cảm và năng lực thích ứng) cũng được nhiều tác giả ưu
ái sử dụng hơn (Hahn và cộng sự, 2009; Shah và cộng sự, 2013; Zhang và cộng sự,
2019...). NCS cũng sẽ tiếp cận theo quan điểm này và mô tả chi tiết các thành phần dễ
bị tổn thương trong chương 2.


1.2.3 Phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương
1.2.3.1 Tiếp cận theo khái niệm
Những cách tiếp cận khái niệm khác nhau đối với tính dễ bị tổn thương dẫn tới
việc phát triển các phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương khác nhau.
Với quan điểm lý sinh: Cách tiếp cận của quan điểm này thường từ trên xuống;
quy mô từ quốc gia đến toàn cầu; công cụ và phương pháp chính là xây dựng kịch
bản, sử dụng các kỹ thuật thu hẹp hoặc các mô hình tác động theo ngành. Với quan
điểm lý sinh thì mức độ tham gia của các bên liên quan trong việc đánh giá tính dễ bị
tổn thương là rất thấp, họ chủ yếu là nghiên cứu theo định hướng. Tiếp cận theo quan
điểm này thường đi trả lời cho câu hỏi “Các tác động vật lý tiềm ẩn trong biến đổi
khí hậu là gì?”
Với quan điểm xã hội và tích hợp: khác với quan điểm lý sinh, tính dễ bị tổn
thương theo quan điểm này thường được tiếp cận “từ dưới lên”. Và do vậy đòi hỏi
mức độ tham gia cao hơn của các bên liên quan trong việc đánh giá tính dễ bị tổn
thương (quan điểm tích hợp đòi hỏi sự tham gia của các bên liên quan cao hơn so với
quan điểm xã hội). Các công cụ và phương pháp chính trong quan điểm này thường là
phân tích các chỉ số dễ bị tổn thương, phân tích rủi ro khí hậu trong quá khứ và hiện
tại, phân tích các bên liên quan, nghiên cứu trường hợp điển hình hoặc phương pháp
tường thuật...Phạm vi về mặt không gian trong quan điểm xã hội thường từ địa phương
đến toàn cầu, còn trong quan điểm tích hợp thường là từ địa phương đến quốc gia.
Quan điểm xã hội đi trả lời cho câu hỏi nghiên cứu “Tính dễ bị tổn thương do biến đổi
khí hậu là gì? Năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu ra sao?”. Còn quan điểm tích


×