Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Tóm tắt sách Phương pháp mới để giao dịch kiếm sống - Dr. Alexander Elder

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 15 trang )

Dr. Alexander Elder

THE NEW TRADING FOR A LIVING
PHƯƠNG PHÁP MỚI ĐỂ GIAO DỊCH
KIẾM SỐNG
Tóm tắt: Nguyễn Lê Na


PHẦN 1: TÂM LÝ CÁ NHÂN
Những nhà đầu tư trên thị trường tài chính luôn có cảm xúc mãnh liệt, và đó
thường là lí do giết chết tài khoản của họ. Cần kiểm soát cảm xúc bằng những phân
tích lý trí, tuân thủ quy tắc giao dịch và biết nhìn nhận sai lầm:
(1) Tự đọc và tìm hiểu kỹ trước khi tham gia thị trường, thay vì tin hoàn toàn
vào các chuyên gia.
(2) Bình tĩnh xác định thời gian phù hợp để tham gia và giao dịch trên thị
trường thay vì vội vàng và bị lòng tham chi phối.
(3) Xây dựng hệ thống phân tích kỹ thuật cho riêng mình.
(4) Xây dựng kế hoạch quản trị tiền - quản trị rủi ro.
(5) Thay đổi và hoàn thiện từ những lỗi lầm của bản thân.
PHẦN 2: TÂM LÝ ĐÁM ĐÔNG
Mỗi mức giá thể hiện sự đồng thuận về giá trị hiện tại của tất cả các thành
viên tham gia thị trường, bao gồm người mua, người bán, các nhà giao dịch còn
lưỡng lự và được thể hiện bằng hành động.
Đám đông khổng lồ trên thị trường thực hiện giao dịch với mục đích lấy tiền
từ túi người khác sẽ tạo nên các mẫu hình hành vi. Mặc dù mỗi cá nhân luôn bị ảnh
hưởng và có xu hướng “giống như họ”, tuy nhiên, đừng giao dịch theo đám đông
và cũng đừng chống lại sức mạnh của họ. Hãy giao dịch một cách độc lập với quy
tắc cá nhân hoặc tham gia cùng một nhóm những nhà giao dịch thông minh.
Ba trụ cột chính tạo nên một nhà giao dịch thành công là:
(1) Phân tích kỹ thuật, chính là phân tích tâm lý đám đông, từ đó tìm kiếm
được lợi nhuận nhờ vào phân tích tương quan sức mạnh giữa bên mua và bên bán


dựa trên các đồ thị.
(2) Quản trị tiền cẩn trọng.
(3) Quản trị cảm xúc, tránh thăng hoa hay bi quan quá mức khi tham gia thị
trường.
PHẦN 3: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
A. Phân tích đồ thị giá cổ điển
1. Đồ thị
- Giá mở cửa của thanh giá ngày có khuynh hướng thể hiện ý kiến của các
nhà giao dịch nghiệp dư về giá trị.


- Giá đóng cửa của thanh giá ngày và tuần có khuynh hướng phản ánh tất cả
hành động của các nhà giao dịch chuyên nghiệp.
- Đỉnh cao nhất của thanh giá thể hiện sức mạnh lớn nhất của bên bán trong
thanh giá đó.
- Đáy của thanh giá thể hiện sức mạnh lớn nhất của bên mua trong thanh giá
đó.
→ Giá đóng cửa của mỗi thanh giá tiết lộ kết quả của cuộc chiến giữa bên
mua và bên bán trong thanh giá đó. Nếu giá đóng cửa gần với đỉnh cao của thanh
giá, cho thấy bền mua giành chiến thắng và ngược lại.
2. Hỗ trợ và kháng cự
Hỗ trợ là một mức giá mà ở đó bên mua đủ mạnh để ngắt hoặc làm đảo
ngược xu hướng giảm. Mức hỗ trợ được thể hiện trên đồ thị bởi một đường thẳng
nằm ngang liên kết hai hoặc nhiều đáy.
Kháng cự là một mức giá mà ở đó bên bán có đủ sức mạnh để làm ngắt hoặc
đảo ngược xu hướng tăng. Mức kháng cự được thể hiện trên đồ thị bởi một đường
thẳng nằm ngang liên kết hai hoặc nhiều đỉnh.
Sức mạnh của các vùng giá hỗ trợ hoặc kháng cự này tùy thuộc vào ba yếu
tố:
- Chiều dài: Khu vực hỗ trợ và kháng cự càng dài - nghĩa là chiều dài thời

gian hoặc số lần chạm vào - sức mạnh của nó càng lớn.
- Chiều cao: vùng hỗ trợ và kháng cự càng lớn thì nó càng mạnh.
- Khối lượng giao dịch: trong vùng hỗ trợ và kháng cự càng lớn, nó sẽ càng
mạnh hơn.
Quy tắc giao dịch:
+ Lệnh dừng lỗ: là lệnh bán phía dưới giá thị trường khi đang mua, hoặc để
đóng vị thế bán khi trên giá thị trường khi bạn đang bán.
+ Mức hỗ trợ và kháng cự quan trọng hơn trên đồ thị dài hạn.
+ Các điểm phá vỡ giả cung cấp cơ hội giao dịch.
3. Xu hướng và khung giá
- Khi thị trường hoạt động theo xu hướng: Mua trong xu hướng tăng (có
thể quyết định mua ngay hoặc chờ mua tại các điểm điều chỉnh) và bán trong xu
hướng giảm.
- Khi giá nằm trong khung giá: Chờ đợi điểm phá vỡ để có thể mua tại
điểm phá vỡ, hoặc chờ đợi đợt điều chỉnh sau khi có điểm phá vỡ thực.
4. Đuôi chuột túi Kangaroo


Đuôi chuột túi Kangaroo bao gồm một thanh giá rất dài, và hai bên là hai
thanh giá bình thường, khiến cho thanh giá Kangaroo thò ra khỏi một vùng giá.
Khi cái đuôi chuột túi Kangaroo xuất hiện sẽ là tín hiệu của sự đảo ngược
xu hướng.


B. Phân tích kỹ thuật bằng máy tính
Có ba nhóm chỉ báo chính:
1. Các chỉ báo theo sau xu hướng: hoạt động tốt nhất khi thị trường chuyển động có hướng nhưng sẽ trở nên tệ hại
khi thị trường đi ngang.
2. Các chỉ báo dao động: hữu ích để bắt các điểm đảo chiều khi thị trường đi ngang nhưng thường xuất hiện tín hiệu
lỗi khi thị trường có xu hướng.

3. Các chỉ báo thị trường: cung cấp tầm nhìn về đám đông.
Chỉ nên giao dịch khi các tín hiệu của chỉ báo đã rõ ràng.
Tổng hợp một số chỉ báo thuộc ba nhóm chỉ báo chính
STT

1

2

Loại
chỉ báo
Các chỉ
báo
theo
sau xu
hướng

Tên chỉ
báo

Công dụng của
chí báo

MA thể hiện sự
Đường
đồng thuận bình
trung bình quân về giá trị
di động
trong
một

(MA)
khoảng
thời
gian quan sát.
Đường
MACD

Xác định sự
thay đổi trong
tương quan sức
mạnh giữa bên
mua và bên bán

Các mức của chỉ
báo

Mẫu hình đồ thị của chỉ báo

Tín hiệu phân kỳ
với giá

- Khi giá tăng trên đường trung
- Độ dốc tăng lên bình di động  Đám đông lạc
 Giảm giá
quan hơn.
Không sử dụng
- Độ dốc giảm - Khi giá giảm xuống dưới tín hiệu phân kỳ
xuống  Giảm giá

đường trung bình di động 

Đám đông bi quan hơn

- Độ dốc tăng lên - Khi đường MACD cắt lên trên Phân kì dương tạo
ra tín hiệu mua,
 Tăng giá
đường Signal Tín hiệu mua.
phân kì âm tạo ra
- Độ dốc giảm - Khi đường MACD cắt xuống tín hiệu bán.
xuống  Giảm giá dưới đường Signal  Tín hiệu
bán.


3

4

- Khi độ dốc của
MACD Histogram
di chuyển theo
Tiết lộ chênh hướng của giá 
lệch sự đồng xu hướng có thể - MACD Histogram nằm dưới
đường 0 nhưng đang dốc lên 
thuận giá trị tiếp diễn.
Tín hiệu mua.
MACD
giữa dài hạn và
Histogram ngắn hạn của - Khi độ dốc của - MACD Histogram đang ở trên
đường Signal và MACD Histogram đường 0 nhưng đang dốc xuống
đường MACD. di chuyển ngược  Tín hiệu bán.
hướng với giá 

sức khỏe của xu
hướng có thể bị
đảo ngược.

Không xảy ra
thường
xuyên,
nhưng tạo ra tín
hiệu đảo chiều rất
mạnh mẽ. Phân
kỳ dương tạo tín
hiệu mua và phân
kỳ âm tạo tín hiệu
bán

- Khi ADX tăng 
Kểm tra xem thời điểm tốt nhất
liệu khung giá để giao dịch
ngày hôm nay - Khi ADX giảm
Hệ thống
- Chỉ giao dịch ở phía mua khi Không sử dụng
có nằm cao hơn xuống dưới các
Directional
+DI nằm trên -DI và ngược lại. tín hiệu phân kì
hay thấp hơn đường Directional
khung giá ngày  thị trường đi
hôm trước.
ngang và nhiều
bẫy.



Loại
STT
chỉ báo

5

6

Các chỉ
báo dao
động
(Dùng
để xác
định
các
điểm
đảo
chiều,
chỉ hoạt
chỉ hoạt
động tốt
khi giá
giao
dịch
theo
khung)

Tên chỉ báo


Stochastic

Công dụng của
chí báo

Các mức của chỉ
báo

Mẫu hình đồ thị của chỉ báo

- Khi Stochstic
tăng
lên
trên - Giá tăng + 2 đường Stochastic
đường tham chiếu tăng  Xu hướng tăng tiếp diễn.
Theo dõi mối trên  Bị mua quá
- Giá giảm + 2 đường Stochastic
quan hệ giữa mỗi và có thể giảm.
giảm  Xu hướng giảm tiếp diễn.
mức giá đóng cửa
Khi
Stochstic
rớt
và khung đỉnh xuống đường tham - 2 đường Stochastic đều nằm
đáy gần nhất.
chiếu dưới  Bị theo cùng một hướng  Xu
bán quá và có thể hướng ngắn hạn.

Tín hiệu
phân kỳ

với giá
Phân kỳ
dương
tạo tín
hiệu
mua,
phân kỳ
âm tạo
tín hiệu
bán

tăng

RSI

- RSI giảm xuống
dưới đường xu
hướng dưới và sau
Đo lường sức
đó vòng tăng lên - RSI phá vỡ lên trên đường xu
mạnh của các
hướng chờ mua.
công cụ giao dịch trên  Mua
bằng cách quan - RSI tăng lên trên - RSI phá vỡ xuống dưới đường
sát sự thay đổi của đường xu hướng xu hướng  chờ bán.
giá đóng cửa.
trên và sau đó
vòng cắt xuống
dưới  Bán


Phân kì
dương
tạo tín
hiệu
mua,
phân kì
âm tạo
tín hiệu
bán.


STT

7

8

Loại
chỉ báo

Các chỉ
báo thị
trường
chung
(Chỉ
dùng để
phân
tích thị
trường
chung)


Tên chỉ báo

Công dụng của chí
báo

So sánh số lượng cổ
phiếu mạnh nhất và
số lượng cổ phiếu
yếu nhất trên một
New High - sàn giao dịch, nó tiết
New Low lộ tương quan sức
mạnh giữa những cổ
phiếu dẫn đầu bên
mua và dẫn đầu bên
bán.

Advance/
Decline
(đường
A/D)

Các mức của chỉ
báo

Mẫu hình đồ thị của chỉ báo

Tín hiệu
phân kỳ
với giá


- NH-NL tăng lên  Mua + bổ
sung vị thê
- Khi NH-NL ở trên
đường 0  giao
dịch ở phía mua.
- Khi NH-NL ở dưới
đường 0 giao dịch
ở phía bán.

Phân kì
- NH-NL giảm + chỉ số thị trường âm tạo
đi ngang hoặc hồi phục  Bán
tín hiệu
bán,
- NH-NL tăng + thị trường tiếp
phân kì
tục giảm  Mua
dương
- NH-NL hồi phục + thị trường đi tạo tín
hiệu
ngang  Mua
mua.
- NH-NL giảm + thị trường đi
ngang  bán

- TTCK đạt đỉnh cao mới + A/D
- A/D tăng lên đỉnh
đạt đỉnh thấp hơn đợt hồi phục
cao

mới

Xu
Theo dõi mức độ
trước  Xu hướng tăng sắp kết
tham gia của đám hướng tăng tiếp thúc.
đông vào các đợt hồi diễn.
- TTCK giảm đến đáy mới + A/D
phục và giảm giá.
- A/D tạo đáy mới
không tạo đáy thấp hơn đáy
 Xu hướng giảm
trước xu hướng giảm gần kết
tiếp diễn
thúc.

Không
sử dụng
tín hiệu
phân kì


4. Khối lượng và thời gian
4.1. Khối lượng
Khối lượng giao dịch

Giá

Tăng đạt đỉnh mới


Tăng đạt đỉnh mới

Tăng

Giảm xuống đáy mới

Lớn

Điểm phá vỡ

Nhỏ

Điểm phá vỡ

Hôm sau cao hơn hôm
trước

-

Xu hướng
Có thể đạt đến hoặc vượt
đỉnh cũ
Có thể gặp lại phá thủng
đáy cũ
Tiếp tục xu hướng
Quay trở về bên trong
khung giá
Chắc chắn tiếp diễn

Các chỉ báo khối lượng:

Tên chỉ báo

On - Balance
Volume
(OBV)

Khái niệm/Công
dụng

- OBV đạt đỉnh
cao mới  Giá
OBV dùng để đo
tiếp tục tăng.
độ an toàn của xu
- OBV đạt đáy
hướng hiện tại.
mới  Giá
tiếp tục giảm.

A/D theo dõi mối
Accumulation/ quan hệ giữa giá
Distribution mở cửa và giá mở
(A/D)
cửa, bên cạnh
khối lượng.

4.2. Thời gian

Các mức của
chỉ báo


-

Mẫu hình đồ thị
- Giá trong khung
giá + OBV phá vỡ
hướng lên  Tín
hiệu mua.
- Giá trong khung
giá + OBV phá vỡ
hướng xuống 
Tín hiệu bán.
- A/D giảm trong
khi giá tăng  xu
hướng tăng đang
yếu dần.
- A/D tăng trong khi
giá giảm  xu
hướng giảm đang
yếu dần

Tín hiệu
phân kì
với giá
Phân
kỳ
dương tạo
tín
hiệu
mua, phân

kì âm tạo
tín
hiệu
bán.
Phân
kỳ
dương tạo
tín
hiệu
mua, phân
kì âm tạo
tín
hiệu
bán.


Khái niệm mùa vụ của các chỉ báo giúp các nhà giao dịch chú ý đến chuyển động
thời gian. Hãy chú ý đến tính mùa vụ của các chỉ báo kĩ thuật để giúp nhận diện giai đoạn
hiện tại của chu kỳ thị trường và xây dựng kế hoạch hợp lí cho mỗi mùa sắp tới.
4.3. Các khung thời gian giao dịch
Khung thời
gian

Khái niệm

Khoảng thời gian kỳ vọng của vị
thế được tính bằng tháng, đôi khi
Giao dịch dài là năm. Quyết định đầu tư gần
hạn
như dựa chủ yếu vào các ý tưởng

phân tích cơ bản.
Giao dịch
theo dao
động (Swing
Trading)
Giao dịch
trong ngày

Ưu điểm

Nhược điểm

Ít phải chú ý đến
diễn biến hằng Mức độ sụt giảm
ngày và có thể tài khoản lớn
đạt được lợi nhất.
nhuận lớn

Có nhiều cơ hội
Khoảng thời gian giao dịch kỳ
giao dịch, kiểm
vọng tính bằng ngày, thỉnh
soát rủi ro khá
thoảng là bằng tuần.
chặt.
Thời gian nắm giữ kỳ vọng của Có nhiều cơ hội
mỗi giao dịch được tính bằng giao dịch, không
phút, đôi khi là trong vài giờ.
chịu rủi ro giao
dịch qua đêm.


Dễ bỏ lỡ những
xu hướng lớn
Yêu cầu người
giao dịch phải
linh động về thời
gian và tâm lý.

PHẦN 4: HỆ THỐNG GIAO DỊCH
A. Hệ thống 3 khung thời gian
+ Khung thời gian dài hạn - thủy triều: xác định xu hướng bằng các chỉ báo
theo sau xu hướng và chỉ giao dịch theo chiều hướng đó  quyết định mua, bán hoặc
đứng ngoài thị trường.
+ Khung thứ hai - con sóng: sử dụng các chỉ báo dao động để xác định con sóng
ngược hướng thủy triều (khi xu hướng dài hạn tăng, xuất hiện đợt giảm giá trên khung
thời gian cơ bản là cơ hội mua vào và ngược lại).
+ Khung thứ ba: Kỹ thuật mở vị thế.

Tóm tắt Hệ thống giao dịch Ba khung thời gian:


Xu hướng trên
đồ thị tuần

Xu hướng trên
đồ thị ngày

Hành động

Tăng


Tăng

Đứng ngoài thị
trường

Tăng

Giảm

Chỉ Mua

Giảm

Giảm

Đứng ngoài thị
trường

Giảm

Tăng

Chỉ Bán

Phương pháp giao dịch
Không làm gì cả
Mua theo điểm phá vỡ
hướng lên hoặc bình quân
mức độ xuyên thủng

xuống dưới đường EMA
Không làm gì cả
Bán theo điểm phá vỡ
hướng xuống hoặc bình
quân mức độ xuyên phá
lên trên đường EMA

B. Hệ thống giao dịch theo đường kênh
Xây dựng kênh bao quanh, kết hợp với sự phân kì của các chỉ báo.
Giá
Chỉ báo
Chạm kênh trên
Phân kì âm
Xu hướng tăng giá suy yếu
Chạm kênh dưới
Phân kì dương
Xu hướng giảm giá suy yếu

Đường kênh
Nằm phẳng
Xu hướng tăng giá

Xu hướng giảm giá

Xu hướng của đường kênh
Điểm mua tốt
Điểm bán tốt
Gần kênh dưới
Gần kênh trên
Khi thị trường quay trở lại

đường trung bình di động Xuyên phá lên đường
sau khi xuyên phá lên kênh trên.
đường kênh trên.
Khi thị trường quay trở lại
Xuyên phá xuống đường đường trung bình di động
kênh dưới.
sau khi xuyên phá xuống
đường kênh dưới.

PHÀN 5: CÁC CÔNG CỤ GIAO DỊCH


Bất kể chọn nhóm thị trường nào, hãy đảm bảo công cụ giao dịch đáp ứng
được hai tiêu chí cơ bản: thanh khoản và độ biến động.
1. Cổ phiếu
Cổ phiếu là chứng chỉ chứng nhận quyền sở hữu doanh nghiệp.
Khi nhiều người bắt đầu tin tưởng về triển vọng tươi sáng của doanh nghiệp,
lệnh mua sẽ đẩy giá cổ phiếu tăng giá. Nếu mọi người không tin vào triển vọng
doanh nghiệp, họ sẽ bán ra cổ phiếu và khiến giá sụt giảm.
Những lưu ý khi đầu tư cổ phiếu:
- Phải biết đứng ngoài đám đông và phải định nghĩa các tiêu chí rõ ràng
nhằm giúp xác định mức giá cho cổ phiếu bao nhiêu gọi là cao và bao nhiêu gọi là
thấp.
- Không nên đầu tư dàn trải mà nên tập trung vào một nhóm cổ phiếu và
theo dõi
chúng mỗi ngày
2. Quỹ ETF
Các quỹ ETF nắm giữ nhiều loại tài sản khác nhau gồm cổ phiếu, hàng hóa
và trái phiếu và được giao dịch trên thị trường giống như cổ phiếu.
Dù có nhiều sự lựa chọn nhưng đây không phải là một công cụ được các nhà

đầu tư ưa thích vì nó có nhiều bất cập trong việc mô phỏng chỉ số của các quỹ ETF.
3. Hợp đồng quyền chọn
Là công cụ phái sinh (bao gồm Call - mua đặt cược vào khả năng tăng giá,
và Put – bán đặt cược vào khả năng giảm giá), mang đến quyền mua hoặc bán số
lượng nhất định một loại chứng khoán, với giá xác định trước và tại một thời điểm
cụ thể.
Lưu ý khi lựa chọn giao dịch Hợp đồng quyền chọn:
- Càng gần ngày đáo hạn, giá hợp đồng càng rẻ.
- Độ biến động của tài sản cơ sở càng thấp, hợp đồng quyền chọn càng rẻ.
- Các yếu tố khác ảnh hưởng đến giá của hợp đồng quyền chọn: mức giá
hiện tại của lãi suất và tỷ lệ chi trả cổ tức của chứng khoán cơ sở.
- Trong xu hướng tăng, tốt hơn hết là nên giao dịch chứng khoán hoặc hợp
đồng quyền chọn.
4. Thị trường tương lai
Hợp đồng tương lai là hợp đồng chuyển giao một số lượng cụ thể một loại
hàng hóa trước một ngày xác định tại một mức giá thỏa thuận. Hợp đồng này trói
chặt nghĩa vụ của người mua lẫn người bán.


- Ưu điểm: + Ít hàng hóa nên dễ theo dõi hơn thị trường cơ sở.
+ Không chuyển động liên quan lẫn nhau như cổ phiếu nên
nhiều lựa chọn giao dịch.
- Nhược điểm: Nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện gây áp lực lên những nhà
đầu tư đang gặp thua lỗ.
Lưu ý khi giao dịch trên thị trường tương lai:
- Đừng bị cám dỗ bới mức ký quỹ thấp.
- Hãy giao dịch trước những hàng hóa mà đã hiểu rõ yếu tố cơ bản của
chúng.
5. Hợp đồng chênh lệch (CFD)
Hợp đồng chênh lệch là dạng đặt cược giá trị tương lai của một tiền tệ, chỉ

số thị trường hoặc chứng khoán.
- Ưu điểm: Quy mô vị thế tối thiểu nhỏ cho mỗi hợp đồng, cho phép các nhà
giao dịch nhỏ lẻ tiếp cận.
- Nhược điểm: Chênh lệch giá mua – bán được kiểm soát bởi những người
phát hành, cũng là người kiểm soát giá mỗi hợp đồng, và tạo ra chênh lệch với giá
chứng khoán cơ sở. Vì vậy, nó gây khó khăn và rủi ro cho các nhà đầu tư.
6. Thị trường ngoại hối
Thị trường ngoại hối (hay Thị trường tiền tệ) là một thị trường phi tập trung
toàn cầu cho việc trao đổi các loại tiền tệ.
- Ưu điểm: Yêu cầu số vốn nhỏ và có tính thanh khoản cao.
- Nhược điểm: + Sự biến động là nhiều hơn so với các thị trường khác vì nó
mang tính toàn cầu.
+ Phải giao dịch liên tục trong ngày, chính vì vậy cần sự tập
trung cao và thời gian linh hoạt.

PHẦN 6: QUẢN TRỊ RỦI RO
Để trở thành một nhà giao dịch thành công, bạn cần phải học cách quản
trị rủi ro và tuân thủ kỷ luật.
- Đừng để cảm xúc chen vào quá trình giao dịch.
- Tập trung vào việc quản trị giao dịch.
- Nhanh chóng cắt lỗ khi khoản lỗ còn tương đối nhỏ và giá không có dấu
hiệu có thể hồi phục.


- Lập một hệ thống giao dịch cho bản thân một cách đơn giản nhất. Điều
chỉnh chúng để phù hợp trong từng giai đoạn.
- Đừng tự tin thái quá vào tương lai, tuân thủ kỷ luật và sẵn sàng chấp nhận
rủi ro trong một mức cho phép.
- Mở vị thế với quy mô vừa đủ so với quy mô tài khoản.
- Giảm vị thế xuống nếu liên tục thua lỗ.

- Tập thói quen ghi chép nhật ký giao dịch để nhìn lại những sai lầm và rút
ra bài học cho bản thân.
- Quy tắc 2%: Đừng cho phép rủi ro lớn hơn 2% tổng nguồn vốn cho mỗi
lần giao dịch.
Ví dụ: Tam giác quản trị rủi ro
+ Tài khoản 50tr rủi ro tối đa mỗi lần giao dịch là 1tr A = 1.000.000
+ Khi mua cổ phiếu giá 100.000đ, lệnh dừng lỗ là 95.000đ B = 5.000
Số lượng cổ phiếu tối đa bạn nên giao dịch là: C=1.000/5 = 200 cổ
- Quy tắc 6%: Khi tổng thua lỗ và rủi ro của các lệnh giao dịch đang ở mức
6% tổng tài khoản, tuyệt đối không mở thêm vị thế mới.




×