Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Pháp luật về chuyển đổi giới tính trên thế giới và những giá trị tham khảo cho việc xây dựng luật chuyển đổi giới tính của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 125 trang )

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

TRNH THU H

PHáP LUậT Về CHUYểN ĐổI GIớI TíNH TRÊN THế GIớI
Và NHữNG GIá TRị THAM KHảO CHO VIệC XÂY DựNG
LUậT CHUYểN ĐổI GIớI TíNH CủA VIệT NAM

LUN VN THC S LUT HC

H NI - 2020


I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

TRNH THU H

PHáP LUậT Về CHUYểN ĐổI GIớI TíNH TRÊN THế GIớI
Và NHữNG GIá TRị THAM KHảO CHO VIệC XÂY DựNG
LUậT CHUYểN ĐổI GIớI TíNH CủA VIệT NAM
Chuyờn ngnh: Lut Hin phỏp v Lut Hnh chớnh
Mó s: 8380101.02

LUN VN THC S LUT HC

Ngi hng dn khoa hc: PGS.TS HONG HNG HI

H NI - 2020



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Trịnh Thu Hà


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT CHUYỂN
ĐỔI GIỚI TÍNH ............................................................................................ 7
1.1.

Khái niệm “giới tính” và “pháp luật chuyển đổi giới tính” ........... 7

1.1.1. Khái niệm ―giới‖................................................................................... 7

1.1.2. Khái niệm ―giới tính‖ ........................................................................... 7
1.1.3. Khái niệm ―chuyển đổi giới tính‖ ...................................................... 12
1.1.4. Khái niệm ―Pháp luật về chuyển đổi giới tính‖.................................. 14
1.2.

Vai trò của pháp luật về chuyển đổi giới tính ................................ 15

1.2.1. Pháp luật về chuyển đổi giới tính là nền tảng để ghi nhận quyền
chuyển đổi giới tính ............................................................................ 15
1.2.2. Pháp luật về chuyển đổi giới tính là cơ sở để bảo vệ quyền của
người chuyển đổi giới tính ................................................................. 16
1.2.3. Pháp luật về chuyển đổi giới tính đáp ứng nhu cầu bức thiết của
người chuyển đổi giới tính ................................................................. 17
Tiểu kết Chương 1 ......................................................................................... 20
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CHUYỂN ĐỔI GIỚI
TÍNH TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ
GIÁ TRỊ THAM KHẢO VỚI VIỆT NAM .................................... 21
2.1.

Pháp luật về chuyển đổi giới tính tại một số quốc gia................... 21

2.1.1. Pháp luật chuyển đổi giới tính tại Đức ............................................... 21
2.1.2. Pháp luật chuyển đổi giới tính tại Hoa Kỳ ......................................... 27


2.1.3. Pháp luật chuyển đổi giới tính tại Vương quốc Anh .......................... 54
2.1.4. Pháp luật chuyển đổi giới tính tại Australia ....................................... 63
2.2.

Pháp luật về chuyển đổi giới tính tại Việt Nam ............................... 77


Tiểu kết Chương 2 ......................................................................................... 85
Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG LUẬT CHUYỂN
ĐỔI GIỚI TÍNH TẠI VIỆT NAM .................................................................. 87
3.1.

Quan điểm xây dựng Luật Chuyển đổi giới tính tại Việt Nam ....... 87

3.1.1. Việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về chuyển đổi giới tính
phải được tiến hành khẩn trương để đáp ứng kịp thời nhu cầu và
đòi hỏi của thực tiễn ........................................................................... 87
3.1.2. Việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về chuyển đổi giới tính
phải phù hợp với xu hướng phát triển chung của thế giới và pháp
luật quốc tế .......................................................................................... 89
3.1.3. Việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật chuyển đổi giới tính phải
phù hợp với các quy định của Hiến pháp, Bộ luật Dân sự và các
văn bản pháp luật khác ....................................................................... 95
3.2.

Giải pháp xây dựng Luật Chuyển đổi giới tính tại Việt Nam ...... 96

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện Điều 37 Bộ luật Dân sự năm 2015 ................... 96
3.2.2. Giải pháp xây dựng Luật chuyển đổi giới tính ................................... 99
Tiểu kết Chương 3 ....................................................................................... 102
KẾT LUẬN .................................................................................................. 103
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 105


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


ACLU:

Liên đoàn Tự do dân sự Hoa kỳ

BLDS:

Bộ luật dân sự

ECHR:

Công ước châu Âu về quyền con người

GRC:

Giấy chứng nhận công nhận giới tính

LGBT:

Đồng tính, song tính và chuyển giới

OHCHR:

Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc

TGEU:

Tổ chức chuyển giới châu Âu


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trên thế giới, đồng tính, song tính và chuyển giới (viết tắt tiếng Anh:
LGBT) là hiện tượng đã tồn tại từ rất lâu trong xã hội và được quan tâm dưới
nhiều góc độ khác nhau (xã hội, pháp lý, y tế, lao động, kinh tế…). Mặc dù
vẫn còn hiện tượng kỳ thị, phân biệt đối xử đối với cộng đồng LGBT, nhưng
nhìn chung, phong trào bảo vệ nhóm đối tượng này đã có những thay đổi lớn
theo chiều hướng tích cực trong thời gian qua.
Tại Việt Nam, vấn đề LGBT trong những năm gần đây đang dần nhận
được sự quan tâm của cộng đồng xã hội và cơ quan hoạch định chính sách.
Cộng đồng LGBT Việt Nam ngày càng xuất hiện rõ nét hơn trong xã hội với
những động thái tích cực trong việc công khai xu hướng tính dục, bản dạng
giới, tuyên truyền, tham gia vận động bảo vệ quyền cho cộng đồng, thể hiện
nhu cầu và mong muốn đối với Nhà nước. Mặc dù chưa có thống kê chính
thức nhưng xã hội cũng nhận thấy những vẫn đề mà cộng đồng LGBT đang
phải đối mặt cùng những mong muốn, nhu cầu rất chính đáng của họ. Bên
cạnh đó, một số vấn đề liên quan đến người LGBT cũng gây nhiều bất ổn
trong xã hội. Tất cả những vấn đề đó đã đặt ra yêu cầu cần phải hoàn thiện hệ
thống pháp luật để góp phần bảo đảm quyền lợi chính đáng của người LGBT
cũng như bảo đảm an ninh, trật tự xã hội.
Trong đó, một trong những vấn đề nổi cộm nhất hiện nay đó là bảo vệ
quyền của những người chuyển đổi giới tính. Hiện nay, nước ta vẫn chưa có
các quy định pháp luật cụ thể để bảo vệ cho những người chuyển đổi giới
tính, dẫn đến thực trạng quyền con người, quyền công dân của những người
này đang bị xâm phạm. Dưới góc độ quyền con người, cá nhân có quyền được
sống, trong đó bao hàm quyền được sống là chính mình, có quyền quyết định
đối với cơ thể, của mình. Đây là mong muốn chính đáng của họ. Xã hội càng

1



phát triển, quyền tự do của con người ngày càng được mở rộng và cần được
pháp luật tôn trọng, bảo vệ.Việc không thừa nhận quyền chuyển đổi giới tính
sẽ ảnh hưởng đến các quyền, lợi hợp pháp của họ như: vấn đề cải chính hộ
tịch sau khi cá nhân thực hiện việc chuyển giới; cản trở việc kết hôn, tham gia
các quan hệ xã hội như tuyển dụng lao động, việc làm…
Xuất phát từ thực tế này, tác giả đã chọn đề tài ―Pháp luật về chuyển
đổi giới tính trên thế giới và những giá trị tham khảo cho việc xây dựng Luật
Chuyển đổi giới tính của Việt Nam‖ nhằm tìm hiểu, nghiên cứu pháp luật các
quốc gia về chuyển đổi giới tính, tìm ra những giá trị mà Việt Nam có thể
tham khảo khi xây dựng Luật Chuyển đổi giới tính. Tuy nhiên, do giới hạn
nghiên cứu trong phạm vi một Luận văn Thạc sĩ, tác giả chỉ xin đi sâu vào
phân tích nội dung cụ thể pháp luật của một số quốc gia tiêu biểu trên thế
giới; từ đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Cho đến thời điểm hiện tại, đã có một số công trình nghiên cứu về vấn
đề chuyển đổi giới tính ở nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Những công trình
này là cơ sở quan trọng cho việc tiếp cận và tiếp tục nghiên cứu đề tài.
• Sách:
- Trương Hồng Quang (2014) ―Người đồng tính, song tính, chuyển
giới tại Việt Nam và vấn đề đổi mới hệ thống pháp luật‖, NXB Chính trị
Quốc gia – Sự thật;
- Trương Hồng Quang (2017) ―Tìm hiểu về quyền của người đồng
tính, song tính, chuyển giới và liên giới tính ở Việt Nam, NXB Chính trị
Quốc gia – Sự thật;
- Clements-Noelle, K., Marx, R.,& Katz, M. (2006), “Attempted
suicide among transgender persons: The influence of gender-based
discrimination and victimization”, Journal of Homosexuality, 51(3);

2



- Donnan, H. & Magowan, F. (2009), Sexual Transgression, Social Order
and the Self. In H. Donnan & F. Magowan (ed) Transgressive Sex:
Subversion and Control in erotic encounters, Berghahn Books;
- Green, Richard (1994), "Transsexualism and the La. Bull Am Acad
Psychiatry Law", 22(4). 1-7.w. Herman, Robin (2004), "'No Exceptions,'
And No Renee Richards." The New York Times Company;
- Shopland, Norena “I have a certain amount of regrettable notoriety”
from Forbidden Lives: LGBT stories from Wales, Seren Books, 2017;
- Summers, Randal W. (2016), “Social Psychology: How Other
People Influence Our Thoughts and Actions” [2 volumes]. ABC-CLIO;
• Luận án, luận văn:
- Đặng Hoàng Hiếu (2015), Luận văn thạc sĩ về ―Quyền con người của
người đồng tính, song tính và chuyển giới – Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn‖, Trường Đại học Luật Hà Nội;
- Bùi Thị Xuân Hoa (2017), Luận văn thạc sĩ về “Thực trạng vấn đề
chuyển đổi giới tính ở Việt Nam hiện nay‖, Trường Đại học Luật Hà Nội;
• Bài tạp chí
- Trương Hồng Quang (2013), Các vấn đề xã hội và phá lý về cộng
đồng người đồng tính, song tính và chuyển giới tại Việt Nam hiện nay‖, Tạp
chí Nhà nước và Pháp luật, số 6, tr.43-53;
- Trương Hồng Quang (2013), Người chuyển giới tại Việt Nam dưới
góc nhìn pháp lý, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 12, tr.35-42;
- Thái Thị Tuyết Dung và Vũ Thị Thúy (2013), Bảo đảm quyền của
người đồng tính, song tính và chuyển giới trong tu pháp hình sự, Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp, số 9;
- Nguyễn Thị Lan (2014), Quyền làm cha mẹ của những người thuộc
nhóm đồng tính, song tính và chuyển giới, Tạp chí Dân chủ Pháp luật, số
chuyên đề;
3



- Alcorn, Gay (2016), “The reality of Safe Schools”. The Guardian;
- Cavanagh, Rebekah (2016), “Roz Ward suspended from controversial
Safe Schools program”. Herald Sun;
- “Marriage Amendment (Definition and Religious Freedoms) Bill
2017 - Explanatory Memorandum”. ParlInfo. Parliament of Australia;
- Matt Flegenheimer (2014), Easing the law for New Yorker shifting
gender, New York Times;
- Maria Caspani, Daniel Wallis and Tom Brown (2018), “U.S. rolls
back protections for transgender prison inmates‖. Reuters.
3. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của Luận văn này là nghiên cứu pháp luật chuyển
đổi giới tính tại một số quốc gia tiêu biểu trên thế giới. từ đó đưa ra các quan
điểm và giải pháp cho việc xây dựng Luật Chuyển đổi giới tính ở Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Cơ sở lý luận pháp luật về chuyển đổi giới tính.
- Phân tích, đánh giá quy định của pháp luật về chuyển đổi giới tính ở
một số quốc gia trên thế giới.
- Đánh giá tác động của pháp luật về chuyển đổi giới tính đối với cộng
đồng người chuyển giới tính nói riêng và toàn xã hội nói chung tại một số
quốc gia trên thế giới.
- Rút ra những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong việc xây
dựng pháp luật nhằm đảm bảo quyền con người, quyền công dân cho những
người chuyển đổi giới tính tại Việt Nam.
4. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá nội dung các khái
niệm cơ bản về chuyển đổi giới tính, pháp luật về chuyển đổi giới tính và văn
bản pháp luật hiện hành của một số quốc gia trên thế giới về các vấn đề liên

4


quan đến chuyển đổi giới tính như: điều kiện thực hiện; chủ thể được thực
hiện; quyền của cá nhân đã tiến hành chuyển đổi giới tính; các biện pháp đảm
bảo quyền con người, quyền công dân của những người đã chuyển đối giới
tính;… Từ cơ sở đó rút ra những giá trị có thể tham khảo để tiến hành xây
dựng Luật Chuyển đổi giới tính tại Việt Nam.
5. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của Luận văn là pháp luật về chuyển đổi giới tính,
của một số quốc gia có tính tương đồng hoặc phát triển hơn so với Việt Nam
và tình hình thực tiễn về pháp luật chuyển đổi giới tính tại Việt Nam hiện nay.
Từ đó chỉ rõ những bài học kinh nghiệm để xây dựng Luật Chuyển đổi giới
tính ở Việt Nam.
Luận văn nghiên cứu các quy định của pháp luật đang có hiệu lực thi hành.
6. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật
lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng của học thuyết Mác-Lênin, quan
điểm, đường lối, chính sách, pháp luật Việt Nam về chăm sóc sức khỏe, bảo
đảm quyền con người, quyền công dân.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả còn sử dụng các phương pháp cụ
thể như: so sánh, khảo sát, thống kê, quy nạp, diễn dịch, phân tích - tổng hợp.
7. Ý nghĩa của đề tài
Luận văn góp phần làm phong phú thêm cơ sở lý luận pháp luật và thực
tiễn về chuyển đổi giới tính tại một số các quốc gia trên thế giới. Qua đó,
nâng cao nhận thức về quyền con người, quyền công dân của người chuyển
đổi giới tính; rút ra được những giá trị tích cực, làm cơ sở để tham khảo trong
việc xây dựng Luật Chuyển đổi giới tính tại Việt Nam.
Luận văn góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân của
người chuyển đổi giới tính và là tài liệu tham khảo cho các đối tượng có liên

quan, quan tâm.
5


8. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo thì phần
Nội dung chính của Luận văn được bố trí thành 03 chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận pháp luật chuyển đổi giới tính
Chương 2: Thực trạng pháp luật về chuyển đổi giới tính tại một số quốc
gia trên thế giới và giá trị tham khảo với Việt Nam.
Chương 3: Quan điểm và nội dung xây dựng Luật Chuyển đổi giới tính
ở Việt Nam.

6


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VỀ PHÁP LUẬT CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH
1.1. Khái niệm “giới tính” và “pháp luật chuyển đổi giới tính”
1.1.1. Khái niệm “giới”
Khái niệm ―giới‖ muốn nói đến vai trò của giới nam và giới nữ về mặt
xã hội, hành vi, các hoạt động và các đặc tính của mỗi giới (sinh học, tâm lý,
xã hội) [9]. ―Giới chỉ sự khác biệt về mặt xã hội giữa nam và nữ, phản ánh
đặc điểm quan hệ xã hội giữa nam giới và nữ giới, liên quan đến địa vị xã hội
của nam giới và nữ giới‖ [8, tr.8]. Như vậy, các quan điểm đưa ra đều nhận
định giới là nói đến vai trò, địa vị xã hội của nam giới và nữ giới. Khoản 1
Điều 5 Luật bình đẳng giới quy định: Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của
nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội. Như vậy, giới là sự thể hiện
các yếu tố không chỉ về tự nhiên mà cả yếu tố xã hội của con người, trong đó,

yếu tố xã hội được nhấn mạnh.
1.1.2. Khái niệm “giới tính”
Khái niệm ―giới tính‖ muốn nói đến những biểu lộ sinh học đặc trưng
của một người (như nhiễm sắc thể, tuyến sinh dục, các bộ phận sinh dục trong
và ngoài) là nam hay nữ [9]. Khoản 2 Điều 5 Luật bình đẳng giới xác định rõ:
Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ. Nếu như ―giới‖ chủ yếu
nhấn mạnh đến yếu tố xã hội của con người thì ―giới tính‖ chủ yếu nhấn mạnh
đến yếu tố tự nhiên của con người. Tuy vậy, ngoài giới tính nam và nữ thì
ngày nay khoa học đã xác định rằng, ngoài giới tính nam và nữ thì còn giới
tính thứ ba, thậm chí giới tính khác nữa.
Như vậy, để xác định giới tính của một người có thể phải dựa vào nhiều
đặc điểm như nhiễm sắc thể, bộ phận sinh dục. Thời điểm xác định giới tính
của một người là thời điểm cấp giấy chứng sinh [1, phụ lục 4]. Một thực tế từ
7


trước đến nay là khi trẻ mới được sinh ra, chúng ta thường chỉ dựa vào bộ phận
sinh dục để xác định giới tính của đứa trẻ (trừ khi trẻ được sinh ra mà có khuyết
tật bẩm sinh về giới tính thì cần thông qua thủ tục xác định lại giới tính theo
quy định của pháp luật). Như vậy, nếu trẻ được sinh ra mà không có bất thường
ở bộ phận sinh dục thì mặc nhiên được hiểu là không có khuyết tật bẩm sinh về
giới tính và có thể xác định chính xác giới tính của đứa trẻ là nam hay nữ.
Một thuật ngữ có liên quan mật thiết đến giới tính là nhận dạng giới.
Mỗi con người đều có một nhận dạng giới – đó là một loại cảm giác sâu sắc,
nhận thức thôi thúc từ trong bản thân mỗi con người việc họ mang giới tính
gì; là nam, nữ, hoặc một điều gì đó khác nằm ở giữa. Nhận dạng giới có thể
tương quan với giới tính được chỉ định khi một người được sinh ra hoặc có
thể khác với giới tính đó.
Trong hầu hết các xã hội, chủ yếu có sự phân chia cơ bản giữa các
thuộc tính giới được gán cho nam và nữ, đây là hai loại giới tính mà hầu hết

mọi người tuân thủ và bao gồm những khả năng về việc một người mang tính
chất giống đực hay tính chất giống cái trong tất cả các khía cạnh về giới và
giới tính như: giới tính sinh học, nhận dạng giới và biểu hiện giới. Một số
người sẽ có những khía cạnh về giới và giới tính khác nhau, trong con người
họ sẽ không có sự đồng nhất giữa giới tính sinh học và nhận dạng giới tại một
số hoặc tất cả các khía cạnh về giới; họ có thể là người chuyển đổi giới tính,
người không thuộc hai giới tính cơ bản, người lưỡng tính,… Một số xã hội có
thể tồn tại loại giới tính được gọi là ―giới tính thứ ba‖ [147].
Có một số giả thiết được đưa ra về cách thức và thời điểm hình thành
nhận dạng giới và việc nghiên cứu đề tài này rất khó vì trẻ em chưa có ngôn
ngữ, đòi hỏi các nhà nghiên cứu phải đưa ra các giả định từ bằng chứng gián
tiếp. Theo John Money, trẻ em có thể có nhận thức và khi gắn nó với một số
đặc trưng về giới tính, thì thời điểm đó sớm nhất là từ 18 tháng đến hai năm;

8


Lawrence Kohlberg lập luận rằng nhận dạng giới không thể hình thành cho
đến khi ba tuổi. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều đồng ý rằng nhận dạng giới
cốt lõi của trẻ được hình thành vững chắc trong khoảng ba tuổi. Tại thời điểm
này, trẻ em có thể nhận dạng chắc chắn về giới tính của mình [36, p.243] và
có xu hướng chọn các hoạt động và đồ chơi được coi là phù hợp với giới tính
của chúng (như búp bê và vẽ tranh cho bé gái, và dụng cụ và nhà ở thô đối với
con trai), mặc dù những đứa trẻ này chưa hiểu đầy đủ về ý nghĩa của giới tính.
Sau ba tuổi, nhận dạng giới cốt lõi vô cùng khó thay đổi [46], và nếu cố tình
chỉ định lại, nó có thể dẫn đến tình trạng chán ghét giới tính [32]. Sự sàng lọc
nhận dạng giới kéo dài đến năm bốn tuổi, sáu tuổi [58, p.104], và tiếp tục đến
tuổi trưởng thành của trẻ.
Mặc dù quá trình hình thành nhận dạng giới không hoàn toàn được hiểu
rõ, nhưng nhiều yếu tố đã xem xét là ảnh hưởng đến sự phát triển của nó. Cụ

thể, đang có một cuộc tranh luận trong tâm lý học giữa mức độ ảnh hưởng bởi
môi trường sống (khách quan) so với yếu tố bẩm sinh (sinh học – chủ quan).
Cả hai yếu tố đều được cho là đóng vai trò quan trọng. Các yếu tố sinh học
ảnh hưởng đến nhận dạng giới bao gồm nồng độ hoóc môn trước và sau khi
sinh [33]. Mặc dù yếu tố di truyền cũng ảnh hưởng đến nhận dạng giới, nhưng
nó không được xác định là một yếu tố quan trọng.
Các yếu tố xã hội có thể ảnh hưởng đến nhận dạng giới được cho là liên
quan đến vai trò tác động của gia đình, phương tiện thông tin đại chúng và
những người có tầm ảnh hưởng, truyền cảm hứng khác trong cuộc sống của
trẻ em. Khi trẻ em được nuôi dưỡng bởi những cá nhân tuân thủ các vai trò
giới nghiêm ngặt, chúng có nhiều khả năng sẽ cư xử theo cùng một cách, phù
hợp với nhận dạng giới của chúng theo các kiểu giới tính khuôn mẫu tương
ứng. Hơn nữa, lý thuyết về học tập xã hội cho rằng trẻ em phát triển nhận
dạng giới thông qua quan sát và bắt chước các hành vi liên quan đến giới, và

9


sau đó, tùy thuộc vào việc cách cư xử đó của trẻ được khen thưởng hay trừng
phạt mà trẻ sẽ hình thành thói quen hay không. Do đó, nếu lập luận theo cách
này thì nhận dạng giới được hình thành bởi những người xung quanh thông
qua cố gắng bắt chước và làm theo [49].
Tiến sĩ John Money là một trong những người đầu tiên nghiên cứu về
nhận dạng giới. Ông được ghi nhận vì đã đưa ra thuật ngữ nhận dạng giới ―để
mô tả ý thức nội tâm của một người là nam hay nữ‖ [27]. Ông không đồng ý
với những quan điểm trước đây - cho rằng giới tính chỉ được xác định bởi sinh
học. Ông lập luận rằng trẻ sơ sinh được sinh ra như một bảng trống (blank) và
cha mẹ có thể quyết định giới tính của những đứa trẻ. Theo quan điểm của
Money, nếu cha mẹ tự tin nuôi dạy con mình như một người có giới tính đối
lập với giới tính sinh học của chúng, đứa trẻ sẽ tin rằng chúng được sinh ra theo

giới tính đó và có những hành vi theo giới tính chúng được nuôi dạy để trở
thành. J. Money tin rằng sự nuôi dưỡng có thể lấn át tính tự nhiên [27].
Những người chuyển đổi giới tính nữ là người sinh ra là nam giới
nhưng nhận dạng của cô ấy lại như một phụ nữ. Cô ấy có thể tự mô tả mình
bằng những từ như ―MtF‖, ―M2F‖ hoặc ―nữ‖. Có rất nhiều nhưng nhận dạng
chuyển đổi giới tính khác, bao gồm những mô tả về giới tính thứ ba, trở thành
cả nam và nữ, hoặc được nhận dạng là giới tính không theo quy tắc chung
hoặc giới tính biến thể.
Thuật ngữ ngược lại với những người này là ―Dị tính‖, nó dùng để chỉ
người có giới tính sinh học phù hợp với nhận dạng giới của họ.
Nhận dạng giới của một cá nhân có thể trùng hoặc không trùng với biểu
hiện giới tính của họ. Biểu hiện giới tính là những hành vi, cách cư xử, sở
thích và ngoại hình có liên quan đến giới tính, đặc biệt với các khía cạnh nữ
tính hoặc nam tính của một người thể hiện ra bên ngoài để cho thấy giới tính
của họ. Những khía cạnh để xem xét biểu hiện giới tính của một người này
dựa trên định kiến về giới tính.

10


Mỗi người đều có cách biểu hiện giới tính riêng của mình, cách họ thể
hiện nam tính và/hoặc nữ tính của họ ra bên ngoài. Người chuyển đổi giới
tính đặc biệt dễ bị phân biệt đối xử khi biểu hiện giới tính của họ kết hợp các
yếu tố của cả hai biểu hiện giới tính nam và nữ.
Biểu hiện giới tính thường phản ánh nhận dạng giới của một người
(cảm nhận bên trong về giới tính của chính họ), nhưng điều này không phải
lúc nào cũng đúng [59, p.232]. Trong nhiều trường hợp, biểu hiện giới riêng
biệt và độc lập với xu hướng tình dục và giới tính được chỉ định khi sinh. Có
một kiểu biểu hiện giới được coi là không điển hình đối với bề ngoài của một
người có thể được mô tả là ―giới tính không phù hợp‖.

Giới tính không nhị phân (Non-binary Gender) là một thuật ngữ để chỉ
một người xác định giới tính của mình theo một cách nào đó không phải giới
tính nam-nữ. Họ có thể coi bản thân họ không chỉ là một người đàn ông hay
một người phụ nữ, có thể là cả hai, hoặc có một cách tiếp cận hoàn toàn khác
về giới tính của bản thân. Những người khác nhau có thể sử dụng các từ ngữ
khác nhau để mô tả nhận dạng giới cá nhân của họ, chẳng hạn như giới tính,
người chuyển đổi giới tính hoặc người có nhiều giới tính.
Xu hướng tình dục là một kiểu có cảm xúc lãng mạn hoặc bị hấp dẫn
giới tính lâu dài (hoặc kết hợp cả hai) với những người khác giới hoặc cùng
giới, hoặc cả hai giới hay nhiều hơn một giới. Những cảm xúc này thường
xuất hiện ở người dị tính, đồng tính luyến ái và lưỡng tính [56], trong khi vô
tính (thiếu cảm giác hấp dẫn tình dục với người khác) đôi khi được xác định
là loại thứ tư [50].
Người chuyển đổi giới tính ngày nay xác định xu hướng tình dục
tương ứng với giới tính của họ; có nghĩa là một người phụ nữ chuyển đổi
giới tính chỉ bị thu hút bởi phụ nữ thì sẽ được coi là đồng tính nữ, ngược
lại, một người đàn ông chuyển đổi giới tính chỉ bị thu hút bởi phụ nữ sẽ là
một người đàn ông ―thẳng‖.
11


Từ viết tắt ―LGBT‖ là viết tắt của ―đồng tính nữ, đồng tính nam, song
tính và chuyển giới‖. Nó bao gồm ba thuật ngữ định hướng tính dục (đồng
tính nữ, đồng tính nam và lưỡng tính) và một thuật ngữ nhận dạng giới
(chuyển giới hoặc chuyển đổi giới tính). Sự khác biệt này giữa xu hướng tình
dục và nhận dạng giới không phải lúc nào cũng rõ ràng, đặc biệt là trong các
cộng đồng và văn hóa nơi một thuật ngữ được sử dụng để mô tả cả hai.
Những người có biểu hiện giới tính không phản ánh đúng nhận dạng
giới của họ thường sẽ gặp phải chứng đau khổ vì giới tính (Gender Dysphoria).
Một chẩn đoán y khoa cho thấy ai đó đang cảm thấy khó chịu hoặc đau khổ

vì có sự không phù hợp giữa giới tính biểu hiện ra ngoài và nhận dạng giới
của họ. Điều này đôi khi được gọi là rối loạn nhận dạng giới tính hoặc
chuyển giới tính.
Từ những phân tích ở trên và những kiến thức bản thân đã thu thập
được, tác giả luận văn đồng tình với khái niệm giới tính đã được Trường Đại
học Luật Hà Nội đưa ra trong Tập bài giảng Luật Bình đẳng giới như sau:
―Giới tính thể hiện những đặc điểm sinh học của nam và nữ, có tính chất bẩm
sinh, tự nhiên, sinh thành, biến đổi tuân theo quy luật sinh học, gắn liền với cá
nhân từ khi sinh ra đến khi chết đi‖ [8, tr.5].
1.1.3. Khái niệm “chuyển đổi giới tính”
Về khái niệm chuyển đổi giới tính, hiện nay còn tồn tại nhiều quan
điểm trái chiều, nhưng tựu chung lại có hai nhóm quan điểm như sau:
Quan điểm thứ nhất cho rằng, ―Chuyển đổi giới tính là phẫu thuật
chuyển đổi bộ phận sinh dục ngoài, trong và điều trị hoóc môn sinh dục thay
thế‖ [9]. Theo quan điểm này, việc chuyển đổi giới tính chỉ được thừa nhận
đối với những người thực hiện việc phẫu thuật thay đổi bộ phận sinh dục
trong và ngoài, tức là sự can thiệp y học để chuyển đổi giới tính phải được
thực hiện một cách toàn diện chứ không phải chỉ dừng lại ở việc phẫu thuật
một trong các bộ phận cơ thể.
12


Quan điểm thứ hai cho rằng, ―Chuyển đổi giới tính là chỉ những thủ tục
y khoa dùng để thay đổi giới tính của một người trong đó có thể bao gồm
phẫu thuật chuyển đổi giới tính hay không‖ [12]. Theo quan điểm này, chuyển
đổi giới tính không nhất thiết phải trải qua quá trình phẫu thuật y học, tức là
việc phẫu thuật bộ phận sinh dục là không đặt ra.
Như vậy, sự khác biệt lớn nhất giữa hai quan điểm này là việc phẫu
thuật thay đổi bộ phận sinh dục của người chuyển đổi giới tính là bắt buộc
hay không bắt buộc. Đây cũng là một trong những vấn đề gây tranh cãi nhiều

nhất khi Bộ Y tế tổ chức xin ý kiến thẩm định của các cơ quan, tổ chức và
người dân. Theo những phân tích về khái niệm, thời điểm ghi nhận giới tính
của một cá nhân, tôi cho rằng muốn chuyển đổi giới tính thì nhất định phải
thay đổi bộ phận sinh dục. Việc thay đổi bộ phận sinh dục chỉ có thể thực hiện
được thông qua phẫu thuật thay đổi bộ phận sinh dục của người muốn chuyển
đổi giới tính.
Trong Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính, khái niệm chuyển đổi giới
tính được xác định là ―quá trình thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới
tính của một người đã có giới tính sinh học hoàn thiện, phù hợp với nhận diện
giới của họ‖ [3]. Khái niệm này cũng thống nhất với nhận định trong quan
điểm thứ nhất được trích dẫn ở trên. Tuy nhiên khái niệm chuyển đổi giới tính
trong Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính có thể dẫn đến các cách hiểu khác
nhau về chuyển đổi giới tính. Chẳng hạn như: (i) Cách hiểu thứ nhất, việc
chuyển đổi giới tính được áp dụng với ―người đa có giới tính sinh học hoàn
thiện phù hợp với nhận diện giới của họ; (ii) Cách hiểu thứ hai, việc chuyển
đổi giới tính được thực hiện đối với ―người đã có giới tính sinh học hoàn
thiện‖ nhằm phù hợp với ―nhận diện giới của họ‖. Theo quan điểm cá nhân,
trước khi thực hiện việc chuyển đổi giới tính, nhận diện giới của người
chuyển đổi giới tính trái ngược với giới tính sinh học của họ (kết cấu cơ thể

13


và bộ phận sinh dục của nam/nữ nhưng lại cho rằng mình là nữ/nam). Đây
cũng là một trong các điều kiện của cá nhân đề nghị điều trị nội tiết tố sinh
dục để chuyển đổi giới tính mà khoản 2 Điều 7 Dự thảo Luật Chuyển đổi giới
tính đã đề cập. Do đó, việc chuyển đổi giới tính để nhằm thay đổi giới tính
sinh học đã hoàn thiện ở giới tính này sang giới tính khác phù hợp với nhận
diện giới của người chuyển đổi giới tính.
Theo những phân tích ở trên, tác giả luận văn cho rằng cách hiểu thứ

hai là phù hợp. Như vậy, có thể hiểu khái niệm chuyển đổi giới tính theo Đề
tài nghiên cứu về Vấn đề chuyển đổi giới tính trong BLDS 2015 của Trường
Đại học Luật Hà Nội đã đưa ra: ―Chuyển đổi giới tính là quá trình thực hiện
can thiệp y học để chuyển đổi giới tính của một người đã có giới tính sinh học
hoàn thiện sang giới tính khác phù hợp với nhận diện giới của họ‖.
Quá trình can thiệp y học để chuyển đổi giới tính không chỉ là quá
trình phẫu thuật nhằm thay đổi bộ phận sinh dục của người chuyển đổi giới
tính mà phải là toàn bộ quá trình từ điều trị nội tiết tố sinh dục đến phẫu
thuật ngực; phẫu thuật bộ phận sinh dục để thay đổi giới tính khác với giới
tính sinh học hoàn thiện.
1.1.4. Khái niệm “Pháp luật về chuyển đổi giới tính”
Chuyển đổi giới tính là nhu cầu chính đáng đối với những con người cụ
thể. Pháp luật Việt Nam đặt ra yêu cầu đối với cá nhân là xác định giới tính
cho mình một cách chính thức, đồng nghĩa với được pháp luật ghi nhận. Một
mặt pháp luật quy định bình đẳng giới, nhưng mặt khác, pháp luật cũng phải
phân biệt rõ giới tính trong nhiều trường hợp cụ thể. Chẳng hạn pháp luật và
trong thực tiễn phải có những ưu tiên đối với phụ nữ, các ứng xử đối với phụ
nữ phải khác so với nam giới, trong bắt người, tạm giữ, tạm giam…phải phân
biệt rõ. Tuy vậy, thực tế cho thấy, giới tính được xác định rất sớm trong quá
trình sinh ra và lớn lên của con người. Nhưng với sự xác định giới tính từ rất

14


sớm ấy, có những trường hợp không đúng với con người họ. Do vậy pháp luật
cần phải có những quy định cụ thể về chuyển đổi giới tính.
Pháp luật về chuyển đổi giới tính là tổng thể các quy tắc xử sự mang
tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội
liên quan đến người chuyển đổi từ giới tính này sang giới tính khác
Pháp luật về chuyển đổi giới tính bao gồm các nội dung cơ bản

sau:quyền và nghĩa vụ của người chuyển đổi giới tính; điều kiện đối với
người muốn thực hiện chuyển đổi giới tính; điều kiện đối với cá nhân, tổ chức
thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính; hồ sơ, thủ tục để thực hiện
chuyển đổi giới tính; quy định chuyên môn về xác định tâm lý và thực hiện
can thiệp y học để chuyển đổi giới tính; công nhận đã can thiệp y học để
chuyển đổi giới tính; trách nhiệm trong thực hiện chuyển đổi giới tính các hệ
quả pháp lý có thể xảy ra sau khi chuyển đổi giới tính.
Ngoài ra pháp luật về chuyển đổi giới tính còn cần có những quy định
điều chỉnh cách hành xử của cộng đồng với những người chuyển đổi giới tính,
đề ra các biện pháp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người
chuyển đổi giới tính.
1.2. Vai trò của pháp luật về chuyển đổi giới tính
1.2.1. Pháp luật về chuyển đổi giới tính là nền tảng để ghi nhận
quyền chuyển đổi giới tính
Không phải tất cả những người chuyển giới đều muốn thay đổi cơ thể
họ, mặc dù một số khác thì cảm thấy mong muốn điều này. Tuy nhiên, hầu
hết những người chuyển đổi giới tính đều mong muốn thiết lập một vai trò xã
hội phù hợp với giới tính mà tâm lý họ tự xác định.
Năm 1980, hiện tượng chuyển giới đã được Hiệp hội tâm thần học Mỹ
(American Psychiatric Association – APA) chính thức phân loại là một dạng
bệnh tâm thần có tên gọi là Rối loạn định dạng giới (Gender Identity Disorder

15


– GID). Vì xác định chuyển giới là một dạng bệnh nên các tổ chức này có
khuyến cáo nên điều trị bệnh cho người chuyển giới bằng các liệu pháp tâm lý
hơn là công nhận việc chuyển đổi giới tính cho họ. Tuy nhiên, các tranh cãi về
khuynh hướng của người chuyển giới không dừng lại mà tiếp tục được thực
hiện bởi nhiều nghiên cứu khác nhau. Theo báo cáo của Bộ Y tế năm 2017,

thì trải qua nhiều kết quả nghiên cứu, chuyển giới được kết luận thực chất
không phải là một dạng rối loạn tinh thần [11]. Do đó, từ năm 2012, chuyển
giới được loại khỏi danh sách các rối loạn tâm thần của Hội chẩn đoán y khoa
Hoa Kỳ (DSM), có nghĩa là chuyển giới được xem là một dạng tâm lý bình
thường. DSM đồng thời kêu gọi cộng đồng hỗ trợ và chấp nhận người chuyển
đổi giới tính để họ có thể tự do thể hiện bản dạng giới của mình và giảm thiểu
kỳ thị. Kết quả là quyền chuyển giới và phẫu thuật chuyển đổi giới tính đã
được gỡ bỏ các rào cản về nhận thức và được hiện thực hóa về mặt pháp lý ở
nhiều quốc gia trên thế giới [11]. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều tranh cãi xung
quanh vấn đề này.
Và cuối cùng, sau nhiều năm tranh cãi thì ngày 18/6/2018, Tổ chức Y tế
Thế giới (WHO) đã chính thức thừa nhận ―chuyển giới‖ không phải rối loạn
tâm lý. Đây được xem như một bước đột phá trong phong trào đấu tranh giành
quyền bình đẳng cho những người chuyển giới. Và như vậy, chuyển giới không
phải là một loại bệnh và người chuyển giới không phải là một bệnh nhân. Do
đó, họ cần được xã hội đối xử một cách bình thường và công bằng. Và khi đó,
pháp luật về chuyển đổi giới tính sẽ là nền tảng pháp lý đầu tiên để cho phép
chuyển đổi giới tính và bảo vệ những người chuyển đổi giới tính.
1.2.2. Pháp luật về chuyển đổi giới tính là cơ sở để bảo vệ quyền của
người chuyển đổi giới tính
Ngày nay, việc tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người đã trở
thành một vấn đề toàn cầu, có mối liên hệ mật thiết với chính sách phát

16


triển của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, việc tôn trọng và bảo vệ quyền con
người cũng được Đảng và Nhà nước quan tâm hơn bao giờ hết và nhiệm vụ
này được đặc biệt chú trọng trong các mục tiêu đề ra khi xây dựng Hiến
pháp và pháp luật.

Có thể khẳng định rằng, đầu tiên cho đến sau cùng, người chuyển giới
nói riêng và cộng đồng LGBT nói chung cũng là con người. Và với tư cách là
một con người, người chuyển giới cũng có quyền hưởng tất cả những quyền
mà mọi người đều có. Quyền chuyển đổi giới tính về bản chất cũng là quyền
con người cơ bản. Bởi: mỗi cá nhân đều có quyền sống với giới tính thật của
mình. Giới tính của cá nhân không chỉ được xác định bởi giấy tờ nhân thân
mà còn phải bảo đảm các đặc điểm sinh học của giới (đặc điểm, vị trí, vai trò
của nam và nữ trong tất cả mối quan hệ xã hội). Quyền chuyển đổi giới tính
chính là cơ sở pháp lý để cá nhân thực hiện các quyền do luật định phù hợp
với giới tính thật của mình [17].
Như vậy, có thể nói, chuyển đổi giới tính là một thực tế khách quan,
nhu cầu cần có của người chuyển giới và được xem như một quyền cơ bản
của con người. Pháp luật về chuyển đổi giới tính bao gồm những quy phạm
pháp luật điều chỉnh những vấn đề liên quan đến chuyển đổi giới tính cũng là
trực tiếp bảo vệ quyền của người chuyển đổi giới tính.
1.2.3. Pháp luật về chuyển đổi giới tính đáp ứng nhu cầu bức thiết
của người chuyển đổi giới tính
Thật khó để biết được số lượng người chuyển giới ở Việt Nam, đặc
biệt khi khái niệm chuyển giới không chỉ khuôn gọn vào những người đã
phẫu thuật, mà cả những người có cảm nhận rõ ràng về giới tính thực của
mình khác với giới tính sinh học, và có xu hướng/ mong muốn được
chuyển đổi, mặc dù trên thực tế điều đó có thể chưa và không bao giờ xảy
ra. Ở Việt Nam chưa có điều tra nào về số lượng người chuyển giới, nhưng

17


các điều tra trên thế giới cho kết quả khác nhau từ 0,1 đến 0,5% dân số là
người chuyển giới [6].
Nếu sử dụng con số trung bình thấp nhất là 0,1%, Việt Nam ước đoán

có gần 100.000 người chuyển giới, lấy con số 0,5% thì Việt Nam có khoảng
450.000 người. Ở các nước hợp pháp hóa việc chuyển giới, có thể dễ dàng
thống kê hơn dựa trên số liệu các ca tư vấn, phẫu thuật hoặc thay đổi giấy tờ.
Tại Việt Nam chưa có nghiên cứu chính xác về số lượng người chuyển giới,
mặc dù các hoạt động, nghiên cứu đã tiếp xúc với rất nhiều người chuyển
giới. Theo thống kê, có 78,1% người chuyển giới (khoảng 300.000 người)
mong muốn phẫu thuật chuyển đổi giới tính. 11.1% đã phẫu thuật ít nhất một
bộ phận trên cơ thể (ngực, cơ quan sinh dục hoặc cả hai). Trong đó 100% các
ca phẫu thuật liên quan đến bộ phận sinh dục (23 trường hợp) được thực hiện
ở nước ngoài (Thái Lan và Hàn Quốc), 83,3% các ca phẫu thuật liên quan đến
ngực (cấy hoặc cắt bỏ) được thực hiện ở Việt Nam. Về nhu cầu tình cảm, hôn
nhân gia đình: có 95,8% người chuyển giới muốn được quyền kết hôn với
người yêu của mình vì trên giấy tờ hiện tạo thì hai người đang là người cùng
giới tính, trong đó tới 78,3% muốn được kết hôn ngay cả khi không thay đổi
được giới tính trên giấy tờ. Đặc biệt với trường hợp khi bị tạm giam, tạm giữ
hoặc ở trại giam, 42,9% người chuyển giới nữ đã từng bị giam/giữ chung với
người nam, hơn 1/3 (35,6%) số họ đã phẫu thuật ít nhất một bộ phận trên cơ
thể, trong khi đó 58% ý kiến muốn ở khu riêng và 38% muốn ở khu nữa. May
mắn hơn, trong hai (02) trường hợp người chuyển giới nam đã từng bị
giam/giữ, thì một (01) người đã phẫu thuật bộ phận sinh dục được ở khu riêng
và một (01) người ở khu nữ. Ý kiến của nhóm chuyển giới nam là 72,45
muốn ở khu riêng, 15,9% muốn ở khu nữ và 11,7% muốn ở khu nam. Xu
hướng chung dù là người chuyển giới nam hay nữ, phẫu thuật hay chưa đều
muốn ở khu riêng và không giam/giữ chung với khu nam, vì sẽ dễ gặp rủi ro
bị xâm hại hoặc bạo hành hơn [18].
18


Bên cạnh đó, các nhu cầu khác về tình cảm gia đình, về đối xử y tế hoặc
pháp lý… cũng là những mong muốn cần thiết và thực tế. Những nhu cầu này

là chính đáng cần phải được thừa nhận và đảm bảo thực hiện theo một cơ chế
pháp lý phù hợp để đảm bảo cho người chuyển giới được sống thật với chính
con người mình, với khát vọng và quyền lợi chính đáng của con người.
Việc pháp luật ghi nhận quyền chuyển đổi giới tính cho cá nhân là thực sự
cần thiết trong xã hội hiện nay; bởi lẽ đây là công cụ rất hữu hiệu để bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp cho người chuyển giới và người chuyển đổi giới tính.
Thứ nhất, trong xã hội hiện nay, nhóm người có nhu cầu chuyển giới là
thực tế tồn tại khách quan. Dưới góc độ quyền con người, cá nhân có quyền
được sống, trong đó bao hàm quyền được sống là chính mình, có quyền quyết
định đối với cơ thể, hình hài của mình. Đây là mong muốn chính đáng của họ.
Xã hội càng phát triển, quyền tự do của con người ngày càng được mở rộng
và cần được pháp luật tôn trọng, bảo vệ.
Thứ hai, nếu pháp luật không thừa nhận quyền được chuyển đổi giới
tính thì bản thân người chuyển giới vẫn không từ bỏ niềm khao khát mình
được là giới tính kia. Vì vậy, xu hướng phẫu thuật chuyển đổi giới tính vẫn
ngày càng gia tăng, bất chấp những rào cản về mặt xã hội và pháp lý.
Thứ ba, việc không thừa nhận quyền chuyển đổi giới tính sẽ ảnh hưởng
đến các quyền, lợi hợp pháp của họ như: vấn đề cải chính hộ tịch sau khi cá
nhân thực hiện việc chuyển giới; cản trở việc kết hôn, tham gia các quan hệ
xã hội như tuyển dụng lao động, việc làm…
Thứ tư, ngược lại, nếu thừa nhận quyền chuyển đổi giới tính của cá nhân
thì cũng không làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của người khác, không làm
ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội. Không những vậy, nó còn tác động tích
cực trong việc giải quyết các xung đột gia đình, giảm thiểu sự kỳ thị của xã hội,
tạo cơ sở pháp lý giải quyết một số vướng mắc trên thực tế hiện nay [13].

19



×