Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Hệ sinh thái rạn san hô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (698.15 KB, 22 trang )

MỤC LỤC


DANH MỤC HÌNH ẢNH

2


MỞ ĐẦU
Các rạn san hô hay san hô trên thế giới là nguồn lợi vô giá thiên nhiên ban tặng
cho loài người chúng ta. Trên thế giới có hững rạn san hô đẹp, đầy sắc màu góp phần
tăng sự hấp dẫn cho các bờ biển như: Rạn san hô tại vùng Biển Đỏ nằm giữa châu Phi
và châu Á; Rạn san hô New Caledonia, Nam Thái Bình Dương; Rạn san hô Florida,
Mỹ; Rạn san hô tại Andro, Bahamas…. nhưng không thể không nhắc tới Rạn san hô
Great Barrier hệ sinh thái san hô lớn nhất thế giới.
Rạn san hô Great Barrier được tạo nên từ nhiều hòn đảo, hình dáng những đảo
này rất đa dạng từ đảo cát trũng bao quanh là nước xanh trong vắt, tới các hòn đảo
nghỉ mát nổi tiếng dày đặc khu nghỉ dưỡng. Rạn san hô Great Barrier được coi là biểu
tượng của bang Queensland. Nghiên cứu cho thấy cấu trúc các dải san hồ ngầm tại
Great Barrier đã phát triển được hơn 18.000 năm trên nền địa chất cũ. Tuy nhiên, hiện
nay địa danh nổi tiếng này đang bị đe dọa bởi sự khai phá quá mức và ô nhiễm môi
trường.
Bởi vậy, đề tài “ Hệ sinh thái rạn san hô Great Barrier “ nhằm mục đích cho
mọi thấy vẻ đẹp giá trị của rạn san hô Great Barrier, thông qua đó liên hệ một phần về
tình hình hệ sinh thái rạn san hô tại Việt Nam. Từ đó có cách cư xử đúng với những gì
thiên nhiên ban tặng, mỗi người cần có trách nhiệm gìn giữ cho thế hệ tương lai có thể
chiêm ngưỡng được những vẻ đẹp này.

3



NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: SAN HÔ VÀ HỆ SINH THÁI SAN HÔ
1.1 San hô
1.1.1 Khái niệm san hô
San hô là các sinh vật biển tồn tại dưới dạng các thể polyp nhỏ, thường sống
thành các quần thể gồm nhiều cá thể giống hệt nhau. Các polyp thuộc nhóm động vật
có tên là Thích ti (Cnidaria), bao gồm cả hải quỳ và sứa. Hãy tưởng tượng polyp san
hô trông giống như một can thức ăn đóng hộp khi được mở, mặt trên có miệng bao
quanh bởi một vòng xúc tu. Các xúc tu này có các tế bào châm giúp polyp san hô
bắt phù du bơi xung quanh nó. Khác với hải quỳ, san hô có thể tiết ra cấu truc canxi
cacbonat tạo thành những bộ xương cứng. Phần lớn san hô phát triển tốt nhất trong
môi trường nước ấm, nông, trong sạch, nhiều nắng và dao động.

Hình 1: San hô
Chỉ trừ một loài là san hô lửa, tất cả san hô được chia thành hai phân lớp chính:
san hô cứng (bao gồm san hô đá và san hô sừng) – có bộ xương chứa đá vôi (canxi
cacbonat), được xem là thành phần chính cấu thành nên rạn san hô; và san hô mềm –

4


không có xương, rất mềm dẻo đến mức đu đưa theo dòng nước. San hô cứng khi chết
đi còn lại bộ xương trắng, đỏ hay đen. San hô mềm khi chết đi sẽ không để lại gì cả.
1.1.2 Hình dạng san hô
Chẳng hạn san hô cứng có thể trông giống vỏ não (san hô não), hình sao, hình
cành cây (san hô cành), hình đĩa,… Một số loại san hô mềm bao gồm san hô quạt, bút
biển – trông giống như chiếc bút lông chim,…
1.1.3 Hình thức sinh sản
a. Sinh sản hữu tính
San hô chủ yếu sinh sản hữu tính, với 25% san hô phụ thuộc tảo (san hô đá) tạo

thành các quần thể đơn tính trong khi phần còn lại là lưỡng tính Khoảng 75% san hô
phụ thuộc tảo "phát tán con giống" bằng cách phóng các giao tử (trứng và tinh trùng)
vào trong nước để phát tán các quần thể san hô ra xa. Các giao tử kết hợp với nhau khi
thụ tinh để hình thành một ấu trùng rất nhỏ gọi là planula, thường có màu hồng và hình
ôvan; một quần thể san hô cỡ trung bình mỗi năm có thể tạo vài nghìn ấu trùng này để
vượt qua xác suất rất nhỏ của việc ấu trùng tạo được một quần thể mới.
San hô phải phụ thuộc vào các dấu hiệu môi trường, tùy theo từng loại, để xác
định thời gian chính xác để giải phóng các giao tử vào trong nước. Có hai phương
pháp mà san hô dùng để sinh sản hữu tính, chúng khác nhau ở chỗ giao tử cái có được
giải phóng hay không:


San hô gieo rắc, phần lớn trong chúng sinh sản hàng loạt, phụ thuộc nặng nề
vào các dấu hiệu môi trường, do ngược lại với san hô ấp trứng, chúng giải
phóng cả tinh trùng lẫn trứng vào trong nước. San hô sử dụng các dấu hiệu dài
hạn như độ dài thời gian ban ngày, nhiệt độ nước, và/hoặc tốc độ thay đổi nhiệt
độ; và dấu hiệu ngắn hạn thông thường nhất là chu kỳ trăng, với lúc mặt trời lặn
điều khiển thời gian giải phóng. Khoảng 75% các loài san hô là san hô gieo rắc,
phần lớn trong chúng là phụ thuộc tảo vàng đơn bào hay san hô tạo rạn. Các
giao tử với sức nổi dương trôi nổi về phía bề mặt nơi sự thụ tinh diễn ra để tạo
thành các ấu trùng planula. Các ấu trùng planula bơi về phía ánh sáng bề mặt để
đi vào các dòng chảy, nơi chúng ở lại khoảng 2 ngày, nhưng có thể tới 3 tuần,

5


và trong một trường hợp đã biết là 2 tháng, sau đó chúng chìm xuống và biến
hóa thành các polip và tạo thành các quần thể mới.
• San hô ấp trứng thông thường nhất là không phụ thuộc tảo vàng đơn bào (không
tạo rạn), hoặc một số san hô phụ thuộc tảo vàng đơn bào trong các khu vực có

tác động của sóng hay luồng chảy mạnh. San hô ấp trứng chỉ giải phóng tinh
trùng, với sức nổi âm, và có thể lưu trữ trứng đã thụ tinh trong vài tuần, giảm
bớt nhu cầu đối với các sự kiện sinh sản đồng bộ hàng loạt, nhưng nó vẫn có thể
xảy ra. Sau khi thụ tinh thì san hô giải phóng các ấu trùng planula đã sẵn sàng
chìm lắng xuống.
b. Sinh sản vô tính
Tại các đầu san hô, các polip giống hệt nhau về di truyền sinh sản vô tính để phát
triển quần thể. Điều này được thực hiện bằng nảy mầm hay mọc chồi khi một polip
mới mọc ra từ một polip trưởng thành, hoặc phân chia thành 2 polip lớn bằng polip
ban đầu.
 Mọc chồi: Mở rộng kích thước của quần thể san hô. Nó diễn ra khi corallite mới mọc

ra từ polip trưởng thành. Khi polip mới phát triển nó sinh ra xoang vị, tua cảm và
miệng. Khoảng cách giữa các polip mới và trưởng thành tăng lên, và cùng với nó là
coenosarc (cơ thể chung của quần thể). Việc mọc chồi có thể diễn ra theo các cách sau:


Phân chia theo chiều dọc bắt đầu với mở rộng polip ra, sau đó phân chia xoang
vị. Miệng phân chia và các tua cảm mới hình thành. Khác biệt với điều này là
mỗi polip phải hoàn thiện phần bị mất của mình về cơ thể và bộ xương ngoài.



Mọc chồi nội tua cảm hình thành từ các đĩa miệng của polip, nghĩa là cả hai
polip có cùng kích thước và nằm trong cùng một vòng tua cảm.



Mọc chồi ngoại tua cảm tạo thành từ đáy của polip, và các polip mới là nhỏ
hơn.




Phân chia theo chiều ngang diễn ra khi các polip và bộ xương ngoài phân chia
theo chiều ngang thành hai phần. Điều này có nghĩa là một polip có đĩa nền
(đáy) còn polip kia có đĩa miệng (đỉnh). Hai polip mới cũng phải tự hoàn thiện
các phần bị mất.

6




Phân đôi diễn ra ở một số san hô, đặc biệt là trong họ Fungiidae, trong đó quần
thể có khả năng tự tách thành 2 hay nhiều quần thể trong các giai đoạn đầu của
sự phát triển của chúng.

Cả quần thể san hô có thể sinh sản vô tính qua sự phân mảnh hay thoát ra ngoài,
khi một mảnh vỡ từ một đầu san hô được sóng đem đi nơi khác có thể tiếp tục phát
triển tại địa điểm mới.


Polip thoát ra ngoài diễn ra khi một polip từ bỏ quần thể và tái thiết lập trên
một nền mới để tạo ra quần thể trưởng thành mới.



Phân mảnh, trên thực tế có thể coi như là một kiểu của phân đôi, với các cá thể
bị vỡ ra khỏi quần thể do bão hay trong các tình huống khác mà việc vỡ ra này
có thể xảy ra. Các cá thể tách biệt có thể bắt đầu cho các quần thể mới.


1.2 Hệ sinh thái rạn san hô
Rạn san hô là cấu trúc khoáng canxi (aragonit) được tạo bởi các cơ thể sống.
Polyp san hô phát triển khoang hình cốc theo chiều dọc, đôi khi chia thành vách ngăn
tạo một đĩa nên mới cao hơn. Qua nhiều thế hệ, kiểu phát triển này tạo nên các quần xã
san hô lớn. Rạn san hô được xây dựng từ nhiều quần xã san hô tạo rạn và các sinh
vật khác có cấu tạo cơ thể chứa canxi cacbonat tương tự như san hô. Quần thể rạn san
hô lớn nhất thế giới là Great Barrier ở Úc, dài khoảng 2600 kilômét, lớn đến mức có
thể nhìn thấy từ các tàu thám hiểm vũ trụ.
Rạn san hô thường gắn bó chặt chẽ với rừng ngập mặn, thảm cỏ biển nên chúng
tạo cho thủy vực năng suất cao. Hàng năm, rạn san hô cung cấp hàng triệu tấn carbon
cho các vùng nước lận cận phục vụ cho quá trình sống trong đại dương.
Rạn san hô cũng được coi là hệ sinh thái quan trọng nhất, chúng bao gồm nhiều loài
đặc trưng đại diện cho hầu hết các nhóm động vật biển. Một số lượng lớn các hang hốc
trên rạn cung cấp nơi trú ẩn cho cá, động vật không xương sống đặc biệt là cá con.
Nhiều sinh vật rạn san hô như cá, rùa, tôm hùm, bạch tuộc, trai ốc và rong đỏ được
khai thác làm thực phẩm. Nguồn khai thác nhiều nhất là cá. Sản lượng lớn nhất của cá
khai thác quanh rạn thuộc về các nhóm cá di cư, chỉ vào rạn theo mùa như cá thu, cá
ngừ... Những loài cá này phân bố rộng trong đại dương nhưng trong một thời gian
chúng đến gần các rạn để kiếm thức ăn và trong một số trường hợp là để sinh sản. Các

7


loài cá trải qua cả cuộc đời trong rạn như cá mú, cá hồng... có thể đánh bắt quanh năm
nhưng sản lượng không lớn. Tôm hùm là nguồn lợi gắn liền với rạn. Các nguồn lợi
khác sinh sống tại vùng rạn là bạch tuộc, trai tai tượng, trai ốc, cá cảnh…
Các loại rong biển cũng được khai thác nhiều ở rạn san hô. Một số trong chúng
có giá trị dinh dưỡng cao do chứa nhiều vitamin và muối khoáng. Một số sinh vật như
các loài trai ốc được khai thác làm đồ lưu niệm, trang sức. Các loài rắn biển cũng được

khai thác cho mục đích y học.

Hình 2: Khám phá rạn san hô Great Barrer
Các rạn san hô được coi là kho dược liệu dưới đáy biển do có mặt nhiều nhóm
sinh vật có hoạt tính sinh học hoặc độc tố có giá trị dược liệu. Các loài san hô sừng,
san hô mềm cho nhiều hoạt chất có giá trị dược liệu. Tính đa dạng của các loài trên san
hô cao đến mức rạn được coi là "kho dự trữ" gien. Chúng lưu trữ nhiều chứng cứ để
chúng ta có thể hiểu được các quần thể động thực vật phát triển như thế nào và có chức
năng gì, cũng như chúng có thể có những giá trị tiềm ẩn trong tương lai.
Sự phức tạp về quá trình hình thành, sự khác nhau về hình dạng, màu sắc và
trạng thái của sinh vật đã làm cho rạn có vẻ đẹp hiếm có và lôi cuốn đối với con người.
Rạn là nguồn cảm hứng và đối tượng cho các nhà nhiếp ảnh dưới nước và của các nhà
khoa học. Rạn cũng là nguồn lợi to lớn phục vụ cho giải trí và du lịch và được coi là
có một giá trị văn hóa hiện đại.

8


CHƯƠNG 2: RẠN SAN HÔ GREAT BARRIER
2.1 Nguồn gốc của rạn san hô
Các đá san hô ngầm dao động khi mực nước biển thay đổi. Trung tâm nghiên
cứu đá ngầm của Úc đã tìm thấy nhiều trầm tích san hô đã tồn tại từ nửa triệu năm về
trước.
Theo công viên hải dương rạn san hô Great Barrier, cấu trúc đá san hô ngầm
đang sinh sống hiện nay đã bắt đầu phát triển trên một nền địa chất cũ khoảng 18.000
năm trước. Học viện Hải Dương Học Úc cho rằng sự kiện này đã bắt đầu từ 20.000
năm trước - cả hai dự đoán này đều đặt sự kiện tại thời gian của giai đoạn Tối Chung
Băng Kỳ. Quanh thời điểm đó, mực nước biển thấp hơn ngày nay khoảng 120m. Vùng
đất đã hình thành ra thể nền của rạn san hô Great Barrier là một vùng đồng bằng ven
biển với những ngọn đồi lớn.

Từ 20.000 cho đến 6.000 năm trước, mực nước biển tăng đều đặn. Khi mực
nước biển tăng, các san hô có thể mọc cao hơn trên những ngọn đồi của miền đồng
bằng ven biển. Khoảng 13.000 năm trước, mực nước biển thấp hơn ngày nay khoảng
60m, và các san hô đã bắt đầu mọc quanh các ngọn đồi của miền đồng bằng ven biển sau đó là các hòn đảo lục địa. Khi mực nước biển tăng cao hơn, hầu hết các hòn đảo
lục địa bị nhấn chìm. Các san hô lớn nhanh quá các ngọn đồi để hình thành ra các đảo
san hô và đá ngầm san hô. Mực nước biển trên rạn san hô Great Barrier đã không tăng
đáng kể trong 6.000 năm qua. Các kết quả nghiên cứu do trung tâm nghiên cứu đá
ngầm Úc tài trợ đã dự đoán tuổi của cấu trúc đá ngầm san hô hiện tại vào khoảng
6.000-8.000 năm.
Ở vùng phía bắc của rạn san hô Great Barrier, các đá ngầm dải và đá ngầm châu
thổ đã hình thành tại đây - những cấu trúc đá ngầm này không được tìm thấy trong
toàn bộ phần còn lại của hệ thống rạn san hô Great Barrier. San hô lâu đời nhất là một
loài san hô của Porites, có tên gọi là san hô tảng lăn, chỉ khoảng 1.000 năm tuổi (nó
mọc dài khoảng 1 cm/1năm).
Những phần còn lại của một rạn san hô cổ đại tương tự với rạn san hô Great
Barrier có thể được tìm thấy ở vùng The Kimberley ở bắc Tây Úc.

9


2.2 Phân bố của rạn san hô:

Hình 3: Đa dạng sinh học của các rạn san hô ở đại dương
Rạn san hô Great Barrier là hệ thống rạn san hô lớn nhất thế giới, bao gồm
khoảng chừng 3.000 tảng đá ngầm riêng rẽ và 900 hòn đảo, kéo dài khoảng 2.600 km,
bao phủ một vùng có diện tích xấp xỉ 344.400 km². Phần đá ngầm nằm ở khu vực Biển
San Hô, cách bờ biển Queensland về hướng đông bắc Úc.
Rạn san hô Great Barrier có thể được nhìn thấy từ ngoài không gian và có khi
được quy cho là đơn thể lớn nhất thế giới.
2.3 Cấu tạo của rạn san hô

Trong thực tế, rạn san hô Great Berrier được hình thành từ hàng triệu sinh vật
nhỏ, là những polyp san hô. 30 loài cá voi, cá heo đã được ghi nhận tại rạn san hô
Great Barrier, kể cả loài cá voi Dwarf Minke, cá heo Indo-Pacific Humpback, và cá
voi Humpback. Một lượng lớn dân số cá nược cũng sinh sống ở đây. Sáu loài rùa biển
đã đến rạn san hô để gây giống, như: Green, Leatherback, Hawksbill, Loggerhead,
Flatback, và Olive Ridley.
Rạn san hô Great Barrier có trên 200 loài chim (bao gồm cả 40 loài chim nước)
sống trên vùng trời của, kể cả loài đại bàng biển bụng trắng và chim nhạn hồng.
5000 loài động vật thân mềm cũng đã được ghi nhận, có cả loài trai khổng lồ,
nhiều loài Nudibranch và ốc sên vỏ hình nón. 17 loài rắn biển. Hơn 1500 loài cá, có cả
Clownfish, Red Bass, Red-Throat Emperor, và nhiều loài cá Snapper và cá hồi san hô.

10


400 loài san hô kể cả san hô cứng và san hô mềm. Có 15 loài cỏ biển ở gần rạn san hô
thu hút các nược và rùa biển. 500 loài tảo đại dương hoặc tảo biển. Loài sứa Irukandji
cũng sinh sống ở rạn san hô này.

Hình 4: Hệ sinh thái biển
Phần đá ngầm nằm ở khu vực Biển San Hô, cách bờ biển Queensland về hướng
đông bắc Úc. Một phần lớn đá ngầm được bảo vệ bởi công viên hải dương rạn san hô
Great Barrier.

CHƯƠNG 3. TẦM QUAN TRỌNG CỦA RẠN SAN HÔ
3.1 Đối với các quần xã xung quanh
Rạn san hô như rừng mưa nhiệt đới dưới đáy biển, vì là nơi cư trú của các loài
sinh vật đáy và các loài cá. Các rạn san hô cũng được chia ra làm nhiều tầng và mức
độ che phủ như rừng nhiệt đới. Nếu rạn san hô này bị mất đi nguy cơ biển nước ta sẽ
biến thành "thuỷ mạc".

Khi san hô còn nhỏ, chúng có thể dễ dàng trở thành mồi ngon của nhiều loài
sinh vật biển. Khi chúng phát triển thành bộ xương thì chúng không còn là món ăn

11


ngon cho những sinh vật này nữa, tuy nhiên, cũng có một số loài cá, sâu biển, ốc và
sao biển lùng săn bắt những san hô trưởng thành. Đặc biệt ở vùng biển thuộc Thái
Bình Dương loài sao biển gai là những kẻ săn san hô tích cực.
Vùng rạn san hô còn có tiềm năng bảo tồn đa dạng sinh học và nguồn giống hải
sản tự nhiên cho nghề khai thác và nuôi trồng hải sản trên biển. Ngoài ra, do nằm trong
đới chuyển tiếp giữa lục địa và biển, nên ba hệ sinh thái tiêu biểu cho biển nhiệt đới là
rừng ngập mặn, rạn san hô và cỏ biển có mối quan hệ mật thiết và tương hỗ cho nhau,
tạo ra những “dây xích sinh thái” quan trọng trong biển và vùng ven bờ, mà một mắt
xích trong số chúng bị tác động sẽ ảnh hưởng đến các mắt xích còn lại.
Thông qua quá trình quang hợp, các cây san hô cung cấp chất dinh dưỡng cho
các cây san hô bằng chất thải của nó. Vì mối quan hệ này, san hô có thể tạo ra mang
lưới lớn nhằm cung cấp cơ sở thực phẩm, chỗ ở và sinh sản cho hàng loài cá và động
vật biển khác.
Ngoài những đặc điểm chung của những rạn san hô, Great Berrier Reef còn có
những đặc nổi bật như sau: Đây là một khu vực đa dạng về sinh học, bao gồm cả nhiều
loài đang lâm nguy và đang gặp nguy hiểm.


30 loài cá voi, cá heo đã được ghi nhận tại rạn san hô Great Barrier, kể cả loài
cá voi Dwarf Minke, cá heo Indo-Pacific Humpback, và cá voi Humpback.
Một lượng lớn dân số cá cúi cũng sinh sống ở đây. Sáu loài rùa biển đã đến rạn
san hô để gây giống, như: Green, Leatherback, Hawksbill, Loggerhead,
Flatback, và Olive Ridley.




Trên 200 loài chim (bao gồm cả 40 loài chim nước) sống trên vùng trời của
rạn san hô Great Barrier, kể cả loài đại bàng bụng trắng và chim nhàn hồng.



5000 loài động vật thân mềm cũng đã được ghi nhận, có cả loài trai khổng lồ,
nhiều loài Nudibranch và ốc sên vỏ hình nón.



17 loài rắn biển.



Hơn 1500 loài cá, có cả cá hề, Red Bass, Red-Throat Emperor, và nhiều
loài cá hồng và cá mú chấm.



400 loài san hô kể cả san hô cứng và san hô mềm.



Có 15 loài cỏ biển ở gần rạn san hô thu hút các nược và rùa biển.

12





500 loài tảo đại dương hoặc tảo biển. Loài sứa Irukandji cũng sinh sống ở rạn
san hô này.

3.2 Đối với con người
3.2.1 Giá trị về mặt kinh tế:
Tổ chức Deloitte Access Economics vừa cho biết, rạn san hô Great Barrier nổi
tiếng tại Australia có trị giá lên tới 56 tỷ USD, tương đương với giá trị của 12 nhà hát
Opera tại Sydney. Đây là lần đầu tiên một di sản thế giới được định giá một cách toàn
diện về mặt thương hiệu. Theo báo cáo này, rạn san hô Great Barrier có đóng góp rất
quan trọng đối với nền kinh tế Australia. Trong giai đoạn 2015 - 2016, Great Barrier
Reef đã bổ sung 6,4 tỷ USD/năm cho nền kinh tế, tạo ra 64.000 việc làm trên toàn
quốc và là kế sinh nhai cho khoảng 70000 người dân địa phương.
Great Barrier Reef cũng là bức tường thành cực kỳ vững chắc bảo vệ vùng
duyên hải khỏi bị thiệt hại bởi các trận bão lớn và là địa danh nổi tiếng thu hút hàng
triệu khách du lịch tới Australia mỗi năm.
Theo Deloitte, báo cáo này là một minh chứng rõ ràng cho thấy vai trò quan
trọng của Great Barrier không chỉ đối với hệ sinh thái mà với cả nền kinh tế toàn cầu.
Tổ chức này cũng kêu gọi, Chính phủ Australia cần phải làm nhiều hơn nữa để bảo vệ
rạn san hô đang bị tẩy trắng một cách nặng nề do biến đổi khí hậu gây ra.
3.2.2 Giá trị về mặt thẩm mỹ
Vỉa San hô khổng lồ (Great Barrier Reef- GBR) là một quần thể san hô khổng
lồ, lớn nhất thế giới bao gồm trên 2.900 rạn san hô đơn lẻ và 900 hòn đảo trải dài hơn
3.000 km và tổng diện tích của quần thể san hô này bao phủ một không gian diện tích
mặt nước biển là 344.400 km2, ngoài khơi vùng duyên hải bang Queensland, phía
Đông Bắc đất nước Australia. Great Barrier Reef có thể được quan sát thấy từ ngoài
không gian, và là cấu trúc đơn lẻ lớn nhất thế giới được tạo thành bằng các sinh vật
đang sống. Cấu trúc san hô vĩ đại này được xây dựng từ hàng tỷ các cơ thể sống nhỏ
bé gọi là “Polip San hô”. Thế giới động vật tại Great Barrier Reef hết sức phong phú

và đa dạng. Great Barrier Reef được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên thế
giới vào năm 1981 và đồng thời được bình chọn là một trong bảy Kỳ quan thiên nhiên
thế giới. Bang Queensland, Australia chọn Great Barrier Reef là hình ảnh đại diện cho
bang của mình.
13


Tại đây, du khách có thể lặn biển hay đi thuyền đáy kính để tận mắt ngắm nhìn
các rạn san hô.

CHƯƠNG 4: TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI RẠN SAN HÔ
GREAT BARRIER
4.1 Thực trạng do môi trường gây ra
Rạn san hô Great Barrier hiện nay đang có hiện tượng bị tẩy trắng san hô. Rạn
đang phải đối mặt với thực trạng bị tẩy trắng ở mức cao kỷ lục. Các cuộc khảo sát sơ
bộ cho thấy 22% các vỉa san hô ở vùng nước nông đã bị tổn thương trong năm 2016.
Tính đến nay, con số này đã tăng lên tới 29%. Cùng với việc rạn san hô Great Barrier
bị tẩy trắng chưa từng có trong 2 năm liền, triển vọng phục hồi hệ sinh thái đặc biệt
này ngày càng trở nên mờ mịt. Cũng theo kết quả khảo sát, vùng chịu tác động nặng
nề nhất là một khu vực nằm ở phía Bắc của thị trấn du lịch cảng Douglas khi có tới
70% vỉa san hô vùng nước nông bị chết.
Hai điểm du lịch nổi tiếng khác là Cairns và Townsville được dự báo cũng sẽ
nằm trong số các vùng chịu ảnh hưởng tiêu cực nhất từ hiện tượng san hô bị tẩy trắng
trong năm 2017, cho dù nhiều kỳ quan thiên nhiên miền Nam Australia đã thoát khỏi
thực trạng tồi tệ này. Ban quản lý rạn san hô Great Barrier (GBRMPA) quan ngại sâu
sắc trước thực trạng nói trên, đồng thời cho biết tại thời điểm này, mặc dù các báo cáo
đang trong quá trình được hoàn tất, nhưng nhiều khả năng tổng diện tích che phủ của
các rạn san hô không chỉ giảm xuống trong năm ngoái mà sẽ còn giảm tiếp vào cuối
năm nay. Trong khi đó, giới khoa học cho rằng các rạn san hô chỉ có thể phục hồi được
nếu nhiệt độ nước giảm, tảo biển có thể trở lại và sống cộng sinh trên đó. Tuy nhiên,

điều này đòi hỏi phải mất ít nhất một thập kỷ.
Các nhà hải dương học cho biết, trẻ em sinh ra ngày hôm nay có thể là thế hệ
cuối cùng trên hành tinh của chúng ta được tự do bơi lội quanh những rạn san hô
khổng lồ. Tại một hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về môi trường thiên nhiên hoang dã
các nhà khoa học đã lên tiếng cảnh báo rằng các rạn san hô Great Barrier đang có hiện
tượng tự hủy hoại dần do ảnh hưởng của sự gia tăng hàm lượng CO2 trong không khí.
14


Các nhà khoa học nói sự tập trung thành phần CO2 đang thực sự bao phủ bóng đen lên
vỉa san hô này, phá vỡ diện mạo nguyên thủy như nó vốn có kể từ thập niên năm 1970.

Hình 5: Rạn san hô Great Barrier bị tẩy trắng
Chuyên gia nghiên cứu san hô tại trường Đại học Queensland Giáo sư Ove
Hoegh-Guldberg cho biết, vào trước năm 2100 nhiệt độ nước biển tăng thêm 4 độ, gây
tổn hại nghiêm trọng cho rạn san hô Great Barrier. Bất kỳ ai nếu có cơ hội để lặn dọc
theo Great Barrier Reef ít nhất sẽ bị vẻ đẹp huyền ảo của thế giới san hô muôn màu
muôn sắc mê hoặc, nhưng không ai có thể nhìn rõ cái chết đang đến rất nhanh chóng
cho Di sản thiên nhiên thế giới này, Great Barrier Reef thực sự đang kêu cứu khi mà
bề mặt ngoài của chúng đang dần chuyển sang sắc vôi vàng, trong một tương lai gần
rất có thể Great Barrier Reef sẽ trở thành nghĩa địa khổng lồ”
4.2 Nguyên nhân của sự suy giảm
Sự giảm độ pH của nước biển bề mặt là mối đe đọa lâu dài và ngày càng tăng
đối với các rạn san hô. Lượng khí CO2 trong không khí tăng làm tăng lượng CO2 hòa
tan trong nước biển. Dioxitcacbon tan trong các đại dương phản ứng với nước và tạo
thành axít cacbonic, gây ra sự axít hóa đại dương. Người ta ước tính rằng độ pH mặt
biển đã giảm từ 8,25 xuống 8,14 kể từ khi thời đại công nghiệp bắt đầu. Trong điều
kiện bình thường, các điều kiện cho việc tạo cacbonat canxi ổn định tại vùng nước bề

15



mặt, do ion cacbonat ở trạng thái bão hòa. Tuy nhiên, khi độ pH giảm, mật độ của ion
này cũng giảm theo, và khi cacbonat trở nên không còn bão hòa, các cấu trúc tạo bởi
canxiscacbonat sẽ có nguy cơ bị hòa tan. Nghiên cứu đã cho thấy rằng quá trình tạo
canxi của san hô bị giảm hoặc sự hòa tan canxi bị tăng lên khi san hô phải chịu lượng
CO2 tăng.
Hiện tượng bị tẩy trắng - xảy ra khi xuất hiện các điều kiện bất thường như
nhiệt độ nước biển ấm hơn khiến các vỉa san hô phải đẩy tảo sống ra khỏi cơ thể mình,
dẫn tới bị vôi hóa và chuyển sang màu trắng. Ngày này hiệu ứng nhà kính diễn ra ngày
càng rộng và phức tạp hơn, khiến cho nhiệt độ trái đất ấm dần lên. Điều này ảnh
hưởng vô cùng lớn đến hệ sinh thái của rạn san hô. Biến đổi khí hậu, ô nhiễm, sao biển
gai, và đánh bắt cá là những mối đe dọa chính đối với hệ san hô này. Các mối đe dọa
khác gồm các tai nạn tàu bè, dầu tràn, và bão nhiệt đới. Bệnh ăn mòn khung
xương trên xương của san hô gây ra bởi sinh vật đơn bào Halofolliculina corallasia,
làm ảnh hưởng đến 31 loài san hô. Theo một nghiên cứu năm 2012 của Viện Hàm lâm
Khoa học quốc gia Hoa Kỳ, từ năm 1985, rạn san hô Great Barrier đã mất đi hơn phân
nửa số loài với 2/3 trong số mất đó xảy ra từ năm 1998 do các yếu tố nêu trên.
Vào những năm 80 của thế kỷ trước, hiện tượng tẩy trắng san hô rất hiếm và
thường xảy ra với tần suất chỉ 1 lần trong 25-30 năm. Tuy nhiên gần đây, con số này
đã tăng hơn 4 lần. Giáo sư Terry Hughes, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu san hô của
Australia cho biết, ông đã chứng kiến 4 lần rạn san hô lớn nhất thế giới Great Barrier
Reef bị tẩy trắng vào các năm 1998, 2002, 2016 và 2017. Ông Hughes nhấn mạnh, chỉ
còn 4 trong số 400 rạn san hô tại khu vực này chưa bị tẩy trắng.
Con người cũng đe dọa rạn san hô một cách gián tiếp. San hô chỉ có thể sống ở
những nơi nước trong, tinh khiết, có nồng độ muối cố định và ở nhiệt độ từ 18 đến
29°C, phân bố chủ yếu từ 30 vĩ độ Bắc đến 30 vĩ độ Nam. Con người thải rác trực tiếp
ra biển, khoáng vật và chất thải chưa qua xử lý, những vụ tràn dầu, khai thác tài nghiên
biển ( đánh bắt cá bằng mìn, những vụ thăm do Thái Bình Dương,... ít nhiều có ảnh
hưởng tới khu vực này) làm đục nước và làm thay đổi cấu tạo hóa học của nước.


16


CHƯƠNG 5: BIỆN PHÁP BẢO VỆ
5.1. Công nghệ hiện đại
5.1.1 Màng phim siêu mỏng
Các nhà nghiên cứu làm việc với Quỹ rạn san hô Great Barrier đã phát triển
một công nghệ mới, một màng phim siêu mỏng, mỏng hơn 50.000 lần so với tóc người
nằm trên mặt nước và hoạt động như một tấm chắn nắng. Màng phim có thể làm giảm
ánh sáng xuyên qua bề mặt và tiếp cận san hô lên đến 30%. Nó có thể làm chậm hoặc
thậm chí ngăn ngừa tẩy trắng ở san hô. Nó được làm bằng các vật liệu mà san hô sử
dụng để tạo nên bộ xương của chúng, có khả năng phân huỷ sinh học, và trong các thí
nghiệm nó không có ảnh hưởng xấu đến san hô.
5.1.2 Robot Rangerbot
Sau gần hai năm phát triển, robot bảo vệ san hô RangerBot hôm qua chính thức
ra mắt tại công viên thủy cung Reef HQ Aquarium ở thành phố Townsville, Australia,
AFP đưa tin. Đây là robot tự động đầu tiên trên thế giới có khả năng tìm kiếm và tiêu
diệt sao biển gai với độ chính xác gần như tuyệt đối.
RangerBot được phát triển bởi một nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học
Công nghệ Queensland, Australia với sự tài trợ của Google và Tổ chức bảo tồn Rạn
san hô Great Barrier. Robot là phiên bản nâng cấp của nguyên mẫu COTSbot từng
được giới thiệu vào năm 2015.
Theo Giáo sư Matthew Dunbabin thuộc QUT, thiết bị chỉ sử dụng công nghệ thị
giác máy tính để điều hướng, tránh vật cản và thực hiện các nhiệm vụ khoa học phức
tạp. Nó có thể nhận diện loài sao biển gai ăn san hô với độ chính xác lên tới 99,4%,
sau đó tiêm chất độc để tiêu diệt con vật mà không ảnh hưởng tới môi trường xung
quanh.
Bên cạnh đó, robot đa chức năng này còn có thể giúp các nhà nghiên cứu thu
thập dữ liệu, lập bản đồ và giám sát nhiều vấn đề mà các rạn san hô đang phải đối mặt

như ô nhiễm, chất lượng nước, hiện tượng tẩy trắng, lắng bùn hay các loài gây hại
khác.

17


5.2 Chính sách pháp luật
Để bảo vệ rạn san hô những cần những công nghệ hiện đại mà còn cần sự can
thiệp của chính quyền địa phương
Người dân đảo Karkar tại Papua New Guinea thực hành quản lý biển theo
“quyền sở hữu đại dương”: dân làng có quyền ngăn những người nơi khác xâm nhập
vùng biển của họ. Cũng có thời điểm họ buộc phải ngừng bắt cá ở các vùng biển san
hô trong nhiều tháng, để cho các đàn cá có thời gian phục hồi.
5.3 Giải pháp quản lý
Xây dựng cơ chế, chính sách và cơ sở pháp lý để quản lý, bảo vệ san hô biển;
tăng cường xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo tồn san hô, nhất là bảo vệ
các nguồn gien san hô quý hiếm.
Các cấp chính quyền, tăng cường kiểm soát, ngăn ngừa các nguồn ô nhiễm và
việc khai thác thủy sản trái phép, neo đậu tàu thuyền làm hư hại san hô như việc thả
phao khoanh vùng bảo vệ nghiêm ngặt các khu vực có rạn san hô; tăng cường đào tạo
nâng cao nhận thức của cộng đồng và khối doanh nghiệp trong việc khai thác, sử dụng
bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển.
Ðẩy mạnh công tác xã hội hóa trong công tác bảo vệ san hô, trong đó chú trọng
đến việc huy động sự tham gia của các tổ chức trong và ngoài nước về bảo vệ san hô,
cũng như có các cơ chế, chính sách khuyến khích kịp thời các tổ chức xã hội, cá nhân
tham gia bảo vệ và phát triển các rạn san hô một cách bền vững ở các địa phương, đặc
biệt là những địa phương quanh khu vực có rạn san hô sinh sống...

CHƯƠNG 6. LIÊN HỆ TÌNH HÌNH VIỆT NAM
San hô ở Việt Nam cũng rất đa dạng và phong phú, với hơn 400 loài và phân bố

khắp trên các vùng biển Việt Nam. San hô Việt Nam có giá trị rất lớn cho nhiều ngành
y tế, xây dựng, thương mại, du lịch, môi trường cư trú và sinh trưởng cho nhiều loài cá
biển và là cơ sở quan trọng cho hệ thống các khu bảo tồn biển. Nguồn san hô nước ta
đang đứng trước thách thức sống còn.

18


Tại Việt Nam, trong khuôn khổ của dự án “Ngăn ngừa xu hướng suy thoái môi
trường Biển Đông và vịnh Thái Lan, UNEP/GEF/SCS” do Viện Hải dương học chủ trì
đã tiến hành khảo sát trên 200 điểm rạn san hô vùng ven bờ Việt Nam, cho thấy chỉ
khoảng 1% số rạn có độ phủ cao trong khi số rạn có độ phủ thấp chiếm tới trên 31%,
số rạn có độ phủ trung bình và khá lần lượt là 41% và 26% (dựa theo thang phân chia
theo độ phủ của English và cs.,1997).
Kết quả của dự án cũng nhận định: độ phủ san hô sống trên rạn ở các vùng ven
bờ đang bị giảm dần theo thời gian, có nhiều nơi lên đến trên 30% trong vòng 10 năm
qua. Các mối đe dọa đối với rạn san hô cũng được xác định bao gồm: khai thác quá
mức, khai thác hủy diệt, lắng đọng trầm tích, ô nhiễm, sự bùng nổ của sinh vật địch
hại, xâm thực của hải miên, tai biến thiên nhiên… (Võ Sĩ Tuấn và cs., 2005). Các
nghiên cứu về hiện trạng nguồn lợi sinh vật rạn ở các vùng ven bờ Việt Nam cũng
phản ảnh thực trạng quá nghèo nàn về thành phần sinh vật nguồn lợi như cá, thân
mềm, da gai, giáp xác (Võ Sĩ Tuấn và cs., 2008). Điều này cho thấy một thực trạng là
hiện trạng rạn san hô vùng biển ven bờ Việt Nam đang có chiều hướng suy giảm
nghiêm trọng do các hoạt động khai thác quá mức, sử dụng không hợp lý, ô nhiễm môi
trường.
Mười phần trăm đá ngầm san hô đã bị phá hủy vĩnh viễn, 80% san hô ở Đông
Nam Á và Việt Nam bị đe dọa trầm trọng. Mỗi năm, Việt Nam mất hơn 50 tấn san hô,
chưa kể mất san hô đen ở Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ninh, Hải Phòng.
Theo đà này, nguy cơ trong 20 năm nữa, san hô có thể không còn trong vùng
biển nước ta là có thật. Vì sự phát triển du lịch biển chiếm tới 75% khách du lịch,

chúng ta cần phải có những biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt và phát triển san hô nhân
tạo quy mô cấp Nhà nước. Đồng thời, đẩy mạnh việc 151 tuyên truyền trong cộng
đồng dân cư ven biển và khách du lịch về trách nhiệm bảo vệ tài nguyên quý báu này,
đang là một việc làm cấp thiết. Hiện tượng khai thác quá mức nguồn lợi hải sản, phá
hủy các rạn san hô và môi trường biển đang diễn ra nghiêm trọng trên phạm vi rộng
lớn. Các số liệu thống kê gần đây về sức khỏe rạn san hô Việt Nam cho thấy, chỉ còn
1% các rạn trong điều kiện tốt (độ phủ san hô sống trên 75%), 26% các rạn trong điều
19


kiện tốt (độ phủ san hô sống 50-75%), 41% các rạn trung bình (độ phủ san hô sống 2550%) và còn lại 31% là các rạn nghèo (độ phủ san hô sống dưới 25%). Số liệu thống
kê còn chỉ ra rằng 96% các rạn trên khắp vùng biển cả nước đang phải hứng chịu tác
động tiêu cực từ những hoạt động của con người, trong đó gần 75% các rạn có mức độ
rủi ro cao và rất cao. Khai thác hủy diệt được xác định như là tác động mạnh mẽ nhất,
85% các rạn san hô có mức độ rủi ro từ trung bình trở lên bị tác động do hoạt động
này.

20


KẾT LUẬN
Rạn san hô Great Barrier là một trong những kì quan của thế giới cần được bảo
vệ và duy trì, nơi đây là một hệ sinh thái phong phú. Từ số lượng loài cho ta thấy hệ
sinh thái rạn san hô có độ đa dạng sinh học cao và sẽ phát triển rộng hơn nữa trong
tương lai. Và khả năng linh động đáp trả những diễn biến bất thường của môi trường
một cách hữu hiệu để hệ sinh thái càng phát triển bền vững. Từ việc phát triển hệ sinh
thái của mình, nó còn tác động hỗ trợ qua lại với các hệ sinh thái xung quanh nó, góp
phần giữ cho sinh quyển là môi trường tự nhiên nơi con người sống và làm việc.
Với những lợi ích mà nó mang lại, không chỉ rạn san hô Great Barrier, mà tất cả
các rạn san hô khác trên toàn thế giới cũng cần được giữ gìn và bảo vệ. Hệ sinh thái

này cung cấp cho chúng ta thực phẩm, thuốc men đồng thời cũng mang cho chúng ta
những giá trị về mặt thẩm mỹ, tinh thần, văn hóa, giải trí và khoa học. Ngoài ra, đây
cũng là nơi có tiềm năng du lịch biển phát triển mạnh mẽ.
Với những lợi ích mà hệ sinh thái rạn san hô mang đến cho con người, chúng ta
cần phải có những phương pháp khai thác sử dụng nguồn tài nguyên này một cách hợp
lý, tránh tình trạng khai thác cạn kiệt, sai phương pháp dẫn đến việc phá hủy toàn bộ
rạn san hô. Không những thế cần phải có những chính sách pháp luật để răn đe, cảnh
cáo những tập thể, cá nhân gây ảnh hướng xấu tới rạn san hô. Nếu không bảo vệ hữu
hiệu, chỉ trong vài thập niên nữa các rạn san hô sẽ dần biến mất và dĩ nhiên tài nguyên
biển cũng sẽ cạn kiệt. Trên đất liền không còn rừng, dưới biển không còn rừng ngập
mặn và san hô. Tương lai nào dành cho thế hệ con cháu sau này?

21


Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình “ Sinh thái học môi trường “, Trần Văn Nhân, Nguyễn Thị Lan Anh,

NXB Đại học Bách khoa Hà Nội.
2. Cổng thông tin điện tử Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. />4. />5. />Ngoài ra, đề tài còn sử dụng số liệu, hình ảnh trên báo />
22



×