Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Đánh giá quy định về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn theo luật định trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (403.61 KB, 18 trang )

Đề 11: Đánh giá quy định về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn theo luật
định trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIÊT TẮT ................................................................................ 2
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
NỘI DUNG ............................................................................................................. 2
I. Một số quy định pháp luật về chia sản chung của vợ chồng khi ly hôn........ 2
1.1. Khái niệm về ly hôn ........................................................................................ 2
1.2. Tài sản chung của vợ chồng ........................................................................... 2
1.2.1.Khái niệm ....................................................................................................... 2
1.2.1.1. Khái niệm tài sản ........................................................................................ 2
1.2.1.2. Khái niệm tài sản chung của vợ chồng ....................................................... 3
1.2.2. Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn ............................ 5
1.2.2.1.Trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận hoặc vợ
chồng tự thoản thuận .......................................................................................................... 5
II. Những khó khăn vướng mắc khi giải quyết các vụ việc liên quan đến chia
tài sản chung vợ chồng khi ly hôn và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật............ 9
2.1. Những khó khăn vướng mắc khi giải quyết các vụ việc liên quan đến chia
tài sản chung vợ chồng khi ly hôn................................................................................... 9
2.1.1. Việc xác định tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn ................................ 9
2.1.2. Xác định giá trị tài sản................................................................................ 10
2.1.3. Xác định yếu tố “lỗi” khi chia tài sản chung ly hôn ................................. 11
2.2. Một số đề nghị nhằm hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả pháp luật
khi chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn ........................................................... 12
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 15
DANH MỤC TÀI LIỆU KHAM KHẢO ........................................................... 16

1


DANH MỤC TỪ VIÊT TẮT


HN&GĐ: Hôn nhân và gia đình
UBND: Ủy ban Nhân dân
TAND: Tòa án Nhân dân
TANDTC: Tòa án Nhân dân Tối cao
QDSDĐ: Quyền sử dụng đất
BLTTDS: Bộ luật Tố tụng Dân sự

2


MỞ ĐẦU
Trong lời nói đầu của luật HN&GĐ năm 2000 ghi nhận: “Gia đình là tế bào của xã
hội là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục
nhân các, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, gia đình tốt thì xã hội mới
tốt, xã hội thì gia đình càng tốt. Vì vậy,vai trò của gia đình đối với xã càng quan trọng nên
các chế định điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình không những đáp ứng định hứng
của pháp luật mà còn phải phù hợp với yêu cầu thực tiễn của xã hội. Khi nam nữ bước
vào xây dựng một mối quan hệ gia đình, xây dựng một mái ấm ấm no, hạnh phúc, xum
vầy là điều mà những người vợ, người chồng, con cái của họ đều mong muốn. Hôn nhân
là một sự thay đổi lớn của trong cuộc đời mỗi con người, gắn với quyền và nghĩa vụ giữa
vợ và chồng như phải yêu thương, chung thủy, tôn trọng, chăm sóc,…việc cùng nhau xây
đắp tổ ấm cũng hình thành chế độ tài sản mà trong đó có sở hữu hợp nhất của vợ và chồng.
Tuy nhiên thì, trong nhiều trường hợp, có những mối quan hệ hôn nhân phải chịu nhiều
yếu tố tác động khách quan, chủ quan khác nhau đạt tới giới hạn chịu đựng và dẫn tới sự
tan vỡ, gia đình không còn tổ ấm, không còn giữ được ý nghĩa ban đầu, không còn là nơi
hạnh phúc, để giải phóng con người nhiều người đã lựa chọn chia tay để giải thoát cho
nhau. Khi ly hôn sẽ có rất nhiều hậu quả pháp lý xảy ra, một trong số đó rất quan trọng là
việc chia tài sản chung của vợ chồng.
Sau khi hiến pháp năm 2013 được ban hành, một số văn bản pháp luật của nhà nước
cũng đã kịp sửa đổi, bổ sung và ban hành để phù hợp với tinh thần của Hiến pháp mới và

tình hình thay đổi của đất nước, trong đó có Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có hiệu
lực từ ngày 01/01/2015. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã có nhiều quy định tương
đối cụ thể về chế độ tài sản của vợ chồng, trong đó đặc biệt là quy định về chia tài sản vợ
chồng khi ly hôn, đã phát huy được hiệu quả trong việc điều chỉnh các quan hệ pháp luật
về hôn nhân và gia đình, góp phân xây dựng và pháp triển chế độ hôn nhân và gia đình
nước ta hiện nay, tạo cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ chồng và
các thành viên khác trong gia đình.

1


NỘI DUNG
I. Một số quy định pháp luật về chia sản chung của vợ chồng khi ly hôn
1.1. Khái niệm về ly hôn
Quan hệ hôn nhân là vốn là mối quan hệ quan hệ tồn tại lâu đời, bền chặt suốt con
cuộc đời con người kể từ khi nó được xác lập. Bởi quan hệ hôn nhân vốn được xây dựng
từ trên nền tảng yêu thương, gắn bó giữa vợ và chồng. Tuy nhiên, trong cuộc sống cũng
có rất nhiều điều khiến cho vợ chồng có những mâu thuẫn, rạn nứt không thể tiếp tục mối
quan hệ vợ chồng dẫn đến tan vỡ. Vì vậy ly hôn được sinh ra với nhiệm vụ giải phóng
cho vợ chồng và các thành viên khác trong gia đình khỏi những mâu thuẫn trong gia đình.
Bởi nếu tiếp tục cuộc sống gia đình không hạnh phúc thì nó chỉ làm con người ta thêm
ngột ngạt bí bức, không hề hạnh phúc, cuộc sống như vậy vốn chỉ là cuộc sống gia đình
mang tính “hình thức”.
Trong khoa học pháp lý nói chung và khoa học về Luật HN&GĐ việc đua ra khái
niệm về ly hôn có ý nghĩa rất quan trọng , phản ánh quan điểm chung nhất của Nhà nước
ta về ly hôn, tạo cơ sở pháp lý cho việc xác định bản chất pháp lý của ly hôn, xác định nội
dung, phạm vi điều chỉnh của các quan hệ pháp luật về HN&GĐ về ly hôn và các vấn đề
khác.
Trong quy định pháp luật Việt Nam tại khoản 14 Điều 13 Luật HN& GĐ năm 2014
quy định: “Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực

pháp luật của Tòa án.” Như vậy có thể thấy ly hôn được hiểu là việc chấm dứt quan hệ vợ
chồng, quan hệ hôn nhân, giúp đỡ các bên trong giải thoát khỏi tình trạng hôn nhân tan
vỡ nhưng việc chấm dứt này phải có căn cứ “theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật
của tòa án”. Tòa án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền xét xử, có vai trò quan trọng trong
việc góp phần tuân thủ, chấp hành các quy định pháp luật, phán quyết của Tòa án được
thể hiện dưới các hình thức bản án, quyết định, Nếu hai bên vợ chồng thuận tình ly hôn,
giải quyết được với nhau tất cả các nội dung sau ly hôn thì Tòa án côn nhân ly hôn quyết
định được đưa dưới hình thức Quyết định công nhân thuận tình ly hôn. Nếu vợ chồng có
mâu thuẫn tranh chấp, thì Toàn án xét xử và ra phán quyết dưới dạng bản án.
Từ những sự phân tích trên có thể định nghĩa ly hôn là một sự kiện pháp lý làm
chấm dứt quyền và nghĩa vụ pháp lý của vợ và chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực
pháp luật của Tòa án.
1.2. Tài sản chung của vợ chồng
1.2.1.Khái niệm
1.2.1.1. Khái niệm tài sản
2


Tài sản là đối tượng của quyền sở hữu, là khách thể của phần lớn các quan hệ pháp
luật dân sự, được quy định chung trong BLDS. Theo quy định tại Điều 105 BLDS năm
2015: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản
và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong
tương lai.” Theo cách liệt kê trên có thể xác định tài sản bao gồm:
Vật: Được hiểu là một tài sản tồn tại dưới dạng vật chất và nằm trong sự kiểm soát
của con người. Tức là những vật thực tế đang tồn tại và những vật đang trong quá trình
hình thành hoặc những vật chưa bắt đầu hình thành nhưng chắc chắn sẽ có trong tương lai
Tiền: Theo kinh tế chính trị học là vật ngang giá chung được sử dụng làm thước
thước đo giá trị của các loại tài sản khác. Tiền được Nhà nước độc quyền phát hành. Tiền
có ba chức năng chính: công cụ thanh toán, công cụ tích lũy tài sản và công cụ định giá
các loại tài sản khác.

Giấy tờ có giá: Theo khoản 8 Điều 6 Luật Ngân hang Nhà nước Việt Nam năm
2010 đã định nghĩa: “Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức
phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định,
điều kiện trả lãi và các điều kiện khác.” Dựa trên các quy định hiện hành thì giấy tờ có giá
bao gồm: phiếu đời nợ, hối phiếu nhận nợ, séc và các công cụ chuyển nhượng khác (Điều
1 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005); trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ
phiếu, cổ phiếu(điểm c khoản 1 Điều 4 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005); tín phiếu, hối
phiếu, trái phiếu, công trái và các công cụ khác làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ (khoản 166
Điều 3 Luật Quản lý nợ công năm 2009): các loại chúng khoán (khoản 1 Điều 66 Luật
chúng khoán năm 2013); trái phiếu doanh nghiệp (Điều 2 Nghị định 52/2006/NĐ-CPcura
Chính phủ về Phát hành trái phiếu doanh nghiệp). Có thể thấy, thực chất giá trị tài sản
không nằm ở loại giấy tờ này, mà chúng chỉ đơn giản là một dạng “bằng chứng xác nhận,
cam kết nghia vụ trả nợ”. Các chủ thể không thể khai thác công năng của loại giấy tờ này
mà họ chỉ khai thác quyền tài sản được ghi trong “giấy tờ có giá”.
1.2.1.2. Khái niệm tài sản chung của vợ chồng
Theo khoản 1 Điều 33 Luật HN&GĐ quy định: “Tài sản chung của vợ chồng gồm
tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi,
lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân” Theo
khoản 13 Điều 3 Luật HN&GĐ quy định: “Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại
quan hệ vợ chồng, được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân.”
Thông thường thời kỳ hôn nhân được bắt đầu kể từ ngày, UBND xã, phường, thị trấn nơi
cư trú của vợ chồng vào sổ đăng ký kết hôn và cấp giấy chứng nhận đăng kí kết hôn cho
hai vợ chồng. Thời kỳ hôn nhân chấm dứt, khi một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố chết
hoặc vợ chồng ly hôn từ khi phán quyết của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Đối với trường
3


hợp nam, nữ xác lập quan hệ hôn nhan trước ngày 03/01/19787 mà không đăng ký kết
hôn thì thời kì hôn nhân được tính từ khi hai bên bắt đầu thực hiện quan hệ sống chung.
Như vậy, những tài sản mà vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn đều được coi là tài sản

chung của vợ chồng trừ những tài sản pháp luật quy định là tài sản của vợ, chồng; vợ
chồng có quyền bình đẳng trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt mà không phụ
thuộc vào khả năng trực tiếp tạo ra tài sản hay công sức đóng góp của mỗi bên.
Tài sản chung của vợ chồng có thể do công sức của hai bên cùng tạo ra hoặc chỉ có
một bên vợ hoặc chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân bằng các trực tiếp như; lao động,
tiền lương, sản xuất,..bằng cách gián tiếp như mua bán, đầu tư,… Hoa lợi, lợi tức từ cả tài
sản chung lẫn tài sản riêng có được trong thời kì hôn nhân.
Trong thời kì hôn nhân nếu chỉ có một bên vợ, chồng lao động tạo ra thu nhập, tài
sản còn bên kia chỉ ở nhà làm các công việc trong gia đình thì cũng được ghi nhận là có
công sức đóng góp vào việc tạo ra khối tài sản chung. Theo điểm b khoản 2 Điều 59 Luật
HN&GĐ quy định: “Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát
triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có
thu nhập;” Quy định như vậy là bởi vì nếu không có công sức đóng góp của vợ hoặc chồng
trong việc chăm lo cho gia đình, bảo quản tài sản, chăm sóc con cái tạo điều kiện cho
người còn lại có thể yên tâm tạo ra thu nhập thì khó có thể tạo ra được khối tài sản chung.
Những tài sản “vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung” (khoản 1 Điều 33 Luật
HN&GĐ năm 2014). Điều này được hiểu là những tài sản mà vợ hoặc chồng có được
trước thời kỳ hôn nhân hoặc tài sản thừa kế, được tặng cho về nguyên tắc sẽ là tài sản
riêng. Những nếu như vợ, chồng có thỏa thuận những tài sản riêng đó sẽ là tài sản chung
của vợ chồng thì nó sẽ là tài sản chung của vợ chồng. Quy định này hoàn toàn hợp lí bởi
vì, trong thời kì hôn nhân có rất nhiều tài sản riêng của vợ hoặc chồng được đưa vào để
phục vụ nhu cầu sinh hoạt chung, sử dụng chung vì vậy để tiên lợi cũng như xóa tan đi
cảm giác xa lạ, ngại ngùng khi sử dụng đồ của người khác thì có rất nhiều cặp vợ chồng
có nhu cầu nhập tài sản riêng đó vào khối tài sản chung.
Khoản 1 Điều 34 Luật HN&GĐ quy định: “tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng
mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận
quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường
hợp vợ chồng có thỏa thuận khác”. Quy định khẳng định sự bình đẳng vợ chồng trong
quan hệ hôn nhân về tài sản, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc bảo vệ quyền sở hữu
của vợ, chồng. Quy định như vậy cũng để đảm bảo giảm thiểu những tranh chấp không

đáng có về tài sản khi sau này nếu như hôn nhân có tan vỡ, cũng như là một bằng chứng
quan trọng trong việc xác định sở hữu đối với những tài sản mà pháp luật yêu cầu đăng
ký quyền sở hữu.
4


1.2.2. Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
Luật HN&GĐ năm 2014 đã quy định những nguyên tắc khi giải quyết tài sản của
vợ chồng khi ly hôn tại Điều 59. Nguyên tắc là những tư tưởng chính trị, pháp lý mà pháp
luật quy định ra để hướng các chủ thể tuân theo khi tham gia các quan hệ pháp luật và
quan hệ HN&GĐ nói riêng. Việc tuân thủ những nguyên tắc mà pháp luật đề ra góp phàn
bả vệ quyền và lợi ích hợp cho các bên khi tham gia vào quan hệ, đồng thời đây cũng là
căn cứ để giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn phát sinh. Nguyên tắc giải quyết ly hôn
được quy định tại Điều 59 luật HN&GĐ và Điều 7 Thông tư liên tịch số 01/2016-TTLTTADNTC-VKSNDTC-BTP thì: “Vợ chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận với nhau
về toàn bộ các vấn đề, trong đó có cả việc phân chia tài sản. Trường hợp vợ chồng không
thỏa thuận được mà có yêu cầu thì Tòa án phải xem xét, quyết định việc áp dụng chế độ
tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận hay theo luật định” theo đó việc chia tài sản chung
của vợ chồng khi ly hôn có thể chia thành các trường hợp như sau
1.2.2.1.Trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận hoặc vợ
chồng tự thoản thuận
Trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận
Luật HN&GĐ năm 2014 cho phép: “Vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ
tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận”. Vì vậy, nếu “Trường hợp có
văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng và văn bản này không bị Tòa án tuyên
bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng các nội dung của văn bản thỏa thuận để chia tài sản của vợ
chồng khi ly hôn” (điểm b khoản 1 Điều 7 Thông tư liên tịch số 01/2016-TTLT-TADNTCVKSNDTC-BTP). Quy định cho phép vợ chồng có quyền lựa chế độ tài sản theo thỏa
thuận rất phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay khi có rất nhiều cặp vợ chồng hiện nay
có như cầu tiến vào mối quan hệ hôn nhau nhưng muốn rõ ràng về các quan hệ tài sản
riêng, tài sản chung để tránh ảnh hưởng đến quan hệ hôn nhân, cũng như phòng tránh các
trường hợp kết hôn lừa dối tình cảm để chiếm đoạt tài sản, hay tránh những phiền phức

tranh chấp không đáng có nếu như có trường hợp ly hôn sau này,..Quy định này hoàn toàn
hợp lí bởi vì bản chất của các quan hệ pháp luật HN&GĐ là các quan hệ dân sự, nên quyền
tự do thỏa thuận, tự do định đoạt trong khuôn khổ pháp luật là quyền tối cao và pháp luật
không nên can thiệp quá sâu quyền tự do thỏa thuận, định đoạt này. Kết cấu này phù hợp
với tinh thần tôn trọng sự thỏa thuận của các bên chủ thể và tương tự với kết cấu các quy
định về chế độ tài sản vợ chồng trong pháp luật một số nước như Đức, Nhật Bản, Thái
Lan,..1
1

Nguyên Văn Cừ (2014) Một số nội dung cơ bản về chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam- được thừa kế và
pháp triển trong Dự thảo luạt hôn nhân và gia đình (sửa đổi). Tạp chí Tòa án nhân dân, kỳ II tháng 4 – 2014 tr 1-4 tháng 5 –
2014, tra.9-12,27.

5


Trường hợp vợ chồng tự thỏa thuận chia tài sản khi ly hôn:
Theo khoản 1 Điều 59 Luật HN&GĐ có quy định: “Trong trường hợp chế độ tài
sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận;” Quy
định này cho thấy pháp luật đề cao, tôn trọng quyền tự định đoạt tài sản của vợ chồng và
cho phép vợ chồng tự do thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng miễn sao những thỏa
thuận này không vi phạm các điều luật cấm, không trái đạo đức xã hội. Chằng hạn như
việc thỏa thuận chia tài sản nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ đối với bên thứ ba sẽ bị
coi là vi phạm pháp luật và không được thừa nhận. Việc tự thoản thuận chia tài sản chia
tài sản khi ly hôn cũng phải đảm bảo nguyên tắc: Vợ chồng hoàn toàn tự nguyện, không
bên nào được áp đặt, cưỡng ép, lừa dối,…Ngoài ra khi chia tài sản chung của vợ chồng
theo thỏa thuận cũng đảm bảo tính đến các yếu tố được quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật
HN&GĐ năm 2014.
Việc các cặp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thoản thuận hoặc vợ chồng tự
thỏa thuận với nhau việc chia tài sản khi ly hôn có ý nghĩa rất lớn, nó không chỉ đơn giản

là việc đáp ứng nguyện vọng của các bên, còn tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền giải quyết các vấn đề phát sinh như: Tòa án sẽ không cần phải tiến
hành xác định những tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng, không cần phải đứng ra
giải quyết phân chia tài sản, giúp tiết kiệm thời gian, tránh việc tranh chấp kéo dài, đối
với việc thi hành án thì cũng dễ dành, nhanh chóng.
Pháp luật hiện hành cũng không ghi nhận việc thỏa thuận chia tài sản chung của vợ
chồng cần có sự ghi nhận của các cơ quan của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vì
vậy có thể thấy pháp luật nước ta tôn trọng tối đa sự tự định đoạt tài sản của vợ chồng khi
có sự thỏa thuận, không cần điều kiện phải được sự công nhận của nhà nước mới có hiệu
lực pháp luật. Tuy nhiên, không quy định như vậy sẽ tạo ra lỗ hổng pháp luật lớn cho các
cặp vợ chồng lợi dụng việc thỏa thuận chia tài sản để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ đối
với người thứ ba. Do vậy, tại khoản 3 Điều 7 Thông tư liên tịch số 01/2016-TTLTTADNTC-VKSNDTC-BTP: “Khi chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, Tòa án
phải xác định vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba hay không để đưa
người thứ ba vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Trường hợp vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba mà họ có yêu cầu
giải quyết thì Tòa án phải giải quyết khi chia tài sản chung của vợ chồng. Trường hợp vợ
chồng có nghĩa vụ với người thứ ba mà người thứ ba không yêu cầu giải quyết thì Tòa án
hướng dẫn họ để giải quyết bằng vụ án khác.” Quy định như vậy là để đảm bảo quyền và
lợi ích hợp pháp cho người thứ ba liên quan đến tài sản của vợ chồng khi vợ chồng ly hôn
mà có yêu cầu giải quyết quyền và nghĩa vụ đối với người thứ ba thì Tòa sẽ giải quyết khi
chia tài sản.
6


Tuy nhiên, trong thực tiễn cũng không phai trường hợp nào vợ chồng có thể cùng
nhau thỏa thuận việc chia tài sản chung theo ý nguyện của mình, nhất là khi khi tình cảm
vợ chồng không còn nữa, lại tồn tại những mâu thuẫn, rạn nứt quan hệ thì khó có thể bình
tĩnh ngồi nói chuyện với nhau để bàn bạc thỏa thuận về việc chia tài sản chung. Do đó,
pháp luật quy định vợ chồng có quyền yêu cầu tòa giải quyết.
Trường hợp vợ chồng yêu cầu tòa án giải quyết

Pháp luật quy định, trong trường hợp vợ chồng chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận
và đã có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận nhưng thỏa
thuận này bị Tòa án tuyên vô hiệu hoặc với những vấn đề mà không được vợ chồng thỏa
thuận hay thỏa thuận không rõ ràng thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết; trường hợp vợ
chồng lựa chọn chế độ tài sản theo luật định mà không tự thỏa thuận được việc chia tài
sản chung khi ly hôn thì cũng có thể yêu cầu Tòa án giải quyết. Theo quy định của khoản
2 Điều 5 Luật HN&GĐ: “Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến
các yếu tố sau đây: a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; b) Công sức đóng góp
của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ,
chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập; c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của
mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao
động tạo thu nhập; d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.” Quy
định này được hướng dẫn cụ thể trong khoản 4 Điều 7 Thông tư liên tịch số 01/2016TTLT-TADNTC-VKSNDTC-BTP có giải thích rõ hơn về các yếu tố được tính đến trong
trường hợp vợ chồng yêu cầu Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung khi ly hôn để quyết
định việc phân tài sản chung của mối bên sẽ được bao nhiêu:
-“Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng” là tình trạng về năng lực pháp luật,
năng lực hành vi, sức khỏe, tài sản, khả năng lao động tạo ra thu nhập sau khi ly hôn của
vợ, chồng cũng như của các thành viên khác trong gia đình mà vợ chồng có quyền, nghĩa
vụ về nhân thân và tài sản theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Bên gặp khó khăn
hơn sau khi ly hôn được chia phần tài sản nhiều hơn so với bên kia hoặc được ưu tiên
nhận loại tài sản để bảo đảm duy trì, ổn định cuộc sống của họ nhưng phải phù hợp với
hoàn cảnh thực tế của gia đình và của vợ, chồng.

- “Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài
sản chung” là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của
vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Người vợ hoặc chồng
ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương
đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ
được chia nhiều hơn.
7



-“Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp
để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập” là việc chia tài sản chung của vợ
chồng phải bảo đảm cho vợ, chồng đang hoạt động nghề nghiệp được tiếp tục hành nghề;
cho vợ, chồng đang hoạt động sản xuất, kinh doanh được tiếp tục được sản xuất, kinh
doanh để tạo thu nhập và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản chênh lệch. Việc
bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và hoạt động nghề
nghiệp không được ảnh hưởng đến điều kiện sống tối thiểu của vợ, chồng và con chưa
thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự.
-“Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng” là lỗi của vợ hoặc
chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn.
Quy định như vậy, là để đảm bảo việc phân chia tài sản được công bằng, đảm bảo
quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, pháp luật quy định việc phân chia tài sản chung
khi ly hôn cần phải xem xét tới hoàn cảnh của các bên vào việc tạo lập, duy trì và phát
triển khối tài sản chung. Chính điều này, đã đặt ra các yêu cầu đối với cơ quan có thẩm
quyền khi giải quyết việc chia tài sản chung cần phải xem xét, tiến hành điều tra, xác
minh, tìm hiểu mọi vấn đề liên quan tới tài sản, công sức đóng góp cũng như hoàn cảnh
sống của các bên để có thể phân chia một cách công bằng nhất.
Khoản 3 Điều 59 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “Tài sản chung của vợ chồng
được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào
nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh
toán cho bên kia phần chênh lệch.” Quy định này góp phần hạn chế những hậu quả xấu
khi chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, việc chia tài sản chung của vợ chồng có
thể bằng hiện vật hoặc chia theo giá trị, nếu chia bằng vật thì đảm bảo vật đó phải sử dụng
được sau khi chia, cho nên đương nhiên sẽ có những trường hợp một bên nhận được vật
sẽ có giá tri lớn hơn phần vốn được nhận. Vì vậy pháp luật để đảm bảo công bằng, lợi ích
chính đáng cho cả hai bên vợ chồng mới quy định bên nào nhận được tài sản bằng hiện
vật có giá trrị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia chênh lệch
tài sản đó. Song rất nhiều trường hợp trong các vụ việc thực tế thì việc xác định được giá

trị của tài sản để có thể chia là điều không hề đơn giản nên theo quy định tài khoản 5 Điều
7 thông tư liên tịch số 01/2016-TTLT-TADNTC-VKSNDTC-BTP: “Giá trị tài sản chung
của vợ chồng, tài sản riêng của vợ, chồng được xác định theo giá thị trường tại thời điểm
giải quyết sơ thẩm vụ việc.” Quy định như vậy để các cơ quan có thẩm quyền khi tiến
hành xét xử xác định giá trị tài sản dễ dàng hơn, thống nhất hơn, hạn chế việc tranh chấp
liên quan đến xác định giá trị tài sản thông quá đó bảo vệ được quyền và lợi ích của các
bên.
8


Khi giải quyết chia tài sản khi ly hôn, pháp luật quy định Tòa án xem xét bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất
NLHVDS hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Vì đây
là những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, dễ bị thiệt hại hơn cả nếu trường hợp ly hôn
xảy ra nên cần chú ý để đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích của họ, đảm bảo đời sống
sau này của họ khi việc ly hôn hoàn thành. Ví dụ như trong trường hợp: Khi chia tài sản
là một quán ăn vốn là nguồn thu nhập chính của cả gia đình, trường hợp này thì không thể
chia đôi hiện vật cái quán ra được thì Tòa án sẽ xem xét và quyết cho vợ hoặc chồng trực
tiếp nuôi con chưa thành niên nhận hiện vật và thanh toán giá trị tương đương với tài sản
được chia cho vợ hoặc chồng có yêu cầu.
Luật HN&GĐ năm 2014 đã có những hướng dẫn cụ thể đối với một số trường hợp
chia tài sản trong trường hợp sống chung cùng với gia đình; chia quyền sử dụng của vợ
chồng khi ly hôn; chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh tại Điều 62 và Điều
64. Ngoài ra vì mục đích nhân đạo, Luật HN&GĐ năm 2014 còn quy định quyền lưu cư
của vợ chồng khi ly hôn tại Điều 63: “Nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng đã đưa vào
sử dụng chung thì khi ly hôn vẫn thuộc sở hữu riêng của người đó; trường hợp vợ hoặc
chồng có khó khăn về chỗ ở thì được quyền lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày
quan hệ hôn nhân chấm dứt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.”
II. Những khó khăn vướng mắc khi giải quyết các vụ việc liên quan đến chia
tài sản chung vợ chồng khi ly hôn và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật

2.1. Những khó khăn vướng mắc khi giải quyết các vụ việc liên quan đến chia
tài sản chung vợ chồng khi ly hôn
2.1.1. Việc xác định tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
Nếu muốn chia được tài sản chung của vợ chồng thì vấn đề đầu tiên cần phải xác
định đó chính là “tài sản chung của vợ bao gồm những cái gì”. Việc xác định tài sản chung
của vợ chồng khi giải quyết tranh chấp chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn gặp rất
nhiều khó khăn.
Luật HN&GĐ năm 2014 mặc dù được coi là một bước phát triển với nhiều điểm
mới, tiến bộ hợp lí, quy định rõ ràng, giải quyết tốt nhiều vấn đề mà luật cũ gặp phải, song
vẫn còn một số điểm còn tồn tại chưa rõ ràng, dẫn đến nhiều cách hiểu và vận dụng khác
nhau trong vấn đề liên quan đến tài sản tranh chấp của vợ chồng.
Luật HN&GĐ năm 2014 quy định tài sản chung của vợ chồng bao gồm: Tài sản
chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản
xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác
trong thời kỳ hôn nhân, tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho
9


chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Vậy trường hợp, nếu tài
sản được đưa vào sử dụng nhưng không có thỏa thuận văn bản mà vợ hoặc chồng vốn cứ
cho rằng đó là tài sản chung và sử dụng thoải mái thì có được chưa là “đã thỏa thuận nhập
vào khối tài sản chung” được không?
Thực tế thì việc áp dụng pháp luật chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn nói
chung thường gặp nhiều khó khăn nhất là trong trường hợp hai bên đã có mâu thuẫn kéo
dài và có hành vi tẩu tán tài sản trước, cất giấu tài sản chung làm ảnh hưởng quyền lợi ích
của người cũng như nhiều khó khăn cho quá trình điều tra xác minh, giải quyết vụ án.
Hoặc trường hợp ly hôn thì thời điểm chấm dứt hôn nhân trước pháp luật tính từ ngày bản
án quyết định cho ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Như vậy, trong trường hợp mà
vợ chồng có mâu thuẫn sâu sắc, không hòa giải được và thỏa thuận sống mỗi người một
nơi thường được gọi là “ly thân” hoặ vợ chồng cả hai đã có đơn xin ly hôn được gửi lên

tòa án, cũng như đang được Tòa án giải quyết hoặc Tòa án đưa ra xét xử nhưng chưa có
hiệu lực pháp luật. Trong thời gian này người chồng hoặc người vợ đã lợi dụng sự thiếu
hiểu biết pháp luật của bên kia hoặc điều kiện hoàn cảnh ra đình mà có hành vi tẩu tán,
cất giấu tài sản chung làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người khác cũng như công
tác xét xử.
Ở nhiều cùng đồng bào dân tộc thiểu số, các vùng miền núi, vùng sâu vùng xa vẫn
chịu ảnh hưởng của phong tục tập quán, vì vậy phần lớn các trường hợp kết hôn thường
không có đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Các bên thường áp dụng phong
tục, tập quán hơn là áp dụng pháp luật. Do vậy có kha khá các trường hợp mà chung sống
với nhau như vợ chồng nhiều năm sau mới đi đăng kí kết hôn, khi ly hôn thì rất khó xác
định những tài sản mà cả hai đã cùng tạo lập trước đó là tài sản chung được nên thường
ảnh hưởng rất nhiều đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên còn lại nhất là bên người vợ.
Thậm chí là ở thành thị cũng có số lượng đáng kể những cặp yêu nhau có xu hướng sống
thử trước khi kết hôn một thời gian, “việc góp gạo thổi cơm chung” mua sắm tài sản,
những vật có giá trị trước khi kết hôn cũng khá nhiều dẫn đến sau này khi đăng kí kết hôn
rồi thì thời kì hôn nhân sẽ tính từ thời điểm đăng kí kết hôn, việc này cũng dẫn đến những
hệ quả sau này nếu họ có ly hôn thì sẽ không để đảm quyền và lợi ích cho bên một bên,
căn cứ để chứng minh, xác định tài sản chung trước thời điểm đăng kí khá khó. Hiện nay,
pháp luật vẫn chưa có những quy phạm pháp luật để điều chỉnh những vấn đề này.
2.1.2. Xác định giá trị tài sản
Trong rất nhiều trường hợp có những vụ án ly hôn việc chia tài sản chung của vợ
chồng gặp khó khăn vì tài sản được yêu cầu chia mặc dù không có giá trị vật chất cao
những lại là vật có giá trị tinh thần cao với cả hai bên. Trường hợp này khiến cho việc xét
xử gặp nhiều lúng túng, khó khăn, không biết nên chia thế nào, chia ra làm sao để cho
10


công bằng. Ví dụ: Khi nam nữ kết hôn tùy vào phong tục, tập quán của địa phương, dân
tộc mà cha mẹ, người thân, họ hang sẽ trao “quà cưới”, “của hồi môn”. Ví dụ như dân tộc
Thái, khi kết hôn, nhà trai thường phải chuẩn bị những món đồ như: trâm cài tóc, bộ cúc

bướm (cúc bướm thường được dùng cho áo cóm của các cô gái Thái khi đã có chồng bằng
bạc), đôi vòng tay bằng bạc. Vì vậy, đến khi ly hôn, tranh cãi không thể thỏa thuận được
vấn đề này yêu cầu Tòa án chia thì vấn đề tồn tại có những vật không có giá trị lớn về
kinh tế, nhưng lại có giá trị về mặt tâm linh, phong tục, tinh thần thì chia thế nào? Vì vậy,
thực tiễn xét xử cũng cần đặt ra các trường hợp này đề có thể đưa ra những phán quyết
hợp tình, hợp lí, vẫn đảm bảo các quyền và lợi ích của các đương sự.
Trong thực tế cũng có trường hợp, khi vợ chồng người con ly hôn cha mẹ yêu cầu
là người đã cho người con vay tiền để mua nhà, đất, các tài sản giá trị khác (thường yêu
cầu này được con đẻ thừa nhận), hay là được bố mẹ tặng cho tài sản (bất động sản hoặc
động sản có giá trị). Tuy nhiên hầu hết các trường hợp này thường không làm hợp đồng
tặng hay sang tên các loại tài sản này. Do đó khi con cái họ có mâu thuẫn thì bố mẹ yêu
cầu trả lại đòi trả lại tài sản, hoặc thanh toán bằng tiền mặt nói là “chỉ cho mượn chứ
không cho hẳn”.
Việc phát huy vai trò của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phối hợp giải quyết
các vụ án HN&GD hoặc trong công nhận, thực hiện và bảo vệ quyền về yêu cầu giải quyết
các vụ việc về HN&GĐ ít thực hiện được vai trò của mình do thẩm quyền thay đổi hoặc
không phát huy hết năng lực của cơ quan, tổ chức. Một số cơ quan, chính quyền địa
phương chưa phối hợp chặt chẽ trong việc cung cấp chứng cứ, công chứng, giám định,
thẩm định, đo đạc đất đai của cơ quan, tổ chức có liên quan không chính xác đã ảnh hưởng
rất lớn đến chất lượng công tác giải quyết chia tài sản chung khi ly hôn.
2.1.3. Xác định yếu tố “lỗi” khi chia tài sản chung ly hôn
Một trong những điểm mới của luật HN&GĐ năm 2014 là quy định căn cứ “lỗi”
để chia tài sản vợ chồng. Nhưng trên thực tế hiện nay có không ít TAND chưa áp dụng
triệt để căn cứ để chia tài sản để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ cho các bên không có lỗi.
Thường các vụ ly hôn đều xuất phát từ mâu thuẫn gia đình phổ biến các nguyên nhân từ
các hành vi bạo lực gia đình của một bên hoặc ngoại tình. Nhưng hiện nay, các phán quyết
của Tòa án vẫn là chia đôi tài sản cho vợ chồng. Quy định yếu tối “lỗi” để làm căn cứ chia
tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn đã được quy định tại điểm d khoản 2 Điều 59 Luật
HN&GĐ năm 2014 và được hướng dẫn tại điểm d khoản 4 Điều 7 thông tư liên tịch
01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP: ““Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền,

nghĩa vụ của vợ chồng” là lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân,
tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn.” Theo hướng dẫn của thông tư này trường hợp nếu
một bên có lỗi như: phá tán tài sản, ngoại tình, bạo lực gia đình,..thì khi giải quyết Tòa án
11


phải xem xét đến yếu tồ lỗi vào là một trong các căn cứ để phân chia tài sản chung vợ
chồng để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bên còn lại. Tuy nhiên cách xác định lỗi
ở đây nhiều trường hợp khó có thể chứng minh được và pháp luật cũng chưa có nhưng
hướng dẫn cụ thể gây ra cho khó khăn, quan ngại cho các thẩm phán khi xử lí những vụ
việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn có yếu tố “lỗi” trong vụ việc.
2.2. Một số đề nghị nhằm hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả pháp luật
khi chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
Có thể thấy hiện nay, pháp luật các nước trên thế giới đến việc hoàn thiện cơ chế
kiểm soát, hoàn chỉnh đối với chia tài sản chung của vợ chồng trong số đó có cả Việt Nam.
Tuy nhiên thực tế thì hệ thống pháp luạt điều chỉnh vấn đề này vẫn còn tồn tại một số
vướng mắc, dẫn đến tình trạng giải quyết tranh chấp liên quan đến vấn dề chia tài sản
chung của vợ chồng khi ly hôn trên thực tế còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, việc đưa ra
một số đề nghị hoàn thiện hơn nữa hệ thống luật Việt Nam lĩnh vực HN&GĐ tạo hành
lang pháp lý giải quyết vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tốt hơn nữa.
Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật HN&GĐ, trên cơ sở tạo cơ chế xác định rõ ràng tài
sản chung của vợ chồng và cơ chế giải quyết các tranh chấp liên quan đến chia tài sản
chung của vợ chồng. Đồng thời, xây dựng hành lang pháp lí thống nhất điều chỉnh về chế
độ tài sản chung vợ chồng, hoàn thiện pháp luật phải đảm bảo tính phù hợp giữa pháp luật
HN&GĐ và pháp luật chuyên ngành khác cùng điều chỉnh về chế độ tài sản chung của Bộ
luật dân sự, luật đất đai,… đồng thời phù hợp với các văn bản luật thi hành.
Thứ hai, nên đưa những quy định về chế độ tài sản của vợ chồng thỏa thuận lên
trước những quy định vê chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật. Bởi vì, bản chất của
các quan hệ pháp luật HN&GĐ là các quan hệ dân sự nên quyền tự do thỏa thuận, quyền
tự do định đoạt được coi là quyền tối cao, pháp luật không nên can thiệp quá sâu. Kết cấu

này phù hợp tinh thần tồn trọng sự thỏa thuận của các bên chủ thể và tương tự với cách
kết cấu quy định về chế độ tài sản của vợ chồng trong quy định của pháp luật một số nước.
Thứ ba, nhằm tránh trường hợp các bên vợ hoặc chồng lợi dụng kẻ hở của pháp luật
để tẩu tán, cất giấu tài sản chung nên có những quy định: Vợ chồng có nghĩa vụ kê khai
tài sản chung và riêng của vợ chồng tại thời điểm vợ chồng nộp đơn xin ly hôn tại Tòa án
để đảm bảo việc phân chia tài sản công bằng. Khi vợ hoặc chồng có yêu cầu ngăn chặn
hành vi tẩu tán, giấu giếm tài sản trong quá trình giải quyết ly hôn. Ngoài ra, có thể xem
xét xử xử lí trường hợp một hoặc hai bên tẩu tán tài sản trước khi khi ly hôn. Bên cạnh đó
pháp luật cũng cấn có những quy định về việc quản lí tài sản chung của vợ chồng khi ly
hôn: Việc quản lí tài sản do Tòa án quyết định; Tòa án áp dụng các biện pháp khẩn cấp
tạm thời trong thời gian ly hôn, nghiêm cấm và xử lí các hành vi tẩu tán, giấu giếm tài sản
12


chung,… cũng là căn cứ trong xác định nghĩa vụ tài sản khi một bên vợ chồng thực hiện
giao dịch liên quan đến quyền và lợi ích bên còn lại.
Thứ tư, về hình thức thỏa thuận chia tài sản chia tài sản chung của vợ chồng do vợ
chồng tự thỏa thuận nhưng thay vì chỉ lập thành “văn bản được công chứng theo yêu cầu
vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật” thì buộc phải được Tòa án công nhận hoặc
công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật nhằm hạn chế tối đa hành vi của vợ
chồng lợi dụng việc chia tài sản chung để tẩu tán trốn tránh nghĩa vụ với tài sản khác. Quy
định này nhằm mục đích kiểm soát chặt chẽ việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly
hôn không những đảm quyền và nghĩa vụ cho vợ chồng mà còn cho người thứ ba có quyền
lợi liên quan.
Thứ năm, các nhà làm luật cũng cần có những quy định hướng dẫn cụ thể cho các
trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn có tranh chấp về loại tài sản mang
yếu tố “tinh thần, phong tục, tâm linh” nhiều hơn là giá trị vật chất. Vì thực chất loại tài
sản mang những yếu tố này rất khó có thể xác định là tài sản chung hay riêng, rất khó để
chia đôi vì nó không mang giá trị nhiều, gây nhiều bối rối, khó hăn cho các thẩm phán
trong quá trình xét xử. Hơn nữa nếu như xét xử không công bằng rất dễ gây phẫn nợ, bực

tức, ấn tượng xấu cho các bên tham gia quan hệ pháp luật này.
Thứ sáu, trong giải quyết ly hôn việc xem xét phân chia tài sản chung của vợ chồng
gặp rất nhiều khó khăn, nhất là trường hợp vợ chồng được bố mẹ tặng cho tài sản( thường
là bất động sản). Tuy nhiên hầu hết các trường hợp không làm giấy tờ sang tên hoặc hợp
đồng tặng cho, Khi con cái ly hôn bố mẹ yêu cầu đòi lại, tài sản nói là “cho mượn”. Bởi
vì hiện nay phần lớn những trường hợp tặng cho nhưng không lập văn bản và chưa được
cấp giấy chứng nhận QDSDĐ khá nhiều. Do vậy, cần có văn bản hướng dẫn cụ thể xử lí
những trường hợp như thế này, để làm căn cứ xác định tài sản chung hay riêng khi áp
dụng giải quyết chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. Khi ra văn bản hướng dẫn cụ
thể cần chú ý ý chí, sự tự nguyện của chủ thể trong quan hệ tặng cho này để giải quyết.
Thứ bảy, pháp luật cần có những hướng dẫn cụ thể hơn nữa về căn cứ yếu tố “lỗi”
khi chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn về vấn đề khi người vợ, người chồng trong
trương hợp này có thể đưa ra các chứng cứ để chứng minh cho hành vi lỗi của bên vi phạm
để bảo vệ và lợi ích chính đánh của mình. Ví dụ như hành vi bạo lực gia đình thì cần phải
có giấy chứng nhận của các bệnh viện điều trị cho nạn nhân của bạo lực gia đình, có biên
bản hòa giải của chính quyền địa phương hoặc biên bản xử lí vi phạm hành chisnhtrong
lĩnh vực hôn nhân và gia đình có hành vi bạo lực… Hay trường hợp vợ hoặc chồng có
hành vi ngoại tình, thì nếu đã bị xử lí vi phạm hành chính theo đúng quy định của pháp
luật thì sẽ đưa được biên bản xử lí, nhưng thực tế thì hầu hết các hành vi ngoại tình chưa
được xử lí vi phạm hành chính thì sẽ khó được coi là chứng cứ nên bên “bị buộc tội” từ
13


chối nhận tội và bên “buộc tội” coi như không đưa được chúng cứ chứng minh. Do đó
pháp luật cần phải có những hướng dẫn cụ thể để Tòa án có căn cứ xác định lỗi trong các
trường hợp vợ chồng ly hôn để đảm bảo quyền và lợi ích của bên không có lỗi phân chia
cho phù hợp. Đồng thời căn cứ vào yếu tố “lỗi” để phân chia tài sản chung của vợ chồng
khi ly hôn cũng là một biện pháp răn đe, trừng trị bên gây lỗi làm ảnh hưởng hạnh phúc
gia đình, đẩy cuộc hôn nhân đến những rạn nứt không thể cứu chữa.
Thứ tám, BLTTDS năm 2015 đã bổ sung nguyên tắc: “Tòa án không được từ chối

giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng” đó là những vụ việc dân
sự thuộc phạm vi điều chỉnh pháp luật dân sự nhưng tại thời điểm các vụ việc dân sự đó
phát sinh và cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu Tòa án giải quyết trong đó cũng có thể tính
những vụ việc yêu cầu Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn thì chưa có điều
luật để áp dụng và các bên cũng không có thỏa thuận thì có thể áp dụng phong tục tập
quán, nếu không có phong tục tập quán để áp dụng thì áp dụng các quy định của pháp luật
tương tự để điều chỉnh các quan hệ tương tự, nếu không thể áp dụng tương tự pháp luật
thì áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự được quy định tại Điều 3 để áp
dụng án lệ và lẽ công bằng. Vì vậy, Chánh án TANDTC đã ban hành Chỉ thị số
04/2014/CT-CA về việc triển khai thi hành Luật tổ chức TAND năm 2014, trong đó giao
cho Viện khoa học xét xử TANDTC (nay là Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học) chủ trì và
phối hợp với các đơn vị thuộc TANDTC và các cơ quan hữu quan, xây dựng Nghị quyết
hội đồng thẩm phán TANDTC về quy trình ban hành và áp dụng án lệ. Ngày 06/04/2016,
Chánh án TANDTC đã ban hành Quyết định số 220/QĐ-CA quyết định việc công bố án
lệ, trong đó công bố 06 án lệ đã được Hội đồng Thẩm phán TANDTC lực chọn, hiện đã
có 37 án lệ được lựa chọn, tuy nhiên cần sớm lựa chọn và công bố đầy đủ các án lệ nhất
là các án lệ có liên quan đến các vấn đề ly hôn nói chung và chia tài sản chung của vợ
chồng khi ly hôn nói riêng để làm căn cứ áp dụng trong quá trình xét xử, góp phần thực
hiện tốt chức năng của Tòa án và quyền lợi cho đương sự.

14


KẾT LUẬN
Việc quy định tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn trong pháp luật HN&GĐ Việt
Nam đã trải quá quá trình lâp pháp, ngày càng có sự thay đổi và những bước tiến rõ rệt.
Các quy định ngày càng hoàn thiện phù hợp hơn với cuộc sống. Luật HN&GĐ hiện nay
cũng có nhiều quy định về một số trường hợp cụ thể về việc chia tài sản chung để thuận
tiện cho việc áp dụng. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa rằng là việc quy định pháp luật
chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn trong luật HN&GĐ Việt Nam đã hoàn thiện,

vẫn còn rất nhiều những thiếu xót, quy định chưa được rõ ràng, cần được bổ sung hoàn
thiện để đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp tối đa cho các bên chủ thể khi tham gia
vào quan hệ pháp luật này. Tất nhiên, mỗi vụ việc có những tính chất riêng của nó không
thể đồng nhất, áp dụng những quy định pháp luật một cách cứng nhắc, quỳ vào các trường
hợp mà giải quyết cho linh hoạt, mền dẻo trong quá trình xử lí các vụ việc chia tài sản
chung của vợ chồng khi ly hôn là điều rất quan trọng.
Luật HN&GĐ năm 2014 đã có những quy định được sửa đổi, bổ sung để hù hợp
với tình hình thực tiễn, rút kinh nghiệm từ những thực tế, khá là tiến bộ, đồng bộ với
những hướng dẫn và các luật chuyên ngành khác có liên quan cũng như đối với quá trình
hội nhập quốc tế. Song thực tế, luôn đòi hỏi pháp luật cần phải hoàn thiện hơn nữa để đáp
ứng được mục tiêu, xây dựng một hệ thống pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng
khi ly hôn hoàn chỉnh, đáp ứng được yêu cầu phát triển của đời sống, hạn chế khó khăn
vướng bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các bên.

15


DANH MỤC TÀI LIỆU KHAM KHẢO
1. Thực tiễn giải quyết các vụ việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn trên
địa bàn thành phố Sơn La: luận văn thạc sĩ Luật học / Bùi Tiến Bình; TS. Bùi Minh Hồng
hướng dẫn, Hà Nội, năm 2018.
2. Áp dụng pháp luật chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại tỉnh Sơn La:
luận văn thạc sĩ luật học /Lò Thị Thu Hoa; PGS. TS. Nguyễn Văn Cừ hướng dẫn, Hà Nội,
năm 2016.
3. Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại Tòa án nhân dân thành phố Bắc
Kạn, tỉnh Bắc Kạn – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn: luận văn thạc sĩ Luật học /Nguyễn
Thị Hương Chanh; PGS. TS. Nguyễn Văn Cừ hướng dẫn, Hà Nội, năm 2019.

16




×