Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

(MN) Sáng kiến phát triển tố chất thể lực học sinh thông qua một số trò chơi vận động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.46 KB, 19 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ....................
TRƯỜNG THCS ....................

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến:
“PHÁT TRIỂN TỐ CHẤT THỂ LỰC HỌC SINH THÔNG QUA
MỘT SỐ TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG Ở TRƯỜNG THCS ....................”
Thuộc lĩnh vực: Môn Thể dục THCS

Người thực hiện: ....................
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS ....................

...................., ngày 10 tháng 4 năm 2019


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Phòng giáo dục và đào tạo ....................
Tôi là:

Số
TT

Họ và tên

1

...................


.

Ngày tháng
năm sinh

Nơi công tác

Chức
danh

Trình
độ
chuyên
môn

Trường
THCS ..............
......

Giáo
viên

Cao
Đẳng

Tỷ lệ (%)
đóng góp
vào việc
tạo ra
sáng kiến

100%

Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến:
“PHÁT TRIỂN TỐ CHẤT THỂ LỰC HỌC SINH THÔNG QUA
MỘT SỐ TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG Ở TRƯỜNG THCS ....................”
1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Không có.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Giải pháp được sử dụng trong các giờ học bộ môn Thể dục và trong các buổi
học ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp.
3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 20/09/2018.
4. Mô tả bản chất của sáng kiến:
4.1 Đặt vấn đề:
* Cơ sở lý luận:
Sức khỏe là tài sản quý giá nhất của mỗi cá nhân, xã hội, vì đó chính là
hành trang để đi vào cuộc sống. Chăm sóc và nâng cao sức khỏe là trách nhiệm là
nghĩa vụ của mỗi công dân, toàn xã hội và là vấn đề quan trọng trong chiến lược
xây dựng và phát huy nhân tố con người ở nước ta. Sức khỏe là tiền đề để con
người phát triển trí tuệ, tiếp thu kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo vận động trong cuộc
2


sống. Chính vì vậy bộ môn Thể dục là nội dung cơ bản của chương trình giáo
dục thể chất trong trường học các cấp nhằm trang bị cho học sinh những kĩ
năng vận động cơ bản, phát triển tố chất thể lực, góp phần cho sự nghiệp
giáo dục và phát triển con người toàn diện. Trong môi trường giáo dục học
sinh được giáo dục về đạo đức và cách sống mà nhiều nhà giáo, các chuyên gia đã
đúc kết hàng đời để lại đó là các hành trang cho mỗi người bước vào đời. Đồng
thời không ngừng đổi mới các phương pháp học tập và sách giáo khoa, đầu tư cơ
sở vật chất cho hoạt động giáo dục. Hằng năm nhà nước tổ chức các đợt tập huấn
về đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao tay nghề cho cán bộ giáo viên nhằm

cải tiến các phương pháp dạy học tiên tiến phù hợp với thời đại, đồng thời phát
huy các phương pháp dạy học cũ nhưng có tính hiệu quả cao.
Để học sinh thật sự say mê và hứng thú khi học thể dục thì phải có biện
pháp đổi mới ra sao? áp dụng những biện pháp nào? Để các em có thể tiếp thu tốt
các kĩ năng vận động và phát triển các tố chất thể lực thì điều đó đặt ra cho đội
ngũ giáo viên thể chất như tôi nhiều trăn trở. Giáo dục thể chất cho học sinh là
một trong những nội dung cơ bản giáo dục toàn diện học sinh: “Trí lực và Thể
lực” góp phần giáo dục tố chất vận động, nhân cách, đạo đức lối sống, tác phong
làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật thông qua bài dạy, các trò chơi vận động...Việc gì
cũng cần có sức khỏe thì mới có thể làm, có sức khỏe tốt, tinh thần minh mẫn thì
làm việc gì kết qủa đạt được cũng luôn luôn cao.
* Cơ sở thực tiễn:
Qua thời gian giảng dạy môn Thể dục trường trung học cơ
sở .................... tôi nhận thấy thể lực của các em học sinh còn nhiều hạn chế dẫn
đến kết quả bộ môn chưa cao.
Mặt khác, môn Thể dục với đa số những nội dung bài học đơn điệu, khô
khan. Các điều kiện sân bãi, cơ sở vật chất cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc
tiếp thu của các em.
Vậy nên để học sinh không còn cảm thấy nội dung môn Thể dục không chỉ
là các động tác đơn thuần nên tôi luôn tìm tòi, học hỏi rút ra những kinh nghiệm
3


giảng dạy thực tế để tìm ra những biện pháp tốt nhất cho mỗi tiết dạy, phù hợp với
từng đối tượng, nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy, nâng cao thành tích của học sinh.
Để phát huy được tính tích cực của học sinh, người giáo viên cần kết hợp tổ chức
các hình thức luyện tập lồng ghép với trò chơi vào nội dung bài học, tạo sự hứng
thú và phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình học tập và làm cho môn
Thể dục trở thành một bộ môn quan trọng trong nhà trường trung học cơ sở. Chính
vì vậy, cần đưa ra biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong giờ Thể dục ở

trường trung học cơ sở mà thông qua thể thao các em được thể hiện bản thân, tự
khẳng định tài năng của mình, phát huy tính chủ động, sáng tạo và thái độ tích
cực, yêu thích môn học, có khả năng vận dụng vào thực tiễn, khi giảng dạy bộ môn
Thể dục đòi hỏi người giáo viên phải biết vận dụng linh hoạt các phương pháp
giảng dạy vào trong tiết học thể dục và truyền đạt kiến thức tới học sinh, giúp các
em có ý thức và sự hứng thú đối với mục đích chung, nhiệm vụ cụ thể của từng
buổi học.
Xuất phát từ những cơ sở lí luận và thực tiễn trên tôi mạnh dạn chọn sáng
kiến: “Phát triển tố chất thể lực học sinh thông qua một số trò chơi vận động ở
trường THCS ....................”.
4.2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Sáng kiến: “Phát triển tố chất thể lực học sinh thông qua một số trò chơi
vận động ở trường THCS ....................” chưa được giáo viên nào nghiên cứu và
áp dụng tại trường THCS Phục Linh. Trong quá trình giảng dạy trên cơ sở
phương pháp dạy học môn thể dục nên tôi nghiên cứu, áp dụng và viết sáng kiến
này và xem đây là một giải pháp để nâng cao hiệu quả bài giảng của bản thân, hy
vọng ở một tương lai không xa sáng kiến này có thể áp dụng ở quy mô toàn
huyện.
4.3. Mục tiêu nghiên cứu
Sáng kiến “Phát triển tố chất thể lực học sinh thông qua một số trò chơi
vận động ở trường THCS ....................” trong hoạt động dạy học là nhằm góp
phần tạo hứng thú học tập cho học sinh, cải tiến phương pháp dạy học để nâng
4


cao chất lượng của bộ môn Thể dục trường THCS Phục Linh nói riêng và chất
lượng đào tạo của ngành nói chung.
4.4. Đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Sáng kiến: “Phát triển tố chất thể lực học sinh thông qua một số trò chơi vận

động ở trường THCS ....................” đã góp phần trong việc nâng cao chất lượng
bộ môn, phục vụ tốt cho việc giảng dạy, góp phần giáo dục đạo đức của học sinh
trong nhà trường THCS .....................
Đối tượng mà tôi tiến hành khảo sát và thực nghiệm là các em học sinh lớp
6 năm học (2017-2018) của trường THCS .................... và đề tài áp dụng trong
năm học (2018-2019).
* Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
Trên cơ sở lý luận bộ môn và thực tiễn 8 năm giảng dạy của bản thân, đề tài
được xem là một biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng bộ môn Thể dục
ở trường THCS .................... - phù hợp với đối tượng và đặc điểm vùng miền.
Nên đề tài sẽ áp dụng cụ thể vào việc giảng dạy bộ môn Thể dục trong chương
trình cấp THCS. Trên cơ sở đó đánh giá một cách toàn diện, khách quan để phát
huy một cách hiệu quả chức năng giáo dưỡng và giáo dục của bộ môn Thể dục
trong trường THCS Phục Linh.
Qua những nội dung bài cụ thể cùng với sự hướng dẫn của giáo viên sẽ giúp
học sinh có được những sự hứng thú và phát huy tính tích cực của học sinh, qua đó
biết thêm được một số trò chơi rèn luyện thể lực.
4.5. Giải pháp nghiên cứu:
I. Các giải pháp thực hiện:
* Để phát triển các tố chất thể lực thông qua trò chơi vận động, thực sự là một
vấn đề không phải là nhỏ đối với người giáo viên, đòi hỏi người giáo viên phải hết
sức tận tụy theo sát, uốn nắn từng bước trong quá trình của các em, thường xuyên
vận dụng một cách linh hoạt các dạng trò chơi trong từng tiết dạy có như vậy mới
mang lại kết quả mong muốn. Tôi mạnh dạn sử dụng một số giải pháp sau:
- Giải pháp 1: Phát huy tính tích cực của học sinh trong trò chơi vận động.
5


- Giải pháp 2: Lựa chọn trò chơi và bố trí một cách hợp lý trong các kế
hoạch dạy học môn thể dục trước khi lên lớp.

- Giải pháp 3: Không nên yêu cầu học sinh phải thực hiện động tác quá
phức tạp, không phù hợp với tâm sinh lý của học sinh.
- Giải pháp 4: Khai thác những dụng cụ hiện có hay tự giáo viên làm,
thường xuyên liên hệ bài học vào thực tế, nghiên cứu nghiêm túc trong việc
hướng dẫn học sinh đảm bảo an toàn trong tập luyện và tham gia trò chơi.
- Giải pháp 5: Nâng dần độ khó, hoặc thay đổi cách thức để hấp dẫn học
sinh thực hiện.
- Giải pháp 6: Khuyến khích học sinh sưu tầm hoặc sáng tạo ra các trò chơi
mới phù hợp với bộ môn.
- Giải pháp 7: Tham mưu với nhà trường, địa phương thường xuyên tổ chức
các trò chơi lồng ghép trong các hoạt động lớn (Khai giảng, Hội thi văn nghệ, hội
khỏe phù đổng…..). Nhằm giúp học sinh được tham gia góp phần nâng cao hiệu
quả giáo dục thể chất tại nhà trường.
+ Với một vài giải pháp nêu trên bản thân tôi thấy đã bước đầu có hiệu quả,
hợp với điều kiện thực tế của trường, đối tượng học sinh của lớp dạy.
+ Trong khi tham khảo nội dung trình bày tôi rất mong có thêm nhiều ý kiến
góp ý chân tình của quý thầy cô giáo và đồng nghiệp để bản thân có thêm kinh
nghiệm trong công tác giảng dạy.
II. Các biện pháp thực hiện
* Phát huy tính tính cực của học sinh trong giảng dạy trò chơi vận động:
Giáo viên cần tiến hành theo các bước sau:
- Giáo viên giúp học sinh biết và hiểu được tên trò chơi, mục đích ý nghĩa và
cách thức thực hiện trò chơi, những yêu cầu do giáo viên hoặc tập thể đề xuất luật
lệ chơi.
- Học sinh thực hiện trò chơi và cố gắng đảm bảo các yêu cầu đã được thống
nhất, công khai trước cả lớp.
- Đánh giá cá nhân hoặc tập thể học sinh tham gia trò chơi .
* Lựa chọn trò chơi giáo dục các tố chất (nhanh, mạnh, bền, khéo léo).

6



- Giáo viên khi xây dựng kế hoạch dạy học cần lựa chọn trò chơi phù hợp
với nội dung bài học và bố trí trong bài dạy một cách hợp lý để phát huy được tập
thể học sinh tham gia. Để tiến hành giáo viên cần làm tốt các khâu sau:
+ Chọn trò chơi: Lập kế hoạch bài học.
+ Chuẩn bị sân chơi và phương tiện.
+ Tổ chức cho học sinh chơi
+ Giới thiệu và giải thích trò chơi.
+ Điều khiển trò chơi.
+ Đánh giá kết quả.
Ví dụ cụ thể trong một tiết của kế hoạch dạy học lớp 6:
Tiết 38:
BẬT NHẢY - CHẠY NHANH - CHẠY BỀN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Bật nhảy: Ôn động tác đá lăng trước, đá lăng trước - sau, đá lăng sang
ngang, trò chơi: “Nhảy ô tiếp sức”.
- Chạy nhanh: Ôn động tác đứng (Mặt, vai, lưng) hướng chạy - xuất phát,
trò chơi: “ Chạy tiếp sức”.
- Chạy bền: Chạy trên địa hình tự nhiên.
2. Kĩ năng:
- Bật nhảy: Thực hiện cơ bản đúng các động tác bổ trợ đá lăng trước, đá
lăng trước - sau, đá lăng sang ngang, trò chơi: “Nhảy ô tiếp sức”.
- Chạy nhanh: Thực hiện cơ bản đúng động tác đứng (Mặt, vai, lưng)
hướng chạy - xuất phát, trò chơi: “Chạy tiếp sức”.
- Chạy bền: Thực hiện cơ bản đúng kĩ thuật chạy bền trên địa hình tự nhiên;
Phát triển được sức bền.
3.Thái độ:
- Rèn cho học sinh có ý thức tự giác tập luyện, nghiêm túc trong giờ học.

- Đảm bảo an toàn trong tập luyện.
4. Năng lực:
- Học sinh biết vận dụng vào các hoạt động chung trong và ngoài trường
II. Địa điểm, phương tiện:
7


1 Địa điểm: Sân tập thể dục trường THCS ....................
2 Phương tiện:
a.Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, còi, kẻ sân, đường chạy.
b.Chuẩn bị của học sinh: Vệ sinh sân tập, chuẩn bị dụng cụ, trang phục gọn
gàng theo quy định.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
I. PHẦN MỞ ĐẦU

1.Nhận lớp

Định
lượng

Phương pháp - tổ chức

10 phút
3 phút

- Giáo viên nhận lớp.

Lớp trưởng tập hợp 4 hàng


+ Lớp trưởng tập hợp lớp, điểm số, báo

ngang, chỉnh đốn hàng ngũ, báo

cáo.

cáo sỹ số

+ Kiểm tra sỹ số: 6A3.......................
+ Sức khoẻ học sinh.

- Đội hình nhận lớp
 
 
 
  

- Phổ biến nội dung tiết học: Bài học
gồm ba phần: Bật nhảy, chạy nhanh và

(GV)

chạy bền.
+ Bật nhảy: Ôn động tác đá lăng trước,
đá lăng trước – sau, đá lăng sang
ngang, trò chơi: “ Nhảy ô tiếp sức”.
+ Chạy nhanh: Ôn động tác đứng( Mặt,
vai, lưng) hướng chạy – xuất phát, trò
chơi: “ Chạy tiếp sức”.
+ Chạy bền: Chạy trên địa hình tự

nhiên.
2. Khởi động:

5 phút

- Chạy nhẹ nhàng một vòng sân tập.
- Xoay các khớp.

1 lần

- Lần lượt từng hàng quay phải

8


+ Khớp cổ chân kết hợp cổ tay, khớp
vai, khớp hông, khớp gối.
- Ép dọc, ép ngang.
- Tập tại chỗ các động tác:
+ Động tác Cổ
+ Động tác Tay
+ Động tác Lườn
+ Động tác Vặn mình
+ Động tác Bụng
+ Động tác Chân
+ Động tác Toàn thân

1 lần

( trái) chạy nhẹ nhàng và xếp

thành hình vòng tròn. Chạy

1 lần

xong về thành 4 hàng ngang để
khởi động. Đội hình so le.

2 lần x 8

- Đội hình khởi động
    
    
    
    

3. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra 2 em học sinh đứng mặt


2 phút

hướng chạy - xuất phát.

- GV gọi 1-2 HS lên thực hiện
- GV nhận xét và đánh giá.

II. PHẦN CƠ BẢN

1. Bật nhảy:


30 phút

a. Trò chơi: “ Nhảy ô tiếp sức”
+ Chuẩn bị: Lớp chia thành 4 hàng: 2
hàng nam, 2 hàng nữ.
+ Cách chơi: Khi có lệnh chuẩn bị, các
em số 1 của mỗi đội tién sát vào vạch
xuất phát. Khi có lệnh bắt đầu các em số
1 bật nhảy bằng 2 chân vào vòng tròn 1
sau đó bật nhảy lần lượt vào các vòng số
2,3,4 rồi chạy vòng về chạm tay bạn số
2, đi vòng về tập hợp ở cuối hàng. Số 2
tiếp tục bật nhảy và chạy như số 1. Trò
chơi cứ tiếp tục lần lượt như vậy cho đến
hết, đội nào về nhanh, ít phạm quy là
thắng cuộc.

- HS đứng thành 4 hàng bằng
nhau và GV hướng dẫn cách
chơi
- Đội hình chơi trò chơi:
x
x
x







x
GV
9


b. Ôn động tác đá lăng trước, đá lăng
trước - sau, đá lăng sang ngang.
- Đá lăng trước:

- Đá lăng trước - sau:

- Đá lăng sang ngang:
2. Chạy nhanh:
a. Ôn
+Đứng mặt hướng chạy - xuất phát.

- GV chia lớp thành 2 nhóm
luyện tập.
+ Nhóm 1: Ôn động tác đá lăng
trước, đá lăng trước – sau, đá
lăng sang ngang.

+Đứng Lưng hướng chạy - xuất phát.

+Nhóm 2: Ôn động tác đứng
(Mặt, vai, lưng) hướng chạy -

+ Đứng Vai hướng chạy - xuất phát.
b. Trò chơi: “Chạy tiếp sức”
+Chuẩn bị: Lớp chia thành 4 hàng , 2

hàng nam, 2 hàng nữ.
+Cách chơi: khi có hiệu lệnh chạy
người số 1 nhanh chóng xuất phát chạy
vòng qua vạch quy định chạy về chạm
tay bạn thì bạn số 2 mới được xuất phát
sau đó bạn số 1 đứng xuống cuối hàng.
Cứ như thế cho đến hết đội nào về
trước dành chiến thắng.

xuất phát.
Sau đó đổi ngược lại nội dung.

- Đội hình tập luyện đá lăng
trước, đá lăng trước – sau, đá
lăng sang ngang:
    
    

c. Củng cố:


- Kiểm tra thử các nội dung đã học
theo từng nhóm 3-4 em.

- GV quan sát sửa sai cho học
sinh.
10


3. Chạy bền:

*Chạy bền:
Trò chơi” Chạy vượt chướng ngại vật
tiếp sức”.
- Chuẩn bị: chia số học sinh lớp thành
2 - 4 hàng có số lượng bằng nhau.
- Cách chơi: Khi có lệnh, 2 em số 1 của

- Đội hình tập luyện đứng (Mặt,

2 đội chạy về trước, bật nhảy bằng 1

vai, lưng) hướng chạy - xuất

chân qua lần lượt các chướng ngại vật,

phát:

sau đó quay ngược lại và cũng lần lượt
bật nhảy qua các chướng ngại vật, rồi
đưa tay chạm bạn số 2, đi vòng về tập
hợp ở cuối hàng. Số 2 sau khi chạm tay

    
    


số 1 cũng lần lượt thực hiện các thao
tác như số 1 và trò chơi tiếp tục như
vậy cho đến hết, đội nào xong trước, ít
phạm quy là thắng cuộc.


- Giáo viên quan sát nhắc nhở
học sinh thực hiện.

III. PHẦN KẾT THÚC

- Thả lỏng: rũ chân, rũ tay
- Nhận xét giờ học.
- Giao bài tập về nhà: Ôn một số nôi
dung thực hiện chưa tốt.

11


- HS đứng thành 4 hàng bằng
nhau và GV hướng dẫn cách
chơi.
- Đội hình chơi “ Chạy tiếp
sức”:
x x x x
x x x x
x x x x
x x x x

- Giáo viên nhận xét đánh giá,
tuyên dương học sinh tham gia
chơi tích cực.

- GV tiến hành kiểm tra thử các
nội dung đã học theo nhóm từ

3- 4 em. Nhận xét đúng sai, rút
kinh nghiệm.

- HS đứng thành 2 - 4 hàng bằng
nhau và GV hướng dẫn cách
chơi

- Đội hình chơi “ Chạy vượt
chướng ngại vật tiếp sức”

12


x x x x
x x x x
x x x x
x x x x

- Giáo viên nhận xét đánh giá,
tuyên dương học sinh tham gia
chơi tích cực.

5 phút

- Đội hình thả lỏng
13




























- GV trước khi thiết kế bài giảng cần nghiên cứu SGK hoặc tham khảo bảng phân
loại các trò chơi phù hợp với nội dung cần giảng dạy sau:
Thuộc
nội dung

Tên trò chơi vận động phát triển tố chất thể lực
môn thể dục 6

Tiếp sức chuyển vật

Chạy
nhanh

Chạy bền

Bật nhảy

Lò cò tiếp sức
Chạy tiếp sức
Hoàng Anh Hoàng Yến
Ai nhanh hơn?
Chạy đuổi
Chạy tốc độ cao
Hai lần hít vào, hai lần thở ra
Nhẩy dây bền
Tâng cầu
Chạy theo địa hình quy định
Chạy dích dắc tiếp sức
Chạy vượt chướng ngại vật tiếp sức
Nhảy ô tiếp sức
Bật xa tiếp sức
Nhảy cừu
Khéo vướng chân
Nhảy vào vòng tròn tiếp sức
Nhảy vượt rào tiếp sức
Lò cò chọi gà
Trồng nụ trồng hoa


III. Nghệ thuật phối hợp các trò chơi vào đầu hay giữa bài tập phụ
thuộc vào yêu cầu nội dung của bài giảng.
14


Khi nhận lớp GV cần quan tâm các em học sinh thông qua việc hỏi thăm sức
khỏe từ đó biết chắc chắn hơn về đối tượng học sinh để phân nhóm và cho các em
kiến tập, phân các bạn kiến tập làm nhóm trưởng hay trọng tài. Chia nhóm với
phương pháp thi đấu giữa các đội, các nhóm sao cho các em thực hiện trong thời
gian ngắn khoảng từ 10-15 phút cho một học sinh. Khai thác triệt để sức phấn đấu
của cá nhân và đội hay nhóm học sinh thông qua từng trò chơi vận động.
Xây dựng các trò chơi, muốn giáo dục các tố chất (nhanh, mạnh, bền,
khéo léo) phải thường xuyên bổ trợ và lập lại nhiều lần trong từng nội dung,
từng học kỳ. Chính vì thế tố chất thể lực của học sinh sẽ không ngừng phát
triển cao độ, đúng chiều hướng nhất là hệ xương và hệ cơ trong độ tuổi trung
học cơ sở.
IV. Đảm bảo an toàn trong thực hiện các trò chơi vận động: Giáo viên
phải xem trò chơi đó dễ hay qúa khó không? Có làm mất vệ sinh không? Có
nguy hiểm không?
* Phân loại trò chơi dễ, khó để áp dụng cho từng đối tượng học sinh.
* Học sinh khi tham gia trò chơi nhất thiết phải được đảm bảo vệ sinh, an
toàn, Tránh trường hợp không đảm bảo vệ sinh và chấn thương. Như vậy là đi
ngược với mục đích phát triển tố chất thể lực cho học sinh.
* Bên cạnh đó, cơ sở vật chất và phương tiện cũng là yếu tố cần thiết, đóng
vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao phát triển tố chất vận động. Vì vậy
giáo viên phải chuẩn bị trang thiết bị, dụng cụ thật đầy đủ trước khi lên lớp và tổ
chức trò chơi cho học sinh.
V. Lựa chọn các trò chơi vận động của địa phương: Khi lựa chọn các trò
chơi của địa phương giáo viên không mất nhiều thời gian hướng dẫn, vì đa số các
em đã biết nội dung và cách thức. Qua đó góp phần giữ gìn nét văn hóa độc đáo

của địa phương. Tuy nhiên khi lựa chọn các trò chơi của địa phương giáo viên cần
chú ý:
*Tương đương những trò chơi vận động trong chương trình.
*Phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, giới tính của học sinh trung học cơ sở.
*Không chọn trò chơi nguy hiểm, mất vệ sinh, thiếu tính giáo dục.

15


Bên cạnh đó sau mỗi trò chơi giáo viên có tính khích lệ tinh thần học sinh qua
lời khen các em, phân biệt đội thắng, đội thua có khen thưởng và phạt nhẹ nhàng, từ
đó tiết dạy hiệu quả cao vì lượng vận động đảm bảo, nội dung phong phú, đa dạng.
Chú ý tổ chức đội hình luyện tập chia nhóm và bố trí bài tập liên hoàn
trong đó giáo viên tổ chức lớp có từng nhóm trưởng hướng dẫn các bạn nhóm
nam, nữ, giáo viên thường xuyên khen các em bằng nhiều hình thức (lời nói, vỗ
tay hoan hô các bạn khi thắng hay hoàn thành trò chơi…)
4.6. Tính mới của sáng kiến
* Sáng kiến: “Phát triển tố chất thể lực học sinh thông qua một số trò chơi

vận động ở trường THCS ....................” này, bước đầu trình bày cơ sở lí luận và
phương pháp tập luyện, song mới chỉ đi sâu vào khai thác một trong các hướng tập,
các trò chơi vận động với mục đích xây dựng tiết dạy phong phú hơn về nội dung
và hình thức lên lớp theo hướng cải cách sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy
học như hiện nay. Khơi dậy tinh thần tự giác tích cực ở học sinh, phấn đấu vươn
lên từ chính bản thân mình để góp phần giáo dục các em một cách toàn diện cả về
trí tuệ lẫn thể lực cho học sinh hiện nay, tương lai cho xã hội mai sau.
4.7. Khả năng áp dụng của sáng kiến:
* Sáng kiến:” Phát triển tố chất thể lực học sinh thông qua một số trò
chơi vận động ở trường THCS ....................” đã được áp dụng tại trường
THCS .................... và đem lại hiệu quả thiết thực, 100% sáng kiến có thể triển

khai và áp dụng trong giảng dạy bộ môn Thể dục của toàn huyện.
5. Những thông tin cần được bảo mật: Không có.
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Để sáng kiến áp dụng có hiệu quả cao nhất cần có các điều kiện sau:
+ Được sự đồng ý, ủng hộ tạo điều kiện về cơ sở vật chất của Chi bộ, ban
giám hiệu nhà trường.
+ Được sự đồng thuận, phối hợp của các ban ngành, đoàn thể trong và ngoài
nhà trường.
+ Học sinh phải chuẩn bị đầy đủ trang bị phù hợp với bộ môn.
+ Được sự góp ý của các đồng nghiệp trong tổ Tự nhiên.

16


7. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả:
So với trước khi thực hiện sáng kiến thì tôi thấy thu được các kết quả sau:
* Qua thời gian thực hiện bản thân tôi nhận thấy học sinh có sự tiến bộ đáng
kể, phần lớn các em có hứng thú học môn thể dục hơn, trong tập luyện các em
không chỉ thể hiện khả năng của mình ở lớp, mà còn thể hiện ở các hoạt động
ngoại khóa. Các em có ý thức tự nâng cao, tiết học vui tươi, sinh động hơn, từng
bước làm thay đổi cách nhìn của các em đối với bộ môn này. Không ít học sinh đã
cảm thấy yêu thích môn học và có những đột phá trong học tập. Mỗi giờ học thể
dục đã có nhiều học sinh tích cực tham gia nhiệt tình hơn, nhất là khi tổ chức trò
chơi cho các em, khi tham gia các em đoàn kết hơn quyết tâm hơn để giành chiến
thắng về cho đội, nhóm mình, các em hồ hởi, động viên nhau từng bạn thậm chí
các em còn reo hò, hô to cổ động cho các bạn. Chất lượng kiểm tra ở các lớp áp
dụng sáng kiến cao hơn một cách rõ rệt.
* Kết quả kiểm tra nội dung chạy ngắn giữa lớp 6A2
không áp dụng sáng kiến và lớp 6A3 áp dụng sáng kiến.

Đối với Nam:
Thời gian
Trên 11,5 s
10,6 s đến 11,5 s
10,1 s đến 10,6
Từ 10,0 s trở xuống
Đối với Nữ:

Nội dung
kiểm tra
Chạy 60 m

Lớp 6A2
(17 học sinh)
3
8
5
1

Lớp 6A3
(18 học sinh)
1
2
8
7

Lớp 6A2
Lớp 6A3
(14 học sinh)
(13 học sinh)

Trên 12,2 s
6
1
11,4 s đến 12,1 s
4
2
Chạy 60 m
10,7 s đến 11,3
4
6
Từ 10,6 s trở xuống
0
4
8. Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến
Thời gian

Nội dung
kiểm tra

lần đầu.
Số
TT

Họ và tên

Ngày
tháng

Nơi công
tác


Chức
Trình độ
danh chuyên môn

Nội dung
công việc
17


1

....................

năm sinh
15/12/199
0

THCS ........ Giáo
............
viên

Cao đẳng
Sinh-Thể
dục

hỗ trợ
Thực
hiện toàn
bộ nội

dung

Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
...................., ngày 08 tháng 04 năm 2019
Người nộp đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)

....................
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
TRƯỜNG THCS ....................
..............................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................

...................., ngày 10 tháng 04 năm 2019
PHÓ HIỆU TRƯỞNG

NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ....................
18


..............................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................

...................., ngày …… tháng …… năm 2019

19



×