Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

VŨ THỊ LOAN PHÂN TÍCH đơn THUỐC điều TRỊ NGOẠI TRÚ tại NHÀ THUỐC tây lê ANH THÀNH PHỐ BIÊN hòa TỈNH ĐỒNG NAI năm 2018 LUẬN văn dược sĩ CHUYÊN KHOA cấp 1 hà nội , 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 86 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

VŨ THỊ LOAN

PHÂN TÍCH ĐƠN THUỐC ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ
TẠI NHÀ THUỐC TÂY LÊ ANH
THÀNH PHỐ BIÊN HÒA TỈNH ĐỒNG NAI
NĂM 2018

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP 1

HÀ NỘI , 2019


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

VŨ THỊ LOAN

PHÂN TÍCH ĐƠN THUỐC ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ
TẠI NHÀ THUỐC TÂY LÊ ANH
THÀNH PHỐ BIÊN HÒA TỈNH ĐỒNG NAI
NĂM 2018

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP 1
CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: CK 60 72 04 12
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương
Thời gian thực hiện:02/07/2018 – 02/11/2018


HÀ NỘI , 2019


LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn và kính
trọng tới Quý Thầy, Cô, Đồng nghiệp, Gia đình và bạn bè.
Với tất cả sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, tôi chân thành cảm ơn:
Cô PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương, Cô là người đã tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ, động viên tinh thần tôi trong suốt quá trình viết luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám Hiệu nhà trường, quý thầy
cô bộ môn Quản lý kinh tế dược, cùng toàn thể Thầy cô trường Đại Học Dược Hà
Nội, đã cùng với trí thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý
báu cho tôi suốt cả thời gian học tập tại trường.
Tôi cũng xin bày tỏ cảm ơn đến các bạn làm việc trong nhà thuốc Lê Anh
luôn tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm đề tài.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, các anh, chị, đồng nghiệp trong
lớp CK1 Tổ chức quản lý dược K21 đã giúp đỡ , chia sẻ, động viên và cùng tôi vượt
qua khó khăn trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Biên hòa, tháng.......năm 2018
Học viên

VŨ THỊ LOAN


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN...........................................................................3
1.1 Quy định kê đơn điều trị ngoại trú.........................................................3
1.1.1.Khái niệm về đơn thuốc :....................................................................3
1.1.2. Nội dung của một đơn thuốc..............................................................3

1.1.3. Điều kiện của người kê đơn...............................................................6
1.1.4. Quy định về ghi đơn thuốc:...............................................................7
1.1.5. Một số nguyên tắc khi kê đơn:...........................................................9
1.1.6. Một số chỉ số sử dụng thuốc............................................................11
1.2. TÌNH HÌNH KÊ ĐƠN THUỐC VÀ SỬ DỤNG THUỐC:..................12
1.2.1. Tình hình kê đơn thuốc và sử dụng thuốc trên thế giới...................12
1.2.2. Tình hình kê đơn thuốc và sử dụng thuốc tại Việt Nam..................16
1.2.3. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................21
1.3. Vài nét về nhà thuốc Lê Anh.................................................................22
1.3.1. Chức năng nhiệm vụ........................................................................22
1.3.2. Cơ cấu nhân lực...............................................................................22
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............24
2.1.Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu.........................................24
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu:......................................................................24
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu:...................................................24
2.2. Phương pháp nghiên cứu:......................................................................24
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả tiến cứu.............................24
2.2.2. Các biến số nghiên cứu và chỉ số nghiên cứu:.................................24
2.2.3 Cỡ mẫu nghiên cứu:..........................................................................28
2.2.4 Phương pháp thu thập số liệu:..........................................................31


2.2.5. Phương pháp phân tích, xử lý và trình bày số liệu..........................32
2.3 CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU............................................................35
2.3.1. Các chỉ tiêu nghiên cứu trong đánh giá thực trạng thực hiện quy chế
kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú.........................................................35
2.3.2 Phân tích một số chỉ số kê dơn thuốc ngoại trú................................37
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................39
3.1. MÔ TẢ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY ĐỊNH KÊ ĐƠN THUỐC
NGOẠI TRÚ TẠI NHÀ THUỐC LÊ ANH:............................................... 39

3.1.1. Thực hiện quy định về cách ghi thông tin bệnh nhân..................... 39
3.1.2 Thực hiện quy định về thông tin thuốc............................................ 45
3.1.3. Thực hiện cách ghi về hướng dẫn sử dụng thuốc........................... 46
3.1.4. Thuốc được kê theo thành phần.......................................................49
3.2. PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ KÊ ĐƠN NGOẠI TRÚ CỦA CÁC ĐƠN
THUỐC ĐẾN NHÀ THUỐC LÊ ANH.......................................................49
3.2.1.Thuốc được kê theo nguồn gốc xuất xứ............................................49
3.2.2. Kết quả về ghi hướng dẫn sử dụng thuốc........................................50
3.2.3. Số thuốc trung bình/đơn..................................................................50
3.2.4. Phân loại số thuốc trung bình trên 1 đơn theo nhóm bệnh lý.........52
3.2.5. Thuốc kê theo tên biệt dược gốc – generic......................................53
3.2.6. Thuốc được kê theo nhóm...............................................................54
3.2.7. Tỷ lệ đơn thuốc có kê vitamin, corticoid và kháng sinh..................54
3.2.8. Phối hợp kháng sinh trong kê đơn thuốc.........................................55
3.2.9. Tỷ lệ các nhóm kháng sinh được sử dụng.......................................56
3.2.10. Sử dụng kháng sinh theo nhóm bệnh lý.........................................57
3.2.11. Giá trị trung bình thuốc trong một đơn..........................................58
3.2.12. Chi phí sử dụng kháng sinh, vitamin, corticoid.............................58
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN.............................................................................60


4.1. Thực trạng các đơn thuốc ngoại trú tại nhà thuốc Lê Anh thành phố
Biên hòa tỉnh Đồng Nai................................................................................60
4.1.1 Thực hiện thủ tục kê đơn thuốc.......................................................60
4.1.2. Chỉ tiêu về thông tin thuốc và hướng dẫn sử dụng..........................60
4.1.3. Ghi thông tin về người kê đơn........................................................62
4.2. Một số chỉ số về kê đơn......................................................................62
4.2.1. Phân tích thuốc được kê theo nguồn gốc xuất xứ............................62
4.2.2. Thuốc được kê theo đường dùng........................................ ...........63
4.2.3. Thuốc được kê theo thành phần......................................................63

4.2.4. Số chẩn đoán trung bình.................................................................64
4.2.5. Số thuốc trung bình trong một đơn..................................................64
4.2.6. Tỷ lệ kê theo tên generic..................................................................65
4.2.7. Sử dụng kháng sinh.........................................................................66
4.2.8.Sử dụng Vitamin...............................................................................68
4.2.9. Sử dụng corticoid.............................................................................69
4.2.10. Chi phí một đơn thuốc...................................................................70
KẾT LUẬN....................................................................................................71
KIẾN NGHỊ................... ...............................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC BẢNG

Tên bảng

Stt

Số
trang

2.1

Đặc điểm của mẫu

29

2.2

Chỉ tiêu nghiên cứu trong thực hiện quy chế kê đơn thuốc


35

2.3

Chỉ tiêu về phân tích đơn thuốc ngoại trú

37

3.1

Thực hiện quy định về cách ghi thông tin bệnh nhân

39

3.2

Tỷ lệ đơn ghi đầy đủ địa chỉ bệnh nhân

39

3.3

Tỷ lệ đơn ghi tuổi bệnh nhân

40

3.4

Tỷ lệ đơn ghi số tháng tuổi cho trẻ dưới 72 tháng tuổi


40

3.5

Tỷ lệ đơn ghi đầy đủ tên và số CMND của bố hoạc mẹ

40

3.6

Tỷ lệ đơn có ghi ngày kê đơn

42

3.7

Tỷ lệ ghi đơn đầy đủ họ tên bác sĩ

42

3.8

Tỷ lệ đơn ghi số khoản

43

3.9

Tỷ lệ đơn gạch chéo chỗ còn trống


43

3.10

Tỷ lệ đơn có sửa chữa

43

3.11

Tỷ lệ về thuốc có một chữ số

44

3.12

Chỉ tiêu về thuốc đơn thành phần, đa thành phần

45

3.13

Tỷ lệ về số lượt thuốc đơn thành phần

45


3.14


Tỷ lệ đơn ghi theo tên chung quốc tế (Generic name, INN)

46

3.15

Chỉ tiêu vê ghi chẩn đoán trên đơn thuốc.

47

3.16

Chỉ tiêu về thông tin thuốc kê đơn

48

3.17

Tỷ lệ thuốc được kê theo thành phần

49

3.18

Thuốc được kê theo nguồn gốc

49

3.19


Tỷ lệ thuốc được ghi hướng dẫn

50

3.20

Số thuốc trung bình trong một đơn thuốc

51

Bảng phân loại số thuốc trung bình trên 1 đơn theo nhóm

52

3.21

bệnh lý

3.22

Thuốc kê theo tên biệt dược gốc – generic

53

3.23

Thuốc được kê theo nhóm

54


3.24

Tỷ lệ đơn thuốc có kê vitamin, corticoid và kháng sinh

54

3.25

Bảng phối hợp kháng sinh trong kê đơn thuốc

55

3.26

Tỷ lệ các nhóm kháng sinh được kê đơn

56

3.27

Sử dụng kháng sinh theo nhóm bệnh lý

57

3.28

Tỷ lệ giá trị tiền thuốc trung bình trong một đơn

58


3.29

Chi phí sử dụng kháng sinh, vitamin, corticoid

58


DANH MỤC HÌNH

Stt

Tên hình

Số trang

3.1

Số thuốc trung bình trên 1 đơn

41


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Stt

Giải nghĩa

Chữ viết tắt


1

BYT

Bộ y tế

2

ĐT

Đơn thuốc

3

PKĐK

Phòng khám đa khoa

4

BV

Bệnh viện

5

TL

Tỷ lệ


6

WHO

Tổ chức y tế thế giới

7

CMND

Chứng minh nhân dân

8

CSSK

Chăm sóc sức khỏe

9

BN

Bệnh nhân

10

SX

Sản xuất



ĐẶT VẤN ĐỀ
Sức khỏe là vốn quý nhất của con người, vì vậy chăm sóc và bảo vệ sức
khỏe là mục tiêu và trách nhiệm của toàn dân, toàn xã hội, mang tính cấp thiết
của mỗi quốc gia trong đó có ngành y tế đóng vai trò chủ chốt. Sử dụng thuốc
hợp lý an toàn đã và đang trở thành một vấn đề quan trọng không chỉ của Việt
Nam mà còn mang tính toàn cầu.
Để đảm bảo nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, Chính sách quốc
gia về thuốc, Việt Nam đã quy định rõ: đảm bảo luôn sẵn có, đầy đủ các loại
thuốc phòng bệnh và chữa bệnh đáp ứng kịp mô hình, cơ cấu bệnh tật. Thầy
thuốc và nhân dân được hướng dẫn và thông tin đầy đủ về thuốc nhằm đảm bảo
kê đơn và sử dụng thuốc hợp lí, an toàn có hiệu quả trong các cơ sở điều trị và
tại cộng đồng. Chuẩn hóa và nâng cao chất lượng kê đơn thuốc, chấm dứt tình
trạng lạm dụng trong việc kê đơn của thầy thuốc.
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, tình trạng
sức khỏe của người dân Việt Nam đã được cải thiện đáng kể, tuổi thọ trung bình
tăng lên. Tuy nhiên, vấn đề sử dụng thuốc vẫn còn nhiều bất cập. Sử dụng thuốc
không an toàn, hợp lý đã và đang gây một áp lực không nhỏ lên y tế thế giới nói
chung và y tế Việt Nam nói riêng không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế, sức
lao động, thời gian và sức khỏe người bệnh, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến
hiệu quả điều trị, tạo áp lực lên kinh tế xã hội.
Bên cạnh đó, có nhiều nguồn cung ứng thuốc với nhiều hình thức, cách
tiếp thị và ưu đãi khác nhau cũng phần nào tác động đến việc kê đơn thuốc
không đúng chỉ định, liều dùng, thời gian dùng, kê quá nhiều thuốc trong một
đơn, kê đơn thuốc với tên biệt dược đã gây ra hiện tượng kháng thuốc và gây
lãng phí không cần thiết.

1



Trước thực trạng đó, với mong muốn tìm hiểu tình trạng thực hiện quy
chế kê đơn ngoại trú, chúng tôi tiến hành đề tài : “Phân tích đơn thuốc điều trị
ngoại trú đến mua tại nhà thuốc Lê Anh, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
năm 2018” với 2 mục tiêu:
Mục tiêu 1: Mô tả thực trạng việc thực hiện quy chế kê đơn trong các đơn
thuốc đến mua tại nhà thuốc Lê Anh Thành phố Biên Hòa Đồng Nai năm 2018.
Mục tiêu 2:Phân tích một số chỉ số kê đơn thuốc trong các đơn thuốc đến
mua tại nhà thuốc Lê Anh Thành Phố Biên Hòa- Đồng Nai năm 2018.
Từ đó đưa ra một số kiến nghị và đề xuất nhằm nâng cao chất lượng việc
thực hiện quy chế kê đơn để hướng tới sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả.
Chúng tôi hy vọng rằng, kết quả nghiên cứu thu được và những ý kiến đề
xuất sẽ góp phần nâng cao chất lượng kê đơn để việc sử dụng thuốc được an
toàn, hợp lí và hiệu quả hơn.

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1

Quy định kê đơn điều trị ngoại trú
1.1.1.Khái niệm về đơn thuốc :
Ðơn thuốc là một chỉ định điều trị của người thầy thuốc đối với bệnh

nhân, nhằm giúp họ có được những thứ thuốc theo đúng phác đồ điều trị. Như
vậy nói chung với một căn bệnh nào đó, đơn thuốc có những điểm giống nhau
về nguyên tắc và các chủng loại thuốc, nếu có khác chỉ là những tên biệt dược.
Tuy nhiên, do những khác biệt về tuổi tác, giới tính, tình trạng cơ thể bệnh tật,
như phụ nữ mang thai, đang cho con bú, bệnh nhân bị suy gan, suy thận..., đặc
biệt là người có tiền sử dị ứng với một dược chất nào đó nên việc kê đơn nhiều

khi rất khó khăn. Từ những thông tin trên, người thầy thuốc có thể suy nghĩ và
thay thế bằng những loại thuốc khác có cùng tác dụng dược lý. Vì thế, nhiều
trường hợp tuy cùng một bệnh nhưng mỗi thầy thuốc lại có những cách kê đơn
khác nhau. Ðiều hết sức cần tránh đối với người bệnh là không nên dựa vào
đơn thuốc của người khác có chung một chẩn đoán hoặc triệu chứng na ná như
mình để điều trị.
Ðơn thuốc là tổng hợp các loại thuốc, bao gồm cả thuốc bắt buộc phải
bán theo đơn và những thuốc có thể mua tự do. Ðó là một "y lệnh" hướng dẫn
cho các bệnh nhân ngoại trú và cả nội trú cần uống, bôi xoa, phun, dán hay
tiêm truyền. Ðơn thuốc liệt kê số lượng thuốc, liều lượng, số lần dùng thuốc
trong ngày, thời gian dùng thuốc trước hay sau bữa ăn. Một đơn thuốc được coi
là tốt phải đạt được các yêu cầu: Hiệu quả chữa bệnh cao, an toàn trong dùng
thuốc và tiết kiệm.[1]
1.1.2. Nội dung của một đơn thuốc
Trên thế giới không có một tiêu chuẩn thống nhất nào về kê đơn thuốc
và mỗi quốc gia có quy định riêng phù hợp với điều kiện của đất nước mình.

3


Tuy nhiên, yêu cầu quan trọng đó là đơn thuốc phải thật rõ ràng. Đơn thuốc
phải hợp lệ và chỉ định chính xác thuốc phải sử dụng. Theo khuyến cáo của Tổ
chức Y tế Thế giới thì một đơn thuốc đầy đủ bao gồm các nội dung sau:
- Tên, tuổi và địa chỉ của bệnh nhân, số điện thoại(nếu có).
- Ngày tháng kê đơn.
- Tên, địa chỉ, số điện thoại, chữ ký của người kê đơn.
- Tên gốc của thuốc, hàm lượng thuốc.
- Dạng thuốc, tổng số thuốc.
- Nhãn bao thuốc:hướng dẫn, cảnh báo..
Ngày 29/12/2017 BYT đã ra thông tư 52/2017/TT – BYT quy định về kê

đơn trong điều trị ngoại trú, trong đó có yêu cầu kê đơn thuốc gồm:
- Chỉ được kê đơn thuốc sau khi đã có kết quả khám bệnh, chẩn đoán
bệnh.
- Kê đơn thuốc phù hợp với chẩn đoán bệnh và mức độ bệnh.
- Việc kê đơn thuốc phải đạt được mục tiêu an toàn, hợp lý và hiệu quả.
Ưu tiên kê đơn thuốc dạng đơn chất hoặc thuốc generic.
- Việc kê đơn thuốc phải phù hợp với một trong các tài liệu sau đây:
+ Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hoặc Hướng dẫn điều trị và chăm sóc
HIV/AIDS do Bộ Y tế ban hành hoặc công nhận; Hướng dẫn chẩn đoán và
điều trị của cơ sở khám, chữa bệnh xây dựng theo quy định tại Điều 6 Thông
tư số 21/2013/TT-BYT ngày 08 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy
định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và Điều trị trong bệnh viện
trong trường hợp chưa có hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế.
+ Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đi kèm với thuốc đã được phép lưu hành.
+ Dược thư quốc gia của Việt Nam;

4


- Số lượng thuốc được kê đơn thực hiện theo Hướng dẫn chẩn đoán và
điều trị được quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này hoặc đủ sử dụng nhưng tối
đa không quá 30 (ba mươi) ngày, trừ trường hợp quy định tại các điều 7, 8 và 9
Thông tư này.
- Đối với người bệnh phải khám từ 3 chuyên khoa trở lên trong ngày thì
người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người đứng đầu
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền (trưởng khoa khám bệnh, trưởng khoa
lâm sàng) hoặc người phụ trách chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
sau khi xem xét kết quả khám bệnh của các chuyên khoa trực tiếp kê đơn hoặc
phân công bác sỹ có chuyên khoa phù hợp để kê đơn thuốc cho người bệnh.
- Bác sỹ, y sỹ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến 4 được khám bệnh,

chữa bệnh đa khoa và kê đơn thuốc điều trị của tất cả chuyên khoa thuộc danh
mục kỹ thuật ở tuyến 4 (danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã
được cấp có thẩm quyền phê duyệt).
- Trường hợp cấp cứu người bệnh, bác sĩ, y sĩ quy định tại các khoản 1,
2 Điều 2 Thông tư này kê đơn thuốc để xử trí cấp cứu, phù hợp với tình trạng
của người bệnh.
- Không được kê vào đơn thuốc các nội dung quy định tại Khoản 15
Điều 6 Luật dược, cụ thể:
a) Các thuốc, chất không nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh;
b) Các thuốc chưa được phép lưu hành hợp pháp tại Việt Nam,
c) Thực phẩm chức năng;
d) Mỹ phẩm.
Yêu cầu về hình thức kê đơn thuốc:

5


- Kê đơn thuốc đối với người bệnh đến khám bệnh tại cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh:
Người kê đơn thuốc thực hiện kê đơn vào Đơn thuốc hoặc sổ khám bệnh
(sổ y bạ) của người bệnh theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo
Thông tư này và số theo dõi khám bệnh hoặc phần mềm quản lý người bệnh
của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
-

Kê đơn thuốc đối với người bệnh điều trị ngoại trú:
Người kê đơn thuốc ra chỉ định điều trị vào sổ khám bệnh (sổ y bạ) của

người bệnh và bệnh án điều trị ngoại trú hoặc phần mềm quản lý người bệnh
của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

- Kê đơn thuốc đối với người bệnh ngay sau khi kết thúc việc điều trị nội
trú:
+ Trường hợp tiên lượng người bệnh cần tiếp tục sử dụng thuốc từ 01
(một) đến đủ 07 (bảy) ngày thì kê đơn thuốc (chỉ định điều trị) tiếp vào đơn
thuốc hoặc sổ khám bệnh của người bệnh và bệnh án điều trị nội trú hoặc phần
mềm quản lý người bệnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
+ Trường hợp tiên lượng người bệnh cần tiếp tục điều trị trên 07 (bảy)
ngày thì kê đơn thuốc theo quy định tại Khoản 2 Điều này hoặc chuyển tuyến
về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp để tiếp tục điều trị.
- Kê đơn thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất theo thực
hiện theo quy định tại các điều 7, 8 và 9 Thông tư này.
1.1.3. Điều kiện của người kê đơn
Theo điều 2 của quy chế kê đơn thuốc trong diều trị ngoại trú ban hành
kèm theo thông tư 52/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 quy định của người kê
đơn như sau:

6


- Bác sỹ có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và có đăng ký
hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật khám bệnh,
chữa bệnh.
- Y sỹ có chứng chỉ hành nghề và có đăng ký nghề tại cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh tuyến 4 quy định tại Thông tư số 43/2013/TT-BYT ngày 11 tháng
12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết phân tuyến chuyên môn
kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp Giấy phép hoạt động khám
bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh
- Cơ sở bán lẻ thuốc, người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của
cơ sở bán lẻ thuốc theo quy định của Luật Dược.

- Người bệnh và người đại diện của người bệnh có đơn thuốc.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có hoạt động liên quan đến đơn thuốc
và kê đơn thuốc.

1.1.4. Quy định về ghi đơn thuốc:
Theo điều 6 của quy chế kê đơn thuốc trong diều trị ngoại trú ban hành
kèm theo thông tư 52/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 quy định của việc ghi
đơn thuốc như sau:
- Ghi đủ, rõ ràng và chính xác các mục in trong đơn thuốc hoặc trong sổ
khám bệnh của người bệnh.
- Ghi địa chỉ nơi người bệnh thường trú hoặc tạm trú: số nhà, đường
phố, tổ dân phố hoặc thôn/ấp/bản, xã/phường/thị trấn, quận/huyện/thị xã/thành
phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố.

7


- Đối với trẻ dưới 72 tháng tuổi thì phải ghi số tháng tuổi, ghi tên và số
chứng minh nhân dân hoặc sổ căn cước công dân của bố hoặc mẹ hoặc người
giám hộ của trẻ.
- Kê đơn thuốc theo quy định như sau:
+ Thuốc có một hoạt chất
Theo tên chung quốc tế (INN, generic);
Ví dụ: thuốc có hoạt chất là Paracetamol, hàm lượng 500mg thì ghi tên
thuốc như sau: Paracetamol 500mg.
Theo tên chung quốc tế + (tên thương mại).
Ví dụ: thuốc có hoạt chất là Paracetamol, hàm lượng 500mg, tên thương
mại là A thì ghi tên thuốc như sau: Paracetamol (A) 500mg.
+ Thuốc có nhiều hoạt chất hoặc sinh phẩm y tế thì ghi theo tên thương
mại.

- Ghi tên thuốc, nồng độ/hàm lượng, số lượng/thể tích, liều dùng, đường
dùng, thời điểm dùng của mỗi loại thuốc. Nếu đơn thuốc có thuốc độc phải ghi
thuốc độc trước khi ghi các thuốc khác.
- Số lượng thuốc gây nghiện phải viết bằng chữ, chữ đầu viết hoa.
- Số lượng thuốc chỉ có một chữ số (nhỏ hơn 10) thì viết số 0 phía trước.
- Trường hợp sửa chữa đơn thì người kê đơn phải ký tên ngay bên cạnh
nội dung sữa.
- Gạch chéo phần giấy còn trống từ phía dưới nội dung kê đơn đến phía
trên chữ ký của người kê đơn theo hướng từ trên xuống dưới, từ trái sang phải;
ký tên, ghi (hoặc đóng dấu) họ tên người kê đơn.

8


Kê đơn thuốc của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có ứng dụng công
nghệ thông tin.
- Đơn thuốc được kê trên máy tính 01 lần và lưu trên phần mềm tại cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh. Đối với đơn thuốc “N” và đơn thuốc “H” cần phải in ra
cho người bệnh và lưu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải bảo đảm việc lưu đơn thuốc để trích
xuất dữ liệu khi cần thiết.
Thời hạn đơn thuốc có giá trị mua, lĩnh thuốc
- Đơn thuốc có giá trị mua, lĩnh thuốc trong thời hạn tối đa 05 ngày, kể
từ ngày kê đơn thuốc.
- Đơn thuốc được mua tại các cơ sở bán lẻ thuốc hợp pháp trên toàn
quốc.
- Thời gian mua hoặc lĩnh thuốc của đơn thuốc gây nghiện phù hợp với
ngày của đợt điều trị ghi trong đơn. Mua hoặc lĩnh thuốc gây nghiện đợt 2 hoặc
đợt 3 cho người bệnh ung thư và người bệnh AIDS trước 01 (một) đến 03 (ba)
ngày của mỗi đợt điều trị (nếu vào ngày nghỉ lễ, tết, thứ bảy, chủ nhật thì mua

hoặc lĩnh vào ngày liền kề trước hoặc sau ngày nghỉ).
1.1.5. Một số nguyên tắc khi kê đơn:
Theo hướng dẫn thực hành kê đơn thuốc tốt của Tổ chức Y tế Thế giới,
để thực hiện được quá trình kê đơn thuốc tốt, người thầy thuốc cần phải tuân
thủ theo quá trình thực hiện kê đơn, điều trị hợp lý gồm 6 bước:
Bước 1: Xác định vấn đề bệnh lý của bệnh nhân. Quá trình này cần
được thực hiện một cách thận trọng dựa trên sự quan sát kỹ lưỡng của bác sỹ,
mô tả bệnh của bản thân bệnh nhân, tiền sử bệnh, X-quang, kết quả xét nghiệm
và các thăm khám khác.

9


Bước 2: Xác định mục tiêu điều trị. Việc xác định mục tiêu điều trị giúp
người thầy thuốc tránh được việc sử dụng nhiều thuốc không cần thiết, tập
trung vào bệnh lý của bệnh nhân.
Bước 3: Xác định phương pháp điều trị đã được chứng minh hiệu quả,
an toàn, kinh tế và phù hợp với bệnh nhân nhất trong số các phương án điều trị
khác nhau, kể cả phương án không dùng thuốc. Thẩm định lại sự phù hợp của
thuốc đã lựa chọn cho bệnh nhân. Sự phù hợp được đánh giá trên 3 khía cạnh:
(1) Sự phù hợp giữa tác dụng và dạng dùng của thuốc với bệnh nhân, (2) Sự
phù hợp của liều dùng hàng ngày, (3) Sự phù hợp của quá trình điều trị. Đối
với mỗi khía cạnh cần phải kiểm tra mục đích điều trị, hiệu quả (chỉ định và sự
liên quan đến liều dùng) và an toàn (chống chỉ định, tương tác thuốc, nhóm
thuốc có nguy cơ cao) có được đảm bảo.
Bước 4: Bắt đầu điều trị. Cần đưa ra những chỉ dẫn cho bệnh nhân.Ví dụ
như viết một đơn thuốc rõ ràng, cẩn thận, ngắn gọn nhưng dễ hiểu cho bệnh
nhân.
Bước 5: Cung cấp thông tin, hướng dẫn sử dụng và cảnh báo cho bệnh
nhân. Cần phải cung cấp cho bệnh nhân ít nhất các thông tin sau: Các tác dụng

của thuốc; hướng dẫn sử dụng (cách dùng, thời gian dùng, bảo quản ….); cảnh
báo (không nên dùng khi nào, liều tối đa, thời gian điều trị đầy đủ); hẹn gặp lần
tới, xác minh mọi thông tin có rõ ràng đối với bệnh nhân.
Bước 6: Giám sát điều trị. Nếu như bệnh được chữa khỏi thì ngừng quá
trình điều trị, hoặc nếu phương pháp điều trị này có hiệu quả nhưng bệnh vẫn
chưa khỏi hẳn thì cần xem lại có tác dụng phụ nào nghiêm trọng hay không.
Nếu có thì cân nhắc lại liều dùng hoặc chọn thuốc khác, nếu không thì tiếp tục
điều trị. Trường hợp bệnh không được chữa khỏi thì phải nghiên cứu lại tất cả
các bước trên.

10


Ngoài ra, để đảm bảo một đơn thuốc hợp lý cũng cần phải lưu ý đến
tương tác thuốc, vì khi sử dụng đồng thời hai hay nhiều thuốc có tương tác với
nhau, tác dụng của thuốc này có thể bị thay đổi bởi thuốc khác, một số trường
hợp có thể làm tăng độc tính của thuốc dẫn tới hậu quả bất lợi cho người dùng.
Trong một số trường hợp kết hợp hai thuốc tương tác để làm tăng hiệu quả của
thuốc cũng nên được áp dụng để giảm liều của từng thuốc đơn lẻ [4].
1.1.6. Một số chỉ số sử dụng thuốc
Các chi số sử dụng thuốc trong điều trị ngoại trú được ban hành kèm
theo thông tư số 21/TT-BYT ngày 08/08/2013 của Bộ Y Tế [2]
Các chỉ số kê đơn
- Số thuốc trung bình trong một đơn
- Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê theo tên chung quốc tế (INN)
- Tỷ lệ phần trăm đơn kê có kháng sinh.
- Tỷ lệ phần trăm đơn kê có thuốc tiêm.
- Tỷ lệ phần trăm đơn kê có vitamin.
- Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê đơn có trong danh mục thuốc y tế do
bộ y tế ban hành.

Các chỉ số sử dụng thuốc toàn diện.
- Tỷ lệ phần trăm người bệnh được điều trị không dùng thuốc.
- Chi phí cho thuốc trung bình của mỗi đơn.
- Tỷ lệ % chi phí thuốc dành cho kháng sinh.
- Tỷ lệ % chi phí thuốc dành cho vitamin.
- Tỷ lệ % đơn kê phù hợp với phác đồ điều trị.
- Tỷ lệ % người bệnh hài lòng với dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

11


1.2. TÌNH HÌNH KÊ ĐƠN THUỐC VÀ SỬ DỤNG THUỐC:
1.2.1. Tình hình kê đơn thuốc và sử dụng thuốc trên thế giới.
Trong những năm gần đây nhu cầu thuốc trên thị trường thế giới có sự
gia tăng mạnh mẽ do sự phát triển của dân số thế giới và sự gia tăng tuổi thọ,
nhu cầu dùng thuốc nhiều, dùng các loại thuốc có tỉ trọng chất xám cao, nên
thường rất đắt. Khoảng 79% lượng thuốc ở thị trường dược phẩm thế giới là
thuộc về các nước dẫn đầu về kinh tế như khu vực Bắc Mỹ, Châu Âu, Nhật.
Thị trường dược phẩm các nước ASEAN có một số đặc điểm chung là
thuốc thông dụng chiếm thị phần bình quân khoảng 40%, trong đó singapore
thấp nhất 9%, Việt Nam cao nhất 70% theo đánh giá IMS. Trong các nước
ASEAN, thuốc generic chiếm tỷ trọng đáng kể. Thuốc generic là thị trường
tiềm năng đồng thời là một giải pháp lựa chọn để người dân các nước đang
phát triển có khả năng tiếp cận các thuốc thiết yếu.
Theo Tổ chức y tế thế giới có 50% thuốc được cấp phát, phân phối hoặc
bán không phù hợp, trong khi có tới 50% bệnh nhân sử dụng thuốc không hợp
lý [20]. Đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển tối đa chỉ có 40% bệnh nhân
trong khu vực công và 30% bệnh nhân trong khu vực tư nhân được điều trị
theo hướng dẫn điều trị chuẩn[24]. Một nghiên cứu gần đây về tác hại việc sử
dụng thuốc không hợp lý tại Mỹ cho thấy sử dụng thuốc không hợp lý là một

trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của Mỹ và ước tính hàng năm đất
nước này phải chi từ 30 đến 130 tỷ USD do tác hại của việc sử dụng thuốc
không hợp lý gây ra[26].
Một nghiên cứu về sử dụng thuốc tại 35 quốc gia trên thế giới, được đánh
giá theo phương pháp chuẩn của WHO, trong giai đoạn 1988 – 2002 hầu hết

12


được tiến hành tại các nước có thu nhập thấp, kết quả thu được đã phản ánh
được phần nào thực trạng kê đơn trên thế giới. Số thuốc trung bình trong đơn
thuốc thu được ở 35 quốc gia là 2,39 thuốc cao nhất là 4,4 thuốc và thấp nhất là
1,3 thuốc. Tình trạng lạm dụng kháng sinh khá phổ biến ở các quốc gia với
45% đơn thuốc sử dụng kháng sinh,cá biệt ở một số quốc gia Indonesia (1990),
Pakistan (1998) và Tây Bengal, Ấn Độ, (1999) tỷ lệ này đã vượt quá 70% đã
được kiểm tra. Tại Eritrea, đã được xác nhận rằng 75% người lớn và trẻ em
được chẩn đoán viêm đường hô hấp trên được kê kháng sinh mặc dù nguyên
nhân của nhiễm trùng có thể là virus[26].
Kết quả từ Indonesia đã chứng minh rằng 46% bệnh nhân ở độ tuổi dưới
năm nhận được muối bù nước đường uống (ORS) để điều trị tiêu chảy trong
khi 73% số bệnh nhân này cùng được dùng kháng sinh đường uống. Trong số
các bệnh nhân tuổi từ hơn năm năm,36% nhận được Oresol, 91% được dùng
kháng sinh theo đường uống và 25% bệnh nhân tiêm kháng sinh[26].
Pakistan: Tại Pakistan, số thuốc trung bình trong mỗi đơn thuốc là 3,5,
với kháng sinh chiếm 76% đơn thuốc điều tra được. Trong đó 74% kháng sinh
được dùng bằng đường tiêm. Tần suất số đơn thuốc sử dụng kháng sinh với trẻ
em 0 – 1 tuổi là 72% và tần số này là 84% đối với trẻ em từ 1 – 14 tuổi[26].
Tình trạng sử dụng kháng sinh không hợp lý không chỉ xảy ra ở các nước
có thu nhập thấp hoặc trung bình mà xảy ra trên toàn thế giới. Ngay tại các
nước Châu Âu, với cùng một hồ sơ bệnh tương tự, một số quốc gia đang sử

dụng kháng sinh gấp 3 lần kháng sinh theo đầu người so với nước khác và chỉ
có 70% bệnh nhân viêm phổi nhận được một loại kháng sinh thích hợp, khoảng
một nữa trong các trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp trên và tiêu chảy là
do virus xong vẫn nhận được một loại kháng sinh không thích hợp[22].

13


Việc sử dụng thuốc kháng sinh quá nhiều và lạm dụng thuốc đã gây ra
tình trạng kháng thuốc kháng sinh trên toàn cầu, đó là một thách thức đặc biệt
nghiêm trọng ở tất cả các nước các cấp độ kinh tế, là kết quả chủ yếu của việc
kê đơn và sử dụng kháng sinh không hợp lý.
Ước tính có khoảng 28 quốc gia xuất hiện, hiện tượng kháng thuốc trong
điều trị lao với tỷ lệ kháng thuốc từ 2% đến 40% các trường hợp.Kháng
penicillin chiếm từ 5% đến 98% trong điều trị bệnh lậu và tỷ lệ này là 12% đến
55% đối với viêm phổi và viêm não do vi khuẩn.
Ở Bangladesh, kháng ampicillin trong điều trị tiêu chảy shigellosis
được
ước tính là hơn 90%. Ngoài ra, sức đề kháng với điều trị bằng acid nalidixic
tăng từ dưới 10% vào năm 1987 lên trên 90% vào năm 1992. Một nghiên cứu
về thuốc kháng sinh sử dụng tại 13 quốc gia 1992-1996 đã tiết lộ rằng kháng
sinh được quy định một cách sai lầm cho khoảng 30% các trường hợp
URTI(nhiễm khuẩn đường hô hấp trên). Gần đây, các nghiên cứu ở các nước
có thu nhập thấp, trung bình và thu nhập cao cho thấy kháng sinh được quy
định một cách sai lầm trong 50% đến gần 100% các trường hợp URTI. Ở
những nơi khác, một nghiên cứu lớn ở Mỹ (JAMA 1997) phát hiện ra rằng
51% bệnh nhân bị cảm lạnh và URTI được nhận thuốc kháng sinh và ước tính
rằng hơn 20% của tất cả các đơn thuốc kháng sinh là vô dụng trên lâm sàng.
Theo một điều tra về sử dụng thuốc hợp lý của tổ chức y tế thế giới năm 1999
thực hiện tại 9 quốc gia khác nhau đã chỉ ra rằng tỷ lệ kê đơn phù hợp với

hướng dẫn điều trị chuẩn(STGs) của các nước thành viên thuộc WHO chỉ
chiếm từ 25% đến 59 % so với hướng dẫn điều trị chuẩn. Đây cũng chính là
một trong những nguyên nhân làm cho tình hình kháng thuốc ngày càng trở
nên trầm trọng[26].

14


Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu còn cho thấy có tới 90% thuốc tiêm là
không cần thiết, bởi vì hoàn toàn có thể sử dụng thuốc theo đường khác hợp lý
và phòng tránh được nhiều guy cơ[26]. Một số quốc gia tỷ lệ này chiếm khá
cao trên 60% bao gồm các nước Indonesia (1988), Pakistan, Uzbekistan và
Ghana. Đặc biệt tình trạng sử dụng thuốc tiêm gặp nhiều ở các nước có thu
nhập thấp, vì vậy gây ra một nguy cơ không nhỏ cho các bệnh lây qua tiêm
truyền như viêm gan B,viêm gan C, bệnh HIV.Trong một cuộc khảo sát ở
Zaire, 2 tuổi đã nhận được trung bình 24 mũi tiêm ở Moldova, có tới 50% bệnh
nhân viêm gan B được tiêm không an toàn, 39 -75% dân số được tiêm ít nhất 1
lần mỗi năm.
Trung Quốc: Một nghiên cứu so sánh việc sử dụng kháng sinh trong 35
quốc gia cho thấy tỷ lệ chung cho việc sử dụng kháng sinh trong nhiễm trùng
đường hô hấp trên trong năm 1997 là lên tới 97% [26]
Việc sử dụng thuốc an toàn và hợp lý là một vấn đề vô cùng quan trọng
không phải của một quốc gia nào mà nó là vấn đề của toàn thế giới. Theo tổ
chức y tế thế giới cho thấy các sai sót thường gặp phải khi sử dụng thuốc
không hợp lý thường là kê quá nhiều loại thuốc cho một bệnh nhân, lạm dụng
thuốc tiêm trong khi nếu sử dụng các công thức thuốc uống sẽ hợp lý và tránh
được nhiều tai biến hơn.
Tình hình sử dụng kháng sinh không hợp lý không chỉ xảy ra ở các nước
có thu nhập thấp hoặc trung bình mà xảy ra trên toàn thế giới. Ngay tại các
nước Châu Âu, với cùng một hồ sơ bệnh tương tự, một số quốc gia đang sử

dụng kháng sinh gấp 3 lần kháng sinh theo đầu người so với nước khác và chỉ
có 70% bệnh nhân viêm phổi nhận được một loại kháng sinh thích hợp, khoảng
một nửa trong các trường hợp nhiễm trùng hô hấp trên và tiêu chảy là do virus
xong vẫn nhận được một loại kháng sinh không thích hợp[5].

15


×