Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

SENGPHACHANH XAYAVONG NGHIÊN cứu đặc điểm THỰC vật, THÀNH PHẦN hóa học và độc TÍNH cấp của CHÈ HÀNG rào (acalypha siamensis oliv ex goge) LUẬN văn THẠC sĩ dược học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.12 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

SENGPHACHANH XAYAVONG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT, THÀNH
PHẦN HÓA HỌC VÀ ĐỘC TÍNH CẤP CỦA
CHÈ HÀNG RÀO
(Acalypha siamensis Oliv. ex Goge)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

HÀ NỘI 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

SENGPHACHANH XAYAVONG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT, THÀNH
PHẦN HÓA HỌC VÀ ĐỘC TÍNH CẤP CỦA
CHÈ HÀNG RÀO
(Acalypha siamensis Oliv. ex Goge)
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC



CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC LIỆU - DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN
MÃ SỐ: 8720206
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Vũ Văn Điền
2. PGS.TS. Đỗ Thị Hà

HÀ NỘI 2018


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện luận văn này tôi nhận được nhiều sự
hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ tận tình và động viên của thầy cô, gia đình
và bạn bè. Đặc biệt là: PGS.TS Vũ Văn Điền và PGS.TS Đỗ Thị Hà và
các thầy giáo, cô giáo của Bộ môn Dược học cổ truyền, Bộ môn Thực
Vật, Bộ môn Dược Liệu; Trường Đại học Dược Hà Nội, Khoa
HóaThực vật-Viện Dược Liệu và Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ
Việt Nam.
Tôi cũng nhận được sự giúp đỡ chu đáo hết lòng của Ban Giám
hiệu Nhà trường, phòng Sau Đại học đã luôn luôn giúp đỡ và tạo điều
kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận tại
Trường Đại học Dược Hà Nội.
Vậy tôi xin chân thành cảm ơn và bày tỏ lòng yêu mến tới
PGS.TS Vũ Văn Điền và PGS.TS Đỗ Thị Hà đã tận tình hướng dẫn,
động viên, khích lệ dành thời gian trao đổi và định hướng trong suốt
thời gian thực hiện luận văn.
Do điều kiện chủ quan và khách quan, chắc chắn luận văn còn có
nhiều thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý của
các thầy cô và hội đồng.
Xin chân thành cảm ơn!

Hà nội, tháng 9 năm 2018
Học viên

Sengphachanh Xayavong


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ...........................................
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ...........................................................................
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
PHẦN 1: TỔNG QUAN.................................................................................. 3
1.1.TỔNG QUAN VỀ CHI ACALYPHA ...................................................... 3
1.1.1.Thực vật học ..................................................................................... 3
1.1.2. Thành phần hóa học ........................................................................ 6
1.1.3. Tác dụng và công dụng ................................................................. 11
1.2. TỔNG QUAN VỀ CHÈ HÀNG RÀO ................................................. 14
1.2.1. Đặc điểm thực vật và phân bố ....................................................... 14
1.2.2. Thành phần hóa học ...................................................................... 16
1.2.3. Tác dụng sinh học và công dụng ................................................... 16
1.3. VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ............................................................. 17
PHẦN 2:NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 18
2.1. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU ...................... 18
2.1.1. Nguyên liệu .................................................................................... 18
2.1.2. Phương tiện nghiên cứu ................................................................ 19
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 21
2.2.1. Nghiên cứu thực vật học ................................................................ 21
2.2.2. Nghiên cứu về thành phần hóa học ............................................... 22
2.2.3. Phương pháp thử độc tính cấp ...................................................... 31

PHẦN 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 33


3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC VẬT ............................................. 33
3.1.1. Đặc điểm hình thái và định tên khoa học loài nghiên cứu ........... 33
3.1.2. Đặc điểm vi phẫu Chè hàng rào.................................................... 35
3.1.3. Đặc điểm bột loài Acalypha siamensis Oliv. ex Goge .................. 36
3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU HÓA HỌC ............................................... 38
3.2.1.Định tính các nhóm chất trong dược liệu bằng phản ứng hóa học ......38
3.2.2. Chiết xuất phân lập một số thành phần trong Chè hàng rào ........ 39
3.3.THỬ ĐỘC TÍNH CẤP .......................................................................... 49
3.3.1.Thử nghiệm thăm dò liều ................................................................ 49
3.3.2. Nghiên cứu độc tính cấp .................................................................. 49
PHẦN 4:BÀN LUẬN .................................................................................... 51
4.1. VỀ ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT .............................................................. 51
4.1.1. Đặc điểm hình thái và giám định tên khoa học của loài nghiên cứu...51
4.1.2. Đặc điểm vi học của loài nghiên cứu ............................................ 53
4.2. VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC .......................................................... 53
4.2.1 Phương pháp nghiên cứu ............................................................... 53
4.2.2. Định tính ........................................................................................ 55
4.2.3. Kết quả chiết xuất, phân lập và xác định cấu trúc hóa học của các
chất .......................................................................................................... 55
4.3. VỀ ĐỘC TÍNH CẤP CỦA CHÈ HÀNG RÀO ................................... 57
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 58
KẾT LUẬN ................................................................................................. 58
KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................
PHỤC LỤC ........................................................................................................



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

APCI-MS

: Atmospheric Pressure Chemical Ionization Mass Spectroscopy

BuOH

: Butanol

13

: Carbon 13 Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy

C-NMR

(Phổ cộng hưởng từ hạt nhân cacbon 13)
CC

: Columm Chromatography (Sắc ký cột)

CTC

: Cao phần trên mặt đất Chè hàng rào chiết cồn

COSY

: Correlation Spectroscopy

DEPT


: Distortionless Enhancement by Polarization Transfer

ESI-MS

: ElectroSpray Ionization Mass Spectroscopy( Phổ khối lượng)

EtOAc

: Ethyl acetat

EtOH

: Ethanol

1

: Proton Magnetic Resonance Spectroscopy

H-NMR

(Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton)
HMBC

: Heteronuclear Multiple Bond Correlation

HMQC

: Heteronuclear Multiple-Quantum Correlation


MeOH

: Methanol

NMR

: Nuclear magnetic resonance(phổ cộng hưởng từ hạt nhân)

NOESY

: Nuclear Overhauser Spectroscopy

SKLM

: Sắc ký lớp mỏng

STT

: Số thứ tự

TLC

: Sắc ký lớp mỏng

TLTK

: Tài liệu tham khảo

TT


: Thuốc thử


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1.Tóm tắt thành phần hóa học của chi Acalypha .................................. 7
Bảng 1.2. Tác dụng chống gốc tự do của một số loài thuộc chi Acalypha ..... 13
Bảng 3.1. Kết quả định tính các nhóm chất hữu cơ của chè hàng rào ............ 38
Bảng3.2. Số liệu phổ 1H-NMR và 13C-NMR của chất benzyl-O-β-Dglucopyranosid ................................................................................................ 44
Bảng3.3. Số liệu phổ 1H-NMR và 13C-NMR của chất n-butyl-O-β-Dfructofuranosid ................................................................................................ 46
Bảng 3.4. Số liệu phổ 1H-NMR và 13C-NMR của chất acid gallic ................. 47
Bảng 3.5. Bố trí thí nghiệm cho thử độc tính cấp của cao Chè hàng rào ....... 49


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1. Ảnh Chè hàng rào............................................................................ 15
Hình 1.2. Cấu trúc của Acalyphaser A............................................................ 16
Hình 2.1. Ảnh chụp mẫu nghiên cứu .............................................................. 18
Hình 2.2. Sơ đồ chiết xuất phân đoạn ............................................................. 29
Hình 3.1. Đặc điểm hình thái của Chè hàng rào ............................................. 34
Hình 3.2. Vi phẫu gân lá (A) ........................................................................... 35
Hình 3.3. Vi phẫu thân Chè hàng rào .............................................................. 36
Hình 3.4. Đặc điểm bột lá Chè hàng rào ......................................................... 37
Hình 3.5. Đặc điểm bột thân Chè hàng rào ..................................................... 38
Hình 3.6. Sơ đồ chiết xuất các phân đoạn của Chè hàng rào .......................... 41
Hình 3.7. Sơ đồ quy trình phân lập hợp chất từ phân đoạn n-butanol của Chè
hàng rào ........................................................................................................... 43
Hình 3.8. Cấu trúc của benzyl-O-β-D-glucopyranosid ................................... 45
Hình 3.9. Cấu trúc của n-butyl-O-β-D-fructofuranosid .................................. 47

Hình 3.10. Cấu trúc của acid gallic ................................................................. 48


ĐẶT VẤN ĐỀ

Thế giới thực vật là nguồn tài nguyên phong phú và vô cùng quý
giá về những hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học. Việt Nam là
quốc gia nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nhiều điều kiện
thuận lợi cho các sinh vật phát triển, tạo ra hệ thực vật rất phong phú và
đa dạng. Đây là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá, cung cấp nguyên
liệu cho nền y học cổ truyền với hơn 4000 loài cây đã được biết dùng
làm thuốc ở Việt Nam. Nguồn cây thuốc dân gian cũng như vốn sử
dụng dược liệu phong phú của đồng bào vẫn là kho tàng quý giá để
khám phá, tìm kiếm các loại thuốc mới có hiệu lực trong phòng và chữa
bệnh. Ngày nay, xu hướng đi sâu nghiên cứu và tìm kiếm các hợp chất
tự nhiên có hoạt tính sinh học cao từ các loài thực vật làm dược phẩm
chữa bệnh đang ngày càng thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa
học bởi ưu điểm của chúng là độc tính thấp, dễ hấp thu và chuyển hóa
trong cơ thể.
Chè hàng rào, còn gọi là Trà cọc rào, Chè mãn hảo, Chè tàu, có
tên khoa học là: Acalypha siamensis Oliv. ex Goge thuộc họ: Thầu dầu
(Euphorbiaceae). Đây là loại thực vật đặc hữu của khu vực nhiệt đới
châu Á, từ lâu đã được nhân dân các nước sử dụng làm trà uống, có tác
dụng lợi tiểu, cũng được sử dụng làm thuốc tẩy, trị giun, long đờm, gây
nôn[10], [63]. Trên thế giới đã có một vài công trình nghiên cứu về loài
Chè hàng rào (A. siamensis) nhưng chưa thật sự đầy đủ[17].
Chính vì những lý do đó, nhằm mục đích tìm hiểu về đặc điểm
thực vật và thành phần hóa học củaChè hàng rào, để có thêm tri thức và
nâng cao giá trị sử dụng cây thuốc, chúng tôi đề xuất thực hiện đề tài:
"Nghiên cứu về đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và độc tính


1


cấp củaChè hàng rào (Acalypha siamensis Oliv. ex Goge)" với mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm hình thái, giám định tên khoa học và mô tả đặc
điểm vi học loài Chè hàng rào thu hái tại Nghệ An.
2. Định tính các nhóm chất hữu cơ, chiết xuất, phân lập và xác định
cấu trúc hóa học của 3-4 hợp chất từ Chè hàng rào.
3. Nghiên cứu sơ bộ độc tính cấp của Chè hàng rào.
Để đạt được mục tiêu đề ra, luận văn được tiến hành với các nội dung sau:
Về thực vật:
- Mô tả đặc điểm hình thái thực vật loài Chè hàng rào thu hái tại Nghệ An.
- Giám định tên khoa học của loài Chè hàng rào.
- Mô tả đặc điểm vi phẫu và đặc điểm vi học bột của thân, lá của Chè hàng
rào.
Về hóa học:
- Định tính các nhóm chất hữu cơ phần trên mặt đất của Chè hàng rào.
- Chiết xuất, phân lập và nhận dạng 3-4 hợp chất từ Chè hàng rào.
Về thử độc tính
-Đánh giá độc tính cấp cao chiết EtOH của Chè hàng rào.

2


PHẦN 1
TỔNG QUAN
1.1.TỔNG QUAN VỀ CHI ACALYPHA
1.1.1.Thực vật học
Vị trí phân loại

Theo tài liệu [17], chi Acalypha được phân loại như sau:
Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta)
Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida)
Phân lớp Hoa hồng (Rosidae)
Bộ Thầu dầu (Euphorbiales)
Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae)
Chi Acalypha L.
Đặc điểm thực vật
Cây thảo hay cây nhỡ: Lá mọc so le có lá kèm. Hoa cùng gốc hay khác
gốc, xếp thành bông. Đài của hoa đực có 4 phiến bao quanh 8-16 nhị có chỉ
nhị dính ở gốc và có bao phấn đính ở phía trên đỉnh của chỉ nhị. Hoa cái có 3
phiến đài bao quanh bầu có 3 ô và 3 vòi nhụy chia ra thành đầu nhụy, màu đỏ
và mảnh. Quả nang có 3 ô [10].
Phân bố
Khoảng 430 loài ở các miền nhiệt đới và nóng. Nhiều loài được trồng
rộng rãi làm cây cảnh. Ở Việt Nam ghi nhận sự hiện diện của 9 loài [10].
Đặc điểm một số loài thuộc chi Acalypha
A. indica L. - Tai tượng xanh: Cây thảo, cao khoảng 40-50 cm, phân
cành ngay từ gốc. Thân và cành có lông ngắn, có rãnh. Lá mọc so le, hình trái
xoan, gốc hình nêm, đầu tù, dài 3,5-5 cm, rộng 2,5-4 cm, mỏng, nhăn, mép

3


khía răng cưa ở quãng giữa đến đầu lá, gân gốc 5, cuống lá dài 3,5-7,5 cm; lá
kèm rụng sớm. Cụm hoa mọc ở kẽ lá, đơn độc hoặc tụ họp ít hoa trên cuống
dài 4-8 cm, gồm hoa đực ở trên, hoa cái ở dưới; hoa đực có 4 lá đài, 8 nhị;
hoa cái có lá đài có lông mi ở mép, bầu có lông. Quả nang có lông, hạt hình
trứng. Mùa hoa quả: tháng 6-7 trong năm. Tai tượng xanh phân bố rộng rãi ở
các vùng nhiệt đới, từ khu vực Đông Nam Á, Ấn Độ, miền Nam Trung Quốc

tới châu Phi. Cây ưa sáng, thường mọc trên đất ẩm ở các bãi hoang trên
đường đi, nương rẫy và ruộng mới bỏ hoang ở miền núi [9].
A. wilkesiana Muell.Arg - Tai tượng đỏ: cây nhỏ, cao vài mét. Lá mọc
so le, hình trái xoan hoặc hình trứng, gốc hình tim, đầu thuôn nhọn, màu lục
hoặc đỏ loang lổ, mép khía răng. Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành bông ngắn hơn
lá; hoa đơn tính; hoa đực có 4 lá dài, 8 - 16 nhị; hoa cái có 3 lá đài bao quanh,
bầu 3 ô. Quả nang. Tai tượng đỏ thuộc loài cây ưa sáng và có thể sống trên
nhiều loại đất.Cây trồng ở nơi được chiếu sáng đầy đủ lá có màu đỏ thẫm.
Ngược lại, cây mọc ở nơi bị che bóng nhiều màu đỏ của lá sẽ nhạt hơn. Tai
tượng đỏ sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm, ra hoa nhiều nhưng hầu như
không đậu quả. Cây có hiện tượng rụng lá và ngừng sinh trưởng do ảnh
hưởng của thời tiết lạnh mùa đông [9].
A. australis L. - Tai tượng Úc : Cây thảo hàng năm, cao 30-60 cm,
phân nhánh ít. Lá có hình phiến nhỏ, mỏng, hình bầu dục , hình mác dạng bầu
dục, hình quả trám dạng trứng, dài 2,5-8 cm, rộng 1,5-3,5 cm, hai mặt có lông
mềm hoặc không lông; gân gốc 3, gân bên 4-5 đôi; cuống lá dài 1-3 cm; lá
kèm hình kim cao. Hoa đơn tính, cùng gốc , không có cánh, cụm hoa dạng
bông ở nách lá. Hoa cái có 3 lá đài, bầu 3 ô, phủ lông thưa, có 3 vòi nhụy, xẻ
đến tận gốc. Hoa đực ở phía ngọn, có 4 lá đài hình bầu dục, 8 nhị có bao phấn
hình ống thuôn. Quả có 3 mảnh có lông ở gốc, đường kính 3-4 mm. Cây mọc
ở các bãi đất, trên các đồi ở miền trung du lên đến độ cao 1500 m. Cây ưa

4


sáng, ẩm. Ra hoa tháng 4-8, có quả tháng 9-11 trong năm. Phân bố ở Nga,
Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia, Philippin và
Australia [10].
A. brachystachya Hornem. - Tai tượng đuôi ngắn: Cây thảo cao 30-50
cm, có nhánh hay không, thân và cành có rãnh, phủ lông ngắn. Lá hình bầu

dục, dài 2-6 cm, rộng 1-4 cm, đầu thuôn tù, gốc tròn hay hình tim, mép có
răng to; gân từ gốc 3-5, gân bên 2-3 đôi, cuống lá rất mảnh, dài 1,5-6 cm; lá
kèm hình dải nhọn, dài 4-5 mm. Cụm hoa ở nách lá tạo hành bông ngắn; hoa
cái ở gốc, hoa đực ở ngọn, có phủ lông tơ. Lá bắc xanh chia 3 thùy, cao
7 mm, mép có lông. Hoa đực có 7-8 nhị; hoa cái có bầu hình cầu, có lông, 3
vòi nhụy chẻ 3-5. Quả nang có 3 mánh, phủ lông nhung; 3 hạt hình trứng ,
màu cam, có mồng hình dải. Cây mọc dọc đường đi, đất hoang quanh nhà
hoặc ngoài đồng. Ra hoa vào tháng 6. Phân bố tại các vùng nhiệt đới châu Á
hoặc châu Phi [10].
A. grandis Benth. - Tai tượng gai: Cây thảo thân 1-5 m. Lá có phiến
hình trái xoan thon, dài 12-13 cm, rộng 5,5-10 cm, đầu nhọn, gốc tròn hay
hình tim, mỏng, có lông thưa ở cả 2 mặt, gân từ gốc 7-9, mép có răng to;
cuống lá dài 3-6 cm, lá kèm hình mác, dài 15 mm. Hoa họp thành bông,
thường xếp 1-4 cái ở nách lá, hoa đực ở trên, hoa cái ở dưới, hoa đực có 8 nhị,
hoa cái có lá bắc và bầu có lông. Quả nang rộng 3 mm, lá bắc rộng 4-5 mm.
Cây mọc dọc đường đi, gần nhà, ở bình nguyên. Phân bố ở các vùng nhiệt đới
châu Á [10].
A. hispida Burm. f. - Tai tương đuôi chồn: cây nhỏ hay cây bụi, cao 11,5 m, vỏ màu nâu xanh. Lá mọc so le, phiến xoan hay bầu dục thuôn, dài 815 cm, đầu nhọn, gốc tròn hay hình tim, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông thưa,
nhất là trên các gân, màu lục bóng, cuống lá dài 2-3 cm. Cụm hoa dạng bông
ở nách lá, dài 20-40 cm, mọc thòng xuống, xù xì, màu đỏ tươi; hoa cái ở nách

5


một lá bắc có răng to, vòi nhụy như chổi, màu đỏ, bầu có lông. Phân bố từ Ấn
Độ, Sri lanka đến New Zealand [10].
A. lanceolata Willd. - Tai tượng lá mác: Cây thảo hàng năm, cao 40-50
cm, thân có rãnh mịn, màu xanh, có lông mềm. Lá dàng màng, hình trứng, ít
khi hình mác, dài 5-8 cm, rộng 3-4,5 cm, đầu nhọn, gốc tù hay gần tròn, mép
có răng cưa, hai mặt có lông nhung ngắn; gân gốc 5-7; cuống lá mảnh, dài 4-7

cm, có lông. Cụm hoa xếp thành 1-3 cái ở nách lá, dài 1,5-4 cm, có lông mềm.
Hoa đực ở 1/4 trên, hoa cái ở dưới. Hoa đực có 4 lá đài, hình trứng, dài 0,5
mm, 10 nhị; hoa cái có lá bắc tròn, rộng 2,5-4 mm, có lông ở mặt lưng. Ở
đỉnh có 9-14 răng, bầu hình cầu, có lông thô; vòi nhụy 3, chia 3-6 đầu nhụy.
Quả nang có đường kính 2,5 mm, có lông mềm ở ngoài; hạt hình trứng, dài
1,5 mm. Cây mọc ở các bãi hoang, ra hoa tháng 5-6. Phân bố tại Ấn Độ,
Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Sri Lanka, Lào, Campuchia, Mianma,
Malaysia, Phillipin[10].
1.1.2. Thành phần hóa học
Chi Acalypha đã được nghiên cứu rộng rãi trên thế giới. Các nghiên
cứu hóa học về các loài thuộc chi Acalypha đã chỉ ra sự tồn tại của một số
nhóm chất chính, bao gồm các tannin, flavonoid, phenolic, saponin, alcaloid,
terpenoid, coumarin, anthocyanin, anthraquinon và một số hợp chất khác[17].
Cho đến nay đã có khoảng 167 hợp chất được phân lập từ 19 loài thuộc chi
acalypha, trong đó có khoảng 16 hợp chất từ 8 loài được chứng minh là có
hoạt tính sinh học [52].

6


Bảng 1.1.Tóm tắt thành phần hóa học của chi Acalypha
Tài
Nhóm chất

Tên loài

Tên chất

liệu
trích

dẫn

A. alnifolia

Tannin,steroid,

cyanoacetylurea;4(2methylami

Kleinex Willd.

flavonoid,

no)ethyl pyridin; 1-alanin;

glycosid tim,

N-(1-oxopoenyl);methyl ester;

carbohydrat,

3,5-dimethyl-1-Dimethyl

protein,phenolic,

phenylsilyloxybenzen;phenol;

amino acid

4-4’-methylenebis (2,6-


[51]

dimethyl), ethanon;
1-(4-methoxy-3-(4-methyl
phenoxy)phenyl;myo-inositol;
4-c-methyl;α-D-xylofuranosid
;methyl-O-methyl
A.alopecuroidea

-

Jacq.

9-(3,6-dimethyl-hepta-2,6
dienyl)-hypoxantin;

[53]

1,3,7,9-tetraethyl uric acid
A. australis L.

-

australisin; β-sitosterol; 1,3,8trihydroxy-6-methyanthracen9,10-dion; loliolid; 2,6dimethoxy-1,4-benzoquinon;

[21],

nicotinic acid ; protocatchuic

[59]


acid; daucosterol; 3,4,5trihydroxybenzoic acid ;rutin;
butanedioic acid; 1-(2-

7


hydroxy-4,6dimethoxyphenyl)
ethanon
A.brachystachya

-

Hornem.

chrysophanol; physcion; 1,3,8trihydroxy-6-methyanthracen9,10-dion; acid1,2benzenedi
carboxylic; 1,2-dibutyl ester;
1,2-benzenedicarboxylic acid;
1,2-bis (2-methylpropyl) ester;

[50]

lignoceric salicylat acid;
spinasterol; oleanolic acid ;
ursolic acid; 3-β-hydroxyolean
-11-en-28; 13-β-olid; squalen
A. communis

16 -α-hydroxymollic; 15 -α-


Müll.Arg.

hydroxymollic; acid 7-β,16-β-

[26]

dihydroxy-1; 23-dideoxyjessic
A. diversifolia

Tannin,

Jacq.

flavonoid,

-

sterols,saponin,

[39]

alcaloid
A. filiformisPoir.

Tannin; saponin;

-

anthocyanin;


[61]

alcaloid
A. fruticosa

Terpenoid;

1, 2-benzendicarboxylic acid;

Forssk.

tannin;

diisooctylester; n-hexadcanoic

coumarin;

acid; 9,12-octadeca acid

saponin

dienoic; α-D-glucopyranosid;

anthraquinon;

eicosyltrichlorosilan

8

[25],

[31]


A. hispida

Phenolic,

Quercetin3-O-rutinosid;

Burm.f.

glycosid,

kaempferol 3-O-rutinosid

flavonoid,

[28],
[40]

steroid,
saponin
A. indica L.

Phenolic, tannin,

acalyphin; tri-O-methylellagic

alcaloid,saponin


acid; cyanogenic glycosid;

[40],

steroid,

triacetonamin, acalyphamid,

[68]

flavonoid

quebrachitol

A. manniana

Alcaloid, phenol, -

Müll.Arg.

flavonoid,
anthraquinon,

[40]

anthocyaninn,
tannin, steroid
A. marginata

Phenolic,


(Poir.) Spreng.

flavonoid,

-

saponin,

[28]

hydroxylantraqui
non
A.monostachya

Phenolic

Cav.

octadecanal; palmitic methyl
ester acid; linoleic methyl

[16],

ester acid; phytol; eicos-9-en-

[40]

1; 20-diacetat; vitamin E
A. ornataHochst.

ExA.Rich.

-

isopulegyl acetat; valench;
viridifloren; α-muurolen /
7-hexadecyn; 2-hexyn; thymo
hydroquinin; γ-elemen;

9

[43]


E-2-methyl-4-undecen; ledol;
cis-3-hexenyl benzoat;
2-methyl-1-octadecen; E,Z-3,
13-octadecadien-1-ol; acetat;
cis-2-methyl-7-octadecen;
Z-2-methyl-4-undecen;
apiol; oplopanon;
cis-nerolidol; γ-eudesmol
A. racemosa

Phenolic,

Wall. ex Baill

flavonoid,


[28],

steroid,

[29]

phlobatanin,
saponin
A. segetalis

- Tinh dầu

Müll.Arg.

α-pinen;neophytadien;
neophytadien; 1,8-cineol; Ephytol;δ-3-caren

A. torta Muell.

Alcaloid,

[12],
[42]

-

flavonoid,

[23],


saponin,

[44]

tannin,resin và
carbohydrat
A. wilkesiana

Tannin,coumarin 3,4,5-trihydroxybenzoic acid ;

Müll.Arg.

, terpen,

corilagin; geraniin

flavonoid,

[40],
[58]

glycosidic
flavonoid

10


1.1.3. Tác dụng và công dụng
1.1.3.1. Công dụng trong dân gian
Loài tai tượng Úc A. australis được người dân sử dụng toàn cây để

chữa chảy máu cam, thổ huyết, đái ra máu, tử cung xuất huyết, bần dập do
chấn thương, lỵ trực khuẩn, lỵ amip, viêm ruột, viêm da, mẩn ngứa. Ở Vân
Nam Trung Quốc, loài này còn được sử dụng để chữa cam tích và chướng
bụng [10].
Loài tai tượng đuôi ngắn A. brachystachya được người Trung Quốc sử
dụng để chữa lỵ. Loài tai tượng gai A. grandis người Indonesia dùng để trị tưa
lưỡi, trị tiêu chảy, chữa các loại nhọt và ngứa ở tay và chân [10].
Người Ấn Độ dùng hoa của loài tai tượng đuôi chồn để chữa tiêu chảy,
còn lá giã đắp mụn nhọt và lở do bệnh phong. Người Malaysia thì dùng nước
sắc lá và hoa để làm dịu đau vết thương hay nhọt, hoặc uống để nhuận tràng
và lợi tiểu trong bệnh lậu. Vỏ cây có tác dụng long đờm dùng trị ho và bệnh
hen [10].
Loài tai tượng xanh được sử dụng trong dân gian để chữa viêm khí
quản, viêm phổi, hen suyễn và táo bón. Lá được dùng ngoài, trị bệnh ngoài
da, ghẻ ngứa, rắn cắn. Toàn cây loài tai tượng lá mác dùng để đốt nóng lấy
hơi xông chữa nhức đầu[10].
Nhân dân ta dùng cành lá loài tai tượng đỏ để làm thuốc nhuận tràng,
trừ giun, trị ghẻ và chữa tê thấp[10]. Ở Trung Quốc, rễ cây được dùng để chữa
giun đũa, đầy bụng, phong thấp đau nhức xương và thủy thũng; lá được dùng
ngoài để trị ghẻ ngứa, mụn nhọt; hoa để trị bỏng lửa[10].
1.1.3.2. Các nghiên cứu về hoạt tính sinh học
Tác dụng chống vi sinh vật
Cắn MeOH chiết từ phần trên mặt đất loài Acalypha communis
11


Müll.Arg. Nhóm của Postigo và cộng sự báo cáo về tác dụng ức chế nấm sợi
tơ (Microsporum và Trichophyton) đáng kể (giá trị MIC trong khoảng 250500 μg/mL)[64]. Nhóm Das và cộng sự cũng báo cáo tác dụng ức chế
Enterococcus kháng vancomycin và Staphylococcus kháng methicillin của
một số triterpen phân lập từ phần trên mặt đất loài này[20].

Cắn cồn chiết từ loài Acalypha hispida Burm.f. Được tìm thấy có tác
dụng ức chế mạnh sự sinh trưởng của Pseudomonas aeruginosa, Escherichia
coli, Staphylococcus aureus và Salmonella typhii[45]. Thử nghiệm của
Bokshi và cộng sự năm 2012 bằng kỹ thuật đĩa khuyếch tán cho thấy cắn
ethanol A. hispida có tác dụng ức chế phụ thuộc vào nồng độ đối với rất nhiều
chủng vi khuẩn gram dương và gram âm[15].
Năm 2012, Nino và cộng sự đã tiến hành thử hoạt tính chống vi khuẩn
và chống nấm của cắn n-hexan, cắn dichloromethan và cắn MeOH chiết từ
loài Acalypha diversifolia Jacq. đối với các chủng Staphylococcus aureus,
Bacillus subtilis, Klebsiella pneumonia, Escherichia coli, Pseudomonas
aeruginosa, Candida albican, Aspergillus fumigatus và Fusarium solani. Kết
quả cho thấy cắn dichloromethan có tác dụng ức chế Fusarium solani (MIC =
1 mg/mL) còn cắn MeOH có tác dụng ức chế Pseudomonas aeruginosa
(MIC= 4 mg/mL)[39].
Tác dụng chống oxy hóa
Nhiều loài thuộc chi Acalypha đã được tìm thấy tác dụng chống oxy
hóa. Bảng 1.2 thống kê các nghiên cứu đã được thực hiện về tác dụng chống
oxy hóa của các loài thuộc chi Acalypha.

12


Bảng 1.2. Tác dụng chống gốc tự do của một số loài thuộc chi Acalypha
Tên loài

Thử nghiệm

A. alnifolia

Chống gốc tự


Klein ex Willd.

do DPPH
Chống gốc tự

Cao chiết
Cao MeOH

Chống gốc tự

Forsk.

do DPPH

A. marginata

Chống gốc tự

(Poir.) Spreng.

do DPPH

IC50 (μg/ml):
11,14 ±0,25

Cao nước

do nitro oxid
A. fruticosa


Tác dụng

IC50 (μg/ml):
12,66±0,29

Cao MeOH

Ức chế 92,26% ở
liều 0,1 mg/mL

Cao cloroform

Ức chế 29% với
liều 50 μg/mL

Cao MeOH

Ức chế 89,5% với
liều 50 μg/mL

A.monostachya

Chống gốc tự

Cav.

do DPPH

Cao MeOH


IC50 (μg/ml): 3,45

TLTK
[22]

[22]

[37]

[38]

[38]

[16]

Tác dụng ức chế một số dòng tế bào ung thư
Madlener và cộng sự (2009) và Svacinova (2011) đã báo cáo tác dụng
chống ung thư của rễ, thân, lá, cụm hoa loài Acalypha alopecuroidea Jacq.
Sau khi chiết xuất với các hệ dung môi có độ phân cực khác nhau. Cắn
MeOH-tetrahydrofuran (1:1) của phần rễ cho tác dụng ức chế nhiều dòng tế
bào ung thư, bao gồm dòng tế bào ung thư vú, tế bào bạch cầu lympho người
(CEM) và tế bào ung thư cổ tử cung người (HeLa) [36], [53].
Loài Acalypha indica L. Từ lâu đã được biết đến tác dụng chống khối
u. Nghiên cứu của nhóm Amarnath và cộng sự năm 2013 trên dòng tế bào ung
thư tiền liệt người (PC3) việc kết hợp cắn nước A. indica với vi hạt chitosancasein làm cải thiện đáng kể hiệu quả ức chế ung thư so với việc dùng cắn
nước đơn độc[13].
13



Tác dụng chống viêm
Nhóm Zavala-Sánchez và cộng sự đã thử tác dụng chống viêm trên mô
hình gây phù bàn chân chuột băng carrageenan của loài Acalypha
alopecuroidea Jacq. Kết quả cho thấy cắn MeOH làm giảm thể tích bàn chân
chuột 82,2±4% sau 4 giờ ở liều 200 mg/kg, so với đối chứng dương
indomethacin làm giảm thể tích 37,9±8,2% ở mức liều 4 mg/kg. Cắn nước A.
alopecuroidea làm giảm thể tích phù 70,6±6,6% ở mức liều 200 mg/kg so với
chứng dương naproxen làm giảm 46,1±7,1% ở mức liều 25 mg/kg[65].
Tác dụng hạ huyết áp
Nhóm Ezekwesili và cộng sự đã mô tả tác dụng hạ huyết áp của cao
EtOH chiết từ lá loài Acalypha torta Muell. Kết quả nghiên cứu trên động vật
thực nghiệm bao gồm mèo, thỏ và chuột cho thấy cao A. torta có khả năng
giãn cơ trơn mạch máu[23], qua đó minh chứng cho việc sử dụng loài A. torta
trong dân gian để hạ huyết áp.
1.2. TỔNG QUAN VỀ CHÈ HÀNG RÀO
Đến nay mới thấy các tài liệu mô tả về hình thái thực vật của Chè hàng
rào hay Trà cọc rào, Chè tàu, Chè mãn hảo có tên khoa học là: Acalypha
siamensis hay tên khác là: Acalvpha spenophylla A.evrardii Gage vẫn chưa có
công bố trong nước nào nghiên cứu chi tiết về đặc điểm thực vật (vi phẫu, soi
bột), thành phần hóa học của cây.
1.2.1. Đặc điểm thực vật và phân bố
a. Đặc điểm thực vật
Các tài liệu mô tả Chè hàng rào (Acalypha siamensis Oliv. ex Goge) là
cây nhỡ, cao 1-4 m có các nhánh nhẵn. Lá hình mũi mác hoặc hình thoi, thon
lại và tù ở gốc và ở chóp, màu lục nhạt, có kích thước thay đổi, dài 30-60 mm,
rộng 18-30 mm, rất nhẵn, mép có răng thưa ở nửa phía trên, về mỗi bên có 78 răng tù, hình tam giác; cuống lá có rãnh, dài 2-10 mm. Hoa thành bông ở
nách lá, gần như không có cuống, nhẵn hay gần nhẵn, dài 2-5 cm; các cuống
14



hoa đực xếp thành xim co ở phía ngọn; các hoa cái đơn độc ở phía gốc. Quả
rộng 4 mm. Hạt hình trứng, hơi nhọn ở đỉnh, dài 2-5 mm [10], [11].

Hình 1.1. Ảnh Chè hàng rào
b. Phân bố

15


Trên thế giới: Là loài thực vật đặc hữu của khu vực nhiệt đới châu Á,
có thể tìm thấy ở Việt Nam, Mianma, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Lào,
Singapor[10].
Tại Việt Nam: Loài này thường mọc trong rừng thưa ở độ cao khoảng
300 m, ưa đất phù sa cổ hay đất thịt, thường được tìm thấy ở các tỉnh Sơn La,
Lạng Sơn, Gia Lai, Khánh Hòa, Bình Dương, Bình Phước, Thành phố Hồ Chí
Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu[10], [11].
1.2.2. Thành phần hóa học
Các hớp chất chính của loài A. siamensis là nằm trong phần trên mặt đất
của Chè hàng rào (Acalypha siamensis) là các hợp chất thuộc nhóm: flavonoid,
tannin, saponin, sterol, carotenoid, đường khử, acid amin[60].
Năm 2006, nhóm nghiên cứu của Kambara và cộng sự đã phân lập được
một tetraterpen từ loài A. siamensis thu hái tại Malaysia, có tên là:
Acalyphaser A [30].

Hình 1.2. Cấu trúc của Acalyphaser A
Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào khác trên trên thế giới cũng như ở
Việt Nam công bố về thành phần hóa học Chè hàng rào (Acalypha siamensis).
1.2.3. Tác dụng sinh học và công dụng
Công dụng trong dân gian
Tại Việt Nam, Thái Lan và Malaysia, hoa và lá Chè hàng rào thường

dùng nấu nước hay hãm uống như trà, là một loại thức uống có tác dụng lợi
tiểu, có ích cho người bị đau lưng hay có rối loạn về thận. Ngoài ra, loài này
cũng được dùng làm thuốc tẩy, trị giun và làm thuốc long đờm, gây nôn [10],
[63].

16


Nghiên cứu về hoạt tính sinh học.
Tác dụng ức chế dòng tế bào ung thư
Kambara và công sự đã khảo sát tác dụng gây độc tế bào in vitro của
cắn EtOH chiết từ loài A. siamensis cùng với 4 loài thực vật đặc hữu khác của
Malaysia. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có cắn EtOH từ A. siamensis là có
tác dụng ức chế đáng kể dòng tế bào ung thư bạch cầu lympho P388 (cụ thể ở
liều 100 µg/mL ức chế sự sinh trưởng của tế bào P388 xuống còn 44%) [30].
Tác dụng kháng khuẩn
Nghiên cứu của Wiart và cộng sự năm 2004 đã chứng minh tác dụng
kháng khuẩn của A. siamensis. Theo đó, cắn chiết ethyl acetat và MeOH của
A. siamensis có khả năng ức chế mạnh sự sinh trưởng của các loài vi khuẩn
Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa, và Shigella sonnei khi đem
so sánh với đối chứng dương là streptomycin [60].
Chưa có nghiên cứu trong nước nào về tác dụng sinh học của loài
A. siamensis.
1.3. VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
Theo tổng quan tài liệu, Chè hàng rào là cây thuốc có ở Việt Nam và
một số nước trên thế giới nhưng chưa được nghiên cứu đầy đủ về thực vật và
thành phần hóa học cũng như tác dụng sinh học. Vì vậy, chúng tôi đặt vấn đề
nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và xác định độc tính cấp
của Chè hàng rào để từ đó có thể định danh đúng tên của dược liệu, tìm ra
được những hoạt chất mới, tác dụng mới có ý nghĩa trong y học và cuộc sống,

góp phần tăng tính an toàn và hiệu quả sử dụng loài dược liệu này.

17


×