Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

nghiên cứu các lỗi thường gặp trong bài viết tiếng anh của sinh viên chuyên ngành tiếng anh thương mại thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 54 trang )

MỤC LỤC
TÓM LƯỢC .....................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................iv
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ ...................................................................................ix
CHƯƠNG 1 .....................................................................................................................1
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài.............................................................. 1
1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài ................................................................ 1
1.3. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................. 2
1.4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 2
1.5. Ý nghĩa của nghiên cứu.........................................................................................2
1.6. Kết cấu báo cáo nghiên cứu ..................................................................................2
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN.....................................................................................4
2.1. Cơ sở lý luận về lỗi viết tiếng Anh .......................................................................4
2.1.1. Định nghĩa Viết............................................................................................... 4
2.1.2. Kỹ năng viết trong việc dạy ngoại ngữ ...........................................................4
2.1.3. Định nghĩa về lỗi ............................................................................................ 5
2.1.4. Định nghĩa về phân tích lỗi .............................................................................6
2.1.5. Phân loại lỗi ....................................................................................................6
2.1.6. Các bước phân tích lỗi ....................................................................................7
2.2. Các nghiên cứu trước đây về các lỗi viết tiếng Anh và nguyên nhân gây ra lỗi ..........7
2.2.1. Các lỗi viết câu tiếng Anh ..............................................................................8
2.2.2. Nguyên nhân gây ra lỗi trong quá trình học ngoại ngữ ..................................9
2.2.2.1. Nguyên nhân gây ra lỗi liên ngôn ............................................................ 9
2.2.2.2. Nguyên nhân gây ra lỗi nội ngôn và lỗi phát triển ...................................9
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN
CỨU............................................................................................................................... 11
3.1. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 11
3.2. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ....................................................................11
3.3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 11


v


3.4. Các phương pháp nghiên cứu.............................................................................12
3.5. Quá trình thu thập và xử lý dữ liệu ....................................................................13
3.5.1. Thu thập dữ liệu ........................................................................................... 13
3.5.2. Phương pháp xử lý dữ liệu...........................................................................14
3.6. Kết quả nghiên cứu ............................................................................................. 14
3.6.1. Phân tích khách thể nghiên cứu ...................................................................14
3.6.2. Lỗi viết của sinh viên ....................................................................................17
3.6.2.1. Lỗi ngữ pháp .......................................................................................... 19
3.6.2.2. Lỗi từ vựng ............................................................................................. 21
3.6.2.3. Lỗi nội dung ........................................................................................... 22
3.6.3. Nguyên nhân gây ra các lỗi viết ...................................................................23
3.6.3.1. Luyện tập viết ít......................................................................................24
3.6.3.2. Ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ ...................................................................24
3.6.3.3. Vốn từ vựng và cấu trúc ít ......................................................................24
3.6.3.4. Ngữ pháp chưa chắc ...............................................................................25
3.6.3.5. Tư duy viết chưa tốt ...............................................................................25
3.6.3.6. Hiểu biết về kiến thức xã hội hạn chế ....................................................25
3.6.3.7. Kỹ năng viết chưa tốt .............................................................................25
3.6.3.8. Không cẩn thận.......................................................................................26
3.6.3.9. Phương pháp sửa lỗi của giáo viên chưa phù hợp ..................................26
3.6.4. Biện pháp cải thiện kỹ năng viết của sinh viên ............................................26
CHƯƠNG 4: CÁC THẢO LUẬN, KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .................................28
4.1. Các kết luận và phát hiện qua vấn đề nghiên cứu ...............................................28
4.2. Các kiến nghị và đề xuất với vấn đề nghiên cứu ................................................28
4.2.1. Đối với Nhà trường và Khoa ........................................................................29
4.2.1.1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên
về tầm quan trọng của kỹ năng viết.....................................................................29

4.2.1.2. Đưa học phần Kỹ năng Viết vào chương trình giảng dạy ......................29
4.2.1.3. Đổi mới công tác đánh giá học phần ......................................................29
4.2.1.4. Tăng cường hoạt động rèn luyện kỹ năng viết .......................................29
4.2.2. Đối với giáo viên .......................................................................................... 30

vi


4.2.2.1. Giải thích sự khác biệt giữa tiếng Anh và tiếng Việt ............................. 30
4.2.2.2. Áp dụng linh hoạt nhiều phương pháp sửa lỗi bài viết .......................... 30
4.2.3. Đối với sinh viên ........................................................................................... 31
4.2.3.1. Luyện tập viết nhiều hơn ........................................................................31
4.2.3.2. Viết lại ....................................................................................................31
4.2.3.3. Củng cố vốn từ vựng, cấu trúc và ngữ pháp ..........................................31
4.2.3.4. Mở rộng kiến thức xã hội .......................................................................31
4.2.3.5. Kiểm tra lỗi sau khi viết .........................................................................32
4.2.4. Đề xuất một vài hoạt động dạy viết phù hợp ................................................32
4.2.4.1. Dựng câu ................................................................................................ 32
4.2.4.2. Viết chuỗi câu .........................................................................................32
4.2.4.3. Sửa lại thông tin .....................................................................................33
4.2.4.4. Trao đổi thư ............................................................................................ 34
4.2.4.5. Viết trò chơi ............................................................................................ 34
4.2.4.6. Viết trôi chảy .......................................................................................... 35
4.2.4.7. Bán đấu giá câu ......................................................................................35
4.3. Các hạn chế nghiên cứu và vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu......................36
KẾT LUẬN ...................................................................................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 39
PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐIỀU TRA DÀNH CHO SINH VIÊN .......................................41
PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN DÀNH CHO GIÁO VIÊN ................43
PHỤ LỤC 3: LỖI TRONG CÁC BÀI VIẾT TIẾNG ANH..........................................44


vii


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Lỗi viết và tần suất mắc lỗi
Bảng 2: Lỗi sử dụng sai dạng động từ
Bảng 3: Lỗi về sử dụng sai số của danh từ
Bảng 4: Lỗi về thời
Bảng 5: Lỗi sai trật tự từ
Bảng 6: Lỗi sai mạo từ
Bảng 7: Lỗi sai giới từ
Bảng 8: Lỗi dấu câu
Bảng 9: Lỗi sai từ (1)
Bảng 10: Lỗi sai từ (2)
Bảng 11: Lỗi sai chính tả
Bảng 12: Lỗi diễn đạt
Bảng 13: Lỗi văn phong

viii


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Biểu đồ 1: Sở thích của sinh viên đối với tiếng Anh
Biểu đồ 2: Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của Tiếng Anh
Biểu đồ 3: Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của việc học viết
Biểu đồ 4: Đánh giá của sinh viên về khả năng viết của bản thân
Biểu đồ 5: Đánh giá của sinh viên về độ khó của việc học viết

Biểu đồ 6: Lỗi viết và tần suất mắc lỗi
Biểu đồ 7: Nguyên nhân gây ra lỗi viết của sinh viên
Biểu đồ 8: Biện pháp cải thiện khả năng viết của sinh viên

ix


CHƯƠNG 1
PHẦN MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Tiếng Anh là ngôn ngữ chính trong giao tiếp quốc tế và ngày càng nhiều
người trên toàn thế giới sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai. Viết là một trong
bốn kỹ năng trong quá trình học ngôn ngữ và nó được xem như kỹ năng khó và
phức tạp vì nó đòi hỏi sự am hiểu rộng và người học cần hiểu rõ về ngữ pháp và các
cấu trúc. Viết là nhiệm vụ mà không có hai người nào làm giống nhau. Mặc dù sinh
viên chuyên Anh từ hồi học phổ thông đã làm quen với nhiều bài tập viết như viết
lại câu, viết luận, tuy nhiên, qua quá trình trực tiếp giảng dạy tiếng Anh cho sinh
viên chuyên ngành tiếng Anh, tác giả nhận thấy sinh viên khoa N còn mắc nhiều lỗi
khi viết. Chính các lỗi viết này làm cho bài viết của các em không hay, ảnh hưởng
đến điểm số, quan trọng hơn, chúng còn ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo thực tập
của sinh viên. Trên thực tế, nhiều sinh viên có điểm báo cáo thực tập thấp vì khả
năng viết tiếng Anh của các em quá kém, bài viết có quá nhiều lỗi. Nếu sinh viên
không nhận thức được các lỗi viết này thì các em có khó khăn trong việc viết đơn
xin việc và sơ yếu lý lịch, ảnh hưởng đến công việc sau này, đồng thời làm giảm các
cơ hội việc làm cho sinh viên Trường Đại học Thương mại sau khi tốt nghiệp. Vì
vậy, khả năng viết của sinh viên cần được nâng cao và đảm bảo để sinh viên ra
trường có cơ hội tốt tiếp cận các nhà tuyển dụng, từ đó không những giúp khẳng
định chất lượng giảng dạy trong Khoa mà còn củng cố vị thế của trường trong khối
các trường Kinh tế và chuyên ngữ. Hơn nữa từ trước đến giờ chưa có nghiên cứu

nào tìm hiểu về lỗi trong các bài viết của sinh viên chuyên ngành tiếng Anh tại
trường Đại học Thương mại. Do đó, việc phát hiện ra các lỗi phát viết của sinh viên
là vô cùng cần thiết và cấp bách, làm cơ sở để có những đổi mới trong việc học tập
và giảng dạy môn Ngữ pháp thực hành nói riêng và chất lượng giảng dạy trong
Khoa nói chung.
1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài
Từ tính cấp thiết của đề tài, tác giả quyết định nghiên cứu về lỗi trong các bài
viết của sinh viên năm thứ nhất và thứ hai chuyên ngành tiếng Anh, trường Đại học
Thương mại, tìm hiểu nguyên nhân gây ra các lỗi này và đề xuất một vài biện pháp

1


giúp nâng cao khả năng viết của sinh viên và chất lượng giảng dạy học phần Ngữ
pháp thực hành.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính của đề tài là:
- Tìm hiểu các lỗi sinh viên chuyên Anh năm thứ nhất và năm thứ hai, Đại
học Thương mại hay mắc phải trong các bài viết tiếng Anh.
- Tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến lỗi viết tiếng Anh của sinh viên chuyên
Anh.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu lỗi trong các bài viết tiếng Anh
của sinh viên chuyên tiếng Anh và góp phần nâng cao kĩ năng viết cho sinh viên.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Do hạn chế về thời gian, nghiên cứu này chỉ tìm hiểu các lỗi trong bài viết
của sinh viên năm thứ nhất (K51N) và sinh viên năm thứ hai (K50N), nguyên nhân
gây ra các lỗi này và các giải pháp đề xuất nhằm nâng cao khả năng viết tiếng Anh
của sinh viên và chất lượng giảng dạy học phần Ngữ pháp tiếng Anh.
1.5. Ý nghĩa của nghiên cứu
Nghiên cứu góp phần giúp sinh viên và giáo viên biết được những lỗi mà

sinh viên chuyên Anh trường Đại học Thương mại hay mắc phải khi viết tiếng Anh,
từ đó có các chiến lược học tập và giảng dạy phù hợp để hạn chế các lỗi viết này và
nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Anh tại trường.
1.6. Kết cấu báo cáo nghiên cứu
Nghiên cứu gồm bốn chương:
+ Chương 1 nêu tổng quan về vấn đề nghiên cứu bao gồm tính cấp thiết của
việc nghiên cứu đề tài, xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài, mục tiêu nghiên cứu,
phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa của nghiên cứu và kết cấu báo cáo nghiên cứu.
+ Trong chương 2, tác giả tóm lược một số lý luận về vấn đề nghiên cứu bao
gồm định nghĩa Viết, kỹ năng viết trong việc dạy ngoại ngữ, định nghĩa về lỗi, phân
tích lỗi, các cách phân loại lỗi, các bước phân tích lỗi, các lỗi viết câu tiếng Anh và
nguyên nhân gây ra lỗi trong quá trình học ngoại ngữ. Tác giả cũng tổng hợp một số
nghiên cứu trước đây của các nhà nghiên cứu trong nước và nước ngoài về các vấn
đề liên quan đến nghiên cứu này.
+ Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích vấn đề
nghiên cứu. Trong chương này, phương pháp nghiên cứu được miêu tả rõ ràng với

2


các quy trình cụ thể trong việc thu thập và phân tích dữ liệu. Kết quả thống kê chỉ
ra các lỗi trong các bài viết của sinh viên và tần suất mắc lỗi. Ngoài ra kết quả từ
phiếu điều tra, phỏng vấn và quan sát cũng chỉ ra nguyên nhân gây ra lỗi viết của
sinh viên.
+ Trong chương kết thúc, chương 4, tác giả đưa ra các giải pháp giúp sinh
viên tránh mắc lỗi và các đề xuất giúp giáo viên nâng cao hiệu quả dạy viết.

3



CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Cơ sở lý luận về lỗi viết tiếng Anh
2.1.1. Định nghĩa Viết
Viết là một lĩnh vực quan trọng và cần thiết trong việc phát triển ngôn ngữ
mẹ đẻ cũng như ngoại ngữ. Do đó, có rất nhiều định nghĩa về viết. Theo Don Byrne
(1988:1), viết có thể được coi như “hành động tạo thành các biểu tượng chữ viết”,
hoặc “việc viết ra trên bề mặt phẳng của cái gì đó.” Trong khi đó, Brannon, Knight
và Neverow – Turk (1982:2) đã chỉ ra rằng “viết là một loại hình nghệ thuật sáng
tạo, không chỉ đơn giản là việc lắp ghép các từ với nhau thành câu và nối các câu
thành đoạn theo kế hoạch đã được định sẵn.” Byrne dường như không có cùng quan
quan điểm với Brannon, Knight, Neverow – Turk khi cho rằng “viết là một chuỗi
các câu được sắp xếp theo một trật tự nhất định và được liên kết với nhau theo một
cách nhất định”.
Tuy nhiên, theo quan điểm của giáo viên ngôn ngữ, viết là “một kỹ năng
ngôn ngữ khó lĩnh hội” (Tribble, 1996: 3). Đây là “một quá trình diễn ra trong một
khoảng thời gian, đặc biệt nếu chúng ta cân nhắc và suy nghĩ thêm trước khi viết
bản nháp đầu tiên.” (Harris, 1993:10)
2.1.2. Kỹ năng viết trong việc dạy ngoại ngữ
Viết có các chức năng riêng. Khi viết, người viết ám chỉ một thông tin cần
trao đổi hoặc một mục đích nhất định nào đó. Trong thế giới hiện đại, viêt (ngôn
ngữ viết) có nhiều chức năng trong cuộc sống hàng ngày, bao gồm:
a. Chủ yếu để hành động: các biển báo công cộng, ví dụ trên đường và nhà
ga, các nhãn hiệu và hướng dẫn về sản phẩm, ví dụ trên đồ ăn, công cụ hoặc đồ
chơi, cách nấu món ăn, bản đồ, các chỉ dẫn về TV và đài, hoá đơn, thực đơn, danh
bạ điện thoại,…..
Đối với các quan hệ xã hội: thư cá nhân, bưu thiếp, thiếp chúc mừng.
b. Chủ yếu để truyền tải thông tin: báo và tạp chí, sách khoa học bao gồm
sách giáo khoa, quảng cáo, sách hướng dẫn du lịch,…..
c. Chủ yếu để giải trí: sách viễn tưởng, thơ và kich, phụ đề phim, các trò

chơi điện tử bao gồm trò chơi trên máy tính.
(Nunan, 1991: 84)
4


Trong lớp học, việc dạy và học kỹ năng viết cũng đóng một vai trò quan
trọng. Thông qua viết, chúng ta có thể chia sẻ ý kiến, bày tỏ cảm xúc, thuyết phục
người khác. Chúng ta có thể khám phá và nêu ra ý kiến theo những cách mà chỉ có
viết mới có thể làm được. Do đó, viết luôn luôn có một vị trí quan trọng trong
chương trình dạy ngôn ngữ.
Thảo luận về vấn đề này, White đã chỉ ra một số lý do tại sao viết lại có vai
trò quan trọng trong chương trình dạy ngôn ngữ:
- Viết là cách phổ biến nhất để kiểm tra thành tích học tiếng Anh cúa sinh
viên (tất cả các kỳ thi chung đều yêu cầu viết bài luận). Do đó, khả năng viết đóng
một vai trò quan trọng trong thành công thi cử của sinh viên.
- Trong mắt của cả phụ huynh và sinh viên, khả năng viết có thể chứng minh
rằng ai đó đã học ngôn ngữ. Viết cho ra sản phẩm hữu hình – phụ huynh và sinh
viên có thể nhìn thấy sản phẩm và kết quả đạt được. Vì vậy nó có giá trị trước mắt
cao.
- Trong lớp học, viết có thể được sử dụng như một trong những thủ thuật
giúp đa dạng hoá và tạo thêm hứng thú cho sinh viên đối với bài học.
- Giáo viên có thể sử dụng viết như một công cụ kiểm tra nhằm cung cấp
phản hồi về những gì sinh viên đã được học. Bài viết của sinh viên có thể đưa ra các
bằng chứng hữu ích về thành công, thất bại trong quá trình học, sự nhầm lẫn và các
lỗi của sinh viên.
- Viết đòi hỏi sự suy nghĩ, tính kỷ luật và sự tập trung. Đây là một hình thức
tương đối lâu dài và người đọc sẽ đánh giá người viết qua phong cách, nội dung và
tính logic. Vì vậy người viết cần phải cẩn thận và suy nghĩ thấu đáo.
(White, 1981: 1)
Với tất cả các vai trò trên, viết thực sự trở thành một phần không thể thiếu

trong hầu hết các chương trình học ngôn ngữ từ cấp 1 đến cao đẳng, đại học.
2.1.3. Định nghĩa về lỗi
Từ trước đến nay, nhiều chuyên gia đã đưa ra các khái niệm về lỗi. Trong
cuốn sách của mình (Language Learners and their errors, 1983, trang 7), John
Norrish đã gọi lỗi là “một sự lạc hướng có hệ thống” khi một người học chưa học
một điều gì đó và do đó sử dụng sai.

5


Tác giả, với mục đích nghiên cứu, đã sử dụng định nghĩa về lỗi của Richards
nêu ra trong cuốn từ điển “Longman Dictionary of Language Teaching and Applied
Linguistics.” (2002, trang 184)
“…Lỗi (trong bài nói và bài viết của người học ngoại ngữ) là cách sử dụng
một yếu tố ngôn ngữ (ví dụ: một từ, một cấu trúc ngữ pháp, một hành động ngôn từ,
v.v.) theo cách mà một người bản xứ hoặc người sử dụng thông thạo ngôn ngữ đó
coi là việc học đó sai và chưa hoàn chỉnh.”
2.1.4. Định nghĩa về phân tích lỗi
Phân tích lỗi viết câu là một hướng phân tích kết quả viết của người học
ngoại ngữ. Một số nhà nghiên cứu đã bàn về việc phân tích lỗi từ các khía cạnh
khác nhau. Corder (1967) và Brown (2000) đều nhấn mạnh rằng cần phải nghiên
cứu lỗi của người học ngoại ngữ để biết kiến thức ngoại ngữ của người học. Corder
(1967), Dai & Shu (1994) đã chỉ ra việc phân tích lỗi vô cùng quan trọng trong việc
tiếp thu ngoại ngữ đối với nhiều đối tượng khác nhau: Giáo viên có thể hiểu được
trình độ học thực tế của sinh viên từ đó nâng cao hiệu quả dạy học; Nhà nghiên cứu
có thể hiểu được cách học của người học và các cấu trúc ngôn ngữ; Sinh viên có thể
tránh các lỗi này để nâng cao khả năng ngôn ngữ của mình.
Theo Richards, “phân tích lỗi là việc nghiên cứu và phân tích các lỗi gây ra
bởi người học ngoại ngữ hoặc người học ngôn ngữ thứ hai.” Xuất hiện vào những
năm 1960, phân tích lỗi có thể được thực hiện nhằm các mục đích sau:

a. tìm ra các chiến lược mà người học sử dụng trong việc học ngôn ngữ.
b. cố gắng tìm ra các nguyên nhân gây ra lỗi của người học.
c. tìm thông tin về các khó khăn phổ biến trong quá trình học ngôn ngữ như
một hỗ trợ cho việc giảng dạy, hoặc để chuẩn bị các tài liệu dạy học.
Richards, J. C & Richard Schmidt (2002). Longman Dictionary of language
Teaching and Applied Linguistics, trang 184-185)
2.1.5. Phân loại lỗi
Có nhiều cách phân loại lỗi khác nhau. Theo Corder, S.P (1973, Introducing
Applied Linguistics), lỗi được chia làm bốn loại: Thiếu một số yếu tố cần có, Thêm
một số yếu tố sai và không cần thiết, Lựa chọn một yếu tố sai, và Dùng sai trật tự
các yếu tố. Corder cũng đề cập mức độ ngôn ngữ của lỗi trong các phân loại về
Hình thái học, Cú pháp và Từ vựng.

6


John Brian Heaton chia lỗi thành hai loại chính: Lỗi toàn cầu và Lỗi địa
phương. Theo ông, “Những lỗi chỉ gây ra rắc rối hoặc nhầm lẫn nhỏ trong một
mệnh đề hoặc một câu nhất định mà vẫn làm người đọc hiểu được câu được gọi là
Lỗi địa phương.” “Lỗi toàn cầu thường là những lỗi liên quan đến toàn bộ cấu trúc
của một câu và ảnh hưởng đến việc hiểu sai hoặc thậm chí không hiểu được ý mà
người viết muốn truyền tải.”
J. B. Heaton (1998. Dictionary of Common Errors, trang 154)
Richards, J. C. (1984. A Non-Contrastive Approach to Error Analysis, trang
172-188) đã phân biệt ba loại lỗi chính: Lỗi liên ngôn, Lỗi nội ngôn và Lỗi phát
triển.
Ông đã định nghĩa “Các lỗi liên ngôn là do việc chuyển dịch ngôn ngữ gây ra
bởi ngôn ngữ mẹ đẻ của người học.” Các lỗi liên ngôn có thể xảy ra ở các mức độ
khác nhau như do sự chuyển dịch các yếu tố âm vị học, hình thái học, ngữ pháp và
ngữ nghĩa- từ vựng trong ngôn ngữ mẹ đẻ sang ngôn ngữ đích.

“Các lỗi nội ngôn là những lỗi phản ánh các đặc điểm chung trong việc học
quy tắc, như việc khái quát hoá sai, việc áp dụng sai các quy tắc, và không học được
các trường hợp áp dụng các quy tắc.”
“Lỗi phát triển thể hiện cố gắng của người học nhằm tạo ra các khái niệm và
giả định về ngôn ngữ đích từ kinh nghiệm có hạn của họ về ngôn ngữ đó trong lớp
học hoặc trong sách giáo khoa.”
Richards, J. C. (1974, “A Non-Contrastive Approach to Error Analysis”,
trang 174-175)
2.1.6. Các bước phân tích lỗi
Gass & Slinker (1994) đưa ra sáu bước để tiến hành phân tích lỗi: thu thập
dữ liệu, xác định lỗi, phân loại lỗi, xác định số lượng lỗi, phân tích nguyên nhân gây
ra lỗi và đưa ra các giải pháp khắc phục lỗi. Trong khi đó, Sridhar (1980) đưa ra sáu
bước sau để phân tích lỗi: thu thập dữ liệu, xác định lỗi, phân loại lỗi (mạo từ, dạng
động từ, v.v.), tần suất mắc lỗi, xác định các khó khăn trong việc học ngôn ngữ
đích, các giải pháp khắc phục.
2.2. Các nghiên cứu trước đây về các lỗi viết tiếng Anh và nguyên nhân gây
ra lỗi

7


2.2.1. Các lỗi viết câu tiếng Anh
Khuwaileh & Al Shoumali (2000) đã tiến hành nghiên cứu nhằm tìm hiểu
các lỗi khi viết của sinh viên Giooc-đa-ni và nhận thấy rằng các sinh viên này hay
mắc các lỗi về thời nhất. Lin (2002) nghiên cứu 26 bài luận của sinh viên đại học ở
Đài Loan. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng 4 lỗi mà những sinh viên này hay mắc
phải là cấu trúc câu (30,43%), dạng sai của động từ (21,01%), cụm từ (15,94%) và
sử dụng sai từ (15,94%). Ngoài ra nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các lỗi khi viết mà
sinh viên học tiếng Anh như một ngoại ngữ thường mắc phải như: lỗi về thời (Chen,
1998), sử dụng sai mạo từ (Chen, 2000), sử dụng sai đại từ, lỗi chính tả, sai trật từ

từ, lựa chọn sai từ, lỗi trong cách sử dụng động từ phù hợp với chủ ngữ (James
Handrickson, 1979),…..
Trong một nghiên cứu khác, Murad H. Sawalmeh (2013) đã tiến hành tìm lỗi
trong 32 bài luận của các học viên Ả rập học tiếng Anh. Kết quả cho thấy các học
viên này mắc 10 lỗi phổ biến, bao gồm: lỗi về thời, trật tự từ, số ít, số nhiều, sự phù
hợp giữa chủ ngữ và động từ, phủ định hai lần, lỗi chính tả, chữ viết hoa, mạo từ,
phân đoạn câu và lỗi giới từ. Hầu hết lỗi viết tiếng Anh là do lỗi chuyển dịch từ
tiếng mẹ đẻ.
Các nghiên cứu trong nước về lỗi viết câu của người học tiếng Anh như một
ngoại ngữ không nhiều. Nguyễn Thanh Tâm, giảng viên Khoa ngôn ngữ và văn hoá
quốc tế trường Đại học Văn hoá qua khảo sát gần 100 bài viết của sinh viên không
chuyên năm thứ nhất tại trường Đại học Văn hoá, Hà Nội đã chỉ ra các lỗi thông
thường khi viết như: lỗi về thì, lỗi về từ vựng, lỗi dùng từ có nghĩa tương đồng, lỗi
dùng sai từ loại, lỗi dùng nhầm từ này với từ khác, lỗi về cấu trúc ngữ pháp, lỗi diễn
đạt ý, lỗi dịch từng từ, lỗi diễn đạt ý không phù hợp với đề tài, lỗi lặp từ nhiều lần
trong một đoạn văn, lỗi dấu câu,…..
Phạm Thị Anh Đào (2015) đã tiến hành nghiên cứu các lỗi diễn đạt viết mà
sinh viên năm thứ nhất chuyên ngành tiếng Anh, Trường Đại học Công nghiệp,
thường mắc phải và ý nghĩa của việc sửa lỗi trong giảng dạy kỹ năng viết tiếng
Anh. Để đạt được mục tiêu của nghiên cứu, tác giả đã sử dụng hai phương pháp:
phân tích định tính và định lượng, với 2 công cụ chính là: bảng câu hỏi khảo sát và
phân tích bài viết của sinh viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy lỗi diễn đạt viết tiếng
Anh của sinh viên năm thứ nhất là do thiếu vốn từ vựng và chưa làm chủ các quy
tắc ngữ pháp thông thường trong tiếng Anh. Những nguyên nhân chính là sự ảnh

8


hưởng của tiếng mẹ đẻ, phương pháp giảng dạy, sự bất cẩn và tâm lý người học,
trong đó sự ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ được coi là nguyên nhân lớn nhất.

Trong nghiên cứu này, tác giả dựa trên các kết quả nghiên cứu về lỗi trong
các bài viết tiếng Anh của các nghiên cứu trước để xác định và phân loại lỗi viết,
cũng như nguyên nhân gây ra các lỗi này.
2.2.2. Nguyên nhân gây ra lỗi trong quá trình học ngoại ngữ
Người học mắc lỗi vì nhiều lý do. Dựa vào học thuyết của Richard, có ba
loại lỗi: Lỗi liên ngôn, Lỗi nội ngôn, và Lỗi phát triển. Ông cũng chỉ ra các nguyên
nhân sau có thể gây ra những lỗi này:
2.2.2.1. Nguyên nhân gây ra lỗi liên ngôn
Theo truyền thống, khái niệm can thiệp ngôn ngữ được hiểu như chuyển di
tiêu cực. “Khi hai ngôn ngữ giống nhau, chuyển di tích cực sẽ xảy ra, hai ngôn ngữ
khác nhau sẽ dẫn tới chuyển di tiêu cực, hay can thiệp ngôn ngữ.”
Ellis, R. (1994. The study of Second Language Acquisition, trang 300)
Theo Richards (1971), người học mắc lỗi liên ngôn do sự ảnh hưởng của
tiếng mẹ đẻ khi một yếu tố ngôn ngữ hoặc một cấu trúc trong ngôn ngữ thứ hai có
chút khác biệt và giống nhau nào đó với các yếu tố và cấu trúc tương ứng trong
ngôn ngữ của người học. Trong trường hợp này, người học sẽ chuyển di công cụ
nhận diện từ tiếng mẹ đẻ sang ngôn ngữ thứ hai giống như trong câu dưới đây.
She married *with a foreigner. (= Chị ấy kết hôn với một người ngoại quốc.)
Hoặc She informed me*about that news. (= Cô ấy thông báo cho tôi về
tin đó.)
Các lỗi liên ngôn (Selinkker, 1994) chỉ ra sự ảnh hưởng tiêu cực của thói
quen sử dụng tiếng mẹ đẻ. Ví dụ, nhiều người học ngoại ngữ nghĩ bằng tiếng mẹ đẻ
và họ dịch trực tiếp khi nói và viết bằng tiếng Anh.
Cùng với những khác biệt giữa tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ thứ hai, việc thiếu
kiến thức chung và thiếu khả năng ngôn ngữ tại một giai đoạn nhất định trong quá
trình học ngôn ngữ là một nguyên nhân gây ra sự can thiệp của ngôn ngữ thứ nhất.
2.2.2.2. Nguyên nhân gây ra lỗi nội ngôn và lỗi phát triển
Richards, J. C. (1974. A Non-Contrastive Approach to Error Analysis, trang
174-179) đã xác định bốn loại lỗi nội ngôn – lỗi phát triển như sau:
+ Quá khái quát hoá:


9


“Quá khái quát hoá là khi người học tạo ra các cấu trúc sai dựa vào kinh
nghiệm của bản thân về các cấu trúc khác trong ngôn ngữ đích.” (trang 174) Việc
khái quát hoá thường liên quan tới việc tạo ra một cấu trúc câu khác thường sử dụng
hai cấu trúc thông thường, ví dụ “He can sings”, “We are hope”, “it is occurs”.
+ Không để ý đến các giới hạn quy tắc:
“Liên quan chặt chẽ với việc khái quát hoá các cấu trúc sai là việc không
tuân theo các giới hạn về các cấu trúc hiện có, ví dụ như việc áp dụng các quy tắc
vào những ngữ cảnh không được áp dụng chúng.” (trang 175)
+ Áp dụng không đầy đủ các quy tắc:
“Người học áp dụng dở dang các quy tắc bởi vì họ quá quan tâm đến việc
giao tiếp hiệu quả đến mức họ không cần nắm chắc các quy tắc trong ngôn ngữ thứ
hai. Một lý do khác cho việc họ áp dụng dở dang các quy tắc là do việc sử dụng các
câu hỏi trong lớp học để gợi mở.” (trang 178)
+ Giả thuyết sai các khái niệm:
“Ngoài các lỗi nội ngôn liên quan đến việc học sai các quy tắc ở nhiều cấp
độ khác nhau, còn có lỗi phát triển xuất phát từ việc người học hiểu sai những khác
biệt trong ngôn ngữ đích.” (trang 178)

10


CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành nhằm các mục đích sau:
- Tìm hiểu các lỗi sinh viên chuyên Anh năm thứ nhất và năm thứ hai, Đại

học Thương mại hay mắc phải trong các bài viết tiếng Anh.
- Tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến lỗi viết tiếng Anh của sinh viên chuyên Anh.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu lỗi viết, góp phần nâng cao kĩ

năng viết cho sinh viên chuyên Anh.
3.2. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các lỗi viết mà sinh viên năm thứ nhất và năm thứ
hai chuyên Anh trường Đại học Thương mại mắc phải trong học phần Ngữ pháp
Tiếng Anh, nguyên nhân gây ra các lỗi đó, so sánh lỗi viết tiếng Anh của sinh viên
năm thứ nhất và năm thứ hai.
Khách thể của nghiên cứu này là 50 sinh viên năm thứ nhất và 50 sinh viên
năm thứ hai chuyên Anh trường Đại học Thương mại, tuổi từ 17-20. Đây không
phải là các mẫu ngẫu nhiên mà được lựa chọn có mục đích. Để kết quả được chính
xác, tác giả chọn các sinh viên đang học học phần Ngữ pháp tiếng Anh và tác giả
trực tiếp giảng dạy những đối tượng này.
Lý do chọn mẫu nghiên cứu như vậy là do tác giả có thể tiếp cận dễ dàng
các sinh viên này, yêu cầu họ viết bài luận, quan sát quá trình học của họ và có
thể khảo sát và phỏng vấn họ dễ dàng. Tác giả lựa chọn số lượng 100 sinh viên
vì số lượng này có thể tạo ra kết quả đa dạng và khách quan hơn từ các đối tượng
tham gia. Nếu số lượng mẫu nghiên cứu lớn hơn, độ tin cậy của dữ liệu thu thập
được sẽ lớn hơn nhưng tác giả sẽ khó để kiểm soát và phân tích được dữ liệu.
3.3. Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành nhằm trả lời ba câu hỏi:
a. Sinh viên chuyên Anh năm thứ nhất và năm thứ hai trường Đại học
Thương mại hay mắc phải những lỗi gì trong các bài viết tiếng Anh?

11


b. Nguyên nhân nào dẫn đến các lỗi viết tiếng Anh này?

c. Làm thế nào để nâng cao kĩ năng viết cho sinh viên chuyên Anh và hiệu
quả giảng dạy học phần Ngữ pháp tiếng Anh?
3.4. Các phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu mà tác giả sử dụng trong nghiên cứu này là
phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp. Đối với phương pháp thu thập
dữ liệu sơ cấp, tác giả kết hợp 3 công cụ nghiên cứu là các bài viết tiếng Anh của
sinh viên, phỏng vấn trực tiếp và điều tra. Về phương pháp thu thập dữ liệu thứ
cấp, tác giả thu thập dữ liệu từ sách, các bài nghiên cứu trước và các bài báo tạp
chí khoa học.
Bài viết tiếng Anh của sinh viên là công cụ chính để thu thập dữ liệu cho
nghiên cứu này. Nhiều nhà nghiên cứu về lỗi sử dụng nhiều cách để tìm ra lỗi.
Ví dụ, họ có thể yêu cầu các đối tượng nghiên cứu dịch các câu hoặc đoạn mà
họ chọn sang ngôn ngữ đích, viết lại câu với từ hoặc cụm từ cho sẵn hoặc viết
một câu chuyện dựa vào các bức tranh. Tất cả các cách tiếp cận này được thực
hiện dưới sự kiểm soát của người làm nghiên cứu nhằm khai thác lỗi tại những
điểm mà họ cho rằng người học có thể gặp khó khăn. Etherton (1977) phản đối
việc sử dụng các biện pháp này vì cho rằng các biện pháp này còn thiếu sót.
Ông gợi ý sử dụng bài viết tự do mà không có sự trợ giúp và giám sát vì những
bài viết này thể hiện việc sử dụng ngôn ngữ một cách tự nhiên mặc dù trên thực
tế người viết có thể tránh sử dụng các cấu trúc ngôn ngữ mà họ cảm thấy không
chắc chắn.
Với ý tưởng rằng lỗi thực sự sẽ xuất hiện khi nói hoặc viết tự nhiên, để đạt
được mục đích nghiên cứu, tác giả đã chọn các bài luận tự do là công cụ tìm lỗi
với sự tham gia của các đối tượng nghiên cứu. Tác giả yêu cầu những đối tượng
này viết một đoạn văn bằng tiếng Anh về các chủ đề cho sẵn tập trung vào nội
dung trần thuật, miêu tả và giải thích bởi vì tác giả tin rằng những nội dung này
phù hợp với trình độ cập nhật của sinh viên. Tác giả cố gắng lựa chọn các chủ đề
này để sinh viên có thể viết tự do nhất có thể với động lực riêng của mình. Tác giả
cho rằng hầu như không có ảnh hưởng về tâm lý nào như sự lo lắng hay áp lực tới


12


sinh viên vì tình huống này giống như khi giáo viên cho họ thời gian để viết trong
lớp học.
Một công cụ nghiên cứu khác được sử dụng trong nghiên cứu là phiếu
khảo sát điều tra và phỏng vấn. Sau khi có kết quả phân tích lỗi từ các bài viết
của sinh viên, tác giả đã tiến hành phát phiếu điều tra cho 100 sinh viên này tại
lớp. Mỗi sinh viên có 20 phút để hoàn thành phiếu điều tra và nộp lại phiếu câu
hỏi. Tác giả cũng phỏng vấn năm giáo viên trực tiếp giảng dạy học phần Ngữ
pháp tiếng Anh vào cacs thời điểm họ thấy thuận tiện nhất. Mỗi cuộc phỏng vấn
kéo dài 30 phút.
Ngoài ra trong quá trình giảng dạy học phần Ngữ pháp tiếng Anh, tác giả
cũng quan sát việc học viết của sinh viên để tìm ra các nguyên nhân gây ra lỗi viết
của họ.
3.5. Quá trình thu thập và xử lý dữ liệu
3.5.1. Thu thập dữ liệu
Mẫu khảo sát trong đề tài nghiên cứu này bao gồm nhóm giảng viên giảng
dạy học phần Ngữ pháp tiếng Anh tại bộ môn Lý Thuyết Tiếng Anh – Đại học
Thương mại và các nhóm sinh viên chuyên Anh năm thứ nhất và năm thứ hai đang
học học phần Ngữ pháp thực hành. Trong quá trình giảng dạy học phần Ngữ pháp
Tiếng Anh, tác giả thu thập bài viết của sinh viên để xác định và phân tích lỗi viết
câu. Trong ba bài viết lần lượt với các chủ đề “Viết một đoạn văn từ 120- 150 từ
về một công ty tưởng tượng của em.”, “Viết một đoạn văn từ 120-150 từ về một
người mà em ngưỡng mộ.”, “Viết một đoạn văn từ 120-150 từ kể về những thay
đổi ở quê hương/ đất nước em.”, sinh viên phải viết trong vòng 30 phút tại lớp.
Trong thời gian viết, tác giả khuyến khích họ tự viết và không được mở từ điển
hay sách ngữ pháp. Dữ liệu thu thập được từ các bài viết là dữ liệu định lượng và
định tính.
Sau đó, tác giả thông báo cho các giáo viên và sinh viên về lĩnh vực nghiên

cứu và lựa chọn thời điểm thích hợp để phỏng vấn và phát phiếu điều tra. Dữ liệu
từ phiếu khảo sát chủ yếu gồm dữ liệu định lượng và một số câu trả lời của sinh
viên cho dữ liệu định tính.

13


3.5.2. Phương pháp xử lý dữ liệu
Trong nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích,
thống kê và so sánh để xử lý dữ liệu. Sau khi thu thập các bài viết của sinh viên,
tác giả đã thống kê loại lỗi, tần suất mắc lỗi, tính phần trăm trong tổng số lỗi, đồng
thời tác giả cũng so sánh tần suất mắc lỗi của sinh viên năm thứ nhất và sinh viên
năm thứ hai đối với từng lỗi cụ thể. Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng các dữ liệu
định tính từ các bài viết của sinh viên để phân tích lỗi và đề xuất cách sửa lỗi. Đối
với dữ liệu thu thập được từ phiếu điều tra dành cho sinh viên, tác giả cũng thống
kê và tính phần trăm. Để xử lý dữ liệu sau khi phỏng vấn giảng viên, tác giả đã
phân tích các nhận định, đánh giá của họ để có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn
về các loại lỗi trong các bài viết của sinh viên, nguyên nhân mắc lỗi và các biện
pháp đề xuất.
3.6. Kết quả nghiên cứu
3.6.1. Phân tích khách thể nghiên cứu
Tác giả đã tiến hành phát phiếu điều tra cho 100 sinh viên Khoa Tiếng Anh,
trường Đại học Thương mại, trong đó có 50 sinh viên năm thứ nhất và 50 sinh
viên năm thứ hai (10 sinh viên nam và 90 sinh viên nữ). Những sinh viên này
thuộc độ tuổi từ 18-20. 37% sinh viên học tiếng Anh dưới 10 năm, số còn lại học
tiếng Anh từ 10 năm trở lên. Đặc biệt có những sinh viên học tiếng Anh được 15
năm. Do chuyên tiếng Anh trong nhiều năm nên các em có nhận thức và thái độ rõ
ràng, đúng đắn đối với việc học tiếng Anh. Điều này vô cùng quan trọng vì khi có
niềm say mê và thái độ học tập rõ ràng, sinh viên sẽ có động cơ đúng đắn để theo
đuổi môn học này. Theo biểu đồ 1, hầu hết sinh viên thích học tiếng Anh. Cụ thể,

53% sinh viên thích học tiếng Anh, 29% sinh viên rất thích tiếng Anh, trong khi số
sinh viên có thái độ bình thường với ngôn ngữ này chỉ chiếm 18%. Biểu đồ 2 cho
thấy tất cả các sinh viên đều nhận thức được tầm quan trọng của việc học tiếng
Anh, trong đó 80% sinh viên nhận thấy việc học tiếng Anh rất quan trọng, 20%
còn lại chọn phương án “quan trọng”. Trả lời câu hỏi “Tại sao?”, những sinh viên
này cho biết tiếng Anh đóng vai trò quan trọng vì “Tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế
được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực”, là “một công cụ thiết yếu để có được
công việc tốt”, “việc học tiếng Anh giúp sinh viên có thể đọc được các tài liệu

14


bằng tiếng Anh, viết các bài luận và thư tín thương mại”,... Các số liệu trong biểu
đồ 3 gần tương đương với các số liệu trong biểu đồ 2. 74% sinh viên thấy rằng
việc học viết rất quan trọng, số sinh viên có lựa chọn “quan trọng” chiếm 26%.
Khi đưa ra các lý do về tầm quan trọng của việc học viết, các sinh viên này cho
biết việc học viết quan trọng vì học viết “giúp sinh viên có tư duy tốt hơn, logic
hơn”, “giúp khả năng sử dụng ngôn ngữ linh hoạt hơn”, “giúp củng cố từ vựng và
ngữ pháp”,... Khi được yêu cầu tự đánh giá về khả năng viết của bản thân, các sinh
viên này đưa ra các con số không mấy khả quan. Chỉ 3% sinh viên nhận thấy mình
có khả năng viết rất tốt. 22% sinh viên cho rằng kỹ năng viết của bản thân tốt. Một
số lượng lớn sinh viên (61%) đánh giá kỹ năng viết của bản thân là “bình thường”.
Số sinh viên còn lại (14%) tự nhận bản thân còn viết kém. Biểu đồ 5 thể hiện sự
đánh giá của sinh viên về độ khó của việc học viết. 28% sinh viên thấy khó khăn
trong việc học viết, 64% sinh viên nhận thấy việc học viết vừa tầm với khả năng
của họ, 5% sinh viên cho rằng học viết rất khó, chỉ một số lượng nhỏ sinh viên
(3%) chọn phương án “không khó chút nào”. Kết quả là, khả năng viết của sinh
viên không cao, cộng với thực tế là việc học viết không hẳn dễ dàng đối với sinh
viên khiến 100% sinh viên ít nhiều đều mắc lỗi khi viết. Các lỗi này sẽ được trình
bày cụ thể trong mục 3.6.2.


15


0%
26%

0%

Rất quan
trọng
Quan trọng
Bình
thường

74%

Không quan
trọng

Biểu đồ 1: Sở thích của sinh viên đối với tiếng Anh Biểu đồ 2: Nhận thức của sinh viên
về tầm quan trọng của Tiếng Anh
20%

0%

0%
Rất quan trọng

3%

22%

Quan trọng

Rất tốt

14%

Tốt

Bình thường

Bình thường
Kém

Không quan
trọng

80%

61%

Biểu đồ 3: Nhận thức của sinh viên về

Biểu đồ 4: Đánh giá của sinh viên về
khả năng viết của bản thân

tầm quan trọng của việc học viết

3%


5%
Rất khó

28%

Khó
Bình thường

64%

Không khó

Biểu đồ 5: Đánh giá của sinh viên về độ khó của việc học viết

16


3.6.2. Lỗi viết của sinh viên
Tác giả phân loại lỗi trong bài viết của sinh viên theo ba loại, đồng thời mã hóa
các lỗi này để thuận tiện cho việc phân tích số liệu, cụ thể như sau:
Lỗi ngữ pháp, gồm:
- Sai dạng động từ : VF
- Sai số của danh từ: Plu
- Sai thời: T
- Sai trật tự từ: WO
- Sai mạo từ: Art (thiếu mạo từ hoặc sử dụng sai)
- Sai giới từ: Prep
- Sai dấu câu: P
Lỗi từ vựng, gồm:

- Sai từ: WW
- Chính tả: Sp
Lỗi nội dung, gồm
- Lỗi diễn đạt: Exp
- Lỗi văn phong: Sty
- Cấu trúc bài viết: Org (Chưa hoàn chỉnh: Org1, Viết nhiều đoạn: Org 2)
- Lạc đề: Dev
Sau khi phân tích lỗi trong 100 bài viết của sinh viên, tác giả đã thống kê các lỗi
như sau:

Loại lỗi

Sinh viên năm

Sinh viên năm thứ

thứ nhất

hai

Số lượng
lỗi

LỖI NGỮ PHÁP

%

Số lượng
lỗi


%

Sai dạng động từ

97

13,4

72

9,3

Sai số danh từ

76

10,6

95

12,4

Sai thời

34

4,7

39


5,1

Sai trật tự từ

13

1,8

9

1,2

Sai mạo từ

62

8,6

65

8,4

Sai giới từ

26

3,6

45


5,8

Sai dấu câu

37

5,1

35

4,5

17


Loại lỗi

Sinh viên năm

Sinh viên năm thứ

thứ nhất

hai

Số lượng

%

lỗi

LỖI TỪ VỰNG

LỖI NỘI DUNG

Số lượng
lỗi

%

Sai từ

91

12,6

98

12,7

Sai chính tả

62

8,6

48

6,2

Lỗi diễn đạt


157

21,7

196

25,4

Lỗi văn phong

50

6,9

55

7,1

Cấu trúc bài viết

15

2,1

14

1,8

Lạc đề


2

0,3%

1

0,1

Tổng lỗi

722

772

Bảng 1: Lỗi viết và tần suất mắc lỗi

30
25
20
Sinh viên năm 1

15

Sinh viên năm 2

10
5
0
VF Plu


T WO Art Prep P WW Sp Exp Sty Org Dev

Biểu đồ 6: Lỗi viết và tần suất mắc lỗi
Nhận xét kết quả phân tích
Có thể thấy trong biểu đồ 1 về lỗi viết và tần suất mắc lỗi của sinh viên năm thứ
nhất và thứ hai, điều đáng ngạc nhiên là sinh viên năm thứ hai mắc nhiều lỗi viết hơn
sinh viên năm thứ nhất, tương ứng là 772 và 722 lỗi cho 13 loại lỗi, trong đó số lỗi sai
số danh từ, sai thời, sai mạo từ, sai giới từ, sai từ, lỗi diễn đạt, lỗi văn phong mà sinh
18


viên năm thứ hai mắc phải nhiều hơn sinh viên năm thứ nhất. Qua phân tích các bài
viết của sinh viên hai khoá, tác giả nhận thấy rằng sinh viên năm thứ hai có xu hướng
viết dài hơn, sử dụng từ vựng và cấu trúc cũng khó hơn nên tỉ lệ mắc lỗi cao hơn là
điều có thể lý giải được.
Lỗi phổ biến nhất là lỗi diễn đạt, cụ thể sinh viên năm thứ nhất mắc 157 lỗi
(chiếm 21,7%), còn sinh viên năm thứ hai mắc 196 lỗi (chiếm 25,4%). Các lỗi khác
mà sinh viên hai khoá hay mắc lần lượt là lỗi sai từ, lỗi sai dạng động từ, sai số danh
từ, lần lượt là 91 lỗi (chiếm 12,6%), 97 lỗi (chiếm 13,4%), 76 lỗi (chiếm 10,6%) cho
sinh viên năm thứ nhất và 98 lỗi (12,7%), 72 lỗi (9,3%) và 95 lỗi (12,4%) cho sinh
viên năm thứ hai.
Một số lỗi sinh viên năm thứ nhất và sinh viên năm thứ hai mắc phải khá tương
đồng nhau về số lượng là lỗi sai thời, sai trật tự từ, sai mạo từ, sai dấu câu, lỗi văn phong,
cấu trúc bài viết và lạc đề tương ứng là 34 lỗi (chiếm 4,7%), 13 lỗi (1,8%), 62 lỗi (8,6%), 37
lỗi (5,1%), 50 lỗi (6,9%) 15 lỗi (2,1%) và 2 lỗi (0,3%) cho sinh viên năm thứ nhất và 39 lỗi
(5,1%), 9 lỗi (1,2%), 65 lỗi (8,4%), 35 lỗi (4,5%), 55 lỗi (7,1%), 14 lỗi (1,8%) và 1 lỗi
(0,1%) cho sinh viên năm thứ hai.
Lỗi sai giới từ và lỗi sai chính tả có sự cách biệt khá lớn giữa sinh viên hai
khoá, lần lượt là 26 lỗi (3,6%) và 62 lỗi (8,6%) cho sinh viên năm thứ nhất và 45 lỗi

(5,8%), 48 lỗi (6,2%) cho sinh viên năm thứ hai.
Dưới đây tác giả sẽ phân tích mỗi loại lỗi nói trên.
3.6.2.1. Lỗi ngữ pháp
3.6.2.1.1. Sử dụng sai dạng động từ
Đây là một trong những lỗi phổ biến mà sinh viên hay mắc phải, trong đó sinh
viên năm thứ nhất hay sử dụng sai dạng động từ hơn với 97 lỗi (13,4%) so với sinh
viên năm thứ hai với 72 lỗi (9,3%). Trong hầu hết các trường hợp, sinh viên đều mắc
lỗi khi sử dụng sai dạng nguyên thể, dạng -ing của động từ, sai cách: chủ động, bị
động và số ít. Trong đó, lỗi sai số của động từ phổ biến nhất. Đối với chủ ngữ là ngôi
thứ ba số ít (he, she, it) hoặc danh từ số ít, sinh viên thường không nhớ thêm “s” hoặc
“es” sau động từ hoặc họ thêm “s” hoặc “es” vào các động từ đi với chủ ngữ là danh từ
số nhiều.

19


3.6.2.1.2. Sử dụng sai số của danh từ
Lỗi viết sai số của danh từ (số ít, số nhiều) vẫn là lỗi phổ biến của sinh viên.
Số liệu thu được đã cho thấy sinh viên năm 2 (95 lỗi – 12,4%) dù quãng thời gian
học dài hơn nhưng lại có tỷ lệ mắc lỗi này cao hơn. Trong khi đó, sinh viên năm thứ
nhất lại có các đánh giá lạc quan hơn đối với lỗi này với 76 lỗi (10,6%). Đối với ngôi
thứ 3 số ít hoặc danh từ số ít, sinh viên nhiều khi vẫn quên không thêm “-s” vào sau
động từ. Một số sinh viên nhầm khi biến đổi danh từ từ số ít sang số nhiều, hoặc
nhầm lẫn giữa danh từ đếm được và danh từ không đếm được, dẫn tới hiện tượng
biến đổi số nhiều cho các danh từ không đếm được.
3.6.2.1.3. Lỗi về thời
Trong tiếng Anh, mỗi thời đều có công thức và cách sử dụng riêng nhưng do
chưa nắm chắc kiến thức ngữ pháp cơ bản nên sinh viên thường tạo nên những câu sai
ngữ pháp.
Thời cũng gây nhiều khó khăn cho sinh viên và là một trong những lỗi sinh viên

hay mắc phải và sợ nhất. Các bài viết của sinh viên được sử dụng trong nghiên cứu
này đều nói về lịch sử hình thành và phát triển của công ty hoặc những thay đổi của
quê hương so với trước kia nên thời quá khứ được sử dụng khá nhiều. Tuy nhiên, rất
nhiều sinh viên vẫn chưa thật sự chú ý sử dụng thời quá khứ đơn một cách đúng đắn.
Ngoài ra khi viết về kế hoạch trong tương lai của công ty, nhiều sinh viên vẫn sử dụng
“will”.
3.6.2.1.4. Sai trật tự từ
Do sinh viên hay tư duy theo tiếng Việt nên khi viết sinh viên hay mắc phải các
lỗi sai về trật tự từ, làm nhiều câu các em viết trở nên ngô nghê và khó hiểu.
3.6.2.1.5. Sai mạo từ
Sai mạo từ là lỗi sinh viên thường mắc với 62 lỗi (8,6%) đối với sinh viên năm
thứ nhất và 65 lỗi (8,4%) đối với sinh viên năm thứ hai. Một số sinh viên thường
không chú tâm đến việc sử dụng mạo từ trong viết tiếng Anh hoặc sử dụng một cách
tùy tiện vì hai lí do. Thứ nhất, trong tiếng Việt không có mạo từ như trong tiếng Anh
nên đôi khi sinh viên sử dụng mạo từ một cách không tự nhiên khi viết. Thứ hai, lỗi về
sử dụng mạo từ không được sinh viên xem là một lỗi nghiêm trọng và họ cần phải để
20


×