Tải bản đầy đủ (.pdf) (196 trang)

Cải cách thể chế kinh tế ở các nước châu phi và bài học kinh nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.46 MB, 196 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-----

PHẠM QUỐC CƯỜNG

CẢI CÁCH THỂ CHẾ KINH TẾ Ở
CÁC NƯỚC CHÂU PHI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ

HÀ NỘI - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-----

PHẠM QUỐC CƯỜNG

CẢI CÁCH THỂ CHẾ KINH TẾ Ở
CÁC NƯỚC CHÂU PHI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 9310106.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. Nguyễn Mạnh Hùng

HÀ NỘI - 2020



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi.
Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã công
bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm
hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan.

Phạm Quốc Cường


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN....................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG ..........................................................................iii
DANH MỤC HÌNH.................................................................................... v
MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................ 10
1.1. Các nghiên cứu trên góc độ lý luận về thể chế và cải cách thể chế ............ 10
1.2. Các nghiên cứu về thể chế và cải cách thể chế kinh tế ở châu Phi ............. 13
1.3. Đánh giá các công trình nghiên cứu liên quan và hướng nghiên cứu của
luận án ..................................................................................................... 24
Tiểu kết chương 1 .................................................................................... 26
CHƯƠNG 2.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CẢI CÁCH THỂ
CHẾ KINH TẾ ........................................................................................ 27
2.1. Các vấn đề chung về thể chế................................................................. 27
2.1.1. Quan niệm, phân loại và vai trò của thể chế......................................... 27
2.1.2. Quá trình hình thành và thay đổi thể chế ............................................. 29

2.2. Thể chế kinh tế và cải cách thể chế kinh tế............................................. 30
2.2.1. Quan niệm về thể chế kinh tế và cải cách thể chế kinh tế ...................... 30
2.2.2.Các yếu tố chính tác động đến cải cách thể chế kinh tế .......................... 32
2.3. Thể chế kinh tế thị trường và cải cách thể chế kinh tế thị trường .............. 41
2.3.1. Quan niệm về thể chế kinh tế thị trường và cải cách thể chế kinh tế thị trường. 41
2.3.2. Khung phân tích cải cách thể chế kinh tế thị trường ............................. 44
2.4. Cải cách thể chế kinh tế thị trường của một số nước và nhóm nước .......... 47
2.4.1. Cải cách thể chế kinh tế thị trường ở Đông Âu và Nga ......................... 47
2.4.2. Cải cách thể chế kinh tế thị trường ở Hàn Quốc ................................... 51


2.4.3. Cải cách thể chế kinh tế thị trường ở Trung Quốc ................................ 55
2.4.4. So sánh kinh nghiệm cải cách thể chế kinh tế thị trường của các nước và
khu vực..................................................................................................... 59
Tiểu kết chương 2 .................................................................................... 64
CHƯƠNG 3. CẢI CÁCH THỂ CHẾ KINH TẾ Ở CHÂU PHI ................. 65
3.1. Bối cảnh và nguyên nhân của cải cách thể chế kinh tế ở châu Phi............. 65
3.1.1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của châu Phi ................................ 65
3.1.2. Chất lượng thể chế kinh tế của châu Phi .............................................. 69
3.1.3. Yêu cầu chuyển đổi sang cơ chế thị trường ......................................... 76
3.2. Nội dung cơ bản trong cải cách thể chế kinh tế thị trường ở châu Phi ....... 79
3.2.1. Cải cách quyền sở hữu ...................................................................... 79
3.2.2 Mở cửa nền kinh tế ............................................................................ 82
3.2.3. Thúc đẩy tư nhân hoá........................................................................ 88
3.3. Đánh giá tiến trình cải cách thể chế kinh tế thị trường của châu Phi.......... 97
3.3.1. Đặc điểm và kết quả của tiến trình cải cách ......................................... 97
3.3.2. Các yếu tố cơ bản tác động đến tiến trình cải cách ..............................103
Tiểu kết chương 3 ...................................................................................111
CHƯƠNG 4: CẢI CÁCH THỂ CHẾ KINH TẾ Ở GUINEA XÍCH ĐẠO,
GHANA VÀ TUNISIA ............................................................................112

4.1. Cải cách thể chế kinh tế ở Guinea xích đạo ...........................................112
4.1.1. Bối cảnh cải cách thể chế kinh tế.......................................................112
4.1.2. Những vấn đề chính của cải cách thể chế kinh tế ................................114
4.1.3. Đánh giá kết quả cải cách thể chế kinh tế ...........................................116
4.2. Cải cách thể chế kinh tế ở Ghana .........................................................122
4.2.1. Bối cảnh cải cách thể chế kinh tế.......................................................122
4.2.2. Những vấn đề chính của cải cách thể chế kinh tế ................................125
4.2.3. Đánh giá kết quả cải cách thể chế kinh tế ...........................................129
4.3. Cải cách thể chế kinh tế ở Tunisia ........................................................134


4.3.1. Bối cảnh cải cách thể chế kinh tế.......................................................134
4.3.2. Những vấn đề chính của cải cách thể chế kinh tế ................................137
4.3.3. Đánh giá kết quả cải cách thể chế kinh tế ...........................................141
4.4. So sánh các trường hợp nghiên cứu ......................................................144
Tiểu kết chương 4 ...................................................................................151
CHƯƠNG 5. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ QUÁ TRÌNH CẢI CÁCH
THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG CỦA CÁC NƯỚC CHÂU PHI ......152
5.1. Đánh giá chung và bài học kinh nghiệm ...............................................152
5.2. Một số gợi mở chính sách đối với Việt Nam .........................................161
Tiểu kết chương 5 ...................................................................................169
KẾT LUẬN ............................................................................................170
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN ...............................................................................................172
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................173


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viếttắt


Tiếng Anh

Tiếng việt

ADB

Asian Development Bank

Ngân hàng Phát triển châu Á

AfDB

African Development Bank

Ngân hàng phát triển châu Phi

ASEAN

Association of Southeast

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

Asian Nation
AU

African Union

Liên minh châu Phi

ĐPT


đang phát triển

ECB

European Central Bank

Ngân hàng Trung ương châu Âu

EU

European Union

Liên minh châu Âu
Khu vực đồng tiền chung châu Âu

Eurozone
Food Agricultural

Tổ chức Nông Lương của Liên

Organization

hợp quốc

FDI

foreign direct investment

đầu tư trực tiếp nước ngoài


GDP

gross domestic product

tổng sản phẩm trong nước

IMF

International Monetary Fund

Quỹ Tiền tệ Quốc tế

ILO

International Labor

Tổ chức Lao động quốc tế

FAO

Organization
Nhân dân tệ

NDT
OECD

OPEC

Organization of Economic


Tổ chức Hợp tác và Phát triển

Cooperation Development

kinh tế

Organization of Petroleum

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu

Exporting Countries

mỏ
phát triển

PT
RTA

regional trade agreement

Thỏa thuận thương mại khu vực

RCEP

Regional Comprehensive

Hiệp định đối tác kinh tế toàn

i



Chữ viếttắt

Tiếng Anh

Tiếng việt

Economic Partnership

diện khu vực
doanh nghiệp nhà nước

DNNN
TNC

Transnational Corporation

Tập đoàn đa quốc gia

UN

United Nations

Liên hợp quốc

UNCTAD

United Nations Conference


Hội nghị Liên hợp quốc về

for Trade and Development

Thương mại và Phát triển

UNDP

United Nations Development Chương trình Phát triển Liên hợp
Program

quốc

USD

United States Dollar

đôla Mỹ

WB

World Bank

Ngân hàng Thế giới

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới

xã hội chủ nghĩa

XHCN

ii


DANH MỤC CÁC BẢNG

TT Tên bảng

Nội dung
Các cấu phần của trụ cột thể chế trong chỉ số cạnh

Trang

1

Bảng 1.1

2

Bảng 2.1

3

Bảng 2.2

Cải cách thể chế kinh tế thị trường và dân chủ hoá


45

4

Bảng 2.3

Cải cách thể chế kinh tế thị trường và quản trị quốc gia

46

5

Bảng 3.1

6

Bảng 3.2

7

Bảng 3.3

8

Bảng 3.4

9

Bảng 3.5


10

Bảng 3.6

11

Bảng 3.7

12

Bảng 3.8

13

Bảng 3.9

14

Bảng 3.10 Chất lượng quản trị của châu Phi năm 2014

108

15

Bảng 3.11 Chỉ số quản trị châu Phi Ibrahim 2014

109

tranh toàn cầu
Các đặc tính cơ bản của quản trị tốt theo một số

tổ chức quốc tế

Các nước châu Phi thuộc nhóm các nước có thu
nhập thấp (năm 2016)

Xếp hạng các nước châu Phi Nam Sahara về mức
độ hòa bình
Chỉ số phát triển con người của châu Phi so sánh
với các khu vực khác
Chỉ số phát triển con người của các khu vực ở
châu Phi
Các giai đoạn phát triển của các nước châu Phi
Sự tương phản trong chất lượng thể chế của
Rwanda và Chad
Các nước bị xếp hạng có nền kinh tế bị hạn chế tự do
Sở hữu của chính phủ trong một số lĩnh vực trước
và sau khi tư nhân hoá (1991-2002), tỷ lệ %
Sự tham gia của khu vực tư nhân vào các lĩnh vực
dịch vụ công đầu những năm 2000

iii

7
40

66
67

68


68
69
72
76
93

96


TT Tên bảng
16

Bảng 3.12

17

Bảng 4.1

18

Bảng 4.2

19

Bảng 4.3

20

Bảng 4.4


21

Bảng 4.5

Nội dung
Quan niệm của người dân về hành động chống
tham nhũng của chính phủ
Xếp hạng thứ bậc trong quản trị tài nguyên của
Guinea xích đạo
Xếp hạng chỉ số môi trường kinh doanh năm 2016
của Guinea xích đạo
Chất lượng quản trị của Guinea xích đạo theo bộ
chỉ số quản trị châu Phi Ibrahim
Chất lượng quản trị của Ghana theo bộ chỉ số quản
trị châu Phi Ibrahim
Chỉ số dân chủ của Tunisia của EIU (2010-2015)

iv

Trang
110

116

118

119

131
143



DANH MỤC HÌNH

TT

Tên hình

1

Hình 3.1

2

Hình 3.2

3

Hình 3.3

4

Hình 3.4

5

Hình 3.5

6


Hình 3.6

7

Hình 3.7

8

Hình 3.8

9

Hình 3.9

10

Hình 3.10

11

Hình 3.11

12

Hình 3.12

13

Hình 3.13


14

Hình 4.1

Nội dung
Trang
Thu nhập bình quân đầu người của các nền kinh tế
đang phát triển khu vực châu Phi nam Sahara, 200665
2014 (USD hiện hành)
Mức độ tham nhũng tại một số tổ chức
75
và nhóm người tại châu Phi
Mức độ tự do về sở hữu của châu Phi nam Saharaso
82
với thế giới và châu Á – Thái Bình Dương
Tự do hoá thương mại, đầu tư, tài chính và tiền tệ của
châu Phi nam Sahara so với thế giới và châu Á –
87
Thái Bình Dương
Số trường hợp tư nhân hoá ở châu Phi nam Sahara,
91
1991-2002
Giá trị của các trường hợp tư nhân hoá ở châu Phi
91
nam Sahara, 1991-2001
Số lượng trường hợp được tư nhân hoá trong các
92
lĩnh vực (1991-2002)
Tỷ trọng khu vực phi chính thức trong GDP của
châu Phi so với các khu vực khác trên thế giới năm

95
2006 (%)
Mức độ tự do hoá kinh tế của châu Phi nam Sahara so
101
với thế giới và châu Á - Thái Bình Dương, 1995-2016
Tỷ lệ các quốc gia “không có tự do” ở châu Phi nam
104
Sahara %)
Tỷ lệ số người dân sống tại các quốc gia có tự do ở
104
châu Phi nam Sahara 2015 (%)
Chất lượng quản trị của các nước châu Phi nam
107
Sahara
Mức độ tham nhũng ở châu Phi nam Sahara so với
109
thế giới và châu Á – Thái Bình Dương
Thu nhập bình quân đầu người của Guinea xích đạo
113
Thu nhập bình quân đầu người của Guinea xích đạo
v


TT
15

Tên hình
Hình 4.2

16


Hình 4.3

17

Hình 4.4

18
19
20

Hình 4.5
Hình 4.6
Hình 4.7

21

Hình 4.8

22

Hình 4.9

23

Hình 4.10

24

Hình 4.11


25
26
27

Hình 4.12
Hình 4.13
Hình 4.14

28

Hình 4.15

29

Hình 4.16

30

Hình 4.17

31

Hình 5.1

Nội dung
Trang
Mức độ tự do kinh tế của Guinea xích đạo
117
Mức độ tự do thương mại, tự do đầu tư và tự do tài

117
chính của Guinea xích đạo
Chất lượng quản trị của Guinea xích đạo theo bộ chỉ
120
số quản trị toàn cầu
Mức độ tham nhũng của Guinea xích đạo
121
Thu nhập bình quân đầu người của Ghana
123
Mức độ tham nhũng ở Ghana
131
Chất lượng quản trị của Ghana theo bộ chỉ số quản
132
trị toàn cầu
Mức độ tự do kinh tế của Ghana
133
Mức độ tự do thương mại, đầu tư và tài chính của
134
Ghana
Thu nhập bình quân đầu người của Tunisia (PPP,
135
nghìn USD hiện hành)
Tỷ lệ thất nghiệp ở Tunisia, 2001-2010
136
Tỷ lệ đầu tư tư nhân so với GDP (%)
137
Tỷ lệ đầu tư tư nhân so với GDP (%)
142
Mức độ tự do thương mại, đầu tư và tài chính của
142

Tunisia
Chất lượng quản trị của Tunisia theo bộ chỉ số quản
143
trị toàn cầu
So sánh chỉ số quản trị của Guinea xích đạo, Ghana
149
và Tunisia (2019)
Bẫy phát triển và cải cách ở châu Phi
160

vi


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Kinh tế học thể chế cho rằng, thể chế có ảnh hưởng lớn đối với phát triển
kinh tế-xã hội của một quốc gia. Khác biệt về thể chế là nguyên nhân của phát
triển hay đói nghèo: một số dạng thể chế có thể đem lại sự phát triển, song một
số dạng thể chế có thể tạo ra những hệ lụy tai hại cho sự phồn vinh, tự do và các
giá trị con người khác, và sự xuống cấp của hệ thống quy tắc có thể dẫn tới suy
thoái kinh tế - xã hội. Khi các nguồn lực như tài nguyên thiên nhiên, lao động
giá rẻ và vốn...đã đến giới hạn hoặc không thể phát huy thì cải cách thể chế là
đòi hỏi tất yếu đối với tất cả các nước để đi xa hơn trên con đường tiến tới phồn
vinh. Tuy nhiên, đây cũng là thách thức nghiệt ngã mà nhiều nước chưa thể vượt
qua nên sa lầy trong tình trạng kém phát triển, hoặc có những nước lại tiến hành
cải cách khi đã quá muộn khiến quốc gia rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng.
Ngược lại, cũng có những nước đã chủ động tiến hành cải cách nên vượt qua
được khó khăn để vươn lên. Những bài học thất bại và thành công đó rất có giá
trị để Việt Nam tham khảo.

Mặc dù là một châu lục có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, lực
lượng lao động dồi dào và với sự hỗ trợ không nhỏ từ bên ngoài, châu Phi vẫn là
một châu lục kém phát triển nhất của thế giới. Xung đột vũ trang, nội chiến,
khủng bố, bất ổn chính trị, cùng với một loạt vấn đề phát triển khác như đói
nghèo, bất bình đẳng xã hội, dịch bệnh...thường xuyên hiện diện, tạo ra những
thách thức lớn cho sự phát triển của nhiều quốc gia ở châu lục này. Không ít
nước châu Phi đã bị coi là những quốc gia “thất bại” như Somalia, Sudan
v.v...nơi chính phủ trung ương hầu như không thể kiểm soát được lãnh thổ quốc
gia của mình. Nhiều nước ở khu vực Bắc Phi rơi vào vòng xoáy bất ổn kinh tếxã hội sau làn sóng đòi cải cách chính trị và dân chủ hoá “Mùa xuân Arab”. Tuy
nhiên, một số nước châu Phi cũng đạt được những thành tựu phát triển đáng
1


khâm phục, trong số đó phải kể đến Benin, Botswana, Ghana, Senegal v.v...
Phần lớn các nước Châu Phi thành lập vào những năm 1960 sau quá trình
đấu tranh giành độc lập khó khăn. Vào thời điểm đó, nhiều nhà lãnh đạo châu
Phi đã chọn cơ chế kế hoạch hoá tập trung và kiểm soát kinh tế. Về mặt ý thức
hệ, họ xem có mối liên hệ mật thiết giữa chủ nghĩa tự bản tự do với chủ nghĩa
thực dân và chủ nghĩa đế quốc. Họ tin rằng, các nước châu Phi tuy đa dạng về
sắc tộc, tôn giáo song vẫn đạt được sự thống nhất chính trị là nhờ sức mạnh của
ý thức hệ xã hội chủ nghĩa (XHCN).
Bầu không khí học thuật ở châu Phi cũng bị chi phối bởi đường lối cánh tả
và chủ nghĩa nhà nước. Các học giả lớn của châu Phi như Sekou Toure, Leopold
Senghor, Kenneth Kaunda, Julius Nyerere và Franz Fanon đều xem rằng, quản lý
theo mô hình kế hoạch hoá và chủ nghĩa xã hội hiện thực có thể dùng để khắc
phục những thất bại của thị trường – nguyên nhân gây ra nạn nghèo khổ, ngu dốt
và dịch bệnh ở châu Phi. Từ năm 1960 đến đầu những năm 1980, có ít nhất 16
nước châu Phi Nam Sahara đã theo đuổi ý thức hệ xã hội chủ nghĩa (XHCN)
hoặc phát triển theo hướng XHCN (theo mô hình Xô Viết hay Trung Quốc) như
Angola, Benin, Burkina Faso (lúc đó là Upper Volta), Congo-Brazzaville,

Ethiopia, Ghana, Guinea-Bissau, Guinea, Madagascar, Mali, Mozambique,
Senegal, Sudan, Tanzania, Zambia và Zimbabwe. Ngoài ra, nhiều nước châu Phi
khác cũng chấp nhận đường lối phát triển theo mô hình Xô Viết mặc dù không
tuyên bố chính thức. Một số nước như Kenya mặc dù tiến hành cơ chế thị trường
trên thực tế song dưới khẩu hiệu chủ nghĩa xã hội.
Kết quả của thời kỳ theo đuổi mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung đã
dẫn đến những bất ổn, méo mó của nhiều nền kinh tế châu Phi. Khó khăn kinh tế
- xã hội nghiêm trọng vào đầu những năm 1980 đã buộc nhiều chính phủ châu
Phi phải cầu cứu các định chế tài chính của Hệ thống Bretton Woods, chấp nhận
những chương trình tự do hoá để đổi lại các khoản tín dụng cứu trợ. Quỹ Tiền tệ
quốc tế (IMF) đã thiết kế các Chương trình ổn định kinh tế vĩ mô ngắn hạn và
2


Ngân hàng thế giới (WB) thiết kế các chương trình cải cách cơ cấu (SAP) trong
trung hạn để chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường cho các nước châu Phi. Mô
hình kinh tế thị trường ngày càng có chỗ đứng vững chắc ở châu Phi kể từ những
năm 1990, sau khi chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu tan rã, kéo
theo sự sụp đổ của những nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung.
Trong gần bốn thập kỷ qua, với nhiều nỗ lực chuyển đổi sang nền kinh tế
thị trường, chỉ một số quốc gia châu Phi đã phát triển thành công, song có rất
nhiều quốc gia đã thất bại, đắm chìm trong đói nghèo và những nỗ lực cải cách
thể chế thậm chí lại đẩy đất nước vào những bất ổn không ngừng. Ngay cả khi
cộng đồng các nhà tài trợ và các tổ chức quốc tế đã cố gắng thiết kế và áp đặt
cho các nước châu Phi những gì được xem là “tập quán tốt nhất” trên thế giới
song rất ít nước châu Phi đã phát triển kinh tế thành công theo cách thức này.
Với những vấn đề nêu trên, luận án “Cải cách thể chế kinh tế ở các nước châu
Phi và bài học kinh nghiệm” sẽ phân tích vấn đề cải cách thể chế kinh tế, tập
trung vào thể chế kinh tế thị trường ở các nước châu Phi, từ đó rút ra các kinh
nghiệm cho tiến trình cải cách thể chế kinh tế thị trường ở các nước đang phát

triển nói chung và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay của
Việt Nam.

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Mục đích nghiên cứu
Luận án nghiên cứu vấn đề cải cách thể chế kinh tế thị trường của một số nước
châu Phi; đánh giá kết quả đạt được, làm rõ những kinh nghiệm thành công và thất
bại; từ đó rút ra một số gợi mở có giá trị tham khảo đối với tiến trình cải cách thể chế
kinh tế thị trường ở các nước đang phát triển nói chung, trong đó có tiến trình cải
cách thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích nghiên cứu trên, luận án sẽ tập trung chủ yếu vào giải quyết
các nhiệm vụ chính sau đây:
3


1. Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về cải cách thể chế kinh tế, trong
đó tập trung vào vấn đề cải cách thể chế kinh tế thị trường.
2. Phân tích khái quát quá trình cải cách thể chế kinh tế thị trường ở các
nước châu Phi; và đánh giá kết quả của quá trình cải cách này.
3. Phân tích, đánh giá sâu tiến trình cải cách thể chế kinh tế, chuyển đổi sang
nền kinh tế thị trường của một số nước châu Phi điển hình.
4. Rút ra các bài học kinh nghiệm trong tiến trình cải cách thể chế kinh tế thị
trường của các nước châu Phi và những gợi mở có giá trị tham khảo đối
với tiến trình cải cách thể chế kinh tế thị trường của các nước đang phát
triển, trong đó có Việt Nam.

3. Câu hỏi nghiên cứu
- Tại sao các nước châu Phi cần chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường?
- Những nội dung chính của cải cách thể chế kinh tế thị trường ở các

nước châu Phi là gì?
- Có thể rút ra các kinh nghiệm gì từ việc nghiên cứu cải cách thể chế
kinh tế thị trường của các nước châu Phi?

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án
Đối tượng nghiên cứu:
- Cải cách thể chế kinh tế, trọng tâm là cải cách thể chế kinh tế thị trường.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: tiến trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường tập trung
chủ yếu vào ba vấn đề: sở hữu, mở cửa nền kinh tế và tư nhân hoá. Đây cũng là
ba vấn đề nổi bật, phức tạp và kéo dài thường được nghiên cứu nhiều ở các nền
kinh tế chuyển đổi và là quá trình chuyển đổi thể chế kinh tế quan trọng nhất của
châu Phi kể từ những năm 1980 đến nay.
- Thời gian nghiên cứu tập trung vào giai đoạn kể từ thập niên 1980, khi
các nước châu Phi theo mô hình kế hoạch hóa tập trung tiến hành triển khai các
chương trình cơ cấu lại nền kinh tế (SAP) đến nay.
4


- Nghiên cứu cải cách thể chế kinh tế thị trường ở khu vực châu Phi, chủ
yếu là châu Phi Nam Sahara.
- Nghiên cứu sâu tiến trình cải cách thể chế kinh tế của một số nước châu
Phi (Guinea xích đạo, Ghana và Tunisia).
5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Cách tiếp cận
- Luận án quan niệm: thể chế là các luật chơi, theo nghĩa gồm các quy tắc,
quy định, chuẩn mực chi phối cách hành xử của các chủ thể trong xã hội.
- Luận án sử dụng cách tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu vấn đề cải
cách thể chế kinh tế ở các nước châu Phi. Theo đó, thể chế kinh tế có nhiều cấu
phần khác nhau (ví dụ: liên quan đến sở hữu, giá cả, thương mại, đầu tư, tài

chính, doanh nghiệp...). Luận án chỉ tập trung nghiên cứu cải cách một số thể
chế kinh tế cơ bản và quan trọng của các nước châu Phi.
- Các nghiên cứu về cải cách thể chế kinh tế ở các nước đang phát triển
hiện nay đều tập trung vào vấn đề cải cách thể chế kinh tế thị trường. Trên thực
tế, nói đến cải cách thể chế kinh tế ở các nước đang phát triển, kém phát triển là
nói đến cải cách thể chế kinh tế thị trường mà bản chất và mục tiêu là hoàn thiện
quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường hiện đại. Do vậy, luận án nghiên
cứu cải cách thể chế kinh tế thị trường ở các nước châu Phi, trong đó (Chương 3)
tập trung vào vấn đề chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường hiện đại ở những
nước này.
- Có nhiều yếu tố tác động đến cải cách thể chế kinh tế (như phần tổng
quan các nghiên cứu đã chỉ ra). Tuy nhiên luận án vận dụng dụng luận điểm của
Daron Acemoglu và cộng sự (về vai trò của cải cách thể chế chính trị) và luận
điểm của Ngân hàng thế giới (về vai trò của cải cách nền quản trị quốc gia) để
phân tích các yếu tố chính tác động đến cải cách thể chế kinh tế.
Phương pháp nghiên cứu
5


- Phân tích trước sau: so sánh tiến trình cải cách thể chế kinh tế trước và
sau những dấu mốc quan trọng.
- Nghiên cứu trường hợp và so sánh các trường hợp nghiên cứu. Các
trường hợp nghiên cứu sâu ba nước là: Guinea xích đạo, Ghana và Tunisia.
Các trường hợp này được lựa chọn vì những lý do sau:
+ Guinea xích đạo: là một trong những nước tính theo GDP bình quân đầu
người đứng đầu châu Phi song lại vẫn được xếp vào nhóm các nước kém phát
triển (cho đến năm 2017). Các nỗ lực cải cách kinh tế ở nước này đã không tiến
xa được. Nguyên nhân cơ bản là chất lượng quản trị quốc gia thấp kém, chính
phủ độc đoán, tình trạng bất bình đẳng xã hội nghiêm trọng (do đó, GDP bình
quân đầu người không phản ánh đúng thực tế phát triển). Guinea xích đạo là ví

dụ điển hình cho những thất bại trên cả phương diện cải cách thể chế kinh tế và
cải thiện nền quản trị quốc gia.
+ Ghana: là nước có trình độ phát triển trung bình ở châu Phi, cải cách thể
chế kinh tế thị trường ở nước này là ví dụ điển hình cho những nỗ lực xây dựng
mô hình nhà nước phát triển học tập theo các nước Đông Á. Về mô hình quản
trị: Ghana thường được biết đến với mô hình “độc tài tốt”.
+ Tunisia: là nước có trình độ phát triển trung bình, là ví dụ điển hình cho
làn sóng dân chủ hoá “Mùa xuân Arab” bùng nổ khi các vấn đề xã hội không
được giải quyết thấu đáo khi nền kinh tế gặp khó khăn trong quá trình điều
chỉnh. Tunisia là ví dụ điển hình cho việc cải cách thể chế kinh tế không đi kèm
với cải thiện nền quản trị quốc gia đã dẫn đến sự kiện đấu tranh dân chủ khởi
đầu cho làn sóng Mùa xuân Arab.
Các trường hợp nghiên cứu này được lựa chọn để kiểm chứng các luận
điểm của Daron Acemoglu và cộng sự và luận điểm của Ngân hàng thế giới.
Nghiên cứu, so sánh các trường hợp nói trên sẽ đem đến một bước tranh sinh
động về mối quan hệ giữa cải cách thể chế kinh tế với môi trường chính trị và
môi trường quản trị quốc gia cùng với những yếu tố đặc thù của châu Phi (như:
lịch sử, tham nhũng, xã hội...)
6


- Để đánh giá chất lượng thể chế kinh tế thị trường, luận án sử dụng các
chỉ số sau:
+ Chỉ số thể chế của Báo cáo chỉ số cạnh tranh toàn cầu của WEF. Báo
cáo này chia trụ cột thể chế gồm 21 cấu phần, nhóm lại thành những thể chế của
khu vực công và thể chế của khu vực tư nhân.
Bảng 1.1: Các cấu phần của trụ cột thể chế trong chỉ sốcạnh tranh toàn cầu
Các thể chế khu vực công

Các thể chế khu vực

tư nhân

Quyền

Đạo đức và Tác tác Hoạt động của An ninh

sở hữu

tham

động

nhũng

không

công

phù

ty

khu vực công

Đạo

Trách nhiệm

đức


giải trình

hợp
1.

3. phân bổ 6.

quyền

các

sở hữu

quỹ

2.

độc 8. lãng phí trong 13.

nguồn lập của chi tiêu chính phủ
công tư pháp

bảo cộng

7.

chi

phí 17.


kinh doanh vì hành

18. sức mạnh
của

kiểm

9. gánh nặng của các hoạt động xử có toán và các

các các quy định của khủng bố

đạo

mực

hộ

sở 4. tin tưởng quyết

chính phủ

hữu

trí của

10. tính hiệu quả kinh doanh vì của

19. hiệu lực

chúng đối mang

với các nhà tính

của khung khổ các hoạt động các
pháp lý trong tội phạm và công

của hội đồng
quản trị công

chính trị

giải quyết tranh bạo lực

ty,

tuệ

công định

chất

5.

các thiên vị chấp

khoản

chi của

trả


không quan

thường
xuyên
hối lộ

chức
và chính
phủ

14.

chi

phí đức

chuẩn

15. tội phạm

ty

báo cáo

20. bảo vệ lợi

11. hiệu quả của có tổ chức

ích của các


khung khổ pháp 16. sự tin cậy

cổ đông nhỏ

lý trong việc xử của lực lượng

21.

lý các quy định

các nhà đầu

12.

sự

minh

công an

bảo

tư.

bạch trong xây
dựng chính sách
của chính phủ

Nguồn: World Economic Forum. Global Competitiveness Report 2016-2017, Geneva,
Tr.39


7

vệ


+ Bộ chỉ số của Báo cáo Chỉ số môi trường kinh doanh (DB) của WB. Báo cáo
này đã đưa ra một bộ chỉ số gồm 10 yếu tố có tác động đến môi trường kinh
doanh gồm: khởi sự doanh nghiệp; giải quyết việc xin giấy phép xây dựng; xin
cấp điện; đăng ký tài sản; xin nhận tín dụng; mức độ bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư
nhỏ; gánh nặng thuế phải trả; hoạt động thương mại dọc & xuyên biên giới; mức
độ thực thi các hợp đồng; và chấm dứt kinh doanh ( Ngoài ra, còn có yếu tố các

quy định về thị trường lao động song yếu tố này không được đưa vào để tính
điểm chung cho Chỉ số về môi trường kinh doanh).
+ Báo cáo Chỉ số tự do kinh tế của Quỹ Heritage. Báo cáo này đánh giá mức độ
tự do của một nền kinh tế theo bốn nhóm chỉ số sau: 1) Tinh thần thượng tôn
pháp luật (bảo đảm quyền sở hữu, không bị tham nhũng); 2) Hạn chế của chính
phủ (tự do về tài khoá, chi tiêu của chính phủ); 3) Hiệu quả của quy định (tự do
kinh doanh, tự do lao động, tự do về tiền tệ) và 4) Thị trường mở (tự do thương
mại, tự do đầu tư và tự do tài chính).
- Luận án sử dụng bộ chỉ số quản trị của Ngân hàng thế giới để đánh giá chất
lượng quản trị quốc gia. Bộ chỉ số này bao gồm 3 khía cạnh với 6 nhóm chỉ số:
1. Tiến trình các chính phủ được lựa chọn, giám sát và thay thế (được đo
lường bằng hai nhóm chỉ số: 1) tiếng nói và trách nhiệm giải trình; 2) ổn định
chính trị và không có bạo lực)
2. Năng lực của chính phủ trong việc xây dựng và thực thi các chính sách tốt
(được đo lường bằng 2 nhóm chỉ số: 3) hiệu lực của chính phủ; 4) chất lượng
của quy định)
3. Việc các công dân và nhà nước tôn trọng các thể chế điều chỉnh các quan

hệ kinh tế và xã hội giữa hai bên (được đo lường bằng 2 nhóm chỉ số: 5) công
bằng của luật pháp; và 6) kiểm soát tham nhũng.
- Nguồn dữ liệu được sử dụng là dữ liệu thứ cấp trong và ngoài nước. Nghiên
cứu cũng sử dụng bộ dữ liệu về chỉ số quản trị của Ngân hàng thế giới trong giai
đoạn kể từ năm 1996 cho đến thời điểm cập nhật nhất khi luận án hoàn thành để
đánh giá chất lượng của cải cách thể chế. Các nguồn dữ liệu khác được lấy từ cơ
sở dữ liệu Các chỉ số phát triển thế giới (WDI) của Ngân hàng thế giới. Ngoài ra,
8


luận án có thể tham khảo thêm các nguồn dữ liệu của một số tổ chức quốc tế
khác như IMF, ADB, AfDB, Heritage Foundation, WEF…về thể chế và quản trị
quốc gia.

6. Các đóng góp mới của luận án
Thứ nhất, luận án đã vận dụng những khuôn khổ lý thuyết mới (quan
điểm của Acemoglu và cộng sự về vai trò của cải cách thể chế chính trị và quan
điểm của Ngân hàng thế giới về vai trò của cải cách quản trị quốc gia) để phân
tích, đánh giá tiến trình và kết quả cải cách thể chế kinh tế ở châu Phi, từ đó làm
rõ hơn ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của các lý thuyết này.
Thứ hai, luận án đã cung cấp những phân tích, đánh giá về thực trạng cải
cách thể chế kinh tế thị trường ở châu Phi, phân tích sâu thực trạng này ở các
quốc gia (Guine xích đạo, Ghana và Tunisia) là những địa bàn ít được quan tâm
nghiên cứu, tìm hiểu.
Thứ ba, luận án đã đưa ra những luận điểm khoa học mới khi nhận định,
phân tích kết quả và những nhân tố tác động đối với tiến trình cải cách thể chế
kinh tế ở châu Phi.
Thứ tư, luận án đã có những đối chiếu, so sánh tiến trình cải cách thể chế
kinh tế ở châu Phi với một số khu vực khác trên thế giới; rút ra những gợi mở
mới về mặt chính sách đối với tiến trình cải cách thể chế kinh tế thị trường ở

Việt Nam.

7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được chia làm 5 chương gồm:
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về cải cách thể chế kinh tế
Chương 3: Cải cách thể chế kinh tế ở châu Phi
Chương 4: Cải cách thể chế kinh tế ở Guinea xích đạo, Ghana và Tunisia
Chương 5: Bài học kinh nghiệm từ quá trình cải cách thể chế kinh tế thị
trường của các nước châu Phi

9


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1. Các nghiên cứu trên góc độ lý luận về thể chế và cải cách thể chế
Trong khoảng 10 - 15 năm trở lại đây, đã có một cuộc tranh luận bùng lên
trong giới kinh tế về những yếu tố sâu xa nhất của phát triển: vốn vật thể, vốn
con người, công nghệ, địa lý, văn hóa, thể chế...yếu tố nào căn bản hơn? Trong
cuộc tranh luận đó, một số người tiếp tục cho rằng: thể chế đóng vai trò quan
trọng hơn trong tăng trưởng và phát triển kinh tế; sự khác biệt về thể chế đã tạo
ra sự khác biệt giữa các xã hội về tốc độ tích lũy và "cải tiến".
Ý tưởng về sự phồn vinh của một xã hội phụ thuộc vào các thể chế kinh tế
đã được các nhà triết học như David Hume và kinh tế học như Adam Smith đề
cập trong cuộc thảo luận về chủ nghĩa trọng thương và vai trò của thị trường. Họ
cho rằng xã hội sẽ thành công về kinh tế khi có được thể chế kinh tế tốt. Những
thể chế tốt mà nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đòi hỏi là pháp trị (rule of law), tư
hữu (private property) và tự do hợp đồng (freedom to contract). Họ phê phán
những hệ lụy của chủ nghĩa trọng thương (chủ nghĩa bảo hộ thương mại tuỳ ý và

sự dựa dẫm vào hoạt động kinh tế nhà nước và các liên minh quyền lực) đối với
nền kinh tế (Smith, 1776 [2008]).
Vào những thập niên đầu tiên của thế kỷ 20, những phiên bản kinh tế học
thể chế (cũ) đã xuất hiện, chủ yếu phân tích các thể chế và phản bác các lý thuyết
kinh tế cổ điển với những học giả ở cả châu Âu và Mỹ như Gustav Schmoller,
Walton H. Hamilton, Thorstein Veblen, John Commons và Wesley Mitchel. Ví
dụ, John R. Commons (1931) đã đưa ra một quan niệm rằng nền kinh tế là một
mạng lưới các mối quan hệ giữa các cá nhân có những lợi ích khác nhau; tuy
nhiên, mọi người đều muốn giải quyết các tranh chấp và chính phủ là người cầm
trịch cần phải đóng vai trò hòa giải giữa các nhóm tranh chấp với nhau.

10


Kinh tế học thể chế đương đại (kinh tế học thể chế mới) bắt đầu với công
trình của Ronald Coase (1960) về những hệ quả của chi phí giao dịch, tiếp đó là
những tác phẩm nổi tiếng của James Buchanan, Gordon Tullock và Mancur
Olson cùng những người theo trường phái “lựa chọn công” khác, của Douglass
North (1990) về vai trò quan trọng của các thể chế qua việc phân tích quá trình
phát triển kinh tế trong quá khứ, và William Vickery (1969) về hệ quả của việc
mọi người chỉ nắm được những tri thức hạn chế, bất đối xứng. Họ chỉ ra cách
thức mà qua đó cạnh tranh giữa các cộng đồng và các hệ thống pháp lý dẫn tới
sự tiến hoá của nhiều quy tắc thân thiện hơn với người dân và doanh nghiệp,
chẳng hạn như chính phủ hữu hạn, các quyền tài sản, quy trình chuẩn mực và
pháp trị.
Douglass C. North (1990: 3) đưa ra định nghĩa “thể chế” như sau: “Thể
chế là các luật lệ của cuộc chơi trong một xã hội, hay nói một cách chính thức,
là những ràng buộc mà con người soạn thảo ra giúp định hình sự tương tác của
con người.” Còn theo Ngân hàng thế giới (1998) thì thể chế là “các quy tắc
chính thức và phi chính thức và các cơ chế đảm bảo thi hành của chúng định

hình cách hành xử của các cá nhân và các tổ chức trong một xã hội.” Thực tế là
việc các tác giả trên được trao giải Nobel Kinh tế năm 1974 (Hayek), 1986
(Buchanan), 1991 (Coase), 1993 (North) và 1996 (Vickery) đã cho thấy hoạt
động nghiên cứu kinh tế học thể chế đang ngày càng tiến triển. Trong những
năm 1980 và 1990, kinh tế học thể chế đã trở thành một lĩnh vực nghiên cứu
năng động và rộng lớn, tập trung vào vai trò then chốt của các thể chế trong việc
thúc đẩy hoạt động kinh tế.
Tuy nhiên, sẽ là một chiều nếu chỉ nhìn thấy tác động của thể chế đối với
tăng trưởng và phát triển kinh tế mà không thấy theo chiều ngược lại. Trong suốt
nửa cuối thế kỷ 20, các học giả theo trường phái “hiện đại hóa” (modernization
theory) ở phương Tây đã nỗ lực chứng minh rằng các quốc gia hiện đại hóa trên
thế giới cuối cùng sẽ tụ lại theo một mô hình chính trị - kinh tế - xã hội chung,
11


và đó là mô hình dân chủ tự do của các nước tư bản phương Tây phát triển
(Rostow, 1961; 1962). Các lý thuyết hiện đại hóa cũng nói rằng khi một đất
nước đang có chế độ độc tài ngày càng phát triển thì cấu trúc xã hội trở nên phức
tạp hơn, quá trình sản xuất đòi hỏi những người lao động phải hợp tác, giới chủ
có quyền tự chủ nhiều hơn, xã hội có nhiều thông tin hơn và tạo điều kiện cho
các nhóm xã hội xuất hiện. Bối cảnh này khiến chính quyền độc tài mất dần khả
năng kiểm soát xã hội một cách hiệu quả. Càng ngày sẽ có càng nhiều tổ chức xã
hội dân sự nổi lên và chống lại chế độc tài khiến cho nó sụp đổ (Przeworski and
Limongi, 1997: 157). Như thế, trình độ phát triển cao hơn là điều kiện để thể chế
dân chủ xuất hiện (Lipset, 1959).
Trong tác phẩm nổi tiếng “Tại sao có quốc gia thất bại?: Nguồn gốc của
quyền lực, thịnh vượng và nghèo đói”, Daron Acemoglu và James Robinson
(2012) đã giải thích sự thành công cũng như sự thất bại của các quốc gia khác
nhau rằng: Quốc gia phát triển lên nếu như nó xây dựng được những thể chế
kinh tế và chính trị “bao trùm”; quốc gia thất bại khi các thể chế trở thành “loại

trừ”, tập trung quyền lực và cơ hội vào tay một nhóm nhỏ. Thể chế kinh tế bao
trùm hỗ trợ cho thể chế chính trị bao trùm - một thể chế ủng hộ những quyết
sách đổi mới và sáng tạo. Ngược lại, thể chế chính trị loại trừ dồn quyền lực vào
tay một nhóm người để hỗ trợ cho việc duy trì thể chế kinh tế loại trừ.
Daron Acemoglu, Simon Johnson và James Robinson (2005) nêu rằng:
Các cá nhân có quyền lực chính trị không thể cam kết rằng họ sẽ không sử dụng
quyền lực của mình để phục vụ lợi ích của mình tốt nhất. Nói một cách khác, họ
có thể sử dụng quyền lực chính trị của mình để xây dựng và duy trì một hệ thống
thể chế kém hiệu quả hoặc không tối ưu theo nghĩa không tạo ra lợi ích tổng thể
lớn nhất cho xã hội song lại đem lại lợi ích lớn nhất cho chính họ. Với một hệ
thống thể chế tồi, vốn chỉ nhằm tạo ra lợi ích cá nhân cho thành phần tinh túy,
bất chấp việc phần lớn hơn xã hội sẽ nghèo đi thì những cải cách sẽ khó khả thi
hoặc có thể chỉ được tiến hành nửa vời. Nếu các nhóm người có quyền lực chính
trị thực tế làm "điều đúng" như tiến hành cải cách, có thể họ sẽ mất đi đặc quyền
12


đặc lợi. Những mô hình phát triển lạc hậu vẫn tiếp tục tồn tại hoặc thay đổi rất chậm
chỉ vì các lực lượng chính trị đầy sức mạnh tại các quốc gia nghèo khó này muốn
duy trì nó như thế để bảo vệ lợi ích của mình (Acemoglu và Robinson, 2012).
Trong những năm gần đây, xu hướng quá nhấn mạnh vào tác động của thể
chế đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế dường như đã trở thành quan điểm
mang tính áp đặt của các nước phương Tây và các tổ chức quốc tế trong nỗ lực
thúc đẩy cải cách ở các nước nghèo. Tách ra khỏi xu hướng này, một số nghiên cứu
cho rằng, có mối quan hệ nhân quả giữa một số cấu phần của phát triển đối với chất
lượng của thể chế. Ví dụ, José Antonio Alonso và Carlos Garcimartín (2009) cho
rằng trình độ phát triển (thể hiện qua các yếu tố như thu nhập bình quân đầu người,
trình độ học vấn, mức độ phân phối thu nhập) có tác động đến chất lượng thể chế
(đo lường bởi bộ chỉ số Quản trị quốc gia của Ngân hàng thế giới).
Kể từ đầu những năm 1990, những nghiên cứu mới về vai trò của thể chế

đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế đã đưa ra hàng loạt tiêu chí khác nhau
để đánh giá chất lượng thể chế. Điển hình trong số này, nghiên cứu của Stephen
Knack và Philip Keefer (1995) cho rằng chất lượng của thể chế có thể được đánh
giá qua các tiêu chí như: i) sự đảm bảo đối với quyền sở hữu tài sản; và ii) mức
độ đảm bảo thực thi hợp đồng. Trong khi đó, nghiên cứu của Alberto Alesina
(1998) lại đo lường chất lượng của thể chế qua các tiêu chí như: i) mức độ hiệu
quả của bộ máy hành chính; ii) mức độ tham nhũng; iii) mức độ bảo đảm quyền
sở hữu; và iv) công bằng của pháp luật.
Như vậy, nhìn chung các nghiên cứu đã cho thấy mối quan hệ hai chiều
giữa thể chế và phát triển kinh tế: một hệ thống thể chế tốt thường đi kèm với
một nền kinh tế phát triển cao; tuy nhiên, vẫn cần những bằng chứng thực tế để
khẳng định rằng, cái nào là nguyên nhân của cái nào.
1.2. Các nghiên cứu về thể chế và cải cách thể chế kinh tế ở châu Phi
Cải cách thể chế là tâm điểm của nhiều nghiên cứu của các tổ chức phát
triển quốc tế về các tiến trình cải cách ở châu Phi. Trong hai thập kỷ qua, các
nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (1993, 1997, 2000) đã tập trung nhấn mạnh
13


×