Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.86 KB, 8 trang )
Những vấn đề chung về kế toán thành phẩm trong doanh nghiệp sản xuất
I/ Tầm quan trọng của thành phẩm và công tác kế toán thành phẩm trong doanh
nghiệp sản xuất
1. Vị trí của doanh nghiệp sản xuất trong nền kinh tế thị trường:
Doanh nghiệp sản xuất là những đơn vị kinh tế, là tế bào của nền kinh tế quốc dân là nơi
trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất. Thoả mãn nhu cầu sản xuất và nhu cầu tiêu dùng của xã
hội. Với nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần (quốc doanh, tập thể, tư nhân...) các doanh
nghiệp đều có quyền tự chủ kinh doanh, hoạt động theo pháp luật, hợp tác, cạnh tranh và bình
đẳng.
Trong cơ chế thị, mọi doanh nghiệp trực tiếp sản xuất chịu sự tác động tích cực cũng như
tiêu cực của thị trường. Mặt khác thị trường là động lực sản xuất và kết quả sản xuất của từng
doanh nghiệp sản xuất góp phần quan trọng đến sự phát triển của các ngành khác trong nền
kinh tế quốc dân, từ đó xác định được GDP, đến tích luỹ và sự tăng trưởng kinh tế của mọi
quốc gia.
2. Thành phẩm và yêu cầu quản lý thành phẩm:
2.1. Thành phẩm là những sản phẩm đã kết qui trình công nghệ sản xuất do doanh nghiệp
thực hiện hoặc thuê ngoài gia công chế biến đã được kiểm nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn kỹ
thuật qui định và nhập kho thành phẩm hoặc giao trực tiếp cho khách hàng.
Thành phẩm trong các doanh nghiệp được biểu hiện trên hai mặt hiện vật và giá trị:
+ Hiện vật được thể hiện cụ thể bởi số lượng (khối lượng) và chất lượng của sản phẩm.
Trong đó mặt số lượng phản ánh qui mô thành phẩm mà doanh nghiệp tạo ra nó và nó xác
định bằng các đơn vị đo lường: Kg, lít, mét, bộ, cái... còn chất lượng của thành phẩm phản ánh
giá trị của thành phẩm và được xác định bằng tỷ lệ % tốt xấu phân cấp thứ hạng (loại I, loại
II...) của sản phẩm.
+ Giá trị thành phẩm chính là giá thành sản xuất của thành phẩm nhập kho hay giá vốn
của thành phẩm đem bán.
2.2. Để quản lý tốt thành phẩm về mặt số lượng đòi hỏi phải thường xuyên kịp thời phản
ánh tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, tình hình nhập - xuất - tồn thành phẩm phát hiện
kịp thời thành phẩm, hàng hoá ứ đọng để có biện pháp giải quyết nhanh chóng để làm tăng
tốc độ luân chuyển vốn trong doanh nghiệp.
Về mặt chất lượng phải làm công tác kiểm tra phân cấp sản phẩm và có chế độ bảo quản