Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Kết quả báo cáo thực tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.92 KB, 22 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
……, ngày tháng

năm 2018

BÁO CÁO
Kết quả thực tập tốt nghiệp

- Họ tên sinh viên:
- Lớp/khóa:Hình Sự
- SBD dự thi theo lớp:
- Thực tập tốt nghiệp tại:
I. KẾT QUẢ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
1. Chuyên cần
Tổng số buổi TTTN:
Số buổi có mặt tại đơn vị thực tập:
Số buổi vắng mặt:
2. Ý thức chấp hành kỷ luật lao động nội quy, quy định
- Kết quả đạt được về ý thức chấp hành kỷ luật: Trong quá trình thực tập tại văn
phòng luật, em đã tuân theo đúng các nguyên tắc làm việc của Văn phòng, hoàn thành tốt
những việc được giao, có thái độ làm việc nghiêm túc, đi làm đúng giờ, thực hiện công
tác thực tập theo đúng các hướng dẫn của nhà trường
3. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chuyên môn theo kế hoạch
A) Hoàn Thành
-Tìm hiểu trình tự thủ tục giải quyết vụ án Hình Sự
- Đọc các văn bản pháp lý có liên quan đến Hình sự bắt đầu có hiệu lực từ ngày
1/1/2018
-Nghiên cứu, cập nhật, hệ thống hóa Văn bản pháp lý liên quan đến công ty
A1) Tìm hiểu trình tự thủ tục giải quyết vụ án Hình Sự
THỦ TỤC TỐ TỤNG HÌNH SỰ




I. Giai đoạn khởi tố: Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu của tố tụng hình sự, trong
đó các cơ quan có thẩm quyền xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm để ra quyết
định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự. Giai đoạn này được bắt đầu từ khi các cơ
quan có thẩm quyền nhận được tin báo hoặc tố giác về tội phạm và kết thúc khi ra quyết
định khởi tố vụ án hình sự.
- Khởi tố vụ án hình sự: Khi xác định có dấu hiệu của tội phạm (Tố giác và tin báo về tội
phạm; Người phạm tội tự thú), Cơ quan điều tra phải ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.
Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, Viện kiểm sát phải
gửi quyết định đó đến Cơ quan điều tra để tiến hành điều tra; quyết định khởi tố kèm theo
tài liệu liên quan đến việc khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra phải được gửi tới
Viện kiểm sát để kiểm sát việc khởi tố.
II.Điều tra vụ án hình sự: Trong giai đoạn này các cơ quan điều tra áp dụng mọi biện
pháp do luật tố tụng hình sự quy định để xác định tội phạm và người thực hiện hành vi
phạm tội làm cơ sở cho việc xét xử của Tòa án. Nhiệm vụ của giai đoạn điều tra là:
+Xác định tội phạm và người thực hiện tội phạm
+Xác định thiệt hại do tội phạm gây ra
+Xác định nguyên nhân và điều kiện phạm tội, yêu cầu cơ quan, tổ chức hữu quan áp
dụng biện pháp khắc phục và ngăn ngừa.
Thẩm quyền điều tra vụ án hình sự thuộc các Cơ quan điều tra. Các cơ quan hải quan,
Kiểm lâm, Đơn vị Bộ đội biên phòng được thực hiện một số các hoạt động điều tra.
Thời hạn điều tra:
+ Thời hạn không quá 2 tháng đối với tội ít nghiêm trọng
+Thời hạn không quá 3 tháng đối với tội nghiêm trọng
+Thời hạn không quá 4 tháng đối với tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng
(kể từ ngày khởi tố vụ án cho đến khi kêt thúc điều tra )
Việc gia hạn điều tra: châm nhất 10 ngày trước khi hết thời hạn điều tra cơ quan điêu tra
phải có văn bản đề nghị VKS ra hạn điều tra
+Đối vơi tội ít nghiêm trọng có thể được gia hạn 1 lần không quá 2 tháng



+Đối với tội nghiêm trọng có thể được gia hạn 2 lần,lần thứ nhất không quá 3 tháng,lần
thứ 2 không quá 2 tháng
+Đối với tội rất nghiêm trong có thể được gia hạn 2 lần,mỗi lần không quá 4 tháng
+Đối với tội đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn 3 lần,mỗi lần không quá 4
tháng.Nếu vẫn chưa thể kết thúc điều tra thì VKSNDTC có quyền gia hạn thêm 1 lần
không quá 4 tháng
- Khởi tố bị can: Sau khi có đủ căn cứ để xác định một người đã thực hiện hành vi phạm
tội thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra
quyết định khởi tố bị can, Cơ quan điều tra phải gửi quyết định khởi tố và tài liệu liên
quan đến việc khởi tố bị can đó cho Viện kiểm sát cùng cấp để xét phê chuẩn việc khởi
tố. Trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định khởi tố bị can, Viện kiểm sát
phải quyết định phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can và gửi ngay
cho Cơ quan điều tra.
II. Giai đoạn truy tố:
-Thời hạn 20 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng
- Thời hạn 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
=> kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, Viện kiểm sát phải ra một
trong những quyết định sau
+ Truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng
+Trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung
+ Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.
Trường hợp cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát có thể gia hạn, nhưng không quá 10
ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng; không quá 15 ngày đối
với tội phạm rất nghiêm trọng; không quá 30 ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng.
III. Giai đoạn xét xử:
Trong trường hợp truy tố thì trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày ra quyết định truy tố bằng
bản cáo trạng, Viện kiểm sát phải gửi hồ sơ và bản cáo trạng đến Tòa án.



Đối với những vụ án Viện kiểm sát truy tố bị can trước Tòa án bằng Bản cáo trạng, Thẩm
quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án được xác định như sau:

- Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quận sự khu vực xét xử sơ thẩm những vụ án
hình sự về những tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất
nghiêm trọng, trừ những tội phạm sau đây :
1. Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những vụ án
hình sự về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm
trọng, trừ những tội phạm:
+Các tội xâm phạm an ninh quốc gia;
+Các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh;
+ Các tội quy định tại các điều 123, 125, 126, 227, 277, 278, 279, 280, 282,283, 284,
286,287, 288, 337, 368, 369, 370, 371, 399 và 400 của Bộ luật hình sự;
+Các tội phạm được thực hiện ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam.
- Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử sơ thẩm những vụ án
hình sự về:
+Vụ án hình sự về các tội phạm không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện
và Tòa án quân sự khu vực;
+Vụ án hình sự có bị cáo, bị hại, đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản có liên quan đến vụ
án ở nước ngoài;
+Vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân
sự khu vực nhưng có nhiều tình tiết phức tạp khó đánh giá, thống nhất về tính chất vụ án
hoặc liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành; vụ án mà bị cáo là Thẩm phán, Kiểm sát viên,
Điều tra viên, cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành
phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, người có chức sắc trong tôn giáo hoặc có uy
tín cao trong dân tộc ít người.
Bộ luật tố tụng hình sự quy định chế độ hai cấp xét xử:

- Xét xử sơ thẩm:


+ Chuẩn bị xét xử:
Đối với vụ án phức tạp, Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn
bị xét xử nhưng không quá 15 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm
trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng. Việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử phải thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng
cấp.
Đối với vụ án được trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung thì trong thời hạn 15 ngày
kể từ ngày nhận lại hồ sơ, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra quyết định đưa vụ án ra
xét xử. Trường hợp phục hồi vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục chung quy
định tại Bộ luật này kể từ ngày Tòa án ra quyết định phục hồi vụ án.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải
mở phiên tòa; trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì Tòa án
có thể mở phiên tòa trong thời hạn 30 ngày..
+ Giai đoạn xét xử sơ thẩm được bắt đầu từ khi Tòa án nhận được hồ sơ vụ án do Viện
kiểm sát chuyển sang. Trình tự xét xử tại phiên tòa bao gồm:
THỦ TỤC BẮT ĐẦU PHIÊN TÒA;
THỦ TỤC XÉT HỎI TẠI PHIÊN TÒA;
THỦ TỤC TRANH LUẬN TẠI PHIÊN TÒA;
THỦ TỤC NGHỊ ÁN VÀ TUYÊN ÁN.
Quá trình xét xử được thực hiện theo nguyên tắc xét xử trực tiếp bằng lời nói và liên tục,
chỉ xét xử những bị cáo, những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và Tòa án
đã có quyết định đưa ra xét xử. Khi kết thúc, Hội đồng xét xử ra bản án hoặc các quyết
định.
Đối với bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được xét xử
phúc thẩm.
- Xét xử phúc thẩm: Phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại những bản án
hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo kháng nghị.

+ Quyền kháng cáo thuộc về bị cáo, người bào chữa, người bị hại, nguời có quyền lợi
nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Thời hạn kháng cáo là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án. Đối


với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án
được giao cho họ hoặc được niêm yết.
+ Quyền kháng nghị thuộc về Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp và cấp trên của Tòa án
sơ thẩm. Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát
cấp trên trực tiếp là 30 ngày, kể từ ngày tuyên án.
+ Thời hạn xét xử phúc thẩm: Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu
phải mở phiên toà phúc thẩm trong thời hạn 60 ngày; Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối
cao, Tòa án quân sự trung ương phải mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn 90 ngày, kể
từ ngày nhận được hồ sơ vụ án.
Chậm nhất là 15 ngày trước ngày mở phiên toà, Toà án cấp phúc thẩm phải thông báo
bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người tham gia tố tụng về thời gian,
địa điểm xét xử phúc thẩm vụ án.
+ Thủ tục xét xử phúc thẩm: Phiên tòa phúc thẩm cũng tiến hành như phiên tòa sơ thẩm
nhưng trước khi xét hỏi, một thành viên của Hội đồng xét xử phải trình bày tóm tắt nội
dung vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm, nội dung của kháng cáo hoặc kháng nghị. Khi
tranh luận, Kiểm sát viên phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án.
Khi xét xử Hội đồng xét xử chỉ xử lại những phần bị kháng cáo, kháng nghị trong bản án
của tòa sơ thẩm, nhưng trên cơ sở xem xét toàn bộ vụ án. Tòa phúc thẩm có thể ra một
trong các quyết định sau: bác kháng cáo, kháng nghị Giữ nguyên bản án sơ thẩm, Sửa án
sơ thẩm; Hủy án sơ thẩm để điều tra hoặc xét xử lại; Hủy án sơ thẩm và Đình chỉ vụ án.
IV. Thi hành bản án, quyết định của Tòa án: Là giai đoạn hoạt động tố tụng của các
Cơ quan công an, Kiểm sát, Tòa án, Các cơ quan nhà nước khác và Tổ chức xã hội được
nhà nước trao quyền nhẳm bảo đảm cho bản án và quyết định có hiệu lực của Tòa án
được thi hành một cách chính xác, kịp thời.
Chỉ có những bản án và quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mới được đưa
ra thi hành, trừ trường hợp bản án tuyên một người là không phạm tội hoặc tuyên một

hình phạt bằng hoặc thấp hơn thời hạn họ bị tạm giam. Việc thi hành các loại hình phạt
phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Trong quá trình cải tạo, để động viên giáo
dục người phạm tội luật tố tụng hình sự quy định việc giảm thời hạn và miễn chấp hành
hình phạt đối với họ.
- Xét lại các bản án và quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án theo trình tự giám đốc
thẩm, tái thẩm: Để bảo đảm tính khách quan trong quá trình giải quyết vụ án hình sự,
trong trường hợp các bản án và quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát


hiện ra sai lầm về pháp luật thì được xử lại theo trình tự giám đốc thẩm, phát hiện ra các
tình tiết mới làm thay đổi tính chất của vụ án thì được xét xử lại theo trình tự tái thẩm.
A2)Đọc các văn bản pháp lý có liên quan đến Hình sự bắt đầu có hiệu lực từ ngày
1/1/2018, nghiên cứu, cập nhật, hệ thống hóa Văn bản pháp lý liên quan đến văn
phòng luật
1. Công văn 301/TANDTC-PC năm 2016 áp dụng quy định có lợi cho người phạm tội
của Bộ luật hình sự năm 2015
2. Công văn 276/TANDTC-PC năm 2016 hướng dẫn áp dụng quy định có lợi cho người
phạm tội của Bộ luật hình sự năm 2015
3. Nghị quyết 01/2016/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng quy định tại khoản 3 điều 7 Bộ
Luật hình sự 100/2015/QH13
4. Nghị quyết 41/2017/QH14 thi hành Bộ luật Hình sự 100/2015/QH13 đã được sửa đổi,
bổ sung một số điều theo Luật 12/2017/QH14 và về hiệu lực thi hành của Bộ luật Tố tụng
hình sự 101/2015/QH13, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 99/2015/QH13, Luật Thi
hành tạm giữ, tạm giam 94/2015/QH13
5. Công văn 148/TANDTC-PC năm 2017 triển khai, thi hành Bộ luật Hình sự năm 2015
và Nghị quyết 41/2017/QH14
6. Công văn 154/TANDTC-PC về việc xử lý hành vi tàng trữ, vận chuyển, buôn bán
thuốc lá điếu nhập lậu trong nội địa
7. Công văn 256/TAND-PC ngày 31/7/2017 hướng dẫn Khoản 2 Điều 2 Nghị quyết
41/2017/QH14 về BLHS

8. Công văn 3010/VKSTC-V14 hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 41/2017/QH14 về thi
hành BLHS 2015
9. Nghị định quy định chi tiết về các biện pháp giám sát, giáo dục áp dụng trong trường
hợp được miễn trách nhiệm hình sự quy định tại Mục 2 Chương XII của Bộ luật Hình sự
năm 2015
10. Nghị định 19/2018/NĐ-CP tiếp tục hướng dẫn Bộ luật hình sự 2015 về việc tính tổng
khối lượng hoặc thể tích chất ma túy
11. Nghị định 115/2017/NĐ-CP quy định chi tiết trình tự, thủ tục, mức tiền pháp nhân
thương mại phải nộp để bảo đảm thi hành án; việc tạm giữ, hoàn trả, nộp ngân sách nhà
nước số tiền đã nộp
12. Công văn 04/TANDTC-PC năm 2018 về áp dụng Bộ luật Hình sự năm 2015 và Nghị
quyết 41/2017/QH14


13. Quyết định 1559/QĐ-BTP năm 2017 về Kế hoạch triển khai thi hành Bộ luật Hình
sự14. Chỉ thị 02/CT-TTg năm 2018 về việc triển khai thi hành Bộ luật Hình sự năm 2015
15. Công văn 04/TANDTC-PC năm 2018 về áp dụng Bộ luật Hình sự năm 2015 và Nghị
quyết 41/2017/QH14
16. Nghị quyết 110/2015/QH13 về thi hành Bộ luật tố tụng hình sự
17. Nghị quyết 05/2017/NQ-HĐTP về biểu mẫu trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự, xét
lại bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Bộ luật Tố tụng hình sự
18. Nghị định 127/2017/NĐ-CP về quy định chi tiết việc niêm phong, mở niêm phong
vật chứng
19. Nghị định 115/2017/NĐ-CP quy định chi tiết trình tự, thủ tục, mức tiền pháp nhân
thương mại phải nộp để bảo đảm thi hành án; việc tạm giữ, hoàn trả, nộp ngân sách nhà
nước số tiền đã nộp
20. Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC quy
định việc phối hợp giữa cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện quy định của Bộ luật
Tố tụng hình sự năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị
khởi tố

21. Thông tư liên tịch 02/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP quy định về trình
tự, thủ tục, thời hạn, địa điểm bị can hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân
thương mại phạm tội đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan
đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa
22. Thông tư liên tịch 03/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP hướng dẫn về
trình tự, thủ tục thực hiện ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh; sử dụng, bảo quản, lưu trữ
kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử
23. Nghị định 30/2018/NĐ-CP về quy định chi tiết việc thành lập và hoạt động của Hội
đồng định giá tài sản; trình tự, thủ tục định giá tài sản trong tố tụng hình sự
B) Soạn thảo văn bản nội bộ theo yêu cầu cụ thể của công ty-Hoàn thành
Soạn thảo hợp đồng cung cấp dịch vụ pháp lý
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ
Số: 03/HĐDV


-Bộ luật Dân sự của nước CHXHCN Việt Nam;
-Căn cư Luật Luật sư và các văn bản hướng dẫn thi hành;
-Căn cứ vào nhu cầu và khả năng đáp ứng nhu cầu của các bên
Hôm nay, ngày

tháng

năm 2018, tại Hà Nội, chúng tôi gồm :

Bên A : BÊN CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ ( GỌI TẮT LÀ BÊN A )
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ AN THÁI
Giấy phép hoạt động số: 01010155/TP/KĐKHĐ do Sở Tư pháp thành phố Hà Nội cấp .

Ngày cấp giấy phép: 17/04/2006
Ngày hoạt động: 01/05/2006
Địa chỉ liên lạc : Số 223 đường Hoàng Quốc Việt, phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy,
Thành phố Hà Nội
Điện thoại :0912013247
Đại diện pháp luật là : LS Lương Quang Tuấn
Bên B:BÊN THUÊ DỊCH VỤ (GỌI TẮT LÀ BÊN B)
Họ và tên :
CMND số:

Ngày cấp:

Nơi cấp: Cục ĐKDL cư trú và DLQG về dân cư
Địa chỉ:
Sau khi đã thỏa thuận, bàn bạc cả hai bên cùng nhất trí lập hợp đồng cung cấp dịch vụ
pháp lý với các điều khoản như sau:
Điều 1 : Đối tượng của hợp đồng
Bên A sẽ nhận ủy quyền cho Bên B là người bị hại hoặc bị cáo hoặc người có
quyền nghĩa vụ liên quan trong vụ án….....đã được TAND………tại………..thụ lý giải
quyết………………………………………………………………………….
Điều 2: Thời gian thực hiện công việc
Thời hạn thực hiện công việc theo quy định của pháp luật.
Điều 3 : Chi phí dịch vụ và phương thức thanh toán


3.1.Phí dịch vụ : Theo sự thỏa thuận của hai bên
-Bằng số:
-Bằng chứ:
3.2.Phương thức thanh toán:
-Thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.

-Sau khi kí hợp đồng bên B thanh toán cho bên A số phí dịch vụ nêu trên.
3.3. Số phí dịch vụ nêu trên chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng theo quy định của
pháp luật.
Điều 4 : Quyền và nghĩa vụ của các bên
4.1. Quyền và nghĩa vụ của Bên A
4.1.1.Quyền của Bên A
- Bên A có quyền được nhận đầy đủ phí tư vấn do Bên B thanh toán theo quy định tại
Điều 3 của Hợp đồng này.
Trong trường hợp cần thiết Bên A có quyền thay đổi một hoặc một số nội dung công
việc thỏa thuận trong hợp đồng này mà không nhất thiết phải chờ ý kiến của Bên b, với
điều kiện việc thay đổi này sẽ có lợi cho Bên B hoặc trong trường hợp chờ ý kiến của
Bên B sẽ gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho Bên B.
4.1.2.Nghĩa vụ của Bên A
- Thực hiện nhanh chóng và chính xác công việc nói ở Điều 1 vì lợi ích của Bên B
- Bảo quản và giao lại cho Bên B những tài liệu, giấy tờ được Bên B giao để thực
hiện công việc sau khi đã hoàn thành công việc.
4.2.Quyền và nghĩa vụ của Bên B
-Bên B có quyền yêu cầu Bên A thực hiện đúng Hợp đồng đã ký kết;
4.2.2.Nghĩa vụ của Bên B
- Cung cấp các thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung công việc mà Bên A thực
hiện cho Bên B theo quy định tại Điều 1 của Hợp đồng mà có liên quan đến nội dung
công việc mà Bên A thực hiện cho Bên B theo quy định tại Điều 1 của Hợp đồng này;
-Thanh toán đầy đủ , đúng hạn các khoản phí tư vấn cho Bên A theo quy định tại
Điều 3 của Hợp đồng này;


Điều 5: Bảo mật
Trong quá trình thực hiện hợp đồng các bên có nghĩa vụ giữ bí mật các thông tin,
tài liệu do bất kỳ bên nào cung cấp.
Điều 6: Điều khoản bất khả kháng

Các trách nhiệm bồi thường thiệt hại là hậu quả của việc vi phạm các điều khoản
trong hợp đồng này của bất cứ bên nào sẽ được miện trách nhiệm nêu việc vi phạm đó
phát sinh trực tiếp từ các sự kiện sau : đình công, hỏa hoạn, lũ lụt, tác động thiên nhiên,
động đất, tai nạn, chiến tranh, sự can thiệp của các cơ quan quân sự, an ninh, sự ngừng
hoặc chấm dứt cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ độc quyền một
cách vô điều kiện; Cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các tổ chức liên quan khác, bộ
phận, nhân viên cơ quan đó không làm việc hoặc nghỉ việc do bất cứ nguyên nhân nào
được chấp nhận bởi chính cơ quan đó hoặc các quy định của Pháp luật, điều khoản này
cũng được áp dụng trong trường hợp có sự thay đổi trong pháp luật điều chỉnh trực tiếp
hoặc gián tiếp tới việc thực hiện hợp đồng này khiến cho việc ký kết hợp đồng này của
một hoặc các bên trở thành vô hiệu.
Điều 7.Thanh lý hợp đồng:
Hợp đồng này tự thanh lý sau khi Bên A thực hiện xong nghĩa vụ quy định tại
Điều 1 của Hợp đồng này và xuất Hóa đơn Giá trị gia tăng cho bên B.
Điều 8.Điều khoản chung :
Hai bên tôn trọng và tận tâm thực hiện các điều khoản đã cam kết. Có gì vướng
mắc sẽ cùng nhau giải quyết bằng thương lượng. Nếu không thương lượng được thì sẽ
đem vụ việc này ra Tòa án Nhân dân có thâm quyền để giải quyết . Bên nào sai bên đó
chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Hợp đồng này lập thành (02) bản bằng tiếng việt, mỗi bên giữ một bản, có giá trị pháp lý
như nhau/.
ĐẠI DIỆN BÊN A

ĐẠI DIỆN BÊN B

C) Kiểm tra, chỉnh sửa, bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý, các văn bản ban hành, tài
liệu của công ty nhằm đảm bảo thực hiện theo đúng quy định của của Nhà nướcHoàn Thành
-Kiểm tra hồ sơ pháp lý đối với bản án hình sự sơ thẩm số 21/2016/HSST ngày
15/01/2016 và phúc thẩm số 43/2017/HSPT xét xử ngày 23/01/2017 của Tòa án Nhân
dân cấp cao tại Hà Nội

+Đơn kháng cáo bản án phúc thẩm


+Bản cáo trạng
+Thông báo kết quả điều tra
+Bản tường trình,Bản tự khai
+Biên bản khám nghiệm hiện trường,biên bản ghi lời khai,biên bản hỏi cung bị can
+Lý lịch bị can Phạm Xuân Trường sinh năm1990
+Quyết định Khởi tố bị can,Quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can,biên bản giao
nhật 2 quyết định
+Quyết định tạm giữ
….Và những giấy tờ khác có liên quan.
D) Nghiên cứu hồ sơ 2 vụ án hình sự mà công ty đã tư vấn , tham gia tranh tụng
hoặc tham hia tố tụng – Hoàn thành
D1) Đọc nghiên cứu Hồ sơ vụ án mà Luật sư đã tham gia tố tụng năm 2017.Bào
chữa cho bị cáo Trần Quang Hiệp sinh năm 1987 về tội “Gây rối trật tự công cộng”
-Điều 245 BLHS2009
*Nội dung vụ án
-Khoảng 13h ngày 13/3/2016, anh Nguyễn Văn Lâm sinh năm 1976 ở Hà Nam bị tai nạn
giao thông được đua vào bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam cấp cứu.Nghe tin Phan Ngọc
Đức sinh năm 1982 (là cháu rể anh Lâm) cùng Phạm Ngọc Linh sinh năm 1996(là em
ngoài xã hội của Đức ) vào thăm.Lúc sau anh Nguyễn Văn Dũng sinh năm 1981 và anh
Nguyễn Thanh Hà sinh năm 1987 biết tin anh Lâm bị tai nạn nên cùng đến.Trong lúc anh
Lâm đi chụp X.Quang thì có người nói anh Lâm đi sai gây tai nạn,anh Dũng nói đùa với
anh Lâm: “Cho chết ai bảo uống rượu nhiều vào”.Linh nói: “ Đúng,sai đã có công an
giải quyết” , anh Dũng chửi Linh: “Đ.mẹ mày,mày biết cái gì mà nói” . Linh chửi lại: “
Ông đ.mẹ ai, đ.mẹ nhà ông” đồng thời lao vào dùng chân tay đấm anh Dũng , anh Hà can
ngăn thì Linh đánh cả anh Hà.Anh Hà gọi điện thoại cho em ruột là Nguyễn Ngọc Hưng
sinh năm 1988 nhưng không gọi được nên điện thoại cho Trần Quang Hiệp sinh năm
1987 ( là anh em bạn thân với Hưng ) nói việc mình bị đánh trong viện.Một lúc sau

Hiệp,Hưng và Nguyễn Văn Thắng sinh năm 1984 đi vào bệnh viện găp anh Dũng , anh
Hà.Anh Dũng chỉ tay về phía Linh nói : “Thằng vừa đánh anh”, Hiệp,Hưng ,Thắng lao
đến đánh Linh thì Đức chạy đến can ngăn nói : “ Hiệp ơi đấy là em anh đấy”.Thắng liền
nói: “Em mày đánh em tao, mày tao cũng đánh” sau đó nhóm Hiệp bỏ về.Linh đòi đánh
nhau với nhóm Hiệp thì Đức chửi đuổi Linh về.(bút lục số 145,146569,570,716->719,
722,723)
-Linh đi xe từ bệnh viện về nhà trọ của Đức gặp Đỗ Văn Tôn sinh năm 1997, Nguyễn
Thành Trung sinh năm 1990,Nguyễn Xuân Hưng sinh năm 1994,Lê Xuân Thành sinh


năm 1994 (đều là anh em bạn thân với Đức và Linh) đang ở đó.Linh vào buồng thay
quần áo và hỏi Trung số điện thoại của Hiệp rồi lấy máy điện thoại di động của Tôn gọi
cho Hiệp hẹn địa điểm đề nói chuyện về mâu thuẫn vừa xảy ra tại bệnh viện .Hiệp bảo
với Linh: “Mày lên ngã tư Quyển Sơn cho thoải mái” . Linh vào bếp lấy 02 con dao bầu
bỏ vào trong túi áo khoác rồi rủ Tôn, Trung,Hưng, Thành đi uống nước, tất cả đồng ý,
Linh bảo Tôn đưa chìa khóa xe ô tô rồi điều khiển xe ô tô loại 16 chỗ gắn BKS 29M7859 trên sàn xe để sẵn nhiều loại hung khí gồm dao bầu,dao phóng lơn,đao,kiếm,tuýp
sắt,gậy gỗ…chở Tôn , Trung,Hưng, Thành đi đến giữa cầu Hồng Phú thì gặp 4 đối tượng
(hiện chưa xác định được lai lịch trong đó có 1 đối tượng tên Tuấn,1 đối tượng tên Long)
là bạn của Linh đáng đi bộ,Linh dừng xe cho 4 đối tượng lên xe rồi tiếp tục điều khiển xe
ô tô đi đến ngã tư Quyển Sơn thuộc Thi Sơn,Thuộc Kim Bảng ,tỉnh Hà Nam, thì điện
thoại cho Hiệp,Hiệp bảo Linh: “Quay lại ngã ba trường đại học Công nghiệp). Linh điền
khiển xe đi đến ngã ba giao nhau giữa đường Ngô Gia Tự với QL 21A thuộc thôn 1,xã
Phù Vân,thành phố Phủ Lý,tỉnh Hà Nam thì nhìn thấy Hiệp cầm kiếm.Thắng cầm tuýp
sắt,cánh tay buộc tuýp sắt đang đứng ở đường nên dừng xe lại hô: “Bọn nó đánh mình
kìa,nhảy hết xuống xe đi” đồng thời Linh xuống xe lấy 02 con dao bầu trong người ra
cầm ở tay.Tôn lấy 01 con dao phóng lợn và 01 đoạn tuýp sắt ,Trung lấy 01 đoạn tuýp sắt,
Hưng lấy 01 con dao bầu, Thành lấy 01 đoạn gậy, Long lấy 01 con dao quắm, 3 đối tượng
còn lại lấy tuýp từ trên xe ô tô xuông. Nhóm Linh cùng xông lên sau đó chia thành từng
top lao vào đánh nhau với Hiệp,Thắng. Linh nhặt ½ viên gạch đỏ ném về phía Thắng
nhưng không trúng.Long dùng dao quắm chém một nhát trúng vào phần đầu phía sau,một

nhát trúng vào lưng Thắng ,Thắng quay lại cầm tuýp sắt vụt một nhát trúng vào ngưới
Long, Long bỏ chạy.Thắng tiếp tục cầm tuýp sắt chạy về phía Linh vụt một nhát trúng
vào lưng Linh,một nhát sượt đầu Linh.Lũ này Linh quay người lại đứng đối diện với
Thắng ,tay phải Linh cầm dao bầu khua loạn xạ và đâm một nhát trúng vào mạn sườn
Thắng.Ngay sau đó có người hô: “Công an” nên Linh vứt lại 2 con dao bầu rồi chạy lên
xe ô tô , thấy vậy Hưng nhặt 2 con dao bầu Linh vừa vứt lại rồi cùng Tôn,Thành,Trung
lên xe ô tô.Linh điều khiển chở cả nhóm bỏ chạt về phía huyện Kim Bảng còn 4 đối
tượng là bạn của Linh bỏ chạy khỏi hiện trường .Hiệp đuổi theo xe ô tô cầm kiếm ném
vào cửa xe nhưng không trúng ai sau đó Hiệp mang 03 đoạn tuýp sắt và 01 đoạn dây
chun (trong đó có 2 đoạn tuýp sắt buộc ở tay Hiệp bằng dây chun) gửi chị Phạm Thị Thơ
sinh năm 1987 ở huyện Thanh Liêm (bán quán gần ngã ba).Nguyễn Văn Thắng được
mọi người đưa đến bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam cấp cứu nhưng bị tử vong do vết
thương quá nặng.
-Phạm Ngọc Linh điều khiển xe ô tô chạy tới ngã ba Phú Cường thì dừng lại và xuống
xe,Trung cầm lái điều khiển xe ô tô chở Tôn,Hưng,Thành đi tiếp đến giữa cầu Quế thuộc
thị trấn Quế,huyện Kim Bảng,Hưng nói với Trung : “Anh đi chậm lại em vứt mấy đồ này
xuông sông”. Trung giảm tốc độ cho Hưng mở cửa kính xe và cùng với Thành vứt 02 con
dầu bầu, 01 đoạn tuýp, 01 đoạn gậy xuống sông.Sau đó Trung tiếp tục điều khiển xe ô tô
chở Tôn, Hưng, Thành lên Hà Nội bỏ trốn.Trên đường đi Trung nhận được tin công an
đang truy tìm liền điện thoại thông báo lại cho Linh biết,nghe tin Linh liền bỏ trốn khỏi
địa phương.Trong quá trình bỏ trốn tại Hà Nội ,Trung đã bán chiếc xe ô tô loại 16 chỗ


đeo BKS 29M- 7859 cho một đối tượng (hiện chưa xác định được lai lịnh) lấy 20 triệu
đồng, Trung chia mỗi người 5 triệu đồng. (bút lục số 165->181, 256->262, 358-> 373,
420->426, 472 ->484, 569->588, 716-> 764 )
* Cào Trạng mà VKS đưa ra đối với bị can Trần Quang Hiệp
-Hành vị của bị can Trần Quang Hiệp thực hiện đã phạm vào tội “Gây rối trật tự công
cộng”.Tội phạn và hình phạt được quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 245 –BLHS2009
-Điều 245 Bộ luật Hình Sự quy định:

“Người nào gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành
chình về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi
phạm,thì bị phạt tiền từ một triệu đên mười triệu đồng,cải tạo không giam giữ đến hai
năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,thì bị phạt từ từ hai năm đến bảy năm:
a) Có dùng vũ khí ….”
 Vì các lẽ trên : Quyết định truy tố ra trước tòa nhân dân Tỉnh Hà Nam để xét xử

đỗi với bị can :Trần Quang Hiệp về tội: “Gây rối trật tự công cộng” theo quy định
tại điểm a Khoản 2 Điều 245-BLHS2009
*Luận cứ bào chữa cho bị cáo Trần Quang Hiệp sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án
- Thứ 1: Mâu thuẫn xảy ra xuất phát từ tranh chấp nhỏ nhặt tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hà
Nam. Phạm Ngọc Linh đã chủ động là người gây sự và tấn công với Nguyễn Văn
Dũng,Nguyễn Thanh Hà. Rõ ràng, Phạm Ngọc Linh đã có hành vi côn đồ,vì một sự việc
nhỏ nhặt không đáng kể đã đánh Dũng và Hà. Cũng chính vì bản năng hung đồ trong
người mà Phạm Ngọc Linh đã chủ động tìm số điện thoại của Hiệp để liên lạc.Nếu không
phải tìm để gây sự thì 1 người bình thường khi xong việc không ai gọi điện để hẹn gặp
làm gì,1 cuộc điên thoại đôi ba câu phân trần là xong đặc biệt thanh niên rất dễ nói
chuyện . Đằng này sau khi điện thoại biết được đối phương là Trần Quang Hiệp đang ở
khu vực đó thì thủ sắn dao và rủ đồng bọn đi đến xử lý .Trên đường đi Linh đã gặp bạn
nên rủ đi cùng . Tại ngã ba giao nhau giữa đường Ngô Gia Tự với QL 21 A thì Linh hô :
“Bọn nó đánh mình kìa, nhảy xuống xe đi”. Nhóm của Linh đã chủ động tấn công anh
Thắng và anh Hiệp .Tất cả lời khai của các bị cáo đều có sự chuẩn bị tâm lý vì khi vụ
việc xảy ra Linh và đồng bọn đều bỏ trốn 1 khoảng thời gian dài cơ quan điều tra mới
tiếp cận được.
-Thứ 2: Về phía Trần Quang Hiệp không hề chủ động gây đánh nhau mà khi có sự việc
Linh điện thoại nói đến chỗ của Hiệp để nói chuyện nhưng không ngờ là Linh rủ đồng
bọn đến quá đông,nếu Hiệp biết trước sự việc thì đã có phương án đề phóng chứ không
để đối phương áp đảo và đâm chết người thân của mình hoặc đã báo chính quyền để đảm
bảo an toàn cho mình và người thân. Trong vụ việc này , Hiệp mặc dù có lỗi vì tiếp nhận



ý chí của Linh. Tuy nhiên rõ ràng Hiệp hoàn toàn bị động vì khi bị tân công mới phòng
vệ.
-Thứ 3 : Trần Quang Hiệp trong suốt quá trình điều tra luôn thành khẩn khai báo , ăn năn
hối cải với hành vi vi phạm pháp luật của mình . Tại các bút lục số
567,568,569,570,573,575,576. Và các lời khai của bị cáo khác cũng khớp với lời khai của
Hiệp. Điều này chứng minh Hiệp đã ý được lỗi lầm ,thấy được hậu quả của hành vi và có
ý chí chủ quan hợp tác với cơ quan điều tra làm sáng tỏ vụ việc. Cũng tại phiên tòa ngày
Hiệp đã vô cùng ăn năn về hành vi của mình. Bởi vậy,theo điểm p –Điều 46 BLHS 2009
“Người phạm tội thành khẩn khai báo,ăn năn hối cải” áp dụng tình tiết giảm nhẹ TNHS
cho Hiệp
-Thứ 4 : Sau khi anh Thắng mất , anh Hiệp luôn tự dằn vặt lương tâm và cố gắng để bù
đắp sự nông nổi,lỗi lầm mà mình gây dù không trực tiếp nhưng cũng có gián tiếp có liên
quan đến lỗi mất mát của gia đình nạn nhân.Bởi vật có thể áp dụng Khoản 2 Điều 46 về
các tình tiết giảm nhẹ khác để ghi nhận đay là mong mỏi của gia đình nạn nhân và cũng
là tình tiết giảm nhẹ TNHS cho Hiệp
-Thứ 5 : Hoàn cảnh gia đình khó khăn . Trong bút lục số 514,529 đơn bảo lãnh tại ngoại
của vợ anh Hiệp (chị Phạm Anh Đào)
=> từ những luận cứ trên thì có thể áp dụng điểm p Khoản 1 Điều 46 và Khoản 2 Điều 46
BLHS hiện hành để giảm nhẹ TNHS cho bị cáo Trần Quang Hiệp theo mức án là 2 năm
tù giam để bị cáo sơm được trở về với gia đình gánh trách nhiệm chăm sóc gia đình.
D2) Đọc nghiên cứu Hồ sơ vụ án mà Luật sư đã tham gia tố tụng năm 2017.Bào
chữa cho bị cáo Quản Đắc Quý(sinh năm 1981) và bị cáo Quản Đắc Thúy(sinh năm
1979) về tội “Cố ý gây thương tích” -Điều 104 BLHS2009
*Tóm tắt nội dung vụ án
-Từ tranh chấp về sử dụng đất , khoảng 16h ngày 19/7/2003 ông Đỗ Đăng Chuyên,sinh
năm 1948 và con trai là Đỗ Đăng Của (tức Cẩu ), sinh năm 1977 và Nguyễn Công Long
sinh năm 1972 (là cháu ông Chuyên) đều trú thôn Vân Côn,xã Vân Côn,huyện Hoài Đức,
Hà Nội ra thửa đất ở Gò Chè gần Trạm bơm thôn Vân Côn.Theo ông Chuyên và anh Của

khai đây là diện tích đất gia đình ông Chuyên thuê của UBND xã Vân Côn đề làm vườn
nên gia đình ông Chuyên đến đó để đào móng xây tường rào,liền kề với thửa đất này là
nhà ở và vườn nhà Quản Đắc Quý và Quản Đắc Thúy (là con trai Quản Đắc Họp) thấy bố
con ông Chuyên,anh Của đào móng xây tường rào lấn chiếm sang đất vườn nhà mình
,nên Thúy và Quý ra bảo ông Chuyên và anh Của không được xây nhưng anh Của nói với
Quý và Thúy là “thích xây đâu thì xây” và có lời nói thách thức Quý và Thúy.Thúy bảo
Quý về gọi bố là Quản Đắc Hợp ( gia đình Quản Đắc Họp có 1 nhà cách đó khoảng
400m).Quý đã chạy về nhà gọi Quản Đắc Họp và nói : “ Ông Chuyên xây tường rào sang
vườn nhà mình bố ra xem thế nào”.Quản Đắc Họp cùng với anh Quản Đắc Tiến ,Quản
Đắc Thế,Quản Đắc Công (là anh,em trai của Quản Đắc Họp) cùng đi đến chỗ bố con ông


Chuyên , anh Của đang đào móng . Khi đi Quản Đắc Họp cầm theo 01 con dao rựa và 01
đoạn gậy dài khoảng 50 cm. Đến nơi Quản Đắc Họp hô “thằng nào lằng nhằng thì chém
chết cho tao”.Lúc này ông Chuyên đang đứng ở phía trên đường xã Vân Côn căng dây
cho Nguyên Công Long và anh Của đang đứng ở phía dưới hướng bờ sông đào
móng.Quản Đắc Họp và Quản Đắc Quý đều cầm dao rựa xông vào xô xát với ông
Chuyên , làm ông Chuyên bị đau gục ngã xuống đất.
-Theo những người làm chứng , Quản Đắc Thúy cầm 01 đoạn tuýp sắt bằng ống nước
đuổi vụt về phía anh Của trúng đầu ngón trỏ bàn tay phải của anh Của, còn Quý cầm 01
hòi đất ném vào mặt anh Của,thì anh Của bỏ chạy lên phía đường xã Vân Côn, khi anh
Của bỏ chạy cách nhà Quản Đắc Họp khoảng 15-20cm thì bị Quản Đắc Quý đuổi kịp,
đứng đối diện cầm dao rựa chém 01 nhát trúng vào trán phía bên phải anh Của.Quý vung
dao chém tiếp 01 nhát nữa,anh Của dơ tay phải lên đỡ thì bị trúng vào cổ tay phải, làm
anh Của bị đau, choáng ngã xuống cống xây ở lề đường thôn Vân Côn.Ngay lúc đo, Quản
Đắc Họp đến dùng dao,xẻng đánh anh Của nhưng không trúng.
-Tại bản giám định pháp y số 2395 ngày 03/09/2003 của Viện khoa học hình sự- Bộ Công
An kết luận :Anh Đỗ Đăng Của bị 02 vêt thương rách da vùng trán đỉnh phải và cẳng tay
phải do vật “sắc” gây nên và được xét tỷ lệ thương tật là 34,16%.
-Tại Cơ quan Cảnh sát điều tra và tại phiên tòa các bị cáo không khai nhận hành vi gây

thương tích cho anh Đỗ Đăng Của .
-Quản Đắc Họp bị khởi tố bị can những tách vụ án, tạm đình chỉ bị can do chưa xác định
về năng lực hành vi.
-Tại bản cáo trạng số 71/CT-VKS-HS ngày 12/08/2015,VKSND huyện Hoài Đức Thành
phố Hà Nội đã truy tố bị cáo Quản Đắc Quý và Quản Đắc Thúy về tội “Cố ý gây thương
tich” theo quy định tại K3-Đ 104 BLHS 2009 (tình tiết định khung : Dùng hung khí nguy
hiểm)
-Bản án sơ thẩm số 07A/2017/HSST;ngày 26/05/2017 đã quyết định như sau: “ tuyên bố
các bị cáo Quản Đắc Quý và Quản Đắc Thúy phạm tội “Cố y gây thương tích cho người
khác”
-Áp dụng khoản 3 Điều 104;Điều 33;khoản 2 điều 46 của BLHS2009
+Xử phạt bị cáo Quản Đắc Quý 05 (năm) 06 ( sáu) tháng tù.Thờ hạn tính từ ngày bắt bị
cáo đi thi hành án
+ Xử phạt bị cáo Quản Đắc Thúy 05 (năm) năm tù . Thời hạn tính từ ngày bắt bị cáo đi
thi hành án.
-Bản án sơ thẩm còn quyết định buộc các bị cáo phải bồi thường dân sự cho người bị hại
số tiền 30.000.000 đồng.


-Ngày 29,31/5/2017 các bị cáo Quản Đắc Quý và Quản Đắc Thúy kháng cáo toàn bộ bản
án sơ thẩm,nội dung:
+Các bị cáo không gây ra thương tích cho anh Đỗ Đăng Của;
+Những người làm chứng là có quan hệ gia đình , họ hàng với người bị hại.Bản thân lời
khai của những người làm chứng và của người bị hại có nhiều mâu thuẫn bất nhất.
+Bản kết luận giám định pháp y đối với người bị hại do người bị hại tự làm và nộp cho
cơ quan điều tra nên không khách quan.Nội dung Bản kết luận giám định không phù hợp
thực trạng thương tích của người bị hại.Các bị cáo đã yêu cầu giám định lại nhưng không
được cơ quan điều tra thực hiện.
+Các bị cáo bị truy cứu trách nhiệm hình sự về sử dụng vụ khí nguy hiểm nhưng cơ quan
điều tra không thu thập được hung khí.

-Tại Phiên tòa phúc thẩm các bị cáo bị giữ nguyên yêu cầu kháng cáo,không nhận có
hành vi vi phạm tội cố ý gây thương tích cho người bị hại Đỗ Đăng Của.Các bị cáo
không có mặt tại hiện trường vụ án.Ông Quản Đắc Họp (Bố của các bị cáo) khai không
đuổi đánh anh Của mà bị anh Của đuổi đánh.
-Sau khi xem xét ý kiến của đại diện Viện Kiểm sát,tổng hợp ý kiến của các luật sư bào
chữa cho các bị cáo,ý kiến của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại
và từ nhận định của Hội đồng xét xử thì Quyết định :
+Căn cứ điểm a Khoản 3 Điều 248 của Bộ Luật tố tụng hinh sự.
+Không chấp nhận kháng cáo của các bị cáo Quản Đắc Quý và Quản Đắc Thúy
+Giữ nguyên bản án sơ thẩm số : 07A/201/HS-ST ngày :26/05/2017,của Tòa án Nhân
dân huyện Hoài Đức,Hà Nội.
+Áp dụng khoản 3 điều 104,dẫn chiếu điểm a khoản 1 điều 104;khoản 2 điều 46 BLHS.
+Áp dụng Điều 99 BLTTHS.Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của
Ủy ban thường vụ Quốc Hội quy định về án phí, lệ phí tòa án.
*Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án nhưng tình tiết thể hiện không phù hợp với thực tế
khách quan của vụ án và việc điều tra,truy tố,xét xử vi phạm nghiêm trọng về tố
tụng , cụ thể :
-Hồ sơ có dấu hiệu bị làm giả biên bản khám nghiệm hiện trường
+Hiện trường gây ra vụ xô xát là khu vực đất đai thuộc sự quản lý của gia đình ông Quản
Đắc họp,khu đất đã được xây tường bao hiện trạng từ năm 2003 ( Sau khi xảy ra xô xát )
Hồ sơ vụ án có biên ban kiểm tra hiện trường đề ngày 10-12-2004 chỉ có chữ ký của bị
hại Đỗ Đăng Của nhưng không hề có chữ ký của bất kì ai trong gia đình ông Quản Đắc


Họp,vậy có đúng là CQĐT đã tiên hánh kiểm tra hiện trường hay không ? Nếu có thì
kiểm tra ở đâu khi gia đình ông Quản Đắc Họp không ai biết , không ai tham gia.
+CQĐT vào hiện trường khu đất bằng cách nào mà gia đình ông Quản Đắc họp không hề
hay biết? không lẽ CQĐT xâm nhập gia cư công dân bất hợp pháp?
-Tòa án phúc thẩm xác định đồng phạm trong vụ án chưa đủ căn cứ:
+Ngày 03-07-2015,CQĐT đã ra quyết định đình chỉ điều tra đối với ông Quản Đắc Họp

(Đình chỉ sau 12 năm điều tra không làm rõ các dấu hiệu tội phạm) nên nhận định của
HĐXX khẳng định hai bị cáo Quản Đắc Quý và Quản Đắc Thúy có mặt tại hiện trường
và tiếp nhận ý chí từ ông Họp,đồng phạm với ông Họp để đánh bố con bị hại là chưa đủ
cơ sở
+Mặt khác ,Tòa án cấp phúc thẩm căn cứ hai lời khai ngày 20/09/2003;ngày 04/11/2003
của ông Quản Đắc Họp thể hiện Quản Đắc Thúy có mặt tại khu vực bố con ông Chuyên
xây dựng,lời khai không có nội dung Quản Đắc Thúy đánh ai hay cầm hung khí gì;lời
khai ngày 20/09/2003 của Quản Đắc Thúy thể hiện Thúy có mặt tại hiện trường để xác
định hai bị cáo có mặt tại hiền trường vụ án trong khi tại tòa án, cả hai bố con ông Họp và
Thúy đều phủ nhận lời khai này và xin được xem xet tính khách quan của bản cung vì hai
người không ký từng trang,và bản tường trình của hai bố con tự táy viết ra đều có nội
dung khẳng định hai bị cáo Quý và Thúy không biêt,không có mặt tại hiện trường.Nhưng
không được toán án xem xét.
+Các nhân chứng là người dân trong thôn trực tiếp chứng kiến sự việc không có anh em
họ hàng gì bới gia đình bị cáo họ đều khẳng định không nhìn thấy Quản Đắc Quý và
Quản Đắc Thúy tại hiện trường và không thấy Quản Đắc Quý,Quản Đắc Thúy đánh bị
hại.
-Vấn đề quan trọng trong vụ án là hành vi vi phạm pháp luật của gia đình bị hại
dẫn tới có thể gia đình bị hại cố tình ngụy tạo chứng cứ hãm hại bị cáo đã không
được HĐXX làm rõ
+Hồ sơ thể hiện, gia đình bị cáo đang quản lý và sử dụng khu đất được chính quyền giao
hợp pháp,có giấy tờ,nhưng gia đình bị hại vẫn tổ chức xây dựng tường bao,chiếm đất của
gia đình bị cáo không phải một lần mà là nhiều lần , trong khi không có bất kỳ giấy tờ
thuê đất, giao đất nào.
+UBND xã Vân Côn từ ban đầu không có sự sao sát thực tế nên nhận tiền thu trước của
gia đình bị hạn nhưng sau đó,UB xã đã mời gia đình bị hại lên nhận tiền về và giao gia
đình bị hại thuê một thửa đất ở khu vực khác , gia đình bị hại vẫn tiếp tục kêu gọi con
cháu ra xây tường bao quanh chiếm đất nhà bị cáo..Và đây chính là nguồn cơn,là sự
khiêu khích cố ý của gia đình bị hại đề nhằm hình sự hóa quan hệ dân sự,các chứng cứ rất
cần phải được xem xét một cách kĩ lưỡng,thương tích của bị hại,,có đúng có thật như kết

luận giám định hay không ?,việc bị hại bị thương có phải do bị đánh hay do bị ngã chưa


được cơ quan điều tra làm roc,những yếu tố rất bất thường trong việc điều trị của bị
hại..là những vấn đề nhất thiết phải được làm rõ nhưng CQĐT đã không chứng minh, và
cơ quan tố tụng đã kết luận vội vã khi các yếu tố này chưa được làm rõ.
-Chứng cứ kết tội không khách quan và chứa đựng nhiều mâu thuẫn nhưng vẫn
được HĐXX sử dụng để buộc tội hai bị cáo
+Thứ Nhất: Đây là vụ án truy xét vì CQĐT đã không thu thập được tang vật,chứng cứ
kết tội hoàn toàn dựa vào lời khai nhưng lại sử dụng lời khai của người nhà bị hại
(con,cháu) để kết tội hai bị cáo là không khách quan trong khi lời khai của những người
này lại mâu thuẫn nhau mà qua đối chât họ không thể giải thích được.
+Thứ Hai:HĐXX sử dụng lời khai của nhân chứng Nguyễn Công Long (là con nuôi ông
Chuyên-bố của bị hại , là người đi làm giúp gia đình bị cáo,xây dựng tường trên đất nhà
bị hại) lời khai của Đỗ Đăng Chắt (cháu bị hại ) để buộc tội hai bị cáo trong khi lời khai
của hai nhân chứng này không khách quan (do là người thân thích của bị hại ) và chứa
đựng nhiều mâu thuẫn mà CQĐT chỉ cho đối chất giữa nhân chứng Long và bị hại
Của,nhân chứng Chắt không được đối chất. Lời khai của nhân chứng Long qua đối chất
cũng không lý giải được vì sao có sự mâu thuẫn,cụ thể trong biên bản lấy lời khai của
nhân chứng Long như sau :











Ngày 22-7-2003 (BL 196 ) anh Long khai không nhìn thấy hai bị cáo Quý và
Thúy đánh.
Ngày 4-12-2003 (BL 198 ) anh Long khai nhìn thấy Quý chém Của ở bờ mương.
Ngày 26-05-2004 (BL 200) anh Long khai chỉ nhìn thấy Quý,Thúy đuổi theo đến
mép bờ mương, khuất mấy kiệu gạch,nên không nhìn thấy gì nữa,nghĩa là anh
Long chỉ nhìn thấy Của bị đuổi ,không thấy Của bị chém.
Ngày 09-04-2004 (BL 202) Long khai nhìn thấy Quý Của đến mép bờ
mương,Của quay mặt lại,Quý Đứng cách 1m đối diện,chém một nhát vào trán,sau
đó Của ngã xuống mương.
Ngày 8-4-2004 (BL 468) anh Long khai với CQĐT : không nhìn thấy Quý , Thúy
đánh nhưng khai như vậy là do bị hại Của xui.
Ngày 14-01-2005 (BL 356,358) anh Long khai nhìn thấy Của chém.
Ngày 31/05/2012 (BL 684) anh Long lại khai chốt lại là: Không nhìn thấy Quý
trực tiếp chém Của,mà là do anh suy diễn ra như vậy.

+Thứ Ba: nhân chứng có đơn trình bày bị cáo đe dọa nên nhân chứng không dám đến tòa
nhưng HĐXX cấp phúc thẩm đã không cho dừng phiên tòa để dẫn giải nhân chứng,làm
rõ có hay không việc bị cáo đe dọa nhân chứng; có hay không hành vi né tránh nghĩa vụ
tố tụng trước tòa án bằng việc vu khống – trong khi bị cáo cũng đề nghị làm rõ yếu tố
này.
-Việc giám định vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về giám định và có
dấu hiệu không khách quan,không chính xác:


+Thứ nhất việc cử người giám định có sự vi phạm pháp luật:Theo hồ sơ,CQĐT CA
huyện Hoài Đức có Quyết Định số 61 ngày 19-08-2003 trưng cầu giám định đối với Viện
KHHS Bộ Công An để giám định thương tích của bị hại.Theo Điều 2 Nghị định 117/1988
của Chính Phủ về giám định tư pháp thì số lượng giám định viên do Cơ quan ra quyết
định trưng cầu quyết định,Quyết định số 61 của Ca huyện Hoài Đức ngày 19-08-2003 ghi
rõ trưng cầu Viện KHHS (tức là không trưng cầu giám định viên) cử ông Nguyễn Đức

Hải là người duy nhất thực hiện giám định và ông Hải cũng chính là người cùng thực
hiện giám định cho cả hai bố con ông Chuyên,anh Của là chưa tuân thủ quy định của
pháp luật.
+Thứ hai , việc áp dụng tỷ lệ thương tích có sự vi phạm quy định: Kết luận giám định đã
áp dụng quy định cho vết thương vùng hàm mặt (mục 14d, chương X Thông tư 12/TTLT
ngày 26/07/1995 của Liên Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội, Bộ Y tế) trong khi có
quy định cách tính tỷ lệ thương tích với vết thương vùng trán ( Mục 1b, chương IV
Thông tư 12).
+Thứ ba,việc giám định không chính xác đối với cả nội dung khám ngoài mà đã được
làm rõ tại phiên tòa: Bị hại Đỗ Đăng Của khai trước tòa chiều cao của mình là 1,55 đến
1m57m nhưng kết luận giám định thể hiện khám ngoài anh Của cao 1,5m.Thời điểm
giám định anh Của đã 26 tuổi và theo khoa học chứng minh người trường thành không
thể cao thêm được 5-7 phân khi đã ngoài 25 tuổi.Chính vì vậy , tất cả những người tham
dự phiên tòa , dư luận nghi ngờ rằng, việc giám định ở đây có sự vi phạm pháp luật và
không loại trừ trường hợp gia đình bị hại đã mua chuộc để có được bản Kết luận giám
định này nhằm hãm hãi gia đình bị cáo sau khi việc chiếm đất không thành!.
-Hoạt động điều tra không đầy đủ ,không khách quan,không toàn diện nên rất
nhiểu tình tiết,nhiều vấn đề của vụ án không được làm rõ
+Thứ nhất: cơ chế hình thành vết thương không được CQĐT làm rõ
+Thứ Hai:Có sự bất thường và mâu thuẫn không thê giải thích trong việc điều trị của bị
hại
+Thứ Ba có sự bất thường vô lý trong việc xet nghiêm của bị hại: Bị hại Của trình bày
được người nhà đưa đi cấp cứu tại viện 103 nhưng lại nộp tiền chụp XQ tại Trung tâm
phẫu thuật tạo hình (Đơn vị này đã giải thể ngay sau đó) hồ sơ cũng không có kết quả
chụp phim.
+Thứ Tư có sự bất thường không thể giải thích trong giấy chứng nhận thương tích của
Viện 103 dễ làm người ta liên tưởng đây là tài liệu giả mạo
-Cuối cùng,việc giải quyết vụ án đã có sự vi phạm nghiêm trọng pháp luật tố tụng về thời
hạn:Vụ án này được khởi tố từ ngày 15/12/2003 đến ngày 26/5/2017 mới được xét xử sơ
thẩm,trong suốt 14 năm qua hai bị cáo mang thân phận bị can,bị cáo.



E) Tham gia cùng cán bộ hướng dẫn trong tổ chức hoạt động tư vấn pháp luật cho vụ án cụ thể
về hình sự - Chưa Hoàn Thành
=> Kết quả đã thực hiện các chỉ tiêu công tác chuyên môn theo trình tự của kế hoạch TTTN và
lý do, những khó khăn, hạn chế.

Qua đợt thực tập này, em được tiếp xúc với môi trường thực tế, điều này giúp cho em có
thêm nhiều kinh nghiệm, làm quen với môi trường công việc và điều đó giúp tôi tiến bộ
hơn trong lĩnh vực chuyên ngành của mình. Củng cố thêm những kiến thức đã có, áp
dụng vào thực tế một cách phù hợp và học hỏi thêm được rất nhiều các kiến thức và kinh
nghiệm chuyên môn và thực tế. Điều này tạo thêm cho em nhiều thuận lợi trong quá
trình làm việc sau khi ra trường ,và em cũng nhận được sự quan tâm và chỉ bảo tận tình
của Luật sư ,em đã có thêm nhiều kĩ năng và kinh nghiệm về lĩnh vực hình sự. Bên cạnh
đó còn có những khó khăn trở ngại nhất định.
* Khó khăn,hạn chế trong quá trình thực tập:
-Chưa có nhiều kĩ năng kinh nghiệm để có thể giải quyết vụ án thực tế cụ thể:
+Có những vấn đề mà trên sách vở không có đòi hỏi phải có thời gian hành nghề nhất
định tiếp xúc nhiều giải quyết các vụ án hình sự mới có thể làm được như : phát hiện các
lỗi sai trong quá trình tố tụng…
+Cách trình bày quan điểm .
+ Kiến thức chưa sâu ,chưa năm bắt được hết tất cả những tội trong BLHS và quy trình
thủ tục giải quyết vụ án hình sự phải đọc và nghiên cứu bổ sung nhiều.
-Khi găp các vấn đề mới như các lỗi phát sinh trong quá trình thực tập thì rất lúng túng
trong việc xử lý và thường là phải nhờ đến luật sư hướng dẫn chỉ bảo.
- Kĩ năng cách nghiên cứu hồ sơ vụ án chưa nắm được.
- Việc tham gia tiếp cận vụ án thực tế còn hạn chế .
- Chưa đánh giá giải quyết vấn đề 1 cách khách quan toàn diện có cơ sở , còn đặt ý kiến
quan điểm cá nhân nhiều vào việc đánh giá giải quyết vấn đề mà không có cơ sở.
4. Kết quả thực hiện các công tác khác

Những công việc khác như chuyển giao tài liệu đến cơ quan tổ chức ,sắp xếp kiểm tra tài
liệu hồ sơ,soạn thảo văn bản ,trả lời mail ,nhưng khúc mắc về pháp luật của khách hàng
cần tư vấn qua điện thoại đều hoàn thành theo thời hạn.Tuy nhiên có 1 số công việc còn
chậm tiến độ chưa đạt và hoàn thành hơi muộn.
II. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN


(nhận xét, đánh giá tất cả các nội dung ở mục I)
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………….
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ TTTN
(Ký tên, đóng dấu)

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Ký, ghi rõ họ tên)

HỌC VIÊN
(Ký, ghi rõ họ tên)




×