Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN HIỆN HÀNH LIÊN QUAN ĐẾN CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ TÀI SẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.44 KB, 13 trang )

CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN HIỆN HÀNH LIÊN QUAN ĐẾN CÁC KHOẢN DỰ
PHÒNG GIẢM GIÁ TÀI SẢN
Các khoản dự phòng giảm giá tài sản (dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự
phòng phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá chứng khoán) lần đầu tiên được đề cập
đến trong chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành năm 1995, có sửa đổi vào năm
2001 và sau đó kể từ đầu năm 2002, trích lập các khoản dự phòng được thực hiện
theo thông tư số 107/2001/TT – BTC ngày 31/12/2001 và sau đó được thay thế
bằng thông tư số 13/2006/TT –BTC ngày 27/3/2006 là văn bản pháp lí có hiệu lực
hiện hành về trích lập dự phòng .
I.Khái niệm, phân loại, vai trò, thời điểm trích lập và nguyên tắc ghi nhận
một khoản dự phòng
1.Khái niệm
-Có rất nhiều những cách hiểu khác nhau về dự phòng. Theo phương diện kế
toán thì: Dự phòng thực chất là việc ghi nhận trước một khoản chi phí thực tế chưa
thực chi vào chi phí kinh doanh, chi phí đầu tư tài chính của niên độ báo cáo để có
nguồn tài chính cần thiết bù đắp những thiệt hại có thể xảy ra trong niên độ sau.
-Có thể phân dự phòng ra làm hai loại như sau:
+Dự phòng giảm giá tài sản : Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (TK159), dự phòng phải thu
khó đòi ( TK139), dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn (TK 129,229)
+Dự phòng phải trả: TK 352
2.Vai trò dự phòng
Đến thời điểm này thì công tác kế toán đã thực sự khẳng định được vai trò
của mình trên thương trường. Các nhà đầu tư, ngân hàng, khách hàng hay nhà cung
cấp khi muốn đầu tư vào bất cứ một doanh nghiệp nào thì điều đầu tiên mà họ
quan tâm tới chính là các báo cáo tài chính. Vì thế, vấn đề rất cần thiết đối với các
doanh nghiệp hiện nay là các báo cáo tài chính phải có độ tin cậy cao, rõ ràng,
minh bạch. Để đáp ứng yêu cầu này, người làm kế toán buộc phải nắm vững các
quy định cũng như các nguyên tắc kế toán hiện hành để không chỉ tuân thủ đúng
mà còn phải biết vận dụng một cách linh hoạt.
Một trong những nguyên tắc ảnh hưởng lớn tới quá trình kế toán là nguyên tắc
thận trọng. Theo nguyên tắc này, thông tin kế toán được cung cấp cho người sử


dụng cần đảm bảo sự thận trọng thích đáng để người sử dụng không hiểu sai hoặc
không đánh giá lạc quan về tình hình tài chính của đơn vị. Việc lập dự phòng cũng
là một cách nhằm tuân thủ nguyên tắc. Chúng ta cũng biết mỗi một TK được mã
hóa trong danh mục tài khoản của hệ thống kế toán đều có một ý nghĩa nhất
định. Cũng như vậy thì dự phòng cũng có vai trò nhất định của nó. Xét trên
mỗi phương diện thì dự phòng lại có những vai trò riêng.
-Phương diện kinh tế : Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp
không thể tránh khỏi giá trị tài sản trên thực tế bị giảm so với giá trị tài sản trên sổ
sách. Các khoản dự phòng sẽ làm cho bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp
phản ánh chính xác hơn giá trị thực tế của tài sản và nguồn vốn.
-Phương diện tài chính: Do các khoản dự phòng sẽ làm tăng chi phí
(giảm thu nhập) do vậy sẽ làm cho lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm
xuống nhưng nếu doanh nghiệp có thể hoàn nhập thì lại sẽ làm cho lợi nhuận
đó tăng lên. Thực chất, các khoản dự phòng là một nguồn tài sản chính của
doanh nghiệp, tạm thời nằm trong các khoản tài sản lưu động và chi phí phải
trả trước khi sử dụng thực sự. Nhờ đó mà doanh nghiệp có thể tích luỹ được
một số vốn đáng kể để bù đắp các khoản giảm giá tài sản thực sự phát sinh và
tài trợ các khoản chi phí hay lỗ đã được dự phòng khi các chi phí này thực sự
phát sinh. Như vậy việc lập dự phòng còn giúp doanh nghiệp hạn chế trường hợp
mất khả năng thanh toán khi không thu hồi được nợ hay khi không có nguồn vốn
để bù đắp cho số giảm giá trị của tài sản.
-Phương diện thuế khoá : Các khoản dự phòng làm tăng chi phí (giảm
thu nhập) và do đó sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Khi lợi nhuận
của doanh nghiệp giảm tất yếu số thuế mà doanh nghiệp phải nộp trong kì sẽ
giảm đi và do đó doanh nghiệp sẽ có những biện pháp thích hợp hơn để quản
lí thu, chi, lợi nhuận trong đơn vị để làm sao có hiệu quả nhất cho doanh
nghiệp của mình.
3.Thời điểm trích lập.
Các khoản dự phòng được lập vào cuối kì kế toán năm khi lập báo cáo tài
chính. Trong trường hợp doanh nghiệp phải lập và công khai báo cáo tài chính giữa

niên độ thì khi lập báo cáo tài chính giữa niên độ (báo cáo quý) có thể xem xét và
điêù chỉnh số dự phòng đã lập cho phù hợp với tình hình thực tế.
4.Nguyên tắc ghi nhận.
Một khoản dự phòng chỉ được ghi nhận khi thoả mãn các điều kiện sau:
- Doanh nghiệp có nghĩa vụ nợ hiện tại (nghĩa vụ pháp lý hoặc nghĩa vụ liên đới) do kết quả
từ một sự kiện đã xảy ra;
- Sự giảm sút về những lợi ích kinh tế có thể xảy ra dẫn đến việc yêu cầu phải thanh toán
nghĩa vụ nợ; và
- Đưa ra được một ước tính đáng tin cậy về giá trị của nghĩa vụ nợ đó.
II.Dự phòng giảm giá tài sản
1.Khái niệm và phân loại các loại dự phòng giảm giá tài sản
a.Khái niệm
-Dự phòng giảm giá tài sản : là sự xác nhận về phương diện kế toán một khoản
giảm giá trị tài sản do nguyên nhân là hậu quả không chắc chắn của chúng.
b.Phân loại các khoản dự phòng, giảm giá tài sản.
- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do
giảm giá hàng tồn kho có thể xảy ra.
- Dự phòng nợ phải thu khó đòi : Là dự phòng giá trị bị tổn thất của các khoản
nợ phải thu khó đòi (có thể không đòi được do khách hàng không có khả năng
thanh toán).
- Dự phòng giảm giá chứng khoán và khoản đầu tư dài hạn
+ Dự phòng giảm giá chứng khoán: là dự phòng giá trị bị tổn thất do giảm giá
chứng khoán mà doanh nghiệp đang nắm giữ có thể xảy ra.
+ Dự phòng các khoản đầu tư dài hạn: là dự phòng giá trị bị tổn thất do giảm
giá đầu tư dài hạn hoặc do doanh nghiệp nhận vốn đầu tư bị thua lỗ phải gọi thêm
vốn
2. Điều kiện lập dự phòng .
- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
+Phải có hoá đơn chứng từ hợp pháp, hoặc bằng chứng khác chứng minh giá
vốn của hàng tồn kho

+Hàng tồn kho phải thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp
- Dự phòng nợ phải thu khó đòi :
+Khoản nợ phải thu phải được theo dõi chi tiết cho từng đối tượng theo từng
nội dung, từng khoản nợ và trong đó ghi rõ nợ phải thu khó đòi .
+Phải có chứng từ gốc hoặc giấy xác nhận của khách nợ về số nợ chưa trả.
- Dự phòng giảm giá chứng khoán và khoản đầu tư dài hạn:
+Chứng khoán của doanh nghiệp phải được mua bán theo đúng quy định của
pháp luật.
+Được tự do mua bán trên thị trường
3. Đối tượng được lập dự phòng.
- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: là nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. thành
phẩm, hàng hoá mà giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc ghi trên sổ
của hàng tồn kho. (Giá trị thuần ở đây là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kì
sản xuất, kinh doanh bình thường trừ chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và
chi phí cần thiết cho việc bán chúng).
- Dự phòng nợ phải thu khó đòi :
+Các khoản nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trong hợp đồng, khế ước
vay nợ, cam kết nợ … và doanh nghiệp đã đòi nợ nhiều lần nhưng vẫn chưa thu
được.
+Các khoản nợ phải thu tuy chưa đến hạn thanh toán nhưng khách nợ lâ, vào
tình trạng phá sản hay đang làm thủ tục để giải thể hay bỏ trốn.
-Dự phòng giảm giá chứng khoán và khoản đầu tư dài hạn: là những chứng
khoán do doanh nghiệp muốn nắm giữ có giá thị trường bằng giá gốc do doanh
nghiệp nắm giữ.
4.Phương pháp tính.
- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
Mức DP
cần lập cho
giảm giá
HTK

=
SL HTK bị
giảm giá tại
thời điểm lập
BCTC
*
(giá gốc đơn
vị của HTK
ghi trên sổ
KT
-
Gi á trị thuần đơn vị
của HTK tại thời
điểm lập BCTC)
- Dự phòng nợ phải thu khó đòi :
Mức dự phòng
cần lập
=
Tổng số nợ phải
thu khó đòi
*
Số % nợ có thể
bị mất

×