Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Đề cương chi tiết học phần: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin (Phần 1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.15 KB, 9 trang )

Chương mở đầu
NHẬP MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA
MÁC-LÊNIN
Câu hỏi ôn tập lý thuyết:
1. Phân tích khái niệm CN Mác - Lênin, ba bộ phận cấu thành CN Mác Lênin?
2. Trình bày những điều kiện và tiền đề của sự ra đời chủ nghĩa Mác?
3. Trình bày đối tượng, mục đích và yêu cầu về phương pháp học tập,
nghiên cứu môn học?

1


Chương I
CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
1.1 Câu hỏi ôn tập lý thuyết:
1. Nội dung vấn đề cơ bản của triết học? Sự phân chia các trường phái
triết học trong lịch sử?
2. Trình bày vai trò của CNDVBC đối với hoạt động nhận thức và thực
tiễn?
3. Định nghĩa của Lênin về vật chất và ý nghĩa của nó?
4. Quan niệm của triết học Mác - Lênin về phương thức, hình thức tồn
tại của vật chất?
5. Quan niệm của triết học Mác - Lênin về nguồn gốc, bản chất, kết cấu
của ý thức?
1.2 Chủ đề thảo luận:
1. Từ nội dung vấn đề cơ bản của triết học và sự phân chia các trường
phái triết học trong lịch sử, hãy vận dụng để giải thích các vấn đề trong thực
tiễn?
Gợi ý trả lời:
- Tìm hiểu vấn đề cơ bản của triết học, chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa
duy tâm, nguyên nhân sự tồn tại của chủ nghĩa duy tâm.


- Vận dụng giải thích 1 sự việc cụ thể trong thực tiễn của bản thân hay
vấn đề tự nhiên, xã hội
2. Từ vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức, anh (chị) đã vận
dụng như thế nào vào hoạt động của bản thân?
Gợi ý trả lời:
- Trình bày vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức
- Ý nghĩa phương pháp luận: xuất phát từ thực tế khách quan
- Vận dụng cho hoạt động của bản thân (có thể lấy ví dụ cụ thể)
2


3. Từ vai trò tác động trở lại của ý thức đối với vật chất, anh (chị) đã vận
dụng như thế nào vào hoạt động của bản thân?
Gợi ý trả lời:
- Trình bày vai trò tác động trở lại của ý thức đối với vật chất
- Ý nghĩa phương pháp luận: phát huy tính năng động chủ quan
- Vận dụng cho hoạt động của bản thân (có thể lấy ví dụ cụ thể)

3


Chương II
PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
2.1 Câu hỏi ôn tập lý thuyết:
1. So sánh sự khác nhau giữa cách nhìn sự vật bằng phương pháp biện
chứng và phương pháp siêu hình?
2. Trình bày khái niệm, đăc trưng và vai trò của PBCDV?
3. Phân tích nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và ý nghĩa
phương pháp luận được rút ra?
4. Phân tích nội dung nguyên lý về sự phát triển và ý nghĩa phương pháp

luận được rút ra?
5. Phân tích quan hệ biện chứng giữa cái Chung, cái Riêng và cái Đơn
nhất? Ý nghĩa phương pháp luận?
6. Phân tích quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả? Ý nghĩa
phương pháp luận?
7. Phân tích quan hệ biện chứng giữa cái tất nhiên và ngẫu nhiên? Ý
nghĩa phương pháp luận?
8. Phân tích quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng? Ý nghĩa
phương pháp luận?
9. Phân tích quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức? Ý nghĩa
phương pháp luận?
10. Phân tích quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực? Ý nghĩa
phương pháp luận?
11. Nội dung quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành
những sự thay đổi về chất và ngược lại?
12. Nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập?
13. Nội dung quy luật phủ định của phủ định?

4


2.2 Chủ đề thảo luận:
1. Anh (chị) đã vận dụng các quan điểm toàn diện, quan điểm phát triển,
quan điểm lịch sử - cụ thể như thế nào vào hoạt động của bản thân?
Gợi ý trả lời:
- Phải nắm được quan điểm toàn diện, quan điểm phát triển, quan điểm
lịch sử - cụ thể.
- Lấy ví dụ cụ thể trong hoạt động của bản thân để chứng minh sự vận
dụng mỗi quan điểm, mỗi ví dụ chứng minh cho 1 quan điểm.
- Cũng có thể lấy 1 ví dụ chứng minh cho 3 quan điểm.

2. Từ mối quan hệ biện chứng giữa cái Chung, cái Riêng và cái Đơn nhất
anh (chị) đã vận dụng nội dung ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ
này như thế nào?
Gợi ý trả lời:
- Nắm rõ quan hệ biện chứng giữa cái chung, cái riêng và cái đơn nhất.
Ý nghĩa phương pháp luận.
- Trên cơ sở ý nghĩa phương pháp luận, lấy ví dụ cụ thể để chứng minh
sự vận dụng trong hoạt động thực tiễn
3. Từ mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả, anh (chị) đã
vận dụng nội dung ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ này như thế
nào?
Gợi ý trả lời:
- Nắm rõ quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả. Ý nghĩa
phương pháp luận.
- Trên cơ sở ý nghĩa phương pháp luận, lấy ví dụ cụ thể để chứng minh
sự vận dụng trong hoạt động thực tiễn
4. Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ quy luật chuyển hóa từ
những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại để
lý giải quá trình học tập của sinh viên.
5


Gợi ý trả lời:
- Nắm được nội dung quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng
thành những sự thay đổi về chất và ngược lại. Ý nghĩa phương pháp luận.
- Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận cơ bản để lý giải hoạt động thực
tiễn theo 2 khuynh hướng: tránh chủ quan, nóng vội, duy ý chí, không tích lũy
đủ về lượng đã thực hiện bước nhảy; tránh bảo thủ, trì trệ, không dám thực
hiện bước nhảy khi lượng đã tích lũy đủ.
- Lý giải quá trình học tập của sinh viên trong quá trình học tập, tích lũy

kiến thức tại trường (điểm nút, độ, bước nhảy, chất, lượng)
5. Từ vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, anh (chị) đã vận dụng quan
điểm thực tiễn trong hoạt động của bản thân như thế nào? Ví dụ cụ thể?
Gợi ý trả lời:
- Nắm được vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.
- Ý nghĩa phương pháp luận: quan điểm thực tiễn.
- Lấy ví dụ cụ thể về sự vận dụng quan điểm thực tiễn vào hoạt động của
bản thân.

6


Chương III
CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
3.1 Câu hỏi ôn tập lý thuyết:
1. Phân tích các yếu tố của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất? Quan
hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất?
2. Khái niệm cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng? Quan hệ biện chứng
giữa cơ sở hạ tầng và kiến thức thượng tầng của xã hội? Ý nghĩa phương pháp
luận?
3. Tồn tại xã hội là gì? Làm rõ vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối
với ý thức xã hội? Lấy ví dụ minh họa.
4. Phân tích kết cấu của ý thức xã hội dưới những cách tiếp cận khác
nhau? Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội trong quan hệ với tồn tại xã
hội?
5. Tại sao nói sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là quá trình
lịch sử - tự nhiên?
6. Khái niệm giai cấp, đấu tranh giai cấp và vai trò của đấu tranh giai cấp
đối với sự phát triển của xã hội có đối kháng giai cấp?
7. Khái niệm cách mạng xã hội, vai trò của cách mạng xã hội đối với sự

phát triển của xã hội có đối kháng giai cấp?
8. Phân tích quan niệm của C.Mác về bản chất con người: “Trong tính
hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội”
3.2 Chủ đề thảo luận:
1. Phân tích các yếu tố của LLSX. Ý nghĩa của việc phát huy nhân tố
người lao động trong giai đoạn phát tiển nền kinh tế tri thức hiện nay?
Gợi ý trả lời:
- Nắm được các yếu tố của LLSX, thấy rõ vai trò quyết định của yếu tố
người lao động trong LLSX.

7


- Khái niệm kinh tế tri thức: yếu tố tri thức giữ vai trò quyết định nhất
trong nền kinh tế.
- Ý nghĩa của việc phát huy nhân tố người lao động trong giai đoạn phát
tiển nền kinh tế tri thức hiện nay: người lao động được tăng cường về thể chất
và trí tuệ, đặc biệt là lao động được qua đào tạo, đáp ứng yêu cầu của nền
khoa học - công nghệ và hội nhập hiện nay.
2. Tại sao nói nhà nước là nhân tố tác động trực tiếp nhất và mạnh mẽ
nhất đối với hạ tầng kinh tế của xã hội?
Gợi ý trả lời:
- Nắm được khái niệm cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng, tính quyết
định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng.
- Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ
tầng.Trong các yếu tố của kiến trúc thượng tầng, khẳng định vai trò của nhà
nước trong việc thực hiện chức năng thống trị giai cấp (trong xã hội có đối
kháng giai cấp) và chức năng xã hội.
- Vai trò của nhà nước trong việc quản lý, điều tiết nền kinh tế và thực
hiện các chức năng hội khác (liên hệ trong 1 xã hội cụ thể)

3. Tại sao ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội? Muốn
xóa bỏ những phong tục tập quán lạc hậu cần phải làm gì? Lấy ví dụ cụ thể?
Gợi ý trả lời:
- Nắm được khái niệm TTXH, YTXH, vai trò quyết định của TTXH với
YTXH.
- Nắm được tính độc lập tương đối của YTXH so với TTXH.
- Giải thích tại sao YTXH lạc hậu hơn so với TTXH.
- Lấy ví dụ về phong tục tập quán lạc hậu tại địa phương mà bạn biết, lý
giải nguyên nhân vật chất của phong tục tập quán đó.

8


4. Phân tích sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội: ý thức
chính trị, ý thức pháp luật, ý thức tôn giáo, ý thức đạo đức, ý thức khoa học, ý
thức thẩm mỹ?
Gợi ý trả lời:
- Nắm được nội dung của 6 hình thái ý thức xã hội
- Khẳng định vai trò quyết định của ý thức chính trị đối với các hình thái
ý thức xã hội còn lại.
- Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội. Lấy ví dụ cụ thể.

9



×