Tải bản đầy đủ (.docx) (77 trang)

ĐỌC HIỂU văn bản THƠ mới VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (453.12 KB, 77 trang )

CHỦ ĐỀ:

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN THƠ MỚI VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 1932 - 1945
--------------------------I. Tác giả chuyên đề: …………
II. Đối tượng học sinh bồi dưỡng:
- HS Lớp 11 (Chương trình cơ bản)
- Dự kiến số tiết bồi dưỡng: 08 Tiết
-----------------------------------------PHẦN I : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I. Lý do xây dựng chuyên đề:
Chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ và kỹ thuật số phát triển một cách
nhanh chóng. Học sinh của chúng ta bị bao vây bởi thế giới của công nghệ hiện đại. Có
rất nhiều điều hấp dẫn trong thế giới số khiến cho học sinh đôi khi không còn cảm thấy
say mê với các môn học trong nhà trường, đặc biệt là Ngữ văn – môn học đòi hỏi cao
về cả về khả năng tư duy, khả năng liên tưởng, tưởng tượng cũng như diễn đạt.
Trong một thời đại mà sự thay đổi đang diễn ra nhanh chóng, từng ngày, từng giờ,
yêu cầu của chính người học, của xã hội, của ngành đối với giáo viên càng cao hơn lúc
nào hết. Việc đổi mới về phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học trở thành vấn đề cấp
thiết. Mỗi giáo viên đều ý thức được việc cần thiết phải thay đổi chính mình, thay đổi
trong cách thức tổ chức giờ học, cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Tuy nhiên, mỗi cá nhân tự xoay sở và thử nghiệm bao giờ cũng mất rất nhiều thời gian,
công sức và đôi khi phải nếm trải nhiều thất bại trên con đường tìm kiếm phương pháp
dạy học mới.
Như vậy, để tìm kiếm con đường mới trong việc giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy
và học, tạo nên những tiết học hấp dẫn, phát triển năng lực của học sinh và để phát huy
tinh thần cộng tác, huy động trí tuệ của tập thể thì việc đổi mới trong sinh hoạt chuyên
môn chính là vấn đề quan trọng nhất, là gốc rễ để giải quyết vấn đề đổi mới trong giáo
dục.
Từ yêu cầu đổi mới giáo dục, đặc biệt là đổi mới PPDH nhằm phát triển phẩm chất
và năng lực , tập trung phát huy tính tích cực của người học nên trong những năm gần
đây, vấn đề đổi mới sinh hoạt chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra


đánh giá được Bộ GD&ĐT đặc biệt chú trọng. Hướng dẫn số 791/HD-BGDĐT ngày
25/6/2013 của Bộ GD&ĐT về việc thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà
trường phổ thông nêu rõ định hướng điều chỉnh nội dung dạy học trong chương trình
hiện hành và xây dựng kế hoạch giáo dục mới ở từng môn học, hoạt động giáo dục của
nhà trường theo các bước: rà soát lại nội dung chương trình SGK hiện hành, sắp xếp lại
nội dung dạy học của từng môn học trong chương trình hiện hành theo định hướng phát
triển năng lực học sinh. Như vậy, chủ trương của Bộ GD&ĐT là giao quyền tự chủ cho
các nhà trường trong việc trong việc xây dựng kế hoạch dạy học cho phù hợp với đối
tượng học sinh và phù hợp với tình hình thực tiễn tại nhà trường; khuyến khích giáo
viên chủ động lựa chọn nội dung, xây dựng các chủ đề dạy học trong mỗi môn học và
các chủ đề tích hợp, liên môn, đồng thời xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với các
1


chủ đề và theo hình thức, phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực; chú trọng giáo
dục đạo đức và giá trị sống, kỹ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật, tăng
cường các hoạt động nhằm đưa bài học gắn liền với thực tiễn cuộc sống.
Công văn số 5555/CV-BGDĐT ngày 08/10/2014 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn
sinh hoạt chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá cũng chỉ
đạo: “Các Sở GDĐT, Phòng GDĐT và nhà trường/trung tâm thường xuyên chỉ đạo tổ
chức sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn thông qua dự giờ, rút kinh nghiệm để hoàn thiện
các chuyên đề, tiến trình dạy học và phương pháp tổ chức hoạt động dạy học; có biện
pháp khuyến khích, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các hoạt động chuyên môn
trên mạng; có hình thức động viên, khen thưởng các tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên
tích cực đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá”.
Trên cơ sở sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, trong những năm qua, Sở GD&ĐT Vĩnh
Phúc đã tổ chức các buổi tập huấn để hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện đổi mới nội
dung, hình thức, phương pháp sinh hoạt chuyên môn theo hướng phát triển năng lực
người học . Đặc biệt, đợt tập huấn mới nhất (từ 01-06/08/2018), các giáo viên cốt cán
của Sở đã hướng dẫn cho giáo viên thuộc các trường THPT trong tỉnh với nội dung

"Sinh hoạt chuyên môn về phương pháp và kỹ thuật tổ chức hoạt động tự học cuả HS".
Theo đó, tại trường THPT Tam Đảo, BGH nhà trường cũng đã chỉ đạo từng tổ, nhóm
chuyên môn, từng giáo viên tìm hiểu về vấn đề và áp dụng vào thực tiễn tại đơn vị.
2. Xuất phát từ định hướng đổi mới chương trình và SGK môn Ngữ Văn:
Đổi mới chương trình và SGK môn Ngữ văn để đáp ứng yêu cầu phát triển phẩm
chất và năng lực, giáo viên cần chú ý hình thành cho học sinh cách học, tự học, từ
phương pháp tiếp cận, phương pháp đọc hiểu đến cách thức tạo lập văn bản và nghenói; thực hành, luyện tập và vận dụng nhiều kiểu loại văn bản khác nhau để sau khi rời
nhà trường các em có thể tiếp tục học suốt đời và có khả năng giải quyết các vấn đề
trong cuộc sống. Nhiệm vụ của giáo viên là tổ chức các hoạt động học tập cho học
sinh; hướng dẫn, giám sát và hỗ trợ học sinh để các em từng bước hình thành và phát
triển các phẩm chất và năng lực mà chương trình giáo dục mong đợi.
3. Xuất phát từ thực tiễn:
Nội dung kiến thức về tác phẩm thơ Mới Việt Nam giai đoạn 1932-1945 trong
PPCT do Bộ GD&ĐT ban hành (chương trình Ngữ văn lớp 11 THPT- Học kỳ II, ban
cơ bản) gồm tiết học:
+ Vội Vàng – Xuân Diệu (2 tiết);
+ Tràng Giang – Huy Cận (1 tiết);
+ Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử (2 tiết)
+ Đọc thêm: Tương tư (Nguyễn Bính, Chiều xuân (Anh Thơ) (1 tiết)
Các tiết học này được bố trí riêng lẻ trong PPCT, học sinh khó rút ra đặc điểm của thơ
Mới một cách hệ thống, liền mạch.
Do vậy, chúng tôi thống nhất nhóm các tiết học riêng biệt thành một chủ đề dạy học
để giúp học sinh có thể hệ thống kiến thức, từ đó có thể áp dụng vào việc đọc hiểu văn
bản theo đặc trưng thể loại: vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học để đọc hiểu
những văn bản văn học khác thuộc trào lưu thơ Mới Việt Nam giai đoạn 1930-1945;
nêu lên những kiến giải, suy nghĩ về các phương diện nội dung, nghệ thuật của các
truyện đã được học trong chuyên đề; viết đoạn văn hoặc bài văn nghị luận về những tác
2



phẩm thơ đã học trong chuyên đề; rút ra những bài học về lí tưởng sống, cách sống, từ
những tác phẩm thơ đã học và liên hệ vào thực tiễn cuộc sống của bản thân.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, Nhóm Ngữ văn – trường THPT Tam Đảo lựa
chọn xây dựng chuyên đề: Sinh hoạt chuyên môn về phương pháp và kỹ thuật tổ chức
hoạt động tự học cuả HS, áp dụng cụ thể vào chủ đề Đọc hiểu văn bản thơ Mới Việt
Nam giai đoạn 1930-1945, chương trình Ngữ văn lớp 11 THPT- Học kỳ 2.
Xây dựng chuyên đề này, chúng tôi hướng tới hai mục đích:
Thứ nhất, đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng định hướng các phương pháp
và kỹ thuật tổ chức hoạt động tự học cuả HS, chuyển từ sinh hoạt chuyên môn truyền
thống sang sinh hoạt chuyên môn theo hình thức mới. Chuyên đề này chính là bước
hiện thực hóa sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc, Ban Giám hiệu
trường THPT Tam Đảo để hình thức và nội dung của sinh hoạt chuyên môn thực sự
thay đổi, trở nên thiết thực, hiệu quả và hấp dẫn hơn với chính giáo viên; Chuyên đề
giúp giáo viên nắm vững cách thức xây dựng một chủ đề dạy học cụ thể. Trên cơ sở đó
giáo viên có nhận thức và hướng đi tích cực khi nghiên cứu cách thức xây dựng kế
hoạch dạy học với các chủ đề trong chương trình.
Thứ hai, chuyên đề này hướng tới mục tiêu thay đổi phương pháp dạy học truyền
thống bằng phương pháp dạy học hiện đại, tăng cường khả năng thực hành của học
sinh, phát triển một cách toàn diện năng lực của người học, biến những tiết học nặng về
lý thuyết khô khan trở thành một quá trình học tập sinh động, gắn liền với thực tiễn.
Sau khi thực hiện xong chuyên đề, học sinh không chỉ hiểu kiến thức cơ bản về tác
phẩm văn học hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1930-1945 mà còn có những trải
nghiệm thực sự với vai trò của bản thân sau khi học tác phẩm; Giúp học sinh rèn luyện
kỹ năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập; kỹ năng tích cực chủ động,
sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập; kỹ năng trình
bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập.
II. Phạm vi, đối tượng áp dụng:
Chuyên đề tập trung vào vấn đề Sinh hoạt chuyên môn về phương pháp và kỹ thuật tổ
chức hoạt động tự học cuả HS, áp dụng cụ thể đối với chủ đề Đọc hiểu văn bản thơ
Mới Việt Nam giai đoạn 1932-1945 trong chương trình Học kỳ 2 - Ngữ văn 11 THPT

- Đối tượng HS lớp 11.
III. Phương pháp thực hiện.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Dựa vào CT, Chuẩn kiến thức, kĩ năng để xây dựng kế hoạch dạy học.
- Phương pháp nghiên cứu thực tế:
Thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau (sách, báo, truy cập Internet, trải
nghiệm thực tế…).
- Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp:
Từ các tài liệu thu thập được kết hợp với kiến thức trong chương trình sách giáo
khoa tiến hành phân tích, xử lý để hoàn thành kế hoạch giảng dạy.
IV. Các hoạt động chủ yêu thực hiện chuyên đề:
- Hoạt động hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản Thơ Mới Việt Nam giai đoạn 19321945
3


- Hoạt động hướng dẫn học sinh tự đọc hiểu bản Thơ Mới Việt Nam giai đoạn 19321945
- Hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả đọc hiểu văn bản thơ Mới Việt Nam giai đoạn
1932-1945 của học sinh
- Hoạt động viết tiểu luận thu hoạch.
--------------------------------------------------PHẦN II : KẾ HOẠCH DẠY HỌC
CHỦ ĐỀ: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN THƠ MỚI VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 1932-1945
A. MỤC TIÊU DẠY HỌC CHỦ ĐỀ:
Sau khi học xong chuyên đề, học sinh cần phải có được:
I.Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
1.Về kiến thức:
- Có những hiểu biết khái quát về Thơ Mới và ý nghĩa to lớn của phong trào Thơ Mới
trong tiến trình hiện đại hóa văn học của dân tộc. Biết áp dụng những tri thức đó khi
đọc hiểu các văn bản thơ Mới trong và ngoài chương trình.
- Ghi nhớ những tri thức đọc hiểu (thông tin về tác giả, hoàn cảnh sáng tác của các tác

phẩm, đặc trưng của thể loại thơ Mới trong trào lưu VH lãng mạn)
- Nêu được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các văn bản thuộc thơ Mới
Việt Nam giai đoạn 1932-1945
+ Vội vàng: Thơ mới luôn khẳng định, đề cao cái tôi cá nhân,thơ mới mang cảm hứng
tình yêu và thiên nhiên.
+ Tràng giang: Thơ mới thấm thía nỗi buồn cô đơn.
+ Đây thôn Vĩ Dạ: Thơ mới thể hiện niềm khát khao hướng về cuốc sống trần thế.
+ Hai bài đọc thêm:….
- Khái quát được một số đặc điểm cơ bản của tác phẩm thơ Mới Việt Nam giai đoạn
1932-1945
2.Về kỹ năng:
*Kỹ năng đọc hiểu:
- Huy động tri thức về tác giả, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm, ngôn ngữ…để đọc
hiểu văn bản.
- Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại:
+ Nhận diện thể thơ và giải thích ý nghĩa của việc sử dụng thể thơ
+ Nhận diện sự phá cách trong việc sử dụng thể thơ (nếu có)
+ Nhận diện đề tài , chủ đề , cảm hứng chủ đạo của bài thơ.
+ Nhận diện và phân tích tâm trạng, tình cảm của nhân vật trữ tình trong bài thơ.
+ Phân tích được vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của một bài thơ trữ tình hiện đại Việt
Nam.
+ Đánh giá những sáng tác độc đáo của mỗi nhà thơ qua các bài thơ đã học.
- Đọc diễn cảm, đọc sáng tạo những đoạn thơ hay.
- Nhận diện , phân tích và đánh giá những nét đặc sắc về nghệ thuật của các bài thơ
trong chủ đề (hình ảnh, chi tiết, biện pháp tu từ, vần nhịp…)
4


- Nhận biết được sự giống nhau và khác nhau giữa thơ trung đại và hiện đại về đề tài,
cảm hứng, thể loại và ngôn ngữ.

- Vận dụng những kiến thức , kĩ năng đã học đề đọc những bài thơ lãng mạn 19301945 khác của Việt Nam; nêu những kiến giải, suy nghĩ về các phương diện nội dung
nghệ thuật của các bài thơ được học trong chủ đề; viết đoạn văn hoặc bài văn nghị luận
về những bài thơ đã học trong chủ đề rút ra những bài học về lý tưởng sống, cách sống
từ những bài thơ đã học và liên hệ, vận dụng vào thực tiễn cuộc sống của bản thân.
*Các kỹ năng tích hợp:
-Kỹ năng làm việc nhóm
-Kỹ năng lập kế hoạch
-Rèn kỹ năng trình bày, diễn đạt.
-Kỹ năng quản lý thời gian
-Kỹ năng nghị luận văn học
-Kỹ năng sử dụng các ứng dụng tin học
3. Về thái độ:
- Giáo dục một thái độ sống tích cực, một nhân cách sống trong sáng, yêu đời, biết
cống hiến tuổi trẻ cho lý tưởng và xã hội.
- Yêu đời, yêu thiên, yêu cuộc sống, yêu nước.
- Có ý thức xác định lẽ sống, lý tưởng sống cao đẹp.
II. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tự học:
+ Xác định mục tiêu học tập: Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác,
chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện.
+ Đánh giá và điều chỉnh việc học: Nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế
của bản thân khi được giáo viên, bạn bè góp ý; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ của người
khác khi gặp khó khăn trong học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:
+ Phát hiện và làm rõ vấn đề: Phân tích được tình huống trong học tập; phát
hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập.
+ Đề xuất, lựa chọn giải pháp: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên
quan đến vấn đề; đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề.
+ Thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề: Thực hiện giải pháp giải
quyết vấn đề và nhận ra sự phù hợp hay không phù hợp của giải pháp thực hiện.

- Năng lực giao tiếp:
+ Sử dụng tiếng Việt: Nghe hiểu nội dung chính hay nội dung chi tiết các đề bài, lời giải
thích, cuộc thảo luận; có thái độ tích cực trong khi nghe; có phản hồi phù hợp,...
+ Xác định mục đích giao tiếp: Bước đầu biết đặt ra mục đích giao tiếp và hiểu
được vai trò quan trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp.
- Năng lực hợp tác:
+ Xác định mục đích và phương thức hợp tác: Chủ động đề xuất mục đích hợp
tác khi được giao các nhiệm vụ; xác định được loại công việc nào có thể hoàn thành tốt
nhất bằng hợp tác theo nhóm với quy mô phù hợp.
+ Đánh giá hoạt động hợp tác: Biết dựa vào mục đích đặt ra để tổng kết hoạt
động chung của nhóm; nêu mặt được, mặt thiếu sót của cá nhân và của cả nhóm.
5


- Năng lực thẩm mỹ:
+ Nhận ra cái đẹp: Có cảm xúc và chính kiến cá nhân trước hiện tượng trong tự
nhiên, đời sống xã hội và nghệ thuật.
+ Diễn tả, giao lưu thẩm mỹ: Giới thiệu được, tiếp nhận có chọn lọc thông tin
trao đổi về biểu hiện của cái đẹp trong tự nhiên, trong đời sống xã hội, trong nghệ thuật
và trong tác phẩm của mình, của người khác.
B. CHUẨN BỊ THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU
I. Giáo viên
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án
-Thiết kế hồ sơ đọc mẫu, phiếu học tập, đề kiểm tra
- Các tư liệu khác.
II. Học sinh
- Nghiên cứu nội dung chuyên đề
- Sưu tầm tranh, ảnh, video liên quan đến chuyên đề.
C. XÂY DỰNG BẢNG MÔ TẢ VÀ BIÊN SOẠN CÁC CÂU HỎI CỦA CHỦ ĐỀ
I. Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/bài tập trong chuyên

đề:
Mức độ nhận biết

Mức độ thông hiểu

Mức độ vận dụng và vận
dụng cao

Nêu những nét chính về tác
giả

Chỉ ra những biểu hiện về
con người tác giả được thể
hiện trong tác phẩm.

Nêu những hiểu biết
thêm về tác giả qua việc
đọc hiểu bài thơ.

Nêu hoàn cảnh sáng tác bài
thơ.

Phân tích tác động của
hoàn cảnh ra đời đến việc
thể hiện nội dung tư tưởng
của bài thơ.

Nêu những việc sẽ làm
nếu ở hoàn cảnh tương tự
của tác giả.


Chỉ ra ngôn ngữ được sử dụng
để sáng tác bài thơ

Lý giải một số từ ngữ,
hình ảnh…trong các câu
thơ.

Đánh giá việc sử dụng
ngôn ngữ của tác giả
trong bài thơ.

Xác định thể thơ

Chỉ ra những đặc điểm về
bố cục, vần, nhịp…

Đánh giá tác dụng của
thể thơ trong việc thể
hiện nội dung bài thơ.

Xác định nhân vật trữ tình.

– Nêu cảm xúc của nhân
vật trữ tình trong từng
câu/cặp câu thơ.
– Khái quát bức tranh tâm
trạng của nhân vật trữ tình
trong bài thơ.


Nhận xét về tâm trạng
của nhân vật trữ tình
trong câu/cặp câu/ bài
thơ.

6


Xác định hình tượng nghệ
thuật được xây dựng trong bài
thơ.

-Phân tích những đặc điểm
của hình tượng nghệ thuật
thơ.
-Nêu tác dụng của hình
tượng nghệ thuật trong
việc giúp nhà thơ thể hiện
cái nhìn về cuộc sống và
con người

-Đánh giá cách xây dựng
hình tượng nghệ thuật.
– Nêu cảm nhận/ ấn
tượng riêng của bản thân
về hình tượng nghệ thuật.

Chỉ ra câu/ cặp câu thơ thể
hiện rõ nhất tư tưởng của nhà
thơ.


Lí giải tư tưởng của nhà
thơ trong câu/ cặp câu thơ
đó.

Nhận xét về tư tưởng của
tác giả được thể hiện
trong bài thơ.

II. Biên soạn câu hỏi, bài tập tương ứng với các cấp độ tư duy đã mô tả:
1.Văn bản VỘI VÀNG
Mức độ nhận biết

Mức độ thông hiểu

Mức độ vận dụng và vận
dụng cao

Nêu những nét chính về tác
giả Xuân Diệu.

Xuân Diệu là người như
thế nào?

Bài thơ giúp em hiểu thêm
gì về tác giả?

Nêu xuất xứ của bài thơ.

– Trình bày những hiểu

biết của em về tập thơ?

Tập thơ đó có vị trí như
thế nào trong đời thơ Xuân
Diệu.

Nhan đề của bài thơ là gì?

Giải thích ý nghĩa của
nhan đề đó

Lý giải tại sao nhà thơ lại
đặt nhan đề là “Vội vàng”

Em hiểu thế nào về thể
thơ tự do.

Hãy kể tên một số bài thơ
cùng loại.

Đọc và xác định thể thơ?
Nhân vật trữ tình trong bài thơ
là ai?

-Những từ ngữ nào trong
bài thơ giúp em xác định
được nhân vật trữ tình.
– Cảm hứng chủ đạo của
nhân vật trữ tình trong
bài thơ là gì?


Em có nhận xét gì về tâm
trạng của nhân vật trữ tình
trong bài thơ?

1. Tình yêu cuộc sống tha thiết:
– Mở đầu bài thơ, tác giả thể
hiện một khát vọng kì là đên
ngông cuồng. Đó là khát vọng
gì? Từ ngữ nào thể hiện điều

– Vậy bức tranh mùa
xuân hiện ra như thế nào?
Chi tiết nào thể hiện điều
này?
7

Có gì mới trong cách sử
dụng nghệ thuật của tác
giả?


này?

– Hãy cho biết tâm trạng
của tác giả qua đoạn thơ
trên?

Nghệ thuật đó có tác
dụng gì?


2. Nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp người:
Chi tiết nào thể hiện được
điều đó?

– Từ quan niệm thời gian
là tuyến tính, nhà thơ đã
cảm nhận được điều gì?

– Quan niệm về thời gian
của người xưa và Xuân
Diệu có gì khác?

– Quan niệm sống của
Xuân Diệu là gì qua đoạn
thơ đó?
3.Lời giục giã cuống quýt vội vàng để tận hưởng tuổi xuân của mình

– Đọc đoạn thơ 3

– Cảm nhận được sự trôi
chảy của thời gian, Xuân
Diệu đã làm gì để níu giữ
thời gian?
– Hãy nhận xét về đặc
điểm của hình ảnh, ngôn
từ, nhịp điệu trong đoạn
thơ mới?

–Giáo dục KNS: Trình

bày những ấn tượng sâu
đậm của cá nhân về hồn
thơ Xuân Diệu?
–Giáo dục KNS: Bài thơ
thể hiện quan niệm sống
đẹp của một tâm hồn khao
khát sống hay chỉ là lối
sống tiêu cực gấp gấp.

Tổng kết

– Hãy nêu đặc sắc nghệ
thuật của bài thơ?

– Hãy rút ra ý nghĩa của
văn bản?

2.Văn bản TRÀNG GIANG

Mức độ nhận biết

Mức độ thông hiểu
8

Mức độ vận dụng và vận dụng
cao


Nêu những nét chính
về tác giả Huy Cận.


Huy Cận là người như thế
nào?

Bài thơ giúp em hiểu thêm gì về
tác giả?

– Nêu hoàn cảnh sáng
tác của bài thơ.

– Hoàn cảnh đó sẽ có ảnh
hưởng như thế nào đến
tâm trạng của tác giả?

Em hãy kể vắn tắt một số hiểu
biết của em về giai đoạn lịch sử
lúc bây giờ?

Nêu xuất xứ của bài
thơ.

– Trình bày những hiểu
biết của em về tập thơ?

Tập thơ đó có vị trí như thế nào
trong đời thơ Huy Cận.

Nhan đề của bài thơ là
gì?


Giải thích ý nghĩa của
nhan đề đó?

Mối quan hệ giữa nhan đề và
âm hưởng của bài thơ?

Đọc và xác định thể
thơ?

Em hiểu thế nào về thể thơ
đó.

Hãy kể tên một số bài thơ cùng
loại.

Nhân vật trữ tình trong
bài thơ là ai?

-Những từ ngữ nào trong
bài thơ giúp em xác định
được nhân vật trữ tình?
– Cảm hứng chủ đạo của
nhân vật trữ tình trong bài
thơ là gì?

Em có nhận xét gì về tâm trạng
của nhân vật trữ tình trong bài
thơ?

1/Ba khổ thơ đầu:Bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của nhà thơ

Khổ 1:
– Đọc khổ thơ

– Nhận xét về hình
ảnh,nhạc điệu,cách gieo
vần của khổ thơ?

– Hãy phân tích những hình ảnh
sông nước,thuyền,cành củi khô
để thấy được biểu hiện tâm
trạng của tác giả?

Khổ 2:
– Đọc khổ thơ

– Cảnh sông được miêu tả
như thế nào?
– Từ “đâu” gợi ta có cảm
giác gì về dấu hiệu sự
sống?
– Suy nghĩ của em về âm
thanh được nói đến trong
câu này?
– Nhận xét về hình ảnh

– Thủ pháp nghệ thuật tương
phản phát huy tác dụng gì?

9


– Tâm trạng của tác giả biểu
hiện ntn?


“trời sâu chót vót”?

Khổ 3:
– Đọc khổ thơ
– Tác giả sử dụng biện
pháp nghệ thuật nào?

– Hình ảnh cánh bèo manh
tính ước lệ tượng trưng
cho điều gì?
– Câu hỏi tu từ cho ta thấy
gì về sự giao kết tình
người?

2/Tình yêu quê hương
– Đọc khổ thơ
– Xác định những từ
ngữ mang vẻ đẹp cổ
điển?

Tổng kết:
– Liệt kê những thủ
pháp nghệ thuật được
sử dụng trong bài thơ?

– Vì sao nói thiên nhiên

trong bài thơ đậm màu sắc
cổ điển mà vẫn gần gũi
thân thuộc?

– Hãy nhận xét những đặc
sắc nghệ thuật của bài thơ?

– Vì sao trong ba khổ thơ đầu
nhà thơ bày tỏ nỗi buồn sâu
lắng,thống thiết trước thiên
nhiên? (Gv có thể gợi mở cho
các em về bối cảnh đất nước)
– Tình yêu thiên nhiên ở đây có
thấm đượm lòng yêu nước thầm
kín không? Vì sao?
– Phân tích điểm khác nhau về
nỗi nhớ trong thơ xưa và trong
thơ HC(Gv giới thiệu bài Hoàng
Hạc Lâu của Thôi Hiệu)
Em hãy rút ra ý nghĩa văn bản?
Giáo dục KNS
Em hãy trình bày suy nghĩ, cảm
nhận về vẻ đẹp của giọng điệu,
gương mặt thơ Huy Cận trong
dòng Thơ Mới.

2.Văn bản ĐÂY THÔN VĨ DẠ
Mức độ nhận biết

Mức độ thông hiểu


Mức độ vận dụng và vận dụng
cao

Nêu những nét chính về
tác giả Hàn Mặc Tử.

Hàn Mặc Tử là người
như thế nào?

Bài thơ giúp em hiểu thêm gì về
tác giả?

– Hoàn cảnh đó sẽ có ảnh
hưởng như thế nào đến
tâm trạng của tác giả?

Kể một số giai thoại về tình yêu
củaHàn Mặc Tử liên quan đến
hoàn cảnh sáng tác bài thơ.

Nêu xuất xứ của bài thơ.

– Trình bày những hiểu
biết của em về tập thơ?

Tập thơ đó có vị trí như thế nào
trong đời thơ Hàn Mặc Tử.

Nhan đề của bài thơ là

gì?

– Giải thích ý nghĩa của
nhan đề đó

Lý giải tại sao nhà thơ lại đổi
nhan đề bài thơ Ở đây
thônVĩ thành Đây thôn Vĩ Dạ?

– Nêu hoàn cảnh sáng
tác của bài thơ.

10


Đọc và xác định thể thơ?

Nhân vật trữ tình trong
bài thơ là ai?

Em hiểu thế nào về thể
thơ đó.

Hãy kể tên một số bài thơ cùng
loại.

-Những từ ngữ nào trong
bài thơ giúp em xác định
được nhân vật trữ tình?
– Cảm hứng chủ đạo của

nhân vật trữ tình trong
bài thơ là gì?

Em có nhận xét gì về tâm trạng
của nhân vật trữ tình trong bài
thơ?

1/Bức tranh thôn Vĩ
a. Vĩ Dạ hừng đông
– Đọc khổ thơ
– Tác giả sử dụng biện
pháp nghệ thuật gì?

– Câu hỏi đầu tiên gợi
điều gì?
– Cảnh Thôn Vĩ hiện lên
ra sao?

– Bóng dáng của người con gái
Huế xuất hiện gây thêm ấn
tượng gì cho lời mời gọi?

b. Vĩ Dạ đêm trăng

– Đọc khổ thơ
– Tác giả sử dụng biện
pháp nghệ thuật gì?

– Nhận xét về cách sử
dụng biện pháp tu từ?

– Tâm trạng của chủ thể
trữ tình thay đổi ntn?
– Hình ảnh bến sông
trăng gợi cho em cảm
giác gì về vẻ đẹp của
thiên nhiên.

– Phân tích bức tranh thiên
nhiên ở khổ 2,nó có sự khác biệt
gì so với khổ 1?
– Đằng sau phong cảnh ấy là
tâm sự gì của nhà thơ?

– Em hiểu ntn về câu thơ
“Áo em….”?

– Câu hỏi cuối cùng bộc lộ
tâm trạng gì và nó có liên quan
ntn với câu hỏi mở đầu?
– Mối tình của tác giả có liên
quan như thế nào đến những
tâm sự trong bài thơ này?

2/Tâm trạng của nhà thơ:
– Đọc khổ thơ
– Tác giả sử dụng biện
pháp nghệ thuật gì?

D . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
CHỦ ĐỀ

HOẠT ĐỘNG 1: HƯỚNG DẪN HỌC SINH ĐỌC HIỂU CÁC VĂN BẢN
THƠ MỚI VIỆT NAM 1932-1945 TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 11
11


(1 tiết trên lớp)
Hoạt động 1.1: TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHONG TRÀO THƠ MỚI 1932 -1945
- Hình thức dạy học : DH trên lớp.
-Mục tiêu: Giúp HS đọc hiểu văn bản thơ Mới Việt Nam theo đặc trưng thể loại.
-Phương pháp dạy học: thảo luận, phát vấn, hoạt động nhóm, trình bày 1 phút
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
NỘI DUNG
BƯỚC 1: GIAO NHIỆM VỤ
I. Khái quát về thơ mới
(HS LÀM Ở NHÀ)
- Quan niệm: Tên gọi thơ mới dùng để chỉ một trào lưu
thơ xuất hiện từ 1932-1945, với sự xuất hiện của một
TỔ 1: Tìm hiểu phong trào loạt tên tuổi lớn và hàng loạt sáng tác có sự cách tân
Thơ mới giai đoạn 1932-1945 táo bạo cả về hình thức và nội dung.
- Nguyên nhân ra đời:
+ Xã hội Việt nam đầu thế kỉ XX có sự thay đổi sâu
TỔ 2: Hình thành khái niệm
sắc, xuất hiện thêm hai giai cấp tư sản, tiểu tư sản thành
và tìm hiểu các thời kỳ phát thị, đặc biệt là sự xuất hiện tầng lớp trí thức Tây học.
triển của Thơ mới
+ Những tư tưởng tình cảm mới, những thị hiếu thẩm
mỹ mới cùng với sự giao lưu văn học Đông Tây
TỔ 3: Trong cuốn Thi nhân + Sự thức tỉnh của cái tôi cá nhân.
Việt Nam – Hoài Thanh nhận + Tiềm năng của nền văn học dân tộc.
=> Điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của Phong trào

xét về các nhà thơ mới…?
thơ mới 1932-1945.
- Ý nghĩa:
TỔ 4: Tìm hiểu những đóng + Sự xuất hiện của thơ mới đã mở ra “một thời đại
góp của Thơ mới trên phương trong thi ca”, mở đầu cho sự phát triển của thơ ca Việt
diện nội dung và hình thức Nam hiện đại.
+ Ý thức về cái tôi mãnh liệt.
nghệ thuật
II- Các thời kỳ phát triển của Phong trào thơ mới .
.
1- Giai đoạn 1932-1935:
BƯỚC 2: THỰC HIỆN
- Giai đoạn diễn ra cuộc đấu tranh giữa Thơ mới và
NHIỆM VỤ
“Thơ cũ”, trong đó thơ mới càng lúc càng thắng thế.
- HS tìm tài liệu, tổng hợp.
- Ở giai đoạn đầu, Thế Lữ là nhà thơ tiêu biểu nhất của
- Làm file trình chiếu
Phong trào thơ mới.
powerpoint
2- Giai đoạn 1936-1939:
BƯỚC 3: BÁO CÁO SẢN
- Đây là giai đoạn Thơ mới chiếm ưu thế tuyệt đối so
PHẨM
BƯỚC 4; TỔNG HỢP, NHẬN với “Thơ cũ” trên nhiều bình diện, nhất là về mặt thể
loại.
XÉT
- Giai đọan này xuất hiện nhiều tên tuổi lớn như Xuân
Diệu (tập Thơ thơ -1938), Hàn Mặc Tử (Gái quê -1936,
Đau thương -1937), Chế Lan Viên (Điêu tàn - 1937),

Bích Khê (Tinh huyết - 1939), … Đặc biệt sự góp mặt
của Xuân Diệu, nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ
mới”
GV giao phiếu học tập cho HS 3- Giai đoạn 1940-1945:
12


thực hiện nhiệm vụ cụ thể, - Từ năm 1940 trở đi xuất hiện nhiều khuynh hướng
củng cố và khắc sâu kiến thức sáng tác.
của HS về phong trào thơ Mới. Có thể nói các khuynh hướng thoát ly ở giai đọan này
đã chi phối sâu sắc cảm hứng thẩm mỹ và tư duy nghệ
thuật trong sáng tác của các nhà thơ mới.
III- Đặc điểm của phong trào thơ mới
1. Nội dung:
- Sự khẳng định cái Tôi
+ Cái tôi cá nhân: Con người cá tính, con người bản
năng được đề cao.
“Ta là Một, là Riêng là Thứ Nhất
Không có chi bè bạn nổi cùng ta”.
+ Cái tôi với nỗi buồn cô đơn
Là cái buồn của những người có tâm huyết, đau
buồn vì bị bế tắc chưa tìm thấy lối ra.=> cảm hứng
thẩm mĩ.
- Tinh thần dân tộc sâu sắc, tâm sự yêu nước thiết
tha: khao khát tự do; tập trung vào đề tài quê hương,
đất nước; tình yêu thiên nhiên sâu sắc; sự gọt giữa về
ngôn ngữ.
- Cảm hứng về thiên nhiên và tình yêu
Cảm hứng về thiên nhiên và tình yêu đã tạo nên
bộ mặt riêng cho Thơ mới. Đó là vẻ đẹp tươi mới, đầy

hương sắc, âm thanh, tràn trề sự sống.
2. Nghệ thuật:
- Về thể loại, ban đầu Thơ mới phá cách một cách
phóng túng nhưng dần dần trở về với các thể thơ truyền
thống quen thuộc như thơ ngũ ngôn, thất ngôn, thơ lục
bát.
- Về ngôn ngữ: Có nhiều cách tân về ngôn ngữ
- Cách hiệp vần, hài thanh, ngắt nhịp: độc đáo, sáng
tạo.
+ Cách hiệp vần trong Thơ mới rất phong phú, ít sử
dụng một vần (độc vận) mà dùng nhiều vần
+ Hài thanh, ngắt nhịp: VD: Có những câu thơ toàn
thanh bằng.
“Sương nương theo trăng ngừng lưng trời
Tương tư nâng lòng lên chơi vơi”
(Xuân Diệu)
IV. Cách đọc - hiểu thơ mới
Cách 1: Dựa vào đặc trưng chung của thơ (cách đọc –
hiểu truyền thống)

Đọc hiểu khái quát: Tác giả ( chú ý phong
cách nghệ thuật), tác phẩm ( chú ý chủ đề, bố cục)
13


Đọc hiểu chi tiết: Phân tích theo bố


cục



Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật.
* Cách 2: Dựa vào đặc điểm chung của thơ mới, đào
sâu vào các luận điểm (cách đọc – hiểu mới)
- Đọc hiểu khái quát
- Đọc hiểu chi tiết:
+ Thiên nhiên trong các bài thơ mới
+ Cái tôi của thi nhân.

Hoạt động 1.2: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VỘI VÀNG – XUÂN DIỆU
 1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)
Chuẩn kiến thức kĩ
năng cần đạt, năng
lực cần phát triển
- GV giao nhiệm vụ: +Trình chiếu tranh ảnh, cho hs xem tranh - Nhận thức được
ảnh (CNTT)
nhiệm vụ cần giải
+Chuẩn bị bảng lắp ghép
quyết của bài học.
* HS:
+ Nhìn hình đoán tác giả Xuân Diệu
- Tập trung cao và
+ Lắp ghép tác phẩm với tác giả
hợp tác tốt để giải
+ Đọc, ngâm thơ liên quan đến tác giả quyết nhiệm vụ.
Hoạt động của Thầy và trò

- HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS báo cáo kết quả thực hiện - Có thái độ tích cực,
nhiệm vụ:

hứng thú.
Từ đó, giáo viên giới thiệu Vào bài:
Các em thân mến! Phong trào Thơ
mới 1930- 1945 đã có đóng góp to lớn
và làm sâu sắc hơn quá trình hiện đại
hóa văn học nước nhà. Xuân Diệu là
nhà thơ được nhắc đến nhiều nhất và là nhà thơ tiêu nhất cho
nền thơ ca thời kì này. Xuân Diệu – một tâm hồn thơ luôn yêu
đời, thiết tha rạo rực, khao khát mãnh liệt, và sống hết mình với
thời gian và tuổi trẻ. Để hiểu rõ hơn về con người và tài năng
nghệ thuật của ông chúng ta cùng tìm hiểu tác phẩm “Vội vàng”.
 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC( 70 phút)
Hoạt động của GV - HS
Kiến thức cần đạt

Năng lực cần
hình thành

Họat động 1: TÌM HIỂU CHUNG
* Thao tác 1 :
I. TÌM HIỂU CHUNG.
Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả và 1. Tác giả:
14

-Năng lực thu
thập thông


tác phẩm
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: trò chơi ô chữ

- GV cho HS hoạt động cá nhân và trình bày
trước lớp.
GV đưa ra các câu hỏi
(1) Đây là quê nội của thi sĩ Xuân Diệu
(2) Xuân Diệu là nhà thơ “…trong các nhà
thơ mới”.
(3) Quê mẹ của thi sĩ Xuân Diệu ở…
(4) Đây là tên một tác phẩm văn xuôi của
Xuân Diệu
(5) Xuân Diệu có một giọng thơ sôi nổi
và…
(6) Đây là tên một tập thơ ra đời năm 1960
của Xuân Diệu
(7) Tập thơ ra đời năm 1945 của Xuân
Diệu có tên là…
(8) Từ khóa của ô chữ vừa tìm được cho
anh chị biết điều gì đặc biệt về thi sĩ
Xuân Diệu? Dựa vào phần Tiểu dẫn và
ô chữ vừa hoàn thành, hãy giới thiệu
bằng lời về nhà thơ.
Nêu hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ của bài
thơ?
- Bài thơ có thể được chia thành mấy
phần? Nội dung từng phần như thế nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
- HS đọc phần tiểu dẫn trong SGK.
- HS hoàn thiện phiếu học tập
Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện
HS Tái hiện kiến thức và trình bày.
Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức

2. Tác phẩm :
+ GV: Giới thiệu thêm một số câu, bài thơ hay
của Xuân Diệu
… đã hôn rồi hôn lại, cho đến mãi muôn
đời…”
… yêu là chết trong ở trong lòng một ít, vì mấy
khi yêu mà chắc được yêu…
Theo em, bài thơ có thể chia làm mấy đoạn?
Hãy nêu nội dung chính của từng đoạn ?
*GV Tích hợp kiến thức Địa lí, Lịch sử Việt
Nam 1930-1945 hướng dẫn học sinh tìm hiểu

– Xuân Diệu (19161985) tên khai sinh là
Ngô Xuân Diệu.
– Quê: Can Lộc – Hà
Tĩnh nhưng sông với mẹ
ở Quy Nhơn.
– Là nhà thơ mới nhất
trong các nhà thơ mới.
– Là nghệ sĩ lớn, nhà
văn hóa lớn có sức sáng
tạo mãnh liệt, bền bỉ và
có sự nghiệp văn học
phong phú

tin.

-Năng lực
giải quyết
những tình

huống đặt ra.

-

15

2. Tác phẩm:
- Xuất xứ: Rút từ tập
“Thơ thơ” (1938), tập
thơ đầu tay cũng là tập
thơ khẳng định vị trí của
Xuân Diệu – thi sĩ “mới Năng lực giao
nhất trong các nhà thơ tiếp tiếng Việt
mới”.
3. Bố cục: gồm ba phần
- Đoạn một (13 câu
đầu): bộc lộ tình yêu
cuộc sống trần thế tha
thiết.
- Đoạn hai (câu 14 đến
câu 29): nỗi băn khoăn
về sự ngắn ngủi của
kiếp người, trước sự trôi
qua nhanh chóng của


về nhà thơ và hoàn cảnh ra đời bài thơ Vội
vàng
HS có thể chia làm 2, 3 hoặc 4 đoạn. Nội dung
cần hướng vào hai nội dung lớn xuyên suốt toàn

bài thơ.

thời gian.
- Đoạn ba (còn lại): lời
giục giã cuống quýt, vội
vàng để tận hưởng
những giây phút tuổi
xuân của mình giữa mùa
xuân của cuộc đời, của
vũ trụ.

Họat động 2: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
* Thao tác 2 :
II. Đọc hiểu văn bản
Hướng dẫn HS đọc - hiểu 13 câu 1. Câu 1-13: Tình yêu cuộc sống trần
thơ đầu
thế “tha thiết”.
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Tìm
a. Câu 1-4: Khát vọng của nhà
hiểu 13 câu đầu và trả lời các thơ.
câu hỏi:
- Niềm ước muốn kì lạ, táo bạo, liều
1. Nhan đề của bài thơ có gì lĩnh:
đặc biệt?
+ tắt nắng
2. Ai là người bộc lộ cảm + buộc gió
xúc trong bài thơ? Người đó - Mục đích : Giữ lại sắc màu, mùi
hiện ra qua đại từ nào?
hương.
3. Theo văn bản, trong bốn - Thực chất: Sợ thời gian trôi chảy,

câu thơ đầu cái tôi trữ tình muốn níu kéo thời gian, muốn tận
mong muốn điều gì? Vì sao?
hưởng mãi hương vị của cuộc sống.
4. Đánh dấu vào các từ ngữ Bất tử hóa cái đẹp.
chỉ hình ảnh trong khổ thơ. - Nghệ thuật:
Đưa hình ảnh đánh dấu vào sơ
+ Thể thơ ngũ ngôn ngắn gọn, rõ
đồ theo nhóm (hình ảnh thị ràng như lời khẳng định, cố nén cảm
giác, vị giac, thính giác, khứu xúc và ý tưởng.
giác, xúc giác…)
+ Điệp ngữ: Tôi muốn / tôi muốn gợi
5. Quan sát xem dấu câu một cái tôi cá nhân khao khát giao
trong đoạn thơ có gì đặc biệt cảm và yêu đời đến tha thiết.
không. Vì sao tác giả sử dụng
dấu câu như vậy?
b. Câu 5-13: Cảm nhận thiên
6. Tâm trạng của nhân vật trữ đường trên mặt đất.
tình trong đoạn thơ trên?
- Được cảm nhận ở thời điểm ban đầu:
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ + Buổi sáng – khởi đầu một ngày mới.
- HS đọc văn bản trong SGK.
+ Tuần tháng mật – khởi đầu cuộc
- HS hoàn thiện phiếu học tập
sống lứa đôi.
Bước 3: HS báo cáo kết quả + Tháng giêng – khởi đầu cho một
thực hiện
năm mới.
HS Tái hiện kiến thức và trình Thời khắc đẹp đẽ, tinh khôi, tươi mới.
bày.
- Hình ảnh, màu sắc, âm thanh đẹp đẽ,

Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến tươi non, trẻ trung:
thức
+ Ong bướm tuần tháng mật
16

Năng lực làm
chủ và phát
triển bản
thân: Năng
lực tư duy

-Năng lực
hợp tác, trao
đổi, thảo
luận.

-Năng lực sử
dụng ngôn
ngữ.


+ Hoa của đồng nội xanh rì
+ Lá của cành tơ phơ phất
+ Khúc tình si của yến anh
+ Ánh sáng chớp hàng mi
Cảnh vật quen thuộc, gần gũi, mang
nét đặc trưng của mùa xuân.
Hấp dẫn, gợi cảm như một người
thiếu nữ trẻ trung, đầy sức sống.
- So sánh cuộc sống thiên nhiên như

người đang yêu, như tình yêu đôi lứa
đắm say, tràn trề hạnh phúc.
Tháng giêng ngon như một cặp môi
gần
+So sánh mới mẻ, độc đáo và táo
bạo: lấy con người làm chuẩn mực
cho mọi vẻ đẹp trên thế gian – điều
mà trong thơ cổ điển chưa có được.
+Thể hiện sự chuyển đổi cảm giác
tài tình từ thị giác sang vị giác để ca
ngơi vẻ đẹp tình yêu đôi lứa, hạnh
phúc tuổi trẻ.
- Tâm trạng đầy mâu thuẫn nhưng
thống nhất: Sung sướng >< vội vàng:
Câu thơ như tách ra làm 2:
+ Trên: hình ảnh tươi nguyên của
cuộc sống vui, háo hức.
+ Dưới: nỗi buồn, bâng khuâng,
quấn quít.
=> Cảm nhận được sự trôi chảy của
thời gian. Muốn sống gấp, sống
nhanh, sống vội để chạy đua với thời - Năng lực
gian.
giải quyết
- Các câu thơ kéo dài thành 8 chữ để vấn đề:
dễ dàng vẽ bức tranh cuộc sống thiên
đường chính ngay trên mặt đất, ngay
trong tầm tay của mỗi chúng ta.
- Điệp từ: Này đây
Tất cả như được bày sẵn, mời gọi mọi

người thưởng thức một bữa tiệc trần
gian.
- Nhịp thơ nhanh, gấp biểu hiện hơi
thở sống, nhịp điệu sống, nhịp thở
phập phồng.
-TIỂU KẾT: Thông qua những điệp
17


từ, điệp ngữ, những phép láy vần, điệp
thanh, những biện pháp so sánh, ẩn
dụ, hoán dụ đặc biệt là ẩn dụ chuyển
đổi cảm giác đặc sắc, Xuân Diệu đã
làm hiện lên một bức tranh, một hình
ảnh cuộc đời tràn đầy âm thanh, màu
sắc.
HẾT TIẾT 1
Thao tác 2: Hướng dẫn HS tìm
hiểu 17 câu thơ tiếp.
GV cho HS đọc thơ.
Gv giao nhiệm vụ. Hs trả lời các
câu hỏi sau:
1. Quan niệm truyền thống về
thời gian được thể hiện qua
cụm từ nào trong đoạn thơ?
2. Hãy suy luận xem quan
niệm như vậy tạo cho con
người cách ứng xử như thế nào
trước thời gian?
3. Liệt kê các từ ngữ chỉ bước

đi của thời gian? Theo bước đi
của “Xuân”, cái tôi trữ tình
nhận ra mình có còn mãi với
thời gian không?
4. Theo bước đi của xuân, cái
tôi trữ tình có những băn khoăn
gì?
5. Thời gian được cảm nhận
như thế nào qua đoạn thơ “Mùi
tháng năm còn rớm vị chia
phôi…phai tàn sắp sửa”?
6. Chỉ ra các yếu tố nghệ
thuật nổi bật của đoạn thơ và
hiệu quả của chúng?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
- HS đọc văn bản trong SGK.
- HS hoàn thiện phiếu học tập
Bước 3: HS báo cáo kết quả
thực hiện
HS Tái hiện kiến thức và trình
bày.
Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến
thức

2. Mười bảy câu thơ tiếp theo: Nỗi
băn khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp
người
- Triết lí về thời gian:
+ Xuân tới - xuân qua
+ Xuân non - xuân già

+ Xuân hết - tôi mất.
+ Lòng rộng - đời chật.
+ Xuân tuần hoàn – tuổi trẻ chẳng
hai lần thắm lại
+ Còn trời đất – chẳng còn tôi
- Nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi,
mong manh của kiếp người trong sự
chảy trôi nhanh chóng của thời gian.
+Quan niệm về thời gian tuyến
tính, một đi không trở lại (so sánh với
quan niệm thời gian tuần hoàn của
người xưa).
+Cảm nhận đầy bi kịch về sự
sống, mỗi khoảnh khắc trôi qua là một
sự mất mát, phai tàn, phôi pha, mòn
héo.
+Cuộc sống trần gian đẹp như
một thiên đường; trong khoảnh khắc
đó, thời gian một đi không trở lại, đời
người ngắn ngủi – nên chỉ còn một
cách là phải sống vội.
- Thiên nhiên:
+ Năm tháng …chia phôi
+ Sông núi…tiễn bịêt.
+ Gió…hờn
+ Chim…sợ
-Thiên nhiên, cảnh vật đều
nhuốm màu chia phôi, li biệt, đều
mang tâm trạng lo âu, phấp phỏng
18


Năng lực
sáng tạo
Năng lực cảm
thụ, thưởng
thức cái đẹp




×