Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

GIẢI PHÁP dạy DT lớp 9 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.56 KB, 6 trang )


2

BIỆN PHÁP
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY PHẦN DI TRUYỀN HỌC
1. Mục đích, yêu cầu
1.1. Mục đích
Đây là kiến thức mới mẻ, tư duy trừu tượng cao vì vậy phải có phương pháp
giảng dạy thích hợp mới phát huy tính chủ động sáng tạo trong học tập của các em
được tốt, lĩnh hội được kiến thức hiệu quả nhất. Đa số hiểu bài và làm được bài tập
di truyền đơn giản.
Phần này nhằm trang bị cho học sinh một số kiến thức cơ bản ở trình độ phổ
thông về cơ sở vật chất, cơ chế, tính quy luật của hiện tượng duy truyền và biến dị.
- Tính quy luật của hiện tượng di truyền liên quan với các cấu trúc vật chất
trong tế bào là NST, ADN, học sinh có hiểu biết sơ lược về cấu trúc, chức năng và
hoạt động của NST, ADN trong tế bào.
1.2. Yêu cầu
- Phát triển tư duy thực nghiệm quy nạp cho học sinh thấy di truyền, biến dị
là những hiện tượng sinh học phức tạp nhưng cũng có thể nghiên cứu phát hiện tính
qui luật và tìm hiểu nguyên nhân của chúng bằng phương pháp tổ chức thí nghiệm.
- Phát triển tư duy về cơ sở vật chất, cơ chế của hiện tượng di truyền và biến
dị ở cấp độ tế bào và phân tử.
- Phát triển tư duy qua giải bài tập về bài toán thuận và nghịch trên cơ sở vận
dụng 3 Định luật di truyền của Men đen.
Kết thúc học kì, năm học số học sinh khá giỏi tăng, số học sinh trung bình
yếu giảm.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện
2.1. Thực trạng
Nhiều hiện tượng trong cuộc sống như di truyền trung gian, đột biến, tật bệnh di
truyền bẩm sinh, sinh con trai, con gái…nhiều vấn đề trong chăn nuôi, trồng trọt
như giống thuần chủng, thoái hoá giống, ưu thế lai … đều liên quan tới di truyền


học.
2.2. Các giải pháp, biện pháp thực hiện
2.2.1. Phương pháp giảng dạy các khái niệm di truyền


3
Phần Di truyền học lớp 9 gồm 3 nhóm khái niệm.
a. Nhóm khái niệm phản ánh các hiện tượng liên quan với sự sinh sản và
Di truyền
VD : Dòng thuần, hiện tượng đồng tính của cơ thể lai F1, hiện tượng phân
tính ở F2. hiện tượng di truyền độc lập của các cặp tính trạng, hiện tượng di truyền
liên kết của nhóm tính trạng, hiện tượng thoái hoá giống do giao phối gần, hiện
tượng ưu thế lai.
b. Nhóm khái niệm phản ánh các cấu trúc vật chất di truyền
VD : NST thường ; NST giới tính ; bộ NST lưỡng bội ; bộ NST đơn bội ; cặp
NST tương đồng; sợi NST ; Hạt nhiễm sắc, ADN, gen.
c. Nhóm khái niệm phản ánh cơ chế của hiện tượng di truyền .
VD: Sự tự nhân đôi, phân li, tổ hợp của NST, sự tự sao chép của phân tử
ADN, sự phân li độc lập, tổ hợp tự do của các cặp gen.
Muốn tìm hiểu bản chất của hiện tượng di truyền phải nghiên cứu các cấu
trúc ở cấp độ tế bào và phân tử, làm cơ sở vật chất cho hiện tượng di truyền và phải
nghiên cứu cơ chế của hiện tượng di truyền tức là cách thức vận động, tương tác
giữa các cấu trúc đó. Chẳng hạn muốn nghiên cứu hiện tượng di truyền giới tính thì
phải nghiên cứu cấu trúc chức năng của NST giới tính, sự phân li tổ hợp của cặp
NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh.
Muốn hiểu hiện tượng đồng tính F1 thì phải nghiên cứu sự phân bố của các
cặp gen trên NST, sự phân li, tổ hợp của các NST trong cặp đồng dạng, sự phân li
và tổ hợp của các gen trong cặp tương ứng, sự tương tác giữa 2 gen trội và lặn
trong cặp tương ứng.
Qua thực tế chất lượng lĩnh hội khái niệm của HS thường biểu hiện ở mức độ

sau :
- Sự lĩnh hội khái niệm mới chỉ dừng lại ở mức độ những biểu tượng cụ thể.
HS nhận biết KN ở một vài dấu hiệu bề ngoài chưa phân biệt được dấu hiệu bản
chất.
VD : HS định nghĩa cơ thể dị hợp ở các dạng sau :
+ Là cơ thể Aa.
+ Cơ thể chứa cả tính trạng của Bố và mẹ
+ Cơ thể chứa 1 gen trội và 1 gen lặn.
+ Cơ thể lai.
+ Cơ thể không thuần chủng.


4
- HS đã nắm được một số dấu hiệu bản chất của khái niệm nhưng chưa tách
được dấu hiệu bản chất, do đó vẫn lẫn lộn các khái niệm gần nhau.
VD : KN Thường biến có nhiều dấu hiệu. Biến dị đồng loạt theo một hướng
xác định, tương ứng với môi trường…
Nhưng dấu hiệu bản chất nhất là: thường biến là những biến đổi ở kiểu hình
trong đời cá thể do ảnh hưởng trực tiếp của môi trường chứ không do biến đổi
trong kiểu gen. Vì vậy biến dị này không di truyền được. Thường biến là loại biến
dị ở kiểu hình nhưng không phải mọi biến dị ở kiểu hình đều là thường biến. Đột
biến trong gen, trong NST cũng biểu hiện thành những biến dị đột ngột, gián đoạn
ở kiểu hình.
- HS đã nắm đúng dấu hiệu bản chất nhất của khái niệm, do đó đặt đúng khái
niệm mới học vào hệ thống khái niệm đã biết và biết vận dụng khái niệm để giải
những bài tập nhỏ trong học tập hoặc giải thích hiện tượng thực tiễn.
VD : Nếu không nắm vững là khái niệm thể đồng hợp, thể dị hợp được áp
dụng cho từng cặp gen thì mặc dầu đã biết AA, aa là thể đồng hợp, Aa là thể dị hợp,
HS sẽ không khỏi lúng túng khi đọc kiểu gen AA BB Cc (thể đồng hợp về 2 gen A,
B và dị hợp gen c)

Vì không nắm vững các khái niệm về kiểu gen, cơ chế phân li tổ hợp của các
cặp gen, HS đã mắc phải những sai lầm sơ đẳng như sau :
+ Viết kiểu gen của bố, mẹ là A;a (đáng lẽ phải viết AA; aa)
+ Viết kết quả giao phối sai :AA x aa =>AAaa.
+ Viết được kết quả giao phối : AA x aa nhưng không viết được kết quả giao
phối Aa x aa.
+ Viết kiểu giao tử sai: Aa, Bb, bA, aA (đáng lẽ phải viết AB; Ab, aB, ab)
Nếu nắm vững khái niệm tính trội, tính lặn, nguyên nhân hiện tượng phân
tính ở đời lai thì HS sẽ phải trả lời được những câu hỏi thực tế như :
+ Vì sao trong thực tế thường chỉ thấy trâu đen hoặc trâu trắng mà không gặp
trâu lang đen trắng, tuy có gặp bò lang trắng đen, chó khoang trắng đen ?
+ Vì sao có trường hợp trâu bố và mẹ đều đen mà lại sinh ra nghé trắng.
- GV tập trung giảng giải, phân tích kĩ một số khái niệm chủ chốt thường đã
được định nghĩa và in nghiêng trong SGK.
Một số khái niệm khác là phương tiện để lĩnh hội các khái niệm chủ chốt
này, thường không được định nghĩa mà chỉ cho HS làm quen với thuật ngữ qua một
ví dụ cụ thể.


5
VD: Thể đồng hợp, thể dị hợp, NST thường, NST giới tính, bộ NST lưỡng
bội, bộ NST đơn bội.
3. Kết quả
Qua quá trình trực tiếp giảng dạy 1 số lớp 9 đã thu được kết quả trong năm
học 2018 - 2019 như sau
TT

Lớp

Số HS


1

9A

2

9B
Tổng

Loại giỏi

Loại khá

Loại TB

SL

%

SL

%

SL

%

37


4

10,81

10

27,02

23

62,16

35

3

8,57

9

25,7
1

23

65,71

72

7


9,72

19

26,38

46

63,88

Năm học 2019 - 2020
TT

Lớp

Số HS

1

9A

2

9B
Tổng

Loại giỏi

Loại khá


Loại TB

SL

%

SL

%

SL

%

41

8

19,5
1

16

39,02

17

41,46


41

7

17,03

14

34,14

20

48,78

82

15

18,29

30

36,5
8

37

45,12

4. Đánh giá chung

1. Đối với giáo viên
- Từ kết quả đạt được trong giảng dạy tôi nhận thức được rằng người GVcần
phải có sự say mê trong giảng dạy, luôn có ý thức coi trọng nghề nghiệp, có tinh
thần trách nhiệm và tình thương với HS. Có như vậy bản thân người thầy giáo mới
say mê với công tác chuyên môn nghiệp vụ, nghiên cứu kỹ tài liệu, sưu tầm tư liệu
tranh ảnh, tìm tòi phương pháp đặc trưng đối với từng bài.
- GV phải có uy tín với HS cũng như phụ huynh
- GV phải tìm hiểu kỹ từng đối tượng HS, khơi dậy say mê yêu thích môn
học, giúp các em có phương pháp học đúng đắn.
2. Đối với học sinh
- Chuẩn bị đầy đủ SGK, tài liệu tham khảo, vở ghi, vở BT.


6
- Công tác nội, ngoại khoá, tìm hiểu những vấn đề mà bài học đặt ra yêu cầu
ở ngay địa phương, công tác dân số, công tác phòng chống Ma tuý, phòng chống
AIDS v.v..
- Các em phải có phương pháp học đúng: Học theo phương pháp suy luận
tránh học vẹt, cốt nhớ chữ nhưng không hiểu nghĩa của các khái niệm.
- Gia đình quan tâm và tạo điều kiện để các em học toàn diện tránh học lệch,
học tủ..v.v….
5. Phương phướng nhiệm vụ trong các năm học tiếp theo
Tiếp tục áp dụng triển khai trong nhà trường, phổ biến đến bạn bè đồng
nghiệp trong đơn vị và các đơn vị giáo dục khác.
Xác nhận của Hiệu trưởng
(Ký và đóng dấu)

Phố Bảng, ngày 19 tháng 10 năm 2020.
Người viết
(Ký và ghi rõ họ tên)




×