Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Rèn luyện kỹ năng mềm thông qua hoạt động thuyết trình trong giờ học nói

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (878.06 KB, 5 trang )

Chi n l c ngo i ng trong xu th h i nh p

Tháng 11/2014

RÈN LUYỆN KỸ NĂNG MỀM THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG THUYẾT TRÌNH
TRONG GIỜ HỌC NÓI
Nguy n Th Thu Lan, Nguy n C nh Linh
Tr ng Đ i h c Ngo i ng , ĐHQG Hà N i
Tóm t t: Nắm vững yêu cầu của nhà tuyển dụng
về những kỹ năng cơ bản mà sinh viên tốt nghiệp ñại

skills of recruitment agencies should be highly
concerned.

học phải ñáp ứng là rất cần thiết. Trong bốn kỹ năng
thực hành ngôn ngữ nghe, nói, ñọc và viết, kỹ năng nói
luôn ñược ñặt lên hàng ñầu. Nói là quá trình sản sinh
ngôn ngữ ñể thực hiện mục ñích giao tiếp. Sử dụng các

Thanks to realizing the importance of the problem
and also to reduce the learning program, training soft skills
in practical language skills class is the efficient solution.
In

bài tập thuyết trình trong giờ học diễn ñạt nói ñược xem

four

practical

language



skills:

listening,

là một hoạt ñộng có hiệu quả ñể rèn luyện cho sinh

speaking, reading, and writing, speaking skill is always

viên những kỹ năng ñáp ứng yêu cầu của công việc.

a top priority. Speaking is the production of language

T

khóa: Kỹ năng mềm, nhà tuyển dụng, doanh

nghiệp, sinh viên, thuyết trình, học diễn ñạt nói.
The current difficulties that graduated students
face with when applying for a job have been the social
concern. The deficiency of experience and skills are
common for graduates looking for a job.
Certificates are necessary but not sufficient
factors. The employers not only concern about
employee’s qualification, expertise, or certifications, in
other words the “hard skills” but more importantly, they
appreciate the skills that experts call “cognitive” and
“social” or “soft skills”. This is the decisive factor in
career success.
Because of the deficiency of skills, Vietnamese

students

lose

many

employment

opportunities.

However, to meet the requirements of recruitment
agencies, the soft skills such as teamwork skills,
communication skills, presentation skills, thinking and
creative skills need to be trained.
Soft skills training in schools are the great
significance in education reform especially in higher
education. Employment for graduated students is one
of the most important criteria to evaluate the quality
training of the universities. Being the lectures teaching
junior and senior students at department of French
language and culture (civilization) of University of
Languages and International Studies, we find that the
requirements to graduated students’ expertise and soft

for

communication

purpose.


Using

presentation

exercises in speaking class is considered as an
effective activity to train the necessary soft skills.

1. MỞ ĐẦU
Hiện nay vấn ñề sinh viên tốt nghiệp gặp nhiều
khó khăn khi ñi xin việc ñang ñược xã hội hết sức
quan tâm. Thiếu kinh nghiệm, thiếu kỹ năng là
ñiều thường gặp ở sinh viên khi tìm việc làm.
Bằng cấp mới chỉ là yếu tố cần chứ chưa ñủ.
Người sử dụng lao ñộng quan tâm không chỉ tới
trình ñộ, kiến thức chuyên môn hay bằng cấp
chứng chỉ, hay nói một cách khác là kỹ năng cứng
(KNC) mà ñặc biệt coi trọng các kỹ năng mà giới
chuyên môn gọi là kỹ năng mềm (KNM). Đây
chính là nhân tố quyết ñịnh sự thành công nghề
nghiệp.
Thấy ñược tầm quan trọng của vấn ñề và ñể
giảm tải thời lượng chưong trình học, tiến hành
rèn luyện các KNM thông qua giờ học môn thực
hành tiếng trên lớp là một giải pháp hữu hiệu.
2. CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN KỸ
NĂNG
2.1. Khái niệm chung về kỹ năng
Gần ñây chúng ra nghe nói nhiều về thuật ngữ
“kỹ năng” như là kỹ năng sống, kỹ năng mềm, kỹ
năng chuyên môn, kỹ năng giao tiếp… Doanh

nghiệp khi tuyển dụng bên cạnh những yêu cầu về
chuyên môn cũng ñòi hỏi các ứng viên phải có ñủ
121


Ti u ban 1: Đào t o chuyên ng

các kỹ năng cần thiết. Điều này trở thành một áp
lực không nhỏ ñối với sinh viên tốt nghiệp. Tuy
nhiên, kỹ năng là gì? Làm thế nào ñể có kỹ năng?
Học kỹ năng khi nào, ở ñâu? Đó là những câu hỏi
cần ñi sâu nghiên cứu ñể giúp người học có ñược
những kỹ năng cơ bản, nhằm ứng dụng trong công
việc và cuộc sống.
Có thể ñịnh nghĩa rằng: kỹ năng là năng lực
hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục
một hay một chuỗi hành ñộng trên cơ sở hiểu biết
(kiến thức hay kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả
mong ñợi.
Có nhiều cách phân loại kỹ năng khác nhau.
Xét theo tổng quan kỹ năng ñược chia ra làm 3
loại: kỹ năng chuyên môn, kỹ năng sống và kỹ
năng làm việc. Xét theo khía cạnh liên quan ñến
chuyên môn, kỹ năng cũng ñược chia thành 3 loại:
kỹ năng cứng, kỹ năng mềm và kỹ năng hỗn hợp.
Dựa vào ñặc ñiểm về lứa tuổi, về học vấn, về kinh
ngiệm sống và về nhu cầu nghề nghiệp, chúng tôi
ñề xuất thuật ngữ dùng ñể chỉ kỹ năng ñối với ñối
tượng sinh viên (ñối tượng nghiên cứu): kỹ năng
cứng, kỹ năng mềm và kỹ năng sống.

Kỹ năng cứng (hard skills), nhóm kỹ năng về
chuyên môn hay bằng cấp thường xuất hiên trên
bản lý lịch liên quan ñến khả năng học vấn, kinh
nghiệm, sự thành thạo về chuyên môn. Là những
kiến thức mà người học có ñược thông qua hoạt
ñộng học tập và ñào tạo từ nhà trường và có thể
coi ñây là những kỹ năng nền tảng.
Kỹ năng mềm (soft skills), là thuật ngữ dùng ñể
chỉ những kỹ năng quan trọng trong cuộc sống
con người, có liên quan ñến việc sử dụng ngôn
ngữ, khả năng hòa nhập xã hội, thái ñộ và hành vi
ứng xử áp dụng vào việc giao tiếp giữa người với
người, là những thứ thường không ñược học trong
nhà trường, không liên quan ñế kiến thức chuyên
môn mà chủ yếu phụ thuộc vào cá tính của từng
người. Chúng quyết ñịnh bạn là ai, làm việc thế nào,
là thước ño hiệu quả cao trong công việc.
Một số kỹ năng có thể ñược coi là KNM bao
gồm: kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng làm việc
nhóm, kỹ năng lãnh ñạo, kỹ năng thuyết trình, kỹ
122

năng giải quyết xung ñột và hòa giải, kỹ năng tư
duy sáng tạo phê phán, kỹ năng thấu hiểu và thông
cảm với người khác, kỹ năng ñàm phán, kỹ năng
tổ chức công việc hiệu quả…
KNM bổ trợ cho KNC, là những kỹ năng chính
nhà tuyển dụng yêu cầu ở ứng viên.
Kỹ năng sống (KNS), là khả năng ñể có ñược
hành vi thích ứng và tích cực giúp các cá nhân có

thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách
thức của cuộc sống hàng ngày.
Khái quát lại KNS bao gồm những KNM liệt
kê ở trên kết hợp với những kỹ năng giúp ta phản
ứng một cách hiệu quả trước những khó khăn của
cuộc sống và từ ñó vươn lên mạnh mẽ ñể thành
công hơn, ñó là: sự tự tin, kỹ năng học và tự học,
kỹ năng tự tạo ñộng lực hay tự ñộng viên bản
thân, kỹ năng ñặt mục tiêu cho mình trong cuộc
sống, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng tự nhận
thức giá trị của bản thân, kỹ năng lắng nghe…
Kỹ năng ñược hình thành khi chúng ta áp dụng
kiến thức vào thực tiễn. Kỹ năng có ñược do quá
trình lặp ñi lặp lại một hoặc một vài nhóm hành ñộng
nhất ñịnh nào ñó. Các kỹ năng thường không tách
rời mà có mối liên quan chặt chẽ với nhau.
Kỹ năng không phải tự nhiên có ñược mà ñược
hình thành trong quá trình học tập và ñược hoàn
thiện dần trong công việc và cuộc sống. Quá trình
hình thành kỹ năng diễn ra cả trong và ngoài hệ
thống giáo dục. Kỹ năng luôn có chủ ñích và ñịnh
hướng rõ ràng và ñều trải qua các bước sau: hình
thành mục ñích, lên kế hoạch, cập nhật kiến thức,
luyện tập và sau cùng là ứng dụng và hiệu chỉnh.
Hãy biết tận dụng tất cả các kỹ năng. Trong khi
khám phá và xây dựng những KNM không nên
xem nhẹ những KNC vì hai kỹ năng này bổ trợ
cho nhau và càng không nên bỏ qua những KNS
vì những kỹ năng này giúp con người thực hiện
ñầy ñủ các chức năng và hòa nhập vào cuộc sống

hàng ngày. Chìa khóa dẫn ñến thành công thực sự
là phải biết kết hợp khéo léo cả 3 kỹ năng trên.
2.2. Kỹ năng mềm với hoạt ñộng tuyển dụng
của doanh nghiệp
Ngoài trình ñộ học vấn cơ bản và bằng cấp
trình ñộ, ñể khởi ñầu một công việc thì còn có rất


Chi n l c ngo i ng trong xu th h i nh p

nhiều kỹ năng khác nữa mà người chủ doanh
nghiệp ñòi hỏi những nhân viên của mình cần phải
có. Qua khảo sát trên 100 mẫu tin tuyển dụng của
doanh nghiệp có thể nhận thấy 3 nhóm kỹ năng
xuất hiện với tần xuất cao nhất, ñó là: nhóm kỹ
năng về chuyên môn, nhóm kỹ năng mềm và
nhóm kỹ năng về lãnh ñạo.
Một cuộc khảo sát mới ñây do Ngân hàng Thế
giới và Viện Nghiên cứu Quản lý Trung ương tiến
hành (CIEM) với sự tham gia của 350 công ty
thuộc lĩnh vực sản xuất và dịch vụ tại Hà Nội,
thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận về tiêu
chí cho một lực lương lao ñộng tay nghề cao ñó
là: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm và
kỹ năng tư duy phê phán, giải quyết vấn ñề.
Đây là những tiêu chí có tần xuất cao nhất qua
cuộc thăm dò. Như vậy nhà tuyển dụng cần ở
người lao ñộng không chỉ bằng cấp mà cả kỹ năng.
Có thể thấy kỹ năng làm việc nhóm và giải quyết
vấn ñề là kỹ năng quan trọng với người công nhân,

còn ñối với giới công chức, văn phòng và quản lý:
kỹ năng tư duy phê phán tiếp theo ñó là các kỹ
năng giải quyết vấn ñề, kỹ năng lãnh ñạo và kỹ
năng giao tiếp.
Những người sử dụng lao ñộng ñang ñưa ra
một thông ñiệp cho ngành giáo dục: các kỹ năng
trên không thể thu nhận ñược một sớm một chiều
bằng cách học thuộc lòng, giáo viên giảng – học
sinh chép, một thực tế phổ biến ở nhiều trường
Việt Nam. Nếu hệ thống giáo dục, nhất là giáo dục
ñại học, với trọng trách chuẩn bị nguồn nhân lực
cho thị trường lao ñộng, muốn ñem ñến những kỹ
năng nghề nghiệp mà người sử dung lao ñộng
mong muốn, thi nhất thiết phương pháp giảng dạy
sẽ cần phải thay ñổi.
2.3. Kỹ năng mềm với giáo dục ñại học
Hiện nay KNM là môn học ñã ñược ñưa vào
giảng dạy ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam
các kỹ năng này chưa ñược chú trọng trong nội
dung giảng dạy. Nhà trường chỉ cố cung cấp thật
nhiều kiến thức chuyên môn cho người học dẫn
ñến tình trạng sinh viên khi ra trường thiếu hụt rất
nhiều kỹ năng.

Tháng 11/2014

Đi vào tìm hiểu về mục tiêu của chương trình
ñào tạo cử nhân tiếng Pháp trường ĐHNNĐHQGHN là “Nhằm ñào tạo ra những nhà chuyên
môn có khả năng thích ứng cao, có kiến thức tốt
về tiếng Pháp và sử dụng thành thạo tiếng Pháp

tương ñương mức C1 theo khung tham chiếu châu
Âu; có tính linh hoạt, năng lực cơ bản (như khả
năng giao tiếp, xác ñịnh và giải quyết vấn ñề, năng
lực giải quyết vấn ñề); có những KNM như kỹ
năng giao tiếp, tìm tòi, suy xét, làm việc nhóm;
hiểu biết về môi trường ñịa phương, trong nước
hay quốc tế, mà ở ñó tiếng Pháp ñược sử dụng
như một ngoại ngữ, hay một ngôn ngữ quốc tế; có
kiến thức về xã hội, văn hóa rộng lớn; có thể tiếp
tục tự học, tham gia học tập ở bậc học cao hơn,
tích lũy những phẩm chất và kỹ năng cá nhân
cũng như nghề nghiệp quan trọng ñể trở thành
chuyên gia, các nhà quản lí, lãnh ñạo trong lĩnh
vực chuyên môn của mình”.1 Tức là ñể trở thành
cử nhân tiếng Pháp, bên cạnh những kỹ năng về
chuyên môn, sinh viên tốt nghiệp cần ñược rèn
luyện thêm nhiều kỹ năng khác.
Như vậy có thể thấy yêu cầu về chuẩn ñầu ra
của trường ĐHNN-ĐHQGHN, sinh viên tốt
nghiệp cần ñược trang bị những KNM ñó là: các
kỹ năng cá nhân, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng
quản lí và lãnh ñạo, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng
giao tiếp sử dụng ngoại ngữ và kỹ năng công
nghệ thông tin.
Thấy ñược tầm quan trọng của KNM, bắt ñầu
từ năm học 2013-2014, trường ĐHNN-ĐHQG HN
ñã triển khai việc rèn luyện KNM cho ñối tượng là
sinh viên năm thứ 3 của tất cả các khoa trong
trường với nội dung Hướng dẫn sử dụng và
thuyết trình bằng powerpoint, hiệu quả và thành

thạo nhất.
Tuy ñây mới chỉ là những hoạt ñộng rèn luyện
ban ñầu và cũng chỉ diễn ra với thời lượng là 2 tiết
học nhưng qua ghi nhận phản hồi từ phía người
hoc, sinh viên rất thích thú khi ñược trải nghiệm
các giờ học thực hành và qua ñó ñược rèn luyện
những kỹ thuật bổ trợ cho kỹ năng thuyết trình, kỹ
1

2012/DBCI.html
123


Ti u ban 1: Đào t o chuyên ng

năng sẽ ñồng hành cùng người học trong cuộc
sống cũng như trong công việc sau này.
Phải xuất phát từ nhu cầu của doanh nghiệp,
của người sử dụng lao ñộng và ñặc biệt là của
người lao ñộng ñể xây dựng chiến lược ñào tạo
thích hợp. Thông ñiệp mà cải cách giáo dục cần
truyền tải ñó là những KNM ñặc biệt là kỹ năng
giao tiếp, làm việc theo nhóm và tư duy phê phán
là những kỹ năng cần thiết cho tương lai.
3. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG MỀM THÔNG
QUA HOẠT ĐỘNG THUYẾT TRÌNH TRONG
GIỜ HỌC DIỄN ĐẠT NÓI
3.1. Rèn luyện kỹ năng mềm thông qua hoạt
ñộng thuyết trình
Việc rèn luyện KNM ở các trường chuyên ngữ

có thể ñược tiến hành song song với các giờ dạy
thực hành tiếng qua việc rèn luyện các kỹ năng
nghe, nói, ñọc và viết.
Trong bốn kỹ năng thực hành ngôn ngữ ñược
ñề cập ở trên, kỹ năng diễn ñạt nói luôn ñược ñặt
lên hàng ñầu. Nói là quá trình sản sinh ngôn ngữ
ñể thực hiện mục ñích giao tiếp. Thông thường
trong giảng dạy kỹ năng diễn ñạt nói ngoài các
hình thức như bài tập ñóng vai với các tình huống,
tả tranh, tranh luận… thuyết trình là loại bài tập
giao tiếp mà sinh viên với hành trang ngôn ngữ
vững chắc của mình, ñược trang bị thêm những kỹ
năng khác có thể tự tin giao tiếp trong những tình
huống cụ thể. Các bài tập này có thể là bài ñộc
thoại, hội thoại hoặc tam thoại…
Loại bài tập này ñòi hỏi sự lao ñộng nghiêm
túc của sinh viên cũng như của giáo viên. Sinh
viên phải tư duy ñể chọn ñược vấn ñề mở, mang
tính thời sự, có nguồn tư liệu dồi dào ñể ñược trợ
giúp. Nhóm họp những sinh viên có cùng sở thích
ñể cùng nhau xây dựng nên bộ khung cho vấn ñề
mình sẽ ñề cập. Tiếp ñến phải phân công, nhắc
nhở nhau hoàn thành bài tập cho ñúng tiến ñộ và
kết thúc bằng việc cùng xuất hiện trước công
chúng, thuyết trình, ñộng viên, hỗ trợ cho nhau,
cùng nhau lập luận, bảo vệ vấn ñề mình muốn
trình bày. Về phía giáo viên, người thày luôn luôn
ñồng hành với sinh viên của mình từ giây phút các
124


em nhóm họp, chọn chủ ñề. Với kinh nghiệm và
với hiểu biết về nguồn tài liệu thày có thể giúp các
em tránh ñi vào ngõ cụt. Thày cũng phải dành quĩ
thời gian tương ñối cho sinh viên trong việc sửa
dàn bài, góp ý cho phần minh họa: thiết kế trang
bìa, thiết kế các trang trình chiếu, video hoặc các
tài liệu nghe nhìn, cách tìm tư liệụ qua sách vở
ñặc biệt là qua mạng Internet, nguồn tư liệu mà
sinh viên rất yêu thích, cách trình bày phần trích
dẫn sách...
3.2. Đánh giá việc rèn luyện kỹ năng mềm
Mục ñích là rèn luyện KNM cho sinh viên tích
hợp với hoạt ñộng học thực hành tiếng môn diễn
ñạt nói nên trong khâu ñánh giá giáo viên cần chú
trọng vào các bài tập kiểm tra cho các KNM ñã
nêu ở trên.
Có thể tiến hành làm việc theo nhóm: nhóm
họp, tổ chức, lãnh ñạo, quản lý thời gian, phân
công, theo dõi tiến ñộ công việc…
Chú trọng việc hoàn thiện kỹ năng giao tiếp
(kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Pháp): chào hỏi, tự
tin trước ñám ñông, kiểm soát ngôn ngữ phi lời
nói, nắm ñược nội dung của vấn ñề trinh bày, sử
dụng nhuần nhuyễn các mẫu câu dùng ñể thuyết
trình trong tiếng Pháp, kiểm soát diễn ngôn, từ
vựng, ngữ âm…
Và không thể thiếu ñược hoạt ñộng góp ý, ñưa
nhận xét cá nhân cho phần bài thuyết trình của các
bạn trong lớp, ñặt câu hỏi cho những vấn ñề mình
và các bạn trong lớp quan tâm hay nói cụ thể là

học cách tương tác…
Hiện nay với công nghệ thông tin tiên tiến giáo
viên có thể trao ñổi bài với sinh viên qua các kênh
như facebook, twitter, messenger, instagram…
ñây là các kênh giao tiếp giới trẻ thường sử dụng,
miễn phí và cũng có thể là cơ hội ñể có ñược sự
ñóng góp ý kiến trong phạm vi của các bạn cùng
lớp, các bạn có cùng mối quan tâm.
Sử dụng các bài tập thuyết trình trong giờ học
diễn ñạt nói ñược xem như là một hoạt ñộng có
hiệu quả ñể rèn luyện những KNM cần thiết: phát
triển kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, cách tìm


Chi n l c ngo i ng trong xu th h i nh p

tư liệu, sử dụng kỹ thuật hỗ trợ powerpoint trong
việc thiết kế tập tin, thuyết trình… kết hợp với
việc ñạt ñược mục tiêu trong học diễn ñạt nói:
kiểm soát diễn ngôn, từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm.
4. KẾT LUẬN
Do thiếu kỹ năng nên sinh viên Việt Nam ñang
ñánh mất nhiều cơ hội vịêc làm. Những KNM cần
phải rèn luyện ñể ñáp ứng ñược yêu cầu của cơ
quan tuyển dụng ñó là kỹ năng làm việc nhóm, kỹ
năng giao tiếp, thuyết trình, kỹ năng tư duy, phê
phán, sáng tạo…
Xây dựng chương trình môn học KNM ñể ñưa
vào giảng dạy là việc làm cấp thiết trong tình hình
hiện nay khi mà chất lượng nguồn nhân lực của

chúng ta ñang có nhiều vấn ñề. Kết hơp một cách
ñồng bộ các giải pháp ñổi mới nội dung giảng dạy
sẽ giúp sinh viên tốt nghiệp ra trường có công ăn
việc làm, có cuộc sống ổn ñịnh.
Từ nghiên cứu: “Rèn luyện Kỹ năng mềm cho
sinh viên” thông qua hoạt ñộng day – học chúng
tôi có nguyện vọng ñược tiếp tục nghiên cứu vấn
ñề: “Kỹ năng sống cho sinh viên ngoài giờ lên
lớp”. Việc rèn luyện các kỹ năng xã hội này sẽ

Tháng 11/2014

giúp sinh viên nhanh chóng thích nghi với cuộc
sống, hòa nhập với cộng ñồng, hòa nhập với xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. BOUTINET J. – P. (2006), Compétences
transversales pour l’enseignement des langues
étrangères, 3ème éd., Paris, PUF.
2. HALL R. (2009), Thật ñơn giản thuyết trình, NXB
Lao Động xã hội.
3. KLAUS P. (3/2012), Sự thật cứng về kỹ năng mềm,
NXB Trẻ.
4. POULET P. (1998), Développer les compétences
transversals et méthodologies, SED.
5. REY B., CARETTE V., KAHN S. (2007), les
compétences à l’école, De Boeck.
6. TIERNEY E. (2005), 30 phút dành ñể phát triển kỹ
năng giao tiếp, NXB Phụ nữ.
7. Trần Ngọc Tam, Nguyễn Văn Thưởng (5/2012), Sử
dụng phương pháp thuyết trình theo hướng phát huy

tính tích cực của sinh viên trong các nhà trường hiện
nay, Dạy và Học ngày nay, tr 18-19.
8. VĨNH THẮNG (10/2011), Top 10 kỹ năng mềm
cho bạn trẻ, NXB Trẻ.
9. />10. />
125



×