Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Tìm hiểu chế độ thai sản của Bảo hiểm xã hội và thực trạng áp dụng tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.07 KB, 16 trang )

Mục lục
Mục lục………………………………………………………………………………….. 3
Lời mở đầu……………………………………………………………………................. 4
I.

II.
III.

IV.
V.
VI.

Lý thuyết cơ bản của chế độ thai sản…………………………................................... 5
1. Khái niệm.
2. Ý nghĩa.
3. Nguyên tắc của chế độ thai sản.
Nội dung về đối tượng chế độ thai sản…………………………….……………….. 5
Nội dung chế độ thai sản……………………………………………………….…... 6
1. Điều kiện hưởng chế độ thai sản.
2. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản.
2.1. Thời gian nghỉ khám thai.
2.2. Thời gian nghỉ khi bị xảy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu.
2.3. Thời gian hưởng khi thực hiện các biện pháp tránh thai.
2.4. Thời gian nghỉ nuôi con nuôi sơ sinh
2.5. Thời gian nghỉ sinh con.
2.6. Chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ.
3. Mức hưởng chế độ thai sản và cách tính.
3.1. Trợ cấp thay lương.
3.2. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
4. Chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi sinh.
Thực trạng áp dụng chế độ thai sản ở Việt Nam…………………………................ 11


1. Thực trạng về số lượng người tham gia hiện nay.
2. Thực trạng việc nhận trợ cấp thai sản ở Việt Nam.
Liên hệ ở Việt Nam và đưa ra giải pháp……………………………………………. 13
1. Liên hệ
2. Giải pháp
Kết luận và liên hệ bản thân………………………………………………............... 14
Danh mục tham khảo…………………………………………………………................ 16

1


Lời mở đầu

Trong cuộc sống ngày nay, con người muốn tồn tại và phát tri ển được thì
phải không ngừng lao động để làm thỏa mãn những nhu cầu của chính mình
như: ăn, mặc, ở… trong quá trình ấy họ cũng phải đối mặt với rất nhiều vấn đề
sảy ra kèm theo đó là những rủi ro, hiểm họa, nguy cơ như là ốm đau, tai nạn, già
yếu, chết hay mất việc làm… và để giảm bớt một phần thiệt hại từ những rủi ro,
hiểm họa, nguy cơ đó thì nhiều người đã chủ động chọn cho mình cách tham gia
vào các loại hình bảo hiểm. Bảo hiểm là hình thức chuyển giao rủi ro. Mua bảo
hiểm thực chất là mua sự an tâm, là đổi lấy cái sự không chắc chắn có kh ả năng
xảy ra thiệt hại bằng sự chắc chắn thông qua việc bù đắp bằng tài chính. Một
trong những loại bảo hiểm mà được mọi người quan tâm nhất thời nay đó chính
là bảo hiểm xã hội. “Bảo hiểm xã hội được hiểu là sự đảm bảo thay thế hoặc bù
đắp một phần thu nhập cho người lao động và gia đình họ từ quỹ Bảo hiểm xã
hội do các bên tham gia đóng góp, khi người lao động tham gai Bảo hiểm xã hội
bị giảm hoặc mất thu nhập từ lao động do các sự kiện xảy ra, nhằm đảm bảo ổn
định đời sống gia đình người lao động và đảm bảo an sinh xã hội”.
Chiếm hơn một nửa lực lượng lao động trong xã hội, lao động nữ có vị trí vô
cùng quan trọng trong gia đình và xã hội. Có thể nói lao động nữ là nguồn nhân

lực có tiềm năng to lớn của đất nước, là động lực thúc đẩy kinh tế xã h ội phát
triển. Để đảm bảo tốt hơn cái nguồn nhân lực ấy thì chế độ thai sản trong các
chế độ Bảo hiểm xã hội đã ra đời nhằm đảm bảo tốt hơn cho người lao động nữ
khi trong quá trình thai sản. Chế độ thai sản, có ý nghĩa và vai trò rất quan trọng
đối với người lao động nữ, không những đảm bảo thu nhập cho người lao động
khi công việc lao động tạm thời bị gián đoạn nó còn góp phần quan trọng trong
việc chăm sóc sức khoẻ cho người lao động, đảm bảo quyền được chăm sóc của
trẻ em. Nhận thấy được cái ý nghĩa quan trọng ấy và cũng một phần muốn hiểu
rõ hơn về Chế độ thai sản nên tôi đã quyết định đi vào tìm hiểu và nghiên cứu
sâu hơn về vấn đề này, với mục đích: “ Tìm hiểu chế độ thai sản của Bảo
hiểm xã hội và thực trạng áp dụng tại Việt Nam” và đây cũng chính là đề tài
cho bài Tiểu Luận của tôi.

2


I.

LÝ THUYẾT CƠ BẢN CỦA CHẾ ĐỘ THAI SẢN.
1. Khái niệm.
Chế độ thai sản là một trong các chế độ bảo hiểm xã hội, bao gồm các quy
định của Nhà nước nhằm bảo đảm thu nhập và bảo đảm sức khỏe cho người lao
động nữ nói riêng khi mang thai, sinh con và cho người lao động nói chung khi
nuôi con nuôi sơ sinh.
Đối tượng bảo hiểm thai sản chủ yếu được thực diện với lao động nữ trong
độ tuổi sinh đẻ khi khám thai, bị sảy thai, nạo, hút thai, khi thực hi ện các bi ện
pháp kế hoạch hóa gia đình (đặt vòng tránh thai, triệt sản), sinh con hoặc nuôi
con nuôi sơ sinh. Thông qua việc bù đắp một phần chi phí tăng lên trong quá
trình thai nghén, sinh con, nuôi con nuôi sơ sinh, bảo hiểm thai sản nhằm mục
đích trợ giúp, giữ cân bằng về thu nhập, góp phần tạo sự bình ổn về mặt vật

chất, bảo vệ sức khỏe cho người phụ nữ.
2. Ý nghĩa.
‒ Tạo điều kiện để lao động nữ thực hiện tốt chức năng làm mẹ.
‒ Tạo điều kiện để lao động nữ thực hiện tốt công tác xã hội.
‒ Tạo điều kiện để bảo vệ người mẹ và người con trong quá trình sinh đẻ
và nuôi con.
‒ Góp phần hình thành nguồn nhân lực mới có chất lượng cho xã hội.
Trong xã hội ngày nay, bảo hiểm thai sản không những có ý nghĩa to lớn đ ối
với bản thân người lao động và gia đình họ mà còn có ý nghĩa quan trọng đối v ới
toàn xã hội.

3. Nguyên tắc của chế độ thai sản.
Là một chế độ của Bảo hiểm xã hội nên chế độ thai sản phải tuân theo các
nguyên tắc của Bảo hiểm xã hội nhưng có một nguyên tắc đặc thù đó là: Người
hưởng chế độ thai sản được quỹ bảo hiểm xã hội đóng thay phí bảo hiểm trong
thời gian hưởng Bảo hiểm thai sản
II. NỘI DUNG VỀ ĐỐI TƯỢNG CHẾ ĐỘ THAI SẢN.
Theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì đối tượng được nghỉ việc hưởng
trợ cấp thai sản phải thuộc diện tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc. Bao gồm:
‒ Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp
đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một
công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, k ể cả hợp
đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo
pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao đ ộng .
‒ Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến
dưới 03 tháng.
3


‒ Nữ cán bộ, công chức, viên chức.

‒ Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong
tổ chức cơ yếu.
‒ Nữ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ
quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân;
người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.
‒ Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có
hưởng tiền lương.

III.

NỘI DUNG CỦA CHẾ ĐỘ THAI SẢN:
1. Điều kiện hưởng chế độ thai sản:
Theo Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014:
a. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các
trường hợp sau đây:
‒ Lao động nữ mang thai.
‒ Lao động nữ sinh con.
‒ Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ.
‒ Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi.
‒ Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp
triệt sản.
‒ Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
b. Điều kiện về thời gian đóng Bảo hiểm xã hội:
‒ Lao động nữ sinh con; Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang
thai hộ; Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 04 tháng tuổi phải đóng Bảo
hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con
hoặc nhận nuôi con nuôi. Trong đó:
+ Khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trước ngày 15 của tháng, thì
tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào th ời gian 12 tháng trước
khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi

Ví dụ: chị A sinh con vào ngày 14/01/2018, khi đó thời gian 12 tháng trước
khi sinh con được tính từ tháng 01/2017 đến tháng 12/2017, nếu trong khoảng
thời gian này chị A đã đóng Bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên thì được
hưởng chế độ thai sản khi sinh con theo quy định
+ Khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng, thì
tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước
khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Ví dụ: Chị B sinh con vào ngày 17/01/2018, khi đó thời gian 12 tháng trước
khi sinh con được tính từ tháng 02/2017 đến tháng 01/2018, nếu trong khoảng
thời gian này chị B đã đóng Bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng tr ở lên thì được hưởng
chế độ thai sản khi sinh con theo quy định
4


‒ Lao động nữ sinh con đã đóng Bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà
khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ s ở khám bệnh,
chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời
gian 12 tháng trước khi sinh con.
‒ Lưu ý: Người lao động đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên mà chấm dứt
hợp đồng lao động hoặc thôi việc trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi
dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
c. Điều kiện về thủ tục:
‒ Về thủ tục, để được hưởng chế độ thai sản, người lao động phải có xác
nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền. Trong thời gian mang thai, lao động nữ phải
có phiếu khám thai, có giấy xác nhận đối với người mang thai bệnh lý, thai không
bình thường, sẩy thai, đẻ thai chết lưu của cơ sở y tế có thẩm quyền.
‒ Đồng thời, khi sinh con, người lao động nữ phải có giấy chứng sinh hoặc
bản sao giấy khai sinh của con. Trường hợp sinh con nếu con bị chết thì phải có
giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường hoặc cơ sở y tế nơi sinh (n ơi
đăng ký hộ khẩu thường trú), nếu đã đăng ký khai sinh thì ph ải có gi ấy ch ứng tử.

‒ Đối với người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
phải có giấy xác nhận điều kiện làm việc của người sử dụng lao động theo danh
mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
‒ Trường hợp người lao động đang nuôi con nuôi sơ sinh thì phải có giấy
xác nhận của cơ quan có thẩm quyền cho nuôi con nuôi.
2. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản:
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản là nội dung được quy định cụ thể
trong các văn bản pháp luật quốc tế, cũng như trong pháp luật Bảo hi ểm xã h ội
nước ta từ trước tới nay. Ở nước ta, thời gian nghỉ của người mẹ trong suốt quá
trình thai nghén và sinh con được quy định khác nhau cho nhi ều trường hợp:
nghỉ khám thai, nghỉ vì sảy thai, nghỉ vì đẻ non, nghỉ đẻ, nghỉ theo thóa thuận,
nghỉ khi con mới sinh bị chết, nghỉ nuôi con nuôi sơ sinh…
2.1.Thời gian nghỉ khám thai:
Theo Điều 32 trong Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, quy định về thời gian
nghỉ khám thai như sau:
‒ Trong trường hợp bình thường, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám
thai 05 lần, mỗi lần nghỉ 01 ngày.
‒ Trường hợp người lao động có thai làm việc ở xa cơ sở y tế hoặc người
mang thai có bệnh lý, thai không bình thường thì được nghỉ khám thai 05 lần,
mỗi lần nghỉ 02 ngày
‒ Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tính theo ngày làm việc, không
kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng năm.
2.2.Thời gian nghỉ khi bị xảy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết l ưu:
5


‒ Lao động nữ được nghỉ 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi.
‒ Nghỉ 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi.
‒ Nghỉ 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi.
‒ Nghỉ 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ tính cả ngày lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng
năm.

Trước đây trong Điều lệ tạm thời về các chế độ bảo hiểm xã hội(1961),
thời gian nghỉ vì sảy thai được quy định ngắn hơn, điều đó gây ảnh hưởng không
ít đến sức khỏe của người lao động nữ, vì vậy không bảo vệ được đúng mức
quyền lợi của họ. Quy định hiện nay của Pháp luật bảo hiểm xã hội phù hợp hơn
trong việc bảo vệ sức khỏe cho lao động nữ khi bị rủi ro trong quá trình mang
thai.
2.3.Thời gian hưởng khi thực hiện các biện pháp tránh thai:
‒ Đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai thì được nghỉ 07 ngày.
‒ Nghỉ 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.
2.4.Thời gian nghỉ nuôi con nuôi sơ sinh
‒ Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được nghỉ việc
hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
‒ Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia Bảo hiểm xã hội đủ điều kiện
hưởng chế độ thai sản theo quy định thì chỉ cha hoặc mẹ được nghỉ việc hưởng
chế độ.

2.5.Thời gian nghỉ sinh con:
Người phụ nữ gần đến ngày sinh rất cần được nghỉ ngơi để chuẩn bị cho
việc sinh đẻ cũng như để chuẩn bị cho đứa con ra đời. Sau khi sinh cần nh ất
thiết phải được nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe và chăm sóc cho sơ sinh. Nhằm
đảm bảo sức khỏe cho mẹ và con, đảm bảo chức năng làm mẹ an toàn, Tổ chức y
tế thế giới các công ước của ILO cũng như pháp luật bảo hiểm xã hội nước ta đã
quy định thời gian nghỉ sinh con bao gồm thời gian nghỉ trước và sau khi sinh.
 Ở nước ngoài quy định thời gian nghỉ thai sản như sau:
Công ước số 3 (1919) và Công ước số 103 (1952) của ILO quy định độ dài
thời gian nghỉ thai sản là 12 tuần (trong đó 6 tuần trước khi sinh và 6 tuần sau
khi sinh). Phù hợp với điều kiện của mình các nước trên thế giới có quy định

khác nhau.
Ví dụ: Cộng hòa Liên bang Đức quy định thời gian nghỉ thai sản 14 hoặc 18
tuần (6 tuần trước khi sinh 8 hoặc 12 tuần sau khi sinh). Liên bang Nga quy định
thời gian nghỉ thai sản 16 tuần đối với nữ lao động thể lực, 12 tuần đối với nữ
làm công việc văn phòng. Nhật Bản, Indonexia quy định thời gian nghỉ 3 tháng.
6


Brunây, Singapore, Malaysia, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc quy định th ời gian
nghỉ là 8 tuần hoặc là 60 ngày. Thái Lan là 3 tháng Philippines là 60 ngày trong
trường hợp đẻ thường và 78 ngày trong trường hợp đẻ mổ.
 Ở nước ta quy định thời gian nghỉ thai sản như sau:
‒ Điều 31- Luật Bảo hiểm xã hội quy định mức nghỉ thai sản từ 04 đến 06
tháng trong các trường hợp sau:
+ Đối với người làm nghề hoặc công việc trong điều kiện bình thường
thì được nghỉ 04 tháng.
+ Đối với người làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại; làm việc
theo chế độ 3 ca; làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên hoặc là n ữ
quân nhân, nữ công an nhân dân thì được nghỉ 05 tháng.
+ Đối với lao động nữ là người tàn tật theo quy định của pháp luật về
người tàn tật thì được nghỉ 06 tháng.
+ Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi,
cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ hưởng chế độ
thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng
‒ Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc
hưởng chế độ thai sản( không quá 30 ngày kể từ khi vợ sinh) tính như sau:
+ Trường hợp sinh thường được nghỉ 05 ngày làm việc.
+ Trường hợp vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi
thì được nghỉ 07 ngày làm việc.
+ Trường hợp vợ sinh đôi được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở đi

thì cứ thêm mỗi 1 con thì được nghỉ thêm 03 ngày làm việc.
+ Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phãu thuật thì được nghỉ 14
ngày làm việc.
‒ Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ
được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con; nếu con từ 02 tháng tuổi tr ở lên bị
chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ
việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá thời gian quy định chung từ 04 đến
06 tháng; thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng hàng năm theo
quy định của pháp luật về lao động.
‒ Trường hợp chỉ có cha hoặc mẹ tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và
mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc
người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 4
tháng tuổi.
‒ Thời gian nghỉ chế độ tính cả ngày nghỉ lễ, Tết, ngày nghỉ hàng tuần
nhưng không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật lao
động.
‒ Trường hợp người lao động muốn đi làm sớm hơn thời hạn nghỉ thai sản
theo quy định khi đủ điều kiện dưới đây:
+ Sau khi đã nghỉ sinh con từ đủ 60 ngày trở lên.
7


+ Có xác nhận của cơ sở y tế việc trở lại làm sớm không có hại cho sức
khỏe của người lao động.
+ Phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý.
Như vậy những quy định mà người lao động được hưởng trên đã đáp ứng
được thực tế đời sống, cũng như tạo điều kiện thuận lợi hơn cho lao động nữ
vừa đảm bảo sức khỏe, đồng thời vẫn đảm bảo được việc làm, thu nhập cũng
như các cơ hội khác.
2.6.Chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ

mang thai hộ.
+ Theo Điều 35 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì lao động nữ
mang thai hộ được hưởng chế độ khi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai ch ết
lưu hoặc phá thai bệnh lý và chế độ khi sinh con cho đến thời đi ểm giao đứa tr ẻ
cho người mẹ nhờ mang thai hộ nhưng không vượt quá thời gian quy định là 06
tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ
mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai
sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng. Trong trường hợp kể từ ngày sinh
đến thời điểm giao đứa trẻ mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày
thì người mang thai hộ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày
tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
+ Người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản từ thời điểm
nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi
+ Chính phủ quy định chi tiết chế độ thai sản, thủ tục hưởng chế độ thai
sản của lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ.
3. Mức hưởng chế độ thai sản và cách tính:
3.1.Trợ cấp thay lương:
Trợ cấp thay lương là khoản tiền do cơ quan bảo hiểm xã hội trả cho người
lao động trong thời gian nghỉ thai sản nhằm giữ cân bằng về thu nhập, giúp
người phụ nữ nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau khi sinh. Mức trợ cấp được
tính bằng tiền lương, tiền công của người lao động khi đang làm việc. Đây là loại
trợ cấp thể hiện rõ nhất sự ưu đãi của xã hội đối với người lao động.
Từ điều lệ tạm thời về các chế độ bảo hiểm xã hội(1961) cho đến khi có
Luật bảo hiểm xã hội, mức trợ cấp thai sản đều bằng 100% tiền lương, tiền
công làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghi.
Theo pháp luật bảo hiểm xã hội Hiện hành, mức trợ cấp thai sản bằng
100% tiền lương, tiền công tháng của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ, cụ thể
như sau:
 Mức hưởng chế độ thai sản khi nghỉ việc đi khám thai, s ảy thai, nạo hút
thai hoặc thai chết lưu thực hiện biện pháp tránh thai bằng 100% mức bình

8


quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng liền kề
trước khi nghỉ việc và tính theo công thức sau:
Mức hưởng khi
Mức bình quân tiền
nghỉ việc đi
lương, tiền công tháng
Số ngày nghỉ
khám thai, sảy
đóng bảo hiểm xã hội
việc theo chế
thai, nạo hút thai = của 06 tháng liền kề x100%x
độ thai sản
hoặc thai chết
trước khi nghỉ việc
lưu thực hiện
26 ngày
biện pháp tránh
thai
 Mức hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con hoặc người lao
động nghỉ việc nuôi con nuôi được tính bằng 100% mức bình quân tiền lương,
tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ vi ệc
và tính theo công thức sau:
Mức hưởng khi
nghỉ việc sinh
con hoặc nuôi
con


=

Mức bình quân tiền
lương, tiền công tháng
đóng bảo hiểm xã hội
của 06 tháng liền kề
trước khi nghỉ việc

x

Số tháng nghỉ sinh
con hoặc nghỉ nuôi
con việc theo chế
độ

 Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì
mức hưởng chế độ thai sản khi đi khám thai, sảy thai, nạo hút thai hoặc thai
chết lưu thực hiện biện pháp tránh thai là mức bình quân tiền lương, tiền công
đóng bảo hiểm xã hội của chính tháng đó để làm cơ sở tính hưởng chế độ
 Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh
con, cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản cho đến
khi con đủ 4 tháng tuổi thì mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở tiền
lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ
việc của người mẹ
 Trường hợp cả cha và mẹ tham gia bảo hiểm xã hội hoặc chỉ có cha tham
gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con, cha nghỉ việc chăm sóc con
được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 4 tháng tuổi thì mức hưởng chế
độ thai sản được tính trên cơ sở tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã
hội của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc của người cha.
3.2.Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi:

 Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi tính như sau:
trợ cấp 1 lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở. trường hợp ngày lẻ thì
mức hưởng 1 ngày tính bằng mức trợ cấp theo thàng chia cho 30 ngày
9


 Mức hưởng 6 tháng bằng 100% lương bình quân đóng bảo hiểm xã hội
của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
 Mức hưởng 1 ngày đối với chế độ khám thai và lao động nam đóng bảo
hiểm xã hội khi vợ sinh con được tính bằng mức hưởng thai sản theo tháng chia
cho 24 ngày.

4. Chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi sinh:
‒ Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản, trong khoảng thời
gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức,
phục hồi sức khỏe từ 05 đến 10 ngày
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày lễ, nghỉ tết,
ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức
khỏe từ cuối năm được chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được
tính cho năm trước.
‒ Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và
Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động
chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao đ ộng quy ết đ ịnh. Th ời
gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
+ Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
+ Tối đa 7 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
+ Tối đa 5 ngày đối với các trường hợp khác.
‒ Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày như sau:
+ Bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức
khỏe tại gia đình

+ Bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức
khỏe tại cơ sở tập trung, mức hưởng này tính cả tiền đi lại, tiền ăn ở.
IV.

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ THAI SẢN Ở VIỆT NAM.

1.

Thực trạng về số lượng người tham gia hiện nay.
‒ Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tự nguyện từ năm
2016 như sau: Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 thì tỷ
lệ đóng bảo hiểm xã hội là 26%. Trong đó người lao động đóng 8% vào quỹ hưu
trí và tử tuất; người sử dụng lao động đóng 18% (trong đó 3% vào quỹ ốm đau thai sản; 1% vào quỹ tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp ; 14% vào quỹ hưu trí
và tử tuất).
‒ Tính đến ngày 30/11/2017, số người tham gia bảo hiểm xã hội ước đạt
13,715 triệu người, tăng 650 nghìn người so với năm 2016, đạt tỷ lệ 24,95% lực
lượng lao động tham gia BHXH, trong đó, số người tham gia BHXH bắt buộc ước
10


đạt 13,47 triệu người, tăng 650 nghìn người so với năm 2016 (tỷ lệ tăng 4,7%),
chiếm 24,5% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội; số người tham gia
BHXH tự nguyện ước đạt 245 nghìn người, tăng 42 nghìn người so với năm 2016
(tương ứng 20%), chiếm 0,45% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội.
‒ Ngày 10/7/2018, tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng, Tổng Giám
đốc Nguyễn Thị Minh, bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tổ chức Hội nghị trực tuyến
toàn Ngành đánh giá kết quả công tác 6 tháng đầu năm và tri ển khai nhi ệm vụ 6
tháng cuối năm 2018. Báo cáo tại hội nghị, đại diện bảo hiểm xã hội Việt Nam
cho biết, theo dự thảo báo cáo tính đến hết tháng 6/2018, cả nước có 14,08
triệu người tham gia bảo hiểm xã hội. Trong đó gồm: 13,38 triệu người tham gia

bảo hiểm xã hội bắt buộc, đạt 94,6% kế hoạch; 230.000 người tham gia bảo
hiểm xã hội tự nguyện; 11,8 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Số
người hưởng chế độ thai sản là 888.098 lượt người.
‒ Theo thống kê của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, ước tính trong năm 2018
số thu về Quỹ bảo hiểm xã hội, Quỹ bảo hiểm y tế cũng không ngừng gia tăng
với tổng số thu ước đạt trên 332.000 tỷ đồng, bằng 100,4% so với kế hoạch Thủ
tướng Chính phủ giao.
‒ Bên cạnh đó, trong 6 tháng đầu năm 2018, bảo hiểm xã hội Việt Nam đã
thực hiện thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tại 6
tỉnh, thành phố. Qua đó, phát hiện 902 lao động thuộc đối tượng phải tham gia
bảo hiểm xã hội bắt buộc, nhưng chưa tham gia hoặc đóng thiếu thời gian với số
tiền phải truy đóng là 2.936 triệu đồng; 7.764 lao động tham gia thi ếu mức quy
định với số tiền 11.590 triệu đồng; đề nghị các đơn vị đóng số tiền 53.226 triệu
đồng do đóng sai phương thức. Trong thời gian thanh tra, ki ểm tra, các đơn vị đã
nộp được 49.519 triệu đồng, bảo hiểm xã hội các địa phương cũng tiến hành
thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội tại 2.777 đơn vị và đã yêu cầu truy
đóng số tiền 44.168 triệu đồng; yêu cầu đóng 784.614 triệu đồng do đóng sai
phương thức (các đơn vị đã nộp được 469.456 triệu đồng).
‒ Điểm nổi bật, năm 2018, số nợ bảo hiểm đã giảm mạnh, bằng 1,7% s ố
phải thu so với năm 2017, đạt mức thấp nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, bên
cạnh việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cũng còn một s ố
tồn tại như: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm xã hội còn thấp so với tiềm năng; tình
trạng trốn đóng, nợ đóng tại các địa phương vẫn còn phổ biến; việc phát tri ển
đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội còn chậm, nhất là bảo hiểm xã hội tự
nguyện; tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế còn
diễn ra khá phổ biến và bằng nhiều hình thức…
2. Thực trạng việc nhận trợ cấp thai sản ở Việt Nam.
‒ Từ 1/3/2018: Quy định mới về hồ sơ hưởng trợ cấp thai sản:
+ Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định chi tiết thi hành Luật Bảo hi ểm xã
hội và Luật An toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế có hi ệu lực từ ngày

1/3/2018. Đáng chú ý là quy định áp dụng các biểu mẫu mới trong thủ tục
11


hưởng trợ cấp chế độ thai sản và chế độ bảo hiểm do tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp, các biểu mẫu mới.Bao gồm: Mẫu giấy giới thiệu đề nghị giám định;
Mẫu giấy đề nghị khám giám định; Mẫu giấy ra viện; Mẫu bản tóm tắt hồ s ơ
bệnh án; Mẫu giấy chứng sinh; Mẫu giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai; Mẫu gi ấy
chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH; Bản đăng ký mẫu dấu, mẫu chữ ký sẽ sử
dụng để xác nhận trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.
+ Ngoài ra, Thông tư 56 còn quy định về giấy tờ, hồ sơ cụ th ể đ ể thực hi ện
thủ tục giám định lần đầu hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp; chế độ hưu trí; chế độ tử tuất; chế độ hưởng BHXH một lần và xác định
sức khỏe của lao động nữ sau khi sinh con.
‒ Từ 1/7/2018: Tăng mức trợ cấp thai sản gần 7%:
+ Theo Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2018 (được Quốc
hội thông qua ngày 13/11/2017) và Nghị định 47/2017/NĐ-CP quy định mức
lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang tăng từ
1.300.000 đồng/tháng lên thành 1.390.000 đồng/tháng kể từ ngày 01/7/2018.
Như vậy, tiền trợ cấp thai sản cũng sẽ được điều chỉnh tăng theo kể từ ngày
01/7/2018 cho phù hợp với Điều 38 của Luật bảo hiểm xã hội 2014
+ Mẹ sinh con xong được hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương
hàng tháng của 6 tháng liền kề trước khi sinh. Ngoài ra, còn có cả tr ợ cấp một
lần khi sinh con và nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi tương đương là với 2 tháng
lương tối thiểu chung cho mỗi bé.
+ Tăng mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau: Tăng từ
390.000 đồng/ngày (hiện hành) lên thành 417.000 đồng/ngày (từ 01/7/2018).
+ Cụ thể, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con sẽ tăng từ mức
hiện hành là 2.600.000 đồn/tháng cho mỗi con lên 2.780.000 đồng/tháng.
‒ Từ ngày 01/07/2019, Tại Nghị quyết 70/2018/QH14 về dự toán ngân sách

nhà nước năm 2019
+ Quốc hội giao Chính phủ thực hiện điều chỉnh tăng lương cơ sở từ
1.390.000 đồng/tháng lên 1.490.000 đồng/tháng. Theo đó, trợ cấp một lần khi
sinh con hoặc nhận nuôi con sẽ tăng từ mức hiện hành từ 2.780.000 đồng/tháng
cho mỗi con lên 2.980.000 đồng/tháng; tăng 200.000 đồng so với hiện nay.
Tiền dưỡng sức sau sinh bằng 447.000 đồng/ngày; tăng 30.000 đồng/ngày so
với trước.
V.

LIÊN HỆ Ở VIỆT NAM VÀ ĐƯA RA GIẢI PHÁP
1. Liên hệ:
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của bảo hiểm xã hội Việt Nam trong
năm 2018 là thu hồi nợ bảo hiểm xã hội, đưa mức nợ về dưới 3% số phải thu.
Kết thúc năm 2018, ông Đào Việt Ánh cho hay, số nợ bảo hiểm xã hội giảm mạnh
so với năm 2017, khi nợ đọng chỉ còn khoảng 5.000 tỷ đồng (bằng 1,7% số phải
thu). “Đây là mức nợ Bảo hiểm xã hội thấp nhất từ trước đến nay”, ông Ánh nói.
12


Tổng số nợ bảo hiểm xã hội cùng kỳ năm 2017 là 5.737 tỷ đồng (bằng khoảng
2,9% số kế hoạch thu); năm 2016 nợ 7.795 tỷ đồng (bằng 3,3% số phải thu); số
nợ năm 2015 là 9.920 tỷ đồng (bằng 4,88% số phải thu)
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện chế độ Bảo hiểm xã hội về thai sản
cũng đã bộc lộ những mặt tồn tại, hạn chế. Những hạn chế, tồn tại đó xuất phát
từ nhiều phía, trong đó có cả nguyên nhân từ hệ thống các quy định của pháp
luật chưa được hoàn thiện và ý thức pháp luật của những người trong cuộc, cũng
như quá trình tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp lu ật v ề
thai sản.Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tính đến hết tháng 9/2018, tổng số nợ
đọng của bảo hiểm xã hội dù đã giảm nhưng vẫn còn hơn 7.000 tỷ đồng. Vi
phạm bảo hiểm còn phổ biến: Cũng theo báo cáo của bảo hiểm xã hội Việt Nam,

trong 9 tháng đầu năm, tình trạng trốn đóng, nợ đọng, đóng không đủ số lượng
và mức đóng của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn còn
phổ biến. Số doanh nghiệp phá sản, ngừng hoạt động có chiều hướng tăng, vi ệc
xử lý nợ đọng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế kéo dài. Đối với các doanh nghi ệp
phá sản, giải thể, chủ bỏ trốn... vẫn chưa có quy định, hướng dẫn giải quy ết của
pháp luật. Tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ bảo hiểm vẫn còn xảy ra ở nhiều
địa phương, đơn vị, như giả mạo chứng từ, mua bán, cấp khống giấy tờ, khai
khống hồ sơ hưởng chế độ để trục lợi quỹ ốm đau, thai sản; gian lận vừa đi làm,
vừa hưởng trợ cấp thất nghiệp; chỉ định thuốc, xét nghiệm quá mức cần thiết,
lập hồ sơ khám, chữa bệnh khống để thanh toán…
2. Giải pháp:
‒ Đối với Bảo hiểm xã hội:
+ Nhà nước cần phải tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác thông tin, tuyên
truyền, nâng cao nhận thức về chính sách bảo hiểm xã hội để cán b ộ, đảng viên,
nhân dân hiểu rõ sự cần thiết, lợi ích, vai trò, ý nghĩa và những nội dung c ơ bản
của cải cách chính sách bảo hiểm xã hội đối với bảo đảm an sinh xã hội, an ninh
chính trị, trật tự, an toàn xã hội, tạo sự đồng thuận, th ống nhất trong thực hiện
chính sách bảo hiểm xã hội.
+ Mở hội nghị đối thoại trực tiếp với người lao động và nhân dân; Nâng cao
năng lực quản trị và hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách bảo hi ểm xã hội.
+ Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị chức năng xác định s ố
lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc.
+ Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong hoạch định chính sách và tổ
chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội theo đúng định hướng xã hội chủ
nghĩa, đặc biệt trong phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội và tuân thủ
các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
+ Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã
hội và nhân dân trong giám sát, phản biện xã hội, tổ chức tuyên truyền, vận
động nhân dân thực hiện tốt chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.
13



+ Cụ thể hơn, để khắc phục tình trạng nợ đọng, trốn đóng bảo hiểm xã hội
kéo dài ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động, trước hết các cơ quan
quản lý nhà nước cần xúc tiến đồng bộ nhiều giải pháp, tích cực thanh tra, ki ểm
tra, xử phạt nghiêm minh, tiếp tục ban hành các văn bản chỉ đạo, giải thích,
hướng dẫn thực hiện các nội dung của Luật bảo hiểm xã hội nhất là các nội
dung về giải quyết chế độ, chính sách cho người lao động. Về lâu dài, cần xây
dựng lòng tin của người sử dụng lao động cũng như cần giám sát chặt chẽ vi ệc
thực hiện chính sách pháp luật tại các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trong
quá trình hoạt động. Khi phát hiện sai phạm, cần được xử lý nghiêm minh theo
pháp luật.
‒ Đối với chế độ thai sản:
+ Nâng cao nhận thức cho mọi công dân về bảo hiểm xã hội trong đó có chế
độ thai sản
+ Nâng cao tính đồng bộ và khả thi của hệ thống luật pháp
+ Đảm bảo sự ổn định và bền vững của nguồn tài chính
+ Hoàn thiện mô hình quản lý và nâng cao năng lực bộ máy quản lý Nhà
nước
VI. KẾT LUẬN VÀ LIÊN HỆ BẢN THÂN:
Người lao động nữ ngày nay không chỉ hoạt động trong các lĩnh vực truyền
thống mà mở rộng sự có mặt của mình ra tất cả các ngành, lĩnh vực và n ền kinh
tế đất nước. Mặc dù người lao động nữ nhìn chung vẫn ở vị trí “yếu thế” song
với sự nỗ lực không ngừng của bản thân họ đang tự vươn lên tự khẳng định
mình trong thị trường lao động sự quan tâm thích đáng của Đảng và Nhà nước
thông qua pháp luật sẽ là sự bảo vệ tốt cho họ, giúp họ khắc phục những hạn
chế của bản thân phát huy ưu điểm từ đó thực hiện tốt vai trò kép của mình.
Như vậy, Chế độ thai sản là một trong những chế độ của Bảo hiểm xã hội rất có
ích đối với người lao động nói chung và đối với lao động nữ nói riêng. Nó bảo
đảm thu nhập và bảo đảm sức khỏe cho người lao động nữ khi mang thai, sinh

con, cũng như bảo đảm tốt hơn cho người lao động nói chung khi nuôi con s ơ
sinh. Trong quá trình thực hiện và hoàn thiện chế độ thai sản trong các ch ế đ ộ
của Bảo hiểm xã hội cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan ban ngành, s ự
chấp hành nghiêm chỉnh của người sử dụng và người lao động trong việc đóng
Bảo hiểm xã hội và thực hiện tốt chế độ thai sản. Hơn nữa, việc kết hợp giữa
các giải pháp sẽ đem lại những thành công nhất định tiến tới đối tượng tham gia
bảo hiểm ngày một rộng hơn sẽ góp phần làm cho chính sách an sinh xã h ội tốt
hơn. Việc thực hiện chế độ thai sản trong những năm qua đã giúp cho hàng tri ệu
lượt người, mà chủ yếu là lao động nữ giải quyết được những vấn đề của đời
sống và chăm sóc thai nhi, con nhỏ… Kết quả của việc thực hiện đó không ch ỉ
dừng lại ở đó mà ý nghĩa lớn lao góp phần vào việc tái sản xuất lực lượng lao

14


động mới cho xã hội. Có thể nói chính sách Bảo hiểm thai sản đối với người lao
động ở Việt Nam là tiến bộ và có tính ưu việt cao.
Sau quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về Chế độ thai sản tôi hi ểu rõ h ơn v ề
các trường hợp cũng như là mức hưởng của người lao động nói chung và lao
động nữ nói riêng. Tôi nghĩ rằng bài tiểu luận này sẽ rất có ích cho bản thân
trong quá trình học tập và quá trình thực tập mai kia của mình. Mỗi người chúng
ta nên trang bị cho mình một số loại hình bảo hiểm hợp lí để phòng ngừa những
rủi ro, hiểm họa có thể sảy ra bất kì lúc nào, bất kì nơi đâu và cũng đ ể gi ảm
thiểu những thiệt hại, những tổn thất ấy và trong quá trình tham gia bất kì loại
bảo hiểm nào chúng ta cũng phải cẩn thận hơn, tìm hiểu rõ hơn về những l ợi ích
mà mình được hưởng, không nên vội vã, bởi vì đó là lợi ích của mình được hưởng
khi tham gia các loại hình bảo hiểm.

15



Danh mục tài liệu tham khảo
1. Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam .
2. Cổng thông tin điện tử của chính phủ, năm 2016
3. Giáo trình Bảo Hiểm Xã hội-Trường Đại học Lao động-Xã hội.
4. Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014-số 58/2014/QH13.
5. Tạp chí tài chính năm 2018
6. Thông tư số 03/2007/BLĐTBXH ngày 30/01/2007 hướng dẫn một số
điều của Nghị định số 152/2006/NĐ- CP của Chính phủ hướng dẫn một số điều
của Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm xã hội bắt buộc
7. Thông tư 59-2015/TT-BCĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số diều luật của Luật bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm xã hội bắt buộc.
8. Thư viện Pháp luật về quy định của chế độ thai sản áp dụng năm 2018

16



×