Tải bản đầy đủ (.docx) (384 trang)

Nghiên cứu tính đa dạng nguồn cây thuốc được sử dụng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở tỉnh thái nguyên nhằm bảo tồn và phát triển bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.31 MB, 384 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

LÊ THỊ THANH HƯƠNG

NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG NGUỒN CÂY THUỐC
ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC
THIỂU SỐ Ở TỈNH THÁI NGUYÊN NHẰM BẢO TỒN
VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

HÀ NỘI – 2015

`ˆÌi`Ê܈̈Ê̈iÊ`iˆˆÊÛiÀȈˆÊˆvÊ

ˆvˆÝÊ*ÀˆÊ*Ê`ˆÌˆÀÊ
/ˆÊÀiˆˆÛiÊ̈
ˆÃʈˆÌˆVi]ÊۈÈÌ\Ê

ÜÜÜ°ˆViˆˆ°VˆˆÉՈˆˆVˆ°ˆÌˆ


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

LÊ THỊ THANH HƯƠNG

NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG NGUỒN CÂY THUỐC
ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC
THIỂU SỐ Ở TỈNH THÁI NGUYÊN NHẰM BẢO TỒN


VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Chuyên ngành: Thực vật học
Mã số: 62420111
LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Nguyễn Trung Thành
2. GS.TSKH. Nguyễn Nghĩa Thìn

HÀ NỘI – 2015

`ˆÌi`Ê܈̈Ê̈iÊ`iˆˆÊÛiÀȈˆÊˆvÊ

ˆvˆÝÊ*ÀˆÊ*Ê`ˆÌˆÀÊ
/ˆÊÀiˆˆÛiÊ̈
ˆÃʈˆÌˆVi]ÊۈÈÌ\Ê

ÜÜÜ°ˆViˆˆ°VˆˆÉՈˆˆVˆ°ˆÌˆ


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn
của tập thể hướng dẫn. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả

Lê Thị Thanh Hương

`ˆÌi`Ê܈̈Ê̈iÊ`iˆˆÊÛiÀȈˆÊˆvÊ


ˆvˆÝÊ*ÀˆÊ*Ê`ˆÌˆÀÊ
/ˆÊÀiˆˆÛiÊ̈
ˆÃʈˆÌˆVi]ÊۈÈÌ\Ê

ÜÜÜ°ˆViˆˆ°VˆˆÉՈˆˆVˆ°ˆÌˆ


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài luận án, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ vô cùng quý báu của các thầy, cô giáo, các nhà khoa học cùng với sự ủng hộ
của các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.
Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo PGS.TS.
Nguyễn Trung Thành và GS.TSKH.NGƯT. Nguyễn Nghĩa Thìn, Bộ môn Thực vật
học, khoa Sinh học, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã
tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu để tôi có thể
hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn Sở Văn hóa Thông tin, Ủy ban Nhân dân , Cục Kiểm
lâm, phòng Thống kê tỉnh Thái Nguyên và đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Sán Dìu,
Sán Chay và Dao ở các xã, huyện của tỉnh Thái Nguyên.
Tôi cũng xin bày tỏ lời cảm ơn tới các thầy, cô và anh chị tại bộ phận Sau Đại
học của khoa Sinh học, của trường Đại học Khoa học Tự nhiên đã tổ chức mọi hoạt
động liên quan đến việc học tập và nghiên cứu của tôi một cách tận tình, chu đáo.
Tôi xin cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ của các nhà khoa học thuộc khoa Tài
nguyên Dược liệu, Viện Dược liệu. Trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ để tiến hành các
nghiên cứu thực nghiệm của GS. Francis Megraud, TS. Christine Varon, TS. Nguyễn
Phú Hùng thuộc phòng thí nghiệm Helicobacter và Ung thư – INSERM U853, Viện Y
học Quốc gia Pháp, tại Đại học Bordeaux, Pháp. Cảm ơn NCS. Chu Thành Huy, khoa
Môi trường và Trái đất, Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên đã hỗ trợ thực hiện
xây dựng bản đồ GIS.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến trường Đại học Khoa học, Đại học

Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên
cứu sinh. Trong thời gian thực hiện luận án, tôi luôn nhận được sự động viên của các
đồng nghiệp, bạn bè và sự hợp tác của các em sinh viên trong các đề tài nghiên cứu
liên quan đến luận án. Tôi luôn ghi nhớ và cảm ơn sự động viên, giúp đỡ quý báu đó.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới bố mẹ, những người thân yêu
trong gia đình tôi, đặc biệt là chồng và con tôi là những nguồn động viên tinh thần
quý giá để tôi hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 14 tháng 09 năm 2015
Tác giả luận án: Lê Thị Thanh Hương

`ˆÌi`Ê܈̈Ê̈iÊ`iˆˆÊÛiÀȈˆÊˆvÊ

ˆvˆÝÊ*ÀˆÊ*Ê`ˆÌˆÀÊ
/ˆÊÀiˆˆÛiÊ̈
ˆÃʈˆÌˆVi]ÊۈÈÌ\Ê

ÜÜÜ°ˆViˆˆ°VˆˆÉՈˆˆVˆ°ˆÌˆ


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục............................................................................................................................................... 1
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt...................................................................................... 5
Danh mục các bảng........................................................................................................................ 6
Danh mục các hình......................................................................................................................... 7
MỞ ĐẦU............................................................................................................................................ 9
1. Đặt vấn đề..................................................................................................................................... 9

2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................................ 10
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.......................................................................... 10
4. Những đóng góp mới của luận án....................................................................................... 10
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...................................................................................... 11
1.1. Tài nguyên cây thuốc trên thế giới.................................................................................. 11
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu và sử dụng tài nguyên cây thuốc trên thế giới.......................... 11
1.1.2. Tình hình nghiên cứu cây thuốc dân tộc trên thế giới................................................. 16
1.2. Tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam.................................................................................... 20
1.2.1. Lịch sử nghiên cứu và sử dụng tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam........................... 20
1.2.2. Tình hình nghiên cứu cây thuốc dân tộc ở Việt Nam.................................................. 22
1.2.3. Tình hình nghiên cứu cây thuốc ở tỉnh Thái Nguyên.................................................. 25
1.3. Bảo tồn tài nguyên cây thuốc............................................................................................ 26
1.4. Vai trò của cây thuốc dân tộc trong nghiên cứu thuốc kháng ung thư...............31
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

35

2.1. Đối tượng, vật liệu và thời gian nghiên cứu................................................................. 35
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................................... 35
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu.............................................................................................................. 35
2.1.3. Trang thiết bị nghiên cứu................................................................................................... 36
2.1.4. Địa điểm và thời gian điều tra nghiên cứu..................................................................... 36

`ˆÌi`Ê܈̈Ê̈iÊ`iˆˆÊÛiÀȈˆÊˆvÊ

ˆvˆÝÊ*ÀˆÊ*Ê`ˆÌˆÀÊ
/ˆÊÀiˆˆÛiÊ̈
ˆÃʈˆÌˆVi]ÊۈÈÌ\Ê

ÜÜÜ°ˆViˆˆ°VˆˆÉՈˆˆVˆ°ˆÌˆ



2.2. Nội dung nghiên cứu......................................................................................

38

2.2.1. Điều tra cây thuốc trong cộng đồng các dân tộc thiểu số Tày, Nùng, Sán
Dìu, Sán Chay, Dao ở tỉnh Thái Nguyên................................................................

38

2.2.2. Đánh giá tính đa dạng của nguồn tài nguyên cây thuốc đã ghi nhận được ở
tỉnh Thái Nguyên.................................................................................................

38

2.2.3. Vốn tri thức bản địa trong việc sử dụng cây thuốc của cộng đồng các dân
tộc thiểu số ở tỉnh Thái Nguyên..............................................................................

38

2.2.4. Kiểm chứng cơ sở khoa học về khả năng kháng tế bào ung thư dạ dày của
cây Lá khôi (Ardisia gigantifolia Stapf.)................................................................

38

2.2.5. Vấn đề bảo tồn cây thuốc ở khu vực nghiên cứu..........................................

39


2.3. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................

39

2.3.1. Phương pháp điều tra cộng đồng...................................................................

39

2.3.2. Phương pháp thu thập, xử lí mẫu vật và định loại........................................

40

2.3.3. Phương pháp kế thừa.....................................................................................

41

2.3.4. Phương pháp đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc.................

41

2.3.5. Phương pháp xây dựng bản đồ phân bố điểm các cây thuốc nằm trong
diện bảo tồn.............................................................................................................

42

2.3.6. Phương pháp xử lý số liệu thực địa...............................................................

42

2.3.7. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm..........................................................


42

Chương 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU..

45

3.1. Điều kiện tự nhiên..........................................................................................

45

3.1.1. Vị trí địa lý....................................................................................................

45

3.1.2. Địa hình.........................................................................................................

45

3.1.3. Tài nguyên đất...............................................................................................

46

3.1.4. Khí hậu, thời tiết...........................................................................................

47

3.1.5. Chế độ thủy văn............................................................................................

48


3.1.6. Tài nguyên rừng............................................................................................

49

3.2. Điều kiện xã hội..............................................................................................

50

3.2.1. Dân cư...........................................................................................................

50

3.2.2. Dân tộc..........................................................................................................

51

`ˆÌi`

ˆvˆ

/ˆÊ

ÜÜ


Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................

54


4.1. Nguồn tài nguyên cây thuốc được sử dụng trong cộng đồng các dân tộc
thiểu số ở tỉnh Thái Nguyên.................................................................................

54

4.1.1. Sự đa dạng trong các bậc taxon.....................................................................

54

4.1.2. Đa dạng về dạng cây của nguồn cây thuốc ở tỉnh Thái Nguyên..................

60

4.2. Tiềm năng khai thác và sử dụng cây thuốc ở tỉnh Thái Nguyên...............

61

4.3. Những cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn ở Việt Nam đã ghi nhận được
ở tỉnh Thái Nguyên...............................................................................................

66

4.3.1. Số loài cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn ở tỉnh Thái Nguyên.....................

66

4.3.2. Ứng dụng công nghệ GIS xây dựng cơ sở dữ liệu về các loài câ y thuốc
cần bảo tồn ở tỉnh Thái Nguyên..............................................................................

69


4.3.3. Các loài cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn ở tỉnh Thái Nguyên...................

71

4.3.4. Những loài cây thuốc đặc hữu Việt Nam......................................................

91

4.4. Vốn tri thức bản địa trong việc sử dụng cây thuốc của cộng đồng các
dân tộc thiểu số ở tỉnh Thái Nguyên....................................................................

93

4.4.1. Một số kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của đồng bào các dân tộc thiểu số
ở tỉnh Thái Nguyên.................................................................................................

93

4.4.2. Ảnh hưởng của sự giao thoa giữa các dân tộc đến vốn tri thức bản đị a
trong việc sử dụng cây thuốc..................................................................................

109

4.4.3. Vấn đề truyền thụ kiến thức về cây thuốc trong cộng đồng các dân tộc
thiểu số ở tỉnh Thái Nguyên....................................................................................

119

4.5. Nghiên cứu khả năng kháng tế bào ung thư dạ dày của dịch chiết cây

Lá khôi (Ardisia gigantifolia Stapf.).....................................................................

121

4.5.1. Đánh giá khả năng ức chế của dịch chiết Lá khôi (Ardisia gigantifolia)
đến sự phân chia của các dòng tế bào ung thư dạ dày............................................

121

4.5.2. Đánh giá tác động của dịch chiết Lá khôi (Ardisia gigantifolia) lên quá
trình apoptosis của tế bào ung thư dạ dày...............................................................

123

4.5.3. Ảnh hưởng của dịch chiết Lá khôi (Ardisia gigantifolia) đến sự điều hòa
chu kỳ của tế bào ung thư dạ dày............................................................................

124

4.5.4. Ảnh hưởng của dịch chiết Lá khôi (Ardisia gigantifolia) đến sự điều hòa
giảm các đặc tính của tế bào gốc ung thư dạ dày dòng MKN45............................

125

`ˆÌi`

ˆvˆ

/ˆÊ


ÜÜ


4.6. Một số giải pháp về việc bảo tồn, phát triển bền vững nguồn cây thuốc
và vốn tri thức bản địa của cộng đồng các dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên..........

128

4.6.1. Bảo tồn cây thuốc có nguy cơ bị tuyệt chủng, đi đôi với phát triển trồng thêm

128

4.6.2. Khai thác hợp lý, chú ý đến bảo vệ tái sinh..................................................

131

4.6.3. Bảo tồn vốn tri thức bản địa của cộng đồng, nghiên cứu kế thừa và phát huy

132

4.6.4. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng.........................................

133

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...................................................................................

134

1. Kết luận
2. Đề nghị.............................................................................................................................................................................................................................


134

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN....

136

TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................

137

135

PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Phiếu điều tra cây thuốc và bài thuốc dân gian.....................................

-1-

Phụ lục 2. Danh lục cây thuốc được đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Thái
Nguyên sử dụng........................................................................................................

-2-

Phụ lục 3. Những bài thuốc theo kinh nghiệm của đồng bào dân tộc thiểu số ở
tỉnh Thái Nguyên......................................................................................................

-60-

Phụ lục 4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu thực địa...........................................


-86-

Phụ lục 5. Hình ảnh các địa điểm nghiên cứu........................................................

-88-

Phụ lục 6. Hoạt động sơ chế và sử dụng cây thuốc................................................

-90-

Phụ lục 7. Lưu trữ và bảo quản mẫu cây thuốc......................................................

-91-

Phụ lục 8. Danh sách các thầy thuốc đã phỏng vấn ở tỉnh Thái Nguyên...............

-93-

Phụ lục 9. Hình ảnh một số loài cây thuốc ở Thái Nguyên theo từng dân tộc.......

-97-

Phụ lục 10. Mật độ OD đo được trên máy quang phổ Nano Spectro đối với các
dòng tế bào được xử lý bởi DCLK ở các nồng độ khác nhau từ 50 - 500 µg/ml
trong 48 giờ.............................................................................................................

-102-

Phụ lục 11. Xác định giá trị IC50 của DCLK đối với các dòng tế bào ung thư dạ dày


-102-

Phụ lục 12. Ảnh hưởng của DCLK lên sự hình thành các sphere của tế bào gốc
ung thư dạ dày dòng MKN45 (*p < 0,05; n = 5)....................................................

-102-

Phụ lục 13. Khả năng ức chế sự hình thành các sphere của DCLK ở nồng độ 50 µg/ml -103-

Phụ lục 14. Ảnh hưởng của DCLK lên kích thước của các sphere và số lượng
các tế bào gốc ung thư dạ dày trong mỗi sphere của dòng MKN45.......................

-103-

Phụ lục 15. Bổ sung các loài cho Danh lục cây thuốc Việt Nam...........................

-104-

`ˆÌi`

ˆvˆ

/ˆÊ

ÜÜ


Viết tắt
ALDH
ATCC

BAAA
BPSD
BSA
BTTN
CREDEP
DCLK
DEAB
DMEM
DMSO
ĐDSH
EDTA
FBS
IUCN
KVNC
MTT
GIS
GPS
polyHEMA
RPMI 1640
SL
TCN
VQG
WHO
WWF

`ˆÌi`Ê܈̈Ê̈iÊ`iˆˆÊÛiÀȈˆÊˆvÊ


ˆvˆÝÊ*ÀˆÊ*Ê`ˆÌˆÀÊ
/ˆÊÀiˆˆÛiÊ̈

ˆÃʈˆÌˆVi]ÊۈÈÌ\Ê

ÜÜÜ°ˆViˆˆ°VˆˆÉՈˆˆVˆ°ˆÌˆ


DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

Bảng
Bảng 3.1
Bảng 4.1

Dân số của các dân tộc chủ yếu ở tỉnh Thái Nguyên

Bảng 4.2

So sánh nguồn cây thuốc Thái Nguyên với thực vật làm thuốc ở

Bảng 4.3
Bảng 4.4

Sự phân bố các taxon trong các ngành

Việt Nam
Số lượng họ, chi, loài ở hai lớp của ngành Mộc lan
Chỉ số đa dạng ở các cấp độ của ngành và tổng số cây thuốc ở

Bảng 4.5

KVNC


Bảng 4.6

Các họ đa dạng nhất ở khu vực nghiên cứu
So sánh các họ giàu loài cây thuốc ở KVNC (1) với các họ giàu

Bảng 4.7
Bảng 4.8

loài của hệ thực vật Việt Nam (2)
Các chi đa dạng nhất ở khu vực nghiên cứu

Bảng 4.9
Bảng 4.10

Đa dạng về dạng cây của các loài cây thuốc
Các loài cây thuốc có tiềm năng khai thác tại tỉnh Thái Nguyên

Bảng 4.11
Bảng 4.12

Các cây thuốc thuộc diện bảo tồn ghi nhận ở tỉnh Thái Nguyên
Cơ sở dữ liệu thuộc tính của bản đồ phân bố cây thuốc cần bảo tồn
ở tỉnh Thái Nguyên

Bảng 4.13

Bảng 4.14

Sự đa dạng về bộ phận sử dụng làm thuốc theo kinh nghiệm của

các dân tộc thiểu số ở tỉnh Thái Nguyên

Bảng 4.15

Tỷ lệ các cây thuốc đã xác định trong các bài thuốc

Bảng 4.16

Kết quả thu thập bài thuốc kinh nghiệm của cộng đồng các dân tộc
thiểu số ở tỉnh Thái Nguyên

Bảng 4.17
Bảng
4.18
Bảng
4.19

Danh sách cây thuốc được cả 5 dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên sử dụng
Danh sách cây thuốc các dân tộc cùng sử dụng chữa bệnh về
xương khớp
Danh sách cây thuốc các dân tộc cùng sử dụng chữa bệnh về gan,
thận, dạ dày
Số lượng thầy thuốc được phỏng vấn theo từng dân tộc ở KVNC
Tỷ lệ về độ tuổi và giới tính của các thầy thuốc ở KVNC


`ˆÌi`ÊÜ

ˆv
/ˆÊÀi


ÜÜÜ°


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình
Hình 2.1

Bản đ

Hình 3.1

Bản đ

Hình 4.1

Tỉ lệ c

Hình 4.2

Tỉ lệ c

Hình 4.3

Bản đ

Hình 4.4

Tắc k


Hình 4.5

Tuế b

Hình 4.6

Tuế x

Hình 4.7

Bổ bé

Hình 4.8

Mã đậ

Hình 4.9

Quảng

Hình 4.10

Hoa t

Hình 4.11

Tế ho

Hình 4.12


Nấm

Hình 4.13

Bát gi

Hình 4.14

Trám

Hình 4.15

Cát sâ

Hình 4.16

Gù hư

Hình 4.17

Vù hư

Hình 4.18

Mã tiề

Hình 4.19

Củ dò


Hình 4.20

Bình

Hình 4.21

Hoàng

Hình 4.22

Củ gi

Hình 4.23

Lá kh

Hình 4.24

Thiên

`ˆÌi`Ê܈̈Ê̈iÊ`iˆˆÊÛiÀȈˆÊˆvÊ

ˆvˆÝÊ*ÀˆÊ*Ê`ˆÌˆÀÊ
/ˆÊÀiˆˆÛiÊ̈
ˆÃʈˆÌˆVi]ÊۈÈÌ\Ê

ÜÜÜ°ˆViˆˆ°VˆˆÉՈˆˆVˆ°ˆÌˆ


Hình

Hình 4.25 Rau sắng (Melientha suavis)
Hình 4.26 Hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflora)
Hình 4.27

Thổ s

Hình 4.28

Ba kíc

Hình 4.29

Hồi n

Hình 4.30

Trầm

Hình 4.31 Hoàng tinh hoa trắng (Disporopsis longifolia)
Hình 4.32 Kim tuyến tơ (Anoectochilus setaceus)
Hình 4.33

Thanh

Hình 4.34 Phá lủa (Tacca subflabellata)
Hình 4.35 Trọng lâu hải nam (Paris hainanensis)
Hình 4.36 Cây thuốc theo tên gọi của người Tày
Hình 4.37 Cây thuốc theo tên gọi của người Nùng
Hình 4.38 Cây thuốc theo tên gọi của người Sán Dìu
Hình 4.39 Cây thuốc theo tên gọi của người Sán Chay

Hình 4.40 Cây thuốc theo tên gọi của người Dao
Hình 4.41
Hình 4.42

Tỉ lệ c

tộc th

Ảnh h

Hình 4.43 Ảnh hưởng của DCLK lên kiểu hình của tế bào ung thư dạ dày
Hình 4.44

Hình 4.45
Hình 4.46

Khả n

thư dạ

Ảnh h

MKN

Ảnh h

`ˆÌi`Ê܈̈Ê̈iÊ`iˆˆÊÛiÀȈˆÊˆvÊ


ˆvˆÝÊ*ÀˆÊ*Ê`ˆÌˆÀÊ

/ˆÊÀiˆˆÛiÊ̈
ˆÃʈˆÌˆVi]ÊۈÈÌ\Ê

ÜÜÜ°ˆViˆˆ°VˆˆÉՈˆˆVˆ°ˆÌˆ


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Việt Nam nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm ở châu Á,
được đánh giá là nước đứng thứ 16 trên thế giới về sự phong phú và đa dạng của sinh
vật [11]. Hệ thực vật Việt Nam cũng được biết đến rất đa dạng và phong phú. Theo
ghi nhận của Phạm Hoàng Hộ có khoảng 10.500 loài thực vật bậc cao có mạch và dự
đoán có đến 12.000 loài; trong đó, số loài được dùng làm thuốc chiếm khoảng 36%
[32]. Theo kết quả điều tra của Viện Dược liệu, Bộ Y tế đã xác định ở Việt Nam có
3.948 loài cây thuốc [22]. Gần đây, Võ Văn Chi đã thống kê ở Việt Nam hiện có gần
4.700 loài thực vật làm thuốc [16]. Đồng thời, Việt Nam còn là Quốc gia đa dạng về
nền văn hóa với 54 dân tộc anh em sinh sống trên khắp lãnh thổ. Mỗi dân tộc ở các
vùng miền khác nhau lại có những tri thức khác nhau về cách sử dụng cây cỏ để phục
vụ cuộc sống của họ. Với mức độ đa dạng về hệ thực vật, về văn hóa như vậy, chúng
ta đang được kế thừa một kho tàng tài nguyên cây thuốc quý giá của các dân tộc trong
công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng và phát triển kinh tế.
Việt Nam là một Quốc gia có 3/4 diện tích là đồi núi, nơi có sự đa dạng về
nguồn tài nguyên cây thuốc và là nơi cư trú của 54 dân tộc mà phần lớn là dân tộc
thiểu số với khoảng 24 triệu người, chiếm hơn 1/3 dân số Quốc gia [36]. Chính sự đa
dạng về tộc người cùng với sự khác biệt về điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, phong tục
tập quán, văn hóa trong từng cộng đồng dân tộc đã dẫn đến sự đa dạng những kinh
nghiệm gia truyền trong việc chữa bệnh và cách sử dụng cây cỏ xung quanh mình làm
thuốc chữa bệnh. Việc sử dụng những kinh nghiệm dân gian và nghiên cứu thực vật
học dân tộc ở Việt Nam nói chung và các dân tộc thiểu số nói riêng là rất cần thiết để
góp phần phát triển nền kinh tế của đồng bào dân tộc.

Tỉnh Thái Nguyên, một trung tâm chính trị, kinh tế của vùng trung du miền núi
phía Bắc, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng
đồng bằng Bắc Bộ. Đồng thời, Thái Nguyên là nơi có hệ sinh thái đa dạng và có
nhiều đồng bào dân tộc sinh sống như: Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay, Dao,
Hoa, H’mông...; trong đó, dân tộc Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay và Dao là cộng
đồng các dân tộc thiểu số có số dân cư đông nhất. Từ rất lâu đời, đồng bào các dân
tộc thiểu số ở tỉnh Thái Nguyên đã có truyền thống chữa bệnh bằng cây thuốc, mỗi
dân tộc lại có những kinh nghiệm riêng, đặc trưng cho dân tộc mình. Do đó, kho tàng
tri thức sử dụng cây thuốc của đồng bào dân tộc nơi đây rất phong phú.
`ˆÌi`Ê܈̈Ê̈iÊ`iˆˆÊÛiÀȈˆÊˆvÊ

ˆvˆÝÊ*ÀˆÊ*Ê`ˆÌˆÀÊ
/ˆÊÀiˆˆÛiÊ̈
ˆÃʈˆÌˆVi]ÊۈÈÌ\Ê

ÜÜÜ°ˆViˆˆ°VˆˆÉՈˆˆVˆ°ˆÌˆ


Nhưng tri thức bản địa về cây thuốc của mỗi dân tộc cho đến nay vẫn chưa được hệ
thống một cách đầy đủ, toàn diện, chưa có một nghiên cứu tổng thể về nguồn tài
nguyên cây thuốc của đồng bào các dân tộc trên địa bàn toàn tỉnh. Chính vì vậy,
chúng tôi lựa chọn đề tài luận án: “Nghiên cứu tính đa dạng nguồn cây thuốc được
sử dụng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở tỉnh Thái Nguyên nhằm bảo tồn
và phát triển bền vững”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá đa dạng nguồn cây thuốc được sử dụng trong cộng đồng các dân tộc
thiểu số ở tỉnh Thái Nguyên và đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát triển bền vững.
Kiểm chứng giá trị thực tiễn về khả năng ức chế tế bào ung thư dạ dày từ dịch chiết
của cây Lá khôi (Ardisia gigantifolia Stapf.).
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Các kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học để bảo tồn nguồn tài

nguyên cây thuốc và vốn kinh nghiệm độc đáo trong việc sử dụng cây thuốc của cộng
đồng dân tộc thiểu số Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay và Dao ở tỉnh Thái Nguyên.
- Kết quả nghiên cứu thực nghiệm là tiền đề quan trọng cho những nghiên cứu

để phát triển thuốc kháng ung thư dạ dày từ cây Lá khôi (Ardisia gigantifolia Stapf.),
phục vụ cho việc chăm sóc sức khỏe.
4. Những đóng góp mới của luận án
- Lần đầu tiên đưa ra được bộ tư liệu tương đối đầy đủ về nguồn cây thuốc và

tri thức sử dụng cây thuốc của đồng bào dân tộc thiểu số Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán
Chay và Dao ở tỉnh Thái Nguyên.
- Xây dựng được cơ sở dữ liệu về các loài cây thuốc cần bảo tồn ở tỉnh Thái

Nguyên.
- Bổ sung thêm dẫn liệu mới về khả năng điều trị ung thư dạ dày bằng loài Lá

khôi (Ardisia gigantifolia Stapf.).

`ˆÌi`Ê܈̈Ê̈iÊ`iˆˆÊÛiÀȈˆÊˆvÊ

ˆvˆÝÊ*ÀˆÊ*Ê`ˆÌˆÀÊ
/ˆÊÀiˆˆÛiÊ̈
ˆÃʈˆÌˆVi]ÊۈÈÌ\Ê

ÜÜÜ°ˆViˆˆ°VˆˆÉՈˆˆVˆ°ˆÌˆ


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tài nguyên cây thuốc trên thế giới
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu và sử dụng tài nguyên cây thuốc trên thế giới
Từ xa xưa, con người vẫn luôn coi trọng cây cỏ như là một nguồn thuốc chủ yếu
để chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe. Các kinh nghiệm dân gian về sử dụng cây thuốc
chữa bệnh được nghiên cứu ở các mức độ khác nhau tùy thuộc vào sự phát triển của
từng châu lục, từng quốc gia và từng dân tộc. Hầu hết các quốc gia đã biên soạn các
sách chuyên khảo về cây thuốc trên quy mô toàn quốc hoặc vùng lãnh thổ. Nhiều
công trình nghiên cứu cây thuốc của các nước được sử dụng rộng rãi và có giá trị
khoa học thực tiễn lớn.
Dược thảo ở châu Á được ghi nhận từ rất sớm, dựa trên nghiên cứu khảo cổ học
từ 60.000 năm về trước, khi khai quật một ngôi mộ cổ của người Neanderthal ở Iraq,
có chứa 8 loại cây thuốc khác nhau như: Ma hoàng (Ephedra sinica), Cỏ thi (Achillea
millefolium),... [135]. Nói đến dược thảo ở châu Á không thể không nhắc đến hai
quốc gia có nền y học cổ truyền lâu đời là Trung Quốc và Ấn Độ. Ở Trung Quốc,
dược thảo được phát triển như là một phần của văn hóa Trung Hoa. Gần 5.000 năm
về trước (từ năm 2.737 TCN đến 2.697 TCN), dược thảo ở Trung Quốc được biết đến
nhờ một nhân vật huyền thoại gọi là Thần Nông. Người ta nói rằng, Thần Nông bằng
cách nếm thử hàng trăm loại thảo mộc, đã mô tả về giá trị chữa bệnh và đặc điểm của
hơn 70 loại thảo mộc [208]. Nhiều loại thảo mộc đã được sử dụng thường xuyên cho
việc chăm sóc sức khỏe ở Trung Quốc cổ đại và các kiến thức đã được lưu lại bằng
truyền miệng qua nhiều thế kỷ. Các loại thảo mộc được mô tả một cách chính thức
trong cuốn sách đặt theo tên của Thần Nông, mà ngày nay được biết đến là
“Shennong Bencao Jing” của tác giả sống trong giai đoạn ngay sau sự sụp đổ của
triều đại nhà Hán (202 TCN - 220) [129]. Trong cuốn “Shennong Bencao Jing” đã đề
cập đến 364 loại dược liệu; bao gồm 252 loại bộ phận của cây, 67 loại bộ phận động
vật và 46 loại khoáng sản làm thuốc; đồng thời cũng mô tả tác dụng chữa bệnh của
chúng [164]. Chính cuốn sách này đã tạo nền tảng cho sự phát triển liên tục của nền y
học dược thảo Trung Quốc cho đến ngày nay. Tiếp đến, hơn 240 loại dược thảo và 52
đơn thuốc đã được mô tả trong cuốn sách có tên là “52 Bing-Fang” được khai quật tại
một ngôi mộ cổ vào năm 168 TCN tại Trung Quốc

[200]. Đến năm 659, cuốn “Xin Xiu Ben Cao” đã ghi lại 850 loại dược thảo, đây là

cuốn dược điển nổi tiếng ở Trung Quốc và cả trên thế giới [164]. Năm 1596, Li đã ghi
nhận 1.892 loại dược thảo và 11.096 công thức chữa bệnh trong cuốn “Ben Cao Gang
Mu” [144]. Đến năm 1977, Trung Quốc đã xuất bản cuốn “Đại từ điển đông dược”
thống kê 5.757 mục từ, đa số là thảo mộc. Và gần đây, trong cuốn “Dược
`ˆÌi`Ê܈̈Ê̈iÊ`iˆˆÊÛiÀȈˆÊˆvÊ

ˆvˆÝÊ*ÀˆÊ*Ê`ˆÌˆÀÊ
/ˆÊÀiˆˆÛiÊ̈
ˆÃʈˆÌˆVi]ÊۈÈÌ\Ê

ÜÜÜ°ˆViˆˆ°VˆˆÉՈˆˆVˆ°ˆÌˆ


thảo toàn thư” của Andrew đã đề cập đến bộ sách “Cây thuốc Trung Quốc” liệt kê hầu
hết các loài cây cỏ chữa bệnh được biết từ trước tới nay [90]. Trong cuốn “Taiwanese
native medicinal plants”, Li đã công bố hơn 1.000 loài cây thuốc được sắp xếp theo
bảng chữ cái của tên Latinh [137].
Ấn Độ cũng là quốc gia có truyền thống sử dụng các loại dược thảo lâu đời. Nền
y học cổ truyền Ấn Độ được gọi là Ayurveda có nguồn gốc từ thời cổ xưa. Chữ
Ayurveda được tạo thành bởi các từ có ý nghĩa: “Ayus” có nghĩa là “sống” hay
“trường thọ” và “Veda” có nghĩa là “khoa học” và “tri thức”. Từ cách đây 6.000 năm,
tại Ấn Độ, y học Ayurveda đã sử dụng bột nghệ để làm thuốc chữa bệnh [65, 206].
Khoảng 5.000 năm trước, các dẫn liệu lâu đời về việc sử dụng cây thuốc được tìm
thấy trên một phiến đất sét của người Sumer ở Nagpur, Ấn Độ, bao gồm 12 công thức
chữa bệnh có đề cập đến hơn 250 loại cây khác nhau [125]. Trong quyển kinh của
người Aryan có tên là Vedas được viết vào năm 1.500 TCN, chứa đựng những kiến
thức phong phú về dược thảo thời kỳ đó. Trong đó, nhiều loài cây được xem là những
“cây thiêng” dành cho những vị thần đặc biệt, chẳng hạn như cây Trái nấm (Aegle

marmelos) là cây dành cho thánh thần của người Hindu, thánh Lakshmi (thánh mang
lại sự giàu có và may mắn), thánh Shiva (vị thánh của sức khỏe) và cây được trồng
gần các đền thờ. Nhiều loại dược thảo và khoáng chất sử dụng trong y học Ayurveda
sau đó đã được hai thầy thuốc nổi tiếng của Ấn Độ là Charaka (thế kỷ II) và Sushruta
(thế kỷ IV) mô tả trong các tác phẩm của họ. Charaka trong tác phẩm “Charaka
Samhita” đã mô tả 341 loại dược thảo cũng như những loại thuốc có nguồn gốc từ
khoáng vật. Sushruta trong tác phẩm “Sushruta Samhita” cũng đã mô tả 760 loại
dược liệu trong đó có Gai đầu (Cannabis) và Hyoscyamus [99]. Gần đây, y học
Ayurveda đã phát triển mạnh, nhiều tri thức bản địa đã được nghiên cứu, đánh giá và
ứng dụng có hiệu quả, theo thống kê có khoảng 2.000 loài cây cỏ có công dụng làm
thuốc [90]. Dãy Himalaya hùng vĩ, cho đến nay đã tìm thấy khoảng 8.000 loài thực
vật Hạt kín, 44 loài thực vật Hạt trần; trong đó có 1.748 loài được sử dụng như là cây
thuốc. Hay ở khu vực Hy Mã Lạp Sơn từ lâu đã nổi tiếng cung cấp nguồn cây thuốc
chữa bệnh cho hàng triệu người dân. Hiện nay, lĩnh vực dược liệu
ở Ấn Độ sử dụng khoảng 280 loài cây thuốc, trong đó có 175 được tìm thấy ở Hy Mã

Lạp Sơn [74].
Dược thảo ở châu Âu rất đa dạng và việc sử dụng các cây thuốc ở đây cũng đã
góp phần tạo ra nền tảng của y học truyền thống cổ điển. Người đầu tiên phải kể đến
đó là Theophrastus (371 - 287 TCN), nhà bác học nổi tiếng trong lịch sử của khoa học
Hy Lạp, là “cha đẻ của thực vật học”, ông có công lớn trong việc phân loại và mô tả
về cây thuốc. Khoảng thời gian 350 - 287 TCN, Theophrastus đã viết

`ˆÌi`Ê܈̈Ê̈iÊ`iˆˆÊÛiÀȈˆÊˆvÊ

ˆvˆÝÊ*ÀˆÊ*Ê`ˆÌˆÀÊ
/ˆÊÀiˆˆÛiÊ̈
ˆÃʈˆÌˆVi]ÊۈÈÌ\Ê

ÜÜÜ°ˆViˆˆ°VˆˆÉՈˆˆVˆ°ˆÌˆ



hai cuốn sách “De causis plantarium” và “De historia plantarium”, trong đó đề cập
đến hơn 500 loài cây thuốc [213]. Dioscorides (40 - 90), là một thầy thuốc Hy Lạp,
ông đã viết một cuốn sách dược thảo có tên “De material medica”. Quyển sách này
bao gồm 500 loại thảo mộc, gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến y học phương Tây, là sách
tham khảo chính ở châu Âu và Trung Đông trong hơn 1.500 năm và do đó cuốn sách
trở thành tiền thân của các dược điển hiện đại. Trong thời kỳ trung cổ, “De materia
medica” được dịch ra tiếng Latinh, tiếng Hy Lạp và tiếng Ả Rập. Thời kỳ Phục Hưng
từ năm 1478 trở đi, cuốn sách này đã được in bằng tiếng Ý, tiếng Đức, tiếng Tây Ban
Nha và tiếng Pháp [174]. Pliny the Elder (23-79) là một nhà tự nhiên học, nhà triết
học La Mã, ông đã viết cuốn “Naturalis historia” đề cập đến khoảng 1.000 loài cây
khác nhau [169]. Nhiều kiến thức y học truyền thống của châu Âu về cây thuốc đều
bắt nguồn từ Dioscorides và Pliny. Galen (131 - 200), một thầy thuốc của Hoàng đế
La Mã Marcus Aurelius, có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của các vị thuốc bào
chế từ thảo mộc [168]. Vào thế kỷ thứ VII, người Slavic ở Trung và Đông Âu đã sử
dụng một số loại dược thảo như: Hương thảo (Rosmarinus officinalis), Húng quế
(Ocimum basilicum), Bạc hà (Mentha viridis),...
để chăm sóc sức khỏe và dùng Tỏi (Alium sativum) như một phương thuốc chữa bệnh
hiệu quả [77]. Charles Đại đế hay Charles I (742 - 814), vua của Ý từ năm 774, người
sáng lập ra trường y có uy tín ở Salerno, trong tác phẩm “Capitularies” đã trích dẫn
100 loài cây thuốc khác nhau, trong đó loài Xô thơm (Salvia officinalis) được đánh
giá rất cao. Tên Latinh của loài này bắt nguồn từ “salvare” nghĩa là “chữa bệnh”,
thậm chí loài này được trồng bắt buộc trong tất cả các tu viện của Công giáo [194].
Vào thời Trung cổ, học thuyết “Dấu hiệu” khẳng định có một sự kết nối giữa vẻ bề
ngoài của một loài cây “dấu hiệu của thần thánh” và công dụng y học của chúng.
Chẳng hạn, những chiếc lá lốm đốm của cây Cỏ phổi (Pulmonaria officinalis) giống
như các mô của phổi, chữa rất hiệu quả các bệnh về phổi. Cũng trong thời gian này,
khoảng thế kỷ XI, tại Scotland các thầy tu đã sử dụng cây Thuốc phiện (Papaver
somniferum) và cây Cần xa (Cannabis sativa) để làm thuốc giảm đau và thuốc gây

mê [90]. Các công trình tiêu biểu trong thời kỳ này là cuốn “De re medica” của John
Mesue, cuốn “Canon medicine” của Avicenna và cuốn “Liber magnae collectionis
simplicum alimentorum et medicamentorum” của Ibn Baitar, trong đó có hơn 1.000
cây thuốc đã được mô tả [193]. Cuộc hành trình của Marco Polo (1254 - 1324) ở
vùng nhiệt đới châu Á, Trung Quốc, Ba Tư và cuộc hành trình của Vasco De Gama
đến Ấn Độ (1498) đã đưa vào châu Âu nhiều cây thuốc. Từ đó, nhiều vườn thực vật
được xây dựng trên khắp châu Âu và việc trồng cây thuốc đã được thực hiện [168].
Năm 1597, John Gerard (1545 - 1612) xuất bản cuốn sách “The herball” với nhiều
thông tin về dược thảo. Ngoài ra, cuốn sách còn
`ˆÌi`Ê܈̈Ê̈iÊ`iˆˆÊÛiÀȈˆÊˆvÊ

ˆvˆÝÊ*ÀˆÊ*Ê`ˆÌˆÀÊ
/ˆÊÀiˆˆÛiÊ̈
ˆÃʈˆÌˆVi]ÊۈÈÌ\Ê

ÜÜÜ°ˆViˆˆ°VˆˆÉՈˆˆVˆ°ˆÌˆ


kể đến nhiều loại cây được các nhà thám hiểm và thương nhân mang vào châu Âu
[90]. Năm 1652, Nicholas Culpeper (1616 - 1654) đã kế thừa một số kiến thức từ
Dioscorides và Paracelsus, cùng với kinh nghiệm chữa bệnh của các thầy thuốc địa
phương, ông đã cho xuất bản cuốn dược thảo “The English Physitian”. Đây là cuốn
sách bán chạy nhất và được tái bản nhiều lần. Dược thảo châu Âu không chỉ mang
tính bản xứ như: cây Kim sa (Arnica montana) được dùng nhiều trong các bài thuốc
dân gian ở châu Âu, uống trà Kim sa sẽ làm giảm chứng viêm họng ở tuổi già và cây
Bạch đầu ông (Anemone pulsatilla) được sử dụng nhiều trong ngành dược thảo Thụy
Sĩ, Đức, Ý, Pháp; còn cây Hoa chuông (Symphytum officinale) đặc biệt được ưa
chuộng ở Anh,...; mà còn mang tính ngoại nhập như cây Bạch quả (Ginkgo biloba) có
tác dụng cải thiện hệ tuần hoàn máu lên não, giúp bồi bổ trí nhớ [90].
Ở châu Phi, việc sử dụng liệu pháp điều trị bằng cây thuốc đã có từ thời xa xưa.


Những bản viết tay có từ thời Ai Cập cổ đại (1950 TCN) đã liệt kê hàng chục loại cây
thuốc và công dụng của chúng. Trong bản giấy cói của dân tộc Ebers (khoảng 1.500
TCN) ghi lại hơn 870 toa thuốc và công thức, 700 loài dược thảo, trong đó có cây
Long đờm (Gentiana lutea), cây Lô hội (Aloe vera), cây Anh túc (Papaver
somniferum) và các chứng bệnh, từ bệnh phổi cho đến vết thương do cá sấu cắn
[193]. Vào khoảng năm 800 TCN, trong thiên sử thi Iliad và Odyssey của Homer, có
63 loài thực vật từ Minoan, Mycenae và Assyrian ở Ai Cập đã được giới thiệu. Trong
đó, một số loài được lấy theo tên của các nhân vật thần thoại trong sử thi như: cây
Thủy dương (Inula helenium, họ Cúc - Asteraceae) được đặt theo tên của Elena,
người là trung tâm của cuộc chiến thành Troy. Liên quan đến các loài thực vật từ chi
Artemisia, tên của chi bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “artemis” có nghĩa là “khỏe mạnh”,
được tin là dùng để khôi phục lại sức mạnh và bảo vệ sức khỏe
[192]. Việc buôn bán dược thảo giữa các vùng Trung Đông, Ấn Độ và Đông Bắc
châu Phi đã có ít nhất từ 3.000 năm trước. Từ thế kỷ V đến thế kỷ XIII, các thầy
thuốc Ả Rập là những người có công đầu trong sự tiến bộ của ngành y. Vào giữa thế
kỷ XIII, nhà thực vật học Ibn El Beitar đã xuất bản cuốn “Các vấn đề y khoa” thống
kê chủng loại cây thuốc ở Bắc Phi. Khắp châu Phi, hàng ngàn loại dược thảo khác
nhau mọc ở vùng dân cư hay nơi hoang dã đã được bán trên thị trường. Một số loại
được kê toa để điều trị trong gia đình; một số loài như cây Kanna và cây Iboga
(Tabernanthe ibola) dùng để nhai chống sự mệt mỏi, sử dụng như chất kích thích
trong các lễ hội tôn giáo; cây Thổ mật (Bridelia ferruginea) (được tìm thấy ở các
vùng đồng cỏ Tây và Đông châu Phi) và cây Chàm (Indigofera arrecta) (được tìm
thấy ở vùng nhiệt đới châu Phi) có khả năng trong việc điều trị bệnh tiểu đường
[90].

`ˆÌi`Ê܈̈Ê̈iÊ`iˆˆÊÛiÀȈˆÊˆvÊ

ˆvˆÝÊ*ÀˆÊ*Ê`ˆÌˆÀÊ
/ˆÊÀiˆˆÛiÊ̈

ˆÃʈˆÌˆVi]ÊۈÈÌ\Ê

ÜÜÜ°ˆViˆˆ°VˆˆÉՈˆˆVˆ°ˆÌˆ


Châu Úc cũng là quê hương của truyền thống dược thảo từ rất sớm. Người ta tin
rằng, các thổ dân châu Úc đã định cư ở đây từ hơn 60.000 năm về trước và hình thành
nên những kiến thức thực tiễn về các cây thuốc bản xứ. Nhiều loại trong số này như
cây Bạch đàn xanh (Eucalyptus globulus) duy nhất chỉ có ở châu Úc, vốn được sử
dụng rất hữu hiệu trong việc chữa bệnh. Hay loài Bạch đàn trắng (Eucalyptus
camaldulensis), lá có chất làm se và có mùi thơm, khi nhai làm cho nước bọt có màu
đỏ và được dùng trong điều trị bệnh tiêu chảy. Tuy nhiê n, phần lớn kiến thức về dược
thảo của thổ dân đã bị mất đi khi người châu Âu đến định cư. Khi người Anh đến
định cư, họ đã mang theo các kiến thức dược thảo từ châu Âu về cây Cỏ roi ngựa
(Verbena officinalis), cây Táo gai (Crataegus sp.), cây Mullein (Verbascum thapsus)
và cây Bồ công anh (Taraxacum officinale), mà giờ đây đã trở thành kiến thức bản địa
của châu Úc [90].
Các nền văn minh cổ đại ở châu Mỹ như Maya, Aztec, Inca đều có nền y học cổ
truyền về dược thảo bản địa với những kiến thức uyên thâm. Theo văn bản truyền
miệng về nền văn hóa Inca, các thầy thuốc địa phương ở vùng Bolivia (hiện nay)
chữa bệnh rất giỏi và họ đã chiết được chất penicillin từ vỏ chuối xanh. Vào năm
1552, Martin de la Cruz đã viết cuốn “Badianus”, là quyển sách đầu tiên về dược thảo
ở châu Mỹ, liệt kê 251 loài dược thảo của Mexico dùng để điều trị bệnh. Quyển sách
này chỉ ra rằng, người Aztec có nhiều bác sĩ giàu kinh nghiệm với các truyền thuyết
về y học của người da đỏ [86, 95]. Ở các nước Trung Mỹ khác như ở Cộng hòa
Dominica và Nicaragua, chính phủ đã mở các dự án dạy cho phụ nữ cách dùng các
loại dược thảo tại địa phương, để điều trị cho cộng đồng của họ. Khắp vùng biển
Caribe, dược thảo được sử dụng rộng rãi như cây Cỏ sốt (Cymbopogon citratus) dùng
để điều trị sốt và cây Khổ qua (Momordica charantia) làm giảm độ đường trong máu.
Vào thế kỷ XVI, bệnh thiếu vitamin C đã được một người đứng đầu thổ dân da đỏ ở

châu Mỹ chữa bệnh bằng nước ép và mủ của một loại cây. Thế kỷ XVIII và XIX, ở
Bắc Mỹ, các thầy thuốc bản địa đã biết sử dụng những loài cây chữa trị vết thương và
vết cắn ngoài da. Hiện nay, ở châu Mỹ chủ yếu đi sâu nghiên cứu các loại dược thảo
bản xứ để sản xuất các loại thuốc chữa bệnh, trong đó nổi tiếng là trung tâm Belem ở
Đông Bắc Brazil và Bogota ở Colombia [90].
Lịch sử nghiên cứu và sử dụng tài nguyên cây thuốc được gắn liền với sự phát
triển của nền văn minh nhân loại, các kinh nghiệm chữa bệnh của cây thuốc được xác
định, ghi nhận và truyền đạt cho các thế hệ kế tiếp. Việc kết hợp những kiến thức
dược thảo truyền thống với kiến thức y khoa hiện đại sẽ góp phần quan trọng trong
việc chăm sóc sức khỏe của loài người.

`ˆÌi`Ê܈̈Ê̈iÊ`iˆˆÊÛiÀȈˆÊˆvÊ

ˆvˆÝÊ*ÀˆÊ*Ê`ˆÌˆÀÊ
/ˆÊÀiˆˆÛiÊ̈
ˆÃʈˆÌˆVi]ÊۈÈÌ\Ê

ÜÜÜ°ˆViˆˆ°VˆˆÉՈˆˆVˆ°ˆÌˆ


1.1.2. Tình hình nghiên cứu cây thuốc dân tộc trên thế giới
Việc đi sâu nghiên cứu sự đa dạng của các loại dược thảo bản địa để phục vụ
cho việc sản xuất các loại thuốc mới đang rất được quan tâm thực hiện ở nhiều nơi
trên thế giới.
Châu Á là châu lục có nhiều dân tộc cùng sinh sống, với vốn tri thức bản địa về
việc sử dụng các loài thực vật làm thuốc phong phú và đa dạng, đã có những nghiên
cứu cụ thể ở các cộng đồng người trong các khu vực khác nhau như: Thực vật học
của dân tộc Kani/Kanikaran ở miền Tây Nam Ghats của Ấn Độ đã được ghi nhận có
54 loài thuộc 26 họ; trong đó sử dụng chủ yếu để chữa các bệnh về da, rắn độc cắn,
vết thương và bệnh thấp khớp. Các cây thuốc được sắp xếp theo thứ tự tên họ, tên địa

phương, các thành phần hóa học chính, bộ phận sử dụng và cách sử dụng
[72]. Có 35 loài thực vật được cộng đồng Chhota Bhangal ở phía Tây Himalaya sử
dụng trong việc chữa các bệnh khác nhau. Đồng thời, kết quả nghiên cứu còn đề cập
sự ảnh hưởng giữa các hoạt động kinh tế, xã hội với các kiến thức dược thảo truyền
thống [196]. Khi nghiên cứu việc sử dụng cây thuốc ở huyện Kancheepuram của
Tamil Nadu, các tác giả đã xác định 85 loài thực vật thuộc 76 chi, 41 họ để điều trị
các bệnh khác nhau về da, rắn độc cắn, đau bụng và rối loạn thần kinh [156]. Kết quả
nghiên cứu tri thức bản địa về cây thuốc được sử dụng bởi cộng đồng Saperas ở làng
Khetawas, Jhajjar, Haryana, Ấn Độ đã tìm thấy 57 loài thực vật thuộc 51 chi của 35
họ được người dân sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau, trong đó nhiều nhất là các
cây thuộc họ Đậu (Fabaceae) [165].
Khai thác kinh nghiệm sử dụng thực vật của người dân địa phương ở Banda
Daud Shah, Karak, Pakistan đã ghi nhận 58 loài thuộc 52 chi, 34 họ được sử dụng
cho các mục đích khác nhau, trong đó có 40 loài dùng để chữa bệnh và nhiều nhất là
các bệnh về dạ dày-ruột, long đờm và hạ sốt [154]. Nghiên cứu đa dạng về tình hình
sử dụng cây thuốc dân tộc ở khu vực Swat, Bắc Pakistan đã thu thập 106 loài thuộc
54 họ được người dân bản địa sử dụng để điều trị bệnh [66]. Việc điều tra cây thuốc
được người dân ở huyện Mastung của tỉnh Balochistan, Pakistan đã ghi nhận 102 loài
thuộc 47 họ sử dụng để chữa các loại bệnh khác nhau [75]. Gần đây, khi tiến hành
khảo sát nguồn cây thuốc được sử dụng bởi tộc Deb Barma của bộ tộc Tripura
ở huyện Moulvibazar, Bangladesh đã chỉ ra có 44 cây thuốc thuộc 34 họ được các

thầy lang sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau như: đau, ho, cảm lạnh, rối loạn tiêu
hóa, vết thương, bệnh tiểu đường, sốt rét, bệnh về tim và tê liệt [121]. Cũng trong
năm 2014, 161 loài thảo dược thuộc 144 chi, 86 họ được ghi nhận đã dùng để điều trị
các loại bệnh khác nhau trong cộng đồng người Tamang ở huyện Makawanpur, Nepal
[143]. Tìm hiểu về cây thuốc ở Khu bảo tồn Arjan - Parishan,
`ˆÌi`Ê܈̈Ê̈iÊ`iˆˆÊÛiÀȈˆÊˆvÊ

ˆvˆÝÊ*ÀˆÊ*Ê`ˆÌˆÀÊ

/ˆÊÀiˆˆÛiÊ̈
ˆÃʈˆÌˆVi]ÊۈÈÌ\Ê

ÜÜÜ°ˆViˆˆ°VˆˆÉՈˆˆVˆ°ˆÌˆ


tỉnh Fars, Iran đã có 85 loài thuộc 39 họ, 78 chi được ghi nhận dùng để chữa bệnh;
trong số đó, họ Cúc (Asteraceae) chiếm số loài nhiều nhất là 13 loài [98]. Người Di là
nhóm dân tộc thiểu số đứng thứ 6 ở Trung Quốc với dân số là 6,57 triệu người phân
bố ở các tỉnh Vân Nam, Tứ Xuyên, Quý Châu và Quảng Tây. Trong đó, Vân Nam có
sự tập trung đông nhất với 4,06 triệu người. Nghiên cứu về cây thuốc được sử dụng
bởi dân tộc Di ở Vân Nam đã tìm thấy 116 loài thuộc 58 họ, điều trị các bệnh liên
quan đến chấn thương, rối loạn tiêu hóa và cảm lạnh. Trong đó, có 25 loài được tìm
thấy có tác dụng chữa bệnh mới; 40 loài được ghi nhận phương pháp chữa bệnh mới;
55 loài khác nhau được sử dụng trong điều trị vết thương và gãy xương; 47 loài dùng
để điều trị rối loạn tiêu hóa [142]. Quá trình điều tra cây thuốc của người Tây Tạng ở
Shangri-la, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc đã xác định được 68 loài thuộc 64 chi, 40 họ
[141].
Quá trình khảo sát cây thuốc ở đảo Jeju, Hàn Quốc đã thu thập được 171 loài
thực vật thuộc 141 chi, 68 họ và 777 cách sử dụng các loài cây làm thuốc của người
dân bản địa. Nghiên cứu cũng chỉ ra các họ có nhiều loài cây thuốc là họ Cúc
(Asteraceae), họ Hoa hồng (Rosaceae), họ Cam (Rutaceae), họ Hoa tán (Apiaceae)
[184]. Nghiên cứu khác về tri thức bản địa trong việc sử dụng cây thuốc tiến hành ở
VQG Gayasan, Hàn Quốc đã phát hiện 200 loài thuộc 168 chi, 87 họ được người dân
sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau như: rối loạn cơ xương, đau nhức, rối loạn hệ
hô hấp, bệnh gan và các vết thương [185]. Việc điều tra cây thuốc từ rừng thiêng và
nương rẫy của dân tộc Karen và Lawa ở Thái Lan đã xác định được 365 loài thực vật
thuộc 244 chi và 82 họ sử dụng để làm thuốc, trong đó dùng nhiều nhất là các cây
trong họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) và họ Long não (Lauraceae) [120]. Khi nghiên
cứu về cây thuốc được người dân bản địa Ati Negrito ở đảo Guimaras, Philippin đã

tìm thấy 142 loài thuộc 55 họ sử dụng chữa 16 loại bệnh [161].
Y học dân gian châu Âu có một lịch sử lâu dài, những tri thức dân gian được
truyền lại cho các thế hệ sau bằng việc ghi chép hoặc truyền miệng qua nhiều thế kỉ
[171]. Những năm gần đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về việc sử
dụng các loài thực vật để điều trị nhiều loại bệnh của người dân bản địa được thực
hiện: nghiên cứu về cây thuốc ở Serra de São Mamede, Bồ Đào Nha đã cung cấp
thông tin của 165 loài thực vật làm thuốc [84]. Đã có trên 518 loài thực vật thuộc 335
chi và 80 họ được người dân sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau ở khu vực Alt
Empordaf, Catalonia, bán đảo Iberia [166]. Khi nghiên cứu cây thuốc ở Serra de
Mariola, phía Đông Nam Tây Ban Nha đã chỉ ra có 93 loài thực vật được người dân
địa phương dùng để chữa bệnh [73]. Đã có 98 loài thực vật thuộc 39 họ được người
dân ở Alps Albania, Kosovo sử dụng để điều trị các loại bệnh khác nhau, trong đó

`ˆÌi`Ê܈̈Ê̈iÊ`iˆˆÊÛiÀȈˆÊˆvÊ

ˆvˆÝÊ*ÀˆÊ*Ê`ˆÌˆÀÊ
/ˆÊÀiˆˆÛiÊ̈
ˆÃʈˆÌˆVi]ÊۈÈÌ\Ê

ÜÜÜ°ˆViˆˆ°VˆˆÉՈˆˆVˆ°ˆÌˆ


các cây sử dụng nhiều nhất chủ yếu thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae), họ Cúc
(Asteraceae) và họ Bạc hà (Lamiaceae) [155]. Việc khảo sát cây thuốc ở Maden,
Elazig, Thổ Nhĩ Kỳ đã ghi nhận 88 loài thực vật thuộc 41 họ được sử dụng cho mục
đích chữa bệnh [83]. Có 137 loài thực vật được người dân bản địa ở Alasehir, Manisa,
Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau [178]. Khi tiến hành so sánh thực
vật dân tộc của cộng đồng người Selegan sống ở Turin phía Đông Bắc, nước Ý và ở
Adeane phía Nam, Senegal, kết quả đã xác định được 71 loài cây thuốc
ở Adeane và 41 loài cây thuốc tại Turin và phần lớn các cây được ghi nhận của người

di cư Senegal ở Turin cũng đã được sử dụng tại nước bản xứ Adeane [100]. Điều tra
về thực vật học và công dụng trong khu vực Alto Tirreno Cosentino, Calabria, miền
Nam nước Ý đã tìm thấy 52 loài thực vật thuộc 35 họ được người dân sử dụng để
điều trị các loại bệnh chủ yếu như: bệnh ngoài da, bệnh về đường hô hấp, đau răng và
đau thấp khớp [134]. Việc điều tra về cây thuốc ở khu vực Đông Nam của vườn
Partenio, Campania, miền Nam nước Ý đã tìm ra 87 loài thuộc 76 chi và 35 họ được
người dân sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau cho cả người và động vật [147].
Tiến hành nghiên cứu về công dụng chữa bệnh và kinh nghiệm truyền thống của thực
vật bản địa của vùng núi cao dãy Alps thuộc phía Tây, nước Ý đã tìm thấy 199 loài
cây thuốc thuộc 64 họ và sử dụng chủ yếu để điều trị bệnh về hệ tiêu hóa, hệ hô hấp
và da [93],...
Ở châu Mĩ những nghiên cứu về việc sử dụng cây thuốc của người dân bản địa

cũng được thực hiện ở nhiều nơi: Nghiên cứu về cây thuốc của Tacana - nhóm dân tộc
Bolivia vùng Amazon đã thu thập được khoảng 450 loài thực vật khác nhau, trong đó
có 33% được sử dụng làm thuốc [78]. Việc sử dụng cây thuốc cổ truyền ở miền Bắc
Peru được xác định có 510 loài dùng để điều trị bệnh, trong đó họ được sử dụng
nhiều nhất là: họ Cúc (Asteraceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Bạc hà (Lamiaceae), họ
Cà (Solanaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) và họ Hòa thảo (Poaceae) [81]. Cây
thuốc của cộng đồng Asháninka ở Bajo Quimiriki, Junín, Peru được xác định có 402
loài dùng để điều trị các bệnh khác nhau, trong đó các cây được sử dụng nhiều nhất
chủ yếu thuộc các họ: họ Cúc (Asteraceae), họ Ráy (Araceae), họ Cà phê
(Rubiaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Cà (Solanaceae) và họ Hồ tiêu
(Piperaceae) [145]. Có 187 loài thực vật thuộc 128 chi và 64 họ được người dân ở
khu vực Xing - một khu vực khô hạn ở Đông Bắc Brazil sử dụng để điều trị các bệnh:
cảm lạnh thông thường, viêm phế quản, bệnh tim mạch, bệnh thận và an thần [67].
Kết quả điều tra về thực vật làm thuốc của người dân địa phương ở khu vực Carraso,
Đông Bắc Brazil có 32 loài thuộc 29 chi, 20 họ được dùng để điều trị các bệnh khác
nhau [186]. Theo các tác giả, cây thuốc cổ truyền tại tỉnh Loja, phía Nam Ecuador đã
ghi nhận có 215 loài được người dân địa

`ˆÌi`Ê܈̈Ê̈iÊ`iˆˆÊÛiÀȈˆÊˆvÊ

ˆvˆÝÊ*ÀˆÊ*Ê`ˆÌˆÀÊ
/ˆÊÀiˆˆÛiÊ̈
ˆÃʈˆÌˆVi]ÊۈÈÌ\Ê

ÜÜÜ°ˆViˆˆ°VˆˆÉՈˆˆVˆ°ˆÌˆ


×