Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Giáo án Ngữ văn 10, ca dao than thân yêu thương tình nghĩa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.39 KB, 5 trang )

Đọc văn: tiết 28, 29
Ngày soạn: 30/10/2020
Lớp dạy: 10A2,3,9
CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG, TÌNH NGHĨA
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Hiểu được, cảm nhận được tiếng hát than thân và tiếng hát yêu thương
tình nghĩa của người bình dân trong xã hội phong kiến xưa qua nghệ thuật riêng đậm
sắc màu dân gian của ca dao.
2. Kĩ năng: Biết cách tiếp cận và phân tích cao dao qua đặc trưng thể loại.
3. Thái độ:
- Trân trọng, yêu mến nền văn hóa dân gian Việt Nam
- Có thái độ bảo vệ, gìn giữ, tiếp tục phát huy những làn điệu dân ca, ca dao trong đời
sống văn hóa cộng đồng.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, NL tự học, NL sáng tạo.
- Năng lực đặc thù: NL giao tiếp bằng ngôn ngữ, cảm thụ văn học, tạo lập văn bản,
thẩm định văn bản ....
5. Nội dung tích hợp: các kiến thức văn và tiếng Việt đã học
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên:
- Dự kiến phương pháp hình thức tổ chức hoạt động học tập cho HS để chiếm lĩnh bài
học: PP tổ chức trò chơi, làm việc nhóm, làm việc cá nhân, gợi mở, vấn đáp…
- Phương tiện: SGK, giáo án, máy tính, máy chiếu, phiếu học tập…
2. Học sinh: SGK, soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK và câu hỏi của GV cho chuẩn
bị.
III. Tiến hành tổ chức các hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh
2. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG 1 : KHỞI ĐỘNG


* Mục tiêu: Tạo tâm thế để HS bắt đầu tiết học mới.
* PP/KTDH: Phát vấn, giảng bình
Hình thức: Hoạt động cả lớp, hoạt động cá nhân.
* Phương tiện dạy học: Sách giáo khoa, giáo án, loa nghe.
* Tiến trình thực hiện
- Bước 1. GV giao nhiệm vụ:
Cho học sinh nghe bài "Còn duyên"
GV đặt câu hỏi: Bài hát trên thuộc thể loại nào ?
- Bước 2. Học sinh thực hiện nhiệm vụ.
- Bước 3. Hs báo cáo kết quả
- Bước 4. Gv nhận xét, chốt kiến thức.
- GV dẫn dắt: Ca dao là viên ngọc quý trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam,
phẩn chiếu vẻ đẹp tâm hồn của người bình dân. Bên cạnh những bài ca dao về quê
hương đất nước, ta không thể không nhắc đến những bài ca dao than thân yêu thương
tình nghĩa
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC


* Mục tiêu: Hs nắm được khái niệm và nội dung, nghệ thuật của thể loại ca dao; nắm
được những nét chính về nhội dung, nghệ thuật của các bài ca dao.
* PP/KTDH: thuyết trình, phát vấn, thảo luận nhóm, ...
* Phương tiện dạy học: giáo án, SGK.
* Sản phẩm: câu trả lời của HS
* Tiến trình thực hiện
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Thao tác 1. Tìm hiểu chung
I. Tìm hiểu chung
Bước 1. GV yêu cầu hs đọc phần
1. Định nghĩa ca dao

tiểu dẫn sgk, sau đó trả lời câu hỏi - Thơ trữ tình dân gian, thường kết hợp với âm
sau (theo kĩ thuật trình bày 1 phút nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhắm diễn
):
tả thế giới nội tâm của con người.
+ Em hiểu ca dao là gì ?
2. Nội dung
+ Nội dung của ca dao ?
- Diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm
+ Đặc điểm nghệ thuật của ca dao ? của nhân dân trong các quan hệ lứa đôi, gia
Hãy đọc 6 bài ca dao trong sgk và đình, quê hương, đất nước, ...
nhóm những bài vào cùng một thể - 3 nhóm chính:
loại ?
+ Ca dao yêu thương tình nghĩa
Bước 2. Hs thực hiện nhiệm vụ
+ Ca dao than thân
Bước 3. Hs trả lời cá nhân
+ Ca dao hài hước
Bước 4. Sau khi hs trả lời, GV 3. Nghệ thuật
nhận xét và chốt lại vấn đề:
- Ngắn gọn, hàm súc, ngôn ngữ gần với lời ăn
- Khái niệm ca dao:
tiếng nói hàng ngày.
- Nội dung ca dao:
- Sử dụng thể thơ lục bát (lục bát biến thể),
- Đặc sắc nghệ thuật:
giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ.
- Có lối điễn đạt mang tính mô típ.
Thao tác 2. GV hướng dẫn HS tìm 4. Đọc diễn cảm các bài ca dao
hiểu các bài ca dao
- Ca dao than thân: 1,2

Bài ca dao số 1.
- Ca dao yêu thưưong tình nghĩa: 4,5,6
Bước 1. GV yêu cầu hs thảo luận - C dao vừa than thân vừa yêu thương tình
cặp đôi( theo phiếu học tập) để trả nghĩa: 3
lời câu hỏi sau:
II. Đọc - hiểu văn bản
- Xác định nhân vật trữ tình trong 1. Bài ca dao số 1:
bài ca dao?
- Câu 1.
- Chỉ ra và nêu tác dụng của biện + Chủ thể thân thân: người phụ nữ
pháp nghệ thuật ?
+ Mô típ mở đầu: “Thân em như”...: gợi thân
- Nội dung cảm xúc chủ đạo của bài phận nhỏ bé, yếu đuối; sự ngậm ngùi, chua xót,
ca dao ?
gợi sự chia sẻ, thương cảm.
Bước 2. Học sinh thảo luận cặp đôi
+ Biên pháp nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ.
Bước 3. Hs đại diện trình bày kết So sánh: thân em – "tấm lụa đào"
quả
"Tấm lụa đào" – mềm mại, óng ả, màu đỏ
Bước 4. GV nhận xét và chốt lại hồng, có giá trị, đẹp cả về chất liệu lẫn màu
vấn đề: không chỉ có hai bài này, ca sắc. => Cô gái ý thức được vẻ đẹp và giá trị
dao còn có một hệ thống bài mở đầu của mình.
bằng Thân em như ... Cách mở đầu - Câu 2. Số phận của cô gái
đó được xem như là lời chung của + Từ láy: "phất phơ" gợi sự bấp bênh của số
người phụ nữ trong xã hội cũ. Em phận.
hãy đọc một số bài ca dao cũng mở + Giữa chợ: xô bồ, nơi trao đổi hàng hoá; mọi


đầu bằng “thân em như” ...

Thân em như giếng ...
Người khôn
Thân em như miếng cau khô
Người ...
Thân em như con cá rô thia
Ra sông mắc lưới vào đìa mắc câu
- Thân phận có nét chung nhưng
từng người lại mang sắc thái riêng,
được diễn tả bằng những hình ảnh so
sánh, ẩn dụ khác nhau.

GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài ca
dao số 6
Bước 1. GV yêu cầu hs làm việc cá
nhân, đọc bài ca dao số 6 và trả lời
câu hỏi sau (theo kĩ thuật trình
bày 1 phút):
+ Bài ca dao có những hình ảnh nào
đáng chú ý ?
+ Em nhận xét gì về những hình
ảnh đó?
+ Hai câu cuối của bài ca dao gợi
cho em suy nghĩ gì ?
+ Câu thơ cuối có gì đặc biệt?
Bước 2. Hs thực hiện nhiệm vụ
Bước 3. Hs trình bày kết quả
Bước 4. Sau khi hs trả lời, GV
nhận xét và chốt lại vấn đề
GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài ca
dao số 4.

Bước 1. GV yêu cầu hs làm việc cá
nhân, đọc bài ca dao số 4 và trả lời
câu hỏi sau (theo kĩ thuật trình
bày 1 phút):
- Bài ca dao là lời của ai? Nói về nội
dung gì?
- Cách thức thể hiện nội dung đó có
gì đặc biệt?
Bước 2. Hs suy nghĩ trả lời

món hàng đều mua được bằng tiền.
=> Người phụ nữ như một món hàng được
đem ra trao đổi, mua bán.
+ Câu hỏi tu từ: "biết vào tay ai?" gợi sự lo
lắng, trăn trở; nỗi đau bị phụ thuộc
=> Câu 2 nói lên thân phận bị phụ thuộc, tấp
hèn, số phận bấp bênh của cô gái.
- Nội dung: Bài ca dao là tiếng hát than thân
của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
Họ là những người mang vẻ đẹp về hình thức
cũng như phẩm chất, tâm hồn nhưng lại không
thể làm chủ, quyết đinh tương lai cho chính
mình.
=> Trân trọng vẻ đẹp của người phụ nữ,
cảm thông, chia sẻ với họ => giá trị hiện
thực và giá trị nhân đạo sâu sắc của tác
phẩm.
2. Bài ca dao số 6:
- Hình ảnh ẩn dụ: gừng cay, muối mặn
+ Muối ba năm còn mặn.

+ Gừng chín tháng còn cay.
=> Dù trải qua thời gian nhưng không hề mất
đi giá trị.
=> Hình ảnh muối, gừng: biểu trưng cho
hương vị của tình cảm giữa con người với con
người, mà cụ thể là tình nghĩa vợ chồng.
- Ba vạn sáu ngàn ngày: thời gian dài, tượng
trưng cho một đời người.
- Câu cuối dài ra bất thường với 13 từ: nhằm
khẳng định tình cảm con người sẽ luôn vững
bền, trường tồn kéo dài mãi mãi.
=> Vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Nam.
=> Đề cao, ca ngợi đạo lí sống thuỷ chung,
tình nghĩa của người VN đã được giữ gìn và
phát huy bao đời nay.
=> Giá trị nhân văn của tác phẩm
3. Bài ca dao số 4:
- Nhân vật trữ tình: cô gái
- Tâm trạng: thương nhớ người yêu
* Nỗi niềm thương nhớ người yêu của cô gái
được gửi gắm qua 3 hình ảnh mang ý nghĩa
biểu tượng:
* Khăn: được nhắc đến nhiều nhất (6 dòng thờ
đầu)
- Hình ảnh chiếc khăn trong đời sống của
người Việt Nam:


Bước 3. hs trả lời,
Bước 4. GV nhận xét và chốt lại vấn

đề:
- Bước 1. GV chia lớp làm 4 nhóm,
mỗi nhóm trả lời một câu hỏi:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu tâm trạng của
cô gái qua hình ảnh "khăn" ?
+ Nhóm 2: Tìm hiểu tâm trạng của
cô gái qua hình ảnh "đèn" ?
+ Nhóm 3: Tìm hiểu tâm trạng của
cô gái qua hình ảnh "mắt" ?
+ Nhóm 4: Tìm hiểu tâm trạng của
cô gái qua hai câu thơ cuối ?
Bước 2. Hs làm việc nhóm
Bước 3. Đại diện mỗi nhóm trình
bày,các nhóm khác bổ sung
Bước 4. GV nhận xét và chốt lại
vấn đề
III.GV hướng dẫn HS tổng kết.
Bước 1. GV hướng dẫn học sinh
tổng kết lại những ý cơ bản của 3
bài ca dao
( Kĩ thuật trình bày một phút)
Bước 2. HS : Trình bày những ý cơ
bản nhất về nội dung và nghệ thuật
Bước 3. Hs trả lời
- Bước 4 GV: Nhận xét, rút ra kết
luận, nhấn mạnh những ý quan trọng

+ Vật kỉ niệm, vật trao duyên gợi nhớ người
yêu.
+ Gắn bó với cô gái trong mọi hoàn cảnh.

- Biện pháp tu từ: điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu
trúc, nhân hoá: nhấn mạnh một nỗi nhớ triền
miên, da diết.
- Trạng thái của khăn: rơi xuống đất, vắt lên
vai, chùi nước mắt. => gợi nỗi nhớ trải dài
trong không gian:
- Các động từ: rơi, vắt, xuống, lên diễn tả được
tâm trạng ngổn ngang, bồn chồn, khắc khoải
của cô gái.
* Đèn: Hình ảnh nhân hóa, được nhắc đến 2
lần.
+ Từ “khăn” đến “đèn”: Nỗi nhớ lan tỏa theo
thời gian từ ngày sang đêm.
+ Đèn không tắt: Ẩn dụ: nỗi thương nhớ không
nguôi trong lòng cô gái.
* Mắt: Hình ảnh hoán dụ: cô gái, được nhắc
đến 2 lần.
+ Nếu “khăn”, “đèn” là biểu tượng gián tiếp thì
“mắt” là biểu tượng trực tiếp, là chính bản thân
cô gái, cô tự hỏi chính mình.
+ Mắt thương nhớ ai/ Mắt ngủ không yên: nỗi
trằn trọc, băn khoăn của cô gái.
+ Điệp khúc “thương nhớ ai” thể hiện nỗi
mong nhớ khắc khoải, da diết.
- “Đêm qua em những lo phiền
Lo vì một nỗi không yên một bề”
- Niềm lo âu, trăn trở cho hạnh phúc lứa đôi:
Sợ tình yêu hạnh phúc lứa đôi bị dang dở, bị
ngăn cản.
→ Bài ca dao gồm 6 cặp câu. Ở 5 cặp câu đầu,

mỗi câu chỉ có 4 tiếng, được kết cấu theo kiểu
câu hỏi tu từ không có lời đáp. Cặp câu cuối là
cặp câu lục bát, số tiếng trong câu tăng lên.
Hình thức này diễn tả sự trào dâng cảm xúc
của NVTT nhưng đáng chú ý là sự chuyển biến
từ cảm xúc thương nhớ sang cảm xúc lo âu.
Bài ca dao thể hiện tình yêu sâu sắc, mãnh
liệt của cô gái đầy yêu thương, tình nghĩa.
III- Tổng kết
Ghi nhớ (Sgk)
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
* Mục tiêu: Khắc sâu hơn kiến thức trong bài, rèn kĩ năng giải quyết vấn đề.
* PP/KTDH: Nêu vấn đề.
Hình thức: Hoạt động cá nhân.
* Phương tiện dạy học: vở, sách giáo khoa.


* Sản phẩm: Dàn ý của HS trình bày trên giấy.
* Tiến trình thực hiện
Bước 1.GV giao nhiệm vụ:
Hs lập dàn ý
GV: Tìm một số bài ca dao bắt đầu bằng công thức Thân em như
…và viết bài văn với chủ đề Thân em ?( Lập dàn ý)
Bước 2. Học sinh làm bài
- Bước 3. Hs báo cáo kết quả thực hiện
Bước 4. Gv nhận xét, chốt kt
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
* Mục tiêu: Liên hệ, ứng dụng vào cuộc sống.
* PP/KTDH: Giao nhiệm vụ.
Hình thức: Cá nhân.

* Phương tiện dạy học: giáo án, sách giáo khoa, phấn, bảng, vở ghi, giấy.
* Tiến trình thực hiện
Bước 1. GV giao nhiệm vụ:
Viết được đoạn văn
Vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình trong bài ca dao “Khăn 200 chữ
thương nhớ ai”
Bước 2. Hs làm việc cá nhân ở nhà
Bước 3. Hs báo cáo kết quả
Bước 4. GV kiểm tra, chữa bài 1 số em
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI MỞ RỘNG
* Mục tiêu: HS vận dụng, sáng tạo.
* PP/KTDH: Giao nhiệm vụ.
Hình thức: Cá nhân.
* Phương tiện dạy học: giáo án, sách giáo khoa, phấn, bảng, vở ghi, giấy.
* Tiến trình thực hiện (1 phút):
Bước 1. GV giao nhiệm vụ:
- Học thuộc bài ca dao số 4
- Tìm đọc những bài ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa, suy ngẫm và rút ra bài
học về tình nghĩa, đạo lí của con người
- Luyện viết những đoạn văn NLVH theo đề bài ở phần ứng dụng
Bước 2. Hs thực hiện
Bước 3. Hs báo cáo kết quả thực hiện
Bước 4. Gv đôn đốc, khen ngợi những em thực hiện
IV. Củng cố, dặn dò
- GV nhấn mạnh yêu cầu bài học
- Hướng dẫn học sinh học và chuẩn bị bài mới ở nhà




×