Tải bản đầy đủ (.docx) (216 trang)

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm cây lúa của hộ nông dân khu vực đồng bằng sông hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 216 trang )

i

LỜI CAM KẾT
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng bài luận án này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày

tháng

Nghiên cứu sinh

Phan Anh Tuấn

năm 2020


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận án này, NCS đặc biệt gửi lời cảm ơn sâu sắc tới
PGS.TS Nguyễn Văn Định là người hướng dẫn khoa học của luận án, đã tận tình
hướng dẫn những quy chuẩn về nội dung, kiến thức và phương pháp nghiên cứu để
NCS hoàn thành luận án này.
NCS xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Bảo hiểm - trường Đại học
Kinh tế Quốc dân, viện Đào tạo Sau đại học đã tạo điều kiện để NCS học tập và nghiên
cứu trong suốt thời gian qua.
Cuối cùng, NCS xin chân thành cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã tận tình hỗ trợ,
giúp đỡ NCS trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả mọi người!
Hà Nội, ngày



tháng

Nghiên cứu sinh

Phan Anh Tuấn

năm 2020


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM KẾT.......................................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................................ ii
MỤC LỤC................................................................................................................................................. iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG........................................................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH................................................................................................................................. x
MỞ ĐẦU...................................................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT.......................6
1.1. Tổng quan nghiên cứu.............................................................................................................. 6
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về bảo hiểm nông nghiệp như một công cụ quản
lý rủi ro hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp......................................................................... 6
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham
gia bảo hiểm nông nghiệp của người dân............................................................................... 10
1.1.3. Các công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia
bảo hiểm nói chung và bảo hiểm cây lúa nói riêng............................................................. 13
1.1.4. Khoảng trống và những vấn đề cần nghiên cứu...................................................... 15
1.2. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu.................................................................................................. 16

1.2.1. Lý thuyết về ý định và hành vi mua............................................................................. 16
1.2.2. Thuyết hành động hợp lý.................................................................................................. 18
1.2.3. Thuyết hành vi có kế hoạch............................................................................................. 20
1.2.4. Mô hình chấp nhận công nghệ TAM............................................................................ 22
1.2.5. Mô hình kết hợp TPB và TAM....................................................................................... 23
1.2.6. Lý thuyết về mối liên hệ giữa thái độ, ý định và hành vi..................................... 24
1.2.7. Một số mô hình khác có liên quan................................................................................ 25
TÓM TẮT CHƯƠNG 1..................................................................................................................... 28
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................... 30
2.1. Quy trình nghiên cứu............................................................................................................. 30
2.2. Thiết kế nghiên cứu................................................................................................................. 32
2.2.1. Nghiên cứu định tính.......................................................................................................... 32
2.2.2. Nghiên cứu định lượng...................................................................................................... 32


iv
2.3. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu............................................................................... 34
2.3.1. Dữ liệu nghiên cứu.............................................................................................................. 34
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................. 35
2.4. Xây dựng mô hình và thang đo......................................................................................... 37
2.4.1. Xây dựng mô hình nghiên cứu....................................................................................... 37
2.4.2. Xây dựng thang đo nghiên cứu...................................................................................... 45
2.4.3. Các giả thuyết nghiên cứu................................................................................................ 52
TÓM TẮT CHƯƠNG 2..................................................................................................................... 56
CHƯƠNG 3 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ BẢO HIỂM CÂY LÚA VÀ CÁC NHÂN
TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH THAM GIA BẢO HIỂM CÂY LÚA CỦA HỘ
NÔNG DÂN............................................................................................................................................. 58
3.1. Sự cần thiết khách quan và vai trò Bảo hiểm cây lúa............................................ 58
3.1.1. Sự cần thiết khách quan.................................................................................................... 58
3.1.2. Khái niệm, vai trò của Bảo hiểm cây lúa.................................................................... 59

3.2. Nội dung cơ bản của Bảo hiểm cây lúa.......................................................................... 61
3.2.1. Hình thức bảo hiểm............................................................................................................ 61
3.2.2. Đối tượng và phạm vi bảo hiểm.................................................................................... 68
3.2.3. Giá trị bảo hiểm và Số tiền bảo hiểm........................................................................... 69
3.2.4. Kiểm soát rủi ro, đề phòng và hạn chế tổn thất........................................................ 70
3.2.5. Giám định và bồi thường tổn thất................................................................................. 71
3.2.6. Phòng chống trục lợi trong bảo hiểm cây lúa........................................................... 72
3.2.7. Tái bảo hiểm trong bảo hiểm cây lúa........................................................................... 72
3.3. Ý định tham gia bảo hiểm cây lúa của hộ nông dân............................................... 73
3.3.1. Hành vi của khách hàng.................................................................................................... 73
3.3.2. Ý định và quyết định của khách hàng.......................................................................... 73
3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm cây lúa của hộ nông
dân............................................................................................................................................................ 78
3.4.1. Thái độ đối với hành vi tham gia bảo hiểm cây lúa............................................... 79
3.4.2. Chuẩn chủ quan.................................................................................................................... 79
3.4.3. Nhận thức kiểm soát hành vi........................................................................................... 80
3.4.4. Truyền thông......................................................................................................................... 81
3.4.5. Thủ tục tham gia.................................................................................................................. 82


v
3.4.6. Chính sách hỗ trợ phí của Chính phủ........................................................................... 82
3.3. Bảo hiểm nông nghiệp của một số nước trên thế giới và bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam...................................................................................................................... 82
3.3.1. Bảo hiểm nông nghiệp của một số nước trên thế giới........................................... 82
3.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam............................................................................. 98
TÓM TẮT CHƯƠNG 3................................................................................................................... 104
CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH THAM
GIA BẢO HIỂM CÂY LÚA CỦA HỘ NÔNG DÂN KHU VỰC ĐỒNG BẰNG
SÔNG HỒNG....................................................................................................................................... 105

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở khu vực đồng bằng sông Hồng với
phát triển sản xuất lúa................................................................................................................. 105
4.1.1. Về điều kiện tự nhiên....................................................................................................... 106
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội............................................................................................... 106
4.2. Thực trạng bảo hiểm cây lúa ở khu vực đồng bằng sông Hồng...................... 107
4.2.1. Giai đoạn trước năm 2011............................................................................................. 107
4.2.2. Giai đoạn từ năm 2011 - 2013...................................................................................... 111
4.2.3. Giai đoạn từ năm 2014 - 2019...................................................................................... 119
4.2.4. Những hạn chế và nguyên nhân.................................................................................. 121
4.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm cây lúa của
hộ nông dân ở khu vực đồng bằng sông Hồng................................................................. 127
4.3.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu................................................................................. 127
4.3.2. Kiểm định độ tin cậy của các thang đo..................................................................... 129
4.3.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA................................................................................ 134
4.3.4. Mô hình hồi quy và các kiểm định............................................................................. 139
4.3.5. Phân tích phương sai ANOVA..................................................................................... 144
4.4. Bình luận về kết quả phân tích cách nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham
gia bảo hiểm cây lúa của hộ nông dân khu vực đồng bằng sông Hồng................148
TÓM TẮT CHƯƠNG 4................................................................................................................... 152
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ THÚC ĐẨY THAM GIA BẢO HIỂM

CÂY LÚA CỦA HỘ NÔNG DÂN Ở KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG. 153
5.1. Định hướng và quan điểm về phát triển Bảo hiểm cây lúa............................... 153
5.2. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai bảo hiểm cây lúa .. 156


vi
5.2.1. Thuận lợi............................................................................................................................... 156
5.2.2. Khó khăn.............................................................................................................................. 157
5.3. Giải pháp thúc đẩy tham gia bảo hiểm cây lúa của hộ nông dân ở đồng

bằng sông Hồng............................................................................................................................... 160
5.3.1. Hỗ trợ phí cho hộ nông dân tham gia bảo hiểm cây lúa..................................... 160
5.3.2. Tăng cường truyền thông các nội dung liên quan đến bảo hiểm cây lúa cho
người nông dân............................................................................................................................... 161
5.3.3. Nâng cao nhận thức và thái độ tham gia bảo hiểm bảo hiểm cây lúa của hộ
nông dân............................................................................................................................................ 162
5.3.4. Đề cao tính chủ động của hộ nông dân khi tham gia bảo hiểm cây lúa.......163
5.3.5. Cải thiện thủ tục tham gia bảo hiểm cây lúa........................................................... 163
5.3.6. Lựa chọn hình thức triển khai bảo hiểm cây lúa phù hợp.................................. 163
5.3.7. Xây dựng đội ngũ nguồn nhân lực triển khai bảo hiểm cây lúa......................164
5.4. Kiến nghị.................................................................................................................................... 164
5.4.1. Kiến nghị đối với Chính phủ........................................................................................ 164
5.4.2. Kiến nghị đối với doanh nghiệp bảo hiểm............................................................... 172
5.4.3. Kiến nghị đối với Cấp ủy, Chính quyền địa phương........................................... 177
TÓM TẮT CHƯƠNG 5................................................................................................................... 179
KẾT LUẬN............................................................................................................................................ 180
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN.................................................................................................................................... 182
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................. 183
PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM.......................... 191
PHỤ LỤC 2: CÂU HỎI PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA.................................................. 193
PHỤ LỤC 3: CÂU HỎI PHỎNG VẤN HỘ NÔNG DÂN.............................................. 195
PHỤ LỤC 4: PHIẾU KHẢO SÁT HỘ NÔNG DÂN........................................................ 197
PHỤ LỤC 5: PHIẾU KHẢO SÁT HỘ NÔNG DÂN........................................................ 200


vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BHCL


: Bảo hiểm cây lúa

BHNN

: Bảo hiểm nông nghiệp

DNBH

: Doanh nghiệp bảo hiểm

FAO

: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

GTBH

: Giá trị bảo hiểm

NSNN

: Ngân sách nhà nước

STBH

: Số tiền bảo hiểm

STBT

: Số tiền bồi thường



viii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu định tính............................................................................ 38
Bảng 2.2. Kết quả khảo sát nhân tố Tuyên truyền về bảo hiểm cây lúa.............................39
Bảng 2.3. Kết quả khảo sát nhân tố nguồn lực triển khai......................................................... 41
Bảng 2.4. Kết quả khảo sát nhân tố Chính sách hỗ trợ phí từ Chính phủ..........................42
Bảng 2.5. Kết quả khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm cây lúa
......................................................................................................................................................................... 43

Bảng 2.6: Thang đo ý định tham gia bảo hiểm cây lúa............................................................. 45
Bảng 2.7. Thang đo thái độ đối với tham gia bảo hiểm cây lúa............................................. 46
Bảng 2.8. Thang đo chuẩn chủ quan................................................................................................ 46
Bảng 2.9. Thang đo nhận thức về kiểm soát hành vi tham gia bảo hiểm cây lúa...........47
Bảng 2.10. Thang đo Truyền thông về bảo hiểm cây lúa......................................................... 47
Bảng 2.11. Thang đo Truyền thông về bảo hiểm cây lúa......................................................... 48
Bảng 2.12. Thang đo chính sách hỗ trợ phí bảo hiểm của Chính phủ................................. 48
Bảng 2.13. Điều chỉnh cách diễn đạt các thang đo..................................................................... 49
Bảng 2.14. Mã hóa thang đo nghiên cứu........................................................................................ 50
Bảng 2.15. Các giả thuyết nghiên cứu............................................................................................. 54
Bảng 4.1. Diện tích, dân số và lao động khu vực đồng bằng sông Hồng năm 2015.. .105
Bảng 4.2: Kết quả thí điểm bảo hiểm cây lúa tại huyện Vụ Bản........................................ 108
Bảng 4.3: Diện tích trồng lúa ở Việt Nam tham gia bảo hiểm giai đoạn 1994-1997 .. 109

Bảng 4.4. Tình hình tham gia bảo hiểm cây lúa ở hai tỉnh Thái Bình và Nam Định giai
đoạn thí điểm theo quyết định 315/2011/QĐ-TTg................................................................... 115
Bảng 4.5. Cơ cấu các hộ tham gia bảo hiểm cây lúa ở Thái Bình và Nam Định giai
đoạn thí điểm theo quyết định 315/2011/QĐ-TTg................................................................... 116

Bảng 4.6. Phát triển bảo hiểm cây lúa ở hai tỉnh Thái Bình và Nam Định giai đoạn thí
điểm theo quyết định 315/2011/QĐ-TTg..................................................................................... 116
Bảng 4.7. Kết quả triển khai bảo hiểm cây lúa hai tỉnh Nam Định và Thái Bình giai
đoạn thí điểm theo quyết định 315/2011/QĐ-TTg................................................................... 117
Bảng 4.8. Chương trình tái bảo hiểm nông nghiệp của VinaRe năm 2012..................... 118
Bảng 4.9. Chương trình tái bảo hiểm nông nghiệp của VinaRe năm 2013..................... 119
Bảng 4.10. Thống kê mô tả mẫu theo tỉnh thành...................................................................... 127
Bảng 4.11. Thống kê mô tả mẫu theo giới tính.......................................................................... 128
Bảng 4.12. Thống kê mô tả mẫu theo độ tuổi............................................................................. 128


ix
Bảng 4.13: Thống kê mô tả mẫu theo thu nhập......................................................................... 128
Bảng 4.14. Thống kê mô tả mẫu theo tình trạng tham gia BHNN..................................... 129
Bảng 4.15. Độ tin cậy của nhân tố “Thái độ đối với việc tham gia bảo hiểm cây lúa”
...................................................................................................................................................................... 130
Bảng 4.16: Độ tin cậy của nhân tố “Chuẩn chủ quan”............................................................ 131
Bảng 4.17. Độ tin cậy của nhân tố “Nhận thức về kiểm soát hành vi tham gia

bảo

hiểm cây lúa”.......................................................................................................................................... 131
Bảng 4.18. Độ tin cậy của nhân tố “Truyền thông về bảo hiểm cây lúa”........................ 132
Bảng 4.19. Độ tin cậy của nhân tố “Thủ tục tham gia bảo hiểm cây lúa”.......................132
Bảng 4.20. Độ tin cậy của nhân tố “Chính sách hỗ trợ phí bảo hiểm của Chính phủ”
...................................................................................................................................................................... 133
Bảng 4.21. Độ tin cậy của nhân tố “Ý định tham gia bảo hiểm cây lúa”.........................133
Bảng 4.22: Tổng hợp kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo.......................................... 134
Bảng 4.23. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett cho các nhân tố...................................... 135
Bảng 4.24. Bảng phương sai trích khi phân tích nhân tố....................................................... 136

Bảng 4.25. Bảng ma trận xoay các nhân tố................................................................................. 138
Bảng 4.26: Thống kê mô tả các biến trong mô hình................................................................ 139
Bảng 4.27: Hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình.................................................. 140
Bảng 4.28: Tóm tắt kết quả của mô hình hồi quy..................................................................... 141
Bảng 4.29: Hệ số hồi quy mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến Ý định mua bảo hiểm
cây lúa........................................................................................................................................................ 142
Bảng 4.30. Kết quả phân tích phương sai ANOVA.................................................................. 142
Bảng 4.31. Kiểm định phương sai đồng nhất cho nhóm hộ nông dân đã từng và chưa
từng tham gia bảo hiểm cây lúa....................................................................................................... 144
Bảng 4.32. Đánh giá sự khác biệt về ý định tham gia giữa hai nhóm hộ nông dân đã
từng và chưa từng tham gia bảo hiểm cây lúa............................................................................ 145
Bảng 4.33. Kiểm định phương sai đồng nhất cho nhóm chủ hộ theo giới tính.............146
Bảng 4.34. Đánh giá sự khác biệt về ý định tham gia giữa hai nhóm hộ nông dân có
chủ hộ là nam và có chủ hộ là nữ.................................................................................................... 147
Bảng 4.35. Kiểm định phương sai đồng nhất cho nhóm chủ hộ theo thu nhập.............147
Bảng 4.36. Đánh giá sự khác biệt về ý định tham gia giữa các nhóm hộ nông dân theo
thu nhập..................................................................................................................................................... 148
Bảng 4.37. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm cây lúa. 151


x

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Thuyết hành động hợp lý (TRA)................................................................................... 19
Hình 1.2. Thuyết hành vi có kế hoạch (TPB)............................................................................... 22
Hình 1.3. Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM)........................................................................ 23
Hình 1.4. Mô hình kết hợp giữa mô hình TPB và TAM........................................................... 24
Hình 1.5. Mô hình lý thuyết hành động hợp lý (TRA) và lý thuyết hành vi dự định
(TPB) tổng thể.......................................................................................................................................... 25
Hình 1.6. Mô hình yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

..................................................................................................................................... 26
Hình 1.7. Mô hình yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
........................................................................................................................................................................ 26

Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu......................................................................................................... 30
Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất............................................................................................ 45
Hình 3.1. Tài sản của hộ nông dân sau rủi ro................................................................................ 58
Hình 3.2. Mô hình thanh toán bảo hiểm chỉ số lượng mưa..................................................... 67
Hình 3.3. Các giai đoạn của hành vi mua....................................................................................... 74
Hình 3.4. Các bước giữa việc đánh giá và quyết định mua..................................................... 76
Hình 3.5. Mô hình nghiên cứu............................................................................................................ 79
Hình 3.6. Mô hình tổ chức bảo hiểm nông nghiệp ở Tây Ban Nha...................................... 83
Hình 3.7: Mô hình tổ chức bảo hiểm nông nghiệp tại Nhật Bản........................................... 96


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của nghiên cứu
Việt Nam là một nước nông nghiệp với cây trồng chủ đạo là cây lúa, cho nên đã
từ lâu cây lúa luôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế của đất
nước. Cây lúa của Việt Nam trực tiếp góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia
trong mọi thời kỳ, nhất là trong thời kỳ chiến tranh và khủng hoảng kinh tế. Trong gần
3 thập niên vừa qua, cây lúa của Việt Nam được cả thế giới biết đến qua những con số
xuất khẩu gạo đầy ấn tượng. Nếu chỉ tính từ năm 2010 đến 2015, trung bình mỗi năm
sản lượng gạo xuất khẩu ra thế giới đều đạt xấp xỉ 7 triệu tấn/năm và thu về cho đất
nước gần 3 tỷ USD/năm. Năm 2019 cả nước xuất khẩu 6,37 triệu tấn gạo, tương đương
2,81 tỷ USD, tăng 4,1% về lượng nhưng giảm 8,4% về kim ngạch so với năm 2018 do
giá gạo xuất khẩu sang tất cả các thị trường sụt giảm so với năm trước. Tuy nhiên, vẫn
có thể thấy đóng góp của sản xuất nông nghiệp nói chung và cây lúa nói riêng vào tốc

độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam là không hề nhỏ.
Đồng bằng sông Hồng là một trong hai vựa lúa của cả nước, với diện tích canh
tác trên 515 ngàn hecta, năng suất lúa bình quân mỗi ha xấp xỉ 5,8 tấn và sản lượng
hàng năm đạt từ 6,5 đến 7,5 triệu tấn. Năm 2015, sản lượng lúa của cả vùng đạt 6,917
triệu tấn, chiếm 15,1% sản lượng lúa cả nước (Nguyễn Văn Song, Đỗ Thị Diệp, Đàm
Thanh Thuỷ, 2010). Mặc dù kết quả đạt được trong sản xuất lúa gạo của cả vùng là rất
lớn, rất đáng ghi nhận, song những năm gần đây xuất hiện hiện tượng người nông dân
không còn mặn mà với cây lúa. Bởi sản xuất lúa luôn phải đối mặt với rất nhiều rủi ro,
như: thiên tai, sâu bệnh, giá cả và thị trường... Tất cả những rủi ro đó đã ảnh hưởng
đến thành quả lao động của người nông dân. Năm 2010, thiên tai đã làm 30.000 hecta
lúa của cả nước bị mất trắng, tổng thiệt hại ước tính trên 11.700 tỷ đồng (Tổng cục
thống kê, 2010). Năm 2015, cũng do hạn hán và bão lũ đã có khoảng 157.000 hecta
diện tích cây trồng bị ảnh hưởng, trong đó diện tích lúa bị ảnh hưởng là hơn 36.000
hecta. (Tổng cục thống kê, 2015)
Để góp phần khắc phục hậu quả rủi ro cho người nông dân trồng lúa, ngay từ
năm 1982, Chính phủ đã có chương trình thí điểm bảo hiểm cây lúa ở vùng đồng bằng
sông Hồng. Địa bàn thí điểm là hai huyện Vụ Bản và Nam Ninh (thuộc tỉnh Hà Nam
Ninh cũ) nay là tỉnh Nam Định, doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện triển khai lúc đó là
Bảo Việt. Thời gian thí điểm diễn ra trong 2 năm, từ năm 1982 đến hết năm 1983.
Chương trình thí điểm bảo hiểm cây lúa trong giai đoạn này được Bộ tài chính đánh
giá là không thành công, tỷ trọng tham gia bảo hiểm rất thấp, chỉ chiếm chưa đến 3%


2
tổng diện tích gieo trồng (Phạm Thị Định, 2013). Tuy nhiên, với sự chuyển động của
sản xuất nông nghiệp trong cơ chế thị trường, cho nên sản xuất hàng hóa tập trung theo
hướng thâm canh, chuyên canh diễn ra ngày càng nhanh chóng. Bên cạnh đó, rủi ro
trong sản xuất nông nghiệp ngày càng diễn ra phức tạp do biến đổi khí hậu; vì thế,
ngày 01/03/2011, Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định số 315/QĐ-TTg về thực
hiện thí điểm trở lại bảo hiểm nông nghiệp trong giai đoạn 2011- 2013. Với cây lúa

được thực hiện thí điểm ở 7 tỉnh trong cả nước, trong đó, đồng bằng sông Hồng có 2
tỉnh là Nam Định và Thái Bình. Kết quả thực hiện thí điểm bảo hiểm cây lúa giai đoạn
này đã gặt hái được khá nhiều thành công, và thành công lớn nhất là có nhiều nông dân
bước đầu đã được làm quen với bảo hiểm và nhận thức của họ về bảo hiểm cũng rõ
hơn, đúng đắn hơn. Song những bất cập vẫn hiện hữu và có thể nhìn thấy rất rõ trong
lần thí điểm này liên quan cả đến vấn đề chính sách và tổ chức thực hiện chính sách,
đến kỹ thuật bảo hiểm, đến sự phối hợp giữa các bên tham gia…
Kết thúc giai đoạn 2011-2013, công tác thí điểm bảo hiểm nông nghiệp tại Việt
Nam một lần nữa bị đình trệ, do đó đến tháng 4/2018, Chính phủ ban hành Nghị định
58/2018/NĐ-CP về bảo hiểm nông nghiệp, và ngày 26/6/2019, Thủ tướng Chính phủ
ban hành Quyết định số 22/2019/QĐ-TTg về thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm
nông nghiệp, trong đó quy định đối tượng, mức độ hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp
nhằm khuyến khích doanh nghiệp bảo hiểm triển khai bảo hiểm cây lúa đại trà trên
phạm vi cả nước. Tuy nhiên, từ khi hai văn bản quy phạm pháp luật này được ban
hành, tình hình bảo hiểm cây lúa ở đồng bằng sông Hồng nói riêng và trên cả nước nói
chung vẫn chưa có dấu hiệu khả quan hơn.
Về mặt lý thuyết, bảo hiểm cây lúa mang lại rất nhiều lợi ích cho người nông
dân, tuy nhiên trên thực tế, Chính phủ và các DNBH đã cố gắng triển khai nhiều lần
nhưng đều thất bại. Để phát triển bảo hiểm cây lúa, bên cạnh việc thiết kế và triển khai
sản phẩm từ phía các DNBH, một yếu tố đặc biệt quan trọng đó là kích thích hình
thành ý định tham gia bảo hiểm cây lúa của các hộ nông dân. Để xác định được yếu tố
nào ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm cây lúa, NCS lựa chọn đề tài “Nghiên
cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm cây lúa của hộ nông
dân khu vực đồng bằng sông Hồng” để nghiên cứu, nhằm tìm ra các nhân tố ảnh
hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm của hộ nông dân - là nguồn gốc hình thành nên
nhu cầu về bảo hiểm cây lúa - từ đó đưa ra các giải pháp thúc đẩy hình thành ý định
tham gia bảo hiểm cây lúa, tạo tiền đề cho việc triển khai bảo hiểm cây lúa ở đồng
bằng sông Hồng cũng như triển khai đại trà trong những năm sau.



3

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát

Xác định và làm rõ các nhân tố, cũng như mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
đến ý định tham gia bảo hiểm cây lúa của hộ nông dân khu vực đồng bằng sông Hồng.
Đồng thời nghiên cứu này cũng làm rõ sự khác biệt về ý định tham gia bảo hiểm cây
lúa của các nhóm hộ nông dân khác nhau Từ đó, đề xuất các giải pháp thúc đẩy tham
gia bảo hiểm cây lúa của hộ nông dân.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa và xây dựng khung lý thuyết cơ bản về bảo hiểm nông nghiệp
nói chung và bảo hiểm cây lúa nói riêng và các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia
bảo hiểm cây lúa của hộ nông dân
- Phân tích thực trạng tham gia bảo hiểm cây lúa của hộ nông dân khu vực đồng
bằng sông Hồng.
- Xác định mức độ và chiều hướng ảnh hưởng của các nhân tố này đến ý định
tham gia bảo hiểm cây lúa của hộ nông dân khu vực đồng bằng sông Hồng
- Đưa ra các quan điểm, giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy tham gia bảo
hiểm cây lúa của hộ nông dân.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Sự khác biệt giữa bảo hiểm nông nghiệp truyền thống và bảo hiểm theo chỉ số
là gì? Ưu điểm, nhược điểm của bảo hiểm theo chỉ số là gì?
- Vì sao nhu cầu tham gia bảo hiểm cây lúa ở đồng bằng sông Hồng chưa cao?
- Mô hình lý thuyết nào làm cơ sở cho nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý
định tham gia bảo hiểm cây lúa của hộ nông dân khu vực đồng bằng sông Hồng?
- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm cây lúa của hộ
nông dân? Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này? Nhân tố nào có ảnh hưởng quyết
định nhất đến ý định tham gia bảo hiểm cây lúa của hộ nông dân khu vực đồng bằng
sông Hồng?

- Để thúc đẩy hộ nông dân tham gia bảo hiểm cây lúa trong thời gian tới, cần có
những giải pháp nào?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận án là các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham
gia bảo hiểm cây lúa của hộ nông dân.
- Phạm vi nghiên cứu


4
+ Về nội dung: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo
hiểm cây lúa của hộ nông dân: nhân tố thái độ, chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát
hành vi, truyền thông, thủ tục tham gia và chính sách hỗ trợ phí của Chính phủ
+ Về thời gian: Luận án nghiên cứu bảo hiểm nông nghiệp và bảo hiểm cây lúa
trong các giai đoạn khác nhau từ 2011-2019
+ Về không gian: Luận án nghiên cứu khu vực đồng bằng sông Hồng, điều tra
chọn mẫu tại Thái Bình và Nam Định.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận án kết hợp nghiên cứu định tính với nghiên cứu định lượng. Đối với
nghiên cứu định tính, luận án phỏng vấn định tính ba nhóm đối tượng (1) lãnh đạo các
công ty bảo hiểm; (2) chuyên gia về bảo hiểm nông nghiệp và (3) một số hộ nông dân
đã từng tham gia bảo hiểm cây lúa nhằm kiểm tra lại mô hình, phát hiện ra các biến
mới và xây dựng thang đo để thiết kế bảng hỏi phù hợp trước khi triển khai nghiên cứu
định lượng và kiểm định chính thức mô hình.
Đối với nghiên cứu định lượng, sau khi đã xây dựng bảng hỏi chính thức, luận
án tiến hành điều tra các hộ nông dân về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia
bảo hiểm cây lúa của họ. Luận án tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm
kiểm định giá trị các biến và đánh giá độ tin cậy của thang đo chính thức, phân tích hồi
quy đa biến để kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu nhằm đánh giá các nhân tố
ảnh hưởng cũng như hướng tác động và mức độ ảnh hưởng của các biến này đến ý
định tham gia bảo hiểm cây lúa của hộ nông dân.

Công cụ sử dụng để chạy mô hình là phần mềm SPSS 21.0
6. Đóng góp mới của luận án
Luận án dự kiến sẽ đạt được một số kết quả như sau:
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
Luận án làm rõ những vấn đề lý luận liên quan đến bảo hiểm cây lúa, nhất là
phương thức bảo hiểm theo chỉ số thời tiết. Phân tích, làm rõ thực trạng bảo hiểm cây
lúa ở khu vực đồng bằng sông Hồng, từ đó lý giải vì sao các hộ nông dân khu vực này
chưa thực sự mặn mà với bảo hiểm cây lúa.
Luận án nghiên cứu các công trình có liên quan đến bảo hiểm cây lúa và ý định
của khách hàng, phát hiện ra khoảng trống về lý thuyết, khoảng trống về thực tế và


5
khoảng trống về phương pháp nghiên cứu, thì luận án lựa chọn mô hình TPB để tiến
hành nghiên cứu, quá trình khảo sát.
Những đóng góp mới về kết quả nghiên cứu của luận án
- Từ ba nhân tố cơ bản của mô hình TBP, luận án đề xuất mô hình nghiên cứu các
nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm cây lúa của hộ nông dân khu vực
đồng bằng sông Hồng, bao gồm 6 nhân tố: thái độ, chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm
soát hành vi, truyền thông, thủ tục tham gia và chính sách hỗ trợ phí của Chính phủ.
Trong đó, nhân tố Hỗ trợ phí của Chính phủ, Thủ tục tham gia chưa được chú ý đến
trong các nghiên cứu về ý định tham gia bảo hiểm nông nghiệp nói chung và bảo hiểm
cây lúa nói riêng tại Việt Nam và trên thế giới.
- Luận án đề xuất được quan điểm về phát triển bảo hiểm cây lúa trong thời gian
tới. Theo quan điểm của luận án, để phát triển bảo hiểm cây lúa cần hình thành ý định
tham gia từ phía hộ nông dân. Do đó luận án đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm
thúc đẩy ý định tham gia Bảo hiểm cây lúa ở khu vực đồng bằng sông Hồng nói riêng
và cả nước nói chung, từ đó góp phần phát triển bảo hiểm cây lúa ở Việt Nam, tiến tới
triển khai bảo hiểm cây lúa đại trà trên cả nước: (1) Chính phủ tăng mức hỗ trợ phí bảo
hiểm cho hộ nông dân; Ưu tiên hỗ trợ phí bảo hiểm cho các hộ sản xuất hàng hóa; (2)

Tăng cường hoạt động truyền thông về bảo hiểm cây lúa; (3) Hình thành chuỗi giá trị
sản xuất lúa hàng hóa, DNBH tham gia vào chuỗi này; (4) Hỗ trợ tài chính cho địa
phương triển khai bảo hiểm cây lúa.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, lời cảm ơn, danh mục bảng, biểu, hình vẽ, danh mục tài
liệu tham khảo, các phụ lục thì nội dung luận án được trình bày với kết cấu 5 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Cơ sở khoa học về bảo hiểm cây lúa và các nhân tố ảnh hưởng đến ý
định tham gia bảo hiểm cây lúa của hộ nông dân
Chương 4: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm cây
lúa của hộ nông dân ở khu vực đồng bằng sông Hồng
Chương 5: Quan điểm về phát triển bảo hiểm cây lúa và giải pháp thúc đẩy
tham gia bảo hiểm cây lúa của hộ nông dân ở khu vực đồng bằng sông Hồng.


6

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Tổng quan nghiên cứu
Trên thế giới, bảo hiểm nông nghiệp nói chung và bảo hiểm cây trồng trong đó
có bảo hiểm cây lúa được triển khai từ khá sớm và vì vậy, đã có một số công trình
nghiên cứu, cụ thể như sau:

1.1.1. Các công trình nghiên cứu về bảo hiểm nông nghiệp như một
công cụ quản lý rủi ro hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp
a. Trên thế giới
Trên thế giới, có nhiều cá nhân và tổ chức đã nghiên cứu các rủi ro trong sản
xuất nông nghiệp cũng như bảo hiểm nông nghiệp. Đặc biệt, khu vực Châu Á và Thái

Bình Dương là một trong những nơi có nguy cơ thiên tai cao nhất trong khu vực và
trên thế giới, bao gồm: bão, lũ lụt, sạt lở đất, hạn hán, động đất, phun trào núi lửa và
sóng thần (Rosa S. Rolle, 2011). Olivier Mahul (2005) khi nghiên cứu về bảo hiểm cây
trồng ở các nước đang phát triển đã chỉ ra các rủi ro mà sản xuất nông nghiệp có thể
gặp phải, và khẳng định rõ vai trò của bảo hiểm “là nhằm bù đắp các tổn thất do thời
tiết bất lợi và các sự kiện tương tự ngoài sự kiểm soát của người trồng”. Trong nghiên
cứu này đã chỉ ra Bảo hiểm không có vai trò trực tiếp làm tăng thu nhập cho người
nông dân, tuy nhiên nó lại là biện pháp quản trị rủi ro có vai trò tích cực trong việc ổn
định tài chính và quyết định đầu tư vào sản xuất nông nghiệp hàng hóa của người nông
dân ở các nước đang phát triển. Olivier Mahul và Charles J. Stutley (2010), Olivier
Mahul (2012) khẳng định bảo hiểm nông nghiệp là “công cụ hiệu quả của Chính phủ”
nhằm mục đích quản lý rủi ro trong nông nghiệp, có vai trò tích cực đối với tăng
trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo.
Trong các ấn phẩm của Ủy ban Châu Âu (2001) và Tổ chức OECD (2011) đều
coi bảo hiểm nông nghiệp là một công cụ quản trị rủi ro, giảm thiểu thiệt hại rất hiệu
quả, đồng thời, các tài liệu này cũng đã giới thiệu những nội dung cơ bản về bảo hiểm
nông nghiệp như một công cụ phòng chống các rủi ro: hạn hán, lũ lụt, bão, giông lốc...
Myong Goo KANG (2007) khẳng định “Triển khai chương trình bảo hiểm nông
nghiệp là sự cần thiết cho người nông dân” đồng thời đánh giá những hạn chế của bảo
hiểm truyền thống không thõa mãn được 2 yêu cầu cơ bản đó là Các rủi ro xảy ra độc
lập, khách quan giữa các hộ nông dân và Công ty bảo hiểm cũng như người


7
được bảo hiểm có thông tin gần như đối xứng về sự phân bố xác suất của rủi ro tiềm
ẩn. Sự không thõa mãn này là do rủi ro trong nông nghiệp do thiên tai, sâu bệnh hoặc
dịch bệnh ảnh hưởng đến trang trại trên diện rộng là có hệ thống và không độc lập.
Những rủi ro chung này được gọi là rủi ro tương quan. Mặt khác, Sự bất đối xứng
trong thông tin do hộ nông dân luôn biết về năng suất cây trồng tiềm năng của họ một
cách rõ ràng hơn bất kỳ công ty bảo hiểm nào. Bất đối xứng thông tin dẫn đến 2 nguy

cơ: lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo đức. Điều này thể hiện những thách thức lớn đối với
việc thiết kế và thực hiện các hệ thống bảo hiểm nông nghiệp.
Loại hình bảo hiểm chỉ số có thể đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý rủi
ro khí hậu và tự nhiên ở các cấp độ tổng hợp khác nhau, để người nông dân có thể sản
xuất và có thu nhập ổn định (FAO, 2011). Vì thế, việc triển khai bảo hiểm nông nghiệp
theo phương thức mới là cần thiết, như: bảo hiểm thu nhập cho người nông dân, bảo
hiểm toàn bộ trang trại, bảo hiểm giá vật nuôi, bảo hiểm theo chỉ số, bảo hiểm cho cả
khu vực… Đây là các gợi ý quan trọng trong việc lựa chọn phương thức bảo hiểm phù
hợp.
Tuy nhiên, một trong những hạn chế sự tham gia bảo hiểm nông nghiệp của hộ
nông dân khu vực châu Á và Thái Bình Dương đó là đa số hộ nông dân đang trông chờ
vào các khoản hỗ trợ, cứu trợ khẩn cấp và các chương trình ứng phó sau thảm hoạ dưới
dạng tiền mặt, gia cầm thay thế và gia súc nhỏ, hạt giống và phân bón miễn phí để khôi
phục lại sản xuất. Vì thế, làm cho nhu cầu bảo hiểm nông nghiệp bị thu hẹp lại, dẫn
đến “không một quốc gia nào ở Thái Bình Dương có thị trường bảo hiểm nông nghiệp
chính thức” (Rosa S. Rolle, 2011).
Mặt khác, việc kết hợp bảo hiểm cây trồng với nguồn cung cấp tín dụng và
cung cấp đầu vào đã cho thấy một tình huống có lợi cho nông dân do các tổ chức tín
dụng và do các công ty bảo hiểm. Người nông dân tiếp cận với tín dụng mùa màng,
các tổ chức cho vay sẵn sàng hơn khi cho các hộ nông dân vay vốn nhỏ vì khoản vay
của họ được bảo hiểm bằng bảo hiểm mùa màng (Olivier Mahul, 2012) và lợi ích của
người bảo hiểm từ: (a) giảm thiểu chống bán phá giá, kiểm tra; (b) giảm chi phí tiếp thị
bảo hiểm cây trồng; và (c) việc thu nhận và lây lan rủi ro bảo hiểm tốt hơn nhiều so với
thông thường dẫn đến tình trạng tham gia bảo hiểm là chưa thực sự tự nguyện.
Như vậy, có khá nhiều công trình nghiên cứu về BHNN, các công trình này đều
khẳng định người nông dân có thể phải đối mặt với nhiều rủi ro trong sản xuất nông
nghiệp. Trong các biện pháp quản trị rủi ro cho người nông dân, bảo hiểm nông nghiệp là


8

biện pháp mang tính chủ động và hiệu quả nhất (Laura Girdžiūtė, Astrida Slavickienė
2012).

b. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, một số tác giả cũng đã nghiên cứu về rủi ro trong nông nghiệp và
bảo hiểm nông nghiệp. Luyện Minh Đức (2012), phân tích chỉ ra bảo hiểm nông
nghiệp là lá chắn hiệu quả cho hộ nông dân trước các rủi ro trong quá trình sản xuất
nông nghiệp. GlobalAgRisk Inc (2006 và 2009) đã trực tiếp tìm hiểu và nghiên cứu
BHNN ở Việt Nam, tuy nhiên, nghiên cứu này chủ yếu tập trung về lĩnh vực BHNN
nói chung. Đặc biệt, nghiên cứu được thực hiện trong giai đoạn 1982 - 1983, chỉ ra các
nhân tố: lịch sử tổn thất trong mùa trước, sự tiếp cận thông tin về bảo hiểm, quy mô
sản suất tác động đến sự tham gia bảo hiểm nông nghiệp.
Jerry R. Skees, Jason Hartell và Anne Goes (2007) khi nghiên cứu tài chính vi
mô cho người nghèo ở Peru và Việt Nam có đưa ra nhân tố khả năng tiếp cận tài chính,
áp dụng phương pháp chỉ số. GlobalAgRisk (2009) cho rằng sự hỗ trợ của Chính phủ
trong thu thập số liệu, tính toán chỉ số những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự tham gia
Bảo hiểm nông nghiệp.
Phạm Thị Định (2010) và Nguyễn Đình Chính (2011) chỉ ra các nhân tố tình
hình kinh tế chung, sự phát triển hoạt động tái bảo hiểm, Tiềm lực và chiến lược kinh
doanh của DNBH, nhận thức và điều kiện tài chính của người nông dân cũng như nhân
tố khung pháp lý và chính sách bảo hiểm nông nghiệp (Viện Chính sách và Chiến lược
PTNNNT - Bộ NN & PTNT năm 2009) có ảnh hưởng đến sự tham gia bảo hiểm nông
nghiệp.
Hệ thống chính sách chưa hoàn thiện, sản phẩm bảo hiểm chưa cụ thể cho mỗi
nhóm đối tượng tác động ngược chiều đến sự phát triển bảo hiểm nông nghiệp (Phạm
Bảo Dương, 2011). Sự hỗ trợ phí bảo hiểm từ Chính phủ, quy mô sản xuất, thông tin
tuyên truyền là các nhân tố tác động tích cực đến sự tham gia của bảo hiểm nông
nghiệp, còn chính sách cứu trợ hộ nông dân khi thiên tai dịch bệnh xẩy ra có tác động
ngược lại (Nguyễn Bá Huân, 2014)
Hoàng Triệu Huy, Phan Đình Khôi (2015) Triệu Đức Hạnh và Nguyễn Thị Mão

(năm 2012) chỉ ra các nhân tố quy mô sản xuất, thu nhập của hộ gia đình, hình thức
phổ biến tuyên truyền chính sách bảo hiểm nông nghiệp, và sự hỗ trợ của Chính phủ
trong phí bảo hiểm là các nhân tố tác động thuận chiều đến khả năng tham gia của hộ
gia đình. Bên cạnh đó, nhân tố nhận thức của người dân, học vấn của chủ hộ, thói quen


9
sản xuất (Nguyễn Thị Chính, Phan Anh Tuấn, 2013) ảnh hưởng đến nhu cầu của hộ
nông dân tham gia bảo hiểm nông nghiệp
Đối với phương thức bảo hiểm, Nguyễn Tuấn Sơn (2008), Phạm Thị Định
(2010) chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến BHNN bị thua lỗ, đó là chi phí quản lý cao,
thường xẩy ra lựa chọn đối nghịch và trục lợi bảo hiểm. Các phương pháp tiếp cận
truyền thống sẽ không thể đảm bảo được những yếu tố này, vì thế cần thiết áp dụng
phương pháp mới đó là vận dụng chỉ số trong bảo hiểm nông nghiệp. Tác giả so sánh
hai phương pháp truyền thống và chỉ số để làm nổi bật những ưu điểm của phương
pháp chỉ số, từ đó, tác đề xuất cần phải triển khai bảo hiểm theo chỉ số ở Việt Nam.
Theo bài báo, để có thể triển khai bảo hiểm nông nghiệp thành công cần thõa mãn một
số điều kiện: Số liệu thống kê đáng tin cậy, Chi phí quản lý không quá cao, rủi ro đạo
đức được hạn chế, phí bảo hiểm thấp và dân trí cần được nâng cao.
Tại Việt Nam, mặc dù bảo hiểm nông nghiệp liên quan đến vấn đề sản xuất
nông nghiệp - ngành kinh tế quan trọng ở nước ta, nhưng trong những năm qua số
lượng các công trình nghiên cứu về bảo hiểm nông nghiệp không nhiều. Theo NCS
được biết, cho đến nay, ở Việt Nam, các nội dung liên quan đến bảo hiểm nông nghiệp
chủ yếu được đề cập trong các giáo trình giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành bảo
hiểm ở một số trường đại học như: Đại học Kinh tế Quốc dân, Học viện Tài chính, Đại
học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh... Còn lại, đa số, bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam
chỉ mới được nghiên cứu ở một số bài báo, bài viết ngắn đề cập những nội dung chính
sau:
+ Một số vấn đề lý luận cơ bản về bảo hiểm nông nghiệp như: Sự cần thiết của
bảo hiểm nông nghiệp, đối tượng và phạm vi bảo hiểm, phí bảo hiểm... của phương

pháp bảo hiểm truyền thống.
+ Giới thiệu về bảo hiểm theo chỉ số như một phương thức bảo hiểm mới có thể
thay thế cho bảo hiểm truyền thống trong một số trường hợp.
+ Đánh giá những khó khăn trong việc triển khai bảo hiểm nông nghiệp ở Việt
Nam trong thời gian qua.
Tuy nhiên, nội dung của các bài báo và các nghiên cứu thường chỉ đề cập đến
một góc cạnh nào đó và phân tích còn mang tính tổng quan, điểm xuyến, chưa sâu sắc
về các vấn đề nêu trên của bảo hiểm nông nghiệp ở nước ta. Có thể nói cho đến nay ở
Việt Nam chưa có đề tài khoa học hay luận án tiến sỹ nào đánh giá các nhân tố ảnh
hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm cây lúa của hộ nông dân ở Việt Nam nói chung và
ở khu vực đồng bằng sông Hồng nói riêng. Chính vì vậy, thực sự chúng ta thiếu


10
một cái nhìn tổng quát và khoa học cả về mặt lý luận và thực tiễn đối với hoạt động
bảo hiểm cây lúa ở Việt Nam. Cần có một công trình nghiên cứu chuyên sâu để tìm ra
lý do vì sao BHNN ở Việt Nam lại chưa thực sự phát triển, và để tìm ra hướng đi nhằm
thúc đẩy bảo hiểm cây lúa trong tương lai, nhằm bảo vệ thành quả lao động của người
nông dân. Thì đây sẽ là một hướng nghiên cứu mới ở Việt Nam.
Như vậy, các công trình và tài liệu nghiên cứu trên đây đã ít nhiều đề cập đến
nội dung của bảo hiểm nông nghiệp, thậm chí đã có công trình nghiên cứu về Việt
Nam, song chỉ dừng lại dưới dạng định hướng và mô tả chung. Khoảng trống của các
công trình này là chưa đề cập đến bảo hiểm cây lúa cũng như các nhân tố ảnh hưởng
đến ý định tham gia bảo hiểm cây lúa của hộ nông dân khu vực đồng bằng sông Hồng
cũng như ở Việt Nam.

1.1.2. Các công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết
định tham gia bảo hiểm nông nghiệp của người dân
a. Trên thế giới
Stewart và Martinez (2002) tin rằng thông tin khách hàng (hộ nông dân) có thể

giúp nâng cao khả năng thành công trong việc giới thiệu sản phẩm. Quá trình triển khai
sản phẩm bảo hiểm cây lúa có hiệu quả khi nó cung cấp các thông tin rõ ràng về nhu
cầu, mong muốn, thị hiếu và phù hợp với khả năng thanh toán của khách hàng (Cooper
và Kleinschmidt, 2007).
Nhân tố nhân khẩu học, đặc điểm cá nhân và sản xuất đều ảnh hưởng đến rủi ro
của từng hộ nông dân (Bruce Sherrick, 2004), những người có tuổi càng cao, diện tích
canh tác lớn (Oyinbo O và cộng sự, 2013) có xu hướng tham gia bảo hiểm nhiều hơn.
Với việc sử dụng lý thuyết độ thỏa dụng kỳ vọng, Smith và Baquet (1996) đưa ra các
nhân tố như: vốn vay, trình độ học vấn, thái độ đối với rủi ro của người điều hành nông
trại và nếu nông trại từng phải nhận trợ cấp do thiên tai là các yếu tố thúc đẩy nông trại
tham gia bảo hiểm. Điều đặc biệt trong nghiên cứu này là mức phí bảo hiểm không ảnh
hưởng đến quyết định bảo hiểm. Trong khi theo Shiva S. Makki & Agapi Somwaru,
(2001), lựa chọn mua bảo hiểm phụ thuộc vào mức phí bảo hiểm, mức bồi thường dự
kiến, mức độ rủi ro và tính sẵn có của các công cụ quản lý rủi ro thay thế. Một nghiên
cứu được thực hiện bởi Ginder, Matthew G. Spaulding & Aslihan D (2006) cho thấy
phí bảo hiểm là yếu tố ảnh hưởng nhất đến quyết định hộ nông dân có tham gia bảo
hiểm hay không và lựa chọn tham gia loại sản phẩm bảo hiểm nào.
Trong khi đó Pennings và Leuthold (1999) bằng cách tiếp cận đa ngành, các tác
giả đã đề xuất hai mô hình nghiên cứu về lựa chọn công cụ quản trị rủi ro của


11
nông dân. Mô hình đầu tiên chỉ ra rằng, cách thức cung cấp dịch vụ, các điều khoản
của hợp đồng sẽ tác động đến diện tích mà người dân quyết định sẽ bảo hiểm. Mô hình
thứ hai cho thấy quyết định tham gia bảo hiểm phụ thuộc vào thái độ về rủi ro của
người nông dân. Đóng góp quan trọng của nghiên cứu này xác định được hai yếu tố
chính ảnh hưởng tới quyết định chọn mua bảo hiểm đó là nhận thức về rủi ro và tâm lý
của người đưa ra quyết định.
Theo Goodwin và Mishra (2006), quyết định mua bảo hiểm nông nghiệp của hộ
phụ thuộc vào các nhân tố như: độ tuổi, trình độ học vấn, quy mô sản xuất, đặc điểm

tài chính, đặc điểm của hoạt động sản xuất của hộ hay công tác truyền thông. Thêm
vào đó, Goodwin (1993) cho rằng hai yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến nhu cầu tham
gia bảo hiểm nông nghiệp của nông hộ là diện tích sản xuất và tổng chi phí sản xuất.
Barry và cộng sự (2004), nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng nhu cầu bảo hiểm
mùa màng trong nghiên cứu của người nông dân. Quyết định bảo hiểm mùa vụ của họ
bằng cách sử dụng lý thuyết tiện ích dự kiến. Cơ sở của lý thuyết là nông dân mong
đợi một tiện ích lớn hơn trong khi có bảo hiểm, so với tiện ích khi không tham gia bảo
hiểm. Nghiên cứu đã khảo sát nông dân ở Illinois, Iowa và Indiana với đối tượng chính
là ngô và đậu tương. Khảo sát bao gồm các câu hỏi về nhân khẩu học, thông tin kinh
doanh, thuộc tính rủi ro, quản lý rủi ro và các đối tượng tương tự khác. Vì các yếu tố
nhân khẩu học và kinh tế xã hội như tuổi tác, giáo dục, quy mô trang trại, sử dụng nợ,
vị trí địa lý, rủi ro năng suất, kinh nghiệm và nhiệm kỳ có thể ảnh hưởng đến sự ưu
thích hay không ứu thích rủi ro, nên các yếu tố quyết định này cũng được xem xét
trong nghiên cứu. Kết quả cho thấy các yếu tố kinh doanh và yếu tố cá nhân ảnh hưởng
đến rủi ro và sự sẵn sàng của nông dân bảo hiểm. Kết quả cho thấy khả năng tham gia
bảo hiểm mùa màng cao hơn đối với các trang trại cũ, diện tích lớn, và bởi những
người nông dân nhận thấy mức độ rủi ro cao hơn. Nghiên cứu của Oynibo và cộng sự
(2013) cũng chỉ ra rằng các yếu tố liên quan đến nhân khẩu học như độ tuổi, trình độ
học vấn của chủ hộ, có sự ảnh hưởng đến việc tham gia bảo hiểm nông nghiệp; các yếu
tố như tiếp cận với dịch vụ khuyến nông không ảnh hưởng tới quyết định tham gia bảo
hiểm nông nghiệp.
Trong một nghiên cứu khác của Barry và cộng sự (2003), hộ nông dân phải lựa
chọn giữa tám sản phẩm bảo hiểm với các thuộc tính khác nhau. Nghiên cứu cho thấy
bảo hiểm được ưa thích hơn bởi những người nông dân trẻ, nông dân với các trang trại
lớn và nông dân với diện tích phân tán về mặt địa lý. Một phát hiện khác là công việc


12
trong tương lai nên giải quyết mối quan hệ phức tạp giữa các ưu tiên của nông dân về
bảo hiểm mùa màng và nhận thức chủ quan về những rủi ro mà họ gặp phải.

Một nghiên cứu được thực hiện bởi Adinolfi et al. (2012) đánh giá bảo hiểm
mùa màng ở Pháp và Ý, và cho thấy rủi ro thời tiết ít ảnh hưởng đến các quyết định
bảo hiểm của nông dân. Họ thấy rằng các yếu tố liên quan đến kinh doanh như quy mô
trang trại, số lượng cây trồng và mức phí bảo hiểm ảnh hưởng đến quyết định bảo
hiểm của nông dân. Ngay cả trong nghiên cứu này, sự lựa chọn dựa trên khung tiện ích
dự kiến. Smith & Baquet (1996) đánh giá nhu cầu bảo hiểm nhiều loại cây trồng tại
trang trại lúa mì ở Montana. Bằng cách sử dụng lý thuyết tiện ích dự kiến, nghiên cứu
cho rằng mức phí bảo hiểm, mức độ sử dụng nợ cao, năng suất dự kiến và rủi ro năng
suất nhận thấy ảnh hưởng đến quyết định bảo hiểm mùa màng.
Filip Branstrand và Fredrik Wester (2014) khi khảo sát nông dân Thụy Điển về
các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định bảo hiểm cây trồng đã dựa trên 3 nhóm nhân tố:
nhân tố xã hội, nhân tố liên quan đến doanh nghiệp và sở thích, nhận thức của hộ nông
dân. Kết quả cho thấy, xã hội, tuổi tác, giáo dục, số năm canh tác, diện tích sản xuất
ngũ cốc lớn, nông dân có rủi ro cao thì có nhu cầu sử dụng bảo hiểm cao hơn. Các ưu
đãi cho nông dân không cho thấy bất kỳ ý nghĩa thống kê nào đối với quyết định tham
gia bảo hiểm.
b. Ở Việt Nam
Monte L. Vandeveer (2001) khi nghiên cứu về nhu cầu tham gia bảo hiểm cây
vải của nông dân khu vực phía Bắc Việt Nam, nhân tố năng suất, lịch sử thiệt hại, nhận
thức của hộ dân về các thông tin của sản phẩm bảo hiểm tác động tích cực đến nhu cầu
tham gia bảo hiểm. Tuy nhiên, đối với cây vải có một số đặc tính khác cây lúa, như:
Cây vải là loại cây lâu năm, năng suất vải biến động do thời tiết, sâu bệnh và các mối
nguy hiểm khác, nhưng một lý do khác là do sự thay đổi độ tuổi và do đặc tính thường
mỗi cây vải cứ sau một mùa có năng suất cao lại đến một mùa năng suất giảm rõ rệt.
Đối với quả vải, việc lưu giữ và chế biến là một vấn đề, vì vậy hầu hết sản phẩm được
bán là trái cây tươi ngay sau khi thu hoạch. Vì thế, đối với người trồng vải, phản ứng
của họ về BHNN sẽ khác với người trồng lúa. Hơn nữa, diện tích trồng vải dù sao cũng
hạn chế hơn nhiều so với diện tích gieo trồng lúa…
Nghiên cứu của Phạm Lê Thông (2013) khi nghiên cứu các hộ nông dân ở Cần
Thơ đã chỉ ra rằng: khả năng tham gia bảo hiểm của hộ phụ thuộc rất lớn vào mức phí

bảo hiểm, diện tích và kinh nghiệm trồng lúa. Diện tích canh tác lớn, trình độ học vấn
cao thì có xu hướng mua bảo hiểm cao hơn; tuy nhiên, kinh nghiệm sản xuất lại có tác


13
động ngược chiều với xu hướng mua bảo hiểm. Bên cạnh đó, các hộ có tham gia các
chương trình tập huấn về bảo hiểm, sự dễ dàng huy động nguồn lực, giá bán lúa thành
phẩm ở mức giá cao thường có xu hướng tham gia bảo hiểm cây lúa (Hoàng Triệu
Huy, Phan Đình Khôi, Phan Thị Ánh Nguyệt, 2014). Tuy nhiên, các tác giả này cũng
cho rằng các hộ có năng suất lúa càng cao hay có quy mô diện tích trồng lúa càng lớn
thì thường ít có động cơ tham gia bảo hiểm.
Để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm nông
nghiệp của hộ nông dân tại tỉnh Bạc Liêu, tác giả Phan Đình Khôi và Quách Vũ Hiệp
(2014) cũng cho rằng Trình độ học vấn, Số năm kinh nghiệm làm nông nghiệp, Tập
huấn về kỹ thuật nông nghiệp, Thông tin về bảo hiểm nông nghiệp, Vay vốn, Diện tích
sản xuất, chi phí sản xuất là các nhân tố có ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo
hiểm nông nghiệp.
Tác giả Lương Thị Ngọc Hà (2014) khi nghiên cứu về mức độ sẵn sàng chi trả
BHNN của hộ gia đình ở Tiên Du, Bắc Ninh cũng cho kết luận các nhân tố ảnh hưởng
đến việc tham gia bảo hiểm cây lúa bao gồm: Tuổi của chủ hộ, Học vấn của chủ hộ,
Diện tích lúa của hộ gia đình, Rủi ro về thiên tai ảnh hưởng đến cây lúa và Thu nhập
thay đổi từ sản xuất nông nghiệp.
Các tác giả Nguyễn Duy Chinh, Nguyễn Thanh Sơn, Lại Nhất Duy (2016) khi
nghiên cứu các yếu tố quyết định đến việc tham gia bảo hiểm cây lúa của hộ nông dân
huyện Cần Đước, tỉnh Long An cho rằng, xu hướng tham gia bảo hiểm của người nông
dân có ảnh hưởng ngược chiều với phí bảo hiểm, diện tích trồng lúa, kinh nghiệm
trồng trọt, năng suất gieo trồng; và có quan hệ thuận chiều bởi các biến: sự đa dạng
trong thu nhập. Trong kết quả này, có nhiều quan hệ trái ngược với kết quả nghiên cứu
của các tác giả trong nước và quốc tế.


1.1.3. Các công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý
định tham gia bảo hiểm nói chung và bảo hiểm cây lúa nói riêng
Khi nghiên cứu đến ý định tham gia loại hình bảo hiểm thương mại, Nguyễn
Tiến Dũng, Phạm Ngọc Trâm Anh, Phạm Tiến Minh (2015) cho thấy 5 nhân tố Thái
độ, Chuẩn chủ quan, Kiểm soát hành vi cảm nhận, Tính phòng xa, Mức độ chấp nhận
rủi ro tài chính có tác động đến ý định mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện của của cư dân
TP.Hồ Chí Minh. Nghiên cứu cho thấy ba yếu tố Thái độ, Chuẩn chủ quan, và Kiểm
soát hành vi có tác động tích cực đến ý định mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, kết quả
này phù hợp với các nghiên cứu thực nghiệm áp dụng mô hình TPB. Ngoài ra nhân tố
tính phòng xa có tác động tích cực và mức độ chấp nhận rủi ro tài chính có tác động


14
tiêu cực đến ý định của người dân. Tác giả Nguyễn Hoài Trâm Anh (2017) cho thấy
các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua bảo hiểm của các khách hàng trên địa bàn Tp.
Rạch Giá với mức độ tác động từ mạnh đến yếu, bao gồm: Quyết định mua BHNT, Lợi
ích và danh tiếng, Rào cản, Dịch vụ, Chi tiêu tiết kiệm, Ý kiến gia đình. Cũng nghiên
cứu về ý định tham gia bảo hiểm nhân thọ, cho rằng có 4 nhân tố ảnh hưởng ảnh
hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm nhân thọ của người dân tại TP. Quảng Ngãi, đó là
Thái độ và trách nhiệm đạo lý, Kỳ vọng người tham gia, Sự thuận tiện tiếp cận dịch
vụ, Thương hiệu của Công ty.
Khi nghiên cứu về ý định tham gia chính sách bảo hiểm, Nguyễn Thị Nguyệt
Dung, Nguyễn Thị Sinh (2019) “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia
bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất, TP Hà
Nội” nhóm tác giả sử dụng kết hợp mô hình về ý định hành vi TPB và TAM, đồng thời
phỏng vấn sâu đối với 9 khách hàng để xây dựng mô hình nghiên cứu; thực hiện khảo
sát 243 người lao động thuộc khu vực chưa chính thức trên địa bàn nghiên cứu. Kết
quả chỉ ra rằng, trong 6 yếu tố được đề xuất, có đủ cơ sở để kết luận 4 yếu tố ảnh
hưởng đến ý định tham gia BHXH tự nguyện của người lao động trên địa bàn huyện
Thạch Thất, TP.Hà Nội, trong đó, yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất là “Hiểu biết về bảo

hiểm xã hội tự nguyện”, tiếp đến là các yếu tố “Truyền thông”, “Nhận thức về sự hữu
ích của bảo hiểm xã hội tự nguyện” và “Thu nhập”. Còn trong công trình “Các nhân tố
ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động khu vực
phi chính thức tại tỉnh Phú Yên” nhóm tác giả Trương Thị Phượng, Nguyễn Thị Hiển
(2013) chỉ ra 6 nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH tự nguyện đó là Nhận
thức tính ASXH của BHXH tự nguyện, Thái độ, Ảnh hưởng xã hội, Hiểu biết về
BHXH tự nguyện, Thu nhập và Truyền thông. Bài báo chỉ ra rằng cả 6 nhân tố đều tác
động dương đến biến phụ thuộc, trong đó nhân tố Truyền thông có tác động mạnh nhất
với hệ số tác động là 0.375. Tiếp đến, thành phần “Thu nhập” có tầm quan trọng thứ
nhì, với hệ số tác động 0.322. Trong khi cũng nghiên cứu về ý định tham gia BHXH tự
nguyện của hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Phú Yên, hai tác giả Hoàng Thu Thuỷ, Bùi
Hoàng Minh Thư (2018) phân tích cho thấy 5 biến: “Hiểu biết về chính sách
BHXHTN”, “Thái độ đối với việc tham gia”, “Cảm nhận rủi ro”, “Thủ tục tham gia
BHXHTN”, “Trách nhiệm đạo lý” có ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXHTN của
nông dân, còn nhân tố “Tuyên truyền” và “Ảnh hưởng từ gia đình” không tác động đến
ý định của hộ nông dân.


15
Mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu về ý định tham gia bảo hiểm, cả
trong bảo hiểm thương mại và bảo hiểm xã hội, nhưng riêng đối với bảo hiểm cây lúa,
hiện nay chưa có công trình khoa học nào đề cập.

1.1.4. Khoảng trống và những vấn đề cần nghiên cứu
Tổng hợp từ các nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước, NCS nhận thấy còn
khá nhiều khoảng trống nghiên cứu liên quan đến ý định tham gia bảo hiểm cây lúa ở
Đồng bằng sông Hồng, cụ thể:
- Khoảng trống về lý thuyết: Chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu
về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm cây lúa của hộ nông dân ở khu
vực đồng bằng sông Hồng nói riêng và ở Việt Nam nói chung.

- Khoảng trống về thực tế: Phần lớn các công trình chỉ đề cập đến bảo hiểm
nông nghiệp nói chung, hơn nữa chỉ trình bày dưới dạng các bài báo, các kinh nghiệm
tổng kết từ thực tế và các vấn đề có liên quan đến Bảo hiểm nông nghiệp như quản lý
rủi ro, chính sách và đối tượng áp dụng, hình thức bảo hiểm… Có một số tác giả đã đề
cập đến các nhân tố tác động đến ý định tham gia bảo hiểm song không phải đối với
bảo hiểm nông nghiệp hay bảo hiểm cây lúa. Nội dung các công trình này chỉ được
trình bày dưới dạng nêu vấn đề và mang tính mô tả… và cũng chưa gắn với địa bàn
nghiên cứu đó là vùng đồng bằng sông Hồng.
- Khoảng trống về phương pháp nghiên cứu: phần lớn các công trình đã công bố
đều áp dụng phương pháp định tính để phân tích, đánh giá và đưa ra những nhận định
sơ bộ có tính định hướng (như GlobalAgRisk (2009), Phát triển Bảo hiểm nông nghiệp
ở Việt Nam, tập 1, tập 2, tập 3, tập 4) cho bảo hiểm nông nghiệp nói chung và bảo
hiểm nông nghiệp ở Việt Nam nói riêng. Nghiên cứu của tác giả WANG Ke, ZHANG
Qiao, Shingo Kimura và Suraya Akter (2014) đã tiến hành điều tra 574 nông dân cá thể
từ 5 tỉnh của Trung Quốc nhằm phân tích tính hiệu quả của Bảo hiểm nông nghiệp để
từ đó xác định mức hỗ trợ của Chính phủ cho phù hợp. Song tính định lượng của
nghiên cứu này lại nhằm mục đích khác hẳn so với luận án. Bên cạnh đó, có khá nhiều
công trình nghiên cứu về quyết định tham gia bảo hiểm nông nghiệp của hộ nông dân,
song lại chưa có công trình nghiên cứu đến ý định tham gia của họ. Trong luận án này,
sẽ kết hợp cả nghiên cứu định tính và định lượng để phân tích, đánh giá bảo hiểm cây
lúa ở đồng bằng sông Hồng đã được hộ nông dân tham gia như thế nào? Phát triển như
thế nào? Các nhân tố tác động đến ý định tham gia của hộ nông dân? Trên cơ sở hệ
thống tài liệu thống kê về tình hình cây lúa và bảo hiểm cây lúa ở đồng bằng sông
Hồng qua các thời kỳ, kết hợp với số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra khảo


×