Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.38 KB, 4 trang )
Hiểu rõ vấn đề của khách hàng:
Bước đầu để có đàm phán tốt
Quá nhiều thông tin sẽ khiến bạn sa lầy vào bài thuyết trình, do đó bỏ
qua yếu tố quan trọng là tóm tắt và nhấn mạnh những thông tin chính
yếu. Hiểu rõ vấn đề của khách hàng để hướng tới mục tiêu: tập trung
bài thuyết trình vào những vấn đề khách hàng đang gặp phải.
Không có một giải pháp dành cho mọi vấn đề, thậm chí trong cùng một
ngành, mỗi khách hàng sẽ có những vấn để của riêng họ. Do đó, công việc
của bạn là phải nắm rõ nhu cầu khách hàng và tập trung xoáy vào những
quan tâm chính của họ.
Để làm được điều này, cần nghiên cứu kỹ khách hàng. Nên bắt đầu tìm hiểu
thông tin trên website hay các công cụ khác như báo, tạp chí. “Khách hàng
thường cho là bạn đã hiểu rõ về ngành kinh doanh của họ thông qua những
công cụ phổ biến như website, mạng xã hội…” theo Kyla O’Connell,
chuyên gia tư vấn bán hàng và hiện là giám đốc phát triển kinh doanh tại
một agency cho biết: "Sẽ là rất dại dột khi bước vào gặp khách hàng với câu
hỏi đầu tiên như: "Tầm nhìn công ty bạn là gì?". Thực tế khách hàng đã cho
là bạn đã nắm rõ những thông tin đó rồi. Do đó hãy nghiên cứu kỹ về khách
hàng và cả đối thủ của họ.
Internet là công cụ tìm kiếm thông tin hiệu quả, nhưng những kiến thức góp
nhặt được khi nói chuyện trực tiếp với khách hàng sẽ vô cùng quý giá.
Chính vì vậy, bạn cần tìm một người “quen” bên trong công ty khách hàng,
người có thể cung cấp cho bạn những thông tin giá trị này. Hãy tận dụng các
mối quan hệ xã hội để tìm một “tay trong”, người có thể cho bạn biết những
gì đang diễn ra ở phía bên kia cánh cửa – đặc biệt là những vấn đề “đau đầu”
hay những mối quan tâm hàng đầu mà khách hàng đang gặp phải.
Cuối cùng, hãy tìm hiểu kỹ về người sẽ ra quyết định chính. Khách hàng
cũng có thể đang trong tình trạng căng thẳng vì chưa tìm ra vấn đề và có thể
đối mặt với khả năng mất việc. Một khi đã xác định được vấn đề nằm ở đâu,