Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

TỔNG QUAN VỀ CHO VAY CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.91 KB, 13 trang )

TỔNG QUAN VỀ CHO VAY CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ
VỪA
1.1.DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG NỀN KINH TẾ
1.1.1.Khái niệm
Doanh nghiệp nhỏ và vừa là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt
vốn, lao động hay doanh thu. Có thể chia chúng thành ba loại căn cứ vào quy
mô đó là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa. Theo
Ngân hàng Thế giới, doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lượng lao
động dưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 50
người và doanh nghiệp vừa có từ 50 đến 300 lao động.
Ở mỗi nước, có những tiêu chí riêng để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Riêng tại Việt Nam, không phân biệt lĩnh vực kinh doanh, các doanh nghiệp có
số vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng hoặc số lượng lao động trung bình hàng năm
dưới 300 người được coi là doanh nghiệp nhỏ và vừa (không có tiêu chí xác
định cụ thể đâu là doanh nghiệp siêu nhỏ, đâu là nhỏ, và đâu là vừa). Các doanh
nghiệp nhỏ và vừa thường chiếm tỷ trọng lớn, thậm chí áp đảo trong tổng số
doanh nghiệp (chiếm tới 95%). Vì thế, đóng góp của họ vào tổng sản lượng và
tạo việc làm là rất đáng kể. Các Doanh nghiệp nhỏ và vừa giữ vai trò to lớn
trong việc ổn định nền kinh tế. Tại phần lớn các nền kinh tế, các doanh nghiệp
nhỏ và vừa là những nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn. Sự điều chỉnh hợp
đồng thầu phụ tại các thời điểm cho phép nền kinh tế có được sự ổn định. Làm
cho nền kinh tế năng động hơn vì doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy mô nhỏ, nên
dễ điều chỉnh (xét về mặt lý thuyết) hoạt động hơn. Bên cạnh đó góp phần tạo
nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng. Doanh nghiệp nhỏ và vừa
thường chuyên môn hóa vào sản xuất một vài chi tiết được dùng để lắp ráp
thành một sản phẩm hoàn chỉnh.
Ngoài ra còn là trụ cột quan trọng của kinh tế địa phương. Nếu như doanh
nghiệp lớn thường đặt cơ sở ở những trung tâm kinh tế của đất nước, thì doanh
nghiệp nhỏ và vừa lại có mặt ở khắp các địa phương và là người đóng góp quan
trọng vào thu ngân sách, vào sản lượng và tạo công ăn việc làm ở địa phương
Mỗi một quan điểm sẽ nhìn nhận các Doanh nghiệp nhỏ và vừa dưới


những giác độ khác nhau nhưng tóm lại: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản
xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có
vốn đăng ký không vượt quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm
không quá 300 người.”
Tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có đăng ký kinh
doanh và thoả mãn hai tiêu thức trên đều được coi là Doanh Nghiệp nhỏ và vừa.
Theo cách phân chia này, số Doanh Nghiệp nhỏ và vừa chiếm khoảng 97% tổng
số doanh nghiệp trong cả nước.
1.1.2. Đặc điểm của Doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Quy mô hoạt động nhỏ bé.
Phần lớn các Doanh Nghiệp nhỏ và vừa có quy mô nhỏ bé. Do quy mô
nhỏ dẫn tới nguồn vốn cũng hạn hẹp, kéo theo những khó khăn về mặt sản xuất
kinh doanh, trình độ công nghệ và năng lực quản lý hạn chế, thiếu thông tin gây
nhiều yếu kém trong sản xuất, trong đó thiếu vốn là đặc điểm nổi bật.
- Sức cạnh tranh thấp.
Là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, vốn đầu tư cho hoạt động sản
xuất kinh doanh còn ít làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó
khăn, ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm như sản lượng chưa cao, sức cạnh
tranh của hàng hoá dịch vụ còn yếu, do đó không mở rộng được thị trường,
hàng hoá ngày càng khó tiêu thụ. Tất yếu dẫn tới lợi nhuận thấp, cản trở việc
sản xuất kinh doanh dễ có những hành vị gian lận thương mại, kinh doanh trái
với quy định của pháp luật.
- Việc quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh
Nghiệp nhỏ và vừa là thấp.
Hầu hết các Doanh Nghiệp nhỏ và vừa được thành lập có nguồn vốn dựa
vào tiền tích luỹ cá nhân cộng với tích luỹ của gia đình. Do vậy, những người
điều hành doanh nghiệp hầu hết có thế mạnh về vốn hơn là thế mạnh về năng
lực quản lý. Các Doanh Nghiệp nhỏ và vừa Nhà Nước còn rất nhiều nhà quản lý
yếu kém về trình độ điều hành, nên chưa đáp ứng được nhu cầu kinh tế của thị
trường, không đủ sức để doanh nghiệp đứng vững và phát triển trong điều kiện

cạnh tranh gay gắt.
Bên cạnh đó, số người của Doanh Nghiệp nhỏ và vừa có trình độ được
đào tạo còn ít. Khó khăn với các Doanh Nghiệp nhỏ và vừa là không thu hút
được nhiều cán bộ kỹ thuật giỏi và những công nhân có tay nghề cao. Từ đó dẫn
tới năng suất lao động thấp, hiệu quả sử dụng vốn kém, ảnh hưởng tới khả năng
hoàn trả vốn vay và bảo tồn vốn thấp, cho nên khả năng tiếp cận với vốn ngân
hàng của Doanh Nghiệp nhỏ và vừa bị hạn chế.
1.1.3.Vai trò của Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế
Doanh Nghiệp nhỏ và vừa có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế mỗi
nước, kể cả với các nước có trình độ phát triển cao. Trong bối cảnh cạnh tranh
toàn cầu gay gắt như hiện nay, các nước đều chú ý hỗ trợ các Doanh Nghiệp
nhỏ và vừa nhằm huy động tối đa nguồn lực và hỗ trợ cho công nghiệp lớn, tăng
sức cạnh tranh của sản phẩm.
Doanh Nghiệp nhỏ và vừa thu hút một lượng lao động đáng kể, tạo công
ăn việc làm và tăng thu nhập bảo đảm đời sống cho người lao động. Mỗi năm
nước ta có thêm khoảng 1,4 triệu người trong độ tuổi lao động. Vì vậy, lao động
và việc làm đang là vấn đề kinh tế, xã hội cấp bách. Hệ thống doanh nghiệp Nhà
Nước hiện đang trong quá trình cải cách, không tạo thêm được nhiều việc làm
mới, khu vực hành chính Nhà Nước đang giảm biên chế và tuyển dụng mới
không nhiều. Do đó, khu vực kinh tế tư nhân mà đại bộ phận là các Doanh
Nghiệp nhỏ và vừa là nơi thu hút, tạo việc làm mới cho xã hội.
Doanh Nghiệp nhỏ và vừa đáp ứng hầu hết các nhu cầu tiêu dùng xã hội.
Do hoạt động sản xuất kinh doanh của các Doanh Nghiệp nhỏ và vừa bao trùm
hầu hết các lĩnh vực kinh tế nên có khả năng đáp ứng được mọi nhu cầu của xã
hội điều mà các doanh nghiệp lớn không làm được.
Doanh Nghiệp nhỏ và vừa tạo nên hệ thống phân phối sản phẩm hiệu quả.
Đặc điểm của Doanh Nghiệp nhỏ và vừa đem lại cho họ lợi thế trong dịch vụ
bán lẻ.
Doanh Nghiệp nhỏ và vừa góp phần to lớn trong chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng CNH-HĐH đất nước, thúc đẩy sự phát triển của các ngành

thương mại, làm tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ, thu hẹp dần tỷ trọng của
ngành nông nghiệp trong nên kinh tế quốc dân.
Doanh Nghiệp nhỏ và vừa là môi trường đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện
trong thực tế đội ngũ doanh nhân mới có trình độ, thích ứng với cơ chế thị
trường.
1.2.CHO VAY ĐỐI VỚI DN NHỎ VÀ VỪA TẠI NHTM
1.2.1. Hình thức cho vay:
Hình thức cho vay phụ thuộc rất nhiều vào thiện chí của doanh nghiệp với
ngân hàng. Căn cứ vào một số tiêu thức sau để phân chia các loại hình cho vay:
1.2.1.1 Căn cứ vào thời hạn cho vay.
Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu
nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã được thoả
thuận trong hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng.
Có thể chia các loại hình cho vay theo thời gian như sau:
- Cho vay ngắn hạn.
- Cho vay trung hạn.
- Cho vay dài hạn.
*Bảng so sánh các hình thức
Chỉ tiêu Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn
Thời hạn Đến 12 tháng Trên 1 tới 5 năm Trên 5 năm
Mục đích cho
vay
Bổ sung vốn lưu
động cho doanh
nghiệp
Tài trợ cho các tài
sản cố định
Tài trợ cho các công
trình xây dựng cơ bản
Lãi suất Thấp Cao Cao nhất

Tính thanh
khoản của món
vay
Cao Thấp Thấp nhất
Rủi ro Thấp Cao Cao nhất
Phân loại theo thời gian có ý nghĩa khá quan trọng đối với ngân hàng vì
thời gian liên quan tới tính an toàn và sinh lời của món vay cũng như khả năng
hoàn trả của khách hàng.
Tỷ trọng cho vay ngắn hạn ở các NHTM ở Việt Nam thường cao hơn cho
vay trung và dài hạn do: tiền gửi huy động trung và dài hạn của các ngân hàng
bị hạn chế nên không có đủ nguồn vốn để tiến hành cho vay, khả năng quản lý

×