Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

PHÂN TÍCH PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO ĐỘC ĐOÁN JEFF BEZOS - ÔNG CHỦ AMAZON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.54 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
PHÂN HIỆU QUẢNG NGÃI

KHOA KINH TẾ

--- ---

BÁO CÁO TIỂU LUẬN
MÔN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO

Đề tài:

PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO ĐỘC ĐOÁN CỦA NHÀ SÁNG
LẬP AMAZON – JEFF BEZOS

Sinh viên thực hiện: Nhóm 3
1.
2.
3.

Nguyễn Hạ Khuê (Nhóm trưởng)
Trần Quỳnh Giang Châu
Lê Thị Hồng Lựu

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Bùi Thị Thanh Thúy

Quảng ngãi, ngày 19 tháng 10 năm 2020


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO
VÀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO ĐỘC ĐOÁN


1.1.
Lý luận chung về phong cách lãnh đạo
1.1.1. Các khái niệm cơ bản
- Khái niệm về lãnh đạo:

Lãnh đạo là một quá trình, nghệ thuật gây ảnh hưởng đến hoạt động cá nhân
hay một nhóm làm cho họ tự nguyện, hăng hái thực hiện thành công các nhiệm vụ,
mục tiêu của tổ chức.
-

Khái niệm về phong cách lãnh đạo:
Phong cách lãnh đạo chính là cách thức và phương pháp giúp nhà lãnh đạo vạch
ra các phương hướng, kế hoạch cũng như mục tiêu thực hiện, đồng thời có sự động
viên kịp thời đối với nhân viên cấp dưới. Phong cách lãnh đạo được coi như một nhân
tố quan trọng trong quản ký, nó không chỉ thể hiện tính khoa học và tổ chức mà còn
thể hiện tài năng, chí hướng và nghệ thuật chỉ huy của người lãnh đạo.

1.1.2. Phân loại các phong cách lãnh đạo
 Theo mức độ tập trung quyền lực

Thứ nhất, phong cách lãnh đạo dân chủ:
Kiểu quản lý dân chủ được đặc trưng bằng người quản lý phân chia quyền lực
quản lý của mình, người lao động tham gia vào việc thảo luận, xây dựng và lựa chọn
các phương án quyết định cũng như giải quyết những nhiệm vụ của đơn vị. Kiểu quản
lý này tạo điều kiện thuận lợi cho cấp dưới được phát huy sáng kiến, tham gia vào
việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch, đồng thời tạo ra bầu không khí tâm lý tích
cực trong quá trình quản lý.
Thứ hai, phong cách lãnh đạo tự do:
Người lãnh đạo tham gia ít nhất vào các công việc của nhóm, giao hết quyền hạn
và trách nhiệm cho mọi người. Các thành viên trong nhóm được cung cấp tối đa các

thông tin và được phép tự do hành động theo điều họ nghĩ, theo cách thức họ cho là
tốt nhất.
Thứ ba, phong cách lãnh đạo độc đoán:

2


Nhà lãnh đạo nắm bắt tất cả các quan hệ và thông tin, tập trung quyền lực trong
tay. Cấp dưới chỉ được cấp trên cung cấp thông tin tối thiểu, cần thiết để thực hiện
nhiệm vụ. Các quyết định, mệnh lệnh được đề ra trên cơ sở kiến thức, kinh nghiệm
của người lãnh đạo, không quan tâm tới ý kiến của cấp dưới.
 Theo mức độ quan tâm đến công việc và con người
- Đặc trưng nổi bật là sự quan tâm đến đời sống, lợi ích và gần gũi, lắng nghe ý kiến của

nhân viên. Các nhà lãnh đạo theo phong cách này thường cố gắng tạo ra bầu không
khí thân thiện và dễ chịu nơi làm việc. Do đó, đem lại cho nhân viên ham muốn hoàn
thành cong việc của họ một cách hoàn hảo và điều đó khiến cho công việc của họ
-

1.2.

được thực hiện dễ dàng hơn.
4 dạng mô hình OHIO:
+ S1: Quan tâm: Công việc nhiều, con người ít.
+ S2: Quan tâm: Công việc nhiều, con người nhiều.
+ S3: Quan tâm: Công việc ít, con người nhiều.
+ S4: Quan tâm: Công việc ít, con người ít.
Phong cách lãnh đạo độc đoán
Phong cách lãnh đạo độc đoán còn được gọi là phong cách lãnh đạo chuyên
quyền. Ở đây nhà lãnh đạo sẽ áp đặt nhân viên; nhân viên nhận lệnh và thi hành

mệnh lệnh. Nhà lãnh đạo tập trung hết quyền lực vào tay của mình.

1.2.1. Một số đặc điểm cơ bản

Đặc điểm của phong cách này là công việc quản lý do một người lãnh đạo chịu
trách nhiệm. Là người đưa ra quyets định, điều chỉnh và kiểm tra hoạt động của tổ
chức.
Chất lượng của quyết định quản lý phụ thuộc vào thông tin mà người lãnh đạo
thu nhận được, phụ thuộc vào năng lực phân tích thông tin của anh ta. Quyết định
thường ngắn gọn, rõ ràng. Việc ra quyết định quản lý phụ thuộc vào uy tín và năng lực
thuyết phục của người lãnh đạo.
1.2.2. Một số ưu điểm và nhược điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán
- Ưu điểm:

+ Được nhà lãnh đạo sử dụng thành công trong một tập thể mới hành lập, chưa
thiết lập được nguyên tắc hoạt động,... hoặc trong các tập thể đang mất phương
hướng hoạt động, không khí trong tổ chức là gây hấn...

3


+ Quyết định được đưa ra nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, tránh đưuọc sự đối
đầu trong nhóm.
-

Nhược điểm:
+ Nhà lãnh đạo không quan tâm đến suy nghĩ cũng như ý kiến của nhân viên nên
không tận dụng được sự sáng tạo của cấp dưới.
+ Quyết định của nhà lãnh đạo chuyên quyền thường ít được cấp dưới chấp
nhận, đồng tình và làm theo, thậm chí đẫn đến sự chống đối của cấp dưới.

+Với phong cách này, nhân viên ít thích lãnh đạo.
+ Không khí trong tổ chức phụ thuộc vào định hướng cá nhân.

1.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phong cách lãnh đạo
Mỗi phong cách lãnh đạo có những ưu, nhược điểm riêng và việc lựa chọn
phong cách lãnh đạo phù hợp là rất quan trọng đối với nhà lãnh đọa trong quản lý,
điều hành công việc.
Việc lựa chọn phong cách lãnh đạo phụ thuộc vào 3 yếu tố sau:

-

Đặc điểm nhà lãnh đạo: bao gồm hệ thống giá trị, đặc tính cá nhân, năng lực trình độ,

-

kinh nghiệm của nhà lãnh đạo.
Đặc điểm người dưới quyền: bao gồm mức độ của nhu cầu độc lập, năng lực làm việc

-

của nhân viên,...
Đặc điểm tình huống: văn hóa tổ chức, mức độ vững chắc của nhóm, mức độ sức ép
công việc, hệ thống đãi ngộ động viên trong tổ chức.

4


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO ĐỘC ĐOÁN CỦA JEFF

BEZOS TẠI AMAZON
2.1.

Giới thiệu về Jeff Bezos và công ty Amazon do ông sáng lập
Ông Jeff Bezos tên đầy đủ là Jeffrey Preston Bezos (12/01/1964) tại
Albuquerque, New Mexico. Hầu như cả tuổi thơ của mình Jeff ở với ông ngoại,
Laurence Preston Gais – một người đàn ông có nhiều uy tín và ảnh hưởng. Ông ngoại
của Jeff từng làm Giám đốc của Ủy ban nguyên tử Mỹ ở Albuquerque.
Jeff đam mê kỹ thuật từ bé. Thậm chí khi mới chập chững biết đi, ông đã tự
mình dùng tuốc nơ vít để tháo cũi ra. Lớn hơn chút, ông biến garage ô tô của bố mẹ
thành phòng thí nghiệm cho những dự an khoa học của mình. Ông tốt nghiệp phổ
thông trung học ở Miami, Jeff thi đỗ vào khoa vật lý thuộc trường Đại học Tổng hợp
Princeton, ông đã tốt nghiệp loại suất sắc và đã lọt vào tầm ngắm của công ty tài
chính viễn thông Fitel, một công ty hàng đầu Hoa Kỳ trong lĩnh vực công nghệ thông
tin và quản trị mạng. Jeff làm việc ở đây khoảng 1 năm. Sau đó Jeff tiếp tục thử sức ở
công ty ứng dụng của khoa học máy tinh cho thị trường chứng khoán D.E.Shaw, và
sớm trở thành Phó chủ tịch củ công ty và đang hướng tới một tương lai tươi sáng
trong lĩnh vực tài chính. Nhưng cũng thời gian này Jeff phát hiện ra một điều và chính
nó đã làm thay đổi cuộc đời của ông cũng như lịch sử kinh doanh của nhân loại.
Năm 1994, khi Internet chưa được sử dụng cho mục đích thương mại. Jeff Bezos
đã quan sát thấy rằng việc sử dụng Internet đã tăng đến 2300% một năm. Ông nhìn
thấy cơ hội mới cho thương mại và ngay sau đó ông bắt đầu tính đến các khả năng
cho lĩnh vực này.
Tháng 7-1995, công ty chuyên bán sách qua mạng mang tên con sông hùng vĩ
nhất Nam Mỹ đã được ra đời tại một nhà để xe ở thành phố Seattle. Jeff là người sáng
lập đồng thời là tổng giám đốc điều hành của Amazon. Ông đã thông minh chỉ lựa
chọn dăm ba mặt hàng chủ yếu mà ông cho rằng có thể bán chạy qua mạng Internet.
Sách là mặt hàng chủ lực cửa Jeff, một loại sản phẩm dễ kinh doanh qua mạng nhất
bởi nó không dễ dàng hư hại, không đòi hỏi các điều kiện bảo quản khắt khe và tương
đối dễ vận chuyển. Internet chính là một cái container lý tưởng để chứa sách, chứa

5


các sản phẩm thông tin của ông. Jeff cho biết ông chọn sách để bán trước tiên vì đây
là mặt hàng có nhiều lựa chọn. Ông cũng nói thêm “Sự khác biệt lớn nhất giữa
Amazon và những công ty khác là ở chỗ Amazon đặc biệt chú ý đến khách hàng.
Chúng tôi có những sản phẩm họ cần, họ chọn được và giá rất thấp”. Công việc kinh
doanh tiến triển nhanh đến mức không ai ngờ tới.
Công ty được công bố chính thức với công chúng vào năm 1997, có người nghi
ngờ rằng liệu một tủ sách trên mạng như vậy có thể duy trì được vị trí của nó khi so
với những nhà sách truyền thống như Barnes và Noble hay Borders hay không? Hai
năm sau đó, thị phần của Amazon đã lớn hơn cả hai đối thủ cộng lại và Borders đang
cố gắng đàm phán kinh doanh cùng với Amazon. Jeff Bezos cho biết “Mong muốn của
chúng tôi là biến công ty thành công ty vì khách hàng nhất trên thế giới. Đây sẽ là nơi
để mọi người tìm và khám phá bất cứ thứ gì họ muốn trên mạng”.
Tham vọng ban đầu của ông Bezos là biến Amazon trở thành “Cửa hàng sách lớn
nhất thế giới”. Tuy nhiên, “con sông” Amazon của ông đã dần “lấn” sang các lĩnh vực
mới. Tập đoàn bắt đầu bán đĩa CD ca nhạc vào năm 1998 - đánh dấu việc mở rộng các
mặt hàng kinh doanh ngoài sách và khởi đầu cho hành trình trở thành "Everything
Store" (Cửa hiệu Mọi thứ) của Amazon. Đây chính là một trong những điểm mạnh
nhất của “gã khổng lồ” này, bởi bạn gần như có thể mua mọi thứ trên Amazon chỉ với
vài cú click chuột.
Từ ngày 19/6/2000, logo của Amazon có thêm một đường mũi tên từ chữ A đến
chữ Z, ngụ ý rằng doanh nghiệp này bán mọi thứ, và mũi tên này được vẽ theo đường
vòng cung như một nụ cười. Ngoài ra, phát minh lớn nhất của Amazon phải kể đến
sách điện tử Kindle được tung ra thị trường vào tháng 11/2007 và sau này cũng chính
là nguồn doanh thu khổng lồ của Amazon.
Trải qua hơn 20 năm hoạt động, chốn lui tới quen thuộc đối với các tín đồ sách
giờ đã trở thành doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến lớn nhất hành tinh. Ngoài ra,
Amazon còn kinh doanh dịch vụ lưu trữ đám mây với Amazon Web Services hay các

dịch vụ đăng ký trả phí với Amazon Prime, cùng với nguồn doanh thu “khủng” từ
quảng cáo. “Đứa con cưng” của tỷ phú Bezos cũng đang tăng tốc trong cuộc đua trí
tuệ nhân tạo (AI), với các lĩnh vực nhà thông minh như Amazon Echo Dot và Alexa.
6


Đầu năm 2020, sự xuất hiện của đại dịch COVID-19 đã khiến kinh tế toàn cầu
chao đảo. Hàng triệu người lâm vào cảnh thất nghiệp, trong khi danh sách những
công ty, doanh nghiệp phải ngừng hoạt động vẫn chưa kết thúc.
Tuy nhiên, có một cái tên vẫn làm nên điều khác biệt. Ngày 31/7/2020, Amazon
thông báo lợi nhuận ròng của tập đoàn này trong quý II/2020 đã tăng gấp đôi so với
cùng kỳ năm 2019, lên 5,2 tỷ USD (từ mức chỉ 2,6 tỷ USD), nhờ doanh số bán tăng
40% (lên 88,9 tỷ USD). Đây là kết quả hoạt động được công bố sau khi Amazon đã trừ
khoản chi phí 4 tỷ USD bỏ ra để khắc phục các hậu quả liên quan đến dịch COVID-19.
Không dừng lại ở đó, Amazon cho biết kể từ tháng 3/2020, họ cũng đã tạo ra
thêm 175.000 việc làm mới, trong đó có khoảng 125.000 nhân viên đã được ký hợp
đồng làm chính thức, toàn thời gian. Amazon cũng đã bỏ ra 500 triệu USD tiền
thưởng cho những nhân viên phải làm việc trực tiếp với khách hàng trong mùa dịch.
Ngoài ra, một phần của khoản chi phí 4 tỷ USD cũng được sử dụng để tăng lương cho
các nhân viên hợp đồng.
Thật hiếm khi thấy một công ty có thể hoạt động tốt trong một trận đại dịch
khiến hàng triệu người thất nghiệp, mặc dù công nghệ đang là lĩnh vực hoạt động rất
tốt. Lý giải về nguyên nhân dẫn đến điều này, các chuyên gia cho rằng lệnh giãn cách
xã hội để phòng chống dịch ở nhiều quốc gia trên thế giới đã khiến người dân đẩy
mạnh mua sắm trực tuyến, đồng thời gia tăng mua các mặt hàng điện tử thay vì chi
tiêu cho các dịch vụ khác như nhà hàng và du lịch, làm đẹp...
Giá cổ phiếu Amazon đã tăng gần 80% kể từ đầu năm nay, nhờ hoạt động
thương mại điện tử tăng mạnh. Với mức tăng trưởng vượt bậc này, Amazon trở thành
doanh nghiệp mạnh nhất trong lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử, đồng thời
mang đến danh hiệu “giàu có hơn bao giờ hết” cho nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều

hành Bezos.
Ngày 26/8, vị CEO của Amazon đã trở thành người đầu tiên trên thế giới có khối
tài sản vượt ngưỡng 200 tỷ USD, sau khi giá cổ phiếu của Amazon tăng vọt trong
phiên giao dịch ngày 26/8.
Theo Bộ Thương mại Mỹ, tài sản của người đàn ông giàu nhất thế giới Jeff Bezos
hiện tương đương 1% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong quý I/2020. Tính
đến ngày 26/8, giá trị tài sản của vị tỷ phú này đã vượt qua cột mốc chưa từng thấy
7


trong gần bốn thập kỷ Forbes theo dõi giá trị tài sản ròng của những người giàu nhất
thế giới.
Tỷ phú Jeff Bezos hiện sở hữu khoảng 11% cổ phần tại Amazon, số cổ phần này
chiếm hơn 90% tài sản của ông. Ông cũng sở hữu tờ The Washington Post, công ty
hàng không vũ trụ Blue Origin - công ty cạnh tranh với SpaceX của tỷ phú Elon Musk
và các khoản đầu tư tư nhân khác.
2.2.
Nguyên nhân dẫn đến phong cách lãnh đạo
2.2.1. Cá tính
- Được ví như là “người thừa kế tinh thần của Steve Jobs”

Ông đã đưa Amazon đi lên theo cách của Steve Jobs chèo chống Apple. Ông là
người ưa mạo hiểm và luôn chấp nhạn thử thách. Không chỉ có chiến lược kinh doanh
giống Steve Jobs mà còn có khá nhiều tính cách giống Steve Jobs.
-

Thích kiểm soát mọi hoạt động
Bezos là một nhà quản lý theo phong cách “cầm tay chỉ việc” . Ông luôn muốn
giám sát mọi việc 1 cách kỹ càng đến từng chi tiết. Những người quản lý theo dạng
này luôn muốn giám sát mọi việc kỹ càng đến từng chi tiết. Họ muốn biết rõ từng

bước thực hiện một dự án và trực tiếp theo dõi từng công việc trong dự án đó, để ý
đến cách nhân viên thực hiện công việc được giao và đòi hỏi kết quả đạt được theo
đúng tiêu chuẩn họ đặt ra. Thật vậy, Bezos luôn muốn biết chi tiết các hợp đồng mà
Amazon ký kết và kiểm soát cách báo chí trích dẫn lời ông. Do đó, không hề ngạc

-

nhiên khi Jeff Bezos thuộc kiểu người không thích bị người khác phản đối.
Nỗi ám ảnh về những bí mật
Các sản phẩm của Amazon luôn bị một bức màn bao phủ trước ngày công bố.
Ngoại trừ vài thông tin hiếm hoi ít quan trọng chính thức công bố, mọi thông tin xuất
hiện trước ngày ra mắt đều chỉ là những tin đồn hoặc phỏng đoán. Thông tin về máy
tính bảng Kindle Fire kín như bưng khiến giới truyền thông và dư luận lại càng "đoán
già đoán non". Điều này khiến Kindle Fire thu hút được nhiều sự quan tâm ngay trước
khi xuất hiện. Amazon rất thành công với chiến lược giữ bí mật về sản phẩm và dùng
chính tin đồn để quảng cáo và thổi phồng về thiết bị của mình.

-

Thông mình, cầu toàn

8


Ông là một người vô cùng thông minh. Rất khó để ông chấm điểm tối đa cho
mỗi bài thuyết trình mặc dù bài đó lôi cuốn người khác như thế nào đi chăng nữa,
ông vẫn phát hiện ra và chỉ ra những điều thiếu sót.

9



2.2.2. Môi trường

- Môi trường cạnh tranh khốc liệt và tính chất công việc của ngành công nghệ
thông tin đòi hỏi phải có những chiến lược kinh doanh tạo ra bước đột phá mang tính
sáng tạo và bảo mật tuyệt đối.
- Jeff Bezos là người sáng lập đồng thời là CEO của Amazon nên ông có quyền
hạn và vị trí cao nhất trong công ty, vì vậy ông dễ lạm dụng quyền lực của mình và áp
dụng phong cách lãnh đạo độc đoán. Như Steve Jobs từng nói “Dân chủ không tạo ra
những sản phẩm tuyệt vời. Để làm được điều này, các anh cần một nhà độc tài thông
thái”.
2.3.
Thực trạng phong cách lãnh đạo Jeff Bezos
2.3.1. Mô hình không ủy quyền quản lý

Phong cách của Amazon là không uỷ quyền quản lý ở mức độ cao mà Bezos sẽ
tham gia vào hầu như tất cả các công đoạn. Một khi các tính toán được đưa vào,
Bezos muốn thực thi theo cách của riêng mình. Tất cả các thông cáo báo chí có trích
dẫn lời của ông đều phải được ông đọc duyệt kỹ lưỡng. Theo ông thì một nhà lãnh
đạo hiệu quả mà không dành thời gian cho cấp cơ sở thì sẽ không thể nào theo kịp
thực tế, và do đó các tư duy và quá trình quản lý sẽ xa rời thực tế. Nếu Bezos không
nhận được câu trả lời của một nhà quản lý cấp cao dưới quyền, ông sẽ vượt qua 4 cấp
quản trị để đối thoại với cấp thấp nhất.
Dĩ nhiên phong cách quản lý này cũng phải trả giá: Bezos đã gặp khó khăn trong
việc giữ chân các nhân tài chủ chốt. Tỷ lệ bỏ việc 15% /năm của Amazon là tương
đương với các công ty thương mại điện tử khác, nhưng các nhà quản lý cao cấp của
Amazon có tỷ lệ bỏ việc cao hơn. Một nhà quản lý cấp cao của Amazon nhận định
rằng lý do khiến nhân tài ở đây liên tục ra đi là vì ai cũng biết đây là công ty một chủ
của Bezos và rốt cục dù giỏi giang đến đâu họ cũng chỉ là người làm thuê. Họ có thể
được trả lương cao và được thăng chức, nhưng họ biết chắc là có ở lâu đến đâu thì

họ cũng không thể mơ tới chức CEO được.
2.3.2.

Không cung cấp thông tin, trừ phi thực sự cần thiết
Amazon không cho Melville House biết số lượng sách của nhà xuất bản này đã
được bán ra. Amazon cũng giữ bí mật doanh số của Kindle và không tiết lộ số lượng
nhân viên ở Seatle là bao nhiêu.
10


Chưa hết, địa điểm làm việc của các nhân viên Kindle ở trụ sở Seatle được gọi là
"Khu vực 51" (tên gọi một căn cứ quân sự tuyệt mật của Hoa Kỳ). Chẳng ai biết nó ở
chỗ nào nếu không phải là người trực tiếp tạo ra sản phẩm. Bezos muốn cung cấp
thông tin và kể câu chuyện của Amazon theo cách riêng của mình, một cách chu đáo
thông qua những bức thư gửi các cổ đông.

2.3.3.

Quy tắc Hai chiếc pizza
Bezos nổi tiếng là nhà quản lý khắt khe với "Quy tắc Hai chiếc Pizza". Không nên
có đội nhóm nào cần ăn nhiều hơn hai chiếc pizza.
Tức là các nhóm chuyên môn chỉ giới hạn với từ 5-7 người, cho phép toàn đội có
thể kiểm tra các ý tưởng của nhau mà không phải qua tay quá nhiều người. Đồng thời
tránh việc suy nghĩ chạy theo số đông - một trong những điều mà Bezos rất căm ghét.

2.3.4.

Không chuyện trò quá nhiều
Trong một cuộc họp đầu những năm 2000, có ý kiến rằng các đội nhóm cần giao
tiếp ngày càng nhiều hơn. Tuy nhiên Bezos đã đứng bật dậy và gạt phắt đi, "Không

được, giao tiếp thật là khủng khiếp".
Tại sao việc chuyện trò quá nhiều lại trở thành vấn đề? Giao tiếp chéo giữa các
nhóm sẽ giới hạn sự độc lập của nhóm, dẫn đến việc mọi người dễ đồng ý thỏa hiệp
với nhau. Điều đó đối nghịch với văn hóa "sáng tạo từ xung đột" vốn tạo nên Amazon.

2.3.5.

Tạo môi trường đối kháng
"Những nhân viên giỏi ở Amazon thường là những người trưởng thành trong
một môi trường làm việc thù địch với đầy rẫy những xích mích và bất đồng", theo
Brad Stone, tác giả cuốn sách "The Everything Store" kể về sự tăng trưởng thần tốc
của Amazon.
Tại Amazon, các cuộc tranh luận công khai và thẳng thắn của ai đó với cấp trên
để bảo lưu quan điểm của mình là việc xảy ra thường xuyên. Đó cũng là một đặc điểm
quản trị đã hình thành nên nền văn hóa của Amazon. Dù muốn hay không, các cấp
quản trị của Amazon vẫn phải chấp nhận và trân trọng lý lẽ đúng đắn của cấp dưới
nếu như họ giành phần thắng trong các cuộc tranh luận. Bên cạnh đó, mọi người ở
đây đều phải tin tưởng tuyệt đối vào triết lý “Cạnh tranh để sáng tạo” mà người đứng
đầu Amazon đã đưa ra. Trong bất cứ tình huống nào, hoàn cảnh nào thì ở Amazon,
11


việc thỏa hiệp để tạo lợi ích cho các “phe phái” luôn là điều cấm kỵ.

2.3.6.

Chính sách thuê nhân viên giỏi
Bezos là một người tuyển dụng tích cực. Chính vì vậy, việc nhiều nhà quản trị cao
cấp ra đi không làm Bezos phiền lòng nhiều. Chẳng hạn khi Warren Jenson ra đi, Bezos
thuê CFO của đơn vị kinh doanh thiết bị chiếu sáng của GE là Thomas Szkutak. Mặc dù

Bezos là một nhà quản lý yêu cầu cao, ông thích thuê những con người thông minh và
sau đó kích thích mong muốn vượt lên mọi thử thách của họ. Ngay cả với những công
việc chân tay, Bezos cũng chú trọng đến năng lực.
Ông tổ chức những khoá đào tạo để giúp nhân viên biết "nghĩ lớn", biết đổi mới
không ngừng, giúp Amazon nhanh chóng tăng doanh số sách bán qua mạng. Chẳng
hạn, ông đã mời nhà nghiên cứu Neil Gershenfeld của ĐH MIT tới giảng bài cho 400
nhân viên Amazon về xu hướng kinh doanh.

2.3.7.

Chính sách khuyến khích nhân viên
Tại Amazon, các nhân viên nhận được những ưu đãi đáng kể như được cấp cổ
phiếu. Ngoài ra, Amazon thiết lập một giải thưởng cho các nhân viên thi đua mang
tên "Just do it", theo đó người đoạt giải là những nhân viên có thành tích đóng góp
với tập đoàn mà không cần sự chấp thuận của CEO. Mục đích của Bezos là khuyến
khích mọi người chủ động với công việc của mình.

2.3.8. Quản lý dựa vào số liệu

Ở Amazon, thông tin tốt được chú trọng hơn là suy đoán. Các nhân viên mới
được khuyến khích rằng với các con số chắc chắn. Tuy nhiên, phương pháp quản trị
dựa trên các con số thực tế không phải lúc nào cũng dễ dàng thành công. Bezos là
người tin tưởng vững chắc vào nền kinh tế dot.com và đã tiến hành mua nhiều công
ty dot.com phá sản hay đang khủng hoảng như Kozmo.com và Pets.com. Khoản đầu
tư này khiến Amazon phải chi ra 350 triệu USD trong thời gian từ 2000 đến 2002.
Bong bóng Internet cũng làm Bezos chi quá nhiều tiền vào mở rộng quy mô. Sau khi
mở 6 nhà kho và rồi tăng lên 8, Amazon cuối cùng phải đóng cửa 2 nhà kho và sa thải
1.500 nhân viên và gánh một khoản lỗ 400 triệu USD vào chi phí tái đầu cơ.
2.3.9. Chính sách đầu tư vào công nghệ cho dài hạn


Bezos luôn lờ đi những lời lẽ phê phán rằng việc ông quá chú trọng vào đầu tư
12


cho công nghệ và tung ra những sản phẩm mới là vô ích và liều lĩnh. Ông luôn theo
đuổi những ý tưởng mới của mình bởi theo ông, công nghệ giúp giảm chi phí trong
tình hình mọi thứ đều tăng giá. Thêm vào đó, ông tin rằng những khoản đầu tư đó
của Amazon sẽ sinh lợi lớn khi nó phục vụ tốt cho các khách hàng của công ty. Thực tế
cho thấy, những năm gần đây, doanh thu và lợi nhuận của Amazon đã tăng hơn trước.
Hiện tại công ty Amazon dẫn đầu trong nghành thương mại điện tử.

13


CHƯƠNG 3. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ BÀI HỌC VỀ NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
CỦA ÔNG CHỦ AMAZON
3.1. Nhận xét, đánh giá về phong cách lãnh đạo của Jeff BezoS
3.1.1. Ưu điểm
- Việc Jeff Bezos áp đặt những suy nghĩ của mình lên nhân viên và đưa ra những quyết
định độc đoán trong chớp mắt giúp Bezos tận dụng được thời gian, giúp giải quyết
nhanh chóng những việc khẩn cấp, tránh được những bàn cãi không cần thiết. Đặc
biệt áp đặt toàn bộ những suy nghĩ khác người của ông lên toàn bộ công ty, hàng loạt
-

sản phẩm độc đáo mang tính đột phá cao đã ra đời.
Những đòi hỏi khắt khe của Bezos trong công việc, cùng với việc không ngần ngại sa
thải nhân viên nào không đáp ứng đủ yêu cầu đã tạo sức ép lên nhân viên để bản

-


thân họ phải thật sự cố gắng, hoàn thành một cách xuất sắc.
Chính sách điều hành độc đoán của Bezos đã đưa nhân viên đi vào khuôn khổ, mọi
người làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp, tính kỷ luật cao và bộ máy công
ty vận hành hiệu quả nhất.
- Việc tham gia và giám sát đến từng chi tiết nhỏ nhất của Jeff Bezos góp phần
giảm thiểu đến mức tối đa những sai sót, tiết kiệm được chi phí, tạo ra những sản
phẩm tương đối hoàn hảo, mang tính vượt trội của Amazon so với các đối thủ cạnh
tranh.
- Mặc dù là một nhà quản lý theo kiểu “cầm tay chỉ việc” nhưng ông vẫn khuyến
khích sự sáng tạo đổi mới của nhân viên.

3.1.2. Nhược điểm
- Việc Jeff Bezos tự đưa ra quyết định và áp đặt ý kiến cho nhân viên khiến họ
bất mãn và khó chịu vì ý kiến của mình không được tôn trọng. Hơn nữa, điều này làm
cho họ cảm thấy nhà lãnh đạo không hiểu được tâm tư và nguyện vọng của họ, từ đó
mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới ngày càng xa cách.
- Những đòi hỏi quá khắt khe của Bezos trong công việc sẽ tạo áp lực lớn lên
nhân viên, khiến nhân viên dễ xảy ra tình trạng bị stress, không khí làm việc lúc nào
cũng đầy căng thẳng, nhân viên đôi lúc sẽ không có được môi trường làm việc thoải
mái. Hiệu quả làm việc bị giảm sút.
- Việc Jeff Bezos can thiệp vào công việc từ nhỏ đến lớn khiến nhân viên cảm
14


thấy khó chịu, không thoải mái.
- Phong cách lãnh đạo độc đoán của Jeff Bezos làm cho ông có tầm ảnh hưởng
quá lớn đối với Amazon đến nỗi bất cứ một động tĩnh nào của ông cũng dẫn đến một
hệ quả rất lớn đối với công ty.
- Việc hạn chế giao tiếp do Jeff yêu cầu tạo ra một môi trường làm việc thiếu
thiện cảm, không khí làm việc nặng nề và mối quan hệ giữa các nhân viên trở nên xa

cách.
Bài học về nghệ thuật lãnh đạo của ông chủ Amazon
 Coi khách hàng là quan trọng nhất

3.2.

Cùng với mục tiêu trở thành của hàng bán mọi thứ, Amazon luôn đặt khách
hàng ở vị trí số 1. Amazon luôn muốn người sử dụng sản phẩm và khách hàng có
được trải nghiệm tốt nhất.
 Cơ cấu gọn nhẹ, quyết định nhanh

Amazon luôn có tính cơ động cao. Các tổ, nhóm gọn nhẹ và thường hoạt động
tự quản, nên dễ tận dụng được cơ hội tốt để phát triển.
 Yêu cầu mọi người nói ngắn gọn và xúc tích

Trước các buổi họp, một lãnh đạo cầm tệp giấy có ghi chữ để từng nhân viên
nhìn và đọc trước khi ngồi xuống ghế. Yêu cầu chữ ghi trên tệp giấy này phải thật ngắn
gọn và giàu ý nghĩa để nhân viên dễ nhớ. Sau đó, nhân viên phải suy nghĩ để đặt câu
ngắn gọn, xúc tích với những từ gợi mở đó.
 Kiên nhẫn

Jeff Bezos nhận thức rõ rằng, trong bối cảnh văn hóa và xã hội không thể thay
đổi nhanh như sự phát triển của công nghệ thì kiên trì là điều then chốt. Cần phải có
thời gian để thay đổi chuẩn mực của người tiêu dùng trên phạm vi rộng.
 Đam mê

Bất cứ doanh nhân thành đạt nào cũng cần phải đam mê với công việc của mình.
Bezos đam mê kinh doanh, đam mê thương mại điện tử và đam mê việc điều hành
Amazon.
 Dành cho nhân viên quyền tự quản


Amazon có đưuọc sự phát triển ngoạn mục là nhờ công ty này dành cho nhân
viên quyền tự chủ rất cao. Nhân viên được phép quán xuyến toàn bộ dự án của mình
15


và làm việc với hiệu quả cao nhất. Với chủ trương này, Amazon đã quy tụ được rất
nhiều lãnh đạo kiệt xuất.
 Tạo cơ hội thăng tiến cho nhân viên
Bên cạnh việc tìm kiếm người tài bên ngoài, thì Amazon cũng rất chú trọng và
công minh trong việc tạo cơ hội thăng tiến cho nhân viên trong công ty. Việc này kích
thích mọi người làm việc hết mình với hy vọng thăng tiến cao hơn.

16


PHẦN KẾT LUẬN
Qua việc nghiên cứu phong cách lãnh đạo độc đoán của Jeff Bezos chúng tôi đã
nêu ra những ưu điểm và nhược điểm về phong cách lãnh đạo độc đoán của ông từ
đó rút bài học về nghệ thuật lãnh đạo. Giúp chúng tôi hiểu rõ và bổ sung thêm nhiều
kiến thức cần thiết hỗ trợ trong quá trình học tập và làm việc sau này.
Lãnh đạo là một nhiệm vụ khó khăn mà mỗi phong cách khi sử dụng độc lập,
không kết hợp về lâu dài và một cách nhuần nhuyễn thì sẽ không mang lại hiệu quả
cao. Mỗi phong cách lãnh đạo có những ưu điểm và nhược điểm riêng và được sử
dụng tùy vào cá tính của mỗi nhà lãnh đạo, hoàn cảnh, môi trường lãnh đạo. Cần áp
dụng một cách linh hoạt, khéo léo mới có thể mang lại thành công.
Jeff Bzos đã chọn cho mình một phong cách lãnh đạo độc đoán và tính đến
tháng 11 năm 2020, tài sản cá nhân của Jeff Bezos ước tính khoảng 179,9 tỷ $USD ,
một phần do giá trị cổ phiếu của Amazon tăng lên, và Amazon đạt mốc website có
hơn 40 triệu mặt hàng, 450 triệu khách hàng,.. và Jeff Bezos đứng đầu trong danh

sách tỷ phú của Forbes .

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tiến sĩ Nguyễn Hữu Lam, Giáo trình Nghệ thuật lãnh đạo – NXB Lao động – Xã hội
2011
2. Một số bài báo điện từ
3. Trên các trang mạng : tailieu.vn; ;

18



×