BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ
CỦA NGƯỜI BỆNH LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG
TẠI BỆNH VIỆN TUỆ TĨNH NĂM 2017
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
HÀ NỘI - 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ
CỦA NGƯỜI BỆNH LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG
TẠI BỆNH VIỆN TUỆ TĨNH NĂM 2017
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Chuyên ngành : Y TẾ CÔNG CỘNG
Mã số : 60 72 03 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
Người hướng dẫn khoa học:
TS.BS. Đậu Xuân Cảnh
HÀ NỘI - 2017
LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu,
phòng Đào tạo Sau đại học, các khoa, Phòng, Bộ môn, các thầy, cô giáo cùng
toàn thể các cán bộ, viên chức của trường Đại học Thăng Long đã cho tôi rất
nhiều kiến thức và trải nghiệm mới mẻ về một môi trường học tập mô phạm
và lành mạnh trong suốt quá trình học tập tại trường.
Tôi xin trân trọng cám ơn, Ban Giám đốc Học viện Y dược học cổ truyền
Việt Nam, Ban Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh. Khoa Nội và các khoa, phòng
của Bệnh viện Tuệ Tĩnh đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu.
Tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy hướng
dẫn khoa học TS. Đậu Xuân Cảnh – Giám đốc Học viện Y dược học cổ
truyền Việt Nam, là người trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ và chỉ bảo
nhiều kinh nghiệm quí báu cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn
thành luận văn.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn các bạn học viên cao học lớp Cao
học YTCC 4A, các anh em, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên, tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 2017
Học viên
Nguyễn Thị Phương
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học do tôi thực hiện,
dưới sự hướng dẫn của TS. Đậu Xuân Cảnh. Các số liệu, kết quả nêu trong
luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công
trình nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn với lời cam đoan của mình.
Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 2017
Người cam đoan
Nguyễn Thị Phương
DANH MỤC VIẾT TẮT
BS
BT
Bác sỹ
Bình thường
BMI
BV
CBYT
ĐD
ĐT
ĐTNC
LDDTT
NB
TT
Chỉ số khối cơ thể
Bệnh viện
Cán bộ y tế
Điều dưỡng
Điều trị
Đối tượng nghiên cứu
Loét dạ dày tá tràng
Người bệnh
Tuân thủ
TCYTTG
TTĐT
WHO
Tổ chức Y tế Thế giới
Tuân thủ điều trị
Wold Health Organization
YHCT
(Tổ chức Y tế Thế giới)
Y học cổ truyền
MỤC LỤC
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
10
ĐẶT VẤN ĐỀ
Loét dạ dày tá tràng hay còn gọi là loét tiêu hóa đề cập đến sự hình
thành một chỗ khuyết ở niêm mạc đường tiêu hóa (dạ dày hoặc tá tràng), tiếp
xúc với chất tiết acid và pepsin. Các triệu chứng thông thường nhất của loét
dạ dày tá tràng là đau bụng.
Loét dạ dày tá tràng là bệnh lý gặp phổ biến ở nhiều nước trên thế giới
cũng như ở Việt Nam, thường tiến triển thành từng đợt và hay tái phát với
nhiều biến chứng nguy hiểm [40]. Là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi nhưng
người lớn chiếm tỷ lệ cao hơn trẻ em. Giữa thế kỷ XX, tần suất loét dạ dày
không thay đổi, nhưng loét tá tràng có xu hướng tăng và tỉ lệ loét tá tràng /
loét dạ dày là 2/1, và đa số gặp ở nam giới [42]. Hiện nay có khoảng 10% dân
chúng trên thế giới bị LDDTT và ảnh hưởng tại một số thời điểm trong cuộc
sống của họ [41].
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh LDDTT như vi khuẩn Helicobacter
pylori, do tình trạng tăng tiết acid, yếu tố tâm lý căng thẳng kéo dài gây mất
cân bằng cho chức năng dạ dày, hình thành bệnh viêm loét dạ dày. Hoặc do no
đói không đều [34]. Khi ăn uống thất thường, không đúng bữa, không được
nghỉ ngơi, bệnh sẽ dễ phát và tái phát. Uống quá nhiều rượu, hóa chất và các
bệnh tự miễn khác cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh LDDTT [70].
Sinh bệnh học của loét dạ dày tá tràng (loét tiêu hoá) là sự mất cân
bằng giữa các yếu tố gây hại trong lòng ống tiêu hoá (acid và pepsin) và chức
năng bảo vệ (là hàng rào phòng thủ chất nhầy niêm mạc và bicarbonate). Một
số yếu tố từ môi trường và chủ thể người bệnh cũng góp phần hình thành loét
do làm tăng tiết acid dạ dày hoặc làm suy yếu hàng rào bảo vệ niêm mạc [50].
Các nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy điều trị thành công các vết loét
dạ dày tá tràng là có thể. Tuy nhiên do người bệnh không biết chữa, không
biết phòng ngừa đúng phương pháp, chưa có đủ hiểu biết về cách chăm sóc,
tự phòng bệnh. Chính vì thế bệnh LDDTT trở thành vấn đề quan tâm y tế của
nước ta và nhiều nước trên thế giới [57], [38]. Việc cung cấp cho người bệnh
11
một số kiến thức về bệnh giúp họ tránh được những yếu tố làm bệnh nặng
thêm. Người bệnh kiêng các chất kích thích như rượu, cà phê, nước trà đặc,
ớt, hạt tiêu, nên ăn những thức ăn mềm, dễ tiêu, ăn chậm và nhai kỹ, phát hiện
sớm tình trạng viêm dạ dày và có thái độ điều trị đúng đắn là rất cần thiết, góp
phần không nhỏ trong công tác phòng ngừa, điều trị và năng cao chất lượng
sống cho người dân [6], [38].
Bệnh viện Tuệ Tĩnh, là bệnh viện thực hành của Học viện Y dược học
cổ truyền Việt Nam, cho đến nay vẫn còn rất ít nghiên cứu về kiến thức, thái
độ tuân thủ điều trị của người bệnh loét dạ dày tá tràng để đưa ra những
khuyến nghị phù hợp cho Bệnh viện nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khám
chữa bệnh về Loét dạ dày tá tràng. Do đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Kiến thức, thái độ, tuân thủ điều trị của người bệnh loét dạ dày tá tràng
tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh năm 2017 và một số yếu tố liên quan” với 2 mục
tiêu:
1. Mô tả kiến thức, thái độ, tuân thủ điều trị của người bệnh loét dạ
dày tá tràng điều trị nội trú tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh năm 2017
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, tuân thủ điều
trị của người bệnh loét dạ dày tá tràng điều trị nội trú tại Bệnh viện
Tuệ Tĩnh năm 2017
12
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU SINH LÝ DẠ DÀY TÁ TRÀNG
Hệ tiêu hoá người có cấu tạo hình ống rỗng bắt đầu từ miệng và tận cùng
tại hậu môn, chức năng chính của ống tiêu hóa là hấp thu nước, chất khoáng
và các chất dinh dưỡng để đi vào máu đi nuôi dưỡng cơ thể đồng thời bài tiết
các chất cặn bã ra bên ngoài.Tại mỗi vị trí ống tiêu hóa có cấu tạo phù hợp
với chức năng tiêu hoá thức ăn, trên đường đi của ống tiêu hoá có các tạng
nằm ngoài ống tiêu hóa cũng tham gia vào hoạt động tiêu hoá thức ăn [21].
1.1.1. Cấu tạo tổng quát dạ dày
Dạ dày là đoạn phình to nhất của ống tiêu hóa, phía trên nối với thực
quản và phía dưới nối với tá tràng; có hình dạng giống cái tù và hay hình chữ
J; gồm 2 thành trước và sau, 2 bờ là bờ cong lớn và bờ cong nhỏ [22].
Hình 1.1. Giải phẫu dạ dày [22]
1.1.1.1. Hình thể ngoài, đối chiếu trên khung xương
- Dạ dày dài 25 cm, rộng 12 cm, dày 8 cm .
- Có hai mặt: trước – sau . Có hai bờ : bờ cong lớn, bờ cong nhỏ.
- Có hai lỗ: Tâm vị ở trên thông với thực quản và Môn vị ở dưới thông
với ruột tá
- Dạ dày chia làm hai phần: đứng – ngang.
13
- Dung tích dạ dày: 1 – 2 lít
- Phần đứng: chiếm 2/ 3 dạ dày, chếch xuống dưới và ra trước. Nằm
dọc sườn trái cột sống. Bao gồm Phình vị to, Thân vị, Đáy vị.
Phình vị to: Phình lên đến xương xườn V bên trái, chứa đầy không khí
(còn gọi là túi khí);
+ Thân vị: nằm giữa, giới hạn bên trong là là đường cạnh ức trái, và
bên ngoài là đường nách trước bên trái;
+ Đáy vị: nhìn trên film Xquang xuống tới rốn, có khi tới mào chậu
- Phần ngang: nằm chếch sang phải, nằm vắt ngang cột sống lưng hẹp
dần. Phần ngang hẹp dần tới môn vị gọi là hang vị
- Lỗ môn vị: có cơ thắt vòng rất mạnh, giữa môn vị và ruột tá có một
rãnh nông. Lỗ này tương ứng đốt sống thắt lưng I, nằm bên phải
- Lỗ tâm vị: Hình bầu dục có một nếp van đậy không kín nhưng được
cơ hoành ở trên thắt lại. Lỗ này tương ứng với khớp sau ức sườn VII trái ở
phía trước. Và với đốt sống ngực IX ở phía sau.
1.1.1.2. Cấu tạo dạ dày
Kể từ ngoài vào trong dạ dày được cấu tạo bởi 4 lớp:
- Lớp thanh mạc: bọc mặt trước – sau dạ dày và liên tiếp nối mạc nối
lớn và mạc nối nhỏ
- Lớp cơ: rất dày gồm 3 loại thớ:
+ Thớ dọc ở ngoài
+ Thớ vòng ở giữa, nhiều nhất ở môn vị tạo thành cơ thắt môn vị
+ Thớ chéo ở trong
- Lớp dưới niêm mạc: có nhiều mạch máu
- Lớp niêm mạc: khi dạ dày rỗng lớp niêm mạc gấp nếp theo chiều dọc
thành chỗ lồi chỗ lõm ( nếp nhăn ), khi dạ dày đầy nếp nhăn trở nên phẳng
14
Hình 1.2. Giải phẫu dạ dày - tá tràng [22]
Dạ dày được nuôi bởi hệ thống mạch máu phong phú.
-
Động mạch thân tạng tách ra từ động mạch chủ bụng, cho nhánh vị trái. Động
mạch vị trái nối với động mạch vị phải (từ động mạch gan riêng) tạo thành
vòng nối bờ cong nhỏ.
-
Động mạch vị mạc nối phải là nhánh của động mạch vị tá (từ động mạch gan
chung) thông nối với động mạch vị mạc nối trái từ động mạch tạo thành vòng
nối bờ cong lớn.
-
Ngoài ra còn có động mạch vị ngắn và động mạch đáy vị sau. Cả 2 là nhánh của
động mạch lách. Chúng phân phối máu cho phần trên của dạ dày [23], [49].
1.1.2. Cấu tạo tổng quát tá tràng
1.1.2.1. Hình thể ngoài
Tá tràng là phần đầu của ruột non. Đi từ môn vị tới góc tá hỗng tràng.
Hình chữ C hoặc hình móng ngựa, dài 25 – 30 cm. Chia làm 4 khúc:
+ Khúc 1: nằm dưới gan, chạy chếch sang phải lên trên và ra sau. Có
hành ruột tá là chỗ phình to. Phần di động chiếm 2/ 3 khúc I. Phần còn lại
cùng khúc 2, 3, 4 dính vào thành sụn sau
+ Khúc 2: nằm trước thận phải và chạy dọc bờ phải cột sống thắt lưng
+ Khúc 3: nằm vắt ngang mặt trước đốt sống thắt lưng IV, đè lên động
mạch và tĩnh mạch chủ bụng
+ Khúc 4: chạy ngược lên trên, hơi chếch sang trái để tới góc tá hỗng
tràng ở bên trái đốt sống thắt lưng II
15
1.1.2.2. Cấu tạo
Từ ngoài vào trong tá tràng có 4 lớp:
- Lớp thanh mặc ở ngoài cùng
- Lớp cơ có: thớ cơ dọc ở ngoài. Thớ cơ vòng ở trong
- Lớp dưới niêm mạc
- Lớp niêm mạc
1.2. LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG
1.2.1. Định nghĩa
Loét dạ dày tá tràng (Peptic ulcer) hay còn gọi là loét tiêu hóa (PUD) đề
cập đến sự hình thành một chỗ khuyết ở niêm mạc đường tiêu hóa (dạ dày
hoặc tá tràng), tiếp xúc với chất tiết acid và pepsin, là một bệnh mạn tính, diễn
biến có tính chu kì tổn thương là những ổ loét niêm mạc dạ dày - tá tràng, ổ
loét này có thể xâm lấn sâu hơn qua lớp dưới niêm mạc; vị trí ổ loét ở dạ dày
(loét dạ dày) hoặc ở hành tá tràng (loét hành tá tràng).
Loét dạ dày - tá tràng là sự mất chất của niêm mạc dạ dày-tá tràng [18].
Loét dạ dày – tá tràng là một bệnh khá phổ biến, với chừng 5 - 10% dân số có
viêm loét dạ dày - tá tràng trong suốt cuộc đời mình và nam giới hay gặp gấp
4 lần nữ giới (tại Bắc Việt Nam tỷ lệ mắc bệnh ước tính 5 - 7% dân số),
thường gặp 12% - 14% trong các bệnh nội khoa và chiếm 16% trong tổng số
các ca phẫu thuật trong một năm [7], [16].
Hình 1.3. Tổn thương loét dạ dày - tá tràng
16
1.2.2. Bệnh sinh và bệnh nguyên
1.2.2.1. Bệnh sinh
Hình 1.4. Bệnh sinh loét dạ dày - tá tràng
Sinh bệnh học của loét dạ dày tá tràng (loét tiêu hoá) là đa yếu tố và là
hậu quả của sự mất cân bằng giữa các yếu tố gây hại trong lòng ống tiêu hoá
(acid và pepsin) và chức năng bảo vệ (là hàng rào phòng thủ chất nhầy niêm
mạc và bicarbonate). Cho đến nay cơ chế sinh bệnh của loét dạ dày-hành tá
tràng vẫn chưa thật rõ ràng.
Pepsin:
Được tiết ra dưới dạng tiền chất pepsinogen, dưới tác động của acid HCL
biến thành pepsin hoạt động khi pH < 3, 5 làm tiêu hủy chất nhầy và collagen.
Lượng pepsinogen I quan hệ chặt chẽ với lượng tế bào tuyến tiết hang vị và
tăng cao ở 2/3 người bệnh loét tá tràng và 1/3 ở người bệnh loét dạ dày [36].
Sự phân tán ngược của ion H+:
Tiến trình loét được khởi phát do tăng tiết HCL, do lượng tế bào thành
quá nhiều hoặc quá hoạt động, do đó lượng dịch vị cơ bản hoặc sau kích thích
gia tăng, sự phân tán ngược và sự đi vào của ion H+ làm thương tổn thành dạ
dày và gây ra loét [36].
Yếu tố bảo vệ của niêm mạc dạ dày:
Các ion H+ xâm nhập vào lớp nhầy, nhưng chúng bị trung hòa bởi
bicarbonat. Nhưng khi pH < 1,7 thì vượt quá khả năng trung hoà của nó và
ion H+ đến được lớp niêm mạc dạ dày và gây ra loét .
17
Vi khuẩn H.P:
Gây tổn thương niêm mạc dạ dày tá tràng đồng thời sản xuất ra
amoniac làm acid hóa môi trường tại chỗ, tạo ra ổ loét.
Lớp niêm mạc dạ dày
Tiết ra glycoproteines, lipides và bicarbonate, chúng có khả năng loại bỏ
sự đi vào bào tương của ion H + bằng 2 cách trung hòa do bicarbonate và đẩy
ion H+ vào khoảng kẽ nhờ bơm proton H+ - K+ - ATPase [5], [14], [13],.
1.2.2.2. Bệnh nguyên
Những nguyên nhân phổ biến nhất là nhiễm vi khuẩn H pylori, dùng
các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), aspirin. Việc sử dụng NSAID
và aspirin đã trở thành nguyên nhân phổ biến nhất gây tổn thương niêm mạc
đường tiêu hóa và xuất huyết tiêu hoá ở các nước phương Tây. Ước tính có
đến 30% người bệnh thường xuyên sử dụng NSAID có một hoặc nhiều vết
loét [23] Những nguyên nhân ít phổ biến hơn bao gồm các rối loạn tự miễn,
tia xạ, chất kích thích độc hại, trào ngược dịch mật, dịch tụy, nhiễm vi khuẩn,
virus, ký sinh trùng và nấm.
Một số yếu tố từ môi trường và chủ thể người bệnh cũng góp phần hình
thành loét do làm tăng tiết acid dạ dày hoặc làm suy yếu hàng rào bảo vệ niêm
mạc. Các yếu tố môi trường bao gồm sử dụng thuốc, hút thuốc lá, uống rượu
quá nhiều, stress tâm lý thể lực khắc nghiệt. Các yếu tố chủ thể bao gồm
nhiễm H pylori và các viêm nhiễm khác cùng tình trạng tăng tiết acid như
trong hội chứng Zollinger-Ellison.
Di truyền:
Loét dạ dày có tố tính di truyền, tần suất cao ở một số gia đình và loét
đồng thời xảy ra ở 2 anh em sinh đôi đồng noãn hơn là dị noãn
Yếu tố tâm lý
Ở người có nhiều sang chấn tình cảm, hoặc trong giai đoạn căng thẳng.
Rối loạn vận động:
Đó là sự làm vơi dạ dày và sự trào ngược của tá tràng dạ dày.
18
Yếu tố môi trường
Bệnh dạ dày hay gặp ở mùa thu. Đặc trưng khá nổi bật của mùa thu là
sự kết hợp của mùa đông và mùa hè. Đây là điều kiện thuận lợi để mắc bệnh.
Khi có hơi lạnh, histamine trong máu tăng lên, dịch chua dạ dày cũng tiết ra
nhiều hơn, dạ dày cũng co bóp mạnh hơn dễ dẫn đến tình trạng viêm dạ dày.
Với những người mà đã bị mắc dạ dày trước đó thì vào mùa thu sẽ tái phát trở
lại với tỷ lệ khá cao.
Bên cạnh đó, khi thời tiết lúc nóng, lúc lạnh thay đổi thất thường sức đề
kháng cũng sẽ giảm đi, cơ thể sẽ dễ mắc các bệnh xâm nhập và phát sinh bệnh.
Yếu tố tiết thực:
Bản chất của thức ăn, gia vị, giờ ăn hoặc tốc độ ăn nhanh dường như
không đóng vai trò trong bệnh nguyên của loét. Tuy nhiên không loại trừ loét
phân bố theo địa dư là có sự đóng góp của thói quen về ăn uống. Với liều cao
rượu gây tổn thương niêm mạc dạ dày.
Thuốc lá:
Thường gặp ở người hút thuốc lá, thuốc lá cũng làm xuất hiện các ổ loét
mới và làm chậm sự lành sẹo hoăc gây đề kháng với điều trị.
Dùng thuốc Aspirin:
Gây loét và chảy máu, gặp ở dạ dày nhiều hơn tá tràng, do tác dụng tại
chỗ và toàn thân [2], [5], [13].
Hình 1.5. Bệnh nguyên loét dạ dày - tá tràng
19
1.2.3. Dấu hiệu lâm sàng loét dạ dày - tá tràng
Bệnh có thể biểu hiện điển hình hoặc không điển hình.
1.2.3.1. Thể điển hình
Đau bụng là triệu chứng chính, biểu hiện:
-
Đau vùng thượng vị, đau như bỏng rát, quặn, đau xoắn, hoặc có thể chỉ đau
âm ỉ.
-
Đau có tính chất chu kỳ trong ngày, mùa và trong năm.
-
Đau theo nhịp điệu với bữa ăn: Đau khi đói, ăn vào thì đỡ đau (loét hành tá
tràng) hoặc đau ngay sau khi ăn (loét dạ dày). đau như vậy trong 1, 2 hay 3
tuần lễ rồi tự khỏi nhiều khi không điều trị gì.
-
Thời kỳ không đau kéo dài trong nhiều tuần lễ hoặc nhiều tháng, có khi cả
năm. Thường đến năm sau vào mùa rét, hay có một yếu tố thuận lợi nào đó thì
một chu kỳ đau mới như trên lại xuất hiện.
-
Càng về sau bệnh đau loét mất dần tính chất chu kỳ, người bệnh có nhiều đợt
đau trong năm, rồi trở thành đau liên tục.
-
Ngoài cơn đau có khi người bệnh còn bị ợ hơi, ợ chua hay ợ nóng [2], [5],
[14], [13], [33].
1.2.3.2. Thể không điển hình
Bệnh tiến triển im lặng, không có triệu chứng của đau loét và biểu hiện
đột ngột bởi một biến chứng như: chảy máu tiêu hóa, thủng ổ loét hoặc ung
thư hoá hay hẹp môn vị [2], [5], [36], [34].
- Triệu chứng cơ năng:
+ Đau bụng là triệu chứng thường gặp và là triệu chứng chính khiến
người bệnh nhập viện. Vị trí, hướng lan: Đau vùng thượng vị tuy nhiên loét dạ
dày thường đau lệch về bên trái so với đường trắng giữa và lan lên phía trên
ngực, sau xương ức còn loét tá tràng thì thường lệch về bên phải và lan ra
sau lưng. Cường độ đau: thường đau âm ỉ nhưng có lúc trội lên thành cơn.
Tính chất đau: đau mang tính chu kỳ rõ rệt.
+ Chu kỳ đau theo mùa thường xuất hiện các đợt đau vào mùa lạnh hoặc khi
thay đổi thời tiết. Mỗi năm có 2-3 đợt đau, mỗi đợt kéo dài khoảng vài tuần
20
+ Chu kì đau theo ăn uống; loét dạ dày thường đau sau khi ăn, đặc biệt
đau rõ sau ăn các đồ ăn chua cay, còn loét tá tràng thường đau khi đói ( sau ăn
4-6h) và khi ăn vào thì đỡ đau. Loét dạ dày đau sau khi ăn do sau ăn nhu động
dạ dày dịch vị tiết ra nhiều hơn kích thích vào ổ loét gây đau. Loét tá tràng
thường đau khi đói do khi đói lỗ môn vị mở dịch vị sẽ xuống tá tràng gây
đau, còn khi ăn vào lỗ môn vị đóng lại, chỉ mở ra từng đợt để đưa thức ăn
xuống tá tràng nên người bệnh sẽ đỡ đau.
- Rối loạn tiêu hóa
+ Ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, ăn kém, phân táo, lỏng thất thường. Ợ hơi, ợ
chua thường xuất hiện do axit trong dịch vị tăng, ức chế quá trình mở lỗ môn
vị, thức ăn bị giữ lâu trong dạ dày, sinh hơi, làm tăng áp lực dạ dày khiến lỗ
tâm vị mở ra bất thường. Thức ăn trong dạ dày sinh hơi làm người bệnh có
cảm giác đầy bụng dẫn tới ăn uống kém. Ngoài ra tình trạng rối loạn tiết dịch
dạ dày, rối loạn nhu động ruột có thể dẫn đến tiêu chảy hoặc táo bón .
+ Suy nhược thần kinh: Mệt mỏi, mất ngủ, hay cáu gắt, giảm trí nhớ
-
Triệu chứng thực thể:
Khám bụng trong đợt đau:
+ Ấn điểm thượng vị đau trong loét dạ dày
+ Ấn điểm môn vị tá tràng đau trong loét tá tràng
+ Dấu hiệu Mendel (+)
Khám bụng ngoài đợt đau có thể thấy bình thường
- Triệu chứng cận lâm sàng
+ XQ dạ dày tá tràng có thuốc cản quang. Có thể thấy hình ảnh lỗ
đọng thuốc trong loét dạ dày, hình ảnh tá tràng biến dạng trong loét tá tràng.
+ Nội soi xác định được, vị trí, hình dạng, kích thước, bờ mép, đáy ổ
loét ngoài ra còn có thể sinh thiết làm mô bệnh hoặc xét nghiệm tìm Hp.
+ Tets chẩn đoán Hp (+)
Ngoài ra nhờ nội soi, người ta còn phát hiện khoảng 26% người bệnh
bị loét dạ dày-tá tràng mà không hề có triệu chứng đau cũng như khoảng 30 40% người bệnh có đau kiểu loét dạ dày-tá tràng nhưng lại không tìm thấy ổ
loét [17], [33].
21
1.2.4. Chẩn đoán và hướng điều trị
- Chẩn đoán dựa trên các triệu chứng cơ năng, thực thể và cận lâm sàng.
- Điều trị nội khoa là chủ yếu, chỉ can thiệp của ngoại khoa khi có biến
chứng của bệnh, hoặc nghi ngờ có biểu hiện ác tính [4].
1.2.5. Tiền sử loét dạ dày tá tràng
Có 70-80% người bệnh bị thủng dạ dày tá tràng có tiền căn đau bụng
vùng trên rốn từ vài tháng đến vài năm trước đó. Trong số đó có người bệnh
đã được chẩn đoán loét dạ dày tá tràng bằng nội soi, x-quang. Theo Đỗ Đức
Vân, tiền căn đau là 65% và Trần Thiện Trung là 70%. 30%-33% trường hợp
không có tiền căn đau và thủng là dấu hiệu đầu tiên của bệnh loét DD-TT
(Trần Thiện Trung, Đỗ Sơn Hà) [11], [33], [34], [26].
1.2.6. Các biến chứng của viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày không chỉ ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống mà
còn gây ra nhiều biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, hẹp môn vị.
1.2.6.1. Hẹp môn vị
Biểu hiện đau bụng và nôn ói rất dữ dội, đặc biệt người bệnh ói ra thức
ăn của ngày hôm trước, có mùi hôi thối. Dần dần bệnh tiến triển nặng lên, đau
thượng vị nhiều hơn, có khi đau lâm râm nhưng có khi đau dữ dội do ứ đọng
thức ăn và dịch vị dạ dày, đau nhiều khi nằm, ngồi dậy thì đỡ hơn. Nếu nôn
nhiều sẽ gây hiện tượng mất nước và chất điện giải càng làm cho người bệnh
mệt mỏi, khó chịu, người gầy, da xanh, thèm ăn nhưng không dám ăn vì ăn
vào đau nhiều hơn, mắt trũng, da khô ráp và hay cáu gắt [19], [34].
1.2.6.2. Thủng dạ dày
Các vị trí loét khác của dạ dày cũng có thể bị biến chứng chảy máu.
Một loại biến chứng cũng rất thường gặp và và rất nguy hiểm là thủng dạ dàytá tràng. Có những người bệnh do bị loét ngầm nên bình thường không đau
bụng hoặc đau rất ít, đột nhiên bị thủng dạ dày phải cấp cứu. Người bệnh đột
ngột có cơn đau dữ dội như dao đâm, bụng gồng cứng như gỗ. Trong trường
hợp bị thủng dạ dày mà cấp cứu không kịp thời thì dễ đưa đến viêm phúc mạc
(màng bụng), gây sốc và có thể bị tử vong [2], [61].
22
1.2.6.3. Xuất huyết tiêu hóa
Là biến chứng thường gặp nhất, hiện tượng máu thoát ra khỏi lòng
mạch chảy vào ống tiêu hoá, biểu hiện nôn ra máu do giãn vỡ tĩnh mạch thực
quản. Đặc biệt là loét hành tá tràng rất dễ làm chảy máu. Chảy máu hành tá
tràng có thể ồ ạt phải cấp cứu hoặc chảy máu ri rỉ làm cho đi cầu phân máu có
thể máu đỏ hoặc phân có màu đen hôi thối [61], [70].
1.2.6.4. Ung thư dạ dày
Trong các bệnh về dạ dày thì đáng sợ nhất là viêm, loét bờ cong nhỏ, tiền
môn vị, môn vị hoặc có thể viêm loét hang vị rất dễ biến chứng thành ung thư
hóa. Ung thư dạ dày là một dạng ung thư rất thường gặp, chiếm vị trí hàng
đầu trong các ung thư đường tiêu hóa và cũng là một trong những biến chứng
của các bệnh lý lành tính ở dạ dày mà không được điều trị triệt để.
Cắt cơn đau dạ dày không khó nhưng nếu chỉ dùng thuốc trị triệu chứng mà
quên bảo vệ niêm mạc dạ dày, hạn chế bội nhiễm H.Pylori, thay đổi chế độ ăn
uống sinh hoạt của người bệnh thì viêm loét dạ dày rất dễ tái phát. Vì vậy, đau dạ
dày tuy không phải nan y nhưng rất khó để chữa khỏi [11], [43], [51].
1.3. TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ DẠ DÀY TÁ TRÀNG
1.3.1. Tuân thủ điều trị loét dạ dày tá tràng
Tuân thủ điều trị loét dạ dày tá tràng đạt trên 80% được coi là thành công
-
-
Đúng thời gian và liên tục
•
Uống thuốc 2 lần một ngày
•
Thời gian đủ
Đúng thuốc, đúng liều, đúng cách
•
Ăn đúng giờ
•
Ăn những thức ăn mền, nhai kỹ
•
Tránh các chất có cồn, chất kích thích, cay nóng.
•
Ngủ không quá muộn
•
Đúng số lượng viên thuốc [10], [37]
23
1.3.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ
1.3.2.1. Nhóm yếu tố về thuốc
Tuân thủ chịu ảnh hưởng của những yếu tố liên quan đến thuốc, bao gồm:
•
Tần suất dùng thuốc
•
Số lượng viên thuốc (tất cả các thuốc)
•
Tính chất phức tạp của điều trị
•
Yêu cầu về sinh hoạt
•
Tác dụng phụ (trên thực tế hoặc dự kiến) [37].
1.3.2.2. Mối quan hệ người bệnh – nhân viên y tế:
-
Quan hệ người bệnh-nhân viên y tế không tốt sẽ làm giảm mức độ thành
công về tuân thủ điều trị của người bệnh [3], [4]
-
Những yếu tố có thể góp phần làm xấu đi mối quan hệ bao gồm:
•
Thái độ ‘Trịch thượng’ của bác sỹ và điều dưỡng
•
Bác sỹ, điều dưỡng, dược sỹ cung cấp thông tin mâu thuẫn nhau
•
Thiếu sự tin tưởng và tin cậy của những người bệnh LDDTT vào
nhân viên y tế
Thiếu sự hỗ trợ của nhân viên y tế [10], [37], [61].
•
-
Tuân thủ cũng bị ảnh hưởng bởi nhân viên y tế:
Có đủ hay không kiến thức về LDDTT, tác dụng phụ và tương tác
•
thuốc
•
Hiểu được mối quan hệ giữa tuân thủ điều trị và kháng thuốc
•
Có thể sớm phát hiện không tuân thủ và hỗ trợ cho người bệnh tuân
thủ
•
Có kỹ năng giao tiếp hiệu quả và có thể tạo dựng mỗi quan hệ tin
tưởng với người bệnh
•
Có đủ kỹ năng giáo dục người bệnh [37], [58]
1.3.2.3. Yếu tố người bệnh
Tuân thủ của người bệnh cũng bị ảnh hưởng bởi chính người bệnh:
•
Sự hiểu biết về cách thức
24
•
Sự tin tưởng vào lợi ích điều trị
•
Hệ niềm tin – “tự tin”
•
Tin tưởng vào nhân viên y tế và hệ thống y tế
•
Ốm, đau, các bệnh khác [37]
1.3.2.4. Yếu tố tâm lý xã hội
Vấn đề tâm lý xã hội hoặc phong cách sống cũng có thể ảnh hưởng đến
việc tuân thủ và khả năng thích ứng với điều trị LDDTT:
•
Vấn đề tài chính
•
Nghiện rượu hay nghiện một số chất khác
•
Trầm cảm, những vấn đề sức khỏe tâm thần khác
•
Thiếu sự hỗ trợ từ gia đình [29],[34].
1.3.2.5. Dịch vụ y tế
-
Dịch vụ y tế hoạt động tốt làm tăng khả năng người bệnh tuân thủ thành công
thông qua:
•
Duy trì khả năng tiếp cận tới phòng
•
Thời gian làm việc linh hoạt
•
Không thân thiện với khách hàng
•
Thời gian chờ lâu
•
Quan hệ thầy thuốc – người bệnh không tốt
•
Chi phí điều trị LDDTT
•
Vấn đề đi lại, khoảng cách đến phòng khám
•
Thiếu thuốc, không có thuốc, nguồn cung ứng thuốc bị xáo trộn
[50], [21], [70].
1.4. TÌNH HÌNH DỊCH TỄ HỌC
1.4.1. Tần suất bệnh
Loét dạ dày tá tràng do Hélicobacter Pylori (HP) là bệnh lý khá phổ
biến trong cộng đồng dân cư. Tần suất bệnh Loét dạ dày tá tràng tiến triển
theo thời gian và thay đổi tùy theo nước, hoặc là theo khu vực. Trong buổi
truyền hình trực tuyến với chủ đề "Sống chung với bệnh dạ dày" ngày
25
21/09/2017 do Báo điện tử Sức khỏe&Đời sống - Suckhoedoisong.vn tổ chức
Trần Ngọc Ánh: mỗi ngày Bệnh viện Đại học Y Hà Nội tiếp nhận hơn 300
người bệnh đến khám các bệnh về tiêu hóa, trong đó 50% là các bệnh lý dạ
dày, 30% là bệnh trào ngược dạ dày thực quản, còn lại 20% là bệnh viêm dạ
dày, loét dạ dày tá tràng khoảng 10%.
1.4.2. Giới
Tỷ lệ loét dạ dày tá tràng xảy ra ở nam nhiều hơn ở nữ [42], [43], [67],
Ở Mỹ tỷ lệ nam/nữ = 2/1. Gần đây giảm ở nam và tăng ở nữ. Điều này
có thể lý giải do tăng hút thuốc lá và sử dụng thuốc kháng viêm ở nữ, cùng
với sự phát triển của xã hội, áp lực công việc ở nữ gần giống nam giới [51],
[53], [65].
Ở Việt Nam, theo Đỗ Đức Vân, tỷ lệ nam /nữ là 15/1 trong giai đoạn
1960 – 1990 [39] và theo Lê Ngọc Quỳnh, bệnh viện đa khoa Saint Paul Hà
Nội với tỷ lệ là 12,4/1 trong giai đoạn 1986 – 1993 [25]. Nghiên cứu của Trần
Ngọc Thông, Hồ Hữu Thiện đánh giá kết quả khâu lỗ thủng loét DDTT bằng
phẫu thuật nội soi và mổ hở tại Bệnh viện Trung ương Huế được báo cáo tại
Hội nghị Ngoại khoa và Phẫu thuật nội soi Việt Nam 2008, thì tỷ lệ nam /nữ
là 149/10 [29] .
1.4.3. Tuổi
Tuổi vào thời điểm chẩn đoán ngày càng tăng [45], [55]. Nhiễm H
pylori tăng tỷ lệ thuận với sự gia tăng tuổi tác. Loét tá tràng thường xảy ra ở
những người từ 30-50 tuổi. Loét dạ dày phổ biến ở độ tuổi 50-70 [43], [51],
[53].
Loét dạ dày tá tràng xảy ra ở bất cứ tuổi nào. Lứa tuổi thường gặp trong
độ tuổi lao động là 20 – 50 tuổi [11], [28], [42].
Tuổi trung bình theo Đỗ Đức Vân là 38,85 [39]. Ở Mỹ, loét dạ dày tá
tràng ít xảy ra ở tuổi trước 40, nhiều nhất là từ 55 – 65 tuổi, gần đây thấy có
tăng lên ở người già [42]. Theo Druart và cộng sự đã phẫu thuật cho 100
người bệnh thủng loét dạ dày tá tràng, có tuổi từ 14 – 92 tuổi, trung bình 52,5