LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ về mọi mặt
của các cơ quan, đơn vị, các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè đồng nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn: Ban giám hiệu, các phòng, khoa, bộ môn
Trường Đại học Y Dược Hải Phòng; Ban giám đốc, các phòng ban Sở Y tế
Hải Phòng; Ban giám đốc, các phòng, khoa Bệnh viện đa khoa quận Hồng
Bàng đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn thầy cô giáo các bộ môn Trường Đại học Y
Dược Hải Phòng đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho tội trong suốt
quá trình học tập.
Xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn: PGS.TS Đinh Văn Thức đã tận
tình trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu
và hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn: Bạn bè, đồng nghiệp và những người thân
trong gia đình, những người luôn giúp đỡ và động viên tôi trong học tập,
công tác cũng như trong cuộc sống.
Tác giả
Nguyễn Thị Thu Hương
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng công trình nghiên cứu này là do tự bản thân tôi
thực hiện, không trùng lặp với bất kỳ một công trình nào của các tác giả
khác. Các số liệu trong bản luận văn là trung thực. Tôi xin chịu trách nhiệm
về lời cam đoan này.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thu Hương
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BN
Bệnh nhân
BS
Bác sỹ
BV
Bệnh viện
BT
Bình thường
BMI
Chỉ số khối cơ thể
CBYT
Cán bộ y tế
ĐTNC
Đối tượng nghiên cứu
ĐD
Điều dưỡng
ĐT
Điều trị
ĐTĐ
Đái tháo đường
HA
Huyết áp
HATT
Huyết áp tâm thu
NMCT
Nhồi máu cơ tim
PTTH
Phổ thông trung học
THA
Tăng huyết áp
TBMMN
Tai biến mạch máu não
TTĐT
Tuân thủ điều trị
TT
Tuân thủ
TCYTTG
Tổ chức Y tế Thế giới
THCS
Trung học cơ sở
WHO
Wold health organization
1
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 9
1. Các vấn đề về huyết áp và tăng huyết áp ............................................... 9
1.1. Định nghĩa huyết áp (HA) ................................................................. 9
1.2. Những thay đổi sinh lý của huyết áp................................................... 9
1.3. Định nghĩa tăng huyết áp ................................................................ 10
1.4. Triệu chứng tăng huyết áp .............................................................. 10
1.5. Chẩn đoán tăng huyết áp.................................................................. 12
1.6. Các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh THA. ................................... 15
1.7. Dự phòng tăng huyết áp................................................................... 20
2. Điều trị và tuân thủ điều trị tăng huyết áp ............................................ 23
3. Các nghiên cứu về THA và tuân thủ điều trị tăng huyết áp trên Thế giới
và Việt Nam .......................................................................................... 30
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 33
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu: ................................... 33
2.2. Phương pháp nghiên cứu: ................................................................ 33
2.3. Các biến số ..................................................................................... 34
2.4 Các khái niệm, tiêu chuẩn dùng cho nghiên cứu ................................ 35
2.5. Kỹ thuật và phương pháp thu thập số liệu ......................................... 37
2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu. .................................................... 38
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................... 39
3.1. Mô tả các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu .................................. 39
2
3.2. Kiến thức và thực hành tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp43
3.2.1. Kiến thức về bệnh tăng huyết áp ................................................... 43
3.2.2. Thực hành tuân thủ điều trị tăng huyết áp ...................................... 46
3.3. Các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị tăng huyết áp .................... 50
Chương 4 BÀN LUẬN .......................................................................... 67
KHUYẾN NGHỊ ................................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 83
3
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Các ngưỡng chẩn đoán tăng huyết áp theo từng cách đo [13].. 12
Bảng 1.2: Phân độ THA ở người ≥18 tuổi theo JNC VII [31] ................ 12
Bảng 1.3: Phân độ tăng huyết áp [10] ................................................... 13
Bảng 1.4: Can thiệp thay đổi lối sống làm giảm HA [13] ....................... 21
Bảng 1.5: Đích hạ huyết áp cần đạt [13]................................................ 29
Bảng 3.1. Tỷ lệ bệnh nhân THA theo tuổi. ............................................ 39
Bảng 3.2. Tỷ lệ bệnh nhân THA theo giới ............................................. 40
Bảng 3.3: Đặc điểm chung nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu...... 40
Bảng 3.4. Tỷ lệ bệnh nhân THA theo mức độ THA của bệnh nhân........ 41
Bảng 3.5 Đặc điểm về bệnh THA của đối tượng nghiên cứu .................. 42
Bảng 3.6. Kiến thức về bệnh tăng huyết áp ........................................... 43
Bảng 3.7. Kiến thức về chế độ điều trị tăng huyết áp ............................. 44
Bảng 3.8. Kiến thức về cách uống thuốc điều trị tăng huyết áp............... 45
Bảng 3.9. Tỷ lệ thực hành về uống thuốc điều trị tăng huyết áp của bệnh
nhân. ................................................................................................... 46
Bảng 3.10. Tỷ lệ thực hành về tuân thủ chế độ ăn, uống của bệnh nhân. . 47
Bảng 3.11. Tỷ lệ thực hành về tuân thủ chế độ sinh hoạt, luyện tập của
bệnh nhân THA. .................................................................................. 48
Bảng 3.12. Tỷ lệ thực hành tuân thủ đo và ghi huyết áp vào sổ theo dõi của
bệnh nhân THA. .................................................................................. 49
Bảng 3.13. Tỷ lệ bệnh nhân THA theo sự hỗ trợ của gia đình. ............... 50
Bảng 3.14. Tỷ lệ bệnh nhân THA theo khoảng cách địa lý, chi phí đi lại 50
Bảng 3.15. Tỷ lệ bệnh nhân THA theo thông tin về dịch vụ y tế điều trị
tăng huyết áp ngoại trú. ........................................................................ 51
Bảng 3.16. Tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ điều trị thuốc THA. ...................... 52
4
Bảng 3.17 Tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ thay đổi lối sống. .......................... 52
Bảng 3.18 : Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị thuốc với tuân thủ thay đổi
lối sống ............................................................................................... 53
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa huyết áp và tuân thủ điều trị THA .......... 53
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa giới tính với tuân thủ điều trị ................. 54
thuốc THA. ......................................................................................... 54
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa giới tính với tuân thủ thay đổi lối sống. .. 54
Bảng 3.22 Mối liên quan giữa nghề nghiệp với tuân thủ ....................... 55
điều trị thuốc THA. .............................................................................. 55
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa nghề nghiệp với tuân thủ thay đổi lối sống.
........................................................................................................... 56
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa trình độ học vấn với tuân thủ điều trị thuốc
tăng huyết áp. ...................................................................................... 56
Bảng 3.25. Mối liên quan giữa trình độ học vấn với tuân thủ ................ 57
thay đổi lối sống. ................................................................................. 57
Bảng 3.26. Mối liên quan giữa tiền sử gia đình bệnh nhân tăng huyết áp với
thực hành về tuân thủ điều trị thuốc tăng huyết áp. ................................ 58
Bảng 3.27. Mối liên quan giữa tiền sử gia đình bệnh nhân tăng huyết áp với
tuân thủ thay đổi lối sống. .................................................................... 58
Bảng 3.28. Mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh với thực hành tuân thủ
điều trị thuốc tăng huyết áp. ................................................................. 59
Bảng 3.29. Mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh của bệnh nhân với tuân
thủ chế độ thay đổi lối sống. ................................................................. 60
Bảng 3.30. Tỷ lệ biến chứng của tăng huyết áp với tuân thủ................. 61
điều trị thuốc tăng huyết áp. ................................................................. 61
Bảng 3.31. Tỷ lệ biến chứng của tăng huyết áp với tuân thủ thay đổi lối
sống. ................................................................................................... 61
5
Bảng 3.34. Tỷ lệ tuân thủ điều trị tăng huyết áp và khoảng cách địa lý và
chi phí đi lại ........................................................................................ 63
Bảng 3.35. Tỷ lệ tuân thủ điều trị THA và dịch vụ y tế điều trị THA ...... 64
ngoại trú .............................................................................................. 64
6
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 3.1 Tỷ lệ bệnh nhân THA theo nhóm tuổi. .................................... 39
........................................................................................................... 40
Hình 3.2. Phân bố bệnh nhân THA theo giới tính. ................................ 40
Biểu đồ 3.1. Mức độ tăng huyết áp của bệnh nhân ................................. 41
7
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp (THA) là một bệnh mạn tính đang trở thành mối quan
tâm hàng đầu của nền y học Thế giới với tần suất mắc bệnh ngày càng tăng.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2000 số người mắc bệnh
tăng huyết áp chiếm 26,4% dân số toàn Thế giới và dự tính sẽ tăng lên
29,2% vào năm 2025 [1]. THA nếu không được điều trị hoặc điều trị không
đúng sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, TBMMN... làm
tăng chi phí điều trị, tổn hại đến kinh tế trở thành gánh nặng cho gia đình
và xã hội [6]. Điều trị THA có thể giảm 40% nguy cơ tai biến mạch máu não
và 15% nguy cơ nhồi máu cơ tim [38].
Tại Việt Nam, tần suất THA cũng tăng theo các năm. Năm 1960 theo
Giáo sư Đặng Văn Chung có khoảng 1% dân số bị THA, năm 1992 theo
Trần Đỗ Chinh và cộng sự thì THA tăng lên 11,79%. Năm 2002 theo điều
tra dịch tế học THA tại 4 tỉnh phía Bắc, tần suất THA đã lên tới 16,3% [17]
và đến năm 2008, theo điều tra của Viện Tim mạch Quốc gia tại 8 tỉnh,
thành phố thì tần suất THA là 25,1% [30].
Tăng huyết áp là một bệnh mạn tính phải điều trị liên tục, suốt đời
[10] và để giữ được mức huyết áp ổn định, giảm tổn thương các cơ quan
đích thì kiến thức và sự tuân thủ trong điều trị THA của bệnh nhân là vô
cùng quan trọng. Đây chính là yếu tố quyết định sự thành công trong điều
trị. Kiến thức và sự tuân trong điều trị là BN phải hiểu biết và thực hiện
uống thuốc liên tục, đều đặn, duy trì thay đổi lối sống bao gồm điều chỉnh
chế độ ăn uống, luyện tập, theo dõi HA, hạn chế rượu/bia, không hút thuốc
lá/lào theo hướng dẫn của CBYT. Việc bệnh nhân kém hiểu biết và không
tuân thủ trong điều trị THA vẫn là một thách thức lớn trong điều trị. Để BN
có kiến thức, hiểu biết và tuân thủ điều trị tốt cần có sự giúp đỡ và giám sát
chặt chẽ của cán bộ y tế, gia đình và xã hội.
8
Các nghiên cứu trước đây cho biết về tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức và
tuân thủ điều trị THA rất khác nhau.Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế
giới chỉ có 30% số bệnh nhân THA được điều trị và chỉ có 12% số BN tuân
thủ điều trị tốt [34]. Ngay tại Hoa Kỳ, năm 2006, trong tổng số người bị
THA chỉ có 67,9 % được điều trị và có 44,1% tuân thủ điều trị tốt [9]. Còn
tại Việt Nam theo Phạm Gia Khải và cộng sự, trong 818 bệnh nhân THA,
có 94 người dùng thuốc 11,5%; trong đó điều trị tốt là 19,1% [17]. Nghiên
cứu của Ninh Văn Đông năm 2010 ở bệnh nhân THA trên 60 tuổi tại
phường Hàng Bông, Hà Nội chỉ có 21,5% BN có kiến thức và tuân thủ điều
trị THA [11]. Là một Bệnh viện đa khoa hạng III thuộc thành phố Hải
Phòng, những năm qua được Sở Y Tế giao nhiệm vụ cùng dự án về quản lý
và theo dõi điều trị đối với bệnh nhân THA thuộc thành phố Hải Phòng.
Mặc dù mới được triển khai từ 1/2012 đến nay BV đã tiếp nhận gần 1940
BN đến khám và điều trị. Nhằm từng bước nâng cao hiệu quả trong công
tác điều trị ngoại trú đối với bệnh nhân THA, chúng ta cần biết kiến thức và
sự tuân thủ điều trị THA, các yếu tố ảnh hướng đến việc tuân thủ điều trị
của bệnh nhân. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề này nhằm mục tiêu:
1. Mô tả kiến thức và sự tuân thủ chế độ điều trị của bệnh nhân
tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa Quận Hồng Bàng
năm 2013
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến sự tuân thủ điều trị tăng
huyết áp của đối tượng nghiên cứu trên.
9
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Các vấn đề về huyết áp và tăng huyết áp
1.1. Định nghĩa huyết áp (HA)
Là áp lực ở trong lòng động mạch góp phần giúp cho máu được luân
chuyển trong động mạch tới các mô và cơ quan. Huyết áp tối đa (còn gọi là
huyết áp tâm thu) là do lực co bóp của tim tạo nên. Huyết áp của chúng ta ở
mức cao nhất khi tim co bóp. Trái lại huyết áp tối thiểu (còn gọi là huyết áp
tâm trương) là do trương lực thành mạch tạo nên (và trong thời kỳ tim giãn
- tâm trương). Huyết áp bị ảnh hưởng bởi tim (sức co bóp và nhịp đập); độ
quánh của máu; thể tích máu lưu thông và bản thân thành mạch (sức đàn
hồi).
Theo tổ chức Y tế Thế giới, HA bình thường đo ở cánh tay ≤
120/80mmHg. Huyết áp có đặc điểm thay đổi theo thời gian, trạng thái tâm
lý và một số yếu tố khác… [9].
1.2. Những thay đổi sinh lý của huyết áp
Ở một người bình thường huyết áp không phải lúc nào cũng ổn định,
mà nó luôn thay đổi do nhiều yếu tố.
- Huyết áp thay đổi theo trạng thái tâm lý
Các trạng thái tâm lý như lo âu, bồn chồn, xúc động, thần kinh căng
thẳng… đều ảnh hưởng tới huyết áp. Sự có mặt của thầy thuốc có uy tín
cũng có thể làm cho huyết áp tăng lên trong lúc đầu mới tiếp xúc. Tất cả
những yếu tố tác động tâm lý này nếu ở mức độ mạnh được coi như đả kích
(stress).
Những stress này tác động lên vỏ tuyến thượng thận, làm tăng tiết
catecholamin vào máu, chất gây co mạch và làm tăng huyết áp.
- Huyết áp thay đổi theo hoạt động
Huyết áp tăng hay giảm tùy theo mức độ vận động của cơ thể (kể cả
10
lao động chân tay và trí óc …).
Khi cơ thể vận động, nhu cầu ôxy và chất dinh dưỡng tăng lên vì vậy
tim phải làm việc nhiều bằng cách tăng tần số và tăng cường độ co bóp, do
đó huyết áp tăng lên, khi nghỉ ngơi huyết áp trở lại bình thường.
- Huyết áp thay đổi theo thời gian
Trong một ngày huyết áp tăng giảm theo thời gian. Gần sáng, huyết
áp tăng dần lên và tăng cao hơn vào khoảng 9-12 giờ trưa và cuối buổi
chiều. Ban đêm, huyết áp lại hạ xuống và thấp hơn vào khoảng 3 giờ sáng.
- Huyết áp thay đổi theo khí hậu, thời tiết
Huyết áp cũng tăng giảm theo thời tiết. Khi trời lạnh, mạch máu
ngoại vi co lại để giảm sự thải nhiệt, do đó huyết áp tăng lên. Ngược lại khi
trời nắng nóng, mạch ngoại vi giãn ra nhiều để tăng sự thải nhiệt thì huyết
áp lại hạ xuống.
1.3. Định nghĩa tăng huyết áp
Là khi huyết áp của bạn thường xuyên cao hơn mức bình thường
(huyết áp tâm thu và/hoặc huyết áp tâm trương). Theo Tổ chức Y tế Thế
giới: một người trưởng thành ( ≥ 18 tuổi) gọi là tăng huyết áp khi huyết áp
tâm thu ≥140 mmHg và huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg. Tăng huyết áp có
thể là tăng cả huyết áp tối đa, huyết áp tối thiểu, hoặc chỉ tăng một trong
hai dạng đó [9]. Các chỉ số huyết áp 120-139/80-90 mmHg theo JNC VII
không coi là bình thường nữa mà gọi là “tiền tăng huyết áp” nghĩa là sau
này có nguy cơ bị tăng huyết áp thật sự cao gấp 2 lần so với người có huyết
áp bình thường là < 120/80mmHg [31].
1.4. Triệu chứng tăng huyết áp
Triệu chứng của tăng huyết áp phụ thuộc vào các giai đoạn của bệnh.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới tăng huyết áp có 3 giai đoạn:
- Giai đoạn I: Bệnh nhân tăng huyết áp thường có triệu chứng thầm
11
lặng hoặc có thể gặp một trong các triệu chứng sau:
+ Đau đầu: Thường đau ở vùng trán, chẩm hoặc thái dương, có khi
đau nửa đầu, hay đau về đêm, đau tăng khi bị các kích thích mạnh như ồn
ào nơi đông người, tức giận…
+ Ù tai, hoa mắt, chóng mặt.
+ Đi lại loạng choạng không vững.
+ Hay quên, trí nhớ giảm, ít tập trung chú ý…
+ Rối loạn vận mạch: tê chân tay, mất cảm giác, run đầu chi…
+ Rối loạn thần kinh thực vật: hay có cơn bốc hỏa, đỏ mặt…
Ở giai đoạn này bệnh nhân chưa có dấu hiệu khách quan về tổn
thương thực thể.
- Giai đoạn II: Bệnh nhân có biểu hiện một trong các triệu chứng như
ở giai đoạn I kèm theo bệnh nhân có ít nhất một trong các dấu hiệu tổn
thương thực thể sau đây:
+ Dày thất trái phát hiện được trên lâm sàng, X quang, điện tâm đồ, siêu âm
+ Hẹp các động mạch võng mạc, lan rộng hay khu trú.
+ Protein niệu hoặc creatinin huyết tương tăng nhẹ.
+ Tăng lipid, cholesterol máu.
- Giai đoạn III: Bệnh tăng huyết áp đã gây ra những tổn thương ở cơ
quan khác nhau, thể hiện bằng các triệu chứng sau:
- Ở tim: Suy tim trái
- Ở não: Xuất huyết não, TBMMN....
- Ở thận: Suy thận….
- Ở đáy mắt: Xuất huyết võng mạc …[ 29]
12
1.5. Chẩn đoán tăng huyết áp
1.5.1 Chẩn đoán xác định tăng huyết áp
Dựa vào trị số huyết áp đo được sau khi đo HA đúng quy trình (Phụ
lục 1) Ngưỡng chẩn đoán THA thay đổi theo từng cách đo huyết áp.
Bảng 1.1: Các ngưỡng chẩn đoán tăng huyết áp theo từng cách đo [13]
Huyết áp tâm
Nội dung
thu (HATT)
Huyết áp
tâm trương
(HATTr)
Cán bộ y tế đo theo đúng quy trình
≥140 mmHg
≥ 90 mmHg
Đo bằng máy đo HA tự động 24 giờ
≥ 130 mmHg
≥ 80 mmHg
Tự đo tại nhà (đo nhiều lần)
≥ 135 mmHg
≥ 85 mmHg
1.5.2 Chẩn đoán phân độ THA:
Có nhiều cách phân độ tăng huyết áp, dựa vào phúc trình số 7 của Ủy
ban liên hợp quốc gia Hoa Kỳ nhằm phát hiện, lượng giá, phòng ngừa và
điều trị THA (JNC VII), phân độ THA chỉ còn 2 độ và giai đoạn tiền THA
(Bảng 2). Bộ Y tế cũng đưa ra cách phân độ THA dựa vào trị số HA do cán
bộ y tế đo được (Bảng 3)
Bảng 1.2: Phân độ THA ở người ≥18 tuổi theo JNC VII [31]
Phân độ THA
Huyết áp bình thường
HATT(mmHg)
<120
HATr(mmHg)
<80
Tiền THA
120 - 139
80 – 89
THA độ I
140 - 159
90 – 99
THA độ II
≥ 160
≥ 100
13
Bảng 1.3: Phân độ tăng huyết áp [10]
Phân độ HA
HATT (mmHg)
HATTr (mmHg)
HA tối ưu
< 120
< 80
HA bình thường
120 - 129
80 - 84
Tiền THA
130 – 139
85-89
THA độ I ( nhẹ)
140 – 159
90 – 99
THA độ 2 (trung bình)
160 – 179
100 – 109
THA độ 3 (nặng)
≥ 180
≥ 110
THA tâm thu đơn độc
≥ 140
< 90
Phân độ THA dựa vào chỉ số HATT và HATTr hoặc chỉ một trong
hai dạng đó. Khi HATT và HATTr không cùng mức phân độ khác nhau thì
chọn mức cao hơn để xếp loại THA tâm thu đơn độc cũng được đánh giá theo
mức biến.
1.5.3 Các biến chứng tăng huyết áp
Cho đến nay, mặc dù người ta đã nghiên cứu rất nhiều nhưng THA ở
người lớn không có căn nguyên, chiếm 90% THA nói chung. Nhưng hiểu
biết về sinh lý bệnh cho thấy HA chịu ảnh hưởng của cung lượng tim và
sức cản mạch ngoại vi. Cung lượng tim tăng thì HA tăng, cung lượng tim
giảm thì HA giảm. Sức cản của tiểu động mạch giảm do giãn mạch thì HA
hạ, sức cản đó tăng do co mạch ngoại vi nhiều thì THA. Một số bệnh hay
có cùng bệnh THA gồm có:
- Bệnh vữa xơ động mạch: bệnh này và bệnh THA là hai bệnh khác
nhau nhưng nếu có cùng trên một người bệnh thì lại thúc đẩy sự phát triển
của nhau làm cả hai bệnh trở nên nặng hơn, gây nhiều biến chứng phức tạp,
nhất là TBMMN.
- Bệnh đái tháo đường: người ta thấy rằng 30-50% đái tháo đường bị
THA, những bệnh nhân này thường là thừa cân, béo phì. Khi xét nghiệm
14
thấy đường máu tăng cao ở 1/3 số bệnh nhân có THA. Theo Phạm Gia
Khải và cộng sự thì có một số bệnh hay gặp trên cùng một bệnh nhân THA
như: bệnh thận, Gut … [ 29]
* Với tim mạch: Để duy trì sự tuần hoàn củmáu, tim phải không
ngừng làm việc, mỗi ngày trung bình tim bóp 100.800 lần để bơm 7000 lít
máu. Khi huyết áp tăng cao thì tim thất trái phải tăng cường lực co bóp.
Làm việc quá mức bình thường như vậy từ ngày này sang ngày khác, từ
năm này sang năm khác thì kết quả về lâu dài các sợi cơ tim quá phát triển
gây ra hiện tượng phì đại cơ tim. Tim to gây hiện tượng khó thở gọi là: Suy
tim, khi đó lượng máu vào động mạch sẽ giảm lại kết hợp xơ vữa động
mạch thì tim sẽ chịu thêm gánh nặng là bệnh thiếu máu cục bộ (đau thắt
ngực, nhồi máu cơ tim) và THA làm hẹp lòng mạch và giảm tính đàn hồi,
mạch máu bị xơ cứng nhất là các tiểu động mạch, cản trở máu đến các tổ
chức.
Người ta đã thấy nguy cơ tai biến mạch vành tăng song song với
mức THA. Nghiên cứu ở Framingham (Hoa Kỳ) cho thấy nguy cơ đó tăng
lên đến 4 lần nếu nếu tăng HA tâm thu từ 120mmHg lên 180mmHg [69].
Những bệnh nhân THA có phì đại thất trái tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch,
đột quỵ cao gấp 2- 4 lần so với nhóm THA không có phì đại thất trái. Cơn
đau thắt ngực, thiếu máu cơ tim là những dấu hiệu thường gặp liên quan
đến độ tuổi. Tuổi càng cao thì nguy cơ càng lớn, dẫn đến rối loại nhịp tim,
nhồi máu cơ tim, đột tử.
* Với thận: THA làm rối loại chức năng thải tiết ure và creatinin.
Những trường hợp kiểm soát được HA thì chức năng thận cũng dần dần hồi phục.
* Với mắt: THA làm tổn thương đáy mắt, xuất huyết và phù gai thị.
* Với não: Biến chứng nhẹ có những biểu hiện rối loạn tuần hoàn
não như (đau đầu, chóng mặt, mờ mắt, nhanh quên…, biến chứng nặng và
15
hay gặp nhất trong những bệnh về não là: tắc mạch não, chảy máu
não).Theo thống kê của các tác giả trên thế giới đã cho thấy tần suất
TBMMN tăng rất rõ ở những bệnh nhân THA, tần suất đó ở nam là 17%o ở
nữ 8%o theo Kane và công sự năm 1995). Tại hội nghị quốc tế về tuần
hoàn não lần thứ tư ở Toulouse (Pháp) năm 1985 còn cho rằng bệnh THA
làm tăng nguy cơ TBMMN lên 7 lần so với người không có bệnh.
1.6. Các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh THA.
1.6.1. Tuổi giới:
Huyết áp cũng thăng dần theo tuổi, tuổi càng cao hệ động mạch càng
bị xơ cứng nhiều, sự co giãn đàn hồi của thành động mạch kém đi, lòng
động mạch bị hẹp lại, vì vậy huyết áp cũng tăng dần.
Ở độ tuổi 50, bệnh tăng huyết áp thường xảy ra ở nam nhiều hơn ở
nữ. Ở độ tuổi trên 50, thì tỷ lệ mắc bệnh ngang nhau, nhưng từ tuổi 55- 60
thì phụ nữ bị bệnh nhiều hơn.
Theo nghiên cứu của Phạm Gia Khải và cộng sự năm 2002 cho thấy
tuổi càng cao thì huyết áp càng tăng và bất kỳ ở lứa tuổi nào [29].
Còn về giới tính thì ở lứa tuổi thanh niên trở lên nhất là trung niên
nam giới có huyết áp trung bình cao dần và tỷ lệ chết sớm cũng cao hơn
nhưng về cuối đời thì ngược lại, HA ở nữ giới tăng nhanh hơn, có lẽ do hậu
mạn kinh.
Các công trình nghiên cứu trên thế giới cũng thấy rằng THA ở nam
nhiều hơn ở nữ. Theo Hayes và cộng sự ở bệnh viện MayoclinicMinnesota Hoa Kỳ năm 1998 thì sự khác nhau này có liên quan về gen và về sinh lý
học giới tính [70]
1.6.2. Béo phì:
Chẩn đoán thừa cân béo phì theo WHO áp dụng cho khu vực Châu Á
Thái Bình Dương năm 2000 [49]. Được đánh giá dựa trên chỉ số BMI (chỉ
16
số khối lượng cơ thể, BMI = cân nặng/ chiều cao x chiều cao).
Các mức độ béo cũng được chia thành 3 mức:
Xếp loại
BMI (Kg/m2)
- Gầy
< 18,5
- Bình thường
18,5 - 22,9
- Thừa cân
≥ 23 - 24,9
- Béo phì độ 1
25 - 29,9
- Béo phì độ 2
30 - 34,9
- Béo phì độ 3
≥ 35
Nghiên cứu về dịch tễ THA của quần thể người trưởng thành ở thành
phố Maracaibo- Vennezuela thấy rằng người có BMI trung bình ≥ 25 kg/m2
có tỷ lệ mắc THA gấp 2 lần người có BMI ≥ 25kg/m2 (47,6% so với 24,4%) [50]
Nghiên cứu của Phạm Gia Khải và cộng sự trên 7610 người tại Hà
Nội từ tháng 4/1998 đến tháng 4/1999 cho thấy nhóm BMI từ 22kg/m2 trở
lên đã có nguy cơ THA [27].
Béo bệu đánh giá dựa trên tỷ lệ vòng bụng/ vòng mông (Waist/Hip
Ratio; WHR). Béo bệu gây THA và làm tăng nguy cơ mạch vành là một
trong những cơ chế đã được thừa nhận [35].
1.6.3. Đái tháo đường:
Glucid là nguồn năng lượng chính của cơ thể, có vai trò chuyển hóa
quan trọng nhưng không dễ dàng xác định nhu cầu thích hợp vì cơ thể có
thể tạo glucoza từ các chất béo và protein. Mặt khác các thức ăn giàu glucid
như lương thực, rau, củ, quả thường có nhiều chất thiết yếu khác. Tuy vậy
ăn nhiều glucid tinh chế (như đường) thường tăng nguy cơ một số bệnh. Do
dó các loại glucid này không nên cung cấp quá 1/3 năng lượng do glucid cung cấp.
Bệnh Đái tháo đường hay có cùng bệnh THA. Người ta thấy khoảng
30- 50% bệnh nhân đái tháo đường bị THA, những bệnh nhân này thường
17
béo. Ngược lại, xét nghiệm đường trong máu thấy tăng cao ở 1/3 số bệnh
nhân bị THA [7].
Năm 1998, Nguyễn Thị Dung nghiên cứu 1160 bệnh nhân THA tại
Bệnh viện Việt Tiệp, đường máu lúc đói đã được làm ở 79,3% ca thấy
14,5% số bệnh nhân này bị đái tháo đường (Glucose máu tĩnh mạch lúc đói
> 7,8mmol/l) [6].
Phạm Gia Khải nghiên cứu 517 người THA tại Hà Nội trong 2 năm
(1998- 1999) thì có 17 ca đái tháo đường chiếm 2,97% [27].
Năm 2002, nghiên cứu của Phạm Thị Kim Lan trên 1138 đối tượng ở
Hà Nội cho thấy tỷ lệ đái tháo đường ở người THA là 9,9% cao hơn rõ rệt ở
người không THA 3,4%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê [35].
1.6.4. Rối loạn Lipid máu:
Cholesterol là một chất sinh học có nhiều chức phận quan trọng, một
phần được tổng hợp trong cơ thể, một phần do thức ăn cung cấp. Mức tổng
Cholesterol tốt nhất là dưới 150mg/dl LDL- cholesterol dưới 10mg/dl được
xem là tốt nhất, nhưng theo chương trình NCEP Hoa Kỳ đã xác định tổng
cholesterol từ 150- 199mg/dl LDL- cholesterol từ 100- 129mg/dl tuy nhiên
mức mong muốn trên cũng có thể gây tác động kích thích tạo xơ vữa động
mạch khi so sánh với mức tốt nhất. Lượng cholesterol trong khẩu phần ăn
có ảnh hưởng đến cholesterol toàn phần trong huyết thanh tuy ảnh hưởng
này ít hơn ảnh hưởng của acid béo no. Do cholesterol trong chế độ ăn góp
phần tạo nên nguy cơ bệnh mạch vành nên hầu hết ủy ban chuyên viên
quốc tế đều khuyên lượng cholesterol trong chế độ ăn trung bình nên <
300mg/ngày/người. Cholesterol chỉ có trong các thức ăn nguồn gốc động
vật, nhất là não 2500mg%, bầu dục bò 400mg%, bầu dục lợn 357mg%, tim
140mg%, lòng đỏ trứng 200mg%, trứng gà toàn phần 600mg, gan lợn
300mg/%, gan gà 440mg/%, do đó hạn chế thức ăn này góp phần giảm
18
lượng cholesterol trong khẩu phần.
Từ tháng 11/1996 đến tháng 1/1997, Phạm Nguyễn Sơn và cộng sự
nghiên cứu trên 144 bệnh nhân THA tại khoa A2 bệnh viện TWQĐ 108 cho
thấy: 37,2% có tăng Cholesterol máu, 25% tăng Triglycerid máu, 33,6% có
giảm HDL- Cholesterol [7].
Năm 1998, Nguyễn Thị Dung tiến hành nghiên cứu 1160 bệnh nhân
THA tại bệnh viện Việt Tiệp – Hải Phòng có kết quả như sau:
CT ≥ 5,2
249 (45,02%)
DL ≥ 3,9
81 (14,64%)
HDL < 0,9%
209 (37,79%)
TG ≥ 2,3
202 (36,52%)
CT/HDL >5
255 (46,11%) [6].
Năm 2002, nghiên cứu của Phạm Thị Kim Lan trên 1138 đối tượng ở Hà Nội cho
thấy:
- Khi Cholesterol toàn phần ≥ 6,20mmol/l thì nguy cơ bị THA gấp
7 lần những người có Cholesterol toàn phần < 5,20mmol/l.
- Triglycerid tăng nhẹ cũng làm nguy cơ bị THA tăng gấp 2,7 lần.
- Khi LDL- Cholesterol > 4,2mmol/l làm tăng nguy cơ THA lên 5,6 lần [35].
1.6.5. Hút thuốc lá:
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng: hút thuốc lá có thể làm THA
(Westman, 1995). Nicotin trong thuốc lá có tác dụng chủ yếu làm co mạch
ngoại biên, làm tăng độ Serotonin, Catecholamin ở não, tuyến thượng thận.
Thực nghiệm của Maslova năm 1958 trên súc vật thấy Nicotin trong thuốc
lá gây THA. Trên công nhân viên nhà máy thuốc lá, nơi chịu đựng bụi và
khói thuốc lá nhiều thấy tỷ lệ bệnh THA cao hơn rõ rệt. Tuy nhiên tác giả
còn chưa thống nhất hút thuốc lá gây THA như thế nào, nhưng tất cả đều
cho là ở người đã THA thì hút thuốc lá chỉ có hại con số huyết áp tăng lên
rõ rệt [44].
19
Hút thuốc lá, mặc dù không phải là một nguyên nhân THA, nhưng là
một yếu tố đe dọa quan trọng của bệnh. Vì nguy cơ mắc bệnh mạch vành ở
người THA có hút thuốc lá cao hơn 50- 60% so với những người THA
không hút thuốc lá [48].
1.6.6. Uống rượu - bia:
WHO đã khuyến cáo “ rượu làm THA và đó là yếu tố nguy cơ của tai
biến mạch máu não, thường thấy phối hợp với bệnh cơ tim, loạn nhịp tim,
tăng xuất huyết não. Nếu uống rượu điều độ chỉ ở mức 10g ethanol x 1-3
lần/ ngày thì có thể chấp nhận được, ở mức trên 3 lần / ngày ( >30g ethanol
) có bằng chứng hại cả về sinh học lẫn xã hội ”.
1.6.7. Ăn mặn:
Ăn mặn là cội nguồn của nhiều căn bệnh gây tỉ lệ tử vong cao như
tim mạch. Khi ăn mặn cơ thể chúng ta sẽ nạp vào một lượng natri lớn. Khi
đó hàm lượng natri trong máu sẽ tăng và thận phải làm việc quá công suất
mới lọc máu được. Khi lượng natri trong máu cao, thận không thể phát huy
tối đa khả năng làm việc sẽ gia tăng áp lực thẩm thấu gây tăng thể tích máu.
Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp và gánh nặng cho hoạt
động của tim mạch.
Trong các nguyên nhân gây THA, trước hết người
ta thường kể đến lượng muối ăn (muối Natri) trong khẩu phần. Theo hội
đồng nghiên cứu quốc gia cho rằng lượng natri nhập vào trong cơ thể hàng
ngày an toàn và thích hợp cho người lớn là khoảng 100-300mg, nhưng trên
thực tế bao nhiêu là đủ: Rất khó xác định chính xác số lượng tối thiểu natri
hàng ngày. Hiện nay WHO khuyến cáo chế độ ăn muối chỉ có 6g/ngày là giới hạn
đề phòng chống THA.
1.6.8. Yếu tố gia đình:
Tiền sử gia đình (TSGĐ), nhất là trực hệ: bố, mẹ, anh chị em ruột, có
người lớn bị THA là một trong các nguy cơ mạnh nhất làm cho một đối
20
tượng có thể bị THA trong tương lai.
Năm 1989- 1992, Trần Đỗ Trinh điều tra dịch tễ học bệnh THA ở
Việt Nam. Khi so sánh giữa 909 cặp của 2 nhóm THA và người bình
thường thấy tỷ lệ ở người THA có người trong gia đình bị THA cao hơn ở
nhóm đối chứng, đặc biệt là đối với cha, mẹ và anh chị em ruột (P<0,01)
[40].
Ngoài những yếu tố nguy cơ đã nghiên cứu ở trên còn có nhứng yếu
tố như: Stress, uống cà phê, ít vận động thể dục thể thao…
1.7. Dự phòng tăng huyết áp
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” để phòng ngừa bệnh THA và các biến
chứng của bệnh THA, các biện pháp tích cực cần phải kết hợp giữa việc
thay đổi lối sống, ăn uống, tập thể dục, giảm rượu bia và dùng thuốc đều
đặn và liên tục theo chỉ định của thầy thuốc
1.7.1 Thay đổi lối sống ở bệnh nhân đã bị tăng huyết áp [13]
Áp dụng thay đổi lối sống cho mọi bệnh nhân THA hoặc người có
huyết áp bình thường cao hơn, có tiền sử gia đình THA rõ ràng. Tác dụng
thay đổi lối sống là tương đương biện pháp uống một loại thuốc và hiệu
quả tăng lên khi kết hợp nhiều cách thay đổi lối sống. Thay đổi lối sống
làm giảm lượng thuốc và cải thiện nguy cơ bệnh tim mạch chung. Ngược
lại, bỏ biện pháp thay đổi lối sống thì sẽ làm giám đáp ứng thuốc THA
21
Bảng 1.4: Can thiệp thay đổi lối sống làm giảm HA [13]
Cách thức
Giảm cân nặng
Khoảng
Khuyến nghị
HA hạ
Duy trì chỉ số khối cơ thể lý tưởng 5-10mmHg
20-25kg/cm
khi giảm mỗi
10kg
Chế độ ăn DASH
Ăn nhiều trái cây, rau, ít mỡ ( giảm 8 -14mmHg
chất béo toàn phần và loại bão
hòa)
Hạn chế muối ăn
Giảm
lượng
muối
ăn
< 2 - 8 mmHg
100mmol/ngày
( < 2,4 natri hoặc < 6 g muối)
Vận động thân thể
Khuyến khích tập thể dục nhịp 4 -9 mmHg
điệu mức độ vừa phải như đi bộ lắc
lư 30 – 60 phút/ ngày
Uống chất có cồn Nam: < 21 đơn vị /tuần
điều độ
2 - 4 mmHg
Nữ: < 14 đơn vị/tuần
1.7.2 Theo dõi bệnh nhân tăng huyết áp
- Bệnh nhân THA cần được khám định kỳ đều đặn nhằm điều chỉnh
chế độ dùng thuốc thích hợp với chỉ số huyết áp cũng như phát hiện và xử
trí các tác dụng không mong muốn do thuốc gây ra.
- Tần suất theo dõi HA phụ thuộc vào đặc tính nguy cơ toàn bộ của
BN cũng như mức THA
- Khi điều trị đạt được huyết áp mục tiêu ổn định, tần suất khám định
kỳ có thể giảm xuống (Khoảng 1 đến 3 tháng, tùy thuộc vào từng bệnh
nhân). Tần suất tái khám cũng không nên thưa quá vì sẽ ảnh hưởng không
tốt đến sự gắn kết thầy thuốc và bệnh nhân, một yếu tố hết sức quan trọng
22
đối với hiệu quả điều trị.
- Đối với bệnh nhân THA giai đoạn 1 hoặc có nguy cơ tim mạch
thấp, có thể khám định kỳ khoảng 1-3 tháng một lần, cần khuyên bệnh
nhân tự đo HA tại nhà để theo dõi tốt hơn chỉ số huyết áp. Đối với bệnh
nhân có nguy cơ cao hoặc rất cao, cần khám định kỳ với tần suất dày hơn.
- Khám định kỳ nhằm kiểm tra chỉ số huyết áp và đánh giá lâm sàng
các yếu tố nguy cơ cũng như mức độ tổn thương cơ quan đích [13]
1.7.3 Các yếu tố đối với bệnh nhân
Thái độ của bệnh nhân bị ảnh hưởng rất lớn bởi sự khác biệt về văn
hóa, niềm tin và kinh nghiệm có được với hệ thống Y tế. Phải hiểu và trân
trọng điều này nếu người thầy thuốc muốn xây dựng niềm tin và tăng
cường mối quan hệ với bệnh nhân và gia đình họ. Ngoài động cơ điều trị,
bệnh nhân cần được hướng dẫn đặc biệt để cải thiện lối sống và dùng thuốc
theo đơn cảm thấy khỏe hơn và giảm được các yếu tố nguy cơ, để tuân thủ
điều trị tốt bệnh nhân cần có quyền và trách nhiệm được tham gia tích cực
và được thông tin đầy đủ việc tự chăm sóc để đạt được sức khỏe tối đa về
thể chất lẫn tinh thần. Người thầy thuốc cần cung cấp những thông tin đầy
đủ và chính xác về tình hình sức khỏe của bệnh nhân và cho phép bệnh
nhân có cơ hội tham gia vào việc tự chăm sóc và đạt được huyết áp mục
tiêu. Bệnh nhân nên được khám định kỳ hàng tháng sau khi khởi đầu điều
trị để xác định HA đã kiểm soát được tốt, mức độ tuân thủ điều trị và tác
dụng phụ của thuốc.
Tăng cường giáo dục truyền thông đối với bệnh nhân để nâng cao nhận
thức và hiểu biết về bệnh tăng huyết áp cũng như các biến chứng của THA
và các yếu tố nguy cơ tim mạch khác [34].