Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

đánh giá tác động của hội chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (papi) đến tăng trƣởng kinh tế các vùng kinh tế trọng điểm phía nam việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------

LÊ ĐOÀN QUỲNH NHƢ

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HỘI CHỈ SỐ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ VÀ
HÀNH CHÍNH CÔNG (PAPI) ĐẾN TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ CÁC
VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH, Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------

LÊ ĐOÀN QUỲNH NHƢ

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HỘI CHỈ SỐ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ VÀ
HÀNH CHÍNH CÔNG (PAPI) ĐẾN TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ CÁC
VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Chuyên ngành: Kinh tế học
Mã ngành: 60 03 01 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:


TS. Nguyễn Kim Phƣớc

TP. HỒ CHÍ MINH, Năm 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn này “Đánh giá tác động của chỉ số hiệu quả quản trị
và hành chính công (PAPI) đối với tăng trưởng kinh tế các tỉnh vùng trọng điểm
phía Nam Việt Nam” là bài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi
cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được
công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong
luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2019

LÊ ĐOÀN QUỲNH NHƢ


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin cảm ơn các quý Thầy Cô đã giúp tôi trang bị tri thức, tạo điều kiện
thuận lợi nhất trong suốt thời gian tôi tham gia học tập.
Luận văn này sẽ khó có thể hoàn thành nếu không có sự giúp đỡ quý báu
của các thầy cô, sự hỗ trợ nhiệt tình của giảng viên hướng dẫn và những người

bạn thân của tôi. Tôi vô cùng biết ơn sự động viên, chia sẽ của mọi người trong
suốt quá trình thực hiện luận văn. Chính nhờ những giúp đỡ này mà luận văn của
tôi được hoàn thiện tốt hơn cũng như qua đó, nâng cao hơn nữa những kỹ năng
của bản thân trong công việc và cả trong cuộc sống.
Xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Kim Phước đã tận tình hướng dẫn,
định hướng và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian qua để tôi hoàn
thành tốt luận văn này.
Sau cùng, tôi xin kính chúc quý thầy cô, bạn bè và những người thân sức
khỏe, hạnh phúc và thành đạt.
Xin trân trọng cảm ơn!


iii

TÓM TẮT
Đề tài “Đánh giá tác động của PAPI đối với tăng trưởng kinh tế các
tỉnh vùng trọng điểm phía Nam Việt Nam” nhằm đánh giá liệu các chỉ số PAPI có
tác động đến tăng trưởng kinh tế 08 tỉnh vùng trọng điểm phía Nam Việt Nam,
có thật sự phản ánh chất lượng quản trị và hành chính công ở các địa phương
không, những thành phần nào của chỉ số PAPI sẽ quan trọng hơn những thành
phần còn lại có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế tại địa phương. Trên cơ sở đó,
đề xuất một số gợi ý chính sách nhằm thu hút các nguồn vốn và đầu tư hiệu quả,
đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện các cơ chế, chính sách đầu tư
phù hợp…qua đó tạo động lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.
Nghiên cứu dùng phương pháp thống kê các số liệu về GDP, lực lượng
lao động, vốn đầu tư của toàn xã hội thu thập từ niên giám thống kê của Cục
Thống kê các địa phương và các số liệu về hiệu quả quản trị hành chính công của
8 tỉnh thành vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm các tỉnh/thành là: Thành phố
Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh,
Long An và Tiền Giang. Sau đó, với dữ liệu bảng gồm 64 quan sát và sử dụng kỹ

thuật thống kê mô tả cùng mô hình hồi quy sử dụng biến công cụ để tiến hành
phân tích.
Từ kết quả phân tích thống kê mô tả cho thấy ở các vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam, hiệu quả quản trị hành chính công của các địa phương cũng ở
mức trung bình và cao hơn trung bình một chút. Qua kết quả hồi quy, nghiên cứu
có thể kết luận là lực lượng lao động, vốn đầu tư và “thủ tục hành chính” có tác
động tích cực đến tăng trưởng kinh tế của các tỉnh/thành phố thuộc vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam.Tuy nhiên, ở gốc độ nào đó, theo thực tế cho thấy, các chỉ
số thành phần khác của PAPI có thể có ảnh hưởng gián tiếp đến những vấn đề
khác trong phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.
Qua kết quả nghiên cứu, luận văn đã đưa ra một số kiến nghị, giải pháp
để chính quyền địa phương tham khảo qua đó có những giải pháp cụ thể và khả
thi nhằm nâng cao tăng trưởng kinh tế bền vững, chất lượng.


iv

SUMMARY
The dissertation "Assessing the impact of Provincial public
administration and management efficiency index for economic growth in the
key provinces, areas in South Vietnam" aims at assessment whether the
Provincial public administration and management efficiency index impacts on
the economic growth in 08 key provinces, areas in South Vietnam, and truly
reflects the quality of the public administration and management in the localities
or not, which components of the Provincial public administration and
management efficiency index will be more important than the remaining
components, affecting local economic growth? on that basis, the policies will be
proposed to attracting capital and effective investment, to step up administrative
procedure reform, improve appropriate investment mechanisms and policies, etc.,
thereby, creating motivation to promote sustainable economic growth.

The study used statistical methods of data on the Provincial public
administration and management efficiency index, labor force, investment capital
of the whole society from the Statistical Yearbook of the Statistical Department
of localities and data of public administrative management effectiveness of 08
key provinces, areas in South Vietnam include Provinces/Cities such as Ho Chi
Minh City, Ba Ria - Vung Tau, Binh Phuoc, Binh Duong, Dong Nai, Tay Ninh,
Long An and Tien Giang. Then, with the data including 64 observations, use
descriptive statistical techniques, and with the regression models, use tool
variables for the analysis.
As the results of the descriptive statistical analysis show us, in the
Southern Major Economic Area, the public administrative management
efficiency of localities is also average, or slightly higher than average. Through
the regression results, the study can conclude that the labor force, investment
capital and "administrative procedures" have a positive impact on the economic
growth of the provinces/cities of the Southern Major Economic Area. However,
in some sense, according to reality, other components of the Provincial public


v

administration and management efficiency index may have indirect effects on
other issues in local socio-economic development.
Through research results, the dissertation gave some recommendations
and solutions for reference to local authorities, thereby, there will be specific and
feasible solutions to improve sustainable and quality economic growth.


vi

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
TÓM TẮT .................................................................................................................... iii
SUMMARY ................................................................................................................. iv
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu ............................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 2
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3
1.5.1. Đối tượng được nghiên cứu .......................................................................... 3
1.5.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 3
1.6. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu ................................................................................. 3
1.7. Kết cấu của đề tài..................................................................................................... 3
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................... 5
2.1. Các khái niệm có liên quan ..................................................................................... 5
2.1.1. Thể chế và quản trị công ........................................................................... 5
2.1.2. Quản trị và hành chính công .......................................................................... 7
2. 2.

Một số lý thuyết có liên quan ........................................................................... 8

2.2.1. Lý thuyết về kinh tế học thể chế ................................................................... 8
2.2.2. Lý thuyết TTKT .......................................................................................... 10
2.2.3. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của Keynes .................................................. 10
2.2.4. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của Solow ................................................... 11
2.2.5. Lý thuyết của chỉ số PAPI .......................................................................... 12
2.2.6. Ý nghĩa của chỉ số PAPI ............................................................................. 12
2.3. Sơ lược các nghiên cứu trước................................................................................ 13
2.4. Mô hình lý thuyết đề xuất ..................................................................................... 17

2.4.1. Tổng hợp các phần nghiên cứu trước ......................................................... 19
CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 23


vii

3.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................... 23
3.1.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................... 23
3.1.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng ......................................................... 24
3.2 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết được nghiên cứu ..................................... 24
3.2.1 Mô hình nghiên cứu .................................................................................... 24
3.2.2. Mô tả các biến và các giả thuyết được nghiên cứu ................................... 25
3.3 Mẫu và dữ liệu nghiên cứu................................................................................... 32
3.4 Phương pháp phân tích dữ liệu ...................................................................... 33
3.4.1 Phân tích hồi quy ...................................................................................... 33
3.4.2. Lựa chọn mô hình hôi quy .................................................................... 35
3.4.3. Tiến hành các thủ tục kiểm định.........................................................

36

CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 38
4.1. Thống kê mô tả thể hiện các biến trong mô hình .................................................. 38
4.1.1. Thống kê mô tả thể hiện giá trị các biến vĩ mô ........................................... 38
4.1.2. Thống kê về mô tả giá trị các biến chỉ số thành phần PAPI........................ 43
4.2. Ma trận tương quan trong mô hình nghiên cứu và kiểm định đa cộng tuyến ....... 49
4.3. Kết quả về việc phân tích mô hình hồi quy và các kiểm định lựa chọn mô
hình ........................................................................................................................ 52
4.3.1. Kết quả hồi quy mô hình Pooled OLS......................................................... 52
4.3.2. Kết quả hồi quy mô hình FEM .................................................................... 53
4.3.3. Kết quả hồi quy mô hình REM.................................................................... 53

4.3.4. Mô hình lựa chọn và kiểm định có liên quan .............................................. 54
4.4. Giải thích kết quả .................................................................................................. 56
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................... 59
5.1. Kết luận ................................................................................................................. 59
5.2. Khuyến nghị chính sách ........................................................................................ 61
5.3. Những hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo .................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 65
PHỤ LỤC .................................................................................................................... 69


viii

DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ

Hình 2.1: Mô hình lý thuyết đề xuất ............................................................................. 20
Hình 4.1: Đồ thị thể hiện giá trị GDP của các địa phương (2011-2018) ..................... 38
Hình 4.2: Đồ thị thể hiện LLLD của các địa phương (2011-2018) ............................. 40
Hình 4.3: Đồ thị thể hiện vốn về đầu tư tại các địa phương (2011-2018) ................... 40
Hình 4.4: Đồ thị thể hiện giá trị PAPI1 của các địa phương (2011-2018) .................. 41
Hình 4.5: Đồ thị thể hiện giá trị PAPI2 của các địa phương (2011-2018) .................. 42
Hình 4.6: Đồ thị thể hiện giá trị PAPI3 của các địa phương (2011-2018) .................. 43
Hình 4.7: Đồ thị thể hiện giá trị PAPI4 của các địa phương (2011-2018) ................... 44
Hình 4.8: Đồ thị thể hiện giá trị PAPI5 của các địa phương (2011-2018) .................. 45
Hình 4.9: Đồ thị thể hiện giá trị PAPI6 của các địa phương (2011-2018) .................. 46


ix

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan .................................... 18

Bảng 3.1. Thể hiện tổng hợp các biến và kỳ vọng dấu .....................................................29
Bảng 4.1. Thống kê mô tả thể hiện các biến trong mô hình nghiên cứu ...................... 37
Bảng 4.2: Ma trận tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình ............................ 48
Bảng 4.3: Hệ số VIF...................................................................................................... 49
Bảng 4.4: Kết quả hồi quy theo Pooled OLS ................................................................ 50
Bảng 4.5: Kết quả hồi quy theo REM ........................................................................... 51
Bảng 4.6: Kết quả hồi quy (mô hình FEM) sau kiểm định............................................ 52
Bảng 4.7. Kết quả kiểm định ......................................................................................... 53


x

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

- UBMTTQVN:

Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- QH:

Quốc hội;

- NGTK:

Niên giám thống kê

- FDI:

Đầu tư trực tiếp nước ngoài;


- PCI:

Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh;

- TPF:

Năng suất yếu tố tổng hợp ;

- TQM:

Quản lý chất lượng toàn diện;

- GDP:

Thu nhập bình quân đầu người;

- TP:

Thành phố;

- TTKT:

Tăng trưởng kinh tế

- VKTTDPN:

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

- UNDP:


Chương trình Phát triển Liên hợp quốc

- ND:`

Người dân

-LĐ-TB&XH:

Lao động – Thương binh và Xã hội

- GTVT:

Giao thông vận tải

- TT&TT:

Thông tin & Truyền thông

- CTK:

Cục Thống kê


1

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1.

Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu
Theo xu thế của Việt Nam hiện nay và trong giai đoạn tiếp theo, việc nâng


cao cải cách về thể chế, hoạt động quản lý trong bộ máy chính quyền các cấp là tất
yếu. Qua đó, một bộ chỉ số là kết quả của sự hợp tác giữa Trung tâm Nghiên cứu
phát triển & hỗ trợ cộng đồng (CECODES) và Chương trình Phát triển Liên Hợp
quốc (UNDP) tại Việt Nam được ra đời năm 2009, cùng sự hỗ trợ của Trung tâm
công tác lý luận, UBMTTQVN, Ủy ban Thường vụ QH, UBMTTQ Việt Nam các
tỉnh, thành phố…với tên gọi là Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp
tỉnh (PAPI). PAPI được đo lường thông qua kinh nghiệm thực tế của người dân
(ND) hết sức khách quan và khoa học để đánh giá chất lượng hiệu quả hoạt động
của cơ quan quản lý nhà nước và việc cung ứng dịch vụ công của bộ máy chính
quyền, hiện nay PAPI đã triển khai phổ biến trên 62 tỉnh thành phố.
Thông qua biểu thị từ thành phần PAPI, các địa phương có thể triển khai tốt
về công tác quản lý hành chính công ở mức độ tổng quan cũng như ở mức độ chi
tiết từ đó rà soát lại chất lượng các hoạt động công tác của mình; PAPI ngoài việc
hỗ trợ việc truyền đạt để chính quyền các cấp rà soát lại kết quả công tác hiện tại,
còn có thể nâng cao cải thiện hiệu quả trong tương lai.
Theo đánh giá của các nhà phân tích độc lập trong và ngoài nước: “Chỉ số
PAPI, được xây dựng trên nền tảng phương pháp luận tỉ mỉ và đủ mạnh, đang
góp phần ngày càng lớn vào việc nâng cao nhận thức và hiểu biết về quản trị tốt
và cải cách hành chính ở Việt Nam”. Tính đến thời điểm năm 2018, thông qua
các dữ liệu từ chỉ số PAPI cung cấp, có khoảng 38 tỉnh/thành đã xây dựng các
công văn ban hành để rà soát một cách nghiêm túc và chỉ ra những tồn tại, từ đó
rút ra kinh nghiệm trong cơ chế quản lý để triển khai các giải pháp nhằm củng cố
đáng kể sự tin tưởng của ND về dịch vụ công theo mục tiêu phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững.
Đề tài này nhận thấy được tầm quan trọng hiệu quả của PAPI để đánh giá
mức độ tăng trưởng của nền kinh tế. Đồng thời cũng đặt ra một câu hỏi là thực sự


2


PAPI có ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế tại địa phương hay không?
Nếu sự tác động này xảy ra thì những thành phần nào của PAPI sẽ quan trọng
hơn những thành phần còn lại của việc tăng trưởng kinh tế tại địa phương. Như
vậy để làm rõ hơn về vấn đề này, việc lựa chọn đề tài: “Đánh giá tác động của
chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) đối với tăng trưởng kinh
tế (TTKT) các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (VKTTĐPN) tại Việt
Nam ” là cần thiết.
Mục ti u nghi n cứu

1.2.

Với vấn đề nghiên cứu được đặt ra, đề tài này mong muốn đạt những mục
tiêu sau:
- Phân tích các chỉ số thành phần PAPI của 08 tỉnh VKTTĐPN tại Việt
Nam.
- Đánh giá tác động của các chỉ số thành phần PAPI đến TTKT tại các tỉnh
VKTTĐPN tại Việt Nam.
1.3. C u h i nghi n cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài tập trung vào xử lý
những câu hỏi cho nghiên cứu sau:
- PAPI có ảnh hưởng đến TTKT tại các tỉnh VKTTĐPN tại Việt Nam hay
không?
- Nếu có thì mức độ ảnh hưởng của từng chỉ số thành phần PAPI đến
TTKT các tỉnh VKTTĐPN tại Việt Nam là như thế nào?
1.4. Phƣơng pháp nghi n cứu
Phương pháp nghiên cứu định lượng sẽ được sử dụng để kiểm tra giả
thuyết của nghiên cứu đã được đặt ra. Tác giả sử dụng là dạng dữ liệu bảng nên
áp dụng phương pháp mô hình hồi quy dữ liệu bảng của 08 tỉnh VKTTĐPN tại
Việt Nam trong giai đoạn 2011-2018 .



3

1.5.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

1.5.1. Đối tượng được nghiên cứu
Đối tượng được nghiên cứu của đề tài là chỉ số PAPI và sự ảnh hưởng của
nó đến TTKT tại các tỉnh VKTTĐPN tại Việt Nam.
1.5.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu tập trung phân tích tác động của 06 chỉ số PAPI đến
TTKT tại các tỉnh VKTTĐPN tại Việt Nam và sự đo lường của PAPI giai đoạn
2011-2018. Từ kết quả, đưa ra những kết luận và khuyến nghị liên quan.
1.6.

Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
PAPI là khảo sát xã hội học lớn nhất tại Việt Nam tập trung tìm hiểu hiệu

quả công tác điều hành, thực thi chính sách, cung ứng dịch vụ công dựa trên đánh
giá và trải nghiệm của người dân. Bộ chỉ số thành phần PAPI gồm sáu trục nội
dung phân hạng năng lực quản trị hành chính cấp tỉnh ở các địa phương với kỳ
vọng đây là một tham khảo để các tỉnh thành thúc đẩy bộ máy hành chính phát
triển. Vì vậy, chính phủ và chính quyền địa phương phải tạo môi trường thuận
lợi, xây dựng thể chế kinh tế tốt góp phần tăng năng suất, phát triển hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Địa
phương nào có môi trường kinh doanh tốt, nâng cao được năng lực cạnh tranh thì
nơi đó sẽ thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp và phát triển kinh tế.
Trước thực trạng đó, tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu này nhằm cung
cấp một cách nhìn khoa học, khách quan để chính quyền địa phương có cơ sở

khoa học đề ra các chính sách, giải pháp thiết thực, từ đó giúp tạo khả năng cạnh
tranh của các địa phương một cách bền vững.
1.7.

Kết cấu của đề tài
Kết cấu của đề tài nghiên cứu dự kiến gồm 05 chương như sau:
Chƣơng 1: Giới thiệu.


4

Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu bao gồm những nội dung: lý do
nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi
nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài.
Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết.
Ở chương này, trình bày các khái niệm về thể chế và quản trị công, lý
thuyết TTKT và lý thuyết kinh tế học thể chế, chỉ số PAPI. Hơn nữa, cũng trình
bày tóm t t các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu
của đề tài để có cơ sở đưa ra mô hình lý thuyết.
Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghi n cứu v dữ liệu nghiên cứu.
Từ cơ sở lý thuyết trình bày ở chương 2 và các đề tài nghiên cứu có tương
quan trước đây, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu, đồng thời phương pháp
nghiên cứu, cách thức đo lường các biến trong mô hình, các kỹ thuật phân tích số
liệu sẽ được trình bày trong chương này.
Chƣơng 4: Ph n t ch ết quả.
Chương này trình bày thống kê thể hiện các biến trong mô hình được
nghiên cứu, phân tích các vấn đề đạt được để đáp lại các câu hỏi nghiên cứu, mục
tiêu nghiên cứu và kiểm định các giải thuyết được đặt ra.
Chƣơng 5: Kết uận v


hu ến ngh .

Nội dung chương này tóm t t các kết quả nghiên cứu và đưa ra các khuyến
nghị có liên quan. Đồng thời cũng chỉ ra giới hạn trong nghiên cứu và đưa ra gợi
ý cho những nghiên cứu tiếp theo.


5

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương này tập trung giới thiệu về cơ sở lý thuyết và đề cập các đề tài
nghiên cứu thực nghiệm có liên quan như: các khái niệm về thể chế và quản trị
công, lý thuyết TTKT và lý thuyết kinh tế học thể chế, chỉ số PAPI, các nghiên
cứu trước có tương quan.... và sau cùng là đề nghị mô hình lý thuyết thể hiện sự
ảnh hưởng của thành phần chỉ số PAPI đến TTKT của các tỉnh VKTTĐPN tại
Việt Nam.
2.1.

Các khái niệm có liên quan

2.1.1. Thể chế và quản trị công
Theo định nghĩa của North (1990) “Thể chế là sự b t buộc mà con người
đặt ra nhằm điều chỉnh những tương tác trong xã hội, đó là những “luật chơi”
chính thức và không chính thức b t buộc các tương tác của con người, hỗ trợ
mục tiêu tăng trưởng và sự phát triển kinh tế trong thời gian dài. Thể chế tạo ra
một thể thống nhất có thưởng, phạt đối với cách cư xử của các tổ chức, cá nhân,
vì vậy có thể hạn chế hoặc đẩy mạnh hành vi của các đối tượng này theo các định
hướng khác nhau. Theo đó quyết định loại hình, phạm vi và mức độ ảnh hưởng
của các hoạt động làm ra sản phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực và tạo
phúc lợi xã hội”.

Thể chế có phải là yếu tố tất yếu không? Các học giả tìm cách trả lời câu
hỏi này và nhận ra sự khác biệt về chất lượng thể chế dẫn tới sự khác nhau về
phát triển ở các quốc gia (North, 1990; Acemoglu, Johnson, & Robinson, 2005).
Kinh tế học thể chế ra đời nhằm kh c phục những hạn chế của kinh tế học tân cổ
điển. Học thuyết kinh tế cổ điển xây dựng nền kinh tế dựa trên quy luật của thị
trường mà có ít sự can thiệp của chính phủ. Tuy nhiên thực tế thông tin của thị
trường thường không hoàn hảo và có sự bất cân xứng thông tin cho các chủ thể
khi tham gia giao dịch trong nền kinh tế nên sự tương tác giữa các chủ thể sẽ phát
sinh chi phí giao dịch.
Thể chế thể hiện phạm trù rất rộng nên để đo lường thể chế, các nhà
nghiên cứu đưa ra một số khái niệm đại diện như chất lượng thực thi luật pháp


6

(Becker & Stigler, 1974), pháp định và sự hiệu quả của quản trị công (North,
1991), chất lượng chính phủ trung ương (Schleifer & Vishny, 1993), chất lượng
điều chỉnh của luật pháp (Johnson, Kaufmann, & Zoido-Lobatón, 1998), tự do
chính trị (Mendez & Sepulveda, 2006). Knack & Keefer (1995) sử dụng bốn
thành phần để đo lường thể chế gồm tham nhũng, chất lượng bộ máy hành chính,
tuân thủ luật pháp và bảo vệ quyền tài sản.
Theo European Commission, 2015 “Quản trị công là cách thức mà quyền
lực được thực thi trong việc quản lý các nguồn lực kinh tế và xã hội của một
quốc gia. Quản trị công tốt được coi là khả năng đạt được mục tiêu chính sách đề
ra, phù hợp với các nguyên t c và mức độ giá trị của sự liêm chính, luật pháp,
minh bạch, trách nhiệm giải trình, tính hiệu quả và hiệu năng và các vấn đề
khác”.
Với thách thức giảm đói nghèo trên toàn cầu, Ngân hàng Thế giới đánh
giá phải nhận dạng được nguyên nhân gốc rễ và có hành động phù hợp để hướng
đến sự phát triển một cách bền vững. Trong những trở ngại cho phát triển và tăng

trưởng tại các nước đang phát triển thì thể chế kém và quản trị công tồi là những
trở ngại lớn (World Bank, 2000). Một số quốc gia có thể chế yếu kém vì ở các
quốc gia đó không có luật lệ, luật lệ không tối ưu hoặc luật tốt nhưng thực thi
kém (Aron, 2000). Chẳng hạn tại các quốc gia Châu Phi đều có Hiến pháp nhưng
nhiều nơi Hiến pháp không có hiệu lực.
Ở cấp độ toàn cầu, World Bank sử dụng bộ chỉ số Worldwide Governance
Indicators WGI (Kaufmann, Kraay, & Mastruzzi, 2010) để đánh giá chất lượng
quản trị công của các nước trên thế giới. WGI hướng đến đánh giá ở mức vĩ mô
và quản trị cấp quốc gia. Tại Việt Nam, để phản ánh tiếng nói chung của quần
chúng nhân dân và khu vực doanh nghiệp tư nhân đối với quản trị công tại địa
phương thể hiện qua 02 chỉ số được công bố hàng năm là PAPI năm 2009 và PCI
là “Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh” năm 2005. Cả hai chỉ số này đều có
mục tiêu rà soát, nhận xét hoạt động của hệ thống chính quyền tại địa phương


7

dựa trên khả năng về quản lý nhà nước nhằm góp phần thúc đẩy tính cạnh tranh
giữa các địa phương.
2.1.2. Quản trị và hành chính công
Theo Graham, Amos and Plumptre (2003), “Quản trị là cách mà chính
quyền, các tổ chức, người dân tương tác với nhau, ra và thực thi các quyết định
với những mối liên hệ ảnh hưởng lẫn nhau trong những tiến trình phức tạp. Quản
trị được tích hợp với hành chính công vì những nội dung quản trị xét đến cùng
hướng tới hiệu quả và công bằng trong việc cung cấp các dịch vụ cho công
chúng, đáp ứng nhu cầu và các mối quan tâm của cộng đồng (UNDP 2010)”.
Theo Nguyễn Ngọc Hiến và cộng sự (2006) cho rằng, “Hành chính theo
nghĩa rộng là chỉ những hoạt động, những tiến trình chủ yếu có liên quan đến
những biện pháp để thực thi các mục tiêu, nhiệm vụ đã được xác định trước. Khi
có từ hai người trở lên cùng làm việc với nhau, thì lúc đó xuất hiện một hình thức

thô sơ của quản lý. Dạng quản lý này chính là hoạt động hành chính, hay nói
cách khác, hành chính chính là một dạng của quản lý. Hay theo nghĩa h p, hành
chính là những hoạt động quản lý các công việc của nhà nước, xuất hiện cùng với
nhà nước. Hành chính công bao gồm luật pháp, các quy t c, quy chế, thiết chế,…
để điều tiết hoạt động quyền hành pháp; Cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của
tổ chức bộ máy hành chính cũng như mối quan hệ mà trong đó các công chức
làm việc. Hành chính công còn bao gồm những đội ngũ CBCC làm việc trong bộ
máy hành chính công quyền. Những người này là người có trách nhiệm thực thi
công vụ mà nhà nước đã giao”.
Theo Phạm Đức Toàn (2012), “Hành chính công vừa là khoa học vừa là
nghệ thuật quản lí. Trong nhiều tài liệu của các nước, hành chính công (public
administration), quản lí công (public management), quản trị quốc gia hay quản lí
hành chính nhà nước (governance) có sự đồng nhất với nhau và trong nhiều
trường hợp, được sử dụng thay thế cho nhau. Theo cách hiểu chung, hành chính
công là thiết chế thực hiện quyền hành pháp, đưa chính sách, pháp luật vào cuộc
sống. Theo cách tiếp cận rộng, hành chính công là nền hành chính (cũng public


8

administration). Nền hành chính là khái niệm tổng quát, bao gồm các yếu tố: hệ
thống thể chế, pháp luật, thủ tục hành chính; chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ
chức và cơ chế vận hành của bộ máy hành chính nhà nước các cấp; đội ngũ cán
bộ, công chức; nguồn lực tài chính, công sản và các điều kiện vật chất, kỹ thuật
đảm bảo thực thi công vụ hiệu quả. Đặc trưng và ranh giới của hành chính công
hay nền hành chính phụ thuộc vào loại hình và quy mô của mỗi nhà nước”.
2. 2. Một số lý thuyết có liên quan
2.2.1. Lý thuyết về kinh tế học thể chế
Theo North (1991, 1997), “Thể chế là bao gồm các ràng buộc phi chính
thức (điều thừa nhận, cấm đoán theo phong tục, tập quán, truyền thống và đạo lý),

những quy t c chính thức (hiến pháp, luật, quyền sở hữu) và hiệu lực thực thi
chúng”.
Theo Kasper và Streit (1998), “Các thể chế (institution) là những quy t c
tương tác của con người, ràng buộc cách ứng xử khả dĩ cơ hội chủ nghĩa và thất
thường của cá nhân, qua đó khiến cho hành vi con người trở nên dễ tiên đoán hơn
và tạo điều kiện cho sự phân công lao động cùng hoạt động tạo ra của cải vật
chất;
Kinh tế học thể chế (Institution Economics) bao hàm mối quan hệ hai
chiều giữa kinh tế học và các thể chế. Nó quan tâm đến ảnh hưởng của thể chế
đến nền kinh tế cũng như quá trình phát triển của các thể chế trước những trải
nghiệm về kinh tế”.
Theo World Bank (1997), “Nền kinh tế hiện đại là một hệ thống tiến hoá
phức hợp mà mức độ hiệu quả của nó trong việc đáp ứng những mục đích vốn đa
dạng và không ngừng thay đổi của con người lại phụ thuộc vào các quy t c giúp
hạn chế cách ứng xử khả dĩ cơ hội chủ nghĩa của họ. Các thể chế bảo vệ phạm vi
tự do cá nhân, giúp tránh hoặc giảm mâu thuẫn, đồng thời nâng cao sự phân công
lao động (division of labour) và phân hữu tri thức (division of knowledge), qua
đó thúc đẩy thịnh vượng. Quả thực, các quy t c điều chỉnh sự tương tác của con
người lại đóng vai trò quyết định đối với tăng trưởng kinh tế đến mức ngay chính


9

sự tồn tại và phồn vinh của nhân loại, mà dân số ch c ch n sẽ còn tăng trong
tương lai, cũng phụ thuộc vào những thể chế đúng đ n cùng các giá trị con người
cơ bản vốn tạo nền tảng cho chúng (Kasper và Streit, 1998)”.
Đa số các kết quả đều cho thấy rằng, các quốc gia có sự quản lý thể chế tốt
sẽ có khả năng thu hút FDI tốt hơn (Wei & Shleifer, 2000), (Kinoshita &
Campos, 2003) và “nước nào có thể chế nhà nước ổn định làm cơ sở tiên liệu
tương lai thì nước ấy có mức đầu tư tăng trưởng cao hơn những nước thiếu thể

chế như vậy” (World Bank, 1997).
Theo Đinh Vũ Trang Ngân (2013), “Khi các thiết chế kém hiệu quả và
không được doanh nghiệp tin dùng, thể hiện là trong môi trường mà quyền tài
sản không an toàn, thể chế không ổn định, pháp luật kém hiệu lực, tồn tại nhiều
rào cản gia nhập thị trường và cản trở của độc quyền ... chính những điều này
làm tăng chi phí giao dịch, chi phí kinh doanh và tồn tại nhiều rủi ro vì thế để tối
đa hóa lợi nhuận các công ty tư nhân thường chạy theo mục tiêu trước m t, ít đầu
tư tài sản cố định và đa số hoạt động với quy mô nhỏ. Hệ quả là các doanh
nghiệp có tỷ suất lợi nhuận cao trong lĩnh vực thương mại sẽ đầu cơ và tìm kiếm
đặc quyền – đặc lợi (rent – seeking). Các công ty sản xuất có vốn cố định đáng
kể tồn tại dưới sự bảo vệ của chính quyền thông qua trợ cấp, bảo hộ thuế quan...,
và những hành vi này vốn không thể mang lại hiệu quả cho nền kinh tế”.
Theo Williamson (1985), chi phí giao dịch là yếu tố kinh tế tương đương
với ma sát trong các hệ thống vật lý.
Do đó, có khá nhiều nhà nghiên cứu đã áp dụng lý thuyết về kinh tế học
thể chế trong các vấn đề có liên quan tới chỉ số PCI tại Việt Nam. Tiêu biểu trong
số này có thể kể đến Malesky và Taussig (2009) và Malesky (2013) khi các tác
giả tìm hiểu sự ảnh hưởng của các chỉ số PCI tới tăng trưởng của doanh nghiệp
tại các địa phương ở Việt Nam. Ở một góc độ khác, McCulloch và ctg (2013) lại
tìm hiểu ảnh hưởng của PCI tới đầu tư của lĩnh vực tư nhân trong nước. Trong
khi đó Nguyen và Nguyen (2007) lại tìm hiểu về dòng vốn FDI dưới sự ảnh
hưởng của PCI.


10

2.2.2. Lý thuyết TTKT
Theo Đinh Vũ Trang Ngân (2010), “Tăng trưởng kinh tế là mức độ gia
tăng GDP thực tên đầu người, sử dụng GDP thực bởi vì GDP là đơn vị đo lường
tổng sản lượng hay tổng thu nhập của một nền kinh tế trong một thời gian nhất

định”.
Theo Nguyễn Trọng Hoài (2010), Tăng trưởng được Simon Kuznets định
nghĩa “Là sự gia tăng một cách bền vững về sản lượng bình quân đầu người hay
sản lượng trên mỗi công nhân”.
Theo David Begg (1999), “Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng phần trăm
hàng năm của GDP thực tế hay GDP thực tế trên đầu người trong dài hạn”.
TTKT là một trong những yếu tố quan trọng của lý luận về sự phát triển
của nền kinh tế ở các quốc gia, nếu ý thức hợp lý và áp dụng nó một cách khéo
léo những khái niệm về xây dựng chính sách TTKT là vô cùng quan trọng. Các
nhà nghiên cứu đều cho thấy, TTKT trước m t là một yếu tố kinh tế, đồng thời
mang ý nghĩa chính trị sâu đậm. Tăng trưởng và phát triển kinh tế là mục tiêu
hàng đầu của các quốc gia trên thế giới, thể hiện qua sự tiến bộ của mỗi quốc gia.
Hiện nay, TTKT được yêu cầu phải g n kết với phát triển bền vững hay việc đảm
bảo sự tăng trưởng có hiệu quả. Điều này được nổi bật hơn là sự tăng tốc có tính
liên tục, có hiệu quả đối với chỉ tiêu quy mô và tốc độ gia tăng thu nhập bình
quân đầu người đồng thời trong đó phải được nhận thức được các điều kiện có
yếu tố tiên quyết là “khoa học”, “công nghệ”, „nguồn nhân lực” trong một nền
kinh tế hợp lý.
2.2.3. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của Keynes
Theo Jones (2008), “Lý thuyết của Keynes bao gồm 3 trụ cột: cách tiếp
cận theo các đại lượng tổng gộp, vai trò quyết định của tổng cầu và tầm quan
trọng của kỳ vọng vào tương lai của các tác nhân kinh tế. Thông điệp quan trọng
của tác giả là sự kêu gọi tính chủ động của chính phủ trong các chính sách kinh tế
vĩ mô, thông qua chính sách tiền tệ và tài khóa mở rộng hay thu h p, với mục
đích ổn định nền kinh tế”.


11

Theo Phan Huy Đường và công sự, “Kinh tế học trường phái của John

Maynard Keynes (1883-1946) có sự thúc đẩy mạnh mẽ tới giới kinh tế học bằng
tác phẩm Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ được ban hành vào năm
1936. Đây là tác phẩm tạo ra nền tảng cho sự phát triển của cả một ngành kinh tế
học, được nh c đến và gây tranh cãi nhiều nhất đối với kinh tế học thế kỷ XX.
Công trình này có tính chất phê phán những quan điểm kinh tế trước đó, đặc biệt
là quan điểm cho rằng "bản thân cung sẽ tạo ra cầu của chính nó". Keynes đã đưa
ra những nhân tố xác định mức sản lượng và việc làm trong một quốc gia”.
2.2.4. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của Solow
Theo Nguyễn Kim Phước (2017), mô hình Solow đưa ra luận điểm “Việc
tăng vốn sản xuất chỉ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong ng n hạn mà
không ảnh hưởng trong dài hạn, tăng trưởng sẽ đạt trạng thái dừng”.
Theo Trần Thọ Đạt (2008), “Robert Solow và Trevor Swan đã đồng thời
xây dựng nên mô hình tăng trưởng Tân cổ điển năm 1956 hay còn được gọi là
mô hình tăng trưởng Solow – Swan (gọi t t là mô hình Solow), mô hình này đã
đưa thêm nhân tố lao động và tiến bộ công nghệ vào phương trình tăng trưởng.
Mô hình này cho biết: tiết kiệm, tăng dân số và tiến bộ công nghệ có ảnh hưởng
như thế nào tới mức sản lượng và tốc độ tăng trưởng của một nền kinh tế theo
thời gian”.
Những bộ phận chủ yếu tạo thành mô hình của Solow là Hàm sản xuất
bình quân đầu người và Mối tương quan giữa mức tiết kiệm và sự gia tăng của
vốn. Mô hình tăng trưởng của Solow được lựa chọn làm tiền đề cho việc xác
định, đánh giá ý nghĩa của các nguồn lực đối với TTKT Việt Nam vì những lí do
sau:
- Mô hình tăng trưởng của Solow có ý nghĩa cơ bản đối với nền kinh tế
Việt Nam đang trải qua thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn tư
bản chủ nghĩa. Trong thời gian này, việc góp phần của thành phần vốn vào sự
TTKT là rất đáng kể;


12


- Trong mô hình tăng trưởng của Solow, công nghệ được coi là biến ngoại
sinh, vì vậy nó rất phù hợp với tình trạng đối với nền kinh tế Việt Nam từ trước
đến nay là nhập công nghệ của nước ngoài;
- Mô hình Solow cho ta phương pháp hạch toán của việc tăng trưởng và
cho phép xác định và xây dựng được việc góp phần của các yếu tố đầu vào đã
được sử dụng. Và như thế chúng ta có thể sử dụng phương pháp này để xác định,
tính toán, đánh giá ý nghĩa của các nguồn tăng trưởng trong nền kinh tế Việt
Nam.
2.2.5. Lý thuyết của chỉ số PAPI
Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) được phối hợp
thực hiện bởi CECODES trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật
Việt Nam và một số đơn vị thuộc UBMTTQVN, với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài
chính của UNDP tại Việt Nam, là một bộ chỉ số thể hiện thực chất tiếng nói của
ND đối với việc triển khai các chính sách và cung cấp các dịch vụ công của địa
phương.
2.2.6. Ý nghĩa của chỉ số PAPI
PAPI được biết đến qua 06 trục nội dung: Tham gia của người dân ở cấp
cơ sở; công khai, minh bạch; trách nhiệm giải trình với người dân; kiểm soát
tham nhũng; thủ tục hành chính công và cung ứng dịch vụ công.
 Tham gia của người dân ở cấp cơ sở
Nội dung này tập trung xác định sự hiệu quả của chính quyền địa phương
trong việc huy động tham gia của người dân ở cấp cơ sở, qua đó rà soát lại các
chính sách tạo môi trường cho người dân tham gia vào các quy trình quản trị và
hành chính công.
 Công khai, minh bạch
Công khai, minh bạch trong quản lý hành chính nhà nước là việc làm để
người dân biết, hiểu cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ, chức năng, hoạt động
ra sao. Đánh giá hoạt động của chính quyền các cấp trong việc “công khai, minh



13

bạch” thông qua việc cung cấp thông tin tới ND, từ cơ sở đó việc tiếp thu các
thông tin của ND mới kịp thời để có thể có góp ý kiến vào quy trình xây dựng
chính sách của chính quyền địa phương sao cho đạt chất lượng, đáp ứng được
yêu cầu.
 Trách nhiệm giải trình với người dân
Trách nhiệm giải trình với người dân đánh giá mối quan hệ giữa các cấp
chính quyền với ND; việc ND khiếu nại, tố cáo; chính quyền các cấp có trách
nhiệm thuyết minh các chương trình và dự án được thực hiện.
 Kiểm soát tham nhũng
Kiểm soát tham nhũng đo lường mức độ của tham nhũng, vai trò, trách
nhiệm của ND trong việc phát hiện, phản ánh các hành vi tham nhũng. Nhận thức
của người dân về công tác phòng chống tham nhũng và hiệu quả của các cơ quan
nhà nước trong việc nỗ lực chống các hành vi tham nhũng.
 Thủ tục hành chính công
Thủ tục hành chính công được đánh giá qua việc triển khai thực hiện có
hiệu quả quá trình cung cấp các dịch vụ công, xử lý thủ tục hành chính của các
cơ quan nhà nước tại địa phương dựa trên thực tế việc ND đi làm các thủ tục
hành chính và thái độ vừa lòng của họ khi sử dụng dịch vụ này.
 Cung ứng dịch vụ công
Cung ứng dịch vụ công đề cập vai trò của dịch vụ công xem như là nhân
tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng sinh sống và làm việc của ND như
giáo dục, y tế, hạ tầng cơ sở căn bản và tình hình an ninh trật tự tại địa phương.
2.3. Sơ ƣợc các nghiên cứu trƣớc
Nghi n cứu của L Xu n Bá v cộng sự (2006)
Lê Xuân Bá và cộng sự (2006), nghiên cứu “Tăng trưởng kinh tế tại Việt
Nam giai đoạn 1990-2004”, qua đó chỉ ra rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế từ đóng
góp của vốn, con người và lao động chiếm hơn 90%, tuy nhiên năng suất yếu tố



×