Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

vốn xã hội và tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở việt nam giai đoạn 2011 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CHUNG THỊ DIỄM

VỐN XÃ HỘI VÀ TIẾP CẬN TÍN DỤNG NGÂN
HÀNG CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2015

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC

TP. Hồ Chí Minh, năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CHUNG THỊ DIỄM

VỐN XÃ HỘI VÀ TIẾP CẬN TÍN DỤNG NGÂN
HÀNG CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2015

Chuyên ngành

: Kinh tế học

Mã số chuyên ngành

: 60 03 01 01


LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
TS HÀ MINH TRÍ
TP. Hồ Chí Minh, năm 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “Vốn xã hội và tiếp cận tín dụng Ngân hàng của doanh
nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015” là bài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan
rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được
sử đụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm, nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn
này mà không được trích dẫn đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường
đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2019

Người thực hiện

Chung Thị Diễm

Luận văn tốt nghiệp

Học viên thực hiện: Chung Thị Diễm



ii

LỜI CÁM ƠN
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, quý Thầy, Cô của khoa đào tạo Sau đại
học của Trường Đại Học Mở Thành phố Hồ Chí Minh đã cung cấp môi trường học tập
và rèn luyện, truyền đạt những thông tin và kiến thức quan trọng về ngành Kinh tế học
Đặc biệt xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành nhất đến người hướng dẫn khoa học
của tôi TS. Hà Minh Trí đã nhiệt tình hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực
hiện và hoàn tất luận văn này.
Cuối cùng, Tôi xin cảm ơn tất cả những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp và thành viên lớp ME016A đã cổ vũ, động viên và tận tình hỗ trợ, góp ý kiến
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Trân trọng!
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2019
Học viên

Chung Thị Diễm

Luận văn tốt nghiệp

Học viên thực hiện: Chung Thị Diễm


iii

TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Vốn xã hội và tiếp cận tín dụng Ngân hàng của doanh nghiệp
vừa và nhỏ ở Việt Nam giai đoạn 2011-1015” được thực hiện nhầm xác định, đánh giá
tác động của vốn xã hội lên tiếp cận tín dụng chính thức của doanh nghiệp. Trên cơ sở

đó, đưa ra kết luận và khuyến nghị thích hợp để giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt
Nam tiếp cận được nguồn tín dụng chính thức ổn định và tốt hơn, đảm bảo doanh nghiệp
vừa và nhỏ ở Việt Nam có môi trường và điều kiện phát triển bền vững.
Trên cơ sở tham khảo các lý thuyết và kết quả nghiên cứu trước về vốn xã hội và
tín dụng của doanh nghiệp vừa và nhỏ, tác giả để xuất mô hình lý thuyết về các yếu tố
tác động đến tiếp cận tín dụng chính thức bao gồm ba nhóm cơ bản: Nhóm vốn xã hội
(tham gia hiệp hội doanh nghiệp, mạng lưới kinh doanh, mạng lưới chính thức, tham gia
đảng cộng sản), nhóm đặc điểm chủ doanh nghiệp và doanh nghiệp (tuổi chủ doanh
nghiệp, dân tộc, giới tính, trình độ giáo dục, xuất khẩu, quy mô, lợi nhuận, lịch sử tín
dụng, tuổi doanh nghiệp, doanh nghiệp chính thức), nhóm đặc điểm khoản vay (giá trị
khoản vay, lãi suất, tài sản thế chấp).
Nguồn dữ liệu được thu thập từ Viện nghiên cứu kinh tế phát triển của Đại học
Liên hợp quốc (UNU-WIDER) dựa trên cuộc khảo sát doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt
Nam qua 3 năm 2011,2013 và 2015. Mẫu nghiên cứu bao gồm tổng số doanh nghiệp lần
lượt là 1862, 1817 và 1836 trong năm 2011, 2013 và 2015 sau khi chọn lọc từ những
đối tượng doanh nghiệp phù hợp trong vấn đề nghiên cứu.
Kết quả từ chạy mô hình hồi quy Binary Logistic với biến phụ thuộc là tín dụng
cho thấy yếu tố vốn xã hội là mạng lưới chính thức và tham gia đảng cộng sản có tác
động làm tăng khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của doanh nghiệp vừa và nhỏ, một
phát hiện mới của bài nghiên cứu là mạng lưới kinh doanh thì có tác động tiêu cực khả
năng tiếp cận tín dụng chính thức của doanh nghiệp ở ngân hàng. Các yếu tố khác như

Luận văn tốt nghiệp

Học viên thực hiện: Chung Thị Diễm


iv

trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp, dân tộc, doanh nghiệp chính thức, tuổi chủ doanh

nghiệp, xuất khẩu, lợi nhuận kinh doanh, quy mô, tuổi của doanh nghiệp, lãi suất, tài sản
thế chấp, giá trị khoản vay cũng tìm thấy bằng chứng ảnh hưởng tới sự tiếp cận tín dụng
của doanh nghiệp.

Luận văn tốt nghiệp

Học viên thực hiện: Chung Thị Diễm


v

SUMMARY
The research project "Social capital and access to credit of small and mediumsized banks in Vietnam in the period of 2011-1015" was made to misidentify and assess
the impact of social capital on credit access. official business. On that basis, making
appropriate conclusions and recommendations to help SMEs in Vietnam to access
official credit sources more stable and better, ensuring that SMEs in Vietnam have good
school and sustainable development conditions.
Based on the previous theories and results of research on social capital and credit
of small and medium enterprises, the author proposed the theoretical model of the factors
affecting access to formal credit. There are three basic groups: Social capital group
(joining business associations, business networks, formal networks, joining the
Communist Party), Characteristics of business owners and businesses (age of business
owners, ethnicity, gender, education level, export, size, profit, credit history, business
age, formal enterprise), loan characteristics group (loan value, interest rate, account
collateral).
Data sources were collected from the United Nations University's Institute of
Development Economics (UNU-WIDER) based on a survey of small and medium
enterprises in Vietnam over 3 years 2011, 2013 and 2015. including the total number of
businesses, 1862, 1817 and 1,836, respectively in 2011, 2013 and 2015 after selecting
from suitable business subjects in the study.

The result of running a logistic regression model with a dependent variable is
credit shows that the factor of social capital, which is the formal network and
participation of the communist party, has an impact on increasing access to formal credit
of enterprises. Small and medium enterprises, a new finding of the study is that business
networks have a negative impact on the enterprises' ability to access formal credit in

Luận văn tốt nghiệp

Học viên thực hiện: Chung Thị Diễm


vi

banks. Other factors such as educational attainment of the business owner, ethnic group,
official enterprise, age of owner, export, business profits, size, age of the enterprise,
interest rate, collateral., the value of the loan also finds evidence that influences business
access to credit.

Luận văn tốt nghiệp

Học viên thực hiện: Chung Thị Diễm


vii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................................... i
LỜI CÁM ƠN ................................................................................................................................... ii
TÓM TẮT .........................................................................................................................................iii

SUMMARY ....................................................................................................................................... v
MỤC LỤC ........................................................................................................................................ vii
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ ......................................................................................................x
DANH MỤC BẢNG.......................................................................................................................... xi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................................... xii
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ............................................................................................................. 1
1.1.Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu ............................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................................... 3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................................................. 3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 3
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................................... 3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................................... 3
1.5. Phương pháp nghiên cứu. ...................................................................................................... 4
1.6. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................................... 4
1.7. Kết cấu của đề tài ................................................................................................................... 5
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT.................................................................................................. 6
2.1. Lý thuyết về vốn xã hội .......................................................................................................... 6
2.1.1. Định nghĩa về vốn xã hội ................................................................................................. 6
2.1.2. Bản chất của vốn xã hội ................................................................................................... 8
2.1.3. Đo lường vốn xã hội ......................................................................................................... 9
2.2. Tiếp cận tín dụng chính thức ................................................................................................. 9
2.2.1. Phân biệt tổ chức tín dụng ............................................................................................... 9
2.2.2. Bản chất của tín dụng chính thức ................................................................................. 10
2.2.3. Vai trò của tín dụng ....................................................................................................... 10
2.3. Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam ................................................................................ 11

Luận văn tốt nghiệp

Học viên thực hiện: Chung Thị Diễm



viii

2.4. Mối quan hệ giữa vốn xã hội và tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa ............. 16
2.5. Các nghiên cứu trước đây về vốn xã hội và tiếp cận tín dụng ............................................ 18
2.6. Mô hình nghiên ..................................................................................................................... 30
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................ 33
3.1. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................................... 33
3.2. Dữ liệu và mẫu nghiên cứu.................................................................................................. 33
3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu ............................................................................................ 34
3.3.1. Phân tích thống kê mô tả ............................................................................................... 34
3.3.2. Các kiểm định có liên quan ........................................................................................... 34
3.4. Mô hình nghiên cứu và kỳ vọng dấu .................................................................................... 36
3.4.1. Dạng tổng quát của mô hình hồi quy Binary Logistic .................................................. 36
3.4.2. Mô hình nghiên cứu hồi quy .......................................................................................... 37
3.4.3. Mô tả các biến ................................................................................................................ 38
CHƯƠNG 4.PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 48
4.1. Kết quả phân tích thống kê mô tả ........................................................................................ 48
4.1.1. Tình hình tiếp cận tài chính của doanh nghiệp ............................................................. 48
4.1.2. Mô tả vốn xã hội trong tiếp cận tín dụng ...................................................................... 49
4.1.3. Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ ........................................................................ 51
4.1.4. Đặc điểm của khoản vay ................................................................................................ 53
4.2. Các kiểm định tổng quát mô hình nghiên cứu ..................................................................... 53
4.2.1. Kiểm định mối quan hệ giữa các biến ........................................................................... 53
4.2.2. Kiểm định tổng quát mô hình nghiên cứu .................................................................... 54
4.2.3. Kiểm định mức độ dự báo của mô hình ........................................................................ 55
4.3. Kết quả phân tích hồi quy .................................................................................................... 56
4.4. Giải thích các biến trong mô hình nghiên cứu ..................................................................... 57
4.4.1. Các biến có ý nghĩa thống kê ......................................................................................... 58
4.4.2. Các biến không có ý nghĩa thống kê .............................................................................. 62

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH .................................................................. 63
5.1. Kết luận ................................................................................................................................ 63
5.2. Hàm ý chính sách ................................................................................................................. 64
5.3. Những kết quả đạt được của đề tài ...................................................................................... 65

Luận văn tốt nghiệp

Học viên thực hiện: Chung Thị Diễm


ix

5.4. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................................... 67
5.4.1. Hạn chế của nghiên cứu................................................................................................. 67
5.4.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo .......................................................................................... 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................................x
PHỤ LỤC ....................................................................................................................................... xvii
Phụ lục 1: Thống kê mô tả các biến trong nghiên cứu: ............................................................. xvii
Phụ lục 2: So sánh đặc điểm của các biến có khoản vay và không có khoản vay ..................... xvii
Phụ lục 3: Kiểm định Pearson Chi square về mối quan hệ giữa biến định tính và biến phụ
thuộc. ........................................................................................................................................... xix
Phụ lục 4: Kiểm tra đa cộng tuyến ............................................................................................ xxii
Phụ lục 5: Kiểm định tự tương quang ...................................................................................... xxiii
Phụ lục 6: Mô hình Logit ......................................................................................................... xxiv
Phụ lục 7: Mô hình Logit với tác động biên .............................................................................. xxv
Phụ lục 8: dự báo mô hình Logit .............................................................................................. xxvi

Luận văn tốt nghiệp

Học viên thực hiện: Chung Thị Diễm



x

DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Trang
Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu đề nghị ..................................................... ….30

Luận văn tốt nghiệp

Học viên thực hiện: Chung Thị Diễm


xi

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. ........................................ 14
Bảng 2.2. Tổng hợp các nghiên cứu trước .................................................................. 26
Bảng 3.1 Tóm tắt và mô tả các biến từ trong mô hình ................................................. 44
Bảng 4.1. Tỷ trọng các doanh nghiệp có khoản vay qua các năm khảo sát từ nguồn
SMEs trong mẫu quan sát ........................................................................................... 48
Bảng 4.2. Bảng thống kê mô tả giữa các biến vốn xã hội và khoản vay chính thức ..... 50
Bảng 4.3. Đặc điểm chủ doanh nghiệp và doanh nghiệp ............................................. 52
Bảng 4.4. Đặc điểm khoản vay. .................................................................................. 53
Bảng 4.5. Kiểm định Pearson Chi-square giữa các biến độc lập và kiểm soát với biến
phụ thuộc là khoản vay ............................................................................................... 54
Bảng 4.6: Mức độ dự chính xác của dự báo ................................................................ 56
Bảng 4.7. Kết quả ước lượng mô hình logit và tác động biên ...................................... 56


Luận văn tốt nghiệp

Học viên thực hiện: Chung Thị Diễm


xii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DNNVV: Doanh nghiệp nhỏ và vừa
PCI: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
VCCI: Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam
USAID: Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội
NHTM: Ngân hàng Thương Mại
NHNN: Ngân hàng Nhà Nước
UNU –WIDER: Viện nghiên cứu kinh tế phát triển của Đại học Liên hợp quốc
SMEs: Dữ liệu doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam

Luận văn tốt nghiệp

Học viên thực hiện: Chung Thị Diễm


1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu
Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thể các doanh
nghiệp tại Việt Nam. Theo sách trắng Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam năm 2014 do

Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố thì Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam chiếm 97,6%
trên tổng thể. Điều tra chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2015 của Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và cơ quan phát triển Quốc tế Hoa kỳ
(USAID) cũng thấy rằng trong 8335 doanh nghiệp dân doanh trong nước thì cũng chiếm
97,3% là DNVVN. Không những thế các DNVVN đang đóng góp quan trọng trong sự
phát triển kinh tế của Việt Nam. Tính đến cuối năm 2014, khối doanh nghiệp này đóng
góp khoảng 45% vào GDP, 31% vào tổng số thu ngân sách, chiếm 31% vốn đầu tư của
cộng đồng doanh nghiệp nói chung, đóng góp gần 50% vào tốc độ tăng trưởng kinh tế
quốc gia hằng năm và quan trọng là đang tạo ra 51% tổng việc làm của Việt Nam, tuy
tốc độ tăng trưởng và mở rộng của DNVVN đăng tăng rất nhanh nhưng nhiều DNNVV
ở Việt Nam gặp khó khăn trong việc huy động vốn tín dụng từ Ngân hàng. Theo khảo
sát doanh nghiệp của Ngân hàng Thế giới cho Việt Nam (Ngân hàng Thế giới, 2015),
tiếp cận tài chính là một trong những trở ngại hàng đầu kinh doanh của doanh nghiệp.
Tiếp cận tài chính được coi là một trong những động lực chính thúc đẩy tăng trưởng
của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ
thường báo cáo việc thiếu khả năng tiếp cận tài chính. Điều này ngăn cản các công ty
phát triển hết tiềm năng của mình và làm chậm phát triển kinh tế.
Để tiếp cận được các nguồn tín dụng chính thức, ngoài các loại tài sản dùng thế
chấp như đất đai, nhà cửa, máy móc của doanh nghiệp nhiều nghiên cứu trên thế giới đã
chỉ ra rằng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh trong đó có vốn con người,
vốn tài chính và vốn xã hội cũng là nhân tố quan trọng. Vốn xã hội được nói đến như
mạng lưới quan hệ xã hội, sự tin tưởng và có qua có lại lẫn nhau trong cộng đồng. Cũng

Luận văn tốt nghiệp

Học viên thực hiện: Chung Thị Diễm


2


theo nghiên cứu của Wouter và ctg 2013) đã thống nhất rằng vốn xã hội trong các mạng
cá nhân của chủ doanh nghiệp là rất quan trọng đối với hiệu suất của các doanh nghiệp
nhỏ. Ví dụ, các kết nối mạng cho phép các doanh nghiệp xác định các cơ hội kinh doanh
mới, tiếp nhận được các nguồn lực thấp hơn giá thị trường và bảo đảm tính hợp pháp từ
các bên liên quan bên ngoài, nghiên cứu của Guiso và ctg (2001) về vốn xã hội trong
phát triển tài chính, ở các đất nước có mức vốn xã hội cao, các hộ sử dụng tiền mặt ít
hơn sử dụng thẻ, họ có quyền tiếp cận tín dụng chính thức cao hơn và ít sử dụng tín dụng
phi chính thức hơn. Cũng theo Meyer & Nguyen (2005) thì Việt Nam là một nền kinh tế
mạng, nơi có vốn xã hội đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh.
Trong bài nghiên cứu này tác giả đi sâu hơn về tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp
bao gồm tiếp cận khoản vay của doanh nghiệp thông qua sự tác động của vốn xã hội thể
hiện trong mạng lưới cá nhân của chủ doanh nghiệp.
Trong bối cảnh này, mạng lưới đã được sử dụng rộng rãi bởi cả các chủ ngân hàng
và các nhà quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc tiến hành kinh doanh (Nguyen
et al., 2006; O’Connor, 2000). Điều này cho phép tác giả phân biệt giữa các loại mạng
khác nhau có thể tạo điều kiện cho các công ty tiếp cận đến các nguồn vốn tín dụng chính
thức của Ngân hàng.
Nhận thấy tầm quan trọng của nguồn tín dụng trong phát triển ổn định và bền vững
của doanh nghiệp cũng như là mối quan hệ của vốn xã hội trong tiếp cận tín dụng của
doanh nghiệp vừa và nhỏ, bản thân muốn tìm hiểu cơ sở lý luận về mối quan hệ cụ thể
của vốn xã hội và khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của doanh nghiệp so sánh với
thực tiễn đề xuất các giải pháp cụ thể để góp phần nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng
chính thức của doanh nghiệp.
Luận văn này cũng cung cấp sự hiểu biết sâu sắc về các phương hướng hỗ trợ cho
các DNVVN ở Việt nam, có thể giúp các doanh nghiệp tiếp cận tốt hơn với vốn tài chính
trong tương lai và hàm ý chính sách thông qua những mối quan hệ xã hội.

Luận văn tốt nghiệp

Học viên thực hiện: Chung Thị Diễm



3

Vì những lý do trên tác giả chọn nghiên cứu đề tài: “Vốn xã hội và tiếp cận tín
dụng Ngân hàng của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài cần giải quyết các mục tiêu nghiên cứu sau:
Xác định các yếu tố về mạng lưới xã hội tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng
chính thức đối với các DNVVN ở Việt Nam.
Đề xuất các giải pháp giúp DNVVN ở Việt Nam cải thiện tốt hơn về nguồn tín
dụng chính thức.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu, đề tài cần giải đáp được câu hỏi nghiên cứu
sau:
Yếu tố vốn xã hội nào tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của
DNVVN ở Việt Nam?
Những giải pháp gì để DNVVN ở Việt Nam tiếp cận được nguồn vốn tín dụng
chính thức tốt hơn?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu yếu tố tác động đến tiếp cận tín dụng của Doanh nghiệp.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Số liệu của tác giả là từ kết quả của khảo sát doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
năm 2011, 2013 và 2015. Cuộc điều tra được tiến hành bao gồm hoạt động phỏng vấn
trực tiếp trên 2600 doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực chế biến,

Luận văn tốt nghiệp

Học viên thực hiện: Chung Thị Diễm



4

chế tạo tại các tỉnh và thành phố như Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà
tây, Phú Thọ, Nghệ An, Quảng Nam, Khánh Hòa, Lâm Đồng và Long An.
1.5. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu được tiến hành qua các bước như sau:
-

Nghiên cứu định tính nhầm xác định điều chỉnh và xử lý các biến quan sát

dùng để đo lường các khái niệm, đo lường khả năng tiếp cận tín dụng chính thức đối với
DNVVN ở 1 vài tỉnh Việt Nam.
-

Nghiên cứu định lượng với mục đích là kiểm định mô hình lý thuyết đã đặt

ra và đánh giá mức độ của các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính
của DNVVN ở Việt Nam. Dữ liệu thứ cấp từ cuộc phỏng vấn DNVVN ở Việt Nam
(SMEs) của UNU-WIDER đóng vai trò chính trong hợp tác với Viện Khoa học Lao động
và Xã hội (ILSSA) thuộc Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (MOLISA) và Khoa
kinh tế (DoE) Trường đại học Copenhagen cùng với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế
Trung ương.
-

Đề tài sử dụng phần mềm Stata14 để phân tích dữ liệu thứ cấp SMEs nhầm

xác định các yếu tố vốn xã hội ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức đội
với các DNVVN ở Việt Nam.

1.6. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài thực hiện nhằm mục tiêu là tìm ra các yếu tố tác động đến khả năng
tiếp cận tín dụng chính thức của DNVVN ở Việt Nam, trên cơ sở đó tác giả sẽ đưa ra
các giải pháp nhằm phát triển nguồn tín dụng chính thức dành cho DNVVN, góp phần
vào sự phát triển kinh tế, xã hội ở Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu cũng nhằm cung cấp thông tin cần thiết giúp các tổ chức
tín dụng ở Việt Nam đánh giá khách quan hơn về khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính
thức của DNVVN, cải thiện môi trường tín dụng trong hoạt động hỗ trợ vốn của Ngân
hàng dành cho DNVVN.

Luận văn tốt nghiệp

Học viên thực hiện: Chung Thị Diễm


5

1.7. Kết cấu của đề tài
Chương 1: Phần mở đầu
Giới thiệu chung về đề tài bao gồm lý do nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu
nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước
Trong chương này sẽ trình bày cơ sở lý thuyết về vốn xã hội, thị trường tín dụng
Ngân hàng, lược khảo các lý thuyết về mối quan hệ giữa vốn xã hội và khả năng tiếp cận
tín dụng và các lý thuyết liên quan đến các biến được sử dụng để đưa vào mô hình nghiên
cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Đề cập đến phương pháp nghiên cứu bao gồm sơ đồ quy trình nghiên cứu, cách
thức chọn mẫu, cỡ mẫu, phân tích thống kê mô tả. Bên cạnh đó còn đi sâu hơn thiết kế
mô hình sẽ được ứng dụng, mô tả và diễn giải các biến độc lập trong nghiên cứu, kiểm

định các biến quan sát, kiểm định độ phù hợp của mô hình, kiểm định ý nghĩa thống kê
của các hệ số, giúp cho việc đánh giá mức độ dự đoán của mô hình được chính xác hơn
trong quá trình phân tích.
Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu
Trình bày thống kê mô tả và kết quả phân tích ảnh hưởng của vốn xã hội đến tiếp
cận tín dụng của Ngân hàng bằng mô hình kinh tế lượng cụ thể như phân tích thống kê
mô tả, phân tích hồi qui và các kiểm định liên quan đến mô hình nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Trong phần này rút ra kết luận từ kết quả nghiên cứu, hàm ý chính sách về cải thiện
khả năng tiếp cận tín dụng Ngân hàng của doanh nghiệp và hạn chế của bài nghiên cứu
và hướng nghiên cứu mở rộng tiếp theo.

Luận văn tốt nghiệp

Học viên thực hiện: Chung Thị Diễm


6

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Nội dung phần này nói về cách nhìn nhận về vốn xã hội, tìm hiểu về tình hình tiếp
cận tín dụng cũng như thực trạng DNVVN ở Việt Nam hiện nay, mối quan hệ giữa vốn
xã hội và tiếp cận tín dụng của DNVVN thông qua các nghiên cứu trước.
2.1. Lý thuyết về vốn xã hội
2.1.1. Định nghĩa về vốn xã hội
Một số nhà nghiên cứu tiếp cận vốn xã hội ở phương diện nguyên nhân trong khi
những nhà nghiên cứu khác lại đề cập đến kết quả của vốn xã hội. Để tận dụng được
nguồn lực mạng lưới, tức là vốn xã hội thì mạng lưới phải bền vững. Do đó, chất lượng
của mạng lưới, cụ thể là lòng tin, các quy tắc hành xử và quan hệ có qua có lại cũng có
vai trò không kém phần quan trọng trong việc cấu thành vốn xã hội.

Vốn xã hội trong hệ tư tưởng Bourdieu (1986), là toàn bộ nguồn lực (thực tế hoặc
tiềm ẩn) xuất phát từ mạng lưới quen biết trực tiếp hoặc gián tiếp (chẳng hạn thành viên
của cùng một tôn giáo, hoặc cùng sinh quán, hay đồng môn). Trong đa số trường hợp,
mạng lưới này đã có từ lâu và đã được thể chế hóa phần nào. Nhờ đó những cá nhân, gia
đình hay tập thể nào có nhiều móc nối thì càng lắm ưu thế. Nói cách khác, mạng lưới
này có giá trị sử dụng: nó là một loại “vốn”.
Coleman (1988) đã đồng nhất vốn xã hội với lòng tin và quy tắc hành xử. Ông cho
rằng đó là điều kiện tiên quyết để mỗi cá nhân có được vốn xã hội. Cũng theo Coleman
thì “vốn xã hội” có ba đặc tính:
Thứ nhất, nó tùy thuộc vào mức độ tin cậy nhau của người trong xã hội, Thứ hai,
nó có giá trị gói ghém các liên hệ xã hội và các liên hệ này mang đặc tính của kênh truyền
thông. Thứ ba, vốn xã hội càng lớn khi xã hội càng có nhiều quy tắc , nhất là những quy
tắc có kèm trừng phạt.
Năm 1995, nhà chính trị học người Mỹ Putman dùng cụm từ “vốn xã hội” với
nghĩa giống như Coleman mạng lưới xã hội và những liên hệ qua lại trong xã hội, những
quy tắc cho phép các cá nhân giải quyết những vấn dề chung của cộng đồng, Ông cho

Luận văn tốt nghiệp

Học viên thực hiện: Chung Thị Diễm


7

rằng Ti vi, Internet và các công nghệ tân thời đã làm cuộc sống tốn rất nhiều thời giờ và
con người sẽ không còn đầu tư vào vốn xã hội.
Putnam (2000) đề cập đến việc liên kết các nhóm tiêu chuẩn như liên kết, gia đình,
nhóm dân tộc cũng như tâm linh, ngoài ra, vốn xã hội liên kết có thể bị loại trừ và không
có hiệu quả. Nó gắn liền với đặc điểm cấu trúc và nội dung của vốn xã hội. Mặt khác,
cầu nối vốn xã hội đề cập đến các liên kết với các cộng sự, liên hệ với đồng nghiệp ở xa.

Năm 2001, Fukuyama cho rằng vốn con người và vốn xã hội có ảnh hưởng lẫn
nhau. Vốn con người có thể làm tăng vốn xã hội (người có học sẽ ý thức hơn tầm quan
trọng của việc quan tâm đến con cái và ngược lại, khi con cái được quan tâm thì chúng
sẽ cố gắng học hành, trau dồi vốn con người). Ông cũng đưa thêm nhận định: Không
phải loại vốn nào cũng là hoàn toàn có ý nghĩa tích cực, vốn xã hội cũng có thể có ý
nghĩa tiêu cực. Cũng theo Francis Fukuyama vốn xã hội là một chuẩn mực phi chính
thức được biểu hiện trong thực tế có tác dụng thúc đẩy sự hợp tác giữa hai hay nhiều cá
nhân.
Theo Trần Hữu Dũng (2003) vốn xã hội là một khái niệm đa khía cạnh (kinh tế, xã
hội, chính trị, giáo dục), song nó được hiểu là sự tin cẩn giữa những người cùng một
cộng đồng, sự tuân theo thói quen, phong tục của cộng đồng ấy và có mối quan hệ trong
một mạng lưới xã hội. Chính vì vậy, một định nghĩa thống nhất về vốn xã hội là vấn đề
còn nhiều tranh luận.
Theo Lê Minh Tiến (2007) thì vốn xã hội có thể được hiểu ở 3 cấp độ trong nghiên
cứu đó là cấp độ vi mô (tập trung vào khía cạnh hành động tập thể, trên quan điểm lý
thuyết trò chơi, các cá nhân luôn có xu hướng kết hợp với nhau thành hiệp hội), cấp độ
trung mô (lý thuyết vận động các nguồn lực, và ở cấp độ này vốn xã hội được hiểu như
một mối quan hệ phụ thuộc giữ các cá nhân và các nhóm trong một cộng đồng), cấp độ
vĩ mô (lý thuyết về thiết chế, cho rằng vốn xã hội là một sản phẩm của cấu trúc xã hội,
bao gồm các giá trị và chuẩn mực của nền văn hóa xã hội).

Luận văn tốt nghiệp

Học viên thực hiện: Chung Thị Diễm


8

Mặc dù có nhiều cách định nghĩa khác nhau nhưng đều xoay quanh bốn yếu tố có
liên hệ mật thiết với nhau: hệ thống các mạng lưới xã hội, niềm tin của con người trong

xã hội, sự hợp tác và sự gắn bó với mọi người. Trên cơ sở của các nhà nghiên cứu trước,
các yếu tố tạo thành vốn xã hội được xác định trong bài viết này là mạng lưới xã hội.
2.1.2. Bản chất của vốn xã hội


Mặt tích cực

Theo Fukuyama (2002) nhấn mạnh điểm tích cực của vốn xã hội. Vốn xã hội có
thể đóng góp vào sự phát triển kinh tế và xóa bỏ đói nghèo, cũng theo ông vốn xã hội
giữ vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của nhiều doanh nghiệp và vượt qua giai
đoạn suy thoái kinh tế và thất nghiệp ở Mỹ La Tinh.
Grootaert (1999) trong bài nghiên cứu “Vốn xã hội với sự thịnh vượng và đói nghèo
của hộ gia đình ở Indonesia” tác giả chỉ ra rằng vốn xã hội sẽ làm giảm khả năng rơi vào
tình trạng đói nghèo của hộ gia đình, bên cạnh đó giúp hộ gia đình tiếp cận được dịch vụ
tín dụng để tạo ra thu nhập.
Với Coleman (1988) đã phân tích mối quan hệ giữa vốn kinh tế, vốn xã hội và vốn
con người, ông cho rằng vốn xã hội trong gia đình và cộng đồng có vai trò rất quan trọng
trong việc hình thành vốn con người cho thế hệ kế tiếp như kết quả học tập của con cái.
Putnam (2000) cho rằng vốn xã hội đưa đến sự hỗ trợ lẫn nhau, sự hợp tác và lòng
tin giúp nâng cao học vấn mang lại an toàn, hạnh phúc cho cộng đồng.


Mặt tiêu cực

Bên cạnh nhiều mặt tích cực thì vốn xã hội cũng có những điểm tiêu cực.
Theo như Portes (1998) vốn xã hội có những mặt tiêu cực như loại trừ những người
ngoài, khó khăn cho việc mở rộng nhóm, ngăn cản sự tham gia của những người bên
ngoài, hạn chế sáng kiến của các thành viên, hạn chế tự do cá nhân và hạ thấp chuẩn mực
của sự cách biệt trong nhóm.


Luận văn tốt nghiệp

Học viên thực hiện: Chung Thị Diễm


9

Cũng theo Fukuyama (2002) vốn xã hội cũng có những điểm tiêu cực như
sự thiếu tin tưởng đối với người xa lạ gây khó khăn cho các doanh nghiệp phát triển
lớn mạnh.
2.1.3. Đo lường vốn xã hội
Theo tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OCDE) dựa theo định nghĩa về vốn xã
hôi là vốn xã hội gắn với các mạng lưới cũng như các chuẩn mực, các giá trị và những
niềm tin chung mà mọi người chia sẻ, từ đó đưa ra các khía cạnh cần đo lường về vốn
xã hội như:
-

Sự tham gia xã hội.

-

Sự tương trợ xã hội.

-

Các mạng lưới xã hội.

-

Sự tham gia vào hoạt động cộng đồng.

Để đo lường vốn xã hội là một vấn đề còn gặp rất nhiều khó khăn do tồn tại rất

nhiều định nghĩa về vốn xã hội, vốn xã hội dựa theo các chỉ số đại diện vô hình, khó định
lượng.
Có nhiều cách để đo lường vốn xã hội. Vốn xã hội đặt tại các cá nhân, vốn xã hội
thể hiện thông qua các mối quan hệ (Coleman 1988), vốn xã hội bắt nguồn từ các mạng
xã hội và các mối quan hệ xã hội. Dữ liệu quan hệ dưới dạng dữ liệu mạng sẽ là ý tưởng
để đo lường vốn xã hội. Do đó việc đo lường vốn xã hội của tác giả dựa trên mạng lưới
cá nhân của người trả lời. Mạng cá nhân được định nghĩa là các mối quan hệ mà một cá
nhân có.
Trong nghiên cứu này, tác giả thực hiện theo các tài liệu trước đây bằng cách khái
niệm vốn xã hội như nguồn lực vốn thông qua mạng lưới các mối quan hệ cá nhân của
chủ doanh nghiệp.
2.2. Tiếp cận tín dụng chính thức
2.2.1. Phân biệt tổ chức tín dụng

Luận văn tốt nghiệp

Học viên thực hiện: Chung Thị Diễm


10

Bài viết phân biệt các tổ chức tín dụng chính thức là các Ngân hàng được quy định
tại Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12. Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng
có thể thực hiện được tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của luật này.
Trong bài viết này, các tổ chức tín dụng chính thức bao gồm: Ngân hàng thương
mại nhà nước, Ngân hàng tư nhân, Ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng chính sách xã hội,
Quỹ hỗ trợ phát triển, Chương trình mục tiêu.
2.2.2. Bản chất của tín dụng chính thức

Bản chất của tín dụng được thể hiện qua ba giai đoạn:
- Giai đoạn phân phối vốn tín dụng dưới hình thức cho vay
- Giai đoạn sử dụng vốn tín dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh
- Giai đoạn hoàn trả vốn tín dụng là giai đoạn kết thúc vòng tuần hoàn của vốn tín
dụng.
2.2.3. Vai trò của tín dụng
Tiếp cận tín dụng được coi là một trong những động lực chính thúc đẩy tăng trưởng
của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa
thường báo cáo việc thiếu khả năng tiếp cận tín dụng chính thức. Điều này làm ngăn cản
các công ty phát triển hết tiềm năng và làm chậm phát triển kinh tế. Hơn nữa, nếu các
doanh nghiệp không vay được từ các nguồn chính thức, họ phải sử dụng nguồn vốn của
chính họ hoặc các nguồn tín dụng không chính thức, làm giảm phát triển tài chính do
hạn mức tín dụng thấp, lãi suất cao hơn hoặc rủi ro vay mượn từ các nguồn không chính
thức.
Việt Nam đang trãi qua một quá trình chuyển đổi kinh tế hướng tới một nền kinh
tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa, những trở ngại cho sự phát triển của khu
vực tư nhân vẫn còn. Nhiều DNVVN báo cáo rằng hạn chế tài chính là một trong những
khó khăn lớn đối với các doanh nghiệp và do đó, cần tìm kiếm nguồn vốn bên ngoài như
vay chính thức, hỗ trợ tài chính của chính phủ hoặc tín dụng không chính thức từ các

Luận văn tốt nghiệp

Học viên thực hiện: Chung Thị Diễm


11

nguồn khác nhau. Do ngành ngân hàng Việt Nam được quản lý chặt chẽ, các quan chức
chính phủ các cấp vẫn có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động ngân hàng. Hơn nữa, kể từ
cuối những năm 1990, chính phủ Việt Nam đã cung cấp các chương trình hỗ trợ tài chính

được gọi là các khoản vay chính sách đã được chuyển qua Ngân hàng Chính sách xã hội
và Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Do đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tận dụng
mối quan hệ chặt chẽ của họ với các quan chức chính phủ để tạo điều kiện cho các đơn
xin vay thương mại và được tiếp cận với các chương trình hỗ trợ này. Các nguồn tín
dụng khác được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam là: các khoản vay từ gia đình và bạn bè,
các khoản vay từ người cho vay tư nhân, và tín dụng thương mại từ các nhà cung cấp và
khách hàng. Mỗi nguồn tín dụng phi chính thức này đều có ưu và nhược điểm riêng. Ví
dụ, các khoản vay từ gia đình và bạn bè là không tốn kém nhưng hạn chế, trong khi các
khoản vay từ người cho vay tư nhân là tốn kém với lãi suất cao. Hơn nữa, việc tìm kiếm
khách hàng là thách thức quan trọng nhất đối với DNVVN Việt Nam và việc tiếp cận
được nguồn tín dụng thương mại phụ thuộc rất nhiều vào mức độ tin cậy của Ngân hàng
dành cho doanh nghiệp, chỉ những doanh nghiệp đã có lịch sử tín dụng tốt và mối quan
hệ từ trước với các nhà cung cấp và khách hàng có thể sử dụng tín dụng thương mại.
So với các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhận được sự hỗ
trợ từ chính phủ và nhờ các mối quan hệ (Li & Zhang, 2007; Nguyen et al., 2005; Xin &
Pearce, 1996). Các doanh nghiệp có mối quan hệ với các quan chức nhà nước giúp các
doanh nghiệp đơn giản hóa các thủ tục rườm rà với các cơ quan nhà nước, tiếp cận được
các nguồn tín dụng chính thức khan hiếm và có khả năng tham gia vào các ngành công
nghiệp được quản lý chặt chẽ, bên cạnh đó cải thiện hiệu quả kinh doanh của họ (Chung,
2006; Peng, 2001; Peng & Luo, 2000). Điều này được chứng minh ở nhiều nền kinh tế
mới nổi như Trung Quốc, Đài Loan và các nước Đông Âu.
2.3. Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam

Luận văn tốt nghiệp

Học viên thực hiện: Chung Thị Diễm


×