Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

Cảm hứng và giọng điệu trong thơ nguyễn minh khiêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (817.38 KB, 91 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
––––––––––––––––––––––––

NGUYỄN VĂN HIỆP

CẢM HỨNG VÀ GIỌNG ĐIỆU
TRONG THƠ NGUYỄN MINH KHIÊM

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ,
VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
––––––––––––––––––––––––

NGUYỄN VĂN HIỆP

CẢM HỨNG VÀ GIỌNG ĐIỆU
TRONG THƠ NGUYỄN MINH KHIÊM
Ngành: Văn học Việt Nam
Mã ngành: 8.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ,
VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN KIẾN THỌ


THÁI NGUYÊN - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn đều
trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Hiệp

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn
là TS Nguyễn Kiến Thọ - người đã tận tình hướng dẫn, động viên, tạo điều kiện
tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, cán bộ khoa Ngữ văn, khoa
Sau đại học Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, nhà thơ Nguyễn Minh
Khiêm đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn
thành luận văn.
Tôi vô cùng cảm ơn sự quan tâm và ủng hộ của gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp. Đó chính là nguồn động viên tinh thần rất lớn để tôi theo đuổi và hoàn
thành luận văn.
Thái Nguyên, ngày ….. tháng 6 năm 2020
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Hiệp


ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan ........................................................................................................ i
Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii
Mục lục ............................................................................................................... iii
MỞ ĐẦU............................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề.................................................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 5
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 6
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 6
6. Đóng góp của luận văn .................................................................................... 7
7. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 8
Chương 1: THƠ NGUYỄN MINH KHIÊM TRONG NỀN THƠ VIỆT
NAM HIỆN ĐẠI ................................................................................................ 9
1.1. Một số vấn đề thơ Việt Nam đương đại từ sau 1986.................................... 9
1.2. Nhà thơ Nguyễn Minh Khiêm .................................................................... 12
1.2.1. Vài nét về tiểu sử và con người ............................................................... 12
1.2.2. Hình trình sáng tác và quan niệm nghệ thuật .......................................... 14
Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 22
Chương 2: CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT TRONG THƠ NGUYỄN
MINH KHIÊM................................................................................................. 23
2.1. Khái niệm về cảm hứng và cảm hứng trong thơ ........................................ 23
2.1.1. Khái niệm cảm hứng................................................................................ 23
2.1.2. Cảm hứng trong thơ................................................................................. 24
2.2. Một số cảm hứng nghệ thuật trong thơ Nguyễn Minh Khiêm ...................
26

2.2.1. Cảm hứng ngợi ca khi viết về làng và dòng sông quê hương .................
26
2.2.2. Cảm hứng thiêng liêng khi viết về người Mẹ.......................................... 35
3


2.2.3. Cảm hứng ám ảnh, suy tư khi viết về chiến tranh ................................... 41
Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 52
Chương 3: GIỌNG ĐIỆU NGHỆ THUẬT TRONG THƠ NGUYỄN
MINH KHIÊM................................................................................................. 53
3.1. Khái niệm về giọng điệu và giọng điệu nghệ thuật trong thơ .................... 53
3.1.1. Khái niệm giọng điệu .............................................................................. 53
3.1.2. Giọng điệu nghệ thuật trong thơ.............................................................. 54
3.2. Một số giọng điệu nghệ thuật trong thơ Nguyễn Minh Khiêm .................. 55
3.2.1. Giọng điệu ngợi ca, tự hào ...................................................................... 55
3.2.2. Giọng điệu đồng cảm, sẻ chia.................................................................. 62
3.2.3. Giọng điệu "giải mã", tự vấn cá nhân...................................................... 72
Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 78
KẾT LUẬN....................................................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 82

4


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Công cuộc đổi mới của Đảng được khởi xướng năm 1986 ở nước ta là
sự kiện chính trị và xã hội quan trọng, kích hoạt sự đổi mới văn học, trong đó,
có sự khởi sắc và lên ngôi của tất cả các thể loại văn học, mà thơ được xem là
thể loại xung kích, tiên phong, tạo bước ngoặt chuyển mình của đời sống xã hội

và đời sống văn học. Để tạo nên diện mạo của nền thơ ca Việt Nam đương đại,
cần có cả một quá trình với sự đóng góp của nhiều thế hệ, nhiều tác giả. Họ đã
làm nên dòng chảy đầy sức sống sáng tạo và đa dạng của nền thơ đương đại.
Có một Nguyễn Quang Thiều đã tạo nên từ - trường - thơ mới; một Mai Văn
Phấn đang hành trình tới bến bờ cách tân; một Nguyễn Việt Chiến đang cố tìm
tòi và làm mới thơ trên cái nền của bản sắc thơ Việt; một Nguyễn Bình Phương
trong cõi thơ lạ với dạng thức mới kỳ ảo của ngôn ngữ thơ; một Đỗ Minh Tuấn
lập trình thơ bằng những suy tưởng mới; một Inrasara cất cánh từ văn hoá
Chăm sang chân trời mới; một Thảo Phương luôn khát vọng đổi mới thơ ....
Nguyễn Minh Khiêm, thuộc lớp nhà thơ không còn trẻ nhưng cũng đầy nhiệt
huyết cách tân và đã có những thành tựu.
1.2. Nhà thơ Nguyễn Minh Khiêm có một khối lượng sáng tác hết sức
phong phú và đa dạng. Những ngày đầu cầm bút, ông viết nhiều thể loại văn
học khi thì viết kí, khi thì làm thơ, khi thì sáng tác truyện ngắn và cả tiểu thuyết
nên thành công không nhiều. Phải đến khi ông chuyển hẳn sang sáng tác thơ thì
đã gặt hái khá nhiều thành công, cùng với thơ ông cũng khá thành công về
trường ca. Ông trở thành hội viên thơ của Hội nhà văn Việt Nam cũng từ những
thành công ấy.
1.3. Thơ Nguyễn Minh Khiêm luôn quan tâm đến hiện thực đời sống và
con người. Nhiều tác phẩm của nhà thơ phản ánh hiện thực của đất nước và con
người, bàn về nhiều vấn đề đa dạng của hiện thực hướng tới đời thường, với số

1


phận cá nhân. Đây là những đổi mới trong quan niệm về hiện thực và cách nhìn
nhận về con người trong tư duy nghệ thuật của nhà thơ. Chính sự chuyển biến
sâu sắc như vậy đã giúp Nguyễn Minh Khiêm có được sức sáng tạo bền bỉ và
có những đóng góp cho nền thơ ca Việt Nam đương đại. Vì lẽ đó, chúng tôi
mạnh dạn nghiên cứu “Cảm hứng và giọng điệu trong thơ Nguyễn Minh

Khiêm” làm đề tài luận văn của mình.
2. Lịch sử vấn đề
Ngòi bút tài ba và khối lượng tác phẩm mà nhà thơ Nguyễn Minh Khiêm
đã cho ra mắt bạn đọc đã khẳng định thế đứng vững chãi của mình trên nền thi
ca Việt Nam. Một nhà thơ luôn song hành cùng công cuộc cách mạng của đất
nước, ông có tầm tư tưởng, có bản lĩnh của người chiến sĩ và có tài hoa trong
nghệ thuật thi ca. Thơ của Nguyễn Minh Khiêm đã thu hút sự quan tâm nghiên
cứu, đánh giá, nhận diện của khá đông đảo bạn đọc cũng như đồng nghiệp và
các nhà nghiên cứu - phê bình.
Đánh giá chung về nhà thơ Nguyễn Minh Khiêm, PGS.TS Hỏa Diệu Thúy
nhận xét “Trong làng thơ xứ Thanh, Nguyễn Minh Khiêm hiện đang là cái tên
nổi bật. Không phải hiện tượng đột xuất, cây "thơ" Nguyễn Minh Khiêm ngày
càng tỏa bóng bởi bộ rễ bám rất chắc và cần cù chắt chiu mỡ màu từ mảnh đất
xứ Thanh quê hương. Với hơn hai mươi năm cầm bút, Nguyễn Minh Khiêm đã
cho ra mắt 8 tập thơ dày dặn, 3 tập truyện, một tiểu thuyết và một tập ký (in
chung), ấy là chưa kể còn hàng trăm bài thơ chưa in (!). Nguyễn Minh Khiêm
nhiều lần được vinh danh ở các giải văn chương: giải nhất cho tập thơ Giải Mã
của UBTQ Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam năm 2012; nhiều
lần đoạt giải nhất, nhì trong các cuộc thi thơ do các báo và tạp chí tổ chức, 5
lần đoạt giải trong các cuộc thi truyện kí... Nguyễn Minh Khiêm đã và đang
bộc lộ nội lực của một cây bút lớn”.
Bàn về nội dung, chủ đề thơ, Nguyễn Văn Bảy trong bài “Cây thơ”
Nguyễn Minh Khiêm có viết: “Thơ Nguyễn Minh Khiêm (bài lẻ hay bài dài),

2


đều xây dựng trên bốn chủ đề: 1.Tu thân đức tin (lập ngôn) làm người tử tế. 2.
Tình yêu làng quê non nước cụ thể của người thơ. 3. Thơ viết về Mẹ (mẹ của
riêng anh). 4. Và sau cùng, thơ về chiến tranh, với một cách nhìn của người

lính, một cách nhìn nhân bản” [6].
Nhân kỉ niệm 60 năm ra số đầu tiên, Tạp chí Văn nghệ Quân đội đã trao
giải Cuộc thi thơ 2015-2016. Có trên 700 tác phẩm của hơn 200 tác giả. “Các
tác phẩm đã tập trung vào mảng đề tài thế sự, quân đội, lịch sử, chiến tranh,
những giá trị truyền thống và những đổi thay đi lên của đất nước trong thời kì
mới. Những tác phẩm thơ góp mặt trong cuộc thi, bên cạnh việc ngợi ca vinh
quang của đất nước, cũng nhắc nhớ về những hi sinh mất mát của dân tộc, của
gia đình, cá nhân (những người mẹ, người vợ, người con…) trong hai cuộc
chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. (…). Góp mặt tại cuộc thi, Nhà thơ Nguyễn Minh
Khiêm vinh dự khi được “BTC đã quyết định trao một giải Nhất cho tác giả
Nguyễn Minh Khiêm với chùm bài: Đối thoại ở rừng; Xin về nhận lại; Nhận
hoa” [55]. Như vậy, Có thể nhận thấy sức sống mạnh mẽ của dòng cảm hứng
này trong thơ trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội nói riêng và thơ Việt đương đại
nói chung.
Đánh giá về tác phẩm “Nhận hoa” mới đạt giải của nhà thơ, Viên Lan
Anh viết “Toàn bộ bài thơ là nỗi xót thương vô hạn những liệt sĩ đã ngã xuống
vì hòa bình, độc lập dân tộc và những người đã mất đi một phần nhân dạng,
tính dạng mình qua cuộc chiến tranh. (…). Nhà thơ Nguyễn Minh Khiêm đã
viết như trong cơn mộng du đau đớn của chính mình về “nỗi buồn chiến tranh”
khiến người còn sống luôn đau đáu vọng nhớ người đã khuất. Hơn thế, tác giả
còn khẳng định đó là món nợ ba sinh mà người còn sống phải trả bằng cách
này hay cách kia, sao cho xứng đáng với máu thịt những thanh tân đã ngã giữa
chiến trường cho hồi sinh Tổ Quốc” [1].
Gần hai mươi tập thơ đã xuất bản là nỗ lực sáng tạo không ngừng nghỉ
của Nguyễn Minh Khiêm. Mỗi tập thơ được xuất bản, luôn được độc giả đón

3


nhận. Tác giả Đỗ Xuân Thu trong bài Cụng ly say cùng Nguyễn Minh Khiêm,

nhận xét về tập thơ “Đây là tập thơ lục bát nhuần nhuyễn, dày dặn (121 bài,
166 trang) (..). Ngỡ là cũ (kể cả về thời gian ra sách và thể loại thơ lục bát - ấy
vậy mà mỗi lần đọc lại cho tôi thêm một lần khám phá nội dung, nghệ thuật,
bút pháp, ngôn ngữ, hình ảnh mới. Trên cái nền truyền thống của quốc hồn thơ
dân tộc, “Cụng ly” mới mẻ, hiện đại cả về cách nghĩ, cách cảm, cấu tứ, riêng,
chung, tâm trạng, nỗi niềm, thời cuộc... Tất cả cứ hiện lên lung linh. Nguyễn
Minh Khiêm đã cháy hết mình, cháy tận cùng bằng thể thơ tinh hoa của dân tộc
để rồi từ đó, ông làm cho người đọc bị hết cái lạ này đến cái lạ khác cuốn hút,
chinh phục. Tâm hồn ông thăng hoa. Thơ ông kết trái, tỏa hương, lọc lõi, tinh
túy" [53]. Còn tác giả Nguyễn Minh Thúy nhân đọc tập thơ “Giải mã” có nhận
định: “Tập Giải mã có hơn 60 bài thơ, được trình bày khá đơn giản. Thế nhưng,
trái với vẻ ngoài khiêm tốn đó, mỗi một trang thơ khi được lật giở ra lại như
chứa đựng cả một suối nguồn ngôn từ, chữ nghĩa. Suối nguồn ấy không ngừng
tuôn chảy dào dạt, mát trong, để Nguyễn Minh Khiêm chở con đò sáng tạo đi
giải mã cuộc đời, giải mã chính mình với những góc nhìn mới lạ và sâu sắc”
[54].
Nhận định về những sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Minh Khiêm, Giáo
sư, viện sĩ Hồ Sĩ Vịnh nhân đọc bài thơ “Chị” của nhà thơ. Ông đánh giá “Một
bài thơ phá thể: thơ tự do hay thơ - văn xuôi không quan trọng. Điều quan
trọng là nhà thơ đã tạc chân dung cao cả và thánh thiện người phụ nữ Việt Nam
bằng món quà vô giá của cảm hứng sáng tạo. Biệt tài của đoạn thơ là sự vận
dụng những cụm từ bắt nguồn từ trong thành ngữ dân gian dùng “bắt buộc” để
lập vần, nói lên tính hài hòa của câu thơ. Đó là sáng tạo chứ không bắt chước,
không lặp lại người [52].
Tác giả Nguyễn Hải trong bài "Dã ngoại" cùng Nguyễn Minh Khiêm đánh
giá. "Bên cạnh những bài được viết theo các thể thơ truyền thống như lục bát,
tứ tuyệt…thì nhiều bài trong “dã ngoại” được thể nghiệm bằng lối viết mới, thể
4



thơ tự do, phóng túng không bị gò bó về niêm luật hay câu chữ, chính lựa chọn
này đã cho nhà thơ nhiều đất diễn hơn, và bức tranh thơ “dã ngoại” nhiều màu
sắc hơn, những câu truyện bằng thơ nhiều sức gợi và ám ảnh bởi cách xây
dựng hình ảnh một cách chỉn chu và thông minh của nhà thơ. Chính điều này
đã nâng tầm của nhà thơ và của “dã ngoại” trong lòng người đọc bởi sự đa
dạng và nhiều màu sắc" [51].
Như vậy, các tác giả trên đã đánh giá khái quát về những sự nghiệp thơ ca
của Nguyễn Minh Khiêm tập trung ở hai phương diện giá trị nội dung và nghệ
thuật. Điều đó góp phần khẳng định Nguyễn Minh Khiêm là một nhà thơ có
sức sáng tạo lâu bền và có những đóng góp cho nền thơ ca Việt Nam hiện đại.
Qua khảo sát, chúng tôi chưa thấy có bài viết, công trình nghiên cứu nào đi sâu
khám phá, tìm hiểu một cách toàn diện, hệ thống về thơ Nguyễn Minh Khiêm.
Vì vậy, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Cảm hứng và giọng điệu trong
thơ Nguyễn Minh Khiêm” để có cái nhìn bao quát về quá trình sáng tác văn
chương của Nguyễn Minh Khiêm. Trên cơ sở đó, người viết mong góp một
phần tiếng nói của mình cùng với các bài viết, đánh giá, nghiên cứu đã có để
tiếp tục khẳng định đầy đủ, sâu sắc hơn về sự nghiệp thơ ca của Nguyễn Minh
Khiêm.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Lựa chọn đề tài này, chúng tôi xác định đối tượng nghiên cứu là những
nét đặc sắc trên phương diện Cảm hứng và giọng điệu nghệ thuật trong thơ
Nguyễn Minh Khiêm. Từ đó, luận văn chỉ ra thành công, hạn chế và đóng góp
của thơ Nguyễn Minh Khiêm với thơ ca Việt Nam hiện đại nói chung.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn này là những sáng tác của Nguyễn Minh
Khiêm đã được xuất bản:
5



Biển khát (Nxb Thanh Hoá. 1994), Dòng sông không ngủ (Nxb Thanh
niên. 1994), Đằng sau mặt trời (Nxb Thanh Hoá. 1996), Chim Yến làm tổ (Nxb
Văn hoá Dân tộc. 1998), Làng tôi không có tượng (Nxb Thanh Hoá. 2000),
Khoảng lặng trong cánh cổng (Nxb Văn học. 2004), Một góc phù sa (Nxb Hội
nhà văn. 2007), Vết thương đá (Nxb Văn học. 2009), Giải mã (Nxb Thanh Hoá.
2011), Cánh đồng nhiều hướng gió (Nxb Thanh Hoá. 2013), Cụng ly (Nxb Hội
nhà văn. 2014), Vườn thơ năm nhà (In chung- Nxb Hội nhà văn. 2017), Dã
ngoại (Nxb Thanh Hoá. 2018), Muối (Nxb Hội nhà văn. 2019). Ba mươi tháng
Tư (Nxb Lao động. 2017), Hát nơi cửa sóng (Nxb Quân đội. 2018).
Ngoài ra, chúng tôi còn khảo sát, nghiên cứu một số thơ và trường ca hiện
đại của các tác giả khác để có cái nhìn đối sánh.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài “Cảm hứng và giọng điệu trong thơ Nguyễn
Minh Khiêm”, luận văn nhằm chỉ rõ sự phong phú đa dạng và mạch vận động
của tư duy nghệ thuật trong thơ Nguyễn Minh Khiêm. Đồng thời, qua việc
nghiên cứu đề tài, chúng tôi muốn khẳng định vị trí cũng như những đóng góp
của thơ Nguyễn Minh Khiêm đối với thơ ca Việt Nam hiện đại nói chung.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu hai khía cạnh quan trọng là cảm hứng và
giọng điệu nghệ thuật, qua đó làm rõ những giá trị về nội dung cũng như những
giá trị về nghệ thuật của thơ Nguyễn Minh Khiêm, đồng thời chỉ ra được cá
tính sáng tạo, vị trí và những đóng góp, mặt thành công và mặt hạn chế của thơ
Nguyễn Minh Khiêm.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu chính sau:

6



- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Đây được xác định là phương pháp
chủ đạo của đề tài. Trên cơ sở phân tích những tập thơ đã được chọn làm đối
tượng nghiên cứu, chúng tôi sẽ tổng hợp để chỉ ra những đặc điểm nội dung và
nghệ thuật trrong thơ Nguyễn Minh Khiêm.
- Phương pháp hệ thống: Là một trong những yếu tố cấu thành chỉnh thể
tác phẩm. Sử dụng phương pháp này giúp cho việc tìm hiểu hiện thực và con
người trong thơ Nguyễn Minh Khiêm đạt đến cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn.
- Phương pháp thống kê, phân loại: Chúng tôi sử dụng phương pháp khảo
sát - thống kê những biểu tượng tiêu biểu trong một số tập thơ của Nguyễn
Minh Khiêm để từ đó tìm hiểu thấu đáo hơn về nội dung và nghệ thuật trong
sáng tác của nhà thơ.
- Phương pháp nghiên cứu tác giả, tác phẩm văn học.
- Phương pháp nghiên cứu thi pháp văn chương: Để khảo sát những vấn đề
có tính quy luật nói chung của nghệ thuật thơ ca, những vấn đề mang tính quan
niệm để từ đây chỉ ra những đặc trưng tiêu biểu của thơ Nguyễn Minh Khiêm.
- Phương pháp lịch sử xã hội: Đặt đối tượng nghiên cứu trong tiến trình
lịch sử để xem xét quá trình sáng tác qua các thời kỳ khác nhau của Nguyễn
Minh Khiêm, chỉ ra sự vận động, chuyển đổi tư tưởng cũng như quan niệm
và phương thức biểu hiện, từ đó tìm hiểu những đóng góp riêng về phản ánh
hiện thực và con người trong sáng tác của Nguyễn Minh Khiêm đối với văn
học dân tộc.
6. Đóng góp của luận văn
Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên khảo sát, phân tích, đánh giá toàn
bộ sự nghiệp sáng tác, đồng thời cũng đi vào những vấn đề quan trọng và nổi
bật trong thơ của nhà thơ Nguyễn Minh Khiêm (cụ thể: cảm hứng và giọng
điệu nghệ thuật). Từ đó, khẳng định thành tựu, đóng góp cũng như hạn chế của
thơ Nguyễn Minh Khiêm khi đặt trong tương quan với nền thơ Việt Nam hiện
đại nói chung.
7



7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và phần Tài liệu tham khảo, Nội dung của
luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Thơ Nguyễn Minh Khiêm trong nền thơ Việt Nam hiện đại.
Chương 2: Cảm hứng nghệ thuật trong thơ Nguyễn Minh Khiêm.
Chương 3: Giọng điệu nghệ thuật trong thơ Nguyễn Minh Khiêm.

8


Chương 1
THƠ NGUYỄN MINH KHIÊM TRONG
NỀN THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
1.1. Một số vấn đề thơ Việt Nam đương đại từ sau 1986
Từ sau Đại hội VI của Đảng (1986), nhu cầu đổi mới văn học đã dần trở
thành đòi hỏi chung của cả giới sáng tác, lí luận phê bình lẫn công chúng. Tư
duy nghệ thuật đổi mới, buộc phải đổi mới toàn diện các quan niệm về lý luận
và mỹ học cũng như về công chúng văn học. Đường lối mở cửa, hội nhập quốc
tế của Đảng đã tạo cơ hội mở rộng giao lưu văn hóa, văn học giữa nước ta với
các nước trên thế giới, đặc biệt với Phương Tây. Nhờ vậy mà nhiều trào lưu,
khuynh hướng và lí luận nghệ thuật hiện đại của thế giới đã được giới thiệu ở
Việt Nam, tác động tích cực đến nền văn học nước nhà.
Trong bối cảnh chung đó, văn học nói chung, thơ ca nói riêng không thể
không bị tác động từ nhiều phía và diễn ra theo quy luật của chính nó. Thơ ca
đã nhanh chóng chuyển mình để đáp ứng nhu cầu phản ánh những hiện thực
mới của đất nước và con người trong tính chân thật, cụ thể và tính nhân văn,
nhân ái đa dạng, sinh động. Về nội dung, thơ đã có sự dịch chuyển từ đề tài
chiến tranh sang thế sự, đời tư, những góc khuất, trăn trở của đời sống thường

nhật đã đi vào thơ ca. Về cảm hứng, thơ đã có bước chuyển từ cảm hứng ngợi
ca là âm hưởng chủ đạo sang cảm hứng suy tư, chiêm nghiệm. Và những đổi
mới về thi pháp cũng được các nhà thơ đương đại đặc biệt chú ý. Những biểu
hiện sinh động và đa dạng ấy của thi ca được diễn ra liên tục trong tính kế
thừa và cách tân ở từng giai đoạn với từng quan niệm nghệ thuật về hiện thực
và con người cũng như các phương thức thể hiện cách tân đa dạng của chúng.
Từ sau 1986, nền thơ Việt Nam hội tụ nhiều thế hệ nhà thơ giàu nhiệt
huyết sáng tạo. Các thế hệ nhà thơ trong cuộc đại đoàn viên lần này đa dạng, đa
thanh và đa khu vực. Điều đặc biệt là các thế hệ sáng tác này, bằng kinh
nghiệm và phong cách riêng, khuynh hướng riêng đã tạo ra sự đa thanh, phức

9


điệu cho tổng thể phong trào. Càng về sau, nhất là bước sang thế kỷ XXI, các
khuynh hướng hiện đại chủ nghĩa được các thế hệ nhà thơ trẻ thế hệ 7X, 8X
vận dụng và thể nghiệm bước đầu thành công, đem lại cho nền thơ những thông
điệp thi ca mới mẻ. Chính sự đa dạng và đa thanh này tạo nên sự đa phong
cách, đa thi pháp cho cả phong trào.
Tinh thần đổi mới sau năm 1986 do Đảng khởi xứng đã thực sự tạo thành
bệ phóng, thành cú hích cho mọi lĩnh vực của đời sống, trong đó có văn học.
Văn nghệ sĩ đã nhạy bén thức nhận tinh thần đổi mới. Đó là sự cởi trói không
chỉ trong tác động bề ngoài mà phải hiểu nó trong cấu trúc nội tại bên trong của
từng nghệ sĩ, trong khát vọng được là mình trong sứ mệnh một nghệ sĩ, một
công dân. Nhà thơ nhìn lịch sử và dân tộc, tổ quốc, quê hương, con người trong
tinh thần nhân văn mới để không ngừng phát huy những giá trị văn hoá trầm
tích trong quá khứ, để nó có cơ hội tái hiện trong tâm thức của con người hiện
đại: “Tôi hát, tôi hát bài hát về cố hương tôi. Trong những chiếc tiểu sành đang
xếp bên lò gốm. Một mai đây tôi sẽ nằm trong đó. Kiếp này tôi là người”
(Nguyễn Quang Thiều). Thơ quay về với muôn mặt đời thường, với bộn bề

xuôi ngược để yêu thương và căm giận, để đồng cảm và sẻ chia; để tự thoại và
tự thú: “Em âu lo trước xa tắp đường mình. Trái tim đập những điều không thể
nói. Trái tim đập cồn cào cơn đói. Ngọn lửa nào le lói giữa cô đơn?” (Xuân
Quỳnh). Nhà thơ tự thoại với mình rồi sau đó quay về với tha nhân trong niềm
nhân ái bao la: “Em trở về đúng nghĩa trái tim em. Là máu thịt đời thường ai
chẳng có. Cũng ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa. Nhưng biết yêu anh cả
khi chết đi rồi” (Xuân Quỳnh)...
Sang đầu thế kỷ XXI đến nay, thơ đương đại đang trên mạch tiếp tục đổi
mới quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người. Những thay đổi cơ cấu
đời sống và những thiết chế xã hội theo cơ chế kinh tế thị trường, theo tinh thần
hội nhập quốc tế cũng như những nhu cầu đổi mới, hiện đại hoá thơ ca… đã
làm cho nhu cầu thể hiện tình cảm và quan hệ sống của con người cần có cách

10


tiếp cận và lí giải khác hơn. Những nhu cầu thể hiện cá tính càng trở nên gấp
gáp và nhiều khi như một mode thời thượng. Các nhà thơ trẻ công khai thể hiện
những nhu cầu này trong thơ một cách trần trụi, bạo liệt: “Em khoả thân trong
chăn chờ chồng. Thèm mùi da thịt của anh/ Hai đầu ngực của em nóng ran”
(Vi Thuỳ Linh). Họ nhìn cuộc sống và con người nhiều khi thông qua những ẩn
dụ, nhân hoá, nhoè mờ để những nghĩa ẩn sâu hiện ra: “Em thì thầm muốn vuốt
ve Huế thật khẽ. Nhưng lại sợ chạm vào nơi nhạy cảm nhất của cơ thể Việt
Nam” (Phan Huyền Thư). Một số nhà thơ trẻ khác lại muốn đẩy sex lên thành
tâm lý học đám đông, nhưng không thành công và phải chịu sự phê phán và
hững hờ của người đọc. Nguyễn Hữu Hồng Minh, Ly Hoàng Ly, các nhà thơ
trong nhóm Dự báo phi thời tiết… là những thể nghiệm không có kết quả mỹ
mãn như họ mong muốn. Bên cạnh đó, những nhà thơ lớp 6X, 7X lại bình tĩnh
thử nghiệm những cách tân ở tầm nghệ thuật và văn hoá cao hơn thì lại thành
công đáng kể. Trường hợp Nguyễn Quang Thiều, Mai Văn Phấn, Nguyễn

Quyến, Đặng Thân…là những nhà thơ cách tân đáng trân quý. Họ đã làm nên
dòng chảy đầy sức sống sáng tạo và đa dạng của nền thơ đương đại.
Cách tân thơ không phải là mục đích cuối cùng của thơ. Mục đích của
thơ ca là truyền cảm, làm rung động lòng người. Gần đây, nhiều bài thơ viết
về người mẹ, người chị Việt Nam với cảm hứng chân thật và giọng điệu mới
lạ. Không thể kể hết những chiến công của những người phụ nữ thời hậu
chiến. Giáo sư, viện sĩ Hồ Sĩ Vịnh tình cờ bắt gặp bài thơ dự thi của Nguyễn
Minh Khiêm, bài “Chị”: “Chưa ai tạc tượng chị trong những ngày anh đi
đánh giặc, một mình nuôi con, sóng cả, đò đầy, thân lươn, mình vạc, góc
đường quê nhìn vẹt một phương trời!... Chị quên vừng trăng, chị quên giếng
nước, quên mình là đàn bà... Chưa ai tạc tượng chị những năm tháng cuối
cùng. Da nhăn vỏ đổ. Suốt ngày khói hương, Chiếc xe lăn xếp cạnh bàn thờ,
Huân chương của Anh gắn đầy tay vịn!”. Ông đánh giá “Một bài thơ phá thể:
thơ tự do hay thơ - văn xuôi không quan trọng. Điều quan trọng là nhà thơ đã

11


tạc chân dung cao cả và thánh thiện người phụ nữ Việt Nam bằng món quà vô
giá của cảm hứng sáng tạo. Biệt tài của đoạn thơ là sự vận dụng những cụm
từ bắt nguồn từ trong thành ngữ dân gian dùng “bắt buộc” để lập vần, nói lên
tính hài hòa của câu thơ. Đó là sáng tạo chứ không bắt chước, không lặp lại
người. Nhiều bài thơ tự nhận là thơ - văn xuôi, nhưng đọc lên nghe sao lổn
nhổn, lủng củng” [58].
Thơ Việt Nam đương đại từ sau 1986 là một giai đoạn không dài so với
những thời kỳ lớn đầy biến động của lịch sử, nhưng về mặt tiến trình thơ thì nó
đã đi trọn một chu kì thi ca, đủ để nhận diện và đánh giá những thành tựu và
hạn chế về thi pháp thể loại, thi pháp tác giả, thi pháp tác phẩm và thi pháp thời
đại trên những yêu cầu lớn của giai đoạn văn học.
1.2. Nhà thơ Nguyễn Minh Khiêm

1.2.1. Vài nét về tiểu sử và con người
Nhà thơ Nguyễn Minh Khiêm sinh ngày 7.5.1952 tại làng Thọ Lộc, xã
Yên Trung, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Quê nhà thơ là vùng bán sơn
địa nằm ở phía Bắc huyện Yên Định phong cảnh hữu tình, thơ mộng, mây in
dáng núi, dòng sông mềm mại uốn quanh ôm ấp xóm làng. Chính phù sa
sông Mã đã tưới tắm tâm hồn, nuôi lớn tuổi thơ và hồn thơ ông. Để rồi sau
này lớn lên, dù dấu chân đã in hình vạn dặm thì tấm lòng chẳng lúc nào thôi
đau đáu về quê hương.
Tốt nghiệp Trường Sư phạm 10+3 Thanh Hóa, ra trường, dạy học ở miền
xuôi được hai khóa. Năm 1977, ông được được điều đi dạy bổ túc văn hóa tại
Đội thanh niên tình nguyện 42-12 ở Quan Hóa, Thanh Hóa. Ông được được
phân công dạy học cho anh chị em thanh niên xung phong, dạy chữ cho trẻ em
trong bản. Kể về quãng thời gian này, nhà thơ tâm sự "Tôi đã ở Cổng Trời 18
tháng, ở Lát-xê 6 tháng và ở Pù Nhi 6 tháng. Tôi hiểu sự khắc nghiệt của Cổng
Trời. Những chịu đựng của "lính" mở đường thời ấy đã ngoài tưởng tượng của
hàng triệu người. Đau thương, mất mát của Mường Lát bây giờ lại ngoài tưởng

12


tượng của tôi hàng triệu lần". Nhưng dường như chính tại "chiến trường không
tiếng súng" này đã hối thúc Nguyễn Minh Khiêm viết. Trở về từ Mường Lát,
người giáo viên trẻ giữ nguyên sự hăng hái của mình, câu chuyện mở đường
dường như còn "nóng hổi" trong ký ức.
Tuổi trẻ ông vào lính làm nghĩa vụ công dân đối với Tổ quốc, rồi về đi
học, đi dạy học, rồi làm thơ, viết văn. Sống cuộc sống giản dị ở làng quê, là
thầy giáo có nhiều học sinh giỏi quốc gia, có thơ được chọn in trong bộ SGK.
Hiện ông là Hội viên Hội VHNT Thanh Hoá 1984, Phó Trưởng Ban Thơ Hội
VHNT Thanh Hoá, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Nhà thơ Nguyễn Minh Khiêm dù xuất thân trong một gia đình không có

ai theo con đường văn chương nghệ thuật “nhà tôi không có ai làm văn chương.
Bố mất năm tôi mới tám tuổi. Mẹ quanh năm mò cua bắt ốc nuôi con. Làng
cũng không có ai là nhà văn, nhà thơ hay nhà báo” [31]. Bù lại, ông là người
học giỏi và sớm bộc lộ năng khiếu văn chương: “Tôi làm thơ từ những năm cấp
hai, chính xác là từ năm lớp 4 (...). Tôi viết một bài lục bát ca ngợi cảnh đẹp
của làng. Làng có những gì nổi bật tôi đưa vào tất. Thầy đọc cho cả lớp nghe,
khen mãi. Thế là trong tôi manh nha niềm tin, rằng mình làm được thơ” [31].
Đến khi học cấp 2 và những năm tháng học tại Trường Sư phạm 10+3 Thanh
Hóa, ông vẫn say sưa sáng tác. Theo ông, ở giai đoạn này, những sáng tác của
mình chỉ là những vần thơ “lót ổ” chưa có nhiều giá trị về nội dung và nghệ
thuật. Từ năm 1977 đến 1981, khi tham gia Đội thanh niên xung phong tình
nguyện, được sống, trải nghiệm những gian truân vất vả, tài năng văn chương
của ông dần được khẳng định. Giai đoạn này, một số bài thơ của ông được tập
san Người bạn văn hóa của Hội Văn học Nghệ thuật Thanh Hóa in. Năm 1980,
nhân sự kiện “Phạm Tuân lên vũ trụ cùng Viktor Vassilyevich Gorbatko, trước
khi bay, đã trồng cây tre Việt Nam ở sân bay vũ trụ Baykonur”, ông viết bài
“Cây tre Việt Nam trên đường vào vũ trụ”. Bài thơ được chọn đăng trên Tạp
chí Văn nghệ Quân đội. Chính những năm tháng “mở đường” này đã bổ sung
nhiều vốn liếng giá trị vào hành trang văn chương của nhà thơ.

13


Nỗ lực sáng tạo bền bỉ và đầy nhiệt huyết, nhà thơ Nguyễn Minh Khiêm
đã được ghi nhận và tôn vinh bằng nhiều giải thưởng Văn học từ các cuộc thi
lớn của đất nước như Văn nghệ QĐND, Hội Nhà văn Việt Nam, Liên hiệp các
hội VHNT toàn quốc, Hội VHNT của nhiều thành phố, các tỉnh và các báo lớn
ở Trung ương và địa phương mà hầu như toàn giải Nhất, giải Nhì.
Một số giải thưởng tiêu biểu: Giải Nhất cuộc thi Thơ 2015 - 2016 do
Tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức với chùm 3 bài "Nhận hoa", "Xin về

nhận lại" và "Đối thoại ở rừng"; Giải B, (không có giải A). UBTQ Liên hiệp
các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam (2008), Tập thơ Một góc phù sa; Giải
A, UBTQ Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Tập thơ: Giải Mã
(2011); Giải Ba, Cuộc thi Thơ Lục bát của Tạp chí VNQĐ và Tạp chí Sông
Hương tổ chức (2010-2011); Giải Ba, cuộc thi Thơ lục bát "Nghìn năm
thương nhớ” do Tuần báo Văn nghệ; Đài TNVN tổ chức (2010); Giải Nhất,
cuộc thi thơ của Tạp chí Văn nghệ Xứ Thanh (2007-2009); Giải B, (Không
có Giải A) cuộc thi Thơ của Hội VHNT Thanh Hoá báo Thanh Hoá Tổ chức
(2009); Giải Thơ hay nhất Tạp chí Sông Hương (2010)…
Ngòi bút tài ba và khối lượng văn, thơ cùng với những giải thưởng cao
quý trên đã khẳng định vị trí, tên tuổi của nhà thơ Nguyễn Minh Khiêm trên
nền thi ca Việt Nam hiện đại.
1.2.2. Hình trình sáng tác và quan niệm nghệ thuật
Cái tên Nguyễn Minh Khiêm xuất hiện trên văn đàn từ cuối thập kỷ tám
mươi, đầu những năm chín mươi của thế kỷ trước, ban đầu gần như chỉ là
những bài lẻ tẻ, nên chưa mấy ai để ý. Thời gian dần trôi, cái tên ấy có tần suất
xuất hiện dày dặn hơn và đều đặn hơn, đặc biệt là trên các tờ báo, tạp chí văn
nghệ trung ương và địa phương, người ta bắt đầu chú ý nhiều hơn từ đó. Xuất
thân từ một thầy giáo trường làng, bén duyên với văn chương từ khi nào chả ai
hay đến anh cũng mơ hồ về cái “duyên” ấy, tự nhiên đến vậy đấy, và chính cái
lẽ thuận tự nhiên ấy đã đưa đến cho đời một hồn thơ dạt dào, bất tận và đắm

14


say như Nguyễn Minh Khiêm hôm nay. Không thể phủ nhận một điều rằng
phông kiến thức, vốn văn hóa “dày cộp” và thái độ làm việc nghiêm túc, chăm
chỉ thêm vào đó có chút “mô phạm” của nghề giáo đã tạo nên một Minh Khiêm
chững chạc và đến hôm nay thơ anh đã “có danh có phận” trên tao đàn của văn
học nước nhà.

Bước vào làng văn bằng một tập truyện (Sư tử làm chúa - 1989), nhưng
có lẽ, tên tuổi của ông lại được biết đến nhiều hơn trong vai trò một nhà thơ.
Với Biển khát (1994), Dòng sông không ngủ (1994), Đằng sau mặt trời (1996),
Chim yến làm tổ (1998), Làng tôi không có tượng (2000), Một góc phù sa
(2007), Vết thương đá (2009), Giải mã (2011), Cánh đồng nhiều hướng gió
(2013) cùng chùm thơ đoạt giải Nhất cuộc thi thơ trên Tạp chí Văn nghệ Quân
đội 2015 - 2016…, có thể nói Nguyễn Minh Khiêm sở hữu một gia tài thơ đáng
kể và đã được thẩm định trong đời sống thơ ca Việt Nam. Ông đã xuất bản
được hai mươi hai đầu sách, với đủ thể loại: Tiểu thuyết, truyện ngắn, tản văn,
phóng sự ghi chép, thơ, trường ca, truyện thơ...
Một số tập tác phẩm chính, quan trọng và để lại nhiều dấu ấn trong đời
sống văn chương của ông có thể kể đến như:
- Các tập thơ: Biển khát (Nxb Thanh Hoá. 1994), Dòng sông không ngủ
(Nxb Thanh niên. 1994), Đằng sau mặt trời (Nxb Thanh Hoá. 1996), Chim Yến
làm tổ (Nxb Văn hoá Dân tộc. 1998), Làng tôi không có tượng (Nxb Thanh
Hoá. 2000), Khoảng lặng trong cánh cổng (Nxb Văn học. 2004), Một góc phù
sa (Nxb Hội nhà văn. 2007), Vết thương đá (Nxb Văn học. 2009), Giải mã
(Nxb Thanh Hoá. 2011), Cánh đồng nhiều hướng gió (Nxb Thanh Hoá. 2013),
Cụng ly (Nxb Hội nhà văn. 2014), Vườn thơ năm nhà (In chung- Nxb Hội nhà
văn. 2017), Dã ngoại (Nxb Thanh Hoá. 2018), Muối (Nxb Hội nhà văn. 2019).
- Các tập tuyện: Sư tử làm chúa (NxbThanh Hoá. 1989), Tiếng gầm
(NxbThanh Hoá. 1991).
- Tiểu thuyết: Đi tìm chiếc bút của dòng họ (NxbThanh Hoá. 1995).

15


- Các tập trường ca: Bầu trời hoa gạo (Nxb Văn học.2015), Ba mươi
tháng Tư (Nxb Lao động. 2017), Hát nơi cửa sóng (Nxb Quân đội. 2018).
- Ký: Nhạc núi, (In chung- Nxb Văn hoá Dân tộc. 2007).

Ngoài ra, nhà thơ Nguyễn Minh Khiêm còn viết và công bố một số bài
báo khảo luận, phê bình về các vấn đề văn học nghệ thuật.
Nếu yêu mến dõi theo hành trình thơ của Nguyễn Minh Khiêm, người
đọc sẽ dễ dàng nhận thấy một số chủ đề nổi bật, đủ phác thảo nên cái nhìn
chân thực về diện mạo và hồn thơ ông. Đó là không gian làng và bóng dáng
dòng sông quê hương. Ở chủ đề không gian làng quê và dòng sông quê
hương, hầu như ở tác phẩm nào Nguyễn Minh Khiêm cũng cho bạn đọc thấy
được những hình ảnh thân thuộc của vùng quê Bắc bộ cũng như tình cảm
gắn bó sâu đậm của mình. Sinh ra ở gần sông Mã anh hùng. Chính phù sa
sông Mã đã tưới tắm tâm hồn, nuôi lớn tuổi thơ và hồn thơ ông. Để rồi sau
này lớn lên, dù dấu chân đã in hình vạn dặm thì tấm lòng chẳng lúc nào thôi
đau đáu về quê hương. Có thể thấy, hình tượng dòng sông với những kỷ
niệm tuổi thơ gắn bó nơi quê nhà đã trở thành mạch nguồn cảm xúc xuyên
suốt hành trình sáng tác của ông.
Mẹ là biểu tượng của làng, của quê hương. Viết về chủ đề mẹ, Nguyễn
Minh Khiêm viết dưới các góc nhìn khác nhau. Nhiều người viết về mẹ, nhưng
mẹ của Nguyễn Minh khiêm là một người mẹ chân chất, lam lũ, thuần phác,
đôn hậu, không biết mệt nhọc. Viết về chiến tranh, nhiều người chọn viết về
những chiến thắng vinh quang, những con người anh dũng. Nhưng Nguyễn
Minh Khiêm dũng cảm chọn cho mình một lối đi gai góc hơn: Ông dồn hết tâm
sức để viết về nỗi niềm và sự hi sinh lặng lẽ của những con người, những sự vật
ít ai biết đến.
Bên cạch các chủ đề về non nước quê hương, viết về mẹ, viết về chiến
tranh, nhà thơ Nguyễn Minh Khiêm cũng luôn trăn trở với những vấn đề “xã
hội”: những bất công, sự vô cảm hời hợt, bệnh thành tích, những nghịch lý phi

16


lý, sự xuống cấp đạo đức, đảo lộn giá trị ... Các hiện thực phức tạp trên được

thể hiện qua lăng kính nhà thơ với tư cách công dân đầy trách nhiệm.
Có thể nói, Nguyễn Minh Khiêm đang là một hiện tượng thơ gây “bão”
không chỉ ở Xứ Thanh mà được chú ý, đón nhận cả trên thi đàn thơ ca Việt
Nam. Khi kết thúc sự nghiệp “trồng người” (2012), với gần 40 năm làm nghề
dạy học và làm quản lý giáo dục. Giờ đây như là một “cơ hội vàng” để anh toàn
tâm toàn ý cho sự nghiệp văn chương của mình. Với số lượng tác phẩm “nườm
nượp” ra đời khiến bạn đọc và người trong giới nghiên cứu cũng phải nể trọng.
Bình quân hàng năm ông cho in 2- 3 đầu sách và hàng trăm bài thơ lẻ của ông
được in ấn trải khắp trên các báo và tạp chí từ Bắc vào Nam. Qua đó, đủ thấy
sức làm việc phi thường của nhà thơ Nguyễn Minh Khiêm.
Nhà thơ Nguyễn Minh Khiêm đã xuất bản gần 20 đầu sách. Mới đây, nhà
thơ không chỉ "ẵm" giải Nhất cuộc thi Thơ 2015 - 2016 do Tạp chí Văn nghệ
Quân đội tổ chức với chùm 3 bài "Nhận hoa", "Xin về nhận lại" và "Đối thoại
ở rừng" mà ông còn "sở hữu" những 26 giải thưởng Văn học do các cấp, ngành
từ Trung ương tới địa phương trao tặng, trong đó có các giải Nhất, Nhì (hoặc
giải A và B). Để có được những thành tựu đó là cả một quá trình lao động nghệ
thuật bền bỉ và sáng tạo. Trong Hồi ức một con đường, nhà thơ viết:
Tôi chưng cất thịt da mình.
Chảy trên mặt giấy hiện thành ngày xưa.
Chữ nào còn khuất trong mưa.
Chữ nào trầm tích vọng chưa thành lời.
Chữ nào năm tháng đánh rơi.
Chữ nào đá lở sông trôi sấm rền.
Chữ nào không tuổi không tên.
Đồng đội ơi hãy nhìn lên bầu trời
(Hồi ức một con đường)

17



Bén duyên với thơ ca từ rất sớm, nỗ lực rèn luyện để có được thành
công. Nói về quá trình lao động nghệ thuật của mình, theo Nguyễn Minh
Khiêm, viết là thú vui để khám phá chính bản bản thân mình: “Tôi coi viết là
một cuộc khám phá mình. Càng viết, tôi càng thấy có một nguồn năng lượng
sâu thẳm nào đó trong tôi tuôn chảy. Tôi có chủ ý rất rõ ràng, mình cố li tâm
mình, li tâm người khác. Cố đi một con đường riêng. Cảm thấy vừa tay với cái
gì thì viết cái đó, thơ lục bát, thơ tự do, thơ tứ tuyệt, kí, phê bình...” [31].
Về văn chương nghệ thuật tác giả quan niệm rất rõ ràng, đúng đắn.
Nguyễn Minh Khiêm ý thức tác phẩm văn chương là nghệ thuật của ngôn từ:
“Mỗi con chữ vang một tiếng nói riêng/ Mỗi con chữ căng một cánh buồm/ Mỗi
con chữ một hòn quặng lần đầu phát hiện”. Và “Không bao giờ muốn dẫm lên
bước chân người khác/ Không muốn lặp lại mình”. Nhất là sự thử thách của nó
qua sự sàng lọc của người thưởng thức nên mặt trận này cũng rất cam go “Chỗ
thả neo là miệng lưỡi thế gian/ Chỉ ở đó mới biết mình còn hay mất/ Mới nhận
ra mình méo hay tròn/ Lọc đến khi chỉ còn một cái tên/ Sức nóng của thời gian
không thể nào tan chảy”. Hơn ai hết, Nguyễn Minh Khiêm hiểu về sự khắc
nghiệt của văn chương nhưng cũng hiểu về sự vinh quang không đo được bằng
vật chất.
Lao động nghệ thuật là quá trình nỗ lực, âm thầm sáng tạo để phát
hiện ra mình. Đó là phát hiện ra năng lực của mình, sở trường của mình, thế
mạnh của mình, thời điểm thăng hoa của mình, đỉnh cao giới hạn của mình.
Và khi đã “phát hiện đúng mình rồi, tôi tận dụng tối đa nhất, huy động tối đa
nhất mọi điều kiện để sáng tác”. Mỗi nhà thơ đều lựa chọn những điều kiện,
thời điểm sáng tác khác nhau. Thời gian sáng tác của ông “chẳng giống ai”,
ông nói, tôi “sáng tác như người làm hành chính”, nghĩa là “Sáng dậy, mọi
thủ tục buổi sáng xong, tôi ngồi vào bàn, bật máy, đọc, làm việc. Chiều,
mười bốn giờ, bật máy, đọc, làm việc”. Để bắt đầu sáng tác được tác phẩm,
theo ông: Có hai quá trình là đọc và viết: “Lao động khổ sai nhất là đọc. Lao

18



động khổ sai thứ hai là viết” (....) “Đọc nghĩa là bắt đầu sáng tác. Không đọc
là không viết được. Đọc để tìm gặp những điểm chạm, những gợi mở. Có hai
cách tìm điểm chạm. Một là đọc để tìm điểm chạm. Hai là thả trí tưởng
tượng, các tín hiệu tâm hồn của mình vào không gian, thời gian mung lung
chờ cái bắt gặp chợt đến. Cách này rất thơ mộng nhưng hiệu suất, tần suất
nhận được các điểm chạm, các chốt, các ý thơ, tứ thơ ngẫu hứng rất khó.
Đọc hiệu quả hơn” [31].
Với ông, “điểm chạm” là yếu tố quan trọng để tạo cảm xúc, hình thành
tác phẩm nghệ thuật “Điểm chạm giống như cái chốt, cái cò súng. Phía sau cái
chốt bật ra là chân trời, trăng, sao, giông bão; phía sau cái cò súng là những tia
sét, sấm chớp, đích đến. Những tín hiệu nào bật ra từ điểm chạm phải nhanh
chóng nắm bắt ngay, cảm nhận được ngay. Từ một chấm nhỏ biến nó thành
một chấm lớn. Cho nó chuyển động. Huy động tất cả mọi sự nhạy bén của tư
duy, độ xoáy, độ lướt, mọi biên độ, không cho trượt tạo nó thành một biểu
tượng. Từ biểu tượng ấy biến nó thành tác phẩm” [31]. Trong một buổi đọc, có
khi tìm ra được “một điểm chạm, hai điểm chạm”. Điểm chạm nào bật ra, câu
thơ nào bật ra thì “chộp lấy, vồ lấy, ghi chép lại giữ lấy, nhốt lấy”. Có khi điểm
chạm tạo nên một “phản ứng dây chuyền”. Từ một điểm chạm, một chốt bật
mở được ngay một tác phẩm mới.
Nói về năng lực sáng tạo của mình, nhà thơ tâm sự “Có năm tôi viết đến
ba bốn trăm bài thơ, một vài trường ca, mấy bài phê bình cảm thụ văn chương”,
và theo ông “Viết nhiều có cái hay là huy động hết được sự thăng hoa, sự hưng
phấn. Nhưng viết nhiều rất dễ rơi vào sự nhạt nhẽo, hời hợt, nông cạn. Nguy
hiểm nhất, sợ nhất, khó cảnh giác nhất là sự giống nhau của các bài thơ. Nó
giống nhau về cấu tứ, giống nhau cách biểu cảm, giống nhau cách diễn dạt. Đó
là kiểu tư duy đồng dạng” [31]. Chính vì vậy, điều quan trọng số một, quan
trọng hàng đầu là phải tạo ra được “sự khu biệt” cho từng tác phẩm. Sự khu
biệt, nói cụ thể là tính riêng biệt của tác phẩm. Đó là sự khu biệt về ngôn ngữ,


19


×