Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Môn ngôn ngữ truyền thông tên riêng tiếng nước ngoài trong tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.71 KB, 16 trang )

MỞ ĐẦU

Cũng như trong các ngôn ngữ khác, tên riêng tiếng nước ngoài trong
tiếng Việt là một hiện tượng tất yếu và bình thường của tiếp xúc ngôn ngữ
trong quá trình giao lưu giữa các dân tộc. Tuy nhiên, như đã biết, ở các
ngôn ngữ khác nhau, sự hiện diện của tên riêng tiếng nước ngoài có những
mức độ khác nhau đối với người sử dụng.
Tên riêng tiếng nước ngoài xuất hiện trên báo chí dưới 2 dạng chủ
yếu: nói (trong phát thanh, truyền hình, truyền thông học đường…)
và viết (trong báo in, truyền hình, xuất bản phẩm…). Nó đã làm tốn không
biết bao nhiêu giấy mực của các nhà khoa học cũng như các văn bản hành
chính của Nhà nước trong một thời gian khá dài nhưng đến nay vẫn chưa
có quan niệm thống nhất.

1


NỘI DUNG

I. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TÊN RIÊNG TIẾNG VIỆT TRÊN
BÁO CHÍ TIẾNG VIỆT
1. Cách viết tên riêng tiếng nước ngoài trên báo chí tiếng Việt
Cái khó đầu tiên xuất phát từ đặc trưng ngữ âm: Tiếng Việt là một
ngôn ngữ đơn âm trong khi tên riêng tiếng nước ngoài phần lớn lại thuộc
các ngôn ngữ đa âm. Nhưng, cái khó hơn là làm sao có sự thống nhất giải
pháp thể hiện tên riêng tiếng nước ngoài trên báo chí bảo đảm chuẩn mực
ngôn ngữ (đúng, thích hợp) và giải pháp cho vấn đề phải đạt yêu cầu không
làm mất đi sự sinh động, sáng tạo trong đời sống ngôn ngữ Việt, góp gìn
giữ sự trong sáng cũng như việc tích cực phát triển tiếng Việt. Một trong
những nhiệm vụ của báo chí là phải giảm thiểu được trở ngại đó trong quá
trình cung cấp thông tin cho độc giả dưới dạng tên riêng tiếng nước ngoài.


Giảm thiểu không có nghĩa là thay thế chúng, là giản lược chúng mà vấn đề
là thể hiện như thế nào bằng tiếng Việt trên báo chí cho độc giả Việt Nam.
Hiện nay, tên riêng tiếng nước ngoài trên báo chí Việt Nam xuất hiện
nhiều dạng: Viết nguyên dạng; viết theo tiếng Anh và tiếng Pháp (đã phổ
biến trên sách báo nước ngoài) đối với những tên riêng không dùng văn tự
La Tinh; phiên âm (có dùng dấu ngang nối và dấu thanh hoặc không); viết
dưới dạng chuyển từng con chữ từ nguyên dạng sang con chữ Việt tương
đương (chuyển tự); viết dưới dạng tắt theo quy ước quốc tế hoặc vừa dịch
vừa viết tắt; hoặc viết kết hợp dịch – dạng tắt – chưa nguyên dạng; viết
theo âm Hán – Việt; viết dưới dạng dịch nghĩa v.v…

2


Chuyện gây tranh cãi nhiều nhất và tình trạng lộn xộn nhất tập trung
vào 3 hình thức: phiên âm, để nguyên dạng, chuyển tự; trong đó chuyện
phiên âm là vấn đề gây tranh cãi số một. Bởi cách phiên âm được thể hiện
dưới nhiều hình thức cực kỳ lộn xộn: viết liền hay viết rời; có dùng dấu
ngang nối hoặc viết liền; có dùng dấu thanh hay không dùng dấu thanh;
phiên âm từ nguyên ngữ hay qua một ngôn ngữ trung gian; sử dụng hay
không sử dụng các chữ cái trong hệ ký tự La Tinh không có trong bảng chữ
cái tiếng Việt; sử dụng hay không sử dụng phụ âm kép…
Ta có thể nhận thấy trong các tờ báo phát hành gần đây hầu hết các
tờ báo phát hành từ phía Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói
riêng sử dụng lối viết nguyên dạng và chuyển tự đối với tên riêng tiếng
nước ngoài; trong 4 tờ báo Trung ương, thì Nhân dân, Quân đội nhân dân
dùng lối phiên âm khá thống nhất; Lao động vẫn sử dụng lối viết nguyên
dạng và chuyển tự, An ninh thế giới lại có bài thì phiên âm, có bài thì viết
nguyên dạng hoặc chuyển tự… Nhưng có một chi tiết khá bất ngờ là báo
Nhân Dân phiên âm khá rõ ràng thì ấn phẩm điện tử của báo này không

phiên âm mà viết các danh từ riêng nguyên dạng, hoặc chuyển tự như các
loại báo chí tiếng Anh đã chuyển. Báo Quân đội nhân dân điện tử thì chủ
yếu là phiên âm song vẫn có những tên riêng tiếng nước ngoài đặc biệt
(như SEAGames – tên riêng một sự kiện; hoặc ASEAN – tên riêng một tổ
chức) thì để nguyên dạng.
Theo thống kê, trên thế giới có gần 5000 ngôn ngữ, trong đó khoảng
1/10 có chữ viết. Sự giao tiếp ngôn ngữ bằng chữ viết của các dân tộc cũng
gặp những rắc rối tương tự và hầu như cũng thể hiện qua 3 hình thức chủ
yếu: Phiên âm (dựa vào hệ thống ngữ âm và chữ viết của người bản
ngữ); Chuyển tự (chuyển từ chữ viết nước ngày sang chữ nước khác – chủ
yếu là dùng bảng chữ cái La Tinh); viết nguyên dạng. Như đã nói, vấn đề
gây tranh cãi nhiều nhất vẫn rơi vào chuyện phiên âm hay không phiên âm.

3


Rõ ràng, vấn đề phiên chuyển tên riêng tiếng nước ngoài trên báo
chí quả không thể một sớm một chiều có thể có sự thống nhất và cần có
những giải pháp hợp lý. Việc thống nhất cách phiên âm và chuyển tự nói
chung và phiên âm, chuyển tự tên riêng tiếng nước ngoài nói riêng là
một nội dung của xây dựng tiếng Việt tiêu chuẩn thống nhất mà phương
hướng đề ra là chuẩn mực hoá chính tả nhưng tiếc là đến nay, công việc
này vẫn chưa có lối ra.
Với báo in, một trong những thế mạnh của loại hình này so với phát
thanh – truyền hình là khả năng lưu trữ. Việc lưu trữ các dữ liệu này có ý
nghĩa lớn cho công tác tra cứu, nghiên cứu hiện nay và về sau. Chọn một
giải pháp viết tên riêng tiếng nước ngoài như thế nào để các thế hệ sau
chúng ta khỏi phải khổ sở để tìm hiểu thêm cách viết của thế hệ trước. Có
thể lấy một ví dụ, khi một sinh viên hôm nay bắt gặp trong những tài liệu
cũ tên riêng một nước là Nga La Tư, không phải ai cũng có thể hiểu ngay

đó là một từ để chỉ tên nước Nga. Sự thiếu thống nhất trong việc thể hiện
tên riêng tiếng nước ngoài trên báo chí hiện nay sẽ gây khó khăn rất lớn
trong công tác nghiên cứu, tra cứu.
2. Cách đọc tên riêng tiếng nước ngoài trên báo chí tiếng Việt
Cách đọc tên riêng tiếng nước ngoài thường khó chuẩn và đã phiên
âm phải dựa vào cách phát âm của nguyên ngữ nên mỗi người phiên âm
một kiểu khác nhau. Trên thế giới có khá nhiều ngôn ngữ và hệ thống ngữ
âm của mỗi dân tộc có những đặc trưng riêng mà tiếng Việt không thể nào
“phiên” chính xác được, nên với việc phiên âm, may ra thì chỉ có thể “đọc
na ná”, “viết na ná” từ gốc. Và cả đến việc chọn bảng chữ cái nào để phiên
âm cũng không thống nhất nên trên báo chí xuất hiện khá nhiều phương án
khác nhau để phiên âm một từ (thường là tên riêng). Ví dụ: Pêtecbua,

4


Peterbua, Pê-téc-bua; hoặc Amadôn, Amaxôn, A – ma- dôn; hoặc Xít – ni,
Sít – ni v.v…
Ý kiến ủng hộ cho việc để nguyên dạng tên riêng tiếng nước ngoài
cho rằng phiên âm sẽ tạo ra sự cách biệt trong giao lưu quốc tế cũng như
những khó khăn trong tra cứu. Nhưng có vẻ như nhiều người đều ngầm
thống nhất với nhau rằng việc loại bỏ hoàn toàn phiên âm là bất khả, và
chăng cũng không có nước nào trên thế giới làm như vậy. Nhưng đó không
phải là lý do chính khiến có những ý kiến không đồng tình với việc phiên
âm. Những người phản đối phiên âm tên riêng tiếng nước ngoài đều viện
dẫn đến tình trạng phiên âm tuỳ tiện, không dựa trên cơ sở ngôn ngữ học,
cơ sở văn hóa dân tộc (Ví dụ kiểu phiên âm nhan đề cuốn sách Madame
Bovary của Gustave Flaubert là “Bà Bố Và Gì” hoặc những cách liên tưởng
khôi hài với tên riêng của một vị lãnh đạo một nước: “Say xẩm sau khi
xỉn”, một nhà khoa học: “Cu – lông”). Trong khi đó, với sự bùng nổ thông

tin, tên riêng tiếng nước ngoài ngày càng phong phú, đa dạng và xuất hiện
với tần số cao dẫn đến việc phiên âm ngày càng thiếu thống nhất. Ví dụ:
Trong các giải bóng đá vẫn hằng ngày được tường thuật trên sóng truyền
hình như giải Ngoại Hạng Anh, giải Vô địch Tây Ban Nha, EURO,… khi
mà có rất nhiều tên các cầu thủ từ nhiều nguồn khác nhau thì mỗi báo
“phiên âm” một kiểu, mỗi đài phát âm một kiểu. Hoặc đã từng có cuộc
tranh luận của hai biên tập viên của Đài truyền hình Việt Nam trên báo chí
về cách đọc tên ông huấn luyện viên trưởng (người Áo) của đội tuyển Việt
Nam Alfred Rield là “Ri – ét” hay “Rít – đơn”!
Vấn đề tranh cãi thường xuất phát từ kiến thức ngôn ngữ học: Đó là
trình độ người phiên âm, dù cao cách mấy cũng không thể biết hết ngóc
ngách trong một ngôn ngữ, nói gì đến hàng trăm ngôn ngữ trên thế giới. Ví
dụ: Các sách địa lý trong trường phổ thông đều phiên âm Greenwich là
Grin uých, thực tế, người Anh đọc là Gren ních. Hoặc âm “J” được phiên
5


âm là “H” dùng để gọi tên cầu thủ Tây Ban Nha thì đúng nhưng nếu áp
dụng cho những cầu thủ của nước xung quanh như Bồ Đào Nha hoặc các
nước Mĩ La-tinh thì lại sai.
Nhưng, theo nhiều ý kiến thì viết nguyên dạng tên riêng tiếng nước
ngoài trên báo chí cũng không ổn. Bởi không phải ai cũng biết ngoại ngữ,
để có thể biết cách đọc đúng. Hơn nữa, có biết bao nhiêu thứ tiếng trên thế
giới, trong đó có những hệ ký tự phi La Tinh làm sao có thể xử lý hết được.
Ngay cả khi công nghệ in ấn phát triển, việc viết nguyên dạng các loại chữ
phi La – Tinh (như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào, Thái Lan…)
trên báo chí cũng là việc làm không khả thi bởi đâu phải ai cũng sành đủ
ngoại ngữ để viết, để chế bản và người đọc không phải ai cũng biết đọc
nguyên dạng như thế.
Lập luận của tác giả Cao Xuân Hạo – một người cổ vũ cho xu thế để

nguyên dạng và chuyển tự tên riêng tiếng nước ngoài trên báo chí – trong
bài viết “Về cách viết và cách đọc các tên riêng nước ngoài trên văn bản
tiếng Việt” in trong cuốn sách “Tiếng Việt: mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp,
ngữ nghĩa” – tựu trung có những điểm chính sau đây:
Thứ nhất, việc phiên âm là việc bắt các thứ tiếng nước ngoài phải
tuân theo quy luật chính tả của tiếng Việt. Việc này làm mất đi “ưu thế lớn
nhất của chữ quốc ngữ là “việc phân tích các từ hay các “tiếng” trong tiếng
Việt thành những đơn vị tương ứng với các âm vị của tiếng Châu Âu, và do
đó nó cho phép sắp xếp các chữ cái theo một trật tự hoàn toàn tự do. Nó
làm cho nước ta gia nhập vào khối cộng đồng lớn của những nước dùng
chữ La Tinh, thứ chữ có lĩnh vực phổ biến rộng nhất và có địa vị chủ đạo rõ
ràng so với tất cả các thứ chữ khác”.

6


Thứ hai, thực tế là ở những nước văn minh, đối với một số danh từ
riêng (nhất là đối với tên người) người bản ngữ đôi khi biết viết nhưng
chưa chắc đã đọc đúng. Và chữ viết là mặt quan trọng hơn cách phát âm rất
nhiều. (Cũng trong cuốn sách này, trong một bài khác, ông viết: “khi người
ta đã có nhiều thế kỷ để quen với diện mạo của các từ ngữ, cái diện mạo
đấy trở thành cái hồn của chữ nghĩa. Nó biểu hiện ý nghĩa của ngôn từ
không cần thông qua cách phát âm (vốn thay đổi tuỳ theo từng vùng)”
Thứ ba vì lý do không ai biết được hết các cách đọc nên đến 93%
tiếng nước ngoài trên sách báo hiện nay bị phiên âm sai.
Thứ tư là việc phiên âm hiện nay không thể đưa đến sự thống nhất và
không thể dùng các quy tắc chính tả của tiếng Việt để áp dụng cho các tên
nước ngoài được. Chẳng hạn như các phụ âm kép, việc bỏ dấu hay không
bỏ dấu thanh ở những vần như -ác, -úc…
Thứ năm việc đọc một tên riêng (được viết nguyên gốc) có đúng hay

không tuỳ thuộc vào trình độ hiểu biết của người đọc. Cách viết nguyên
gốc đảm bảo cho người ta viết đúng tên của người, tên đất. Luận điểm cho
rằng “quần chúng không thể đọc được những tên nước ngoài viết nguyên
dạng bằng chữ La Tinh” không hề có căn cứ.
Thứ sáu, việc viết nguyên dạng giúp cho người đọc có trình độ cao
có thể nhận biết được gốc gác, quốc tịch của nhân vật hữu quan và giúp ta
tránh được những liên tưởng khó chịu do các phiên âm quá giống những từ
có nghĩa “xấu” trong tiếng Việt.
Cuối cùng, việc phân biệt những tên riêng đã được Việt hoá với
những tên khác là hoàn toàn đúng đắn nhất là đối với tên nước. Còn tên

7


riêng của người nước ngoài lại là một chuyện khác hẳn, người Việt không
cần phải đọc cho đúng những tên ấy, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt.
Ý kiến chủ đạo của GS. Cao Xuân Hạo trong bài viết trên là nêu ra
sự bất cập của việc phiên âm và ủng hộ cho việc để nguyên dạng và chuyển
tự tên riêng tiếng nước ngoài. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc
ông phản đối phiên âm (trong một số trường hợp).
Một sinh viên tra cứu tư liệu bằng tiếng Việt trên internet về kết quả
thi đấu các môn qua các kỳ SEAGAMES, nếu anh ta search bằng chuỗi
trong đó có “Xi-ghêm” thì kết quả sẽ có một vài trang web có từ khóa này
nhưng hầu hết đó là những bài viết không liên quan gì đến thông tin về
SEAGAMES. Hoặc nếu muốn tìm thông tin liên quan đến công nghệ, phần
mềm của hãng Microsoft chi nhánh tại Việt Nam trên các trang web tiếng
Việt, khi chưa biết địa chỉ của nó trên mạng, muốn tìm kiếm mà gõ từ khóa
“Mai – crô – xóp” thì khả năng tìm được là hầu như không có. Một người
nước ngoài đang học tiếng Việt, khi gặp một tên riêng như “Mác” họ sẽ
không thể biết được, tên riêng đó được phiên âm từ nguyên ngữ là Marx,

Mach, Mars, Marc, Max, March, Marsch, Makh, Macht…
3. Tên riêng tiếng nước ngoài và báo chí trực tuyến
Một trong những đặc trưng của báo chí nói chung và đặc biệt là trên
báo trực tuyến hiện nay là tính tương tác. Nếu phát thanh – truyền hình
hiện đã có những mô hình chương trình giao lưu trực tiếp (qua cầu truyền
hình, qua điện thoại) để khán thính giả cùng tham gia chương trình, thì báo
in, báo điện tử cũng có những hình thức diễn đàn, hình thức trao đổi, phỏng
vấn. Báo trực tuyến có nhiều cơ chế trao đổi: công chúng báo chí của báo
trực tuyến có thể đồng thời trao đổi bằng văn bản (thông tin dạng text) và
bằng giọng nói của mình với những khách mời của tòa soạn từ bất cứ nơi
nào trên thế giới. Khác với cách làm truyền thông “một chiều” trước đây,
8


những nỗ lực khai thác đặc trưng tương tác của báo chí hiện đại đã góp
phần làm dân chủ hóa đời sống xã hội nhưng lại đặt ra vấn đề chuẩn hóa
ngôn ngữ nói chung và chuẩn hóa cách viết tên riêng tiếng nước ngoài.
Báo trực tuyến – một loại hình báo chí tích hợp các thành tựu của
truyền thông đa phương tiện và thành tựu công nghệ internet – có một khả
năng khá đặc biệt là tìm kiếm nhờ cơ chế tìm kiếm (search engine) trên
mạng thông tin toàn cầu. Khi “đọc” báo online, công chúng không còn có
thái độ thụ động tiếp nhận thông tin mà trái lại, đặc trưng cá thể hóa cao
cho phép người đọc chọn lựa xu hướng tiếp cận thông tin theo nhu cầu của
mình. Khả năng tuyệt vời của báo mạng cho phép người khai thác có thể
chủ động tiếp cận thông tin theo chủ đề, lĩnh vực mình quan tâm. Nhưng
trong điều kiện hiện nay, khi các phần mềm trí tuệ nhân tạo chưa phát triển
mạnh và để ứng dụng nó cần có các yêu cầu kỹ thuật cao thì việc tìm kiếm
trên mạng đều dựa vào yêu cầu xét chuỗi văn bản. Mạng internet chưa thể
tìm được thông tin với “từ khóa” là âm thanh hay hình ảnh. Chính vì thế, để
đạt khả năng tìm kiếm tối ưu, văn bản (từ khóa, chuỗi ký tự) nhập vào phải

được chuẩn hóa (ngoài yếu tố kỹ thuật như chọn mã font chữ (font code)
vốn cũng khá rắc rối ở Việt Nam, còn có yếu tố chính tả). Khi chúng ta
muốn tìm tài liệu liên quan đến tác giả Brad Kalbfeld bằng Google được
xuất bản trên internet, nếu gõ vào chuỗi ký tự “Brét Kan-phin”, kết quả
hiện nay là con số không. Nếu chúng ta dùng chuỗi ký tự “Brad Kalbfeld”
để tìm kiếm, sẽ có 1.260 website có tư liệu liên quan.
Điều đó cũng tương tự như khi chúng ta muốn tìm một tài liệu liên
quan đến một tác giả Việt Nam được xuất bản trên báo chí điện tử bằng
tiếng nước ngoài chẳng hạn, nếu chúng ta viết nguyên dạng tiếng Việt
không dấu thanh, chúng ta mới hy vọng có kết quả tốt.
II.TÍNH TẤT YẾU VIỆC HÌNH THÀNH QUY ĐỊNH VỀ SỬ
DỤNG TÊN RIÊNG NƯỚC NGOÀI TRONG NGÔN NGỮ TRUYỀN
THÔNG
9


Như đã nói ở trên, tên riêng tiếng nước ngoài được nhiều người chú
ý và nghiên cứu từ lâu. Đặc biệt sau ngày miền Bắc được hoàn toàn giải
phóng thì vấn đề tên riêng tiếng nước ngoài đã thu hút được sự tham gia
thảo luận của đông đảo các nhà ngôn ngữ học, nhà văn, nhà báo, nhiều nhà
hoạt động văn hóa – xã hội cũng như nhiều người làm công tác xuất bản –
báo chí và nhiều độc giả quan tâm đến việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng
Việt. Số trang viết về nó lên đến hàng trăm trang và có thể dễ dàng tập hợp
thành một cuốn sách. Nhiều tác giả đã đưa ra những định hướng cho vấn đề
giải pháp cho vấn đề này nhưng vẫn chưa thể khách phục được tình trạng
thiếu nhất quán của tên riêng nước ngoài trên báo chí tiếng Việt và câu
chuyện về tên riêng dường như cũng chưa có kết luận.
Thật ra tình trạng thiếu thống nhất nói trên khó tránh khỏi, bởi bản
thân tên riêng nước ngoài đã đa dạng, phong phú và phức tạp mà câu
chuyện tìm giải pháp về chúng cũng lại không đơn giản chút nào. Và dẫu

biết rằng chuẩn hóa ngôn ngữ chỉ có thể bằng quy ước chứ không phải là
quy định, là chỉ dẫn chứ không phải là luật, là kích thích sáng tạo chứ
không cứng nhắc, nhưng trong phạm vi ngôn ngữ truyền thông, để tạo được
sự thống nhất trong việc viết tên riêng tiếng nước ngoài trên báo chí, nên có
Quy định làm chỗ dựa cho những người làm báo.
Các ý kiến về vấn đề đang xét trong nhiều năm qua tập trung chủ yếu
vào hai giải pháp: phiên âm và giữ nguyên dạng.
Trước hết nói về phiên âm, nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ cho rằng,
ngôn ngữ bao giờ cũng hướng về số đông, nên chuyện phiên âm là cần
thiết. Hầu như ngôn ngữ nào trên thế giới cũng đều phải phiên âm tiếng
nước ngoài. Ví dụ: Khó có thể có một ngôn ngữ nào phát âm đúng, viết
đúng như chúng ta hai chữ “Việt Nam“. Đó là chưa kể những nước dùng ký
tự tượng hình, người ta đành phải chọn những chữ nào có âm na ná như
vậy thôi. Trong bài “Danh từ riêng nước ngoài” trên tạp chí Ngôn ngữ
10


1979, tác giải Hồ Hải Thụy tổng kết lại rằng nên đề nghị viết tên riêng theo
lối phiên âm hoàn toàn bằng âm vị và văn tự Việt Nam hiện nay, dần dần
tiến lên ghi nguyên dạng (hoặc chuyển tự kèm theo trong ngoặc đơn) để rồi
cuối cùng chỉ viết tên riêng bằng nguyên dạng (hoặc chuyển tự). Theo tác
giả, đây là không phải giải pháp đẹp nhất nhưng là giải pháp tối ưu vì nó
mang ít khuyết điểm hơn so với mọi giải pháp khác được đề ra
Mặc dù vậy, giữ nguyên dạng cũng hết sức cần thiết. Một trong
những đặc trưng của ngôn ngữ báo chí, theo tác giả Nguyễn Tri Niên, là
“ngôn ngữ bám sát sự kiện có thật và nguyên dạng để phản ánh” – đó là
đặc trưng “ngôn ngữ sự kiện”. Tất nhiên khái niệm nguyên dạng ở đây là
thuộc tính của ngôn ngữ báo chí chứ không phải vấn đề chữ viết trên báo
chí. Tuy nhiên, xét trên góc độ đọc, người đọc luôn có xu hướng nhận dạng
một từ (chính xác là bắt đầu từ một tiếng trong ngôn ngữ đơn âm như Tiếng

Việt, sau đó mới đến từ) dựa trên một khái niệm goi là “diện mạo của từ”,
có nghĩa là người ta sẽ không đánh vần để nhận dạng một tiếng hay một từ,
mà sử dụng một “diện mạo từ” đã lưu trữ sẵn ở đâu đó trong bộ nhớ.
Tương tự như thế với góc độ viết tay hay đánh máy. Nếu để ý đến vấn đề
này, ta có thể coi mọi chữ viết đều có thể coi là chữ tượng hình, tượng ý…
Cũng như một nhạc công nhìn tổng phổ âm nhạc, thì giai điệu đã vang lên
trong đầu của họ chứ họ không thể “tư duy” để giải mã ký hiệu trên từng
phân phổ. Để nguyên dạng những tên riêng tiếng nước ngoài trên báo chí,
đặc biệt là tên người, độc giả báo in, báo điện tử vốn đọc bằng mắt chứ
không phải đọc thành tiếng có thể hình dung ra – thông qua diện mạo chính
tảcủa tên riêng đó – một phần gốc gác, quốc tịch, diện mạo của nhân vật,
địa danh, sự kiện đó… Chính vì thế, trong lúc chờ đợi nhà nước ban hành
một số quy tắc chuẩn hoá việc viết tên riêng tiếng nước ngoài trên các
phương tiện truyền thông, tác giả xin được đưa ra môt số biện pháp trong
việc phiên chuyển tên riêng tiếng nước ngoài và thể hiện nó trên báo chí.

11


Thực chất đây là giải pháp dung hòa. Nguyên tắc chung của giải
pháp là: Phiên chuyển tên riêng nước ngoài bằng các âm, vần và chữ Việt
dựa vào cách đọc trực tiếp của nguyên ngữ có thể biết được. Trường hợp
chưa đọc được nguyên ngữ thì phiên chuyển gián tiếp qua ngôn ngữ khác.
Nhưng đối với báo in và báo trực tuyến, trong trường hợp phiên âm cần mở
ngoặc đơn để ghi rõ tên gốc (nguyên dạng đối với các ngôn ngữ sử dụng ký
tự La Tinh, chuyển tự đối với các ngôn ngữ sử dụng ký tựphi La Tinh). Cụ
thể là:
Thứ nhất, đối với tên riêng tiếng nước ngoài thuộc ngôn ngữ có chữ
viết dùng bảng chữ cái La – tinh (Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha v.v…) thì
phiên âm theo cách đọc trực tiếp của các ngôn ngữ đó, chú thích nguyên

dạng tên gốc đặt trong ngoặc đơn. Việc làm này có lợi cho việc tra cứu và
tìm kiếm trên báo điện tử.
Thứ hai là đối với tên riêng tiếng nước ngoài thuộc các ngôn ngữ
không dùng bảng chữ cái La – tinh (Arập, Nhật, Triều Tiên, Lào, Thái Lan..
…), nếu chưa phiên được bằng cách đọc trực tiếp thì phiên qua ngôn ngữ
trung gian (tuỳ theo ngôn ngữ đó sử dụng tiếng Anh, Pháp hay tiếng nước
khác), chú thích ngôn ngữ trung gian (chuyển tự La Tinh) giữa 2 ngoặc
đơn. Ví dụ Niu Đêli (New Delhi); Ki-a-ti-sắc (Kiatisak)… Ở đây có các
trường hợp đặc biệt như
- Đối với tên riêng tiếng nước ngoài tiếng Nga, phiên âm trực tiếp từ
tiếng Nga, có thể lược bỏ trọng âm, chú thích dạng chuyển tự của từ dưới
hình thức tiếng Anh trong ngoặc đơn. Ví dụ: Mát – xcơ – va (Moscow)
- Đối với tên riêng tiếng nước ngoài tiếng Trung Quốc, phiên âm
theo âm Hán Việt (có thể chú thích dạng Latinh tiếng Anh hoặc chữ Hán
theo mẫu chữ in giản thể của Trung Quốc trong ngoặc đơn) đối với những
tên riêng đặc biệt như địa danh, tên các nhân vật quan trọng. Ví dụ: Bắc
12


Kinh (Bejing), Thượng Hải (Shanghai), Đỗ Phủ (Du Fu)… Xin được nói
thêm: tên nước, địa danh của một nước nào đó thường ít thay đổi và có số
lượng hữu hạn. Nỗ lực Việt hóa để những tên riêng này “nhập gia tuỳ tục”
có thể chấp nhận được. Riêng đối với những tên người bình thường… nên
phiên âm theo âm phổ thông Trung Quốc (bính âm) và chú thích dạng tên
tiếng Anh này trong ngoặc đơn.
- Đối với tên riêng nước ngoài âm Hán – Việt đã quen dùng trong đời
sống ngôn ngữ Việt thì giữ nguyên. Ví dụ: Anh, Pháp, Mỹ, Thuỵ Sỹ… Tuy
nhiên, nếu có những thay đổi mới về tên riêng theo hướng gần với nguyên
dạng (hoặc nước đó đã thay đổi tên gọi) thì sẽ viết tên riêng nước ngoài
theo cách 1, có chú thích bằng nguyên ngữ và tên gọi c

ũ đặt trong ngoặc đơn. Ví dụ Mi – an – ma (cũ: Miến Điện), Hàn Quốc (cũ:
Nam Triều Tiên).

13


KẾT LUẬN

Vấn đề về phiên âm hay không phiên âm tên riêng tiếng nước ngoài,
và nếu phiên âm thì phiên âm như thế nào đã được các nhà ngôn ngữ đề
cập từ rất lâu và rất nhiều. Viện Ngôn ngữ, Ủy ban Khoa học – xã hội (cũ),
Bộ Giáo dục, Viện đo lường và Tiêu chuẩn Việt Nam cũng đã ban hành
nhiều văn bản rồi nhưng đến nay vẫn chưa thống nhất.
Ngôn ngữ cũng như cuộc sống: luôn thay đổi và được hoàn thiện
theo hướng phát triển của tri thức con người. Ngôn ngữ nói chung và tiếng
Việt nói riêng đều có một đặc thù nhất định. Điều đó cắt nghĩa tại sao một
câu nói được coi là hoàn toàn có nghĩa ở địa phương này lại trở nên vô
nghĩa ở địa phương khác trong cùng một ngôn ngữ. Một âm tiết có nghĩa
trong ngôn ngữ này lại không có nghĩa trong ngôn ngữ khác. Việc qui
chuẩn tất cả các đặc thù này là một việc làm vừa cần thiết vừa không cần
thiết. Chúng ta cần chuẩn hóa nhưng chúng ta cũng không muốn làm mất
tính đa dạng của cuộc sống. Ngôn ngữ bắt nguồn từ mong muốn trao đổi
thông tin và tri thức của con người với nhau, là “sự diễn đạt của tư duy”, do
đó ở đâu con người có khả năng tư duy, có tính sáng tạo càng cao, thì ngôn
ngữ lại càng phong phú. Ngày nay, khi đi vào thời đại của khoa học và
công nghệ, để hiểu và nắm bắt được công nghệ đó buộc phải có một kiến
thức về ngôn ngữ nước ngoài đủ rộng và cho dù có nỗ lực (một cách chủ
quan hay khách quan), Việt hoá được tất cả tri thức của loài người (thông
qua ngôn ngữ) thì công việc đó dường như là không thể.
Chọn một giải pháp dung hòa cho cách viết tên riêng tiếng nước

ngoài trên báo chí, thiết nghĩ, đó cũng là cách chúng ta làm tiếng Việt ta
thêm phong phú. Chúng ta nghe, chúng ta nói, chúng ta đọc, chúng ta
14


nghĩ, chúng ta hiểu, chúng ta diễn đạt và chúng ta lựa chọn. Thực tế đời
sống ngôn ngữ cho thấy chỉ những gì hữu ích và có lợi thì mới giữ lại, đó
chính là sự chọn lọc tự nhiên của cuộc sống, là sự vận động của lịch sử.
Và bởi ngôn ngữ là sự quy ước của một cộng đồng nên chúng ta có
quyền hy vọng thời gian và nỗ lực của giới truyền thông sẽ giúp cho hệ
thống từ vựng Việt có được bộ lọc tốt để tiếng Việt chúng ta vừa phong
phú mà thật sự thống nhất.

15


MỤC LỤC

16



×