Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Nghiên cứu thực hiện xã hội hóa đầu tư trong ngành công nghiệp than thuộc tập đoàn công nghiệp than khoáng sản việt nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (823.27 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

NGUYỄN NGỌC LÂN
NGHIÊN CỨU THỰC HIỆN XÃ HỘI HÓA ĐẦU TƯ
TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP THAN
THUỘC TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP
THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM

Ngành: Quản lý công nghiệp
Mã số: 9510601

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

Hà Nội - 2020
1


Công trình được hoàn thành tại:
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Phạm Thị Thu Hà
PGS.TS. Nguyễn Cảnh Nam

Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn
Phản biện 2: PGS.TS. Bùi Hữu Đức
Phản biện 3: TS. Trần Xuân Hòa

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến
sĩ cấp Trường họp tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội


Vào hồi …….. giờ, ngày ….. tháng ….. năm ………

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
1. Thư viện Tạ Quang Bửu - Trường ĐHBK Hà Nội
2. Thư viện Quốc gia Việt Nam
2


PHẦN MỞ ĐẦU
i.

Tính cấp thiết của đề tài

Mục tiêu tổng quát của XHH đầu tư là huy động mọi nguồn
lực trong xã hội, kể cả từ nước ngoài bằng các hình thức thích hợp
để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế - xã hội nói chung xét
trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân và phát triển sản xuất
kinh doanh nói riêng xét trên phạm vi của một doanh nghiệp nhằm
nâng cao năng lực sản xuất, sản lượng và chất lượng sản phẩm/dịch
vụ đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế cũng như nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh trên cơ sở nâng cao giá trị gia tăng trong
chuỗi giá trị sản phẩm.
Tuy nhiên, XHH đầu tư ở nước ta đến nay trong phạm vi
doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhà nước thì việc XHH đầu tư
còn hạn chế, cả trên phương diện lý luận và trong thực tế. Ngành
công nghiệp than với vai trò quan trọng trong lĩnh vực năng lượng,
công nghiệp đã cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu cơ bản phục vụ
cho các ngành sản xuất của đất nước và đời sống xã hội, tạo ra
nhiều công ăn việc làm và đóng góp phần quan trọng cho ngân sách
nhà nước ngay từ khi nền kinh tế còn nhiều khó khăn. Khả năng

nguồn vốn của TKV là quá nhỏ so với nhu cầu vốn đầu tư để thực
hiện các nhiệm vụ được Chính phủ giao trong các quy hoạch phát
triển ngành, nhất là quy hoạch phát triển ngành than. Như vậy, rõ
ràng việc XHH đầu tư như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất,
đáp ứng tốt nhất cho quá trình phát triển ngành công nghiệp than
theo đúng quy hoạch là một vấn đề cần được nghiên cứu. Từ những
lý do nêu trên cho thấy nhu cầu huy động mọi nguồn lực trong xã
hội để đầu tư phát triển ngành than, tức là XHH đầu tư trong ngành
công nghiệp than thuộc TKV là hết sức cấp thiết. Do đó, tác giả
lựa chọn vấn đề “Nghiên cứu XHH đầu tư trong ngành công
nghiệp than thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt
Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình là có tính thời sự và cần
thiết, mong muốn góp phần hiện thực hóa chủ trương phát triển
ngành công nghiệp than, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng
quốc gia và đáp ứng yêu cầu phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa,
1


hiện đại hóa đất nước nói chung và phát triển bền vững của TKV
nói riêng.
ii.

Mục tiêu của đề tài

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là hoàn thiện quy trình và xây
dựng các chỉ tiêu đánh giá lựa chọn dự án XHH đầu tư cho TKV.
Theo đó, các nhiệm vụ nghiên cứu của luận án gồm:
1. Rà soát lại các vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến
XHH đầu tư trong và ngoài nước.
2. Nghiên cứu khung lý thuyết liên quan đến XHH và XHH

đầu tư để làm cơ sở xác định mục tiêu và tiêu chí đánh giá
hiệu quả dự án XHH đầu tư.
3. Xác định đặc điểm các dự án XHH đầu tư trong ngành than
để đưa ra cơ sở và phương pháp nghiên cứu XHH đầu tư
phù hợp.
4. Triển khai ứng dụng mô hình đánh giá XHH đầu tư cho một
tình huống nghiên cứu điển hình để kiểm chứng mức độ
phù hợp của mô hình đề xuất.
5. Hoàn thiện quy trình XHH đầu tư phù hợp cho TKV
iii.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận án là nghiên cứu các hoạt
động đầu tư và các phương thức kêu gọi sự tham gia của đầu tư tư
nhân, doanh nghiệp khác đầu tư thực hiện một hoặc một số công
đoạn, khâu, hạng mục, công việc, phần việc, v.v. trong dây chuyền
sản xuất kinh doanh sản phẩm của TKV
Phạm vi nghiên cứu:
Luận án tập trung nghiên cứu các hoạt động đầu tư và
phương thức huy động đầu tư tư nhân vào trong ngành công nghiệp
than hay hoạt động sản xuất kinh doanh than thuộc Tập đoàn Công
nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.

2


Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tiếp cận nghiên cứu của luận án sử dụng kết hợp

nghiên cứu cơ sở lý thuyết với phân tích, đánh giá thực tiễn với sử
dụng nghiên cứu tình huống để xác định quy trình đánh giá, thực
hiện XHH đầu tư. Các kỹ thuật thu thập dữ liệu phục vụ nghiên cứu
của luận án gồm: (1) Nghiên cứu lý thuyết, (2) Thu thập dữ liệu thứ
cấp, (3) Phỏng vấn cá nhân, (4) Phân tích tình huống.
iv.

Đóng góp mới về khoa học và thực tiễn của luận án

Luận án có những đóng góp mới về mặt học thuật bổ sung
vào hệ thống lý luận liên quan đến XHH đầu tư nói chung và tại
Việt Nam nói riêng. Một số đóng góp mới của luận án về khoa học
và thực tiễn gồm:
Thứ nhất, luận án đưa ra cách tiếp cận mới về XHH đầu tư
của DNNN (TKV) trên cơ sở xây dựng mối quan hệ đối tác giữa
TKV và DNTN.
Thứ hai, luận án đã đề xuất mô hình đánh giá định tính dự án
XHH đầu tư thông qua các tiêu chí đánh giá kết hợp với xác định
định lượng cơ cấu vốn đầu tư giữa Tập đoàn và DNTN.
Thứ ba, những khuyến nghị của luận án là cơ sở để hoàn
thiện quy chế trong lĩnh vực đầu tư của Tập đoàn đối với các dự án
đầu tư được XHH.
Thứ tư, kết quả nghiên cứu của luận án này có thể là tài liệu
tham khảo tốt cho các cơ quan, trường đại học, tập đoàn kinh tế
Nhà nước.
v.

Kết cấu của luận án

Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan của luận án.

Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về XHH đầu tư trong ngành
công nghiệp than thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản
Việt Nam.

3


Chương 3. Phương pháp và mô hình nghiên cứu XHH đầu tư cho
ngành công nghiệp than thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam.
Chương 4. Ứng dụng mô hình XHH đầu tư cho dự án thuộc Tập
đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.
Chương 5. Bàn luận và định hướng mô hình XHH đầu tư cho ngành
công nghiệp than thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản
Việt Nam.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬN ÁN
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài
luận án
1.1.1. Các nghiên cứu nền tảng về XHH đầu tư
Đến nay, XHH đầu tư đã thể hiện là một phương thức có
nhiều triển vọng trong huy động nguồn lực đầu tư và cung cấp dịch
vụ, hàng hóa công cộng và vì vậy được sự quan tâm của nhiều nhà
khoa học, nhà quản lý và nhiều quốc gia trên thế giới. Có nhiều
nghiên cứu về XHH đầu tư nói chung với những mục đích và mức
độ khác nhau trên cả phương diện lý thuyết cũng như thực tiễn.
1.1.2. Các nghiên cứu về XHH theo hình thức đối tác công tư
Đến nay, tại những nước đã áp dụng thành công hình thức
PPP, PPP thể hiện là một phương thức được kỳ vọng trong cung
cấp hàng hóa công cộng, giải bài toán thiếu vốn đầu tư phát triển
cơ sở hạ tầng. Chính vì vậy, hình thức PPP thu hút sự quan tâm của

nhiều nhà khoa học, nhiều nhà quản lý và Chính phủ của nhiều
nước trên thế giới, đã có nhiều công trình, nhiều đề tài nghiên cứu
về hình thức đầu tư PPP
1.2.Tình hình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến đề tài
luận án
1.2.1. Các nghiên cứu chung về đầu tư tư nhân vào khu vực công
4


Ở Việt Nam, vai trò của kinh tế tư nhân giữ một vai trò hết
sức quan trọng đối với nền kinh tế và được thừa nhận là một trong
nhiều thành phần kinh tế và được đối xử công bằng (Bùi Thị Vân,
2019). Kinh tế tư nhân hiện nay đang tạo thành một đối chứng hiện
thực năng động để các thành phần kinh tế khác đối chiếu và luôn
tự đổi mới, tự hoàn thiện. Theo đó, những đặc điểm của sở hữu tư
nhân được phân tích để thấy được sự tham gia và phát triển kinh tế
tư nhân là một trong tiến trình phát triển tất yếu trong lịch sử thế
giới và Việt Nam đồng thời chỉ ra xu hướng tăng cường khu vực
kinh tế tư nhân và thực hiện tư nhân hóa rộng rãi khu vực kinh tế
nhà nước diễn ra mạnh mẽ trong những năm trở lại đây tại Việt
Nam (Lương Minh Cừ, 2011).
Có thể thấy, vai trò của đầu tư tư nhân tham gia vào hoạt
động sản xuất kinh doanh của khu vực Nhà nước ngày càng được
quan tâm. Khu vực tư nhân là một lực lượng thiết yếu và tạo động
lực cơ bản trong nền kinh tế phát triển mà trong đó sự hợp tác giữa
tư nhân với Nhà nước là rất cần thiết để phát huy được những điểm
mạnh của khu vực tư nhân cũng như kinh nghiệm của quản lý của
Nhà nước, đặc biệt là phát huy thế mạnh chủ động nguồn lực và sự
linh hoạt từ khu vực tư nhân (Bùi Thị Vân, 2019; Vũ Hùng Cường,
2011).

1.2.2. Các ngiên cứu liên quan đến XHH đầu tư trong phát triển
giao thông vận tải
Các giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển giao thông đường
bộ Việt Nam đã được đưa ra, trong đó nhấn mạnh giải pháp XHH
vốn đầu tư với các công trình giao thông đường bộ (Phạm Thị
Tuyết, 2018). Phạm Thị Xuân (2018) cũng làm rõ thực trạng huy
động vốn đầu tư cho phát triển giao thông đường bộ Việt Nam giai
đoạn 2001-2016. Những năm gần đây, vấn đề huy động vốn xây
dựng đường bộ cao tốc được đề cập nhiều. Trong đó, nêu cụ thể
các vấn đề như vốn đầu tư, xây dựng, khai thác, bảo trì, thu phí,
quản lý, các vấn đề có liên quan đến các địa phương có đường cao
tốc đi qua, ý thức tham gia giao thông của người dân (Phạm Thị
Xuân, 2018)
5


Ngoài các nghiên cứu về XHH cơ sở hạ tầng giao thông vận
tải thì hình thức PPP cũng được triển khai khá nhiều tại Việt Nam
những năm trở lại đây. Các bài học kinh nghiệm thành công cũng
như thất bại, từ đó đề ra các phương án, trong đó phân tích rõ các
ưu nhược điểm của từng phương án cho việc áp dụng mô hình PPP
cho phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam. Song dường như chưa
thể áp dụng một phương án cụ thể mang tính chất thuyết phục cho
đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nói chung, cũng như đường cao tốc
nói riêng ở Việt Nam (Bộ Kế hoạch và đầu tư, 2009).
1.2.3. Các nghiên cứu về XHH đầu tư trong dịch vụ công
Tại Việt Nam, sự tham gia của các LLXH trong XHH các
dịch vụ công đã được nghiên cứu cả trong lý luận và thực tiễn.
Những nghiên cứu này là nền tảng lý thuyết giúp cung cấp một số
kinh nghiệm trong việc hợp tác giữa tư nhân với Nhà nước. Theo

đó, XHH trong giáo dục và XHH trong cung ứng các dịch vụ công
là hai lĩnh vực được nghiên cứu ứng dụng phổ biến.
1.2.4. Các nghiên cứu liên quan đến XHH trong lĩnh vực năng
lượng
Trong phạm vi sự hiểu biết và nỗ lực tra cứu của tác giả, tính
đến hiện nay, chưa có luận án tiến sĩ hay một đề tài nghiên cứu
trong nước nghiên cứu về XHH đầu tư trong lĩnh vực khai khoáng.
Tuy nhiên, hiện nay cũng đã có khung pháp lý và khá nhiều nghiên
cứu thực tiễn thực hiện XHH trong lĩnh vực khai khoáng.
Đối với lĩnh vực năng lượng nói chung và khai thác khoáng
sản nói chung thì vấn đề XHH đầu tư đã được quan tâm nghiên cứu
nhưng mới chỉ ở những bài viết riêng lẻ của các tổ chức, tác giả
chứ chưa tập hợp thành những công trình nghiên cứu tổng thể. Hiện
nay việc thực hiện XHH đầu tư đang được thúc đẩy mạnh mẽ để
thực hiện chủ trương tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế, trọng tâm là
tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu hệ thống tài chính, ngân hàng và
tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Nghị quyết Trung Ương 3 Khóa
XI của Đảng đã nêu rõ: “Đối với nhiệm vụ tái cơ cấu đầu tư, trước
hết phải thay đổi tư duy về đầu tư công, nhất là trong lĩnh vực đầu
6


tư kết cấu hạ tầng, y tế, giáo dục…; từng bước điều chỉnh cơ cấu
theo hướng giảm dần đầu tư công; thực hiện các biện pháp để huy
động các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước của các thành phần
kinh tế trong và ngoài nước để đầu tư vào các công trình, dự án hạ
tầng kinh tế - xã hội có khả năng thu hồi vốn”.
1.3. Khoảng trống nghiên cứu
Như vậy, mặc dù có rất nhiều nghiên cứu trong nước và nước
ngoài về XHH đầu tư dưới nhiều hình thức khác nhau, các tác giả

thường tập trung nhiều vào nghiên cứu XHH đầu tư các dịch vụ
công và đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông vận tải. Đối với đầu tư
phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và khai thác
than nói riêng của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt
Nam mới chỉ có một số nghiên cứu về huy động vốn, trong đó có
đề cập đến vấn đề XHH đầu tư dưới dạng là một trong những định
hướng tiềm năng để thu hút vốn và đầu tư của các tổ chức, cá nhân
thuộc các thành phần kinh tế. Như vậy, chưa có công trình nào đi
sâu nghiên cứu một cách tổng thể, bài bản thực hiện XHH đầu tư
trong ngành công nghiệp than của Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam.
Trong bối cảnh nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển than tăng
cao, điều kiện khai thác ngày càng khó khăn, phức tạp làm cho giá
thành ngày càng tăng, để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư và nâng cao
hiệu quả kinh doanh than, ngoài những vấn đề khác, việc nghiên
cứu thực hiện XHH đầu tư một cách tổng thể, hoàn chỉnh và phù
hợp trong ngành công nghiệp than của Tập đoàn Công nghiệp
Than - Khoáng sản – đơn vị được Chính phủ giao chủ trì thực hiện
Quy hoạch phát triển than là cấp bách và cần thiết. Do vậy, đề tài
luận án của tác giả lựa chọn là phù hợp và không trùng lặp với các
nghiên cứu trước đây ở trong và ngoài nước.
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XHH
ĐẦU TƯ TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP THAN THUỘC
TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VN
2.1. Khái niệm chung
7


2.1.1. Vốn đầu tư
2.1.1.1. Khái niệm vốn đầu tư
Vốn đầu tư được hiểu là tài sản tích lũy hoặc huy động được

của nhà đầu tư nhằm phục vụ cho mục đích phát triển và đầu
tư sinh lời. Hiểu một cách đơn giản là toàn bộ các chi phí bỏ ra để
thực hiện mục đích đầu tư. Theo đó, Vốn là điều kiện tiền đề để tất
cả các hoạt động trong xã hội được diễn ra, đặc biệt là đối với các
hoạt động về kinh tế, với các hoạt động về kinh tế, vốn còn là mục
đích của các hoạt động này. Ở tầm vĩ mô, vốn là một trong những
nhân tố quan trọng vào bậc nhất đối với quá trình tăng trưởng và
phát triển kinh tế - xã hội của mọi quốc gia (Đặng Thị Hà, 2013).
2.1.1.2.Bản chất và đặc điểm chung của vốn đầu tư
Vốn đầu tư là số tiền và những tài sản hợp pháp khác được sử
dụng để thực hiện các hoạt động đầu tư. Vốn đầu tư có những đặc
điểm cơ bản khác với các loại vốn kinh doanh khác liên quan đến
quy mô và thời gian thu hồi vốn.
2.1.1.3. Các hình thức huy động vốn đầu tư
Nguồn vốn đầu tư được hiểu là bao gồm nguồn vốn đầu tư
trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
2.1.2. XHH đầu tư
Khái niệm XHH trong phạm vi luận án này được hiểu là khi
tư nhân và các doanh nghiệp lạc quan về tương lai và cảm thấy tự
tin về tình hình tài chính của họ, lợi nhuận kỳ vọng của giá trị đồng
vốn tăng cao hơn lợi tức kỳ vọng của tiền (lãi suất) gửi tiết kiệm,
dẫn đến thu hút tăng vốn đầu tư từ các doanh nghiệp tư nhân, do
đó thúc đẩy sản xuất, gia tăng sản lượng và việc làm (Hoy, 2008;
Keynes, 1936)
2.2. Các lý thuyết liên quan đến XHH đầu tư
2.2.1. Lý thuyết kinh tế Keynes

8



Việc đánh giá hiệu quả XHH đầu tư để tối ưu hóa các khoản
đầu tư cho dự án phát triển của Nhà nước nói chung và DNNN nói
riêng mới bắt đầu phát triển từ năm 2010 dưới ảnh hưởng của lý
thuyết Keynes. Keynes (1936) cho rằng “vốn khan hiếm là lý do
duy nhất giải thích tại sao một tài sản-vốn trong suốt vòng đời của
nó có triển vọng mang lại những dịch vụ có tổng giá trị lớn hơn giá
cung ứng của nó ban đầu; và vốn được (cố ý) giữ cho khan hiếm
vì có sự cạnh tranh của lãi suất tiền tệ. Nếu vốn trở nên ít khan
hiếm hơn, thì lợi tức thặng dư sẽ giảm đi,...” (Keynes, 1936).
Tuy nhiên, tất cả các phân tích trên chủ yếu không chỉ là hiệu
quả chi phí, mà còn để tăng sự thu hút sẵn sàng đầu tư cũng như nâng
cao giá trị tín dụng của DNTN đối mặt với các rủi ro và thách thức.
2.2.2. Mô hình đối tác công tư PPP
Có thể nói, mô hình PPP được coi là một công cụ quan trọng
trong việc huy động các kênh đầu tư từ tư nhân cho các nguồn lực
tài chính để phát triển hạ tầng, nhưng không có một phương pháp
chung để áp dụng PPP cho mọi quốc gia, khu vực. Theo đó, cách
thức các đối tác tham gia trong PPP, cách thức hợp tác với các chức
năng nhiệm vụ và thời gian có thể khác nhau (Asian Development
Bank, 2008; Hodge & Greve, 2007; World Bank, 2014; Zhang,
2005).
2.3. Các mô hình lựa chọn dự án XHH đầu tư
2.3.1. Mô hình xác định giá trị cận biên của dự án
Ứng dụng phân tích lợi ích chi phí (CBA) cho dự án yêu cầu
xác định tỷ lệ chiết khấu để so sánh chi phí và lợi ích theo thời gian
sao cho tổng lợi ích lớn hơn tổng chi phí. Trong thực tiễn của các
DNNN khi áp dụng cho các dự án đầu tư với chi phí ngày hôm nay
và lợi ích kéo dài đến tương lai đã cho thấy các kết quả khác nhau
liên quan đến các mức chiết khấu khác nhau.
2.3.2. Mô hình xác định tối ưu cơ cấu vốn dự án

Tổng chi phí vốn cho dự án của DNNN được xác định bởi
sản lượng và chất lượng sản phẩm do dự án cung cấp. Mặt khác
9


trong giai đoạn vận hành dự án và cung cấp dịch vụ, sản phẩm ra
thị trường thì DNTN được trả một khoản phí cố định bao gồm khấu
hao các khoản đầu tư ban đầu và một khoản phí thay đổi theo thị
trường hiện tại.
2.3.3. Mô hình đánh giá giá trị tiền của dự án - VfM
Phương pháp đánh giá VfM được sử dụng bởi các đơn vị có
thẩm quyền để cung cấp, chứng minh và truyền thông quyết định
để sử dụng phương pháp nghiên cứu XHH đầu tư. Phương pháp
này dựa trên thực tiễn tại Châu Âu bằng cách tập trung vào cách
sử dụng VfM để đánh giá việc lựa chọn những quyền chọn tốt nhất
đối với một dự án XHH đầu tư. Để đánh giá dự án XHH đầu tư
theo phương pháp VfM có hai phương pháp: phương pháp VfM
định tính và phương pháp VfM định lượng.

-

VfM định tính đưa ra những chỉ dẫn chi tiết về phương pháp
dựa trên bằng chứng hữu hình để kiểm tra sự phù hợp của
phương phức phân phối của dự án XHH.
VfM định lượng đưa ra chỉ dẫn chi tiết về phương pháp định
tính với việc so sánh các lựa chọn của một dự án XHH bao
gồm việc sử dụng công cụ so sánh khu vực công.

2.4. Đặc điểm ngành công nghiệp than
2.4.1. Tổng quan về đặc điểm của ngành công nghiệp Than

Ngành Than có các đặc điểm đặc thù có những sự khác biệt
so với các ngành công nghiệp khác. Đầu tiên, nguồn tài nguyên
khoáng sản than thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện làm
chủ sở hữu. Do vậy, hoạt động khai thác than thực hiện theo quy
định của pháp luật về khoáng sản. Thứ hai, sản phẩm than do tự
nhiên sinh ra, quá trình khai thác than chỉ là quá trình đưa than từ
trong lòng đất lên bề mặt, xử lý thành sản phẩm và vận chuyển đến
nơi sử dụng. Trong quá trình khai thác, đối tượng lao động là các
vỉa than và các lớp đất đá bao quanh đứng yên, còn phương tiện
lao động thì di chuyển theo đối tượng lao động. Do đó, giá thành
than không có chi phí thiết kế sản phẩm, chi phí nguyên liệu. Hiện
10


nay, trong khai thác Than có một số dây chuyền sản xuất, khai thác
chính gồm: (1) Dây chuyền khai thác than lộ thiên; (2) Dây chuyền
khai thác hầm lò. Trong mỗi dây chuyền gồm nhiều khâu, công
đoạn, công việc:
Với những đặc điểm của ngành công nghiệp than nói chung
và hoạt động khai thác than nói riêng nêu trên, để thực hiện được
mục tiêu và yêu cầu khai thác hợp lý, tiết kiệm và sử dụng có hiệu
quả tài nguyên than thì chính sách tài nguyên khoáng sản nói chung
và mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh than nói riêng phải
đảm bảo phù hợp với các đặc điểm này, trong đó có chính sách về
thực hiện XHH đầu tư trong sản xuất than của doanh nghiệp.
2.4.2. Đặc điểm và yêu cầu XHH đầu tư của ngành Than Việt
Nam từ quan điểm XHH đầu tư
2.4.2.1. Đặc điểm của XHH đầu tư ngành than
Nhu cầu về vốn đầu tư cho phát triển các ngành khai thác
khoáng sản, trong đó trọng tâm là ngành than vượt quá khả năng

tài chính và nguồn vốn của Tập đoàn là đơn vị được Chính phủ
giao chủ trì thực hiện Quy hoạch phát triển than, bô xít, đồng, chì,
kẽm, thiếc, sắt, cromit, vật liệu nổ công nghiệp, v.v.
Như vậy Tập đoàn đã tiến hành đổi mới trong lĩnh vực đầu
tư, trong đó đặc biệt phương thức XHH đầu tư được triển khai quán
triệt từ nhận thức về XHH đầu tư được hiểu với ý nghĩa bao gồm
sự tham gia của nhiều cá nhân, nhiều tổ chức thuộc mọi thành phần
kinh tế vào quá trình đầu tư của các đơn vị thành viên, của Tập
đoàn theo quy định của pháp luật để phát triển ngành Than Khoáng sản cũng như phát triển kinh doanh nói chung của doanh
nghiệp, của Tập đoàn, và nhằm đạt được mục tiêu tổng quát là phát
huy mọi nguồn lực trong xã hội, kể cả đầu tư nước ngoài bằng các
hình thức thích hợp để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển kinh
doanh của các đơn vị thành viên, của Tập đoàn nhằm nâng cao
năng lực sản xuất, sản lượng và chất lượng sản phẩm/dịch vụ đáp
ứng nhu cầu của nền kinh tế cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh. XHH đầu tư không phải là “chuyển gánh nặng tài
chính” của doanh nghiệp cho DNTN hoặc xã hội và càng không
11


phải là “mở cửa” tự do cho mọi doanh nghiệp, cá nhân, mọi tổ chức
vào đầu tư mà những người tham gia đầu tư phải đảm bảo các yêu
cầu về năng lực theo quy định để thực hiện đầu tư và vận hành
công trình có trách nhiệm và hiệu quả.
2.4.2.2. Yêu cầu của XHH đầu tư ngành than
Hình thức thực hiện XHH đầu tư trong hoạt động SXKD
than chủ yếu là: Thuê thực hiện một số hoạt động hoặc thực hiện
một phần công việc của một số hoạt động trong dây chuyền SXKD
than theo 2 hình thức đầu tư chính là: (i) Người ta phải đầu tư hình
thành tài sản (năng lực SX) từ bên ngoài và đưa đến địa bàn của

DN than để thực hiện các hoạt động XHH của dây chuyền SXKD
than, ví dụ như các phương tiện, thiết bị khoan, nổ mìn, bốc xúc,
vận chuyển đất đá, than, v.v.; (ii) Đầu tư hình thành tài sản (năng
lực sản xuất) tại địa điểm mặt bằng của dây chuyền SXKD than
theo hình thức BO, ví dụ như các tuyến băng tải chở than, chở đất,
v.v. Ngoài ra, còn có hình thức đầu tư BT, BOT, BTO một số hạng
mục trong dây chuyền SXKD than. Qua đó cho thấy, XHH đầu tư
trong hoạt động SXKD than của ngành than chỉ diễn ra trong phạm
vi 1 dây chuyền SXKD than và trong phạm vi của một DN và thực
hiện một phần giá trị của sản phẩm than trong khi DN than vẫn
nắm giữ SP than và nắm giữ quyền điều hành dây chuyền SX than.
Tóm lại, điều kiện thực hiện XHH đầu tư trong hoạt động SXKD
than của TKV:
(1) Đảm bảo cho TKV vẫn nắm giữ SP than và nắm giữ quyền
chỉ huy, điều hành thống nhất toàn bộ dây chuyền SXKD
than, theo đó việc XHH chỉ thực hiện đối với một số hoạt
động hoặc một lượng công việc ở mức độ nhất định của
một số hoạt động trong dây chuyền SXKD than;
(2) Phần giá trị của hoạt động XHH không được vượt quá
đơn giá của hoạt động đó theo quy định của TKV. Ví dụ,
chi phí vận tải than bằng băng tải XHH từ mỏ than đến
nhà máy điện trong khu vực không được vượt quá đơn
giá theo quy định của TKV; hoặc đơn giá vận chuyển
đất từ moong khai thác lộ thiên ra bãi thải không được
12


vượt quá đơn giá theo quy định của TKV, v.v.. Ví dụ,
Dự án băng tải chở than ở Mạo Khê (từ mỏ Mạo Khê
đến Nhà máy nhiệt điện Đông Triều) có giá trúng thầu

là 16.240 đồng/tấn, giảm 3.760 đồng/tấn so với giá mời
thầu 20.000 đồng/tấn, như vậy tiết kiệm gần 20% chi phí
vận tải so với chi phí định mức (đơn giá) của Tập đoàn
TKV. Như vậy, nếu đơn giá theo y/c của nhà đầu tư nhỏ
hơn, hoặc bằng đơn giá của TKV thì lợi ích của 2 bên
gặp nhau và khi đó việc XHH đầu tư băng tải mới thực
hiện được.
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN
CỨU XHH ĐẦU TƯ CHO NGÀNH CÔNG NGHIỆP THAN
THUỘC TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP
THAN - KHOÁNG SẢN TẠI VIỆT NAM
3.1. Lựa chọn mô hình nghiên cứu
Mô hình VfM được lựa chọn để tiến hành ngiên cứu. Trong
phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả tập trung xây dựng mô
hình xác định lựa chọn XHH đầu tư trong tập đoàn trên khía cạnh
đánh giá giá trị của tiền (VfM_Value for Money). Trong luận án
này tác giả sử dụng cả phương pháp định tính và định lượng để
đánh giá lựa chọn dự án XHH đầu tư.
3.1. Phương pháp nghiên cứu của luận án
3.1.1. Sử dụng mô hình định tính để đánh giá dự án XHH
Đánh giá VfM định tính là phương pháp hiệu quả khi thực
hiện tại một số giai đoạn trong vòng đời dự án (chu trình dự án).
Các tiêu chí dùng để đánh giá là như nhau trong mỗi giai đoạn,
mức độ chi tiết của việc đánh gia tăng lên khi có thêm dữ liệu và
thông tin từ quá trình thẩm định. Mặt khác, tầm quan trọng của mỗi
tiêu chí có thể thay đổi với các hoạt động của mỗi giai đoạn trong
chu trình dự án.
3.1.2. Sử dụng mô hình định lượng để đánh giá dự án XHH
13



Đối với một dự án trong ngành Than khi xem xét thực hiện
đầu tư XHH sau đã thực hiện đánh giá định tính sẽ chuyển qua
đánh giá định lượng. Việc đánh giá VfM theo mô hình định lượng
được thực hiện qua 3 giai đoạn:
CHƯƠNG 4. ỨNG DỤNG MÔ HÌNH XHH ĐẦU TƯ CHO
MỘT DỰ ÁN THUỘC TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP
THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
4.1.1. Tình hình thực hiện XHH đầu tư của Tập đoàn công
nghiệp Than - Khoáng sản Viêt Nam
Để: (1) Khắc phục tình trạng thiếu vốn đầu tư, hệ số nợ trên
vốn CSH quá cao (vượt mức quy định), khó vay vốn tín dụng; (2)
Mau chóng đưa công trình, hạng mục công trình vào hoạt động,
đáp ứng nhu cầu của sản xuất; (3) Khắc phục tình trạng khối lượng
công tác mỏ (nhất là khoan nổ mìn phá đá, bóc đất đá, vận chuyển
đất, than, v.v.) biến động thất thường theo mùa (thời tiết) và do
điều kiện địa chất mỏ thay đổi; (4) Giảm áp lực tuyển dụng, quản
lý và đảm bảo việc làm cho người lao động trong điều kiện thiếu
việc làm hoặc việc làm không thường xuyên do các nguyên nhân
khách quan làm cho khối lượng công tác mỏ biến động thất thường;
(5) Giảm chi phí đầu tư, chi phí sản xuất; (6) Xây dựng các công
trình mục tiêu an sinh xã hội, nhà ở cho công nhân, v.v.
Tập đoàn TKV đã triển khai nhiều giải pháp thực hiện XHH
đầu tư bằng nhiều hình thức khác nhau. Hình thức được áp dụng
từ lâu là thuê bốc xúc đất đá, vận chuyển đất đá ở các mỏ than lộ
thiên, vận chuyển than, v.v. Từ năm 2012 đã triển khai áp dụng
thuê đầu tư xây dựng và vận hành (tương tự như hình thức đầu tư
Xây dựng – Vận hành - BO) đối với dự án “Hệ thống băng tải cấp
than cho nhà máy nhiệt điện Mạo Khê”. Đến nay, kết quả thực hiện
XHH đầu tư trong SXKD nói chung và trong sản xuất than nói

riêng như sau:
4.1. Đánh giá mô hình XHH đầu tư cho dự án băng tải NMT
Khe Chàm - kho G9
14


4.2.1. Giới thiệu dự án băng tải chuyển than
Các thông số ban đầu:
 Tổng đầu tư ban đầu của dự án:
85 triệu USD
 Khối lượng vận chuyển than:
3 triệu tấn/năm
 Khoảng cách vận chuyển trung bình 5km
 Thời gian hoạt động dự án:
11 năm
 Thuế trung bình các loại:
13% doanh thu
 Tổng chi phí vận hành và bảo dưỡng 20% doanh thu
 Không tính đến tác động của tỷ giá, lạm phát, ...
Do vậy, Công ty CP Tư vấn Đầu tư mỏ và Công nghiệp Vinacomin đã khảo sát tuyến băng tải từ tháp TCT3 đến TT1 và
tiến hành lập « Bổ sung một số hạng mục thuộc dự án Hệ thống
băng tải vận tải than từ NMT Khe Chàm - kho G9 - cấp than cho
TTNĐ Mông Dương - GĐ1” trình các cấp có thẩm quyền phê
duyệt. Luận án xem xét dự án đầu tư XHH "XHH tuyến băng từ
NMT Khe Chàm – kho G9".
4.2.2. Ứng dụng mô hình định tính
Để ứng dụng mô hình VfM định tính, luận án thiết kế phiếu
kiểm tra đánh giá VfM cho dự án XHH đầu tư ngành Than –
Khoáng Sản Việt Nam. Căn cứ vào nghiên cứu của (Dinh Thi Thuy
Hang, 2017; European PPP Expertise Centre, 2018) để luận án

thiết kế nghiên cứu khảo sát định tính. Phiếu kiểm tra đánh giá dự
án XHH ngành Than – Khoáng Sản Việt Nam bao gồm các nội
dung sau:






Động lực thúc đẩy (14 tiêu chí)
Tính khả thi dự án (20 tiêu chí)
Khung pháp lý và điều chỉnh (5 tiêu chí)
Năng lực khu vực công và tư (7 tiêu chí)
Tính đặc thù dự án (14 tiêu chí)

Trong đó, khía cạnh động lực thúc đẩy và tính khả thi dự án
có 2 phương án trả lời cho mỗi tiêu chí. Ba khía cạnh còn lại liên
quan đến các giai đoạn trong chu trình dự án, mỗi tiêu chí sẽ cụ thể
15


hóa mỗi giai đoạn trong chu trình dự án và mỗi tiêu chí sẽ có 3
phương án trả lời “có”, “một phần”, và “không”. Sau khi phiếu
kiểm tra được thiết kế, nhiệm vụ tiếp theo là xác định danh sách
người trả lời. Quá trình xác định người trả lời phù hợp được xác
định tỉ mỉ, tác giả xác định người trả lời thuộc khu vực công trong
tập đoàn Than – Khoáng Sản và phải giữa vị trí quản lý cấp phòng
trở lên.
Kết quả cho thấy, bộ tiêu chí đưa vào sử dụng là phù hợp,
đồng thời các đánh giá định tính đối với tình huống dự án băng tải

này là khả thi với mức đáp ứng “có thể chấp nhận được”. Trong
phần tiếp theo, luận án sẽ tiếp tục sử dụng các chỉ số tài chính để
tiến hành đánh giá định lượng dự án băng tải theo mô hình VfM.
4.2.3. Ứng dụng mô hình định lượng
Mô hình định lượng trải qua 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 tính
toán hiệu quả tài chính dự án theo phương thức đầu tư công; Giai
đoạn 2, tính hiệu quả dự án theo phương thức XHH từ khu vực
tư với những ràng buộc về Phần giá trị của hoạt động XHH không
được vượt quá đơn giá của hoạt động đó theo quy định của TKV.
Cụ thể, chi phí vận tải than bằng băng tải XHH từ mỏ than đến nhà
máy điện trong khu vực không được vượt quá đơn giá theo quy
định của TKV; đơn giá vận chuyển đất từ mỏ khai thác lộ thiên ra
bãi thải không được vượt quá đơn giá theo quy định của TKV, v.v..
Giai đoạn 3, so sánh NPV của 2 phương án. Nếu NPV của dự án
XHH lớn hơn NPV của dự án công thì phương án đầu tư XHH đảm
bảo đủ điều kiện thực hiện XHH vốn đầu tư cho dự án đó.
Trên cơ sở kết quả phân tích tài chính, dự án đầu tư XHH:
NPV (10%) = 251.390,41 (triệu đồng), tỉ suất sinh lợi nội tại
IRR = 11,86%. Dự án hoàn toàn khả thi về mặt tài chính.
Phân tích rủi ro trong trường hợp yếu tố đầu vào thay đổi, từ
kết quả phân tích độ nhạy cũng cho thấy khi các yếu tố đầu vào
thay đổi theo hướng bất lợi cho dự án. Dự án cũng vẫn khả thi về
mặt tài chính.
16


4.3. Đánh giá khả năng ứng dụng của mô hình
Việc sử dụng mô hình VfM để đánh giá các dự án đầu tư
XHH trong ngành Than – Khoáng sản Việt Nam qua ứng dụng mô
hình này để chọn dự án XHH cho thấy một số điểm lưu ý sau:


-

-

Về mô hình VfM định tính: mô hình định tính VfM hoàn
toàn có khả năng áp dụng để đánh giá dự án đầu tư xã hội.
Các chuyên gia cũng đánh giá cao các khía cạnh đánh giá
dự án XHH, đặc biệt các khía cạnh B, C, D được xây dựng
chi tiết thê hiện qua việc từng tiêu chí đánh giá được đánh
giá qua từng giai đoạn trong chu trình vòng đời của dự án.
Mặt khác chỉ tiêu D14 và D15 đảm bảo ngành Than vẫn
nắm quyền tự quyết trong hoạt động kinh doanh cũng như
vấn đề bảo mật hay an ninh năng lượng quốc gia. Điều đó
cho thấy, tác giả nghiên cứu rất kỹ mối quan hệ và vị trí của
từng tiêu chí trong cả vòng đời của dự án XHH. Tuy nhiên,
số lượng cũng như kinh nghiệm đánh giá dự án đầu tư XHH
của các ngành nói chung và Than – Khoán Sản Việt Nam
nói riêng chưa thực sự nhiều, quy mô dự án cũng chưa thực
sự đa dạng. Nói cách khác, cơ sở dữ liệu các dự án XHH
tại Việt Nam chưa nhiều, khung pháp lý cũng như điều
chỉnh đối với các dự án đầu tư XHH chưa được xây dựng
cụ thể và chi tiết.
Về mô hình VfM định lượng: Về mặt phân tích khả thi tài
chính, mô hình này hoàn toàn có thể đánh giá khả thi được
trong cả trường hợp 100% vốn nhà nước/ngành TKV cũng
như huy động vốn của các tổ chức tài chính.

Kết luận: Việc đánh giá VfM định tính hoàn toàn có thể thực hiện
được đối với không chỉ các dự án XHH ngành TKV mà còn cả đối

với các dự án XHH ngành khác.
Mô hình VfM định lượng có thể áp dụng được mặc dù còn
một số hạn chế chưa đủ dữ liệu, cơ sở pháp lý, cấu trúc XHH vốn
đầu tư, năng lực khu vực tư nhân trong nước tham gia dự án XHH
còn hạn chế về mặt quản lý, kỹ thuật, chưa thể biết khả năng của
17


mình có thể tiết kiệm được bao nhiêu so với khu vực nhà nước nếu
thực hiện dự án đó (ước lượng mức hiệu quả so với khu vực nhà
nước). Do hạn chế về mặt thời gian dự án mới chỉ dừng lại ở việc
đánh giá phương án tài chính theo phương án đầu tư công mà chưa
thực hiện cho phương án đầu tư XHH. Do đó, đánh giá mô hình
VfM định lượng chưa được áp dụng triệt để trong chương này. Tuy
vậy, việc áp dụng VfM định lượng là hoàn toàn có thể đối với các
dự án trong ngành Than cũng như các dự án XHH trong các ngành
khác tại Việt Nam.
CHƯƠNG 5. BÀN LUẬN VÀ ĐỊNH HƯỚNG THỰC HIỆN
XHH ĐẦU TƯ TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP THAN
THUỘC TẬP ĐOÀN THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
5.1. Định hướng chiến lược phát triển của Tập đoàn Công
nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đến 2030
“Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020,
có xét triển vọng đến năm 2030” được phê duyệt tại Quyết định số
403/2016/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ (viết
tắt là QH 403/2016) đã đề ra định hướng phát triển ngành than như
sau (Thủ tướng Chính phủ, 2016).
5.1.1. Mục tiêu phát triển
Xây dựng ngành than Việt Nam trở thành ngành công nghiệp
phát triển; có sức cạnh tranh cao; có trình độ công nghệ tiên tiến

so với khu vực ở tất cả các khâu thăm dò, khai thác, sàng tuyển,
chế biến, sử dụng than; đáp ứng đủ than cho nhu cầu sử dụng trong
nước, đặc biệt là than cho sản xuất điện.
5.1.2. Định hướng phát triển
Tập trung thăm dò nâng cấp tài nguyên than hiện có để chuẩn
bị đủ tài nguyên tin cậy phục vụ thiết kế khai thác theo Quy hoạch
và đảm bảo công tác thăm dò phải luôn đi trước một bước.
Quy hoạch các mỏ có quy mô nhỏ thành mỏ có quy mô lớn;
phát triển sản lượng khai thác theo hướng bền vững, hiệu quả. Quy
hoạch đổ thải theo hướng sử dụng tối đa bãi thải trong. Đầu tư một
18


số dự án thử nghiệm tại bể than sông Hồng để lựa chọn công nghệ
khai thác hợp lý.
Phát triển các hệ thống sàng tuyển đồng bộ, tập trung; từng
bước giảm dần các cụm sàng tuyển nhỏ lẻ. Chế biến than theo
hướng tối đa chủng loại than cho sản xuất điện; đa dạng hóa sản
phẩm đáp ứng theo nhu cầu sử dụng trong nước.
Nâng cao chất lượng của hệ thống cung cấp điện đáp ứng nhu
cầu sử dụng điện của ngành than; áp dụng đồng bộ các giải pháp
tiết kiệm điện.
Định hướng
Tăng cường các hình thức vận tải bằng đường sắt, băng tải
hoặc liên hợp ôtô - băng tải; giảm tối đa hình thức vận tải bằng ôtô
để giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Cải tạo, xây dựng mới các cụm cảng tập trung có quy mô,
công suất lớn với thiết bị rót hiện đại; từng bước xóa bỏ dần các
bến nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu.
Xây dựng mới, đầu tư nâng cấp, mở rộng các cảng hiện có

đáp ứng nhu cầu nhập khẩu than theo từng giai đoạn, phù hợp với
quy hoạch tổng thể phát triển các cảng biển Việt Nam được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt.
5.2. Nhu cầu vốn và định hướng vốn đầu tư phát triển của
Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam đến năm 2030
5.2.1. Nhu cầu vốn đầu tư của ngành và của TKV
Nhu cầu vốn đầu tư: Vốn đầu tư (VĐT) của Quy hoạch bao
gồm vốn đầu tư mới và vốn đầu tư duy trì sản xuất. Tổng mức đầu
tư được tính theo suất đầu tư các công trình mỏ với tỉ giá 22.000
VNĐ/USD (cuối năm 2015).
Vốn đầu tư mới: Là vốn đầu tư cải tạo mở rộng, xây dựng
mới các mỏ, các công trình phụ trợ, các mạng kỹ thuật và các công
trình phục vụ sản xuất than. Vốn đầu tư mới được lấy từ các dự án
thiết kế của các công trình cụ thể hoặc được tính toán nội suy từ
suất đầu tư tổng hợp trên một tấn công suất.
Suất vốn đầu tư xây dựng công trình (gọi tắt là suất vốn đầu
19


tư) là mức chi phí cần thiết để đầu tư xây dựng công trình mới tính
cho một đơn vị diện tích hoặc công suất, năng lực phục vụ theo
thiết kế của công trình.
5.2.2. Định hướng huy động vốn đầu tư của TKV
Theo báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán các năm
2013 đến 2018 của Tập đoàn TKV, tổng giá trị tài sản cố định hữu
hình theo nguyên giá năm 2017 của toàn Tập đoàn là 154.909 tỷ
đồng, giá trị còn lại là 84.599,6 tỷ đồng; trong đó riêng của các
ngành, lĩnh vực ngoài sản xuất than 78.807,3 tỷ đồng và của sản
xuất than là 76.101,7 tỷ đồng (chiếm khoảng 49,1%). Tổng vốn
khấu hao TSCĐ năm 2017 là 10.822,4 tỷ đồng, trong đó của TSCĐ

từ vốn vay 8.537 tỷ đồng và từ vốn CSH là 1.786,4 tỷ đồng, riêng
của sản xuất than tương ứng lần lượt là 5.313,8; 4.191,7; 877,1 tỷ
đồng. Giả định rằng, khấu hao TSCĐ từ nguồn vốn vay coi như để
trả nợ gốc. Nguồn vốn cho đầu tư chỉ có vốn khấu hao TSCĐ từ
nguồn vốn chủ sở hữu. Như vậy, nguồn vốn chủ sở hữu hiện có
của sản xuất than từ khấu hao TSCĐ là 877,1 tỷ đồng. Căn cứ vào
tốc độ tăng trưởng vốn CSH trong 5 năm 2013-2017 là 2,37%/năm,
có thể ước tính nguồn vốn khấu hao từ TSCĐ của vốn CSH đến
năm 2030 bình quân là 1.033,4 tỷ đồng (Tập đoàn Công nghiệp
Than-Khoáng sản Việt Nam, 2019).
Tóm lại, để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư phát triển than của
Tập đoàn theo QH403 ngoài nguồn vốn tự có (vốn CSH) và vốn
vay từ các nguồn bằng các hình thức thích hợp, Tập đoàn cần phải
tăng cường thực hiện XHH đầu tư.
5.3. Quan điểm và định hướng tăng cường thực hiện XHH
đầu tư tại Tập đoàn công nghiệp Than-Khoáng sản Việt
Nam đến năm 2030
5.3.1. Quan điểm thực hiện XHH đầu tư của Tập đoàn
Trên cơ sở nhu cầu vốn đầu tư và tình hình phát triển của TKV,
kết hợp với chiến lược phát triển ngành than đến năm 2030 theo
Quyết định 403/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính trong việc
tăng cường thực hiện XHH đầu tư trong ngành công nghiệp than
20


của Tập đoàn theo các nguyên tắc sau đây:
- Thứ nhất, XHH đầu tư đối với doanh nghiệp khai thác than
được hiểu là doanh nghiệp kêu gọi và tạo điều kiện cho các
nhà đầu tư tham gia đầu tư thực hiện một hoặc một số công
đoạn, tiểu công đoạn, công việc trong dây chuyền sản xuất

than thay vì doanh nghiệp phải đầu tư thực hiện từ A đến Z
nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội.
- Thứ hai, XHH đầu tư không phải là “chuyển gánh nặng tài
chính” của doanh nghiệp cho xã hội và càng không phải là
“mở cửa” vô lối cho mọi tổ chức, cá nhân vào đầu tư mà
những người tham gia đầu tư phải đảm bảo các yêu cầu về
năng lực theo quy định để thực hiện đầu tư và vận hành
công trình có trách nhiệm và hiệu quả.
- Thứ ba, Việc thực hiện chủ trương XHH đầu tư phải tuân
thủ nguyên tắc “Cái gì xã hội làm được và làm có hiệu quả
hơn thì để xã hội làm”; các doanh nghiệp khai thác than
chủ yếu chỉ nắm quyền chỉ huy, quản lý, điều hành quá
trình khai thác và nắm đầu ra thông qua nắm quyền chủ mỏ
để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ cung cấp than cho nhu cầu
sử dụng của nền kinh tế.
- Thứ tư, Việc thực hiện XHH đầu tư phải theo nguyên tắc
đôi bên cùng có lợi trên cơ sở đảm bảo hài hòa lợi ích của
Nhà nước – Doanh nghiệp – Nhà đầu tư – Cộng đồng.
- Thứ năm, Việc thực hiện XHH đầu tư phải đảm bảo tuân
thủ nghiêm minh các quy định của pháp luật về quản lý và
khai thác tận thu tối đa tài nguyên than, đảm bảo an toàn
lao động, bảo vệ môi trường và trật tự an toàn xã hội trên
địa bàn. Đảm bảo không ảnh hưởng đến sự phát triển ổn
định và thực hiện nhiệm vụ được giao của doanh nghiệp về
cung cấp than đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
- Thứ sáu, Việc thực hiện XHH đầu tư phải đi đôi với tăng
cường bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu, khai thác tối
đa các phương thức huy động vốn có lợi thế khác, nâng cao
trình độ công nghệ, trình độ quản lý và trình độ tổ chức
kinh doanh theo hướng tiên tiến, hiện đại với mục tiêu đạt

21


-

hiệu quả kinh doanh cao nhất.
Thứ bảy, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt
Nam cùng các đơn vị thành viên sản xuất than phải có quy
chế, kế hoạch XHH đầu tư trong sản xuất than để làm cơ sở
triển khai thực hiện đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng
nhằm lựa chọn được các nhà đầu tư thực sự có năng lực.

Từ quan điểm trên, mục tiêu tổng quát là huy động mọi
nguồn lực trong xã hội, kể cả đầu tư nước ngoài bằng các hình thức
thích hợp để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển kinh doanh than của
các đơn vị thành viên, của Tập đoàn nhằm nâng cao năng lực sản
xuất, sản lượng và chất lượng than đáp ứng nhu cầu của nền kinh
tế cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp, của Tập đoàn.
Phấn đấu thu hút vốn đầu tư thông qua các hình thức XHH
đầu tư tối thiểu đạt 45% nhu cầu vốn đầu tư mới đề ra trong Quy
hoạch phát triển ngành than giai đoạn đến năm 2030 theo hai mục
tiêu cụ thể sau đây:
-

Thứ nhất, thu hút XHH đầu tư để đáp ứng số vốn đầu tư
còn thiếu theo nhu cầu.

-


Thứ hai, thu hút XHH đầu tư để thực hiện những công đoạn,
tiểu công đoạn, công việc, phần việc (nói chung là hoạt
động) nếu để doanh nghiệp thực hiện thì hiệu quả thấp do
nguyên nhân khách quan. Chẳng hạn như các hoạt động có
khối lượng công tác mang tính thời vụ, hoặc biến động
mạnh theo điều kiện thời tiết, theo sự thay đổi của điều kiện
địa chất mỏ, điều kiện khai thác.

5.3.2. Định hướng thực hiện XHH đầu tư của Tập đoàn
Định hướng tăng cường thực hiện XHH đầu tư của TKV
trong những năm tới, định hướng đến năm 2030 sẽ triển khai theo
hướng XHH các dây chuyền sản xuất than thuộc quản lý của TKV
(Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam, 2014; Thủ
22


tướng Chính phủ, 2016). Các hoạt động trong dây chuyền sản xuất
than đề xuất thực hiện XHH đầu tư được trình bày trong Bảng 5.5.
5.4. Hoàn thiện quy trình thực hiện XHH đầu tư tại Tập đoàn
công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam
5.4.1. Sử dụng mô hình VfM trong công tác thực hiện XHH đầu tư
Mô hình VfM được sử dụng nhiều trên thế giới xuất phát từ
quá trình xây dựng các chỉ tiêu đánh giá lựa chọn dự án PPP và đã
được kiểm chưng bởi nhiều công trình nghiên cứu và dự án thực
tế. Tác giả luận án đã ứng dụng một số chỉ tiêu và phương pháp
đánh giá của mô hình này kết hợp với thực tiễn XHH đầu tư trong
ngành công nghiệp Than-Khoáng sản tại Việt Nam để xây dựng bộ
các chỉ số đánh giá định tính và định lượng làm căn cứ xác định ưu
tiên và lựa chọn khả thi dự án XHH.
Theo đó, dự án XHH đầu tư ngành Than sẽ được đánh giá

dựa trên cả hai nhóm định tính và định lượng. Nhóm chỉ tiêu đánh
giá định tính nhằm xác định mức độ đáp ứng cua dự án dựa trên
các khía cạnh liên quan đến (1) Động lực thúc đẩy dự án XHH, (2)
Tính khả thi của dự án, (3) Khung pháp lý, (4) Năng lực khu vực
tư nhân, (5) Các đặc tính đặc thù của dự án. Nhóm chỉ tiêu đánh
giá định lượng lại đi sâu vào các giá trị dòng tiền mang lại từ việc
đầu tư XHH các hạng mục của dự án. Theo đó, một dự án khi đánh
giá lựa chọn phải đáp ứng được đầy đủ các chỉ tiêu cả về định tính
và định lượng.
Mô hình xã hội hoá VfM đã được kiểm chứng và đánh giá
tình huống đối với dự án băng tải than được trình bày trong chương
4 của luận án. Kết quả đánh giá dự án bằng việc sử dụng bộ chỉ số
định tính và định lượng là phù hợp.
Như vậy, đây là mô hình đánh giá lựa chọn dự án XHH đầu
tư vừa đóng góp vào hệ thống lý luận còn chưa thực sự rõ ràng về
XHH tại Việt Nam cũng như đóng góp cho TKV một bộ chỉ số đo
lường hướng dẫn lựa chọn dự án XHH. TKV khi đánh giá lựa chọn
23


×