Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Hoàn thiện chế độ tài chính và kế toán trích lập dự phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.25 KB, 8 trang )

Hoàn thiện chế độ tài chính và kế toán trích lập dự phòng
3.1.Đánh giá chung về chế độ tài chính và kế toán trích lập dự phòng của Việt
Nam và kinh nghiệm 1 số nước trên thế giới
3.1.1.Đánh giá chế dộ kế toán trích lập các khoản dự phòng của Việt Nam
3.1.1.1.Ưu điểm
Nhìn chung chế độ kế toán trích lập các khoản dự phòng của Việt Nam là phù
hợp với thông lệ và chuẩn mực kế toán quốc tế. Nó đảm bảo được nguyên tắc thận
trọng của kế toán, giúp doanh nghiệp có nguồn tài chính để bù đắp khi xảy ra rủi
ro. Những quy định chung khi trích lập các khoản dự phòng theo thông tư số
13/2006 không có gì trái với hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế.
Điều kiện để trích lập các khoản dự phòng là phải có khả năng giảm giá trị tài
sản, thời điểm lập dự phòng phải là cuối năm,trước khi doanh nghiệp tiến hành lập
báo cáo tài chính.Các quy định pháp lý của nhà nước đối với các doanh nghiệp khi
tiến hành lập dự phòng cũng rất chặt chẽ để đảm bảo đúng đắn mục đích của việc
lập dự phòng là giúp doanh nghiệp có nguồn tài chính để bù đắp khi xảy ra rủi ro,
tránh tình trạng lợi dụng mục đích lập dự phòng để khai khống nhằm giảm thuế để
nộp nhà nước.
Chế độ kế toán Việt Nam cũng có sự thay đổi linh hoạt cho phù hợp với xu
thế trên thế giới. chẳng hạn như sự thay đổi về tài khoản sử dụng hạch toán dự
phòng giảm giá HTK và dự phòng nợ phải thu khó đòi giữa thông tư 107/2001/TT-
BTC và thông tư số 13/2006
Theo thông tư số 13/2006 thì trường hợp nguyên vật liệu có giá trị
thuần có thể thực hiện được thấp hơn so với giá gốc nhưng giá bán sản phẩm dịch
vụ được sản xuất từ nguyên vật liệu này không bị giảm giá thì không được trích lập
dự phòng giảm giá nguyên vật liệu tồn kho đó.
Mức lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính cho từng loại hàng tồn kho bị
giảm giá và tổng hợp toàn bộ vào bảng kê chi tiết. Bảng kê là căn cứ để hạch toán
vào giá vốn hàng bán (giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hoá tiêu thụ trong kỳ) của
doanh nghiệp.
Giá trị tổn thất thực tế của hàng tồn đọng không thu hồi được đã có quyết
định xử lý huỷ bỏ, sau khi bù đắp bằng nguồn dự phòng giảm giá hàng tồn kho,


phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào giá vốn hàng bán của doanh nghiệp
Doanh nghiệp phải lập dự phòng riêng cho từng loại chứng khoán đầu tư, có
biến động giảm giá tại thời điểm lập báo cáo tài chính và được tổng hợp vào bảng
kê chi tiết dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư, làm căn cứ hạch toán vào chi
phí tài chính của doanh nghiệp.
Chế độ kế toán Việt Nam quy định doanh nghiệp chỉ được lập dự phòng mức
tối đa là không quá 20% tổng số dư nợ và đảm bảo rằng doanh nghiệp không bị lỗ
tuy nhiên quy định này chưa hợp lý cả về lý luận lẫn thực tiễn.
- Về mặt lý luận nếu cho rằng dự phòng là việc xác nhận trước một khoản lỗ
sẽ sảy ra trong tương lai thì khoản lỗ này phải phụ thuộc vào các điều kiện sẽ sảy
ra chứ không thể phụ thuộc vào mức độ khống chế là 20% và càng không thể đảm
bảo rằng doanh nghiệp sẽ không lỗ.
- Về phương diện thực tiễn: doanh nghiệp đã phải phân loại và chứng minh về
việc không thu hồi được công nợ để tính mức dự phòng. Vậy thì nếu số liệu thực tế
đáng tin cậy này vẫn vượt quá 20% lúc đó doanh nghiệp sẽ phải giải quyết vấn đề
bằng cách nào
Có thể nói rằng một số điểm không thống nhất trong quyết định về dự
phòng cần phải được phân tích và giải quyết để chính sách thực sự là một công cụ
quản lý nhà nước hữu hiệu không phải là một rào cản của doanh nghiệp
Khác biệt lớn nhất của Thông tư 13/2006 này so với các văn bản hướng dẫn trước đó
là quy định cụ thể về điều kiện và mức trích lập dự phòng phải thu khó đòi và quy
định về trích lập dự phòng đối với các công trình xây dựng. Ví dụ:
- Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:
+ 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 tháng đến dưới 1 năm.
+ 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.
+ 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.
Như vậy có thể thấy chế độ kế toán Việt Nam luôn được nghiên cứu xem xét,
thay đổi cho phù hợp với thực tiễn. Điều đó tạo nên sự nhất quán giúp việc hoàn
thiện hơn nữa hệ thống kế toán Việt Nam
3.1.1.2.Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm trên, chế độ kế toán trích lập các khoản dự phòng
của Việt Nam vẫn có những vấn đề còn tồn tại
*/ Sự không thống nhất giữa quy định của thông tư dự phòng và quy định của
chế độ kế toán hiện hành về hoàn nhập dự phòng. Theo thông tư số 13/2006 Việc
hoàn nhập các khoản dự phòng được ghi tăng doanh thu (thu nhập) tương ứng với
các hoạt động có liên quan đến đối tượng dự phòng, chẳng hạn như hoàn nhập các
khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng
giảm giá các khoản đầu tư tài chính vào thu nhập khác. Trong khi đó theo chế độ
kế toán doanh nghiệp 2006 hoàn nhập các khoản dự phòng bằng cách ghi giảm chi
phí của hoạt động có liên quan đến các đối tượng lập dự phòng (hoàn nhập dự
phòng giảm giá hàng tồn kho ghi giảm giá vốn hàng bán, hoàn nhập dự phòng phải
thu khó đòi, ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp, hoàn nhập giảm giá đầu tư tài
chính ghi giảm chi phí tài chính. Như vậy việc tiến hành công tác kế toán về dự
phòng phải tuân theo quy định nào
*/ Chưa nhận diện đầy đủ các khoản dự phòng. Dự phòng phản ánh việc ghi
nhận trước một khoản tổn thất sẽ xảy ra trong tương lai. Theo cách này các khoản
trích trước có được xem là một khoản dự phòng hay không. Cũng đều là một khoản
dự phòng nhưng tại sao mã hóa các tài khoản phản ánh dự phòng lại không tuân
theo một quy tắc chung
Có thể nói rằng một số điểm không thống nhất trong quyết định về dự
phòng cần phải được phân tích và giải quyết để chính sách thực sự là một công cụ
quản lý nhà nước hữu hiệu không phải là một rào cản của doanh nghiệp
3.2.Một số điểm giống và khác nhau giữa chế độ kế toán Việt Nam và các
nước trên thế giới về dự phòng
Giữa chế độ kế toán thiết lập dự phòng của Việt Nam và các nước trên thế
giới có một số điểm giống nhau do cũng dựa vào thông lệ và hệ thống chuẩn mực
kế toán quốc tế. Trước hết là những quy định chung khi lập dự phòng đó là phải có
sự không chắc chắn về các khoản phải thu hay có sự giảm giá về mặt giá trị tài sản.
Các khoản dự phòng được ghi nhận vào chi phí và làm giảm lợi nhuận của doanh
nghiệp

Giữa chế độ kế toán Việt Nam và chế độ kế toán Pháp cũng có những điểm
khác biệt. Thứ nhất là về số lượng các khoản lập dự phòng. Chế độ kế toán Pháp có
thêm khỏan dự phòng giảm giá tài sản bất động
Đối với các khoản nợ của khách hàng trước khi lập dự phòng, các
doanh nghiệp Pháp tiến hành phân loại khách hàng thành khách háng bình thường
và khách hàng khó đòi. Trong khi đó các doanh nghiệp Việt Nam lại tổng hợp số
nợ khó đòi của tất cả các khách hàng mà không có sự theo dõi chi tiết
3.3.Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện chế độ tài chính và kế toán trích
lập dự phòng giảm giá trong các doanh nghiệp Việt Nam
*/ Lập dự phòng là cách tiếp cận thận trọng trong quá trình ghi nhận
và đo lường một số đối tượng kế toán. Theo truyền thống trích lập các khoản dự
phòng được quy định trong các thông tư của bộ tài chính, chế độ kế toán chỉ quy
định về cách thức hạch toán. Sự phân chia này đôi khi dẫn đến sự thiếu nhất quán
trong lý thuyết và thực hành công tác kế toán giải quyết những vấn đề trên đây cần
phải dựa vào bản chất của dự phòng. Lập dự phòng phản ánh cách thức tiếp cận,
một cách khái quát nhất lập dự phòng là việc ghi nhận trước một khoản chi phí sẽ
chỉ ra trong tương lai gần theo cách này dự phòng được chia làm 2 loại lớn
-Dự phòng rủi ro: Loại dự phòng này phản ánh việc ghi nhận trước những
khoản tổn thất sẽ sảy ra trong tương laico liên quan đến các đối tượng đang tồn tại
tại thời điểm lập dự phòng. Theo chế độ kế toán thuộc vào loại này có dự phòng
giảm giá hàng tồn kho, nợ phải thu, dự phòng giảm giá chứng khoán, dự phòng bảo
hiểm sản phẩm…
- Dự phòng chi phí: Loại dự phòng này phản ánh khoản chi phí sẽ chi ra trong
tương lai có liên quan đến hiện tại. Gồm trích trước sửa chữa TSCĐ trích trước tiền
lương nghỉ phép của lao động trực tiếp , trích trước chi phí ngừng sản xuất theo
mua vụ. Chế độ kế toán thông qua các khoản trích trước này là dự phòng mà là một
khoản phải trả (TK 335).
Có thể nhận thấy việc mã hóa các tài khoản sang chế độ kế toán không dựa
trên cách phân chia này. Việc mã hóa các tài khoản phản ánh dự phòng phải phân
biệt 2 loại: loại tài khoản phản ánh dự phòng rủi ro và loại tài khoản phản ánh dự

phòng chi phí. Hướng giải quyết này chỉ thấu đáo khi trong loại tài khoản này phải
phân biệt được nhóm TK dự phòng phải trả và khoản dự phòng không phải trả.
Tiếp tục theo cách phân chia dự phòng hiện tại trong chế độ kế toán nhưng phải
nhận diện cho đến khoản chi phí trích trước. Chi phí trích trước được xem là một
khoản dự phòng không phải trả. Từ đó mã hóa tài khoản phản ánh chi phí này phải
tuân theo quy tắc mã hóa các TK phản ánh dự phòng không phải trả.
*/ Về hoàn nhập các khoản dự phòng như đã nói ở trên lập dự phòng
phản ánh cách tiếp cận thận trọng. Ghi nhận trước một khoản chi phí chưa chi ra
nhưng có thể xảy ra trong tương lai. Một khoản chi phí do không chi ra (tổn thất
không xảy ra) khoản trích lập phải được hoàn nhập. Ngược lại với việc trích lập dự
phòng làm giảm lợi nhuận trong khi việc hoàn nhập sẽ làm tăng lợi nhuận trong kỳ.

×