Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.64 KB, 5 trang )

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ HOÀN
THIỆN HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG, CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI NHÀ
MÁY THUỐC LÁ THĂNG LONG.
I/. ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG.
Qua một thời gian tìm hiểu thực tế công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương tại nhà máy thuốc lá Thăng Long, dựa trên những kiến thức, những vấn đề lý luận cơ
bản về hạch toán kế toán đã được trang bị tại trường tôi xin nêu một số nhận xét sau:
* Về công tác hạch toán chi tiết.
Cách tính tiền lương cho người lao động của nhà máy rất hợp lý đã kết hợp được số
lượng sản phẩm làm ra của người lao động và thời gian lao động.
Công việc thanh toán lương được làm tương đối tốt. Hệ thống chứng từ ban đầu phản
ánh số lượng, chất lượng lao động, các bảng chấm công và sổ sản lượng được theo dõi chặt
chẽ, ghi chép chính xác, rõ ràng. Trình tự lưu chuyển chứng từ đúng theo qui định. Việc
thanh toán lương luôn đúng kỳ hạn.
Các nghiệp vụ về tiền lương được kế toán phản ánh vào sổ sách chi tiết tương đối rõ
ràng và đầy đủ. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn tồn tại sau:
Theo chế độ, người lao động nộp 5% BHXH, 1% BHYT bằng cách khấu trừ vào lương
nhưng trong bảng thanh toán lương lại không có khoản trừ BHXH, BHYT. Như vậy, số tiền
lương mà người lao động nhận được đã không bị trừ đi số tiền BHXH, BHYT mà đáng lẽ
ra họ phải đóng. Thực chất số tiền này đã được nhà máy đóng hộ và được coi là một khoản
lương đã trả cho công nhân viên.
* Về công tác hạch toán tổng hợp.
Trong tháng 3 nhà máy có hoạt động thưởng thi đua nhân dịp 30/4, 1/5
đây là khoản tiền thưởng không thường xuyên khoản tiền thưởng này phải
lấy từ quỹ khen thưởng nhưng nhà máy lại lấy từ quỹ lương điều này là
không đúng.
Sổ sách kế toán tổng hợp như các nhật ký chứng từ được nhà máy thiết kế
đúng với chế độ kế toán quy định, riêng NKCT số 7 kế toán đã kết hợp biểu
mẫu của NKCT số 7 và bảng kê số 4.
Do BHXH, BHYT được tính tổng hợp cho từng phòng ban, phân xưởng nên
trong nhà máy còn tồn tại “Bảng tổng hợp phần chi lương” “Bảng tính quỹ


lương cơ bản” bảng này tạo ra sự cồng kềnh trong sổ sách của kế toán lương.
Mặc dù nhà máy áp dụng hình thức sổ nhật ký chứng từ nhưng sổ cái các tài
khoản 334, tài khoản 338 không được kế toán phản ánh đúng mẫu sổ cái mở
theo hình thức nhật ký chứng từ do chế độ kế toán quy định. Hình thức biểu
hiện sổ cái này của nhà máy không đúng quy định và không được hợp thức
hoá.
Hiện nay nhà máy chưa có hệ thống báo cáo quản trị về lao động tiền lương
do vậy chưa phục vụ các nhà quản trị trong việc phân tích tình hình biến
động lao động cũng như chi phí tiền lương trong chi phí sản xuất kinh doanh.
Mặc dù qui mô nhà máy lớn, nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều nhưng có sự trang bị máy
vi tính nên máy vi tính đã hỗ trợ được rất nhiều trong công tác kế toán, tuy nhiên hình thức
nhật ký chứng từ mà nhà máy đang áp dụng lại không phù hợp với việc làm kế toán trên
máy vi tính. Do không tận dụng được tối đa sự tự động hoá của máy vi tính nên kế toán
viên vẫn phải kết hợp giữa kế toán thủ công và kế toán máy, với công tác hạch toán chi tiết
phần lớn phải làm kế toán thủ công. Máy vi tính chỉ hỗ trợ trong việc làm kế toán tổng hợp.
Ngoài những tồn tại trên công tác hạch toán kế toán tại Nhà máy thuốc lá Thăng Long rất
tốt, công tác kế toán lương và các khoản trích theo lương tại nhà máy đã thực sự là một
công cụ trợ giúp đắc lực cho việc quản trị nhân lực của lãnh đạo đồng thời cũng là chỗ dựa
đáng tin cậy của người lao động.
II/. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG QUĨ TIỀN LƯƠNG TẠI NHÀ MÁY THUỐC LÁ
THĂNG LONG.
Nhằm đánh giá việc sử dụng quỹ tiền lương tại nhà máy thuốc lá Thăng Long ta sử dụng
một số chỉ tiêu sau: (Biểu 8)
Do trong tháng 3 nhà máy có thưởng cuối quý và tháng 2 nhà máy không có thưởng vì
vậy phần lương thực chi tháng 3 tăng vọt so với tháng 2. Để xem xét mức biến động thực tế
của chi phí lao động giữa tháng 2 và tháng 3 khi phân tích ta phải loại trừ tiền thưởng ra
khỏi lương thực chi.
Nhìn vào biểu 8 ta thấy quỹ tiền lương toàn nhà máy tăng 115.029.174
đ
trong đó lương

khối lao động gián tiếp tăng 124.813.492
đ
, tiền lương khối lao động gián tiếp giảm
9.784.318
đ
.
Số lượng lao động cũng như cơ cấu lao động từng bộ phận không đổi do vậy quỹ tiền
lương tăng là do tiền lương bình quân tăng. Sở dĩ tiền lương bình quân khối lao động trực
tiếp tăng là do nhà máy trả lương cho công nhân theo sản phẩm do vậy khi sản lượng tăng
tiền lương bình quân cũng tăng theo. Tiền lương bình quân khối gián tiếp giảm là do việc
trả lương cho khối lao động gián tiếp được dựa theo thời gian do vậy trong tháng số ngày
nghỉ của khối gián tiếp tăng làm cho tiền lương bình quân khối lao động gián tiếp giảm.
Để đánh giá được tình hình sử dụng quỹ lương với việc biến động năng suất lao động ta
xét quỹ lương của công nhân sản xuất trực tiếp. (Biểu 9)
Ở đây biến động tuyệt đối của quỹ lương công nhân là 124.813.492đ, biến động tương
đối là 17,3%.
Số lượng công nhân không thay đổi nhưng sản lượng lại tăng rất cao theo thước đo hiện
vật sản lượng tăng 12,74%, theo thước đo tiền tệ sản lượng tăng 27,13% do vậy năng suất
lao động cũng tăng theo.Theo thước đo hiện vật năng suất lao động tăng 12,74%, theo
thước đo giá trị năng suất lao động tăng 27,13%. Quỹ tiền lương tăng 17,3% trong khi năng
suất lao động tăng 27,13% chứng tỏ tốc độ tăng năng suất lao động cao hơn tốc độ tăng quỹ
lương. Như vậy nhà máy đã sử dụng rất tốt và tiết kiệm được quỹ lương.
Để đánh giá thêm hiệu quả sử dụng quỹ lương ta xác định sức sản xuất của một đồng
tiền lương và biến động về tỉ lệ chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm.
Nhìn vào biểu 9 ta thấy trong tháng 2, khi nhà máy bỏ ra một đồng tiền lương thì tạo ra
được 28,23 đồng sản lượng trong khi đó tháng 3 nhà máy tạo ra được 30,6 đồng sản lượng,
tăng so với tháng 2 là 2,37 đồng (tức là tăng 8,4%). Xét về tỷ lệ chi phí tiền lương trong giá
thành thì chi phí tiền lương trong tổng giá thành chiếm 9,36 % trong tháng 2 và chiếm
9,33% trong tháng 3. Như vậy, trong tháng 3 nhà máy đã giảm được 0,2% chi phí nhân
công trong giá thành sản phẩm, tiết kiệm tương đối được 51.788.950

đ
(= 0,2% x
25.894.474.769)
Tóm lại nhà máy đã tiết kiệm được quỹ tiền lương, chi phí nhân công trong giá thành
sản phẩm giảm, năng suất lao động tăng đây là điều thành công trong kinh doanh nhà máy
nên phát huy điểm mạnh này.
III/. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC
KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI NHÀ MÁY THUỐC LÁ THĂNG LONG.
Từ những nhận xét đưa ra trong thời gian thực tập tại nhà máy thuốc lá Thăng Long. Để
kế toán luôn là công cụ đắc lực trong quản lý kinh tế đồng thời để hoàn thiện hơn công tác
kế toán tôi xin đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán tiền lương và
các khoản trích theo lương tại nhà máy thuốc lá Thăng Long.
Trong công tác hạch toán chi tiết:
- Bảng thanh toán lương phải được thiết kế đúng mẫu quy định
- Nhà máy nên nhanh chóng áp dụng mức lương tối thiểu là 180.000
đ
nhằm phù hợp với quy định của nhà nước.
Trong công tác hạch toán tổng hợp
- Nếu nhà máy phản ánh rõ số BHXH, BHYT khấu trừ vào lương của công
nhân viên vào bảng thanh toán lương thì kế toán sẽ không cần lập “Bảng
tổng hợp phần chi lương” và “Bảng tính quỹ lương cơ bản” khi đó nhà máy
sẽ thêm 2 cột BHXH, BHYT vào “Bảng quyết toán lương”. Số liệu tổng cộng
của cột BHXH, BHYT trong các bảng quyết toán lương sẽ được đưa vào sổ
cái TK334. Số liệu từ bảng quyết toán lương sẽ được đưa vào “Sổ chi
lương”. Sau đó dựa vào số liệu cột 7 trong “Sổ chi lương” kế toán đưa vào
“Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương”. Căn cứ để ghi sổ
cái TK334, TK338 giống như kế toán đang làm tại nhà máy.
- - Nhà máy nên sử dụng sổ cái TK 334, TK3382, TK3383, TK3384 theo đúng
mẫu do chế độ kế toán quy định.
- Để phân tích tình hình biến động lao động tiền lương trong nhà máy, nhà máy nên

lập hệ thống báo cáo quản trị về lao động tiền lương.
- Tuy nhiên do có sự ứng dụng máy vi tính tốt nhất nhà máy nên thay hình thức sổ
nhật ký chứng từ bằng hình thức sổ nhật ký chung vừa đơn giản, vừa giúp nhân viên kế
toán không những trong việc hạch toán tổng hợp mà còn trong việc hạch toán chi tiết.
Trong việc tăng năng suất lao động
Hiện nay nhà máy chỉ thưởng dựa trên các chỉ tiêu mức độ hoàn thành kế hoạch sản
xuất, các phân xưởng kết hợp thêm thái độ làm việc. Do vậy, nhà máy nên đề thêm hình
thức thưởng tiết kiệm vật tư, thưởng phát minh sáng chế. Bên cạnh đó xây dựng quy chế
phạt cho những công nhân sử dụng lãng phí nguyên vật liệu, phạt những tổ sản xuất chưa
đạt chất lượng.
Thưởng phạt phải nghiêm minh thì đó mới là công cụ hữu hiệu giúp nhà máy có
những lao động đầy trách nhiệm, nhiệt tình trong công việc.
KẾT LUẬN
Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại các doanh nghiệp là công việc ít
nghiệp vụ và tương đối đơn giản tuy nhiên để hạch toán tiền lương và các khoản trích theo
lương vừa là công cụ hữu hiệu cho các nhà quản lý vừa là chỗ dựa đáng tin cậy cho người
lao động thì không phải doanh nghiệp nào cũng làm được. Điều này đòi hỏi phải có sự kết
hợp khéo léo giữa các chế độ lao động tiền lương hiện hành và đặc thù lao động tại đơn vị.
Kế toán cần phải nắm vững chức năng, nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản
trích theo lương. Công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương phải căn cứ
vào mô hình chung của doanh nghiệp và đặc trưng của sản xuất kinh doanh cùng với những
quy định về ghi chép luân chuyển chứng từ để có hướng hoàn thiện thích hợp. Mặt khác,
khi hạch toán tiền lương cũng như hạch toán kế toán phần hành kế toán phải cung cấp
thông tin một cách kịp thời, chính xác nhất cho các nhà quản lý qua đó góp phần quản trị
nhân sự, đề ra biện pháp tăng năng suất lao động.
Chuyên đề đã phản ánh những vấn đề lý luận về hạch toán tiền lương và các khoản trích
theo lương trong doanh nghiệp cũng như thực trạng công tác kế toán lương và các khoản
trích theo lương tại nhà máy thuốc lá Thăng Long. Những chế độ về lương và hạch toán
lương là cơ sở để đưa ra các nhận xét, kiến nghị về thực trạng công tác hạch toán tiền lương
và các khoản trích theo lương tại nhà máy thuốc lá Thăng Long. Qua đó người viết có dịp

tìm hiểu sâu hơn về công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong
doanh nghiệp cả về lý thuyết và thực tế đồng thời mạnh dạn đề xuất một số ý kiến nhằm
hoàn thiện hơn nữa công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại nhà
máy. Do sự hiểu biết có hạn vì vậy chắc chắn trong luận văn còn nhiều sai sót, tôi rất mong
được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của người đọc.

×