Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.68 KB, 6 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ
NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP
I. Khái niệm chi phí nhân công trực tiếp
1. Khái niệm
Để có thể tiến hành sản xuất ra hàng hoá, thì nhà sản xuất phải bỏ chi phí về
thù lao lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động.Đó là Sự hình thành nên
các chi phí sản xuất để tạo ra giá trị sản phẩm sản xuất là tất yếu khách quan,
không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người sản xuất.
Vấn đề về Chi phí nhân công trực tiếp là một trong những yếu tố cấu thành
nên chi phí sản xuất, bên cạnh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí sản xuất
chung, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Chi phí nhân công trực tiếp là khoản thù lao lao động phải trả cho người lao
động trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ như tiền
lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương (phụ cấp khu vực,
đắt đỏ, độc hại, phụ cấp làm đêm, thêm giờ). Ngoài ra, chi phí nhân công trực tiếp
còn bao gồm các khoản đóng góp cho các quỹ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế,
Kinh phí công đoàn do chủ sử dụng lao động chịu và được tính vào chi phí kinh
doanh theo một tỷ lệ nhất định với tiền lương phát sinh của công nhân sản xuất.
Do đó, chi phí nhân công trực tiếp bao gồm:
- Chi phí về tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất: lương
chính, lương phụ, phụ cấp.
- Các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất, chế tạo sản
phẩm: BHXH (15%), BHYT (2%), KPCĐ (2%) .
2. Nguyên tắc của hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
ở các doanh nghiệp sản xuất, hạch toán chi phí nhân công trực tiếp là một bộ
phận công việc phức tạp trong việc hạch toán chi phí sản xuất. Việc hạch toán
chính xác chi phí nhân công trực tiếp có vị trí quan trọng, nó là cơ sở để xác định
chi phí sản xuất, từ đó tính giá thành và giá bán sản phẩm ra thị trường. Đồng thời
nó còn là căn cứ để xác định các khoản nghĩa vụ phải nộp cho ngân sách, cho các
cơ quan phúc lợi xã hội. Do đó, hạch toán chi phí công nhân sản xuất trực tiếp phải
quán triệt các nguyên tắc sau:


Xác định được đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
sản xuất phù hợp.
Tuỳ theo đặc điểm hoạt động kinh doanh, tính chất công việc và trinh độ
quản lý của doanh nghiệp mà có thể xác định chi phí nhân công trực tiếp sản xuất
theo hình thức phù hợp: theo thời gian, theo sản phẩm, tiền lương khoán.
Phải thường xuyên kiểm tra đối chiếu, định kỳ phân tích tình hình thực hiện
định mức chi phí đối với các khoản tiền lương phải trả và các khoản trích theo
lương, để từ đó đề xuất các biện pháp tăng cường quản lý và tiết kiệm chi phí, phục
vụ yêu cầu của quản lý.
Quy Định rõ thời gian lập các báo cáo chi phí công nhân trực tiếp sản xuất
theo đúng chế độ và thời hạn để tổng hợp chi phí sản xuất.
II. Đối tượng và phương pháp kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
Muốn hạch toán chi phí nhân công trực tiếp được chính xác, đòi hỏi công
việc đầu tiên mà nhà quản lý phải làm là xác định được đối tượng hạch toán chi phí
nhân công trực tiếp. Tức là xác định giới hạn tập hợp chi phí nhất định mà các chi
phí này phát sinh trong pham vi giới hạn đó nhằm phục vụ cho việc kiểm tra, phân
tích để hạch toán vào chi phí sản xuất. Thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí
và nơi chịu chi phí, làm cơ sở cho việc tập hợp chi phí sản xuất. Tuỳ theo doanh
nghiệp áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm, theo thời gian hoặc tiền lương
khoán mà xác định cho mình đối tượng tập hợp chi phí nhân công trực tiếp.
Nếu trả lương theo thời gian:Thì Chứng từ sử dụng để hạch toán thời gian
lao động là bảng chấm công. Bảng chấm công được lập riêng cho từng bộ phận, tổ,
đội lao động sản xuất, trong đó ghi rõ ngày làm việc, nghỉ việc của mỗi người lao
động. Bảng chấm công do tổ trưởng phân xưởng sản xuất trực tiếp ghi và để nơi
công khai để mọi người giám sát thời gian lao động của mình. Cuối tháng, bảng
chấm công được dùng để tổng hợp thời gian lao động và tính lương cho từng bộ
phận, tổ, đội sản xuất, từ đó tính chi phí nhân công trực tiếp.
Nếu trả lương theo sản phẩm: Kế toán sử dụng nhiều loại chứng từ khác
nhau - chính là các báo cáo về kết quả như: “Phiếu giao nhận sản phẩm”, “Phiếu

khoán”, “Hợp đồng giao khoán”, “Phiếu báo làm thêm giờ”, “Phiếu xác nhận sản
phẩm hoặc công việc hoàn thành”, “Bảng kê năng suất tổ”, “Bảng kê khối lượng
công việc hoàn thành”, “Bảng kê sản lượng từng người” “ Nhưng các chứng từ này
đều có các nội dung cần thiết như tên công nhân, tên công việc hoặc sản phẩm, thời
gian lao động, số lượng sản phẩm hoàn thành nghiệm thu, kỳ hạn và chất lượng
công việc hoàn thành”
2. Phương pháp hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp được tính vào giá thành của sản phẩm bằng
phương pháp trực tiếp.
Kế toán sử dụng Tài khoản là: 622 -Chi phí nhân công trực tiếp.
* Bên Nợ: Phản ánh Chi phí nhân công trực tiếp gồm tiền công lao động và
các khoản trích theo lương theo quy định.
Tính lương của nhân viên trực tiếp kinh doanh kế toán ghi:
Nợ TK 622
Có TK 334,338...
* Bên Có: Phản ánh Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản
154 trong Kiểm Kê Thường Xuyên hoặc 631 trong Kiểm Kê Định Kỳ để tính giá
thành sản phẩm.
Kế toán ghi:
Nợ TK 154
Có TK 622
* Tài khoản 622 không có số dư cuối kỳ.
Các doanh nghiệp khi vận dụng TK 622 phải mở chi tiết cho từng đối tượng
tập hợp chi phí.
Quy trình hạch toán như sau:
- Tính tổng số tiền công, tiền lương và phụ cấp phải trả cho công nhân trực
tiếp sản xuất sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ trong kỳ:
Nợ TK 622 <Chi tiết theo đối tượng>
Có TK 334 <Phải trả Tiền lương và phụ cấp trả cho Công
Nhân sản xuất>

-Tạm ứng chi phí nhân công trực tiếp thực hiện giá trị khoán xây lắp
nội bộ:
Nợ TK 622 <Chi phí nhân công trực tiếp>
Có TK 141 <Tạm ứng>
- Tính ra các khoản phải trích theo lương : kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã
hội , bảo hiểm y tế theo tỷ lệ quy định:
Nợ TK 622 19% lương.
Có TK 338 19% lương.
3382 2% lương < BHYT >
3383 15% lương < BHXH >
3384 2% lương < KPCĐ >
- Đối với doanh nghiệp sản xuất mang tính thời vụ, để tránh sự biến động đột
biến của chi phí , người ta thường trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân
trực tiếp sản xuất (hoặc đối với các khoản tiền lương trích trước khác do ngừng sản
xuất theo kế hoạch):
Nợ TK 622 <Trích trước tiền lương >
Có TK 335 <Trích trước tiền lương >
+ Nếu số trích trước < số thực tế phải trả : trích bổ sung vào chi phí
Nợ TK 622 <số còn thiếu >
Có TK 335 < số còn thiếu >
+ Nếu số trích trước >số thực tế phải trả : hoàn lại và ghi tăng thu nhập
bất thường
Nợ TK 335 < số chênh lệch thừa >
Có TK 721 < số chênh lệch thừa >
- Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang TK 154 (đối với
KKTX) hoặc TK 632 (đối với KKĐK) để tính giá thành sản phẩm:
Nợ TK 154 (631) < Chi phí nhân công trực tiếp>
Có TK 622 < Chi phí nhân công trực tiếp>
Trình tự kế toán được khái quát bằng sơ đồ sau:
Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất trong kỳ

Kết chuyển (hoặc phõn bố) chi phớ nhõn cụng trực tiếp cuối kỳ
Cỏc khoản trớch BHXH, BHYT, KPCĐ
Tiền lương nghỉ phép được trích trước của công nhân sản xuất (nếu có)
TK 622
TK 334
TK 154
TK 338
TK 335

×