THỰC TRẠNG VIỆC LẬP BÁO CÁO KIỂM TOÁN TẠI
CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP.
1. Lập Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính.
Nhìn chung BCKT về BCTC được kiểm toán viên và các công ty kiểm toán
độc lập lập theo đúng các nguyên tắc, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hiện hành
và các nguyên tắc, chuẩn mực kiểm toán quốc tế được áp dụng rộng rãi về việc xây
dựng các yếu tố trên BCKT. Tuy nhiên vấn đề ý kiến của kiểm toán viên trình bày
trên BCKT vẫn còn nhiều vấn đề cần xem xét.
1.1. Về ý kiến kiểm toán.
1.1.1 Kiểm toán viên có thể đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần khi:
Các thông tin tài chính được lập phù hợp với chế độ kế toán có thể chấp nhận,
được áp dụng nhất quán hoặc nếu có sự thay đổi thì những thay đổi về kế toán
được trình bày một cách phù hợp trên phần thuyết minh BCTC.
Thông tin thích hợp được thuyết minh, phân loại và mô tả phù hợp với các
chế độ kế toán được chấp nhận và các đòi hỏi về mặt pháp lý nếu có thể.
Thông tin trong các BCTC phù hợp với hiểu biết của kiểm toán viên về tình
hình kinh doanh của khách hàng.
1.1.2 Ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần
Ý kiến chấp nhận từng phần hoặc ý kiến trái ngược hoặc ý kiến từ chối không
đưa ra ý kiến được đưa ra trong những trường hợp sau đây:
a) Có sự giới hạn trong phạm vi công việc kiểm toán.
Kiểm toán viên bất đồng với ban quản lý về các BCTC.
Bất cứ khi nào kiểm toán viên đưa ra một ý kiến không phải là ý kiến chấp
nhận toàn bộ thì cũng phải mô tả rõ ràng toàn bộ các lý do trong BCKT và một
phần định lượng những ảnh hưởng có thể lên các BCTC, trừ khi không thể thực
hiện được. Thông tin này được trình bày trong một đoạn riêng biệt, trước khi kiểm
toán viên đưa ra ý kiến từ chối không đưa ra ý kiến. Thông tin này có thể cũng
tham chiếu tới phần đề cập sâu hơn về lý do này trong ghi chú BCTC.
b) Ảnh hưởng của phạm vi công việc kiểm toán đối với ý kiến kiểm toán.
Trong một số tình huống, nếu phạm vi của cuộc kiểm toán bị giới hạn, kiểm
toán viên cần cố gắng thực hiện một thủ tục kiểm toán thay thế hợp lý để thu thập
bằng chứng kiểm toán thích hợp và đầy đủ nhằm hỗ trợ cho một ý kiến chấp nhận
toàn bộ.
Khi cho rằng giới hạn về phạm vi của một cuộc kiểm toán không cho phép
đưa ra một ý kiến chấn nhận toàn bộ, thì kiểm toán viên nêu ra giới hạn đó trong
BCKT. Trong BCKT chỉ ra rằng ý kiến chấp nhận từng phần được đưa ra liên quan
đến những điều chỉnh mà nếu không có hạn chế về phạm vi kiểm toán thì những
điều chỉnh này được phát hiện và xử lý.
Kiểm toán viên có thể từ chối không đưa ra ý kiến kiểm toán khi ảnh hưởng
của việc giới hạn trong phạm vi kiểm toán quan trọng đến nỗi không thể đưa ra bất
kỳ ý kiến nào về BCTC đó.
Đôi khi giới hạn về phạm vi kiểm toán có thể do khách hàng đặt ra, ví dụ, khi
các điều khoản trong hợp đồng kiểm toán quy định rằng sẽ không thực hiện một số
thủ tục kiểm toán mà kiểm toán viên cho là cần thiết. Có thể không thường xuyên
thực hiện các hợp đồng kiểm toán khi các giới hạn dự kiến là những giới hạn buộc
chúng ta phải đưa ra ý kiến từ chối hoặc ảnh hưởng tới trách nhiệm có tính luật
định của kiểm toán viên.
c) Ảnh hưởng của sự bất đồng với ban quản lý đối với ý kiến kiểm toán.
Kiểm toán viên có thể bất đồng với ban quản lý về:
- Khả năng các chế độ kế toán được áp dụng,
- Các phương pháp áp dụng chế độ kế toán đó, bao gồm cả các phần diễn
giải trong BCTC
- Các BCTC phải tuân thủ các quy định có liên quan và các yêu cầu mang
tính luật định.
Kiểm toán viên đưa ra một ý kiến chấp nhận từng phần khi kiểm toán viên kết
luận rằng có một sai sót trọng yếu trong các BCTC do các điều kiện mà kiểm toán
viên không thống nhất được với ban quản lý. Kiểm toán viên đưa ra ý kiến chấp
nhận từng phần dưới hình thức “ngoại trừ ảnh hưởng” của sự bất đồng.
Kiểm toán viên đưa ra ý kiến trái ngược khi ảnh hưởng của sự bất đồng quan
trọng và tác động nhiều tới BCTC đến nỗi kiểm toán viên phải kết luận rằng việc
đưa ra báo cáo chấp nhận từng phần là không đủ để diễn giải tính chất không đầy
đủ và sai lạc của BCTC
a) Nhấn mạnh mức độ không chắc chắn
Nếu như có sự không chắc chắn đáng kể, giải pháp đối với sự không chắc
chắn đó tuỳ thuộc vào các sự kiện tương lai, tác động đến BCTC, kiểm toán viên
có thể thêm một đoạn (sau đoạn đưa ra ý kiến kiểm toán ) vào báo cáo của kiểm
toán viên nhằm hướng sự chú ý vào phần ghi chú của BCTC có đề cập một cách
toàn diện hơn sự không chắc chắn này.
b) Ảnh hưởng của những nghi ngờ thực sự đối với ý kiến của kiểm toán viên về
khả năng một doanh nghiệp có thể tiếp tục kinh doanh liên tục trong một khoảng
thời gian hợp lý.
Nếu kiểm toán viên cho rằng các nhân tố giảm nhẹ giúp gạt bỏ đi mối nghi
ngờ thực sự về khả năng tiếp tục hoạt động của doanh nghiệp trong một khoảng
thời gian hợp lý, kiểm toán viên cũng cân nhắc xem liệu các BCTC có cần phải
thuyết minh các yếu tố gây ra sự nghi ngờ đó lúc ban đầu. Nếu các BCTC của
khách hàng không thuyết minh được các vấn đề mà kiểm toán viên cho là cần thiết,
thì kiểm toán viên đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần hoặc ý kiến trái ngược do
thiếu những thuyết minh như vậy.
Nếu kiểm toán viên có nghi ngờ lớn về khả năng doanh nghiệp tiếp tục hoạt
động trong một khoảng thời gian hợp lý, thì kiểm toán viên cân nhắc xem liệu
BCTC có phần thuyết minh đầy đủ về các điều kiện cơ bản gây ra mỗi nghi ngờ về
khả năng tiếp tục hoạt động của công ty trong tương lai hay không. Phần thuyết
minh này có thể:
- Mô tả các điều kiện cơ bản gây ra mối nghi ngờ
- Cho thấy rằng có nghi ngờ và doanh nghiệp có thể không có khả năng bán
được tài sản và thanh toán các công nợ trong quá trình kinh doanh bình thường.
- Nêu rõ rằng BCTC không bao gồm những điều chỉnh có liên quan đến khả
năng thu hồi và phân loại những gía trị tài sản được ghi sổ hoặc liên quan đến các
khoản công nợ và phân loại công nợ có thể cần thiết trong trường hợp doanh
nghiệp này không thể tiếp tục hoạt động được nữa.
Nếu cho rằng BCTC đã thuyết minh không đầy đủ về các điều kiện cơ bản
gây ra sự nghi ngờ, thì kiểm toán viên sẽ đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần hoặc
một ý kiến trái ngược do thiếu thuyết minh.
Nếu kiểm toán viên cho rằng BCTC đã thuyết minh đầy đủ các điều kiện cơ
bản gây ra sự nghi ngờ, tuy nhiên kiểm toán viên sẽ có thể thêm vào báo cáo một
đoạn (sau trình bày ý kiến) nhằm hướng sự chú ý của người đọc vào phần ghi chú
trong BCTC diễn giả vấn đề trong đoạn đó rõ hơn.
f) Ảnh hưởng của công việc của các chuyên gia kiểm toán khác có ảnh hưởng
đối với ý kiến của kiểm toán viên.
Kiểm toán viên đưa ra BCKT chấp nhận từng phần hoặc không đưa ra ý kiến
nếu kiểm toán viên kết luận rằng kiểm toán viên không thể sử dụng được công việc
của các kiểm toán viên khác vì thế kiểm toán viên không đủ bằng chứng kiểm toán
thích hợp đối với phần BCTC thuộc trách nhiệm của kiểm toán viên khác.
Nếu kiểm toán viên khác đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần thì kiểm toán
viên sẽ cân nhắc xem tính chất và ý nghĩa của phần BCTC mà kiểm toán viên khác
đã đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần đó có quan trọng tới mức đòi hỏi kiểm toán
viên phải đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần của chính mình hay không.
g) Ảnh hưởng của việc sử dụng tài liệu của các chuyên gia đối với ý kiến của
kiểm toán viên.
Đối với một ý kiến chấp nhận toàn bộ, trong báo cáo của kiểm toán viên
không tham chiếu tới phần công việc của các chuyên gia trong quá trình kiểm toán.
Bởi lẽ người đọc có thể hiểu phần tham chiếu này là ý kiến chấp nhận của từng
phần của kiểm toán viên hoặc là một sự phân chia nhiệm vụ mà cả hai khả năng đó
kiểm toán viên đều không mong muốn.
Dựa trên kết quả công việc của các chuyên gia, nếu như kiểm toán viên quyết
định đưa ra ý kiến khác ngoài ý kiến chấp nhận toàn bộ thì kiểm toán viên sẽ giải
thích sự băn khoăn của kiểm toán viên , tham chiếu tới và mô tả phần việc do các
chuyên gia thực hiện. Nếu kiểm toán viên tham chiếu tới phần công việc của các
chuyên gia, kiểm toán viên thường thoả thuận trước họ về hình thức của phần tham
chiếu này. Nếu như các chuyên gia không cho phép và kiểm toán viên cho rằng
phần tham chiếu là cần thiết, thì kiểm toán viên sẽ tìm đến tư vấn về pháp lý
h) Ảnh hưởng của các nghiệp vụ của các bên hữu quan đối với ý kiến kiểm toán.
Kiểm toán viên xem xét ảnh hưởng của nghiệp vụ với các bên liên quan đối
với các BCTC, bao gồm cả các phần thuyết minh. Nếu kiểm toán viên không thể
thu được các bằng chứng kiểm toán có sức thuyết phục về các bên liên quan và các
nghiệp vụ với các bên đó thì trong BCKT kiểm toán viên sẽ mô tả sự hạn chế đối
với phạm vi cuộc kiểm toán và đưa ra ý kiến kiểm toán chấp nhận từng phần hoặc
từ chối đưa ra ý kiến khi cần thiết.
2. Sai phạm trọng yếu trên Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính
gây hậu quả tới các đối tượng sử dụng thông tin.
Báo cáo kiểm toán là kết quả của quá trình kiểm toán, thể hiện những nhận
xét, đánh giá của kiểm toán viên về tính trung thực, hợp lý của thông tin, tính hiệu
quả, tính kinh tế và tính tuân thủ của đơn vị được kiểm toán. Vì lý do đó, BCKT về
BCTC đem lại niềm tin cho người sử dụng để đưa ra được những quyết định đúng
đắn. Tuy nhiên trên thực tế không ít những trường hợp BCKT về BCTC còn chứa
đựng những sai sót trọng yếu gây thiệt hại cho người sử dụng BCKT. Những sai
sót trọng yếu trên BCKT được gây nên dù là lỗi của kiểm toán viên hay gian lận từ
phía đơn vị được kiểm toán, hay gian lận từ cả phía công ty kiểm toán và đơn vị
được kiểm toán thì thiệt hại vẫn do người sử dụng BCKT gánh chịu. Điều này làm
sai lệch bản chất và chức năng của kiểm toán, dẫn đến mối nghi ngờ cho người sử
dụng BCKT về BCTC. Từ đó người ta quan tâm đến vấn đề ai sẽ là người chịu
trách nhiệm về những sai sót trọng yếu trên BCKT và chịu trách nhiệm trước người
sử dụng thông tin trên BCKT về các thiệt hại do nguồn thông tin sai lệch đó gây ra.
Khi thực hiện cuộc kiểm toán và lập BCKT, kiểm toán viên phải tuân thủ các
quy định, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hiện hành và các nguyên tắc, chuẩn mực
kiểm toán Quốc tế được áp dụng rộng rãi. Kiểm toán viên phải đảm bảo tính độc
lập, chính trực, tính khách quan, năng lực chuyên môn, tư cách nghề nghiệp và
tuân thủ chuẩn mực chuyên môn. Đó là những điều cơ bản về đạo đức nghề nghiệp
của kiểm toán viên được quy định trong Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 –
Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán BCTC.
Trong trường hợp kiểm toán viên và công ty kiểm toán đã tuân thủ các chuẩn
mực kiểm toán Việt Nam và các nguyên tắc chuẩn mực kiểm toán quốc tế trong
quá trình kiểm toán và lập BCKT nhưng BCKT vẫn chứa đựng các sai sót trọng
yếu là vì bản thân các bằng chứng kiểm toán mà kiểm toán viên thu thập trong quá
trình kiểm toán đã chứa đựng những gian lận do đơn vị được kiểm toán tạo nên và
với các thủ tục kiểm toán thông thường kiểm toán viên đã không thể phát hiện gian
lận trong các bằng chứng kiểm toán đó. Ở đây kiểm toán viên và công ty kiểm toán
vẫn phải chịu trách nhiệm trước người sử dụng thông tin trên BCKT vì đã không
đủ trình độ để phát hiện ra các gian lận trên các bằng chứng kiểm toán thu thập.
Nhưng những rủi ro này là khó thể tránh khỏi đối với mọi cuộc kiểm toán.
Cần phải công nhận rằng trên thực tế không phải lúc nào kiểm toán viên và
công ty kiểm toán cũng tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán hiện hành về việc lập
BCKT. Ý kiến của kiểm toán viên trình bày trên BCKT có thể sai lệch so với thực
tế vì những ràng buộc về lợi ích kinh tế với đơn vị được kiểm toán, những ràng
buộc này phát sinh trong quá trình kiểm toán mặc dù trước khi ký hợp đồng kiểm
toán, kiểm toán viên, công ty kiểm toán hoàn toàn độc lập với đơn vị được kiểm
toán về mọi phương diện. Trong trường hợp này kiểm toán viên, công ty kiểm toán