Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN THIẾT KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.17 KB, 10 trang )

THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN THIẾT KẾ TOÁN CHI PHÍ
SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN
XUẤT.
1. Một số vấn đề về công tác kế toán cho phí sản xuất giá thành sản
phẩm trong các doanh nghiệp hiện nay.
Trong hơn 10 năm thực hiện pháp lệnh kế toán thống kê không thể phủ
nhận rằng công tác tổ chức hạch toán kế toán ở nước ta đã có nhiều tiến bộ tích
cực đóng góp yêu cầu của kinh tế thị trường, quản lý và giám sát hoạt động sản
xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nói chung.
Tuy nhiên cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, của hoạt động sản
xuất kinh doanh đặc biệt là trong quá trình hội nhập với cộng đồng quốc tế thì
bên cạnh những thành tựu đáng kể hệ thống kế toán Việt Nam vẫn còn những
tồn tại nhất định đó là:
Nước ta chưa có chuẩn mực kế toán thống nhất áp dụng cho tất cả các
thành phần kinh tế các loại hình doanh nghiệp. Việc thực hiện chế độ kế toán ở
nơi này, nơi kia, doanh nghiệp này và doanh nghiệp kia còn không thống nhất và
không khoa học.
Các chuẩn mực kế toán việt nam chưa sát chưa thống nhất với hệ thống
chuẩn mực kế toán quốc tế IAS ( International Accounting Standard). Chính vì
vậy còn nhiều điều chưa hợp lý, thiếu khoa học đồng thời rất khó khăn cho các
doanh nghiệp áp dụng đặc biệt là đối với các doanh nghiệp có vốn nước ngoài
khi phải áp dụng hệ thống kế toán việt nam, và cả đối với các doanh nghiệp việt
nam khi làm ăn ở nước ngoài cũng khó được chấp nhận điều này gây cản chở
cho quá trình hội nhập của nền kinh tế nói riêng và kế toán việt nam nói riêng
với cộng đồng quốc tế. Điều cần thiết là phải xây dựng hệ thống chuẩn mực kế
toán quốc gia thống nhất, phù hợp với hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế. IAS.
Cũng nằm trong tình trạng chung của kế toán việt nam, việc thực hiện kế
toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp bên
cạnh những tiến bộ tích cực còn tồn tại nhiều vấn đề bất hợp lý dẫn đến việc
phản ánh chi phí không chính xác, đầy đủ ảnh hưởng đến việc tính giá thành sản
1


1
phẩm, hạch toán lỗ lãi, quản lý doanh nghiệp và quản lý kinh tế của nhà nước.
Có thể kể ở đây một vài tồn đọng sau.
Việc áp dụng và thực hiện chế độ kế toán ở các doanh nghiệp chưa thống
nhất dẫn đến phương pháp tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm tại các doanh
nghiệp nhiều khi không phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý, sản xuất và đối
tượng hạch toán của doanh nghiệp. Vì vậy làm cho hiệu quả sản xuất không cao,
tính giá thành không chính xác ảnh hưởng đến giá cả sản phẩm tiêu thụ trên thị
trường vàn do vậy ảnh hưởng đến kết quả tiêu thu và hạch toán lỗ lãi. Bên cạnh
đó còn ảnh hưởng đến vấn đề quản lý tài chính doanh nghiệp.
Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do ta chưa ban hành được các
chuẩn mực kế toán phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp và chưa có luật kế
toán.v.v...
Một số vấn đề quan trọng trong việc hạch toán chi phí sản phẩm và tính
gía thành sản phẩm là vấn đề sử dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang.
Ở việt nam hiện nay mặc dù chế độ kế toán mới quy định nhiều phương pháp
đánh giá sản phẩm dở dang nhưng các doanh nghiệp công nghiệp hiện nay chủ
yếu áp dụng phương pháp với lượng tương đương theo đó chi phí sản phẩm dở
dang được kế toán tính riêng cho từng khoản mục: chi phí nguyên vật liệu chính
và chi phí sản xuất khác ( chi phí chế biến). Phương pháp này còn tồn tại vài
điểm không phù hợp sau:
+ Xác định khoản mục chi phí nguyên vật liệu chính và chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp, cách làm nào phù hợp hơn; theo phương pháp truyền thống xác
định các khoản mục chi phí nguyên vật liệu phù hợp với hệ thống tài khoản
trước năm 1996 vì nguyên vật liệu chính là một khoản mục tính chi phí sản xuất
và gía thành sản phẩm, được hạch toán thành khoản mục riêng do vậy tạo điều
kiện cho kế toán đánh giá sản phẩm dở dang được dễ dàng.
Tuy nhiên, trong chế độ kế toán mới, giá thành sản phẩm không quy định
chi phí nguyên vật liệu chính nữa mà thay vào đó là 3 tài khoản chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung làm

cho việc tính chi phí nguyên vật liệu chính trong sản phẩm dở dang tỏ ra trở ngại
2
2
trong việc tập hợp chi phí và hạch toán trong khi đó trong sổ kế toán lại sẵn có
về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trên tài khoản tương ứng dễ dàng tính khoản
mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
+ Theo phương pháp ước lượng tương đương truyền thống ta cần xét lại
điều không phù hợp cho tất cả tình huống sản xuất sau đây.
-> Thứ nhất, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp luôn tính đủ 100% cho sản
phẩm dở dang cuối kỳ, điều này chỉ đúng với các doanh nghiệp xuất NVL một
lần cho toàn bộ quy trình sản xuất không đúng cho những quy trình có nhiều
mức độ sản phẩm dở dang khác nhau, ứng với từng phần NVL xuất ra cho sản
xuất theo từng công đoạn.
-> Thứ hai, xác định chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ, phát sinh trong
kỳ, và chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ nghĩa là trong chi phí sản xuất dở dang
cuối kỳ có cả chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và phát sinh trong kỳ . Theo đó
nếu chi phí sản xuất trong kỳ biến động lớn, sản lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ
còn nhiều và cuối kỳ ít hoặc ngược lại thì chắc chắn chi phí sản phẩm dở dang
cuối kỳ không thể trung thực theo thực tế phát sinh về tính chất bình quân của
nó. Sự khác biệt của hai cách tính dẫn đến kết quả là tổng sản phẩm ước lượng
tương đương dùng làm tiêu thức phân bổ chi phí cho sản phảm dở dang cuối kỳ
là khác nhau.
- Vấn đề tổ chức hệ thống báo cáo chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
trong các doanh nghiệp sản xuất còn nhiều bất cập gây ảnh hưởng đến đối tượng
sử dụng thông tin trong và ngoài doanh nghiệp, đến công tác quản lý chi phí sản
xuất và giá thành sản phẩm... do đó ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý sản xuất
của doanh nghiệp nói riêng và nhà nước nói chung.
Nguyên nhân của tình trạng này là do chúng ta chưa ban hành quy định
chi tiết về việc quản lý và thực hiện vấn đề này và các doanh nghiệp, bộ phận kế
toán trong doanh nghiệp chưa thực sự chú trọng đến nó, đặc biệt là việc tổ chức

báo cáo chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phục vụ cho kế toán tài chính.
Thường các doanh nghiệp chỉ quan tâm đến việc báo cáo các khoản mục chi phí
sản xuất phục vụ cho kế toán quản trị, trong khi đó đối tượng quan tâm đến
3
3
doanh nghiệp là rất lớn đặc biệt là với các doanh nghiệp là công ty cổ phần liên
doanh v.v...
Nhà nước ban hành hai phương pháp kế toán hàng tồn kho là phương
pháp kế khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ. Tuy nhiên trên
thực tế các doanh nghiệp chủ yếu sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên
tại sao vậy? Hẳn có nhiều điều bất cập xoay quanh vấn đề này !
Ngoài ra, công tác kế toán chi sản xuất và tính giá thành sản phẩm còn rất
nhiều điều bất cập cả về lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên trong khôn khổ bài viết
chỉ đề cập đến một vài khía cạnh mà em thấy là quan trọng và cần thiết phải cải
tiến cho phù hợp với yếu cầu và đòi hỏi mới của sản xuất, kinh doanh và quản lý
tài chính trong nền kinh tế thị trường.
4
4
2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất.
Như đã trình bầy ở trên cho thấy chế độ kế toán nói chung và kế toán chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng bên cạnh những thành tựu nhất
định còn tồn tại nhiều điều bất hợp lý cần khắc phục cả về lý luận và thực tiễn.
Nguyên nhân của tình trạng này trước hết xuất phát từ thực tế nền kinh tế nước
ta mới chuyển sang nền kinh tế thị trường, trình độ phát triển cũng như hội nhập
quốc tế chưa cao. Do vậy tồn tại nhiều bất cập trong hệ thống chính sách kinh tế
tài chính so với yêu cầu phát triển trong đó có kế toán. Hơn nữa chúng ta chưa
có hệ thống chuẩn mực kế toán, kiểm toán quốc gia thống nhất chưa có luật kế
toán do vậy liệu học thi hành các quy định
Còn chưa khoa học, đồng bộ và hợp lý. Bên cạnh đó công tác tổ chức kế

hoạch toán, kế toán trong các doanh nghiệp còn chưa thật tốt, đáp ứng yêu cầu.
Xuất phát từ các nguyên nhân của các tồn đọng nói trên từ yêu cầu khắc phục
những ảnh hưởng của chúng đối với tổ chức công tác hạch toán kế toán, quản lý
kinh tế, tài chính và từ tầm quan trọng của hạch toán, kế toán nói chung và kế
toán sản phẩm và tính giá thành sản phẩm nói riêng em xin đề xuất một vaì ý
kiến nhằm hoàn thiện công tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong
các doanh nghiệp sản xuất.
(1) Cần sớm ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán quốc gia phù hợp với
hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế IAS đáp ứng yêu cầu lơị nhuận kinh tế nói
chung và kế toán Việt Nam nói riêng. Xây dựng ban hành luật kế toán, đảm bảo
sự thống nhất, nhất quán trong việc tổ chức, hoạt động kế toán của doanh
nghiệp.Điều này là hết sức cần thiết bởi vì bất kỳ hoạt động kinh tế nào, đặc biết
lại quan trọng như kế toán rất cần cơ sở pháp lý để điều chỉnh hoạt động phù
hợp với yêu cầu của kinh tế thị trường và quản lý Nhà nước.
(2) Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải được thực
hiện một cách linh hoạt phù hợp với doanh nghiệp. Nhà nước cần phân loại các
doanh nghiệp sản xuất theo quy trình sản xuất, đối tượng hạch toán, đặc điểm tổ
chức quản lý để đưa ra các quy định chuẩn mực hạch toán kế toán phù hợp, giúp
5
5

×