Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC TÍNH VÀ HẠCH TOÁN THUẾ GTGT VÀ MỘT VÀI ĐỀ XUẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.26 KB, 5 trang )

THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC TÍNH VÀ HẠCH TOÁN THUẾ GTGT
VÀ MỘT VÀI ĐỀ XUẤT
Bước vào thập kỷ 90, công cuộc đổi mới đã đạt được những thành tựu bước
đầu rất quan trọng được nhân dân cũng như bạn bè quốc tế thừa nhận và đánh giá
cao. Tuy nhiên, trong sự phát triển cuộc sống không dừng lại mà luôn vận động và
phát triển theo một lộ trình đã chọn: Đến năm 2000 sẽ phấn đấu đưa nước ta thành
một quốc gia có nền kinh tế công nông nghiệp phát triển, đã CNH -HĐH để sánh
ngang với các nước trong khu vực.
Phải khẳng định rằng, việc phát huy, khơi dậy mọi nội lực, nâng cao hiệu quả
và sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt nam trên bước đường hội nhập trong bối
cảnh hiện nay là hết sức cần thiết và quan trọng. Kinh nghiệm thu được từ hơn 10
năm thực hiện cải cách mở cửa, chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường theo định
hướng XHCN nước ta cũng như bài học rút ra từ "cơn lốc" tài chính - tiền tệ Đông
Nam Á cho thấy rõ điều đó. Điều này nằm trong chân lý đơn giản là: Muốn làm gì
cũng phải có thực lực. Muốn hội nhập, phát triển trong một bối cảnh sự phụ thuộc
lẫn nhau ngày càng tăng và xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá là tất yếu thì đòi hỏi
nền kinh tế nước ta như bất kỳ một nước nào khác phải có thực lực, có sức cạnh
tranh cao.
Sẽ có rất nhiều vấn đề để nói, trao đổi, bàn bạc tranh luận. Trong khuôn khổ
bản bài viết này, em chỉ xin đề cập đến một vấn đề là phát huy tối đa nội lực nâng
cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế nước nhà, mà giới hạn ở góc độ
hẹp hơn nữa là vấn đề thực hiện luật thuế GTGT trong gần một năm qua.
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, so sánh với các loại thuế gián thu nói chung và
thuế doanh thu nói riêng, thì thuế GTGT có nhiều ưu điểm.
- Trước hết, thuế GTGT không thu trùng lặp, cho nên góp phần khuyến khích
chuyên môn hoá, hợp tác hoá để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản
phẩm, phù hợp với công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Thứ hai, thuế GTGT chỉ tính vào phần giá trị tăng thêm, nên khuyến khích
các tổ chức, cá nhân bỏ vốn ra đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, phù hợp với
định hướng phát triển kinh tế của nước ta trong thời gian tới. Hàng hoá khi đem
xuất khẩu, chẳng những không phải chịu thuế GTGT mà còn được thoái trả lại


toàn bộ số thuế GTGT đã thu ở các khâu trước, cho nên thuế GTGT góp phần
khuyến khích mạnh mẽ việc sản xuất hàng xuất khẩu.
- Thứ ba, Thuế GTGT thu tập trung ngay ở khâu đầu tiên là khâu sản xuất
hoặc nhập khẩu hàng hoá và thu ở mỗi khâu đều có thể kiểm tra được việc thu nộp
thuế ở khâu trước, cho nên nó hạn chế được thất thu hơn so với thuế doanh thu.
Cuối cùng, Thuế GTGT thực hiện chặt chẽ nguyên tắc đưa vào hoá đơn mua
hàng để khấu trừ số thuế đã nộp ở khâu trước. Nghĩa là, không có hoá đơn mua
hàng ghi rõ số thuế GTGT đầu vào đã nộp ở khâu trước thì không được khấu trừ
thuế. Điều đó góp phần khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh khi mua hàng
phải đòi hoá đơn, chứng từ và khi bán hàng phải xuất hoá đơn, đồng thời cũng hạn
chế được những sai sót trong việc ghi chép hoá đơn, chứng từ trong mua bán, giao
dịch kinh tế, sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế, hạn chế gian lận, góp phần
nâng cao độ tin cậy của thông tin kinh tế.
Áp dụng thuế GTGT mang lại nhiều thuận lợi hơn cho nền kinh tế, mà trước
hết là cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Mục đích chủ yếu của việc áp dụng thuế
GTGT là tạo thêm thuận lợi cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh chứ không phải
làm cho họ khó khăn hơn. Cơ sở sản xuất kinh doanh bị khó khăn thì cũng chính là
Nhà nước gặp khó khăn và nguồn thu của ngân sách nhà nước cũng bị hạn chế.
Tuy nhiên, cũng phải thấy việc đưa vào áp dụng thuế GTGT cũng gặp không
ít những khó khăn và có thể làm nảy sinh những vấn đề phức tạp phải xử lý.
- Trước hết, chuyển từ thuế doanh thu sang áp dụng thuế GTGT đòi hỏi phải
thay đổi một thói quen vốn đã ăn sâu trong cách nghĩ và cách làm của mỗi người
(người mua - người bán: người chịu thuế - người nộp thuế). Một trong những thói
quen đó là: Mua bán hàng không cần hoá đơn, linh hoạt đến mức tuỳ tiện trong ghi
chép chứng từ, sổ kế toán. Tính thuế trên tổng doanh thu không phân biệt giữa
doanh nghiệp có nhiều và doanh nghiệp có ít giá trị tăng thêm... Do thuế GTGT
chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm và để bảo đảm mức động viên ngang bằng với
thuế doanh thu thì thuế suất thuế GTGT phải cao hơn thuế suất thuế doanh thu hiện
hành. Điều này dễ gây tâm lý cho là Nhà nước tăng thuếvà có thể làm tăng giá.
Cho nên cần phải có biện pháp kinh tế để kiềm chế ngăn ngừa lợi dụng tăng giá.

- Thứ hai, chuyển từ thuế doanh thu có 11 thuế suất (từ 0% đến 30%) sang áp
dụng thuế GTGT có 4 thuế suất (0% - 5% -10% - 20%) là một bước giảm bớt đáng
kể sự phức tạp và kém hiệu quả của cơ chế đa thuế suất. Nhưng thời gian đầu, sẽ
gặp phải khó khăn khó tránh khỏi là bị dồn thuế suất dẫn đến dễ bị hụt hẫng trong
thu ngân sách nhà nước và bị sốc trong một số doanh nghiệp những hàng hoá đang
chịu thuế suất cao nay xuống thuế suất thấp sẽ làm giảm thu ngân sách. Những
hàng hoá đang chịu thuế suất thấp nay lên thuế suất cao sẽ gặp khó khăn lúng túng
trong thời gian đầu và có thể kinh doanh không có lãi. Do đó, cần có biện pháp
điều tiết một phần từ những doanh nghiệp có thu nhập cao do được giảm thuế suất,
đồng thời giảm bớt khó khăn cho những doanh nghiệp gặp khó khăn do phải tăng
thuế suất cao hơn trước.
- Thứ ba, do mới chuyển đổi sang cơ chế thị trường lại vừa trải qua một thời
kỳ suy thoái kinh tế nên ngân sách nhà nước còn rất eo hẹp, các doanh nghiệp còn
nhiều mặt yếu kém (thiếu vốn, trang thiết bị lạc hậu, sức cạnh tranh kém) cũng làm
tăng thêm mức độ khó khăn trong thời gian đầu áp dụng thuế GTGT.
Những khó khăn nói trên là những trở ngại thực sự. Cần phải có sự dự báo
những tình huống có thể xảy ra và nhất là phải có những giải pháp sát hợp cho
từng tình huống để chủ động phòng chống, Nhà nước sẽ có những giải pháp về cơ
chế chính sách để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đồng thời doanh nghiệp
cũng phải phấn đấu vươn lên để thích ứng dần với cơ chế chính sách mới, nghĩa là
cả hai bên đều nỗ lực thực sự thì áp dụng thuế GTGT mới đạt được kết quả.
* Một vài đề xuất:
• Đối với vấn đề doanh thu nhận trước cần phải xem xét lại cách hạch toán để
đảm bảo được nguyên tắc dồn tích của kế toán quốc tế. Như đã trình bày thì doanh
thu nhận trước của doanh nghiệp khi cung cấp hàng hoá, dịch vụ, kế toán ghi như
sau:
Nợ TK 111, 112: Tổng giá thanh toán
Có TK 511: Doanh thu
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp
Như vậy doanh thu trong kỳ và thuế GTGT trong kỳ không phản ánh đúng

đắn bản chất. Trong khi các kỳ sau vẫn thực tế phát sinh mà không ghi nhận doanh
thu và nộp thuế GTGT.
Đối với trường hợp trên, Chính phủ nên cho phép các doanh nghiệp tiến hành
phân bổ đều các khoản doanh thu nhận trước cho các kỳ để có thể phản ánh đúng
tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong các kỳ.
• Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các mặt hàng trong đó có những
mặt hàng thuộc đối tượng chịu GTGT và có những mặt hàng không thuộc đối
tượng chịu thuế GTGT, nếu các chi phí đầu vào không xác định cụ thể được cho
các đối tượng sử dụng thì theo thông tư 89 yêu cầu tính thuế GTGT đầu vaò của
khấu trừ cho các mặt hàng thuộc đối tượng chịu thuế GTGT bằng tỷ lệ (%) của
doanh số mặt hàng thuộc đối tượng chịu thuế GTGT so với tổng doanh số bán ra.
Với cách xác định như hiện tại thì không đảm bảo được chính xác và kịp thời vì
chỉ tính được cho hàng hoá, dịchvụ bán ra, còn tồn kho, sản phẩm dở dang và sản
phẩm, hàng hoá gửi đi bán không được tính ngay trong kỳ. Do vậy, nên chăng
chúng ta nên tính thuế GTGT được khấu trừ theo công thức sau:
Thuế GTGT Số thuế GTGT Thuế GTGT đầu vào của
đầu vào đầu vào được sản phẩm tồn kho, sản
được khấu trừ khấu trừ phẩm dở dang, hàng gửi banss
theo tỷ lệ
Với công thức này ta có thể loại trừ thuế GTGT đầu vào của các chi phí chưa
có trong hàng hoá, dịch vụ bán ra, khoàn thuế này sẽ được khấu trừ vào kỳ sau,
như vậy sẽ đảm bảo chính xác hơn. Tuy nhiên để thực hiện được công thức trên thì
sẽ rất khó khăn về mặt thực tế vì việc xác định các yếu tố để tính toán là rất khó
khăn, kế toán phải xác định tồn kho, sản phẩm dở dang... một cách định kỳ. Như
vậy sẽ mất nhiều thời gian để thực hiện công việc này.
• Trong điều kiện trình độ nghiệp vụ của đội ngũ kế toán, nhân viên bán hàng
cũng như sự hiểu biết của người tiêu dùng về sắc thuế mới còn hạn chế thì Chính
phủ phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến nhằm làm cho mọi người hiểu
đúng đắn Luật thuế GTGT. Các đơn vị kinh tế cần tạo điều kiện cho các cán bộ
kế toán học tập, nghiên cứu luật thuế này chắc chắn rằng kế toán sẽ góp phần tích

cực vào sự nghiệp thành công của một luật kinh tế mới - luật thuế GTGT.
KẾT LUẬN
Cùng với chính sách mở cửa nền kinh tế và xu thế hội nhập vào thị trường thế
giới, việc sớm nghiên cứu, xây dựng và ban hành luật thuế GTGT ở Việt Nam là
vô cùng cần thiết và cấp bách. Sự thay đổi này tác động đến cả hệ thống kế toán từ
việc lập chứng từ, hoá đơn đến việc tính và hạch toán thuế GTGT.
Áp dụng thành công luật thuế này sẽ tạo thành xương sống cho hệ thống thuế
nước ta. Để tạo cơ sở tái cấu trúc hệ thống thuế nước ta hoàn thiện hơn, hiện đại,
phù hợp hơn với sự phát triển kinh tế của đất nước, với thông lệ quốc tế, phải nỗ
lực thực hiện, áp dụng thành công luật thuế này.
Bài viết không đề cập đến tình hình thực tiễn công tác kế toán thuế GTGT,
những bất cập, khó khăn đối với từng loại hình kinh doanh do đó còn rất nhiều nội
dung thiếu sót. Mặt khác, trong phạm vi kiến thức hạn chế, không tránh khỏi
những sai phạm. Em mong thầy thông cảm cho em.
Xin chân thành cảm ơn thầy!

×