Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Giải pháp huy động vốn đầu tư thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện phú lương tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 88 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHAN DUY

GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN PHÚ LƯƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN, NĂM 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHAN DUY

GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN PHÚ LƯƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN
Ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 8 62 01 15

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ YẾN


THÁI NGUYÊN, NĂM 2020


i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu
và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được dùng
để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2020
Tác giả luận văn

Phan Duy


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp của mình tôi đã nhận được sự
giúp đỡ tận tình của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân và nhà trường.
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban Giám hiệu nhà
trường, Ban Chủ nhiệm khoa cùng các thầy giáo, cô giáo trong khoa Kinh tế &
Phát triển nông thôn, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên và đặc biệt là
Tiến sĩ Nguyễn Thị Yến người đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn tôi trong suốt
quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ vô cùng quý báu tới các bác, các cô,
chú và anh, chị đang công tác tại UBND huyện, các phòng, ban chuyên môn của
huyện Phú Lương; các xã, tổ chức, cá nhân và nhân dân trên địa bàn huyện Phú

Lương đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến bạn bè, người thân đã động viên, giúp đỡ
tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 5 năm 2020
Tác giả luận văn

Phan Duy


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2
3. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 3
4. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn....................................................................... 3
Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI............................................ 4
1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 4
1.1.1. Các khái niệm cơ bản .............................................................................. 4
1.1.2. Mục tiêu, chức năng và nguyên tắc của xây dựng NTM ................... 4
1.1.3. Các nguồn vốn đầu tư chủ yếu cho Chương trình MTQG xây dựng
NTM .................................................................................................................. 7

1.1.4. Nội dung của công tác huy động vốn đầu tư cho Chương trình
MTQG xây dựng NTM ................................................................................... 10
1.1.5. Vai trò của huy động vốn trong xây dựng NTM ................................. 15
1.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng tới sử dụng nguồn vốn đầu tư thực hiện
Chương trình MTQG xây dựng NTM............................................................. 16
1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 18
1.2.1. Kết quả huy động nguồn vốn đầu tư cho Chương trình MTQG xây
dựng NTM trên cả nước .................................................................................. 18
1.2.2. Kinh nghiệm huy động vốn đầu tư cho Chương trình MTQG xây
dựng NTM tại một số địa phương ................................................................... 20


iv
1.2.3. Bài học kinh nghiệm về huy động vốn cho xây dựng NTM trên địa
bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên ....................................................... 23
1.3. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu ............................................................ 25
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......27
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 27
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên huyện Phú Lương ................................... 27
2.1.2. Tình hình về kinh tế - xã hội của huyện Phú Lương............................. 29
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 34
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 35
2.3.1. Số liệu thứ cấp ....................................................................................... 35
2.3.2. Số liệu sơ cấp ........................................................................................ 35
2.3.3. Phương pháp tổng hợp thông tin, phân tích xử lý số liệu ..................... 37
2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 38
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 39
3.1. Thực trạng xây dựng NTM trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh
Thái Nguyên ................................................................................................... 39
3.1.1. Thực trạng về cơ chế, chính sách xây dựng NTM giai đoạn 20102019 của huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên .............................................. 39

3.1.2. Thực trạng công tác tuyên truyền, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức
xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2019 ............................................................ 41
3.1.3. Thực trạng hoàn thành các chỉ tiêu của Chương trình MTQG xây
dựng NTM trên địa bàn huyện Phú Lương ..................................................... 44
3.1.4. Kết quả huy động nguồn vốn đầu tư cho Chương trình MTQG xây
dựng NTM trên địa bàn huyện Phú Lương giai đoạn 2010 - 2019 ................. 47
3.2. Đánh giá về huy động vốn Chương trình MTQG xây dựng NTM trên
địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên ................................................. 51
3.2.1. Đánh giá các nguồn vốn được huy động đầu tư cho Chương trình
MTQG xây dựng NTM ................................................................................... 51
3.2.2. Mức độ phù hợp về việc huy động vốn đầu tư cho Chương trình
MTQG xây dựng NTM trên địa bàn huyện Phú Lương ................................. 52


v
3.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn cho xây dựng NTM
trên địa bàn huyện Phú Lương........................................................................... 55
3.4. Nhận xét chung về huy động nguồn vốn trong xây dựng NTM trên
địa bàn huyện Phú Lương ............................................................................... 57
3.4.1. Những kết quả đạt được ........................................................................ 57
3.4.2. Những tồn tại, hạn chế .......................................................................... 59
3.4.3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế ......................................................... 59
3.5. Quan điểm, mục tiêu về huy động nguồn vốn trong xây dựng NTM
trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên ......................................... 60
3.5.1. Quan điểm huy động nguồn vốn trong xây dựng NTM ....................... 60
3.5.2. Mục tiêu huy động nguồn vốn trong xây dựng NTM ........................... 61
3.6. Các giải pháp nhằm huy động vốn trong xây dựng NTM trên địa bàn
huyện Phú Lương ............................................................................................ 62
3.6.1. Thực hiện hiệu quả cơ chế, chính sách huy động vốn thực hiện
Chương trình theo quy định của tỉnh, đồng thời ban hành cơ chế riêng

của huyện nhằm tập trung nguồn lực cho xây dựng NTM ............................. 62
3.6.2. Thực hiện việc kế thừa, lồng ghép các chương trình, dự án triển
khai trên địa bàn huyện Phú Lương ................................................................ 63
3.6.3. Huy động vốn thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM gắn
với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương ................................. 64
3.6.4. Nâng cao năng lực cho người dân......................................................... 64
3.6.5. Tiếp tục đổi mới cách tiếp cận, phương pháp xây dựng NTM ............. 64
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 68
PHỤ LỤC


vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BCĐ

:

Ban chỉ đạo

CN và XD

:

Công nghiệp và xây dựng

CNH - HĐH

:


Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CT

:

Chương trình

GTSX

:

Giá trị sản xuất

GV

:

Giáo viên

HĐND

:

Hội đồng nhân dân

HS

:


Học sinh

KHCN

:

Khoa học công nghệ

MTQG

:

Mặt trận quốc gia

NLN

:

Nông lâm nghiệp

NSNN

:

Ngân sách Nhà nước

NTM

:


Nông thôn mới

TD

:

Tín dụng

UBND

:

Ủy ban nhân dân

XHCN

:

Xã hội chủ nghĩa


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Cơ cấu nguồn vốn xây dựng nông thôn mới giai đoạn 20162020 ở Việt Nam .......................................................................... 12
Bảng 2.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Phú Lương ........................ 29
Bảng 2.2. Tình hình dân số và lao động huyện Phú Lương ......................... 30
Bảng 2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Phú Lương theo khu vực
kinh tế ........................................................................................... 31
Bảng 2.4. Hiện trạng giáo dục huyện Phú Lương năm 2019 ....................... 33
Bảng 2.5. Hiện trạng đầu tư ngành y tế huyện Phú Lương năm 2019 ......... 34

Bảng 3.1: Số lượng văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình MTQG
xây dựng NTM giai đoạn 2010-2019 của huyện Phú Lương ...... 39
Bảng 3.2. Công tác tuyên truyền, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức xây dựng
nông thôn mới huyện Phú Lương giai đoạn 2010 - 2019 ............ 42
Bảng 3.3. Công tác thi đua, khen thưởng trong Chương trình MTQG xây
dựng NTM huyện Phú Lương giai đoạn 2010 - 2019 .................. 44
Bảng 3.4.

Thực trạng các xã hoàn thành các tiêu chí của Chương trình MTQG
xây dựng NTM huyện Phú Lương giai đoạn 2010 - 2019 ................... 45

Bảng 3.5: Nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình MTQG xây dựng
NTM trên địa bàn huyện Phú Lương giai đoạn 2010-2019..............49
Bảng 3.6: Đánh giá các nguồn vốn được huy động đầu tư cho xây dựng
NTM trên địa bàn huyện Phú Lương ........................................... 51
Bảng 3.7: Ý kiến về việc huy động nguồn lực từ ngân sách Nhà nước cho
xây dựng NTM trên địa bàn huyện Phú Lương ........................... 52
Bảng 3.8: Ý kiến về huy động nguồn lực từ sức dân cho xây dựng NTM
trên địa bàn huyện Phú Lương ..................................................... 53


viii
Bảng 3.9: Ý kiến việc huy động nguồn vốn từ các tổ chức đoàn thể cho
xây dựng NTM trên địa bàn huyện Phú Lương ........................... 54
Bảng 3.10: Ý kiến về kết quả huy động nguồn vốn cho xây dựng NTM tại
huyện Phú Lương ......................................................................... 54
Bảng 3.11: Đánh giá về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến công tác huy
động vốn cho xây dựng NTM trên địa bàn huyện Phú Lương ............ 55
Bảng 3.12: Ý kiến về mức độ phù hợp của công tác huy động nguồn vốn
cho xây dựng NTM trên địa bàn huyện Phú Lương .................... 56



ix
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Tên tác giả: Phan Duy
2. Tên luận văn: GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN CHƯƠNG
TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN

3. Ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 8.62.01.15

4. Cơ sở đào tạo: Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới
(NTM) là một chương trình tổng thể về phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, văn
hóa, an ninh - quốc phòng ở khu vực nông thôn. Trong những năm qua, huyện
Phú Lương đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành huy động mọi nguồn lực
đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình
MTQG xây dựng NTM. Sau 09 năm thực hiện Chương trình, huyện Phú Lương
đã đạt được nhiều kết quả tích cực trên tất cả các lĩnh vực.
Tổng nguồn lực huy động xây dựng NTM từ năm 2010 đến 30/6/2019 là
356.844 triệu đồng. Trong đó: Ngân sách Nhà nước: 255.779 triệu đồng (bao
gồm: ngân sách Trung ương: 83.926 triệu đồng, ngân sách tỉnh: 125.262 triệu
đồng, ngân sách huyện: 43.095 triệu đồng, ngân sách xã: 1.810 triệu đồng, Vốn
tín dụng ưu đãi theo Quyết định số 13/2009/QĐ-TTg: 1.686 triệu đồng), đóng góp
của người dân: 101.064 triệu đồng, đặc biệt nhân dân đã hiến trên 57 ha đất để
thực hiện các dự án xây dựng hạ tầng nông thôn.
Vì điều kiện về thời gian không cho phép, trong nghiên cứu này tôi tập
trung phân tích, đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp huy động vốn đầu

tư cho Chương trình MTQG xây dhú Lương
Huy động và sử dụng các nguồn vốn cho Chương trình MTQG xây dựng
NTM cần thực hiện lồng ghép nguồn vốn của các chương trình MTQG, các
chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu đã và đang triển khai trên địa bàn. Việc
lồng ghép phải đảm bảo:“Tập trung, không chồng chéo, hiệu quả”. Đồng thời
phải đảm bảo thực hiện đạt mục tiêu, nhiệm vụ riêng của các chương trình, dự
án và phù hợp với tiêu chí về xây dựng NTM.
Lập và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt danh mục công trình theo thứ
tự ưu tiên đầu tư, đặc biệt là ưu tiên các xã đăng ký đạt chuẩn NTM hằng năm,
xóm xây dựng NTM kiểu mẫu, xã xây dựng NTM nâng cao, xã xây dựng NTM
kiểu mẫu, nhằm hướng tới xây dựng NTM bền vững.
Phải đảm bảo nguyên tắc không làm thay đổi mục tiêu, tổng mức vốn
đầu tư được giao. Đối với các chế độ, tiêu chuẩn, định mức liên quan đến con
người, hộ gia đình phải đảm bảo đủ kinh phí, thực hiện theo đúng chế độ, tiêu


64
chuẩn, định mức nhưng phải tiết kiệm nhất và không được sử dụng kinh phí
này để thực hiện cho các mục tiêu, nhiệm vụ khác.
Phải đảm bảo tính đồng bộ, phát huy hiệu quả các chương trình, dự án
tránh chống chéo giữa các nguồn vốn đầu tư trên địa bàn nông thôn. Đồng thời
việc lồng ghép các nguồn vốn được thực hiện từ khâu xác định chủ trương đầu
tư, lập, phân bổ, giao dự toán ngân sách và kế hoạch đầu tư, tổ chức thực hiện,
giám sát, đánh giá kết quả, nghiệm thu và thanh quyết toán.
Nguồn vốn NSTW và ngân sách địa phương về nguyên tắc lồng ghép là
mang tính hỗ trợ và giao quyền tự chủ cho UBND xã, cộng đồng và người dân
thực hiện; từ nguồn hỗ trợ đó, UBND xã huy động các nguồn vốn hợp pháp
khác thực hiện hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM và phải đảm bảo huy
động đủ nguồn lực để thực hiện.
3.6.3. Huy động vốn thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM gắn với

kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
Huy động vốn phải được thực hiện đúng với các quy định. Kế hoạch huy
động nguồn vốn phải lấy ý kiến của cộng đồng dân cư và trình cấp có thẩm
quyền thông qua. Nội dung, danh mục thực hiện phải có trong quy hoạch, Đề
án xây dựng NTM đã được phê duyệt.
3.6.4. Nâng cao năng lực cho người dân
Các giải pháp chủ yếu nhằm: (1) Khắc phục trở ngại tâm lý tiểu nông; (2)
Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng; (3) Phát huy các hình thức tự quản; (4)
Phát triển năng lực của phụ nữ nông thôn; (5) Phát huy vai trò của Hội Nông dân;
(6) Xây dựng và nâng cao chất lượng hoạt động của các quỹ hỗ trợ nông dân; (7)
Phát huy vai trò của các tổ chức và đoàn thể tự nguyện; (8) Tăng cường công tác
truyền thông; (9) Cải thiện các điều kiện sống của người dân.
3.6.5. Tiếp tục đổi mới cách tiếp cận, phương pháp xây dựng NTM


65
- Tập trung đánh giá, điều chỉnh, bổ sung cách tiếp cận xây dựng NTM
cho đầy đủ. Trong đó lưu ý: (i) Tăng cường tiếp cận xây dựng NTM từ cộng
đồng thôn, bản, nhất là ở các địa bàn đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa;
(ii) Tiếp tục điều chỉnh Bộ tiêu chí xây dựng NTM theo hướng mở, chia thành
các nhóm cứng và mềm, tăng tính thiết thực, thể hiện rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực
hiện, đánh giá, tránh chồng chéo, tạo điều kiện để người dân tham gia điều
chỉnh phù hợp với địa phương;
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống tổ chức thực hiện, tập trung vào: (i) Phát
huy mạnh hơn vai trò của Ban phát triển thôn và các Tổ tự quản; mở rộng phân
cấp một cách phù hợp, tạo điều kiện nâng cao chất lượng hoạt động; (ii) Hoàn
thiện các quy định về sự tham gia của người dân; cải tiến cơ chế giám sát của
người dân. Lưu ý đến người nghèo và các nhóm yếu thế; (iii) Công khai minh
bạch thông tin, đảm bảo tốt cả hai chiều: đến và phản hồi từ người dân đầy
đủ và chính xác; (iv) Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các ngành, phân cấp

giữa các cấp; cải tiến cách hướng dẫn thực hiện các tiêu chí theo hướng tập
trung, thu gọn nguồn tài liệu, tránh tản mạn, dẫn chứng ở nhiều văn bản; (v)
Cải tiến phương pháp, biểu mẫu đánh giá kết quả xây dựng NTM và sự hài
lòng của người dân.


66
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận
Trong gần 10 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, từ
việc huy động, quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư, nên công cuộc
xây dựng NTM trên địa bàn huyện Phú Lương đạt được nhiều kết quả tích cực.
Tính đến hết năm 2019, có 10 xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM, chiếm
76,92% tổng số xã (trong đó: 05 xã được công nhận giai đoạn 2011 - 2015, 05
xã được công nhận trong giai đoạn từ 2016 - 2019). Số tiêu chí bình quân đạt
17 tiêu chí/xã, tăng 12 tiêu chí so với năm 2010, tăng 03 tiêu chí so với năm
2015. Có 03 xóm đạt chuẩn xóm NTM kiểu mẫu.
Tổng nguồn lực huy động xây dựng NTM từ năm 2011 đến năm 2019 là
356.844 triệu đồng. Trong đó: ngân sách Nhà nước: 255.779 triệu đồng (bao
gồm: ngân sách Trung ương: 83.926 triệu đồng, ngân sách tỉnh: 125.262 triệu
đồng, ngân sách huyện: 43.095 triệu đồng, ngân sách xã: 1.810 triệu đồng, Vốn
tín dụng ưu đãi theo Quyết định số 13/2009/QĐ-TTg: 1.686 triệu đồng); đóng góp
của người dân: 101.064 triệu đồng, đặc biệt nhân dân đã tự nguyện hiến trên 57
ha đất và nhiều tài sản trên đất để triển khai xây dựng các công trình hạ tầng
nông thôn.
Đạt được những kết nêu trên, khẳng định huyện Phú Lương nói chung
và các xã trên địa bàn huyện nói riêng đã huy động, quản lý, sử dụng có hiệu
quả các nguồn vốn đầu tư cho Chương trình MTQG xây dựng NTM. Theo kết
quả điều tra, đánh giá của cán bộ và người dân trên địa bàn huyện Phú Lương,

có đến hơn 80% số người được hỏi đều cho thấy các nguồn vốn được huy động,
sử dụng đúng mục đích và đem lại hiệu quả cao. Với kinh nghiệm thực tiễn còn
hạn chế, thời gian đi khảo sát thực tế còn ít, nên trong khuôn khổ Luận văn tác
giả đưa ra 5 nhóm giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng huy động nguồn
vốn trong xây dựng NTM trên địa bàn huyện Phú Lương.


67
2. Kiến nghị
Những kết quả nổi bật trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng
NTM trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên đã được cấp có thẩm
quyền ghi nhận và khen thưởng. Để đạt được mục tiêu đặt ra trong giai đoạn
tiếp theo, tác giả có một số kiến nghị được đề xuất như sau:
Đề nghị Trung ương cân đối tăng mức hỗ trợ vốn trực tiếp cho Chương
trình MTQG xây dựng NTM để đảm bảo thực hiện đạt các mục tiêu của Chương
trình. Đặc biệt là các xã chưa đạt chuẩn có điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều
khó khăn, tiêu chí chưa đạt chủ yếu là về hạ tầng nông thôn, tổ chức sản xuất,
môi trường,...; đối với xã đã công nhận đạt chuẩn NTM cần phải tiếp tục nâng
cao chất lượng tiêu chí để đạt xã NTM nâng cao, xã NTM kiểu mẫu, hướng tới
phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững.
Đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, sửa đổi nội dung: ngân sách Nhà
nước hỗ trợ 100% để thực hiện đầu tư xây dựng một số loại công trình kết cấu
hạ tầng khó huy động đóng góp của cộng đồng như: Trường lớp học, đường
giao thông đến trung tâm xã, trạm y tế xã, trung tâm thể thao, nhà văn hóa xã,
cảnh quan môi trường nông thôn. Do rất khó khăn trong việc thu đóng góp từ
nhân dân và cộng đồng, nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó
khăn, nên chưa thật sự phù hợp trong giai đoạn 2016-2020 (Theo quy định tại
khoản 5, mục V, Quyết định 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng
Chính phủ).
UBND tỉnh tiếp tục quan tâm hỗ trợ kinh phí cho các xã đã đạt chuẩn

NTM trên địa bàn huyện Phú Lương, để giữ vững và nâng cao chất lượng các
tiêu chí; hỗ trợ kinh phí rà soát, điều chỉnh quy hoạch, cắm mốc chỉ giới quy
hoạch. Tăng mức hỗ trợ cho các xã phấn đấu đạt chuẩn NTM năm 2020 và
các năm tiếp theo; xóm xây dựng NTM kiểu mẫu, xã xây dựng NTM nâng
cao, NTM kiểu mẫu. Hỗ trợ kinh phí cho các dự án, mô hình phát triển sản
xuất để nâng cao thu nhập cho người dân; hỗ trợ kinh phí để tăng cường công
tác tập huấn, tuyên truyền thực hiện Chương trình./.


68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
1.

Bùi Quang Dũng, Đặng Thị Việt Phương: Điều tra nông dân Việt Nam
2009-2010. BC Viện HL KHXH, 2011.

2.

Hoàng Chí Bảo (2010): Dân chủ và dân chủ ở cơ sở nông thôn trong
tiến trình đổi mới (xuất bản lần thứ 2), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2010.

3.

Bùi Quang Dũng, Đặng Thị Việt Phương (2011): Điều tra nông dân Việt
Nam 2009-2010. Báo cáo Viện Hàn lâm KHXH, 2011

4.


Nguyễn Hữu Đễ (Chủ nhiệm, 2016): Nghiên cứu đề xuất giải pháp nhân
rộng mô hình tự quản về an ninh trật tự tại các khu dân cư trong xây dựng
nông thôn mới, báo cáo đề tàithuộc Chương trình KHCN phục vụ xây
dựng NTM giai đoạn 2011-2015.

5.

Lê Cao Đoàn (Chủ nhiệm 2016,): Nghiên cứu thực trạng vai trò của các
tổ chức chính trị- xã hội sau 3 năm xây dựng nông thôn mới và đề xuất
giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động xây dựng nông thôn mới của các
tổ chức chính trị- xã hội này, báo cáo đề thuộc Chương trình KHCN phục
vụ xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015.

6.

Bạch quốc Khang (Chủ biên, 2018): Khoa học với sự nghiệp nông thôn
mới. Nxb Hồng Đức, H. 2018.

7.

Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM
giai đoạn 2010-2020 của Ban Chỉ đạo Trung ương năm 2019

8.

Nguyễn Linh Khiếu (2017): Vai trò chủ thể của nông dân trong xây dựng
nông thôn mới. Website Tạp chí Cộng sản, 2017

9.


Liên minh minh bạch ngân sách (BTAP, 2018): Tiếng nói của người dân
và cán bộ địa phương về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông
thôn mới giai đoạn 2016-2020 (Trường hợp tỉnh Hòa Bình và Quảng Trị).
Báo cáo đánh giá 2018.


69
10. Nguyễn Ngọc Luân, Lê Vũ Ngọc Kiên (2017): Đánh giá sự hài lòng của
người dân về NTM.
11.

Đỗ Thị Thạch (Chủ nhiệm, 2016): Thể chế chính trị nông thôn Việt Nam
hiện nay: Những vấn đề đặt ra hiện nay và giải pháp hoàn thiện, báo cáo đề
tài thuộc Chương trình KHCN phục vụ xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015.

12. Nguyễn Xuân Thắng (chủ nhiệm, 2016): “Nghiên cứu đề xuất các giải
pháp nâng cao trách nhiệm xã hội và vai trò chủ thể của nông dân trong
xây dựng NTM”,báo cáo đề tài thuộc Chương trình KHCN phục vụ xây
dựng NTM giai đoạn 2011-2015.
13. Nguyễn Thị Ánh Tuyết (Chủ nhiệm, 2016): Nghiên cứu các giải pháp huy
động “vốn xã hội” cho phát triển ngành nghề phi nông nghiệp phục vụ xây
dựng nông thôn mới, báo cáo đề tài thuộc Chương trình KHCN phục vụ
xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015.
14. Wolf, E (2000): Giai cấp nông dân và các vấn đề của nó. Trong Một số
vấn đề về nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở các nước và Việt Nam. Hà
Nội, Nxb Thế giới, 2000.
15. Niên giám thống kê huyện Phú Lương, năm 2018, Phòng thống kê
huyện Phú Lương.
16. Quyết định số 2292/QĐ-UBND ngày 07/9/2016 của UBND tỉnh Thái
Nguyên ban hành Đề án xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, giai

đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030.
17. Quyết định số 7282/QĐ-UBND ngày 07/10/2016 của UBND huyện Phú
Lương về Chương trình MTQG xây dựng NTM huyện Phú Lương, giai đoạn
2016-2020.
18. UBND huyện Phú Lương (2019): Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện
Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn huyện Phú Lương giai
đoạn 2010 - 2020.
19. UBND huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (2019), Báo cáo tổng kết 10


70
năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn huyện
Đồng Hỷ giai đoạn 2010 - 2020.
20. UBND huyện Hải Hậu, Nam Định (2019), Báo cáo tổng kết 10 năm thực
hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn huyện Hải Hậu
giai đoạn 2010 - 2020.
21. UBND tỉnh Thái Nguyên: Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chương
trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010-2020.
22. Sổ tay xây dựng nông thôn mới cơ chế đầu tư, hỗ trợ nông dân phát triển
ngành nghề, kinh tế nông nghiệp, khuyến khích đầu tư tiêu chí quốc gia
về đánh giá nông thôn mới (NXB Lao động).
23. Vũ Nhữ Thăng (2015), Nghiên cứu đổi mới chính sách để huy động và
quản lý các nguồn lực tài chính phục vụ xây dựng nông thôn mới, Đề
tài nghiên cứu khoa học.
24. Lê Sỹ Thọ (2016), Huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội.
25. Đoàn Phạm Hà Trang (2011), Vấn đề quy hoạch và huy động các nguồn
tài chính trong xây dựng Nông thôn mới.
26. Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020.

27. Nghị định số 161/2016/NĐ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ
về cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án
thuộc các Chương trình MTQG về xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020;
28. Thông tư số 05/2017/TT-BNNPTNT ngày 01/3/2017 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn một số nội dung
thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020;
29. Thông tư số 43/2017/TT-BTC ngày 12/5/2017 của Bộ Tài Chính Quy định
quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình MTQG xây
dựng NTM giai đoạn 2016-2020;


PHỤ LỤC. PHIẾU ĐIỀU TRA
(Đối với cán bộ xã, xóm)

GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN
Phần I. Thông tin chung
1. Họ và tên………………………………….………....Tuổi…………………
- Giới tính: Nam



Nữ



2. Nơi ở hiện nay:…………………………………………………….………
………………...………………………………………………..………………

3. Là cán bộ thuộc Chương trình xây dựng nông thôn mới cấp:
- Cấp tỉnh, cấp huyện



- Cấp xã



- Xóm



- Khác



- Chức vụ:…………………..............................................................................
4. Là cán bộ của các tổ chứcđoàn thể:
- Mặt trận tổ quốc



- Hội Nông dân



- Hội Phụ nữ




- Hội Cựu chiến binh



- Đoàn Thanh niên



5. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ:
Trung cấp



Cao đẳng



Đại học



Trên đại học



6. Trình độ lý luận chính trị?
Chưa qua bồi dưỡng




Trung cấp






Cao cấp
7. Số năm công tác:………………năm

8. Số năm giữ chức vụ hiện tại:…………… năm.
Phần II. Nội dung điều tra(Hãy tích dấu X vào các ô trả lời)
1. Ông/bà hãy cho ý kiến về việc huy động vốn đầu tư cho xây dựng NTM trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua?
Chỉ tiêu

Ý kiến đồng ý

1. Huy động chủ yếu từ ngân sách nhà nước:
- Vốn trực tiếp cho chương trình MTQG xây dựng NTM.
- Vốn lồng ghép từ các chương trình MTQG khác (134,
135…) và các chương trình, dự án hỗ trợ khác.
2. Vốn Trái phiếu Chính phủ
3. Nguồn vốn tín dung
4. Huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp
5. Huy động, vân động các khoản đóng góp của người dân,
tham gia đóng góp (tiền, công, tài sản…)
6. Huy động từ nguồn vốn hợp pháp khác
2. Ông/bà hãy cho ý kiến về việc huy động nguồn lực từ ngân sách nhà nước

cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên?
Chỉ tiêu

Ý kiến đồng ý

1. Nguồn vốn còn thấp so với nhu cầu thực tế
2. Định mức hỗ trợ còn thấp so với nhu cầu thực tế
3.Ông/bà hãy cho ý kiến về huy động nguồn lực từ sức dân cho xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên?
Chỉ tiêu
1. Huy động tối đa nguồn lực của người dân
2. Tích cực đóng góp tiền, tài sản

Ý kiến đồng ý


3. Tích cực đóng góp ngày công lao động
4. Ông/bà hãy cho ý kiếnviệc huy động nguồn lực từ các tổ chức đoàn thể cho
xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên?
Chỉ tiêu

Ý kiến đồng ý

1. Đóng góp nguồn lực trong mọi hoạt động
2. Chủ yếu là đóng góp ngày công lao động
5. Ông/bà hãy cho ý kiến về kết quả huy động nguồn lực cho xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên?
Chỉ tiêu

Ý kiến đồng ý


1. Đáp ứng được nhu cầu của chương trình
2. Chưa đáp ứng được
6. Ông bà có đánh giá như thế nào về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố sau đến
công tác huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên thời gian qua?

Chỉ tiêu
1. Chính sách của Nhà nước
trong việc huy động nguồn
vốn cho chương trình xây
dựng nông thôn mới
2. Khả năng đầu tư của ngân
sách và toàn xã hội
3. Phương pháp huy động
nguồn vốn

Rất
Không
Rất ít
Ảnh
Ít ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
hưởng
hưởng
hưởng
hưởng
hưởng

5
4
3
2
1


4. Công tác tuyên truyền, vận
động, khuyến khích tham gia
đóng góp nguồn vốn
5. Sự phối hợp giữa các đơn vị
(Sở, ban, ngành, đoàn thể…)
trong việc huy động nguồn vốn
6. Nhận thức của cán bộ và
nhân dân về nội dung, mục
đích của chương trình xây
dựng nông thôn mới
7. Chính quyền địa phương
chủ động trong việc lập kế
hoạch huy động nguồn lực
8. Việc chỉ đạo thực hiện huy
động nguồn vốn của các đơn vị
9. Điều kiện kinh tế của
người dân
10. Tâm lý trông chờ, ỷ lại của
các địa phương vào sự đầu tư
của Nhà nước
7. Ông bà cho ý kiến về mức độ phù hợp của công tác huy động nguồn lực cho
xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên thời gian qua?


TT

1

2

Nội dung phỏng vấn
Mức đóng góp cho chương
trình xây dựng NTM là phù
hợp với khả năng của gia
đình
Cách thức huy động người
dân đóng góp cho xây
dựng NTM ở địa phương là
hợp lý

Rất phù
hợp

Phù
hợp

5

4

Không
Rất ít
Ít phù
phù

phù
hợp
hợp
hợp
3
2
1


3

Gia đình tự nguyện đóng
góp cho xâydựng NTM ở
địa phương

8. Trong quá trình thực hiện việc huy động các nguồn lực cho xây dựng nông
thôn mới, Ông/bà thường gặp phải những khó khăn gì?
………………...…………………………………………….………………….
……..……………….………………………………………….………………
…………………………...……………………………………..………………
………………..……………….………………………………….….…………
………………..……………….………………………………….….…………
………………..……………….………………………………….….…………
…………………………………….……………………………………………
………………………………………...………………………………………..
Nguyên nhân của những khó khăn đó là gì?
………………..……………….………………………………….….…………
………………..……………….………………………………….….…………
………………..……………….………………………………….….…………
…..………………...……………………………………………………………

……..……………….………………………………………………..…………
………………………….………………………………………………………
…………………………….……………………………………………………
………………………………...…………………………………………….…
9. Để nâng cao hiệu quả việc huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
trong thời gian tới, theo Ông/bà cần tập trung vào những nội dung nào?
………………...………………………………………………………………
…..……………….……………………………………………………………
………………………...………………………………………………………
…………………………………...……………………………………………


10. Ông/bà đóng góp gì cho xây dựng NTM tại địa phương mình?
Nội dung công việc

TT
1
2

3

Ghi cụ thể
(Có đóng góp hay
không. Nếu có thì cụ
thể như thế nào )

Bầu tiểu ban xây dựng NTM
Đóng góp ý kiến vào bản quy hoạch và bản đề
án xâydựng NTM
Đóng góp ý kiến vào việc lựa chọn nội dung

thực hiện

4

Xây dựng kế hoạch thực hiện

5

Số tiền đóng góp

6

Tài sản đóng góp như (đất đai, hoa màu, cây cối….)

7

Ngày công lao động

8

Tham gia tập huấn khuyến nông, khuyến lâm

9

Tham gia giám sát thi công công trình phục
vụ NTM

11. Ông (bà) có đề xuất hay kiến nghị gì cho việc huy động vốn đầu tư cho
chương trình xây dựng NTM tại địa phương không?
………………...………………………………………………………………

…………..……………….……………………………………………………
………………………………...………………………………………………
…………………..……………….……………………………………………
Xin chân thành cảm ơn Ông/Bà!
Ngày........tháng.......năm 2019
Phỏng vấn viên

Người được phỏng vấn

(Ký và ghi rõ họ tên)

(Kí và ghi rõ họ tên)



×