Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Quản lý nhà nước đối với hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (860.62 KB, 117 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHẠM VĂN BỪNG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CHỐNG
BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI VÀ HÀNG GIẢ
TẠI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG TỈNH BẮC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN, NĂM 2020
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHẠM VĂN BỪNG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CHỐNG
BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI VÀ HÀNG GIẢ
TẠI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG TỈNH BẮC GIANG
Ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 8.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ


THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. VŨ QUỲNH NAM

THÁI NGUYÊN, NĂM 2020
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ
rõ nguồn gốc.
Thái nguyên, ngày tháng 02 năm 2020
Tác giả luận văn

PHẠM VĂN BỪNG

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ii
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp,

đến nay tôi đã hoàn thành luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế
với đề tài: “Quản lý nhà nước đối với hoạt động chống buôn lậu, gian lận
thương mại và hàng giả tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang”.
Trước hết, Tôi xin chân thành cảm ơn phòng đào tạo Sau Đại học,
Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế& Quản trị kinh doanh Đại học Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và
thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Vũ Quỳnh Nam người đã
định hướng, chỉ bảo và hết lòng tận tụy, dìu dắt tôi trong suốt quá trình
học tập và nghiên cứu đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cùng các bạn đồng nghiệp tại
Cục Quản lý Thị trường tỉnh Bắc Giang.
Tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè và
đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên
cứu khoa học để tôi hoàn thiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày

tháng 02 năm 2020

Tác giả luận văn

PHẠM VĂN BỪNG

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................. vii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................. viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ............................................................. x
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 4
4. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 4
5. Cấu trúc của luận văn .................................................................................... 5
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CHỐNG BUÔN
LẬU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI VÀ HÀNG GIẢ....................................... 6
1.1. Cơ sở lý luận về hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và
hàng giả ............................................................................................................. 6
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và tác động của buôn lậu, gian lận thương
mại và hàng giả ................................................................................................. 6
1.1.2. Quản lý nhà nước đối với hoạt động chống buôn lậu, gian lận
thương mại và hàng giả ................................................................................... 11
1.1.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động chống buôn lậu,
gian lận thương mại và hàng giả ..................................................................... 12
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hoạt động
chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả .......................................... 15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





iv
1.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động chống buôn lậu,
gian lận thương mại và hàng giả của một số địa phương và bài học kinh
nghiệm đối với tỉnh Bắc Giang ....................................................................... 18
1.2.1. Kinh nghiệm từ Cục quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên ................... 18
1.2.2. Kinh nghiệm từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Ninh....................... 21
1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang ....... 22
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 24
2.1. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................. 24
2.2. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................. 24
2.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp .................................................................. 24
2.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp ...................................................................... 25
2.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin ......................................... 25
2.3.1. Phương pháp tổng hợp thông tin ........................................................... 25
2.3.2. Phương pháp phân tích thông tin .......................................................... 26
2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 27
2.4.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hoạt độngchống buôn lậu, gian lận thương
mại và hàng giả tại các Cục Quản lý thị trường .............................................. 27
2.4.2. Chỉ tiêu phản ánh công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động
chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả .......................................... 28
2.4.3. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới công tác
quản lý nhà nước đối với hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại
và hàng giả ...................................................................................................... 28
Chương 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI VÀ HÀNG
GIẢ TẠI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG TỈNH BẮC GIANG ............. 29
3.1. Đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang ảnh
hưởng tới hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả ......... 29
3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên tỉnh Bắc Giang ........................................ 29
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang ...................................... 30

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




v
3.2. Thực trạng hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng
giả tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang ............................................... 32
3.2.1. Chức năng và nhiệm vụ Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang ... 32
3.2.2. Mô hình tổ chức bộ máy của Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang ... 36
3.2.3. Kết quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
tại Cục quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang ...................................................... 39
3.3. Quản lý nhà nước về hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương
mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Bắc Giang .................................................. 46
3.3.1. Công tác chỉ đạo về hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương
mại và hàng giả ............................................................................................... 46
3.3.2. Công tác tuyên truyền về hoạt động chống buôn lậu, gian lận
thương mại và hàng giả ................................................................................... 51
3.3.3. Công tác phối hợp trong hoạt động chống buôn lậu, gian lận
thương mại và hàng giả ................................................................................... 55
3.3.4. Xử lý đối với hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và
hàng giả ........................................................................................................... 57
3.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới Quản lý nhà nước đối với hoạt
động Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại Cục Quản lý
thị trường tỉnh Bắc Giang................................................................................ 59
3.4.1. Các yếu tố khách quan .......................................................................... 60
3.4.2. Các yếu tố chủ quan .............................................................................. 66
3.5. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động chống buôn lậu,
gian lận thương mại và hàng giả tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang .... 71
3.5.1. Kết quả đạt được ................................................................................... 71

3.5.2. Hạn chế và nguyên nhân ....................................................................... 73
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




vi
Chương 4. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CHỐNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN
THƯƠNG MẠI VÀ HÀNG GIẢ TẠI CỤC QUẢN LÝ THỊ
TRƯỜNG TỈNH BẮC GIANG ..................................................................... 75
4.1. Định hướng và mục tiêu tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt
động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại Cục Quản lý
thị trường tỉnh Bắc Giang................................................................................ 75
4.1.1. Định hướng tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động chống
buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại Cục Quản lý thị trường
tỉnh Bắc Giang ................................................................................................. 75
4.1.2. Mục tiêu tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động chống
buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại Cục Quản lý thị trường
tỉnh Bắc Giang ................................................................................................. 76
4.2. Giải pháp tăng cường Quản lý nhà nước đối với hoạt động
Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại Cục Quản lý thị
trường tỉnh Bắc Giang ................................................................................... 76
4.2.1. Giải pháp về chất lượng nguồn nhân lực tại Cục Quản lý thị
trường nhằm nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo về hoạt động chống
buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả ..................................................... 76
4.2.2. Đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng nhằm tăng cường kiểm tra và xử lý
đối với hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả ............. 77
4.2.3. Giải pháp về nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về hoạt
động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả ................................. 78

4.2.4. Giải pháp về công tác phối hợp trong hoạt động chống buôn lậu,
gian lận thương mại và hàng giả ..................................................................... 79
4.3. Kiến nghị đề xuất ..................................................................................... 80
4.3.1. Đối với Tổng Cục quản lý thị trường ..................................................... 80
4.3.2. Đối với UBND tỉnh Bắc Giang và Sở/ban/ngành có liên quan ............ 81
4.3.3. Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh ................................................. 81
4.3.4. Đối với người tiêu dùng ........................................................................ 81
KẾT LUẬN .................................................................................................... 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 84
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




vii
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 87
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV

:

Bảo vệ thực vật

CSĐT

:

Cảnh sát điều tra

CSKT


:

Cảnh sát kinh tế

GRDP

:

Tốc độ tăng trưỏng kinh tế

HĐND

:

Hội đồng nhân dân

KH

:

Kế hoạch

NSNN

:

Ngân sách Nhà nước

QLTT


:

Quản lý Thị trường

SHTT

:

Sở hữu trí tuệ

TH

:

Thực hiện

UBND

:

Ủy ban Nhân dân

VPHC

:

Vi phạm hành chính

VSATTP


:

Vệ sinh an toàn thực phẩm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.

Thang đo quãng Likert đo lường mức độ đồng ý ..................... 27

Bảng 3.1.

Giá trị kinh tế của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016-2018 ............. 30

Bảng 3.2.

Kết quả kiểm tra hoạt động chống buôn lậu, gian lận
thương mại và hàng giả của Cục quản lý thị trường tỉnh
Bắc Giang giai đoạn 2016-2018 ................................................ 41

Bảng 3.3.

Tổng giá trị xử phạt của Cục QLTT tỉnh Bắc Giang đối
với các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

giai đoạn 2016-2018 .................................................................. 44

Bảng 3.4.

Kế hoạch kiểm tra thường xuyên của Cục Quản lý thị
trường tỉnh Bắc Giang .............................................................. 47

Bảng 3.5.

Kế hoạch kiểm tra đột xuất của Cục Quản lý thị trường
tỉnh Bắc Giang .......................................................................... 48

Bảng 3.6.

Số lượng các hoạt động tuyên truyền về chống buôn lậu,
gian lận thương mại và hàng giả của tỉnh Bắc Giang ............... 52

Bảng 3.7.

Kinh phí các hoạt động tuyên truyền về chống buôn lậu,
gian lận thương mại và hàng giả của tỉnh Bắc Giang ............... 54

Bảng 3.8.

Kết quả xử phạt về vi phạm hành vi buôn lậu, gian lận
thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ............... 56

Bảng 3.9.

Đánh giá của cán bộ Quản lý thị trường về tác động bối

cảnh kinh tế xã hội, sự hội nhập của đất nước đến
QLNN đối với hoạt động chống buôn lậu, gian lận
thương mại và hàng giả ........................................................... 60

Bảng 3.10.

Đánh giá của cán bộ Quản lý thị trường về tác động của
các quy định, chủ trương của nhà nước đến QLNN đối
với hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và
hàng giả ..................................................................................... 62

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ix
Bảng 3.11.

Đánh giá của cán bộ Quản lý thị trường về trình độ dân trí
đến QLNN đối với hoạt động chống buôn lậu, gian lận
thương mại và hàng giả............................................................. 64

Bảng 3.12.

Đánh giá của cán bộ Quản lý thị trường về sự phức tạp
của các loại hàng hóa đến QLNN đối với hoạt động buôn
lậu, gian lận thương mại và hàng giả ........................................ 65

Bảng 3.13.


Giá trị trang thiết bị, phương tiện được đầu tư của Cục
Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang qua các năm 2016-2018 ........ 67

Bảng 3.14.

Đánh giá của cán bộ Quản lý thị trường về cơ chế phối
hợp ảnh hưởng đến QLNN đối với hoạt động chống buôn
lậu, gian lận thương mại và hàng giả ........................................ 70

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




x
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1.

Mô hình tổ chức bộ máy của Cục Quản lý thị trường tỉnh
Bắc Giang.................................................................................. 37

Biểu đồ 3.1. So sánh kế hoạch kiểm tra thường xuyên và kết quả thực
hiện về hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại
và hàng giả tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang
năm 2016 ............................................................................. 50
Biểu đồ 3.2. So sánh kế hoạch kiểm tra thường xuyên và kết quả thực
hiện về hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại
và hàng giả tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang
năm 2017 ............................................................................. 50

Biểu đồ 3.3. So sánh kế hoạch kiểm tra thường xuyên và kết quả thực
hiện về hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và
hàng giả tại Cục QLTT tỉnh Bắc Giang năm 2018 ................... 50
Biểu đồ 3.4. Đánh giá của cán bộ Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang về
mức độ phù hợp của các quy định xử lý đối với hoạt động
chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả .................... 59
Biểu đồ 3.5. Trình độ của cán bộ QLTT tỉnh Bắc Giang năm 2019 ............. 69

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là hiện tượng thường gặp
trong nền kinh tế thị trường. Ở đó, lợi nhuận là động cơ chính thúc đẩy các
đối tượng vi phạm pháp luật tham gia thị trường, vừa làm giàu bất chính vừa
trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước, cộng đồng. Cũng chính vì
động cơ lợi nhuận, các đối tượng này sẵn sàng lợi dụng những “kẽ hở” của
Nhà nước về cơ chế, chính sách, về quản lý để buôn lậu, làm hàng giả hoặc có
các hành vi gian lận thương mại.
Buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả làm méo mó các quan hệ
thị trường, gây khó khăn cho sự quản lý, điều tiết của Nhà nước. Người tiêu
dùng cũng chịu thiệt khi mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất
lượng, không có xuất xứ rõ ràng, trong đó, có những mặt hàng nguy hiểm,
độc hại, ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn, sức khỏe, tính mạng của người
dùng, Nhà nước thì thất thu thuế, doanh nghiệp làm ăn chân chính thì không
tiêu thụ được hàng hóa do mình sản xuất ra và đã thực hiện đầy đủ các nghĩa

vụ thuế với Nhà nước…
Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang là cơ quan quản lý nhà nước
trong công tác đấu tranh buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn
tỉnh Bắc Giang. Cùng với sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Tổng Cục Quản lý thị
trường. Cục Quản lý thị trường tỉnh đã không ngừng nâng cao chất lượng về
năng lực quản lý và thực thi công vụ của các cán bộ, công chức Quản lý thị
trường của Cục, tăng cường đầu tư nâng cấp các thiết bị phục vụ công tác quản
lý hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả cho các Đội
Quản lý thị trường trên địa bàn.
Những năm qua, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang đã góp phần
đáng kể trong hoạt động chống sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




2
hàng kém chất lượng, vi phạm sở hữu trí tuệ trên một số sản phẩm chính
như: nước uống, bột ngọt, mỹ phẩm, giầy dép, túi sách, rượu, phân bón, đồ
điện, phụ tùng xe máy,… Trong năm 2018, lực lượng quản lý thị trường
toàn tỉnh đã phối hợp với các ngành, lực lượng chức năng trên địa bàn tổ
chức kiểm tra 1.908 vụ, thực hiện xử lý 1.614 vụ vi phạm, tổng tiền từ xử
phạt vi phạm hành chính, tiền bán hàng tịch thu và trị giá hàng hóa tiêu hủy
13.152.976.000 đồng [10]. Kết quả này đã giảm đáng kể so với cùng kỳ năm
2017 là 10% từ số vụ vi phạm, 3% số tiền xử lý vi phạm. Để đạt được kết
quả trên, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang đã triển khai nhiều hoạt
động, như kết hợp công tác kiểm tra với công tác tuyên truyền, phổ biến các
quy định của pháp luật, chế tài xử phạt đối với các hành vi liên quan về vận
chuyển, buôn bán hàng lậu, hàng giả, gian lận nhãn mác nguồn gốc xuất xứ
Việt Nam đến các tổ chức, cá nhân kinh doanh, nâng cao nhận thức cho

người dân về nguy cơ tác động ảnh hưởng của hàng lậu, hàng giả đến sức
khỏe, môi trường và quyền lợi người tiêu dùng.
Tuy nhiên, trên thực tế tại tỉnh Bắc Giang tình hình buôn lậu, gian lận
thương mại và hàng giả vẫn diễn biến phức tạp, tình trạng buôn bán, tiêu thụ,
vận chuyển trái phép các loại hàng lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất
lượng, vi phạm về niêm yết giá bán hàng, kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng,
không rõ nguồn gốc, xuất xứ vẫn còn xảy ra. Nguyên nhân là do một số văn bản,
chính sách pháp luật về đấu tranh buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả,
gian lận thương mại và hàng giả chưa đồng bộ, còn chồng chéo, quy định còn
chưa cụ thể, công tác phối kết hợp trong kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trên
địa bàn chưa nhịp nhàng, lĩnh vực còn chưa kiểm tra như bán hàng qua
Facebook, zalo, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, công chức Quản lý
thị trường chưa đồng đều, còn thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




3
nước về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả;…
Xuất phát từ vai trò quan trọng của việc đấu tranh chống buôn lậu, gian
lận thương mại và hàng giả, gian lận thương mại và hàng giả và những hạn
chế còn tồn tại trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động chống buôn
lậu, gian lận thương mại và hàng giả, gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh
Bắc Giang, tác giả chọn đề tài “Quản lý nhà nước đối với hoạt động chống
buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại Cục Quản lý thị trường tỉnh
Bắc Giang” làm luận văn thạc sĩ. Qua đó, đề xuất một số giải pháp nhằm tăng
cường quản lý nhà nước đối với hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương
mại và hàng giả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn.
2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với hoạt
động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang. Từ đó, đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với
hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại Cục Quản lý
thị trường trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động chống buôn lậu,
gian lận thương mại và hàng giả, quản lý nhà nước đối với hoạt động chống
buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
- Phân tích thực trạng Quản lý nhà nước đối với hoạt động chống buôn
lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc
Giang giai đoạn 2016-2018.
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến công tác Quản lý nhà nước đối
với hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại Cục Quản
lý thị trường tỉnh Bắc Giang.
- Đề xuất một số giải pháp tăng cường Quản lý nhà nước đối với hoạt
động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại Cục Quản lý thị
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




4
trường tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là toàn bộ các vấn đề liên quan đến
công tác Quản lý nhà nước đối với hoạt động Chống buôn lậu, gian lận
thương mại và hàng giả tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan tới
công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động chống buôn lậu, gian lận
thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Bắc Giang: công tác tổ chức hoạt
động chống buôn lậu, công tác xây dựng kế hoạch chống buôn lậu, công tác
tổ chức thực hiện và thanh tra, kiểm tra hoạt động chống bbuôn lậu, gian lận
thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
- Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại tỉnh Bắc Giang.
- Về thời gian: Nghiên cứu các dữ liệu về thực trạng Quản lý nhà nước
đối với hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại Cục
Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016-2018, dữ liệu điều tra thực tế
năm 2019; giải pháp có ý nghĩa cho giai đoạn 2020-2025.
4. Đóng góp của luận văn
- Về lý luận: Luận văn góp phần tổng hợp lại những vấn đề lý luận
chung về quản lý nhà nước đối với hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương
mại và hàng giả.
- Về thực tiễn: Luận văn phân tích, đánh giá được thực trạng công tác
Quản lý nhà nước đối với hoạt động Chống buôn lậu, gian lận thương mại và
hàng giả tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang. Luận văn chỉ ra được
những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế,
từ đó, đề xuất một số giải pháp tăng cường Quản lý nhà nước đối với hoạt
động Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại Cục Quản lý thị
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




5
trường tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.
- Tính ứng dụng: Đề tài là nghiên cứu đầu tiên thực hiện về Quản lý

nhà nước đối với hoạt động Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang. Do đó, nghiên cứu là tài liệu tham
khảo có giá trị với tỉnh Bắc Giang nói chung cho Cục quản lý thị trường tỉnh
Bắc Giang nói riêng và các tỉnh bạn trong việc tăng cường quản lý nhà nước
đối với hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, nhằm hạn
chế nạn buôn lậu. Bên cạnh đó, đây cũng là tài liệu nghiên cứu quan trọng
giúp cho Tổng cục Quản lý thị trường và các cơ quan quản lý nhà nước liên
quan có thể tham khảo khi xây dựng những quy định, chính sách cho hoạt
động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên cả nước.
5. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, mục lục, phụ lục và tài liệu tham khảo, phần nội
dung chính của luận văn bao gồm 4 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nhà
nước đối với hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
- Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
- Chương 3: Thực trạng Quản lý nhà nước đối với hoạt động chống buôn
lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang.
- Chương 4: Giải pháp tăng cường Quản lý nhà nước đối với hoạt
động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại Cục Quản lý thị
trường tỉnh Bắc Giang.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




6
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CHỐNG BUÔN LẬU,

GIAN LẬN THƯƠNG MẠI VÀ HÀNG GIẢ
1.1. Cơ sở lý luận về hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và
hàng giả
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và tác động của buôn lậu, gian lận thương mại
và hàng giả
1.1.1.1. Khái niệm
Theo Nghị định số 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạp hành
chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng [6] đưa ra khái niệm:
Buôn lậu là hoạt động buôn bán những hàng hóa trốn thuế và hàng
cấm. Trong đó, hàng cấm gồm hàng hóa cấm kinh doanh; hàng hóa cấm lưu
hành, sử dụng; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam.
Tại Khoản 7 điều 3 của Nghị định này thì “Hàng hóa nhập lậu” gồm [6]:
- Hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định
của pháp luật.
- Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu có điều kiện
mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cấp theo quy định kèm theo hàng hóa khi lưu thông trên thị trường.
- Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ
tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại
hàng hóa khi làm thủ tục hải quan.
- Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn,
chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




7

nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về
quản lý hóa đơn.
- Hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập
khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc
có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng.
Gian lận thương mại là hành vi dối trá, mánh khóe, lừa lọc trong lĩnh
vực thương mại thông qua hoạt động mua, bán, kinh doanh, xuất nhập khẩu
hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích thu lợi bất chính. Mục đích của hành vi
gian lận thương mại là nhằm thu lợi bất chính do thực hiện trót lọt hành vi lừa
đảo, dối trá. Chủ thể tham gia hành vi gian lận thương mại bao gồm: người
mua, người bán, hoặc cả người mua và người bán thông qua đối tượng là hàng
hóa. Gian lận thương mại là một hiện tượng mang tính lịch sử, chỉ khi có sản
xuất hàng hóa, các sản phẩm được mang ra trao đổi trên thị trường, có người
mua, người bán nhằm thực hiện phần giá trị được kết tinh trong hàng hóa thì
gian lận thương mại cũng mới xuất hiện.
Hàng giả là hàng giả hiệu hay hàng nhái là hàng tiêu dùng vi phạm
luật bản quyền giả hiệu chính tông với mẫu mã giống những thương hiệu có
tiếng rồi bán ra thị trường để gạt người tiêu thụ bằng cách bán giá cao để sinh
lời. Nói chung, hàng giả có phẩm chất kém, không bị ràng buộc bởi tiêu
chuẩn kiểm soát về phẩm chất của doanh nghiệp hay tiêu chuẩn an toàn của
chính phủ. Các loại mặt hàng được làm giả cũng rất đa dạng, có những trường
hợp hàng giả gây thiệt mạng như dược phẩm điều trị các căn bệnh nghiêm
trọng như ung thư, HIV, sốt rét, phụ tùng an toàn xe hơi, sữa bột cho trẻ em,
mỹ phẩm, hàng điện tử và thực phẩm…
Theo quy định của pháp luật Việt Nam tại Nghị định số 185/2013/NĐCP khái niệm hàng giả gồm các loại sau [6]:
- Hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng, có giá trị sử dụng,
công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





8
hóa; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với giá trị sử dụng, công dụng
đã công bố hoặc đăng ký.
- Hàng hóa có hàm lượng định lượng chất chính hoặc trong các chất
dinh dưỡng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản khác chỉ đạt mức từ 70% trở xuống
so với tiêu chuẩn chất lượng hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp
dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa.
- Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người, vật nuôi không có dược chất, có
dược chất nhưng không đúng với hàm lượng đã đăng ký, không đủ loại dược chất
đã đăng ký, có dược chất khác với dược chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa.
- Thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất, hàm lượng hoạt chất chỉ
đạt từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật
đã đăng ký, công bố áp dụng, không đủ loại hoạt chất đã đăng ký, có hoạt chất
khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa.
- Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa giả mạo tên thương
nhân, địa chỉ của thương nhân khác; giả mạo tên thương mại hoặc tên thương
phẩm hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc giả mạo bao
bì hàng hóa của thương nhân khác;
- Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về
nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa.
- Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 Luật Sở
hữu trí tuệ năm 2005.
- Tem, nhãn, bao bì giả.
Tóm lại, từ các khái niệm trên, hoạt động buôn lậu, gian lận thương
mại, hàng giả được hiểu là hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa trái pháp
luật. Trong đó, những hàng hóa được sản xuất ra giống như sản phẩm hàng
hóa được nhà nước cho phép sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ trên thị trường
những hàng hóa không có giá trị sử dụng, hoặc không có nguồn gốc suất xứ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




9
rõ ràng, hoặc giả mạo các sản phẩm hàng hóa có thương hiệu trên thị trường,
nhằm mục đích thu lời bất chính.
1.1.1.2. Đặc điểm hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
Hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả luôn tồn
tại ở mọi nền kinh tế. Khi nền kinh tế càng mở cửa thì hoạt động này diễn ra
càng tinh vi với nhiều hình thức và chiêu trò khác nhau. Tuy nhiên, chúng đều
có những đặc điểm chung như sau:
- Hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thường
diễn ra lén lút nhằm qua mặt cơ quan quản lý nhà nước. Vì hoạt động chống
buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là hoạt động phi pháp do vậy các
đối tượng sản xuất, kinh doanh hàng lậu, hàng giả, hàng nhái phải tiến hành
lén lút ở các nơi có ít sự quản lý nhà nước, hoặc ở những nơi xa dân, có
đường giao thông đi lại khó khăn, nhằm hạn chế sự kiểm tra, kiểm soát của cơ
quan nhà nước nói chung và của cơ quản Quản lý thị trường nói riêng.
- Hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả diễn ra
sôi nổi vào thời điểm cuối năm, đặc biệt là thời điểm giáp tết nguyên đán.
Nguyên nhân là tại thời điểm cuối năm, nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng
cao, nhu cầu về hàng hóa ngày càng nhiều dẫn tới lượng hàng khan hiếm. Lợi
dụng tình hình sôi động của các loại hàng hóa vào cuối năm. Các đối tượng
xấu tăng cường hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
- Hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đang
diễn ra ngày càng tinh vi. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ và
thông tin, các đối tượng này đã ứng dụng để sản xuất hàng giả, hàng nhái có
mã vạch giống hệt các loại hàng hóa thật trên địa bàn mà mắt thường khó

phát hiện. Đồng thời, các đối tượng này còn sử dụng các biện pháp tinh vi
nhằm qua mắt cơ quan Hải quan và Quản lý thị trường khi nhập lậu hàng
hóa vào Việt Nam.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




10
- Các hàng hóa nhập lậu, gian lận thương mại và hàng giả phần lớn là
hàng hóa kém chất lượng, hết thời hạn sử dụng, không đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm,… sau đó được làm giả có đặc điểm, tính chất giống hàng thật
có thương hiệu, có chất lượng tốt. Nhìn chung các mặt hàng này đều được mô
phỏng giống như hàng thật nên rất dễ gây nhầm lẫn với hàng thật. Do đó, cơ
quan quản lý nhà nước cần có biện pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho
người tiêu dùng trong việc phân biệt, nhận biết hàng giả, hàng nhái, hàng kém
chất lượng, từ đó bảo vệ lợi ích cho nhà sản xuất và người tiêu dùng.
1.1.1.3. Những tác động của buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
*) Tác động đến kinh tế
- Tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hảng giả ảnh hưởng đến
chính sách quản lý hàng hóa của nhà nước, ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường
kinh doanh và ảnh hưởng tới quyền lợi người tiêu dùng, đồng thời gây thất
thu cho ngân sách nhà nước.
- Tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hảng giả gây thiệt hại cho
các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chân chính. Chính điều này gây nên nhiều
khó khăn, tạo sức ép cho nền sản xuất trong nước, làm cho sản phẩm trong nước
khó tiêu thụ, làm ảnh hưởng xấu tới việc làm và thu nhập của người lao động.
- Tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hảng giả là hành động
cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng lớn đến môi trường kinh doanh, vi
phạm quyền sở hữu trí tuệ, gây rối loại thị trường, làm giảm uy tín các doanh

nghiệp sản xuất chân chính trong nước.
*) Tác động đến chính trị, văn hóa, xã hội
Nạn buôn lậu, gian lận thương mại và hảng giả của một nhóm đối
tượng xấu với mục đích thu lợi bất chính, từ đó làm lu mờ truyền thống đạo
đức của con người, kể cả những người có trách nhiệm chống buôn lậu và gian
lận thương mại bị lôi kéo vào. Do đó, gây mất lòng tin vào nhân dân và cán
bộ ảnh hưởng tới uy tín của Đảng, vai trò của nhà nước. Các thế lực thù địch
lợi dụng đó để tuyên truyền chống phá cách mạng, làm trật tự xã hội bị đảo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




11
lộn, an ninh khu vực bị đe dọa… một số mặt hàng cấm như thuốc độc, thuốc
nổ,… được đưa vào gây tác hại lớn trên nhiều mặt đời sống xã hội, văn hóa
truyền thống, an ninh và trật tự xã hội.
1.1.2. Quản lý nhà nước đối với hoạt động chống buôn lậu, gian lận
thương mại và hàng giả
1.1.2.1. Khái niệm
Theo GS.TS Phan Huy Đường (2017),“Quản lý nhà nước là một dạng
quản lý do nhà nước làm chủ thể, định hướng điều hành, chi phối,… để đạt
được mục tiêu kinh tế, xã hội trong giai đoạn lịch sử nhất định. Quản lý nhà
nước là sự quản lý xã hội bằng quyền lực nhà nước, ý chí của nhà nước,
thông qua bộ máy nhà nước làm thành hệ thống tổ chức điều khiển quan hệ
xã hội và hành vi hoạt động của con người để đạt được mục tiêu kinh tế - xã
hội nhất định theo những thời gian nhất định với hiệu quả cao”. [15]
Từ khái niệm quản lý nhà nước, và khái niệm về hoạt động chống buôn
lậu, gian lận thương mại và hàng giả, tác giả đưa ra khái niệm quản lý nhà
nước đối với hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả là sự tác

động của nhà nước tới hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa trái pháp
luật nhằm định hướng, chi phối,… các hoạt động này theo đúng các quy định
của pháp luật, từ đó đạt được mục tiêu kinh tế, xã hội trong giai đoạn lịch sử
nhất định của quốc gia.
1.1.2.2. Vai trò của quản lý nhà nước đối với hoạt động chống buôn lậu, gian
lận thương mại và hàng giả
Khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu, rộng thì hoạt động chống buôn
lậu, gian lận thương mại và hàng giả diễn ra nhiều hơn và tinh vi hơn trên
quy mô toàn cầu. Chính vì vậy, để chống buôn lậu, gian lận thương mại và
hàng giả đòi hỏi công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động này phải được
tiến hành thường xuyên, liên tục nhằm hạn chế tối đa các hành vi vi phạm,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




12
từ đó bảo hộ cho nhà sản xuất và kinh doanh chân chính trong nước. Vậy vai
trò chính của quản lý nhà nước đối với hoạt động chống buôn lậu, gian lận
thương mại và hàng giả như sau:
Thứ nhất, bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp cho nhà sản xuất trong
nước. Khi hàng giả, hàng nhái được nhập lậu hoặc được sản xuất với giá rẻ,
sau đó được gắn bao bì nhãn mác giống hệt hàng hóa chính hãng và được trà
trộn vào thị trường sẽ làm mất uy tín của các doanh nghiệp sản xuất trong
nước hoặc những nhà sản xuất có uy tín trên thị trường. Từ đó, gây thiệt hại
nghiêm trọng cho nhà sản xuất và làm thất thu ngân sách nhà nước.
Thứ hai, bảo vệ lợi ích cho người tiêu dùng: Việc phân biệt hàng giả,
hàng nhái, hàng nhập lậu là vô cùng khó khăn đối với người tiêu dùng. Hiện
nay, khi công nghệ phát triển, việc làm giả mã vạch, giả bao bì,… diễn ra hết
sức tinh vi làm cho người tiêu dùng bằng mắt thường không thể phân biệt

được hàng thật, hàng giả…. Người tiêu dùng mua hàng thật nhưng lại bị mua
phải hàng giả có chất lượng kém dẫn tới mất niềm tin vào nhà sản xuất, ảnh
hưởng tới sức khỏe,… Do đó, quản lý nhà nước đối với hoạt động chống buôn
lậu, gian lận thương mại và hàng giả giúp bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng,
từ đó bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng.
Thứ ba, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Việc kinh doanh
hàng giả, hàng lậu, hàng kém chất lượng mục tiêu là trốn thuế và thu lợi bất
chính cho các đối tượng xấu, gây tổn thất cho các doanh nghiệp làm ăn chân
chính. Do đó gây thất thoát nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Vì vậy, quản lý
nhà nước đối với hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
không chỉ bảo vệ quyền và lợi ích cho người tiêu dùng và nhà sản xuất mà còn
đảm bảo nguồn thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh cho ngân sách nhà
nước, từ đó nhà nước có nguồn ngân sách để đảm bảo tái đầu tư cho toàn xã hội.
1.1.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động chống buôn lậu, gian
lận thương mại và hàng giả
1.1.3.1. Công tác chỉ đạo về hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




13
và hàng giả
Để quản lý tốt hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng
giả thì công tác chỉ đạo về hoạt động này mang tính chất quyết định đến hiệu
quả của hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Thứ nhất là xây dựng kế hoạch về chống buôn lậu, gian lận thương mại
và hàng giả.
Xây dựng kế hoạt về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là
hoạt động được tiến hành thường xuyên của các Cục Quản lý thị trường. Hàng

năm, các Đội Quản lý thị trường sẽ tiến hành xây dựng kế hoạch kiểm tra, kiểm
soát gửi cho Cục Quản lý thị trường, Cục Quản lý thị trường căn cứ vào thực tế
và kế hoạch của các đội sẽ tiến hành xây dựng kế hoạch kiểm tra, kiểm soát
thường xuyên và kiểm tra, kiểm soát định kỳ đối với hoạt động chống buôn lậu,
gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn. Việc xây dựng kế hoạch về chống
buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả sẽ giúp cho Cục Quản lý thị trường và
các Đội Quản lý thị trường trên địa bàn sẽ chủ động được về nguồn lực cả về
nhân lực và trang thiết bị phục vụ cho công tác tổ chức thực hiện.
Thứ hai, tổ chức thực hiện viêc chống buôn lậu, gian lận thương mại và
hàng giả
Tổ chức thực hiện chính là quá trình triển khai hoạt động kiểm tra,
kiểm soát của cơ quan Quản lý thị trường đối với các tổ chức, cá nhân sản
xuất kinh doanh trên địa bàn về việc thực hiện các cam kết không sản xuất,
kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn
gốc xuất xứ,… và kiểm tra chất lượng sản phẩm, mẫu mã sản phẩm, các quy
định về an toàn thực phẩm,… trên địa bàn. Từ đó, phát hiện ra các sản phẩm
hàng hóa không đúng quy định, không rõ nguồn gốc,… để có biện pháp và
chế tài xử phạt phù hợp theo quy định của pháp luật.
1.1.3.2. Công tác tuyên truyền về hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương
mại và hàng giả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




×