Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

CHUYÊN đề cơ CHẾ DI TRUYỀN và BIẾN dị cấp độ tế bào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.14 KB, 35 trang )

CHUYÊN ĐỀ

CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN
DỊ CẤP ĐỘ TẾ BÀO

CHUYÊN ĐỀ
CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ CẤP ĐỘ TẾ BÀO
ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn chuyên đề.
Việc đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kỉểm tra đánh giá trong các kì
thi như THPT Quốc Gia và thi học sinh giỏi cấp tỉnh, giúp các em có thể tiếp cận
nhanh với cách kiểm tra đánh giá mới, giáo viên ngoài việc giúp học sinh chủ
động, tích cực tiếp nhận kiến thức mới mà còn tìm ra những phương pháp, kinh
nghiệm giúp các em ôn tập tốt hơn để chuẩn bị cho các kỳ thi.
Trong các kì thi THPT Quốc Gia đề thi ở dạng TNKQ, đòi hỏi các em không
được học tủ mà phải giải quyết các câu hỏi một cách nhanh chóng và chính xác
trong một thời gian ngắn cũng gây một áp lực không nhỏ tới học sinh.
Chính vì thế việc giáo viên hướng dẫn giải bài tập thường gặp khó khăn mà
hiệu quả lại không cao, do vậy phải có phương pháp để giải các dạng bài tập cho
học sinh dễ hiểu, dễ nhớ, dễ vận dụng và phát huy được khả năng tự học, độc lập
tư duy, sáng tạo của mình trong lĩnh hội tri thức.
Do đó tôi chọn chuyên đề: “Cơ chế di truyền và biến dị cấp độ tế bào”.
Qua đó, các em có thể giải quyết nhanh những kiến thức liên quan đến NST.
II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Học sinh lớp 12 A3, 12A4 trường THPT Tam Dương.
Đội tuyển học sinh giỏi 12 trường THPT Tam Dương.
III. Số tiết bồi dưỡng : 6 tiết.
0


NỘI DUNG


A. KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ
1. Nhiễm sắc thể.
1.1. Hình thái NST.
- Vật chất di truyền ở vi khuẩn chỉ là phân tử ADN trần, không liên kết với
protein, mạch xoắn kép có dạng vòng, chưa có cấu trúc NST điển hình như ở tế
bào nhân thực.
- NST ở sinh vật nhân thực được cấu tạo từ chất nhiễm sắc bao gồm chủ yếu
là AND và protein histon.
- Hình thái NST nhìn rõ nhất ở kì giữa của nguyên phân khi chúng đã có xoắn
cực đại
- Ở phần lớn các loài, NST trong tế bào xoma thường tồn tại thành từng cặp
tương đồng, giống nhau về hình thái, kích thước và trình tự các gen.
- NST được chia làm 2 loại: NST thường và NST giới tính:
+ Nhiễm sắc thể thường giống nhau cả 2 giới đực và cái.
+ NST giới tính khác nhau ở 2 giới đực và cái:
Kiểu XX là giới cái, XY là giới đực: động vật có vú, ruồi giấm và người.
Kiểu XX là giới đực, XY là giới cái: chim, bướm, cá, ếch nhái.
Kiểu XX là giới cái, giới đực là XO: châu chấu, rệp, bọ xít.
Kiểu XO là giới cái, giới đực là XX: bọ nhạy.
- Ở sinh vật nhân thực, số lượng NST nhiều hay ít không hoàn toàn phản ánh
mức độ tiến hóa thấp hay cao.
1.2. Cấu trúc siêu hiển vi của NST
- NST được cấu tạo từ chất nhiêm sắc, được cấu tạo từ AND + protein histon
- AND ( có đường kính 2nm): AND quấn quanh protein(8 phân tử histon)
bằng 146 cặp nucleotit  khối cầu nucleoxom.
- Sợi cơ bản( xoắn mức 1): gồm chuỗi các nucleoxom – có đường kính 11nm
- Sợi chất nhiễm sắc ( xoắn mức 2): có đường kính 30nm
1



- Sợi siêu xoắn ( xoắn mức 3) : có đường kính 300nm
- Cromatit: có đường kính 700nm
NST tại kì giữa ở trạng thái kép gồm 2 cromatit. Vì vậy, chiều ngang của mỗi
NST có thể đạt tới 1400nm.
1.3. Chức năng của NST
- Lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền
- Điều hòa hoạt động của gen thông qua các mức cuộn xoắn của NST
- Giúp tế bào phân chia đều vật chất di truyền vào các tế bào con ở pha phân
bào
2. Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân
2.1. Kì trung gian
- Pha G1: Tế bào tổng hợp các chất cần cho sự sinh trưởng, cuối pha G1 có
điểm kiểm soát R, nếu tế bào vượt qua điểm kiểm soát R sẽ đi vào pha S và quá
trình nguyên phân, nếu tế bào không vượt qua điểm R sẽ đi vào quá trình biệt hoá.
- Pha S: Nhiễm sắc thể nhân đôi tạo nhiễm sắc thể kép, ADN nhân đôi.
-Pha G2: Tế bào tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào.
2.2. Quá trình nguyên phân.
* Kì đầu: Các nhiễm sắc thể kép sau khi nhân đôi ở kì trung gian dần được co
xoắn. Màng nhân dần tiêu biến, thoi phân bào dần xuất hiện.
* Kì giữa: Các nhiễm sắc thể kép co xoắn cực đại và tập trung thành 1 hàng ở
mặt phẳng xích đạo. Thoi phân bào được dính vào 2 phía của nhiễm sắc thể tại tâm
động.
* Kì sau: Các nhiễm sắc tử tách nhau ra và di chuyển trên thoi phân bào về 2
cực của tế bào.
* Kì cuối: Tế bào thắt lại tạo 2 tế bào mới. Tại mỗi cực của tế bào nhiễm sắc
thể dãn xoắn dần và màng nhân, nhân con xuất hiện.
 Kết quả quá trình nguyên phân: Từ 1 tế bào ban đầu sau nguyên phân 1
lần được 2 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể giữ nguyên như tế bào ban đầu.

2



3. Giảm phân
3.1. Giảm phân I
Giống như trong nguyên phân, tại kì trung gian, các nhiễm sắc thể được nhân
đôi tạo nhiễm sắc thể kép, một nhiễm sắc thể kép gồm 2 crômatit dính nhau ở tâm
động.
* Kì đầu I: các nhiễm sắc thể kép bắt đôi với nhau theo từng cặp tương đồng.
Sau khi tiếp hợp, các nhiễm sắc thể kép dần co xoắn lại. Trong quá trình bắt
đôi các nhiễm sắc thể kép trong cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng có thể trao đổi
các đoạn crômatit cho nhau. Hiện tượng này được gọi là hiện tượng trao đổi chéo.
Cuối kì màng nhân và nhân con tiêu biến.
*Kì giữa I: Các cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng sau khi bắt đôi và co xoắn
cực đại di chuyển về mặt phẳng xích đạo của tế bào và tập trung thành 2 hàng.
Dây tơ vô sắc từ mỗi cực tế bào chỉ đính vào 1 phía của mỗi nhiễm sắc thể
kép trong cặp tương đồng.
*Kì sau I: Mỗi nhiễm sắc thể kép trong cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng di
chuyển theo dây tơ vô sắc về 1 cực của tế bào.
*Kì cuối I: Sau khi đi về cực của tế bào, các nhiễm sắc thể kép dần dãn
xoắn.Màng nhân và nhân con dần xuất hiện. Thoi vô sắc tiêu biến. Tế bào chất
phân chia tạo 2 tế bào con có số lượng nhiễm sắc thể kép giảm đi 1 nửa.
3.2. Giảm phân II
Kì trung gian diễn ra rất ngắn, không có sự nhân đôi nhiễm sắc thể.
*Kì đầu II: Các nhiễm sắc thể kép dần được co xoắn. Màng nhân dần tiêu
biến, thoi phân bào dần xuất hiện.
*Kì giữa II: Các nhiễm sắc thể kép co xoắn cực đại và tập trung thành 1
hàng ở mặt phẳng xích đạo. Thoi phân bào được dính vào 2 phía của nhiễm sắc thể
tại tâm động.
*Kì sau II: Các nhiễm sắc tử tách nhau ra và di chuyển trên thoi phân bào
về 2 cực của tế bào.


3


Kì cuối II: Tế bào thắt lại tạo 2 tế bào mới. Tại mỗi cực của tế bào nhiễm
sắc thể dãn xoắn dần và màng nhân, nhân con xuất hiện.
Kết quả quá trình giảm phân : Từ 1 tế bào(2n) sau giảm phân được 4 tế
bào con, mỗi tế bào có bộ nhiễm sắc thể giảm một nửa(n).
4. Đột biến cấu trúc NST
4.1. Khái niệm:
Là những biến đổi về cấu trúc NST dẫn đến sự sắp xếp lại các gen và làm
thay đổi hình dạng của NST.
4.2. Nguyên nhân:
Do tác nhân lí hóa trong ngoại cảnh( tia phóng xạ, tia tử ngoại, sốc nhiệt, các
loại hóa chất) hoặc những rối loạn trong quá trình sinh lí, hóa sinh tế bào làm phá
vỡ cấu trúc NST ảnh hưởng tới quá trình tái bản, tiếp hợp, trao đổi chéo của NST.
4.3. Các dạng đột biến cấu trúc NST
a. Mất đoạn:
- Khái niệm: Là những biến đổi làm mất từng đoạn NST. Có thể mất đoạn
đầu hay đoạn giữa NST. Mất đoạn NST làm giảm số lượng gen trên NST.
- Cơ chế phát sinh:
+ Do rối loạn trong phân bào, NST cuốn vòng tạo nút, vòng nút đứt ra tiêu
biến.
+Tia phóng xạ năng lượng cao tác động trực tiếp làm đứt NST. Đoạn bị đứt
không có tâm động tiêu biến đi.
- Hậu quả: Mất đoạn NST thường gây chết hoặc làm giảm sức sống. Mất
đoạn nhỏ NST có thể không gây ảnh hưởng đến sức sống.
- Ví dụ : + Ở người, NST số 5 bị mất đoạn gây hội chứng mèo kêu.
- Ý nghĩa: + Xác định vị trí gen trên NST.
+ Loại bỏ những gen xấu ra khỏi cơ thể.

b. Lặp đoạn:
- Khái niệm: Một đoạn NST nào đó được lặp lại một hay nhiều lần. Làm gia
tăng số lượng gen trên NST  mất cân bằng gen trong hệ gen.

4


- Cơ chế phát sinh: Trao đổi chéo không cân giữa 2 cromatit trong cặp NST
kép tương đồng.
- Hậu quả: Làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng.
- Ví dụ: Ở ruồi giấm, lặp đoạn trên NST X làm mắt lồi thành mắt dẹt.
- Ý nghĩa:
+ Lặp đoạn NST  lặp gen tạo điều kiện cho đột biến gen  tạo gen mới 
nguyên liệu cho tiến hóa.
c. Đảo đoạn:
- Khái niệm: Một đoạn NST bị đứt ra quay 180 độ và gắn vào vị trí cũ.
- Cơ chế phát sinh: Do rối loạn trong tiếp hợp và trao đổi chéo, NST cuốn
vòng tạo nút, đứt tại nơi dính và nối lại nhầm.
- Hậu quả:
+ Làm thay đổi trình tự phân bố của các gen trên NST nhưng không làm thay
đổi số lượng gen trên đó.
+ Làm cho một gen nào đó đang hoạt động có thể ngừng hoạt động.
+ Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.
- Ví dụ: Ở nhiều loài muỗi, quá trình đảo đoạn được lặp đi lặp lại trên các
NST đã góp phần tạo nên loài mới.
- Ý nghĩa:
+ Tăng sự sai khác giữa các cá thể trong loài.
+ Sự sắp xếp lại các gen do đảo đoạn góp phần tạo nguồn nguyên liệu cho
quá trình tiến hóa  hình thành loài mới.
d. Chuyển đoạn:

- Khái niệm: Là đột biến có sự trao đổi đoạn trong 1 NST hoặc giữa 2NST
không tương đồng.
+ Chuyển đoạn tương hỗ: Một đoạn NST này chuyển sang NST khác và
ngược lại.
+ Chuyển đoạn không tương hỗ: Một đoạn NST này hoặc cả 1 NST này nhập
vào NST khác.

5


- Cơ chế phát sinh:
+ Chuyển đoạn tương hỗ: Do rối loạn, 2 NST không tương đồng bắt chéo,
đứt ra và nối lại nhầm.
+ Chuyển đoạn không tương hỗ: Các tác nhân tác động làm 1 đoạn của NST
đứt ra và gắn vào 1 NST nguyên vẹn không tương đồng của 1 cặp khác.
- Hậu quả:
+ Gây chết hoặc mất khả năng sinh sản.
+ Một số gen trên NST này được chuyển sang NST khác dẫn đến làm thay
đổi nhóm gen liên kết.
- Ví dụ: Chuyển đoạn không cân giữa NST 22 và số 9 ở người gây bệnh ung
thư máu ác tính.
- Ý nghĩa:
+ Chuyển gen mong muốn từ loài này sang loài khác.
+ Hình thành loài mới, ý nghĩa với tiến hóa.
5. Đột biến số lượng NST
* Khái niệm: Đột biến số lượng NST là đột biến làm thay đổi số lượng NST
ở một hoặc một số cặp NST tương đồng hoặc toàn bộ bộ NST của loài.
* Phân loại: Đột biến lệch bội và đột biến đa bội
5.1. Đột biến lệch bội.
- Khái niệm: Đột biến lệch bội là những biến đổi về mặt số lượng NST nhưng

chỉ xảy ra ở một hay một số cặp nào đó.
- Cơ chế phát sinh:
+ Trong giảm phân: Đột biến lệch bội xảy ra trong giảm phân làm một hoặc
một số cặp NST tương đồng không phân li. Sự không phân li của một hay một số
cặp NST trong giảm phân tạo ra các giao tử thừa hay thiếu một vài NST. Các giao
tử này kết hợp với nhau hoặc với giao tử bình thường sẽ tạo nên các thể lệch bội.
+ Trong nguyên phân: Đột biến lệch bội xảy ra trong nguyên phân làm cho
một phần cơ thể mang đột biến lệch bội tạo nên thể khảm.
- Phân loại:
+ Thể không (2n-2): Mất hẳn một cặp NST
6


+ Thể một (2n-1): mất một NST ở một cặp nào đó
+ Thể một kép (2n-1-1): mất 2 NST ở 2 cặp NST nào đó
+ Thể ba ( 2n + 1): thêm 1 nhiễm ở một cặp nào đó
+ Thể ba kép (2n+1+1): Thêm 2 chiếc NST ở 2 cặp nào đó
+ Thể bốn (2n+2): Thêm 2 chiếc ở một cặp NST nào đó
+ Thể 4 kép (2n+2+2): có 2 cặp NST trong bộ NST mà mỗi cặp được thêm 2
chiếc
- Hậu quả: Sự tăng hay giảm số lượng của một hoặc vài cặp NST một cách
khác thường đã làm mất cân bằng toàn bộ hệ gen nên các thể lệch bội thường
không sống được hay giảm sức sống, giảm khả năng sinh sản tùy loài.
- Ví dụ: + Ở người có 3 NST 21 gây ra hội chứng Đao; có 3 NST XXX gây
hội chứng siêu nữ; có 3 NST XXY gây hội chứng Claiphenter (nam); NST giới
tính nữ mang XO gây hội chứng Tơcnơ.
- Ý nghĩa: Đột biến lệch bội cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.
Trong thực tiễn, chọn giống có thể sử dụng lệch bội để xác định vị trí gen trên
NST.
5.2. Đột biến đa bội.

a. Tự đa bội:
- Khái niệm: Là dạng đột biến làm tăng một số nguyên lần bộ NST đơn bội
của loài và lớn hơn 2n.
- Phân loại:
+ Đa bội chẵn: 4n, 6n, 8n…
+ Đa bội lẻ: 3n, 5n, 7n…
- Cơ chế:
+ Trong giảm phân: Các tác nhân gây đột biến gây ra sự không phân li của toàn
bộ các cặp NST tạo ra các giao tử không bình thường( chứa cả 2n NST). Sự kết
hợp của các giao tử không bình thường với giao tử giao tử bình thường hoặc với
giao tử không bình thường với nhau sẽ tạo ra các đột biến đa bội.
+ Trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử, nếu tất cả các NST không phân
li cũng tạo thành thể tứ bội.
7


b. Dị đa bội:
-Khái niệm: Là hiện tượng làm gia tăng số bộ NST đơn bội của 2 loài khác
nhau trong một tế bào.
- Cơ chế:
+ Hình thành bằng con đường lai xa kết hợp với đa bội hóa.
+ Thể song nhị bội: là thể đột biến mang bộ NST lưỡng bội của 2 loài khác
nhau trong cùng một tế bào.
c. Hậu quả và vai trò:
+ Thể đa bội lẻ hầu như không có khả năng sinh giao tử bình thường.
+ Các thể đa bội chẵn hoặc dị đa bội có thể tạo thành giống mới, có ý nghĩa
trong tiến hóa và chọn giống.
+ Thể đa bội ở động vật thường ít gặp.
* Nguyên nhân đột biến số lượng NST : Là do các tác nhân vật lí, hóa học
của môi trường bên ngoài, do rối loạn môi trường nội bào hoặc do lai xa giữa 2 loài

khác nhau.

8


B. CÁC DẠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP NST.
I. BÀI TẬP NGUYÊN PHÂN – GIẢM PHÂN.
1. Dạng 1: Tính số NST, số cromatit, số tâm động qua các kì nguyên
phân.
1.1. Phương pháp.
Kì trung
gian

Kì đầu

Kì giữa

Kì sau

Kì cuối

Số NST đơn

0

0

0

4n


2n

Số NST kép

2n

2n

2n

0

0

Số cromatit

4n

4n

4n

0

0

Số tâm động

2n


2n

2n

4n

2n

1.2. Ví dụ: Giả sử một loài có bộ NST 2n = 24. Hãy xác định số tâm động, số
cromatit, số NST đơn, số NST kép ở kì giữa của nguyên phân?
Trả lời:
- Loài có bộ NST 2n = 24, kì giữa của nguyên phân NST tồn tại ở trạng thái
kép.
- Mỗi NST kép có một tâm động  số tâm động = 2n = 14.
- Mỗi NST kép gồm 2 cromatit đính nhau ở tâm động  số cromatit = 2n.2 =
28.
- Ở kì giữa của nguyên phân NST tồn tại ở trạng thái kép nên số NST đơn = 0.
- Số NST kép ở kì giữa của nguyên phân là 2n = 24.
2. Dạng 2: Tính số NST, số cromatit, số tâm động qua các kì giảm phân.
2.1. Phương pháp.
Giảm phân I
Giảm phân II
Kì TG Kì đầu Kì
Kì sau

Kì đầu

Kì sau


I
giữa I
I
cuối I
II
giữa II
II
cuối II
Số NST
0
0
0
0
0
0
0
2n
n
9


đơn
Số NST
kép
Số
cromatit
Số tâm
động

2n


2n

2n

2n

n

n

n

0

0

4n

4n

4n

4n

2n

2n

2n


0

0

2n

2n

2n

2n

n

n

n

2n

n

2.2. Ví dụ: Châu chấu có bộ NST 2n = 24. Hãy cho biết số tâm động, số
cromatit, số NST đơn, kép ở kì sau của giảm phân I ở châu chấu đực.
Trả lời:
- Châu chấu đực có bộ NST 2n = 23.
- Số tâm động kì sau I = 2n = 23.
- Số cromatit kì sau I = 4n = 46.
- Số NST đơn kì sau I = 0.

- Số NST kép kì sau I = 2n = 23.
3. Dạng 3: Xác định kiểu gen của thể đột biến khi xảy ra sự không
phân li của NST trong giảm phân I và giảm phân II
3.1. Phương pháp:
- Trong giảm phân I, tất cả các cặp NST không phân li, giảm phân II phân li
bình thường  tạo ra giao tử có kiểu gen giống với kiểu gen của cơ thể tạo ra nó.
Aa  giao tử Aa và 0
- Trong giảm phân I, các cặp NST phân li bình thường, giảm phân II tất cả các
cặp NST không phân li thì tạo ra có kiểu gen bằng 2 lần giao tử bình thường.
Aa  giao tử AA, aa và 0
3.2. Ví dụ:
Bài 1: Cho biết trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, cặp NST mang
cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, cơ
thể cái giảm phân bình thường. Hãy xác định số loại kiểu gen của các phép lai sau:
a. ♂ Aa x ♀ Aa
b. ♂ Aa x ♀ aa
c. ♂ Aa x ♀ AA
Trả lời:
10


a. Cơ thể đực mang cặp gen Aa không phân li ở giảm phân I, giảm phân II
bình thường  có giao tử Aa và 0
- Cơ thể cái Aa giảm phân bình thường tạo giao tử A và a
P: ♂ Aa

x

♀ Aa


G: Aa, 0

A, a

F1: Aaa, Aaa, A, a
b.

P: ♂ Aa

x

♀ aa

G: Aa,0

a

F1: Aaa, a
c.

P: ♂ Aa

x

♀ AA

G: Aa, 0

A


F1: Aaa, A
Bài 2: Một cặp bố mẹ thuộc thể lưỡng bội đều có kiểu gen Aa. Trong quá
trình giảm phân, đã xảy ra hiện tượng không phân li NST vào kì sau I ở bố và kì
sau II ở mẹ.Tính số kiểu gen tối đa xuất hiện đời F1 do các loại giao tử bất thường
thụ tinh với nhau?
Trả lời:
- Bố tạo ra giao tử là: Aa và 0
- Mẹ tạo ra giao tử là: AA, aa và 0
P:

♂ Aa

G:
F1 :

x

♀ Aa

Aa, 0

AA, aa, 0

AAAa, Aaaa, Aa, AA, aa, 00

Bài 3: Cho biết cặp gen Aa nằm trên cặp NST số 1, cặp gen Bb nằm trên cặp
NST số 3. Hãy xác định kiểu gen ở đời con của phép lai ♂ aaBb x ♀ Aabb trong
các trường hợp:
a. Các cặp NST phân li bình thường trong giảm phân
b. Ở giảm phân I của cơ thể mẹ, cặp NST số 1 không phân li

c. Ở lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử mang gen AaBb, cả 2 NST kép trong
cặp NST số 3 không phân li.
Trả lời:
11


a. Các cặp NST phân li bình thường thì sẽ tạo ra các giao tử bình thường. Qua
thụ tinh sẽ tạo nên các hợp tử có kiểu gen là:
P: ♂ aaBb

x

♀ Aabb

G: aB, ab

Ab, ab

F1: AaBb, aaBb, Aabb, aabb
b. Ở giảm phân I cơ thể mẹ ( Aabb) cặp NST số 1 không phân li sẽ tạo ra giao
tử: Aab và b
- Cơ thể đực giảm phân bình thường tạo giao tử: aB và ab
Vậy hợp tử là: AaaBb, Aaabb, aBb, abb
c. Hợp tử mang gen AaBb có cặp NST kép số 3 không phân li thì cơ thể sẽ là
thể khảm:
- Có một số tế bào mang kiểu gen: AaBBbb
- Nhóm tế bào còn lại mang gen: Aa
Bài 4: Ở phép lai: ♂ AaBbEe x ♀ AaBBee. Nếu trong quá trình giảm phân
của cơ thể đực và cơ thể cái, ở một số tế bào cặp NST mang cặp gen Aa không
phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Các cặp NST khác

phân li bình thường thì quá trình thụ tinh sẽ tạo ra tối đa
a. Bao nhiêu kiểu gen
b. Bao nhiêu kiểu gen đột biến lệch bội
c. Bao nhiêu kiểu gen đột biến thể ba
Trả lời:
a. Số kiểu gen tối đa:
- Cặp Aa không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường 
giao tử tạo ra là: Aa, A, a và 0
Vậy hợp tử F1 là: Aaaa, AAa, Aaa, AA, Aa, aa, A, a, 00 ( 9 kiểu gen)
- Các cặp NST khác phân li bình thường, ta có:
P: Bb x BB  F1: BB, Bb ( 2 kiểu gen)
P: Ee x ee  F1: Ee, ee ( 2 kiểu gen)
 Số kiểu gen tối đa ở đời con là: 9 x 2 x 2 = 36 kiểu gen
b. Kiểu gen đột biến lệch bội
12


- Cặp gen: Aa x Aa tạo kiểu gen lệch bội là: Aaaa, 00, AAa, Aaa, A,a ( 6 kiểu
gen)
- Cặp gen: Bb x BB  BB, Bb ( 2 kiểu gen)
- Cặp gen: Ee x ee  Ee, ee ( 2 kiểu gen)
 Số kiểu gen lệch bội ở đời con là: 6 x 2 x 2 = 24 kiểu gen
c. Kiểu gen đột biến thể 3:
- Cặp gen: Aa x Aa tạo ra kiểu gen thể 3 là: AAa và Aaa ( 2 kiểu gen)
- Cặp gen: Bb x BB  BB, Bb ( 2 kiểu gen)
- Cặp gen: Ee x ee  Ee, ee ( 2 kiểu gen)
 Số kiểu gen đột biến thể 3 là: 2 x 2 x 2 = 8 kiểu gen
Bài 5: Ở phép lai: ♂ AaBb x ♀ AaBB. Nếu trong giảm phân của cơ thể đực có
10% số tế bào mang cặp gen Aa không phân li giảm phân I, giảm phân II diễn ra
bình thường, có 20% số tế bào ở cơ thể cái có cặp NST mang gen BB không phân

li giảm phân I, giảm phân II bình thường.
a. Quá trình thụ tinh sẽ tạo ra tối đa bao nhiêu kiểu gen đột biến?
b. Ở đời con, loại hợp tử đột biến chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Trả lời:
a. Xét cặp gen Aa
- Cơ thể đực có 10% số tế bào không phân li giảm phân I, giảm phân II bình
thường  cho ra các giao tử với tỉ lệ: 5% Aa, 5% 0, 45% A, 45% a
- Cơ thể cái giảm phân bình thường tạo giao tử: A và a
 P: ♂ Aa x ♀ Aa  F1: AAa, Aaa, A0, a0, AA, Aa, Aa, aa ( có 7 kiểu gen),
trong đó có 3 kiểu gen bình thường
* Xét cặp gen Bb:
- Cơ thể đực mang gen Bb giảm phân bình thường  giao tử B, b
- Có 20% số tế bào mang gen BB cơ thể cái giảm phân I không phân li, giảm
phân II bình thường  giao tử là: 10%BB, 10%0, 80%B
 P: ♂ Bb x ♀ BB  F1: BBB, B0, BB, BBb, b0, Bb ( có 6 kiểu gen), trong
đó có 2 kiểu gen bình thường.

13


Vậy số kiểu gen đột biến là: 7 x 6 = 42 kiểu gen – ( 2x 3) kiểu gen bình
thường = 36 kiểu gen
b. – Trong giảm phân cơ thể đực có 10% số tế bào cặp NST mang gen Aa
không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường  90% giao tử
bình thường.
- Có 20% số tế bào của cơ thể cái có cặp NST BB không phân li giảm phân I,
giảm phân II diễn ra bình thường  80% giao tử bình thường
 Hợp tử bình thường là: 80% x 90% = 72%
 Hợp tử đột biến là: 100% - 72% = 28%
II. BÀI TẬP ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST

1. Dạng 1: Tỉ lệ giao tử mang gen đột biến khi xảy ra nhiều đột biến cấu
trúc NST
1.1. Phương pháp
Gọi k là số cặp NST xảy ra đột biến cấu trúc ở một chiếc.
- Số giao tử bình thường là (1/2)k
- Giao tử đột biến là 1 - (1/2)k
1.2. Ví dụ
Cà độc dược có 2n = 24 NST. Có một thể đột biến, trong đó ở cặp NST số 1
có 1 chiếc bị mất đoạn, ở một chiếc của NST số 5 bị đảo 1 đoạn, ở NST số 3
lặp 1 đoạn, các cặp NST còn lại đều bình thường. Khi giảm phân nếu các cặp
NST phân li bình thường thì trong số các loại giao tử được tạo ra, giao tử đột
biến có tỉ lệ
Lời giải:
Tỉ lệ giao tử đột biến: 1 - (1/2)3 = 0.875
2. Dạng 2: Xác định dạng đột biến cấu trúc NST.
2.1. Phương pháp:Quan sát trên dòng gốc, đoạn gen thay đổi vị trí so với các
dòng khác để tìm mối liên hệ.
2.2. Ví dụ:
Bài 1: Ở trạng thái chưa đột biến, NST có trình tự các gen ABCD o MN (o
là kí hiệu tâm động). Từ NST này đã phát sinh 2 thể đột biến mới. Thể đột biến thứ
1 có trình tự các gen CD o MN, thể đột biến thứ 2 có trình tự các gen ABCD o
MNQ. Hai thể này thuộc dạng đột biến nào?
14


Trả lời:
- Thể đột biến thứ nhất mất gen AB  đột biến mất đoạn NST
- Thể đột biến thứ 2 có thêm gen mới Q, trình tự còn lại không thay đổi  đây
là đột biến chuyển đoạn NST ( chuyển đoạn không tương hỗ).
Bài 2: Ở 1 loài động vật, người ta phát hiện 4 nòi có trình tự các gen trên

NST số III như sau:

Nòi 1: ABCDEFGHI, nòi 2: HEFBAGCDI,

nòi 3: ABFEDCGHI, nòi 4: ABFEHGCDI
Cho biết nòi 1 là nòi gốc, mỗi nòi còn lại được phát sinh do 1 đột biến đảo đoạn.
Trật tự đúng của sự phát sinh các nòi trên là:
A. 1243 B. 1321 C. 1423 D.1342
Trả lời:
Nòi 1: đoạn CDEF đảo 1800 thành nòi 3.
Nòi 3: đoạn DCGH đảo 1800 thành nòi 4.
Nòi 4: đoạn ABFEH đảo 1800 thành nòi 2
Bài 3: Ở 1 loài sinh vật, xét 2 cặp NST
Cặp I: 1 NST có nguồn gốc từ bố chứa các gen ABCD, 1 NST có nguồn gốc
từ mẹ chứa các gen abcd.
Cặp II: 1 NST có nguồn gốc từ bố chứa các gen EFGH, 1 NST có nguồn gốc
từ mẹ chứa các gen efgh.
Quá trình giảm phân của tế bào sinh dục nói trên xảy ra các trường hợp sau:
- Trường hợp 1: 1 loại tinh trùng có kí hiệu thành phần gen trên NST là ABC
efgh
- Trường hợp 2: 1 loại tinh trùng có kí hiệu thành phần gen trên NST là ABCD
efggh
- Trường hợp 3: 1 loại tinh trùng có kí hiệu thành phần gen trên NST là
abcdEFHG
- Trường hợp 4: 1 loại tinh trùng có kí hiệu thành phần gen trên NST là
abcEdFGH
Xác định dạng đột biến và viết kí hiệu các loại giao tử có thể xuất hiện trong
mỗi trường hợp nói trên?
15



Trả lời:
- Trường hợp 1: Mất đoạn NST chứa gen D
Các giao tử còn lại có thể xuất hiện: ABC EFGH, abcd EFGH, abcd efgh
- Trường hợp 2: Lặp đoạn NST chứa gen g
Các giao tử còn lại có thể xuất hiện: abcd efggh, abcd EFGH, ABCD EFGH
- Trường hợp 3: Đảo đoạn HG
Các giao tử còn lại có thể xuất hiện: abcd efgh, ABCD EFHG, ABCD efgh
- Trường hợp 4: Chuyển đoạn, đoạn chứa gen d trong NST có nguồn gốc từ
mẹ ở cặp 1 chuyển cho đoạn chứa gen E trong NST có nguồn gốc từ mẹ ở cặp 2
Các giao tử còn lại có thể xuất hiện: abcE efgh, ABCD dFGH, ABCD efgh
III. BÀI TẬP ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NST.
1. Dạng 1: Xác định số thể đột biến lệch bội, số lượng NST trong thể đột
biến.
1.1. Phương pháp: loài sinh vật có bộ NST 2n
- Số thể đột biến lệch bội đơn: C1n
- Số thể đột biến lệch bội kép: C2n
1.2. Ví dụ:
Bài 1: Một loài 2n=24.
a.Loài này sẽ có tối đa bao nhiêu loại đột biến thể ba, thể ba kép?
b. Một tế bào của thể một kép tiến hành nguyên phân, ở kỳ sau của nguyên
phân tế bào có bao nhiêu NST?
Trả lời: a. Số loại đột biến thể ba: C112 = 12
Số loại đột biến thể ba kép: C212= 66
b. Ở kỳ sau của nguyên phân số NST tăng gấp đôi (44 NST)
Bài 2: Một loài thực vật có 8 nhóm gen liên kết. Số NST có trong mỗi tế bào ở
thể ba của loài này khi đang ở kì giữa của nguyên phân là
A.18

B.9


C.24

D.17

Trả lời:
8 nhóm gen liên kết  n = 8  2n = 16 Thể ba có bộ NST 2n +1 = 17

16


Ở kì giữa nguyên phân các NST không thay đổi và ở trạng thái kép  có 17
NST, đáp án D
Bài 3: Ở một loài thực vật, gen A quy định hoa đỏ là trội hoàn toàn so với
alen a quy định hoa trắng. Cho cây hoa đỏ thuần chủng lai với cây hoa trắng thuần
chủng được F1 có 1000 cây, trong đó có 999 cây hoa đỏ và 1 cây hoa trắng. Cho
biết cây hoa trắng F1 là do đột biến gây ra. Hãy trình bày các dạng đột biến có thể
dẫn tới làm xuất hiện cây hoa trắng nói trên.
Trả lời: Cây hoa trắng không có gen A, nêu nó có thể thuộc 1 trong 3 dạng đột
biến là: mất đoạn NST, lệch bội thể 1 nhiễm hoặc đột biến gen.
1. Đột biến mất đoạn NST: Đoạn bị mất mang gen A
P:

AA x

aa

- Cơ thể AA, do đột biến mất đoạn NST nên hình thành n giao tử nhưng không
mang gen A
- Cơ thể aa, giảm phân bình thường  cho gt a

 Sự thụ tinh giữa giao tử a với giao tử đột biến mất đoạn gen A  hợp tử đột
biến có kiểu gen a  Hoa trắng.
2. Đột biến lệch bội thể 1: Mất NST mang gen A
P: AA x

aa

- Cơ thể AA, giảm phân không bình thường tạo 2 loại giao tử là: n +1 ( có gen
AA) và n – 1 ( không có gen A)
- Cơ thể aa giảm phân bình thường  tạo gt a
 Sự thụ tinh giữa giao tử n – 1 ( không mang gen A) với giao tử a  Hợp tử
2n – 1 ( có kiểu gen a)  Hoa trắng
3. Đột biến làm gen A  a
P:

AA x

aa

- Cơ thể AA, do tác nhân đột biến làm cho gen A  a, nên cơ thể AA tạo giao
tử A và giao tử đột biến a
- Cơ thể aa giảm phân bình thường  a
 Sự thụ tinh giữa giao tử a với giao tử đột biến a  Hợp tử aa  Hoa trắng

17


2. Dạng 2: Xác định số kiểu gen, kiểu hình trong đột biến đa bội.
2.1. Phương pháp:
- Đối với cơ thể tứ bội 4n: giao tử được tạo ra theo quy tắc hình vuông, đó là

mối quan hệ các cạnh và 2 đường chéo
- Đối với cơ thể tam bội 3n: giao tử được tạo ra theo quy tắc hình tam giác, đó
là mối quan các cạnh và các góc.
Kiểu gen

Tỉ lệ giao tử

AAAA

6/6 AA

AAAa

3/6 AA, 3/6 Aa

AAaa

1/6 AA, 4/6 Aa, 1/6 aa

Aaaa

3/6 Aa, 3/6aa

aaaa

6/6 aa

AAA

3/6 AA, 3/6 A


AAa

1/6 AA, 2/6 Aa, 1/6 a , 2/6 A

Aaa

1/6aa, 2/6 Aa, 1/6 A, 2/6 a

aaa

3/6 aa, 3/6 a

2.2. Ví dụ:
Bài 1: Ở một loài thực vật, hoa đỏ mang gen A là trội hoàn toàn so với gen a
quy định hoa trắng. Hãy xác định tỉ lệ kiểu hình ở đời con của các phép lai sau:
a. AAaa x Aaaa ;

b. Aaa

x

Aaa ;

c. AAa

x Aaa.

Trả lời:
a. Phép lai: AAaa


x

Aaaa

G: 1/6 AA, 4/6 Aa, 1/6 aa

3/6 Aa, 3/6 aa

 Tỉ lệ kiểu hình là: 11 đỏ : 1 trắng
b. Phép lai: Aaa

x

G: 2/6 Aa, 1/6aa, 1/6 A, 2/6a

Aaa
2/6Aa, 1/6aa, 1/6A, 2/6a

 Tỉ lệ kiểu hình là: 3 đỏ : 1 trắng.
c. Phép lai: AAa

x

Aaa
18


G: 1/6 AA, 2/6 Aa, 2/6A, 1/6a


2/6Aa, 1/6aa, 1/6A, 2/6a

 Tỉ lệ kiểu hình là: 11 đỏ : 1 trắng.
Bài 2: Ở một loài thực vật lưỡng bội, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn
so với a quy định thân thấp. Cho cây cao thuần chủng hụ phấn với cây thân thấp
được hợp tử F1. Sử dụng consixin tác động lên hợp tử F1 để gây đột biến tứ bội
hóa, các hợp tử đột biến phát triển thành cây tứ bội. Cho các cây tứ bội nói trên
giao phối với cây lưỡng bội thân thấp, xác định tỉ lệ kiểu hình ở đời con.
Trả lời:
P: AA x

aa

 F1 : Aa

- Tứ bội hóa F1 : Aa  Aaaa
P:

AAaa

x

aa

 Tỉ lệ kiểu hình ở đời con là: 5 cao: 1 thấp.
Bài 3: Ở một loài thực vật lưỡng bội, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn
so với alen a quy định thân thấp; Gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen
b quy định hoa trắng. Cho cây thân cao, hoa trắng thuần chủng giao phấn với cây
thân thấp, hoa trắng được F1. Sử dụng consixin tác động lên hợp tử F1 để gây đột
biến tứ bội. Các hợp tử phát triển thành cây tứ bội và cho các cây tứ bội này giao

phấn với cây lưỡng bội thân thấp, hoa đỏ dị hợp. Xác định tỉ lệ kiểu hình ở đời
con?
Trả lời:
P: Aabb x

aabb  F1 : Aabb

- Tứ bội hóa F1 sẽ thu được cây AAaabbbb
- Cây tứ bội F1 lai với cây lưỡng bội thân thấp, hoa đỏ dị hợp aaBb
AAaabbbb
G: 1/6 AAbb, 4/6 Aabb, 1/6 aabb

x

aaBb
1/2 aB, 1/2 ab

 Tỉ lệ kiểu hình ở đời con là: 5 cao – đỏ; 5 cao – trắng; 1 thấp - đỏ ;1 thấp –
trắng.

19


C. BÀI TẬP ỨNG DỤNG
I. BÀI TẬP NHẬN BIẾT
Câu 1: Sự không phân li của các NST trong nguyên phân của tế bào 2n tạo ra
tế bào
A. 4n

B. 3n


C. 2n + 1

D. 2n – 1

Lời giải:
Sự không phân li trong nguyên phân của các NST sẽ tạo ra giao tử 2n, giao tử 2n
kết hợp với nhau để tạo ra tế bào 4n  ĐA: A
Câu 2: Sự không phân li của một cặp NST tương đồng ở tế bào sinh dưỡng sẽ
làm xuất hiện điều gì?
A. Tất cả các tế bào của cơ thể đều mang đột biến
B. Chỉ cơ quan sinh dục mang tế bào đột biến
C. Tất cả các tế bào sinh dưỡng đều mang đột biến, còn tế bào sinh dục thì
không
D. Trong cơ thể sẽ có 2 dòng tế bào: dòng bình thường và dòng mang đột biến
Lời giải:
- A: sai, vì chỉ có một cặp NST tương đồng không phân li nên không thể dẫn
đến tất cả các tế bào mang đột biến được.
- B: sai, vì tế bào đột biến vẫn có thể sảy ra ở tế sinh dưỡng.
- C: sai, vì tế bào đột biến có thể xảy ra ở cả tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh
dục.
- D: đúng, vì trong cơ thể sẽ có 2 dòng tế bào: dòng bình thường và dòng mang
đột biến.
Câu 3: Ở người hội chứng bệnh nào sau đây không phải do đột biến NST gây
ra?
A. Hội chứng AIDS

B. Hội chứng Claiphenter

C. Hội chứng Tơcnơ


D. Hội chứng Đao

Lời giải:
Đáp án A: vì hội chứng AIDS do bị nhiễm virut suy giảm miễn dịch ở người.

20


Câu 4: Để phòng trừ sâu hại bằng cách làm giảm khả năng sinh sản của
chúng, người ta đã tạo ra dạng đột biến nào sau đây?
A. Mất đoạn.

B. Lặp đoạn.

C. Đảo đoạn.

D. Chuyển đoạn.

Lời giải:
ĐA: D, do thể đột biến mang chuyển đoạn bị giảm khả năng sinh sản nên người
ta có thể sử dụng các dòng côn trùng mang chuyển đoạn làm công cụ phòng trừ sâu
hại bằng biện pháp di truyền.
Câu 5: Ở sinh vật nhân thực, các vùng đầu mút của NST là các trình tự
nucleotit đặc biệt, các trình tự này có vai trò:
A. là điểm khởi đầu cho quá trình nhân đôi AND
B. mã hóa cho các loại protein quan trọng trong tế bào
C. bảo vệ các NST, làm cho các NST không dính vào nhau
D. giúp các NST liên kết với thoi phân bào trong quá trình nguyên phân
Lời giải:

ĐA: C, vùng đầu mút có tác dụng bảo vệ các NST cũng như làm cho các NST
không dính vào nhau.
II. BÀI TẬP THÔNG HIỂU
Câu 1: Trong mỗi tinh trùng bình thường của một loài chuột có 19 NST khác
nhau. Số NST có trong tế bào sinh dưỡng của thể 4 nhiễm kép là:
A. 40

B. 42

C. 36

D. 41

Lời giải:
- Tinh trùng có bộ NST đơn bội n = 9  2n = 38
- Thể bốn kép có bộ NST là 2n + 2 + 2 = 38 + 2 + 2 = 42  ĐA: B.
Câu 2: Quan sát tiêu bản tế bào của một thai nhi đếm được 47 nhiễm sắc thể và
thấy có 3 nhiễm sắc thể ở cặp số 21. Có thể dự đoán
A. thai nhi sẽ phát triển thành bé trai mang hội chứng claiphentơ.
B. thai nhi không thể phát triển được thành cơ thể.
C. thai nhi sẽ phát triển thành bé gái mang hội chứng tơcnơ.
D. đứa trẻ sinh ra sẽ mang hội chứng đao.

21


Lời giải:
- A: sai, hội chứng claiphenter có 3 NST giới tính ( cặp số 23 XXY)
- B: sai, có 3 NST 21 thai nhi vẫn phát triển.
- C: sai, hội chứng tocno cặp NST 23 là XO.

- D: đúng, vì có 3NST 21 gây hội chứng Đao.
Câu 3:Thể ba nhiễm kép được hình thành từ sự thụ tinh của
A. giao tử (n +1 +1) với giao tử (n).

B. giao tử (2n) với giao tử (n).

C. giao tử (n +1) với giao tử (n - 1).

D. giao tử (n +1) với giao tử (2n).

Lời giải:
- A: đúng, vì ( n + 1 + 1) x n  2n + 1 + 1 – Thể tam nhiễm kép.
- B: sai, vì 2n x n  3n – Thể tam bội.
- C: sai, vì ( n + 1) x ( n – 1)  2n – thể lưỡng bội.
- D: sai, vì ( n + 1) x 2n  3n + 1.
Câu 4: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về NST
giới tính ở động vật?
(1) Nhiễm sắc thể giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục
(2) Nhiễm sắc thể giới tính chỉ chứa các gen quy định tính trạng giới tính
(3) Hợp tử mang cặp NST giới tính XY bao giờ cũng phát triển thành cơ thể
đực
(4) NST giới tính có thể bị đột biến về cấu trúc và số lượng NST
(5) Ở giới đực cặp NST giới tính là XY, ở giới cái cặp NST giới tính là XX
A. 0

B. 1

C. 3

D.4


Lời giải:
ĐA: B, vì phát biểu ( 4) đúng – NST giới tính có thể bị đột biến về cấu trúc và
số lượng NST.
Câu 5: NST bình thường là A B C D E * F G H và M N O P Q * R. NST bi đột
biến thành N O C D E * F G H và MA B P Q * R. Đột biến trên thuôc dạng gì?
A. Chuyển đoạn tương hỗ

B. Lặp đoạn NST.

22


C. Chuyển đoạn không tương hỗ.

D. Chuyển đoạn trên 1 NST.

Lời giải:
ĐA: A, vì đây 2 NST đã chuyển 2 đoạn AB và NO cho nhau.
III. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1: Cho cây cà chua tứ bội có kiểu gen Aaaa lai với cây lưỡng bội có kiểu
gen aa. Quá trình giảm phân của các cây bố mẹ xảy ra bình thường, các loại giao tử
tạo ra đều có khả năng thụ tinh. Tỉ lệ các kiểu gen đồng hợp tử lặn ở đời con là:
A. 1/12

B. 1/6

C. 1/ 2

D. 1/3


Lời giải:
P:

Aaaa

x

G: 3/6 Aa, 3/6 aa
F1 :

aa
a

3/6 Aaa: 3/6 aaa.

 ĐA: C.
Câu 2: Trong một tế bào sinh tinh, xét 2 cặp NST được kí hiệu là Aa và Bb
khi tế bào này giảm phân, cặp Aa phân li bình thường, cặp Bb không phân li trong
giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Các loại giao tử có thể được tạo ra
từ quá trình giảm phân của tế bào trên?
A. ABb và a

B. ABb và A

C. Abb và a

D. Abb và A

Lời giải:

- Cặp Aa giảm phân bình thường cho giao tử: A và a.
- Cặp Bb không phân li giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường cho giao
tử: Bb và O.
 Vậy các giao tử tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là: ABb và a.
Câu 3: Tế bào sinh hạt phấn của thể đột biến có kiểu gen AAaBb sẽ cho
giao tử nào sau đây ?
A. AaB ; AAB ; AAa ; Bb.

B. AAB ; AAb ; AaB ; Aab.

C. AaB ; ABb ; aBB ; aBb.

D. AABb ; Aa ; Ab ; aBb.

Lời giải:
- Kiểu gen AaaBb sẽ cho ra giao tử: AAB; Aab; AaB; Aab  ĐA: B.

23


Câu 4: Cho các đặc điểm sau đây, những đặc điểm nào là đặc điểm giống
nhau cơ bản giữa nguyên phân và giảm phân?
(1) Có sự nhân đôi NST ở kì trung gian
(2) Có sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các NST tương đồng
(3) Có quá trình biến đổi hình thái của NST
(4) Đều là cơ chế giúp ổn định vật chất di truyền qua các thế hệ
(5) NST đều tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc
A. 1, 3, 4

B. 1, 2, 3


C. 2, 3, 4

D. 1, 3, 5

Lời giải:
Đặc điểm nguyên phân và giảm phân đều có: Có sự nhân đôi NST ở kì trung
gian, có quá trình biến đổi hình thái của NST, đều là cơ chế giúp ổn định vật chất
di truyền qua các thế hệ.  ĐA: A
Câu 5: Ở cà chua gen A quy định quả đỏ là trội hoàn toàn so với gen a quy
định quả vàng. Khi chọn một số cây cà chua tứ bội cho tự thụ phấn thì kết quả thu
được ở đời sau của mỗi cây đều đồng nhất về kiểu hình. Các cây được chọn trong
thí nghiệm này có thể có kiểu gen là:
(1) AAAA. (2) AAAa. (3) AAaa. (4) Aaaa. (5) aaaa.
A. 1, 2, 4

B. 1, 2, 3

C. 1, 2, 5

D. 3, 4, 5

Lời giải:
- Chọn các cây có đồng hợp về kiểu gen  Chọn (1) và (5).
- Chọn kiểu gen cho giao tử đều chứa alen trội  Chọn (2).
 ĐA: C.
IV. BÀI TẬP VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Phép lai P: ♀ AaBbDd x ♂ AaBbdd. Trong quá trình giảm phân
hình thành giao tử đực, ở một số tế bào, cặp NST mang cặp gen Aa không phân li
trong giảm phân I; giảm phân II diễn ra bình thường. Quá trình giảm phân hình

thành giao tử cái diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, phép lai trên tạo ra F1 có tối
đa bao nhiêu loại kiểu gen?
A. 24

B. 56

C. 18

D. 42

24


×