Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

KIM LOẠI KIỀM và hợp CHẤT của KIM LOẠI KIỀM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.28 KB, 30 trang )

CHUYÊN ĐỀ: KIM LOẠI KIỀM VÀ HỢP CHẤT CỦA KIM
LOẠI KIỀM
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Kim loại Kiềm và hợp chất của Kim loại kiềm học sinh đã được làm quen từ Hóa học
lớp 9. Tuy nhiên phần kiến thức kim loại kiềm liên quan rất nhiều với các loại hợp chất khác
nên học sinh thường hay nhầm lẫn dẫn đến ngại học.Vì vậy trong chuyên đề:” Kim loại kiềm
và hợp chất của kim loại kiềm” này tôi hệ thống kiến thức và phân loại các dạng bài tập để
giải quyết những vấn đề khó khăn thường gặp của học sinh.
2. Mục đích nghiên cứu
Hệ thống kiến thức và phân loại bài tập kim loại Kiềm và hợp chất theo hướng nâng
cao chất lượng ôn thi THPT Quốc gia.
3. Đối tượng bồi dưỡng: Học sinh lớp 12.
4. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
Chương trình được thực hiện lồng ghép trong giờ dạy chính khóa trên lớp và trong dạy
ôn thi đại học cho khối 12.
Thời gian thực hiên: 6 tiết.

1


PHẦN II. HỆ THỐNG KIẾN THỨC
A. KIM LOẠI KIỀM
I. Vị trí và cấu tạo nguyên tử
1. Vị trí của kim loại kiềm trong bảng tuần hoàn
Sáu nguyên tố hoá học đứng sau các nguyên tố khí hiếm là liti (Li), natri (Na), kali (K), rubiđi
(Rb), xesi (Cs), franxi (Fr) được gọi là các kim loại kiềm. Các kim loại kiềm thuộc nhóm IA,
đứng ở đầu mỗi chu kì (trừ chu kì 1).
2. Cấu tạo và tính chất của nguyên tử kim loại kiềm
Cấu hình electron : Kim loại kiềm là những nguyên tố s. Lớp electron ngoài cùng của nguyên
tử chỉ có 1e, ở phân lớp ns1 (n là số thứ tự của chu kì). So với những electron khác trong nguyên


tử thì electron ns1 ở xa hạt nhân nguyên tử nhất, do đó dễ tách khỏi nguyên tử.
Năng lượng ion hoá : Các nguyên tử kim loại kiềm có năng lượng ion hoá I1 nhỏ nhất so với
các kim loại khác. Ví dụ :
Kim loại :
Na
Mg
Al
Fe
Zn
I1 (kJ/mol):
497
738
578
759
906
Do vậy, các kim loại kiềm có tính khử rất mạnh :
M → M+ + e
Trong nhóm kim loại kiềm, năng lượng ion hoá I1 giảm dần từ Li đến Cs.
Số oxi hoá : Trong các hợp chất, nguyên tố kim loại kiềm chỉ có số oxi hoá +1.
Thế điện cực chuẩn : Các cặp oxi hoá - khử M +/M của kim loại kiềm đều có thế điện cực
chuẩn có giá trị rất âm.
II. Tính chất vật lí
Bảng 1 : Một số hằng số vật lí của kim loại kiềm
Nguyên tố
Li
Na
K
Rb
Cs
Nhiệt độ sôi (oC)

1330
892
760
688
690
Nhiệt độ nóng chảy 180
98
64
39
29
(oC)
Khối lượng riêng 0,53
0,97
0,86
1,53
1,90
3
(g/cm )
Độ cứng (kim cương 0,6
0,4
0,5
0,3
0,2
có độ cứng là 10)
Mạng tinh thể
Lập phương tâm khối
III. Tính chất hóa học

2



Bảng 2: Một số đại lượng đặc trưng của kim loại kiềm
Nguyên tố
Li
Na
K
Rb
Cs
Cấu hình electron
[He]2s1 [Ne]3s1 [Ar]4s1 [Kr]5s1 [Xe]6s1
Bán kính nguyên tử 0,123
0,157
0,203
0,216
0,235
(nm)
Năng lượng ion hoá 520
497
419
403
376
I1 (kJ/mol)
Độ âm điện
0,98
0,93
0,82
0,82
0,79
Thế điện cực chuẩn - 3,05
- 2,71

- 2,93
- 2,92
- 2,92
E oM+ /M

(V)
Các nguyên tử kim loại kiềm đều có năng lượng ion hoá I 1 thấp và thế điện cực chuẩn E o có
giá trị rất âm. Vì vậy kim loại kiềm có tính khử rất mạnh.
1. Tác dụng với phi kim
Hầu hết các kim loại kiềm có thể khử được các phi kim. Ví dụ, kim loại Na cháy trong môi
trường khí oxi khô tạo ra natri peoxit Na2O2. Trong hợp chất peoxit, oxi có số oxi hoá -1 :
2Na + O2 → Na2O2 (r)
Natri tác dụng với oxi trong không khí khô ở nhiệt độ phòng, tạo ra Na2O :
4Na + O2 → 2Na2O (r)
2. Tác dụng với axit
E o2H+ /H

2

Do thế điện cực chuẩn của cặp oxi hoá - khử
= 0,00 V, thế điện cực chuẩn của cặp
oxi hoá - khử của kim loại kiềm có giá trị từ –3,05 V đến –2,94 V, nên các kim loại kiềm đều có
thể khử dễ dàng ion H+ của dung dịch axit (HCl, H 2SO4 loãng) thành khí H2 (phản ứng gây nổ
nguy hiểm) :
2M + 2H+ → 2M+ + H2
3. Tác dụng với nước
Vì thế điện cực chuẩn
E

nước (


E oM+ /M

của kim loại kiềm nhỏ hơn nhiều so với thế điện cực chuẩn của

o
H 2O/ H 2

= -0,41 V) nên kim loại kiềm khử được nước dễ dàng, giải phóng khí hiđro :
2M + H2O → 2MOH + H2
Do vậy, các kim loại kiềm được bảo quản bằng cách ngâm chìm trong dầu hoả.
IV. Ứng dụng và điều chế
1. Ứng dụng của kim loại kiềm
Kim loại kiềm có nhiều ứng dụng quan trọng :
Chế tạo hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp dùng trong thiết bị báo cháy,...
3


Các kim loại kali và natri dùng làm chất trao đổi nhiệt trong một vài loại lò phản ứng hạt
nhân.
Kim loại xesi dùng chế tạo tế bào quang điện.
Kim loại kiềm được dùng để điều chế một số kim loại hiếm bằng phương pháp nhiệt
luyện.
Kim loại kiềm được dùng làm chất xúc tác trong nhiều phản ứng hữu cơ.
2. Điều chế kim loại kiềm
Kim loại kiềm dễ bị oxi hoá thành ion dương, do vậy trong tự nhiên kim loại kiềm chỉ tồn
tại ở dạng hợp chất.
Điều chế kim loại kiềm bằng cách khử ion của chúng :
M+ + e → M
Tuy nhiên, không có chất nào khử được ion kim loại kiềm.

Phương pháp duy nhất điều chế kim loại kiềm là điện phân nóng chảy hợp chất halogenua
của kim loại kiềm.
Ví dụ, điện phân muối NaCl nóng chảy.
Để hạ nhiệt độ nóng chảy của NaCl ở 800 oC xuống nhiệt độ thấp hơn, người ta dùng hỗn
hợp gồm 2 phần NaCl và 3 phần CaCl2 theo khối lượng. Hỗn hợp này có nhiệt độ nóng chảy
dưới 600oC. Cực dương (anot) bằng than chì (graphit), cực âm (catot) bằng thép. Giữa hai cực
có vách ngăn bằng thép.
Các phản ứng xảy ra ở các điện cực :
Ở catot (cực âm) xảy ra sự khử ion Na+ thành kim loại Na :
Na+ + e → Na
Ở anot (cực dương) xảy ra sự oxi hoá ion Cl– thành Cl2 :
2Cl– → Cl2 + 2e
®
pnc




Phương trình điện phân : 2NaCl
2Na + Cl2
B. MỘT SỐ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA KIM LOẠI KIỀM
I. Natri hiđroxit, NaOH
1. Tính chất
Natri hiđroxit là chất rắn, không màu, dễ hút ẩm, dễ nóng chảy (322 oC), tan nhiều trong
nước.
Natri hiđroxit là bazơ mạnh, khi tan trong nước nó phân li hoàn toàn thành ion :
NaOH → Na+
+ OH–
Tác dụng với axit, oxit axit tạo thành muối và nước.
Tác dụng với một số dung dịch muối, tạo ra bazơ không tan. Ví dụ :

Cu2+ + 2OH– →
2. Điều chế

Cu(OH)2



4


Điện phân dung dịch NaCl (có vách ngăn) :
®
iÖn ph©
n
cã v¸ch ng¨n




2NaCl + 2H2O
H2 + Cl2 + 2NaOH
Dung dịch NaOH thu được có lẫn nhiều NaCl. Người ta cho dung dịch bay hơi nước
nhiều lần, NaCl ít tan so với NaOH nên kết tinh trước. Tách NaCl ra khỏi dung dịch, còn lại là
dung dịch NaOH.
II. Natri hiđrocacbonat và natri cacbonat
1. Natri hiđrocacbonat, NaHCO3
a. Tính chất
NaHCO3 ít tan trong nước.
Bị phân huỷ bởi nhiệt :
o


t



2NaHCO3
Na2CO3 + H2O + CO2
Tính lưỡng tính :
- NaHCO3 là muối của axit yếu, tác dụng được với nhiều axit :
NaHCO3 + HCl → NaCl + H2O + CO2
HCO3- + H+ → H2O + CO2
Trong phản ứng này, ion HCO3- nhận proton, thể hiện tính chất của bazơ.
- NaHCO3 là muối axit, tác dụng được với dung dịch bazơ tạo ra muối trung hoà :
NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O
HCO3- + OH– → CO32- + H2O
Trong phản ứng này, ion HCO3- nhường proton, thể hiện tính chất của axit.
● Nhận xét : Muối NaHCO3 có tính lưỡng tính, là tính chất của ion HCO 3- : Khi tác dụng với
axit, nó thể hiện tính bazơ ; khi tác dụng với bazơ, nó thể hiện tính axit. Tuy nhiên, tính bazơ
chiếm ưu thế nên dung dịch NaHCO3 có tính bazơ.
b. Ứng dụng
Natri hiđrocacbonat được dùng trong y học, công nghệ thực phẩm, chế tạo nước giải khát,...
2. Natri cacbonat, Na2CO3
a. Tính chất
Natri cacbonat dễ tan trong nước, nóng chảy ở 850oC.
Na2CO3 là muối của axit yếu, tác dụng được với nhiều axit :
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2
CO32- + 2H+ → H2O + CO2
Ion CO32- nhận proton, có tính chất của một bazơ. Muối Na2CO3 có tính bazơ.
b. Ứng dụng
Muối natri cacbonat là nguyên liệu trong công nghiệp sản xuất thuỷ tinh, xà phòng, giấy,

dệt và điều chế nhiều muối khác. Dung dịch natri cacbonat dùng để tẩy sạch vết dầu mỡ bám
5


trên chi tiết máy trước khi sơn, tráng kim loại. Natri cacbonat còn được dùng trong công nghiệp
sản xuất chất tẩy rửa.

PHẦN III: BÀI TẬP
A.CÁC DẠNG BÀI TẬP
I. BÀI TẬP KIM LOẠI KIỀM TÁC DỤNG VỚI H2O, VỚI AXIT:
Phương pháp giải
● Bản chất phản ứng của kim loại kiềm với nước, với dung dịch axit là phản ứng oxi hóa - khử.
Trong đó kim loại kiềm khử H + của axit hoặc H+ của nước để giải phóng H 2. Do tính oxi hóa
của axit lớn hơn của nước nên khi cho kim loại kiềm dư (cho từng lượng nhỏ) vào dung dịch
axit thì phản ứng xảy ra theo thứ tự ưu tiên như sau :
2M + 2H+





2M+

+ H2

(1)

2M + 2H2O
2M+ + 2OH- + H2
(2)

Trong các phản ứng này: số mol Kim loại kiềm = 2 . số mol H2
Nếu kim loại kiềm tác dụng với H2O thì số mol OH- = 2. Số mol H2
●Nếu Bài tập cho Kim loại kiềm phản ứng với HNO 3 thì sản phẩm khử có thể có NH 4NO3. Vì
vậy sản phẩm khí có thể chứa H2 và NH3 do phản ứng của KLK với H2O tạo OH-.
● Phương pháp giải bài tập dạng này chủ yếu là tính toán theo phương trình phản ứng. Đối với
hỗn hợp các kim loại kiềm thì nên sử dụng phương pháp trung bình, phương pháp đường chéo.
Khi gặp bài tập hỗn hợp kim loại kiềm phản ứng với các chất oxi hóa khác nhau thì nên sử
dụng phương pháp bảo toàn electron.
1. Phản ứng với nước
Ví dụ 1: Cho 3,9 gam kali vào 101,8 gam nước thu được dung dịch KOH có nồng độ % là bao
nhiêu ?
A. 5,31%.
B. 5,20%.
C. 5,30%.
D. 5,50%.
Hướng dẫn giải
n K = 0,1 mol.

Theo giả thiết ta có :
Phương trình phản ứng :
2K + 2H2O



2KOH +



H2


(1)

mol: 0,1
0,05
Theo (1) và áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có :
mdd sau phaûn öùng = mK + mH O − mH = 105,6 gam.
2

2

Nồng độ phần trăm của dung dịch KOH là :
6


C%KOH =

0,1.56
.100 = 5,3%.
105,6

Đáp án C.
Ví dụ 2: Cho m gam Na tan hết vào 500 ml dung dịch Ba(OH) 2 0,04M được 500 ml dung dịch
có pH = 13. Giá trị của m là :
A. 0,23 gam.
B. 0,46 gam.
C. 1,15 gam.
D. 0,276 gam.
Hướng dẫn giải
Gọi số mol của Na là x mol suy ra số mol NaOH tạo thành cũng là x mol.
Tổng số mol OH- = số mol của NaOH + 2.số mol của Ba(OH)2 = (x + 0,04) mol.

Dung dịch thu được có pH = 13 suy ra pOH = 1 suy ra [OH -] = 10-1 =0,1M.




Vậy ta có : (x + 0,04) = 0,1.0,5 x = 0,01 Khối lượng của Na là 0,23 gam.
Đáp án A.
Ví dụ 3: Cho 4,017 gam một kim loại kiềm X hòa tan vào nước dư được dung dịch Y. Trung
hòa dung dịch Y cần vừa đủ 0,103 mol HCl. Kim loại X là :
A. Na.
B. Li.
C. Rb.
D. K.
Hướng dẫn giải
Gọi kim loại cần tìm là M.
Phương trình phản ứng :
2M + 2H2O → 2MOH + H2
(1)
¬

mol: 0,103
0,103
MOH + HCl → MCl + H2O
mol: 0,103

¬

(2)

0,103


nM = nMOH = nHCl = 0,103 mol ⇒ M =

4,017
= 39gam/ mol ⇒ M laøK.
0,103

Đáp án D.
Ví dụ 4: Hỗn hợp X gồm hai kim loại A, B nằm kế tiếp nhau trong cùng nhóm IA. Lấy 6,2 gam
X hoà tan hoàn toàn vào nước thu được 2,24 lít hiđro (đktc). A, B là :
A. Li, Na.
B. Na, K.
C. K, Rb.
D. Rb, Cs.
Hướng dẫn giải
Đặt công thức chung của A và B là R
Phương trình phản ứng :
2R + 2H2O → 2ROH + H2
mol: 0,2

¬

0,1
7




M=


6,2
0,2

= 31

(g/mol). Vậy 2 kim loại là Na (23) và K (39).

Đáp án B.
Ví dụ 5: Hòa tan hết một lượng Na vào dung dịch HCl 10% thu được 46,88 gam dung dịch
gồm NaCl và NaOH và 1,568 lít H2 (đktc). Nồng độ % NaCl trong dung dịch thu được là :
A. 14,97.
B. 12,48.
C. 12,68.
D. 15,38.
Hướng dẫn giải
Phương trình phản ứng :
2Na + 2HCl → 2NaCl + H2
(1)
mol :







x
x
x
2Na + 2H2O → 2NaOH







0,5y
+ H2

(2)

mol : y
y
y
0,5y
Theo các phản ứng và định luật bảo toàn khối lượng ta có :
36,5x
10%

23(x + y) +
– 2(0,5x + 0,5y) = 46,88
(3)
Mặt khác số mol của hiđro là : 0,5x + 0,5y = 0,07 (4)
Từ (3) và (4) ta có : x = 0,12 ; y = 0,02
0,12.58,5
.100% = 14,97%
46,88

Nồng độ % NaCl trong dung dịch thu được là :
.

Đáp án A.
II. BÀI TẬP VỀ HỢP CHẤT CỦA KIM LOẠI KIỀM
1. Pha chế dung dịch kiềm
Đối với dạng bài tập này ta thường sử dụng phương pháp đường chéo hoặc tính toán đại số
thông thường.
Ví dụ 6: Để thu được 500 gam dung dịch KOH 25% cần lấy m 1 gam dung dịch KOH 35% pha
với m2 gam dung dịch KOH 15%. Giá trị m1 và m2 lần lượt là :
A. 400 và 100.
B. 325 và 175.
C. 300 và 200.
D.
250 và 250.
Hướng dẫn giải
Áp dụng sơ đồ đường chéo ta có :
m1
35
25 – 15
m1 10 1

=
=
25
m 2 10 1
m2
15
35 – 25

8



Mặt khác m1 + m2 = 500 nên suy ra m1 = m2 = 250.
Đáp án D.
Ví dụ 7: Từ 20 gam dung dịch NaOH 40% và nước cất pha chế dung dịch NaOH 16%. Khối
lượng nước (gam) cần dùng là :
A. 27.
B. 25,5.
C. 54.
D. 30.
Hướng dẫn giải
Áp dụng sơ đồ đường chéo ta có :
m1 = 20
40
16 – 0
20 16

=
⇒ m 2 = 30
16
m 2 24
m2
0
40 – 16
Đáp án D.
Ví dụ 8: Từ 300 ml dung dịch NaOH 2M và nước cất, pha chế dung dịch NaOH 0,75M. Thể
tích nước cất (ml) cần dùng là :
A. 150.
B. 500.
C. 250.
D. 350.
Hướng dẫn giải

Áp dụng sơ đồ đường chéo ta có :
0,75 – 0 = 0,75
VHCl
300 0, 75

=
⇒ V = 500
2
V
1, 25
0,75
2 – 0,75 = 1,25
VH O
2

0
Đáp án B.
2. Dung dịch kiềm phản ứng với dung dịch axit
Đối với dạng bài tập này ta thường sử dụng phương pháp đường chéo hoặc tính toán theo
phương trình ion rút gọn.
Ví dụ 9: Trộn 3 dung dịch HNO3 0,3M; H2SO4 0,2M và H3PO4 0,1M với những thể tích bằng
nhau thu được dung dịch X. Dung dịch Y gồm KOH 0,1M và Ba(OH) 2 0,2M. Để trung hòa 300
ml dung dịch X cần vừa đủ V ml dung dịch Y. Giá trị của V là :
A. 600.
B. 1000.
C. 333,3.
D. 200.
Hướng dẫn giải
Thể tích của mỗi dung dịch axit ban đầu cần pha trộn với nhau để tạo ra 300 ml dung dịch
X là 100 ml.

Số mol H+ trong 300 ml dung dịch X bằng tổng số mol H + có trong các dung dịch axit ban
đầu là :
n H+ = n HNO3 + 2.n H 2SO4 + 3.n H3PO4 = 0,1.(0,3 + 2.0, 2 + 3.0,1) = 0,1 mol.

Phương trình phản ứng :

9


H + + OH − → H 2 O

(1)

Theo (1) ta thấy để trung hòa hết 0,1 mol
n OH− = n KOH + 2.n Ba (OH)2 = 0,5V mol ⇒

H+

thì cần 0,1 mol

0,5V = 0,1



OH −

.

V= 0,2 lít = 200 ml.


Đáp án D.
Ví dụ 10: Cho một mẫu hợp kim Na-Ba tác dụng với nước (dư), thu được dung dịch X và 3,36
lít H2 (đktc). Thể tích dung dịch axit H2SO4 2M cần dùng để trung hoà dung dịch X là :
A. 150 ml.
B. 75 ml.
C. 60 ml.
D. 30 ml.
Hướng dẫn giải
Phương trình phản ứng :
2Na + 2H2O
Ba + 2H2O



2Na+ + 2OH- + H2



Ba2+ + 2OH- + H2



H+ + OH−
H2O
Theo phương trình và giả thiết ta suy ra :
n H+

n OH− (dd X) = 2n H2

=


= 0,3 mol

VH2SO4 =

⇒ n H2SO4

= 0,15 mol

0,15
2


= 0,075 lít (75 ml).
Đáp án B.
Ví dụ 11: Trộn 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm H 2SO4 0,05M và HCl 0,1M với 100 ml dung
dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,2M và Ba(OH) 2 0,1M thu được dung dịch X. Dung dịch X có pH là
:
A. 1,2.
B. 1,0.
C. 12,8.
D. 13,0.
Hướng dẫn giải
n H+ = n HCl + 2.n H2SO4 = 0, 02 mol n OH− = n NaOH + 2.n Ba (OH)2 = 0, 04 mol

;

.

Phương trình phản ứng :

H+

mol:

0,02

+


OH −



H2O

(1)

0,02
n OH − ( d )

Suy ra sau phản ứng :

= 0,04 − 0,02 = 0,02 mol.
10


0, 02
OH −  =
0, 2



= 0,1 = 10−1 ⇒ pOH = 1 ⇒ pH = 13.
Đáp án D.
Ví dụ 12: Trộn 250 ml dung dịch chứa hỗn hợp HCl 0,08M và H 2SO4 0,01M với 250 ml dung
dịch NaOH aM thu được 500 ml dung dịch có pH = 12. Giá trị a là :
A. 0,13M.
B. 0,12M.
C. 0,14M.
D. 0.10M.
Hướng dẫn giải
Sử dụng phương trình ion rút gọn và tính toán đại số thông thường
Tổng số mol ion H+ trong dung dịch axit là :
nH+ = nHCl + 2nH2SO4 = 0,25.0,08+ 2.0,01.0,25 = 0,025 mol.

Tổng số mol ion OH- trong dung dịch bazơ là :
nOH− = nNaOH = 0,25a mol.

Dung dịch sau phản ứng có pH = 12, suy ra có pOH = 2, suy ra dung dịch sau phản ứng còn
bazơ dư, [OH- dư] = 10-2M = 0,01M.
Phương trình phản ứng :
H+

OH −

+




H2O


(1)

mol: 0,025
0,025
Theo (1) và giả thiết ta thấy sau phản ứng số mol OH- dư là (0,5a – 0,025) mol.
0,25a− 0,025
= 0,01⇒ a = 0,12.
0,25+ 0,25

Nồng độ OH- dư là :
3. Bài toán CO2 , SO2 tác dụng với NaOH, KOH
Khi cho CO2 tác dụng với dung dịch KOH, NaOH có thể xảy ra các phản ứng sau:
NaOH + CO2 → NaHCO3
(1)
2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O (2)
a. Bài toán thuận:Biết số mol các chất tham gia phản ứng,Tính khối lượng muối tạo thành
Khi bài toán cho biết số mol NaOH và CO 2 tham gia phản ứng thì trước tiên phải lập tỉ lệ số
T=

nNaOH
nCO2

mol

. Sau đó kết luận phản ứng xảy ra và tính toán theo dữ kiện bài toán.
Nếu T




1: Chỉ xảy ra phản ứng (1), muối thu được chỉ có NaHCO3

11


Nếu 1 < T < 2: Xảy ra cả phản ứng (1) và (2), sản phẩm thu được có 2 muối là NaHCO 3
và Na2CO3.
Nếu T



2: Chỉ xảy ra phản ứng (2), muối thu được chỉ có Na2CO3

(1)

1

(1) và (2)

2

(2)

T
NaHCO3

NaHCO3 + Na2CO3

Na2CO3


Chú ý: Khi T < 1 thì CO2 còn dư, NaOH phản ứng hết
Khi T = 1 hoặc T = 2 : Các chất tham gia phản ứng đều hết
Khi T > 2: NaOH còn dư, CO2 phản ứng hết
Ví dụ 13:: Hấp thụ hoàn toàn 1,12 lít khí CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch NaOH 0,2M thu
được dung dịch X. Tính khối lượng muối tan trong dd X.
Hướng dẫn giải
nCO2

1,12
=
= 0, 05mol
22, 4

nNaOH = 0, 2.0, 2 = 0, 04mol

nNaOH 0, 04
=
= 0,8 < 1
nCO2
0, 05

Xét tỉ lệ :
PTHH:
Theo (1) →

→ CO2 dư, sản phẩm tạo thành là NaHCO3.
NaOH + CO2 → NaHCO3
(1)
nNaHCO3 = nNaOH = 0, 04mol
mNaHCO3 = 0, 04.84 = 3, 36 g



Ví dụ 14: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí CO 2 (đktc) vào dd chứa 450 ml dung dịch NaOH 1M
thu được dung dịch X. Tính khối lượng muối tan trong dd X.
Hướng dẫn giải
nCO2 =

4, 48
= 0, 2mol
22, 4

nNaOH = 0, 45.1 = 0, 45mol

nNaOH 0, 45
=
= 2, 25 > 2
nCO2
0, 2

Xét tỉ lệ :
PTHH :

→ NaOH dư, sản phẩm tạo thành là Na2CO3.
2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O (1)
12


Theo (1) →

nNa2CO3 = nCO2 = 0, 2mol

mNa2CO3 = 0, 2.106 = 21, 2 g


b. Bài toán nghịch : Đề cho số mol của 1 trong 2 chất chất tham gia phản ứng và khối lượng
chất tan sau phản ứng.Tính số mol chất còn lại
+ Nếu đề bài cho số mol SO2, CO2 là x, ta có trục khối lượng rắn là:
84x
106x

NaHCO3
Na2CO3
So sánh khối lượng rắn để kết luận trường họp của bài toán:
84x < m chất tan < 106x. Tạo 2 muối.
106x < m chất tan có NaOH dư
Ví dụ 15: Sục V lít CO2 vào 300ml dung dịch KOH 1M, sau phản ứng kết thúc thu được dung
dịch có chứa 26,9 g muối. Tính V (đktc)
Hướng dẫn giải
nKOH = 0,3.1 = 0,3mol

PTHH :

KOH + CO2 → KHCO3
(1)
x
x
x mol
2KOH + CO2 → K2CO3 + H2O (2)
2y
y
y mol

* Giả sử toàn bộ KOH chuyển hóa thành KHCO3 thì:
Theo (1) ta có : →

nKHCO3 = nKOH = 0,3mol
mKHCO3 = 0, 3.100 = 30 g > 26,9 g


(loại)
* Giả sử toàn bộ KOH chuyển hóa thành K2CO3 thì:
nK 2CO3 =

Theo (2) ta có : →

1
nKOH = 0,15mol
2

mK 2CO3 = 0,15.138 = 20, 7 g < 26, 9 g


(loại)
Như vậy, sau phản ứng muối tạo thành gồm K2CO3 và KHCO3.
13


nKHCO3 = xmol
nK 2CO3 = ymol

Đặt
Theo đề ra kết hợp đề bài ta có:

nKOH = x + 2 y = 0,3

mhh = 100 x + 138 y = 26, 9

Giải hệ trên ta được :

x = 0,2
y = 0,05

∑n

CO2

Theo (1) và (2) ta có : →

= x + y = 0, 25mol

VCO2 = 0, 25.22, 4 = 5, 6


lít
c. Bài toán cho CO2 hấp thụ vào dung dịch hỗn hợp gồm: NaOH, Na2CO3
+ Thứ tự xảy ra phản ứng: CO2 + 2NaOH
→ Na2CO3 + H2O
CO2 + Na2CO3 + H2O → 2NaHCO3
Nếu dung dịch sau phản ứng tác dụng với BaCl2 có kết tủa thì Na2CO3 còn dư. Với dạng bài
tập này hay sử dụng bảo toàn nguyên tố C và bảo toàn điện tích.
Ví dụ 16: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít CO 2 (đktc) vào 100 ml dung dịch gồm K 2CO3 0,2M và
KOH x mol/lít, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y tác
dụng với dung dịch BaCl2 (dư), thu được 11,82 gam kết tủa. Giá trị của x là :

A. 1,0.
B. 1,4.
C. 1,2.
D. 1,6.
Hướng dẫn giải
n CO2 + n CO 2− > n BaCO3
3

Nhận thấy :
nên suy ra trong dung dịch Y còn chứa cả muối HCO3-.
Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố đối với C ta có :
nCO + nCO 2− (trong K
2

3

2CO3 )

= nHCO − + nCO 2− (trong BaCO ) ⇒ nHCO − = 0,06 mol.
3

3

3

3

Phương trình phản ứng :
CO2
mol: 0,06

CO2

OH-

+

¬



0,06
+



¬

2OH-

HCO3-

(1)

0,06



CO32-

(2)


mol: (0,1 – 0,06)
0,08
Theo (1) và (2) ta thấy :
14


∑n

OH−

= 0,06 + 0,08 = 1,4 mol ⇒ x = [KOH] = [OH − ] =

1,4
= 1,4M.
1

Đáp án B.
Ví dụ 17:: Hấp thụ hoàn toàn 11,2 lít CO2 (đktc) vào dung dịch chứa x mol Ca(OH) 2; y mol
NaOH và x mol KOH. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch chứa 32,3
gam muối (không có kiềm dư) và 15 gam kết tủa. Bỏ qua sự thủy phân của các ion, tỉ lệ x : y có
thể là
A. 2 : 3.
B. 8 : 3.
C. 49 : 33. D. 4 : 1.
Hướng dẫn giải
 nCO2 = 0,5(mol)
BTNT.C

→ nHCO− = 0,35(mol)


3
n
=
0,15(mol)
 CaCO3

Ta có :
+ Khi đó dung dịch có :

Ca2+ :x− 0,15
BTDT
 +
 → 2(x− 0,15) + x+ y = 0,35
+
Na
+
K
:
y
+
x


 BTKL
 → 40(x− 0,15) + 23y+ 39x + 61.0,35 = 32,3


 HCO3 :0,35
x = 0,2

x
→
→ = 4:1
 y = 0,05 y

4. Bài tập về muối cacbonat tác dụng với dung dịch axit
Dung dịch muối CO32- và HCO3- phản ứng từ từ với dung dịch axit hoặc ngược lại
● Lưu ý : Trong dạng bài tập này thì lượng H + mà đề bài cho thường không đủ để chuyển hết
các ion CO32- và HCO3- thành CO2 nên cho từ từ dung dịch chứa ion H + (HCl, H2SO4, HNO3)
vào dung dịch chứa các ion CO32- và HCO3- và làm ngược lại thì sẽ thu được lượng CO 2 khác
nhau
a.Dạng 1: Cho từ từ dung dịch chứa ion H + (HCl, H2SO4, HNO3) vào dung dịch chứa các
ion CO32- và HCO3Phương pháp giải
Khi cho từ từ dung dịch chứa ion H + (HCl, H2SO4, HNO3) vào dung dịch chứa các ion
CO32- và HCO3- thì phản ứng xảy ra theo thứ tự ưu tiên :
CO32− + H + → HCO3−

(1)

HCO3− + H + → CO2 ↑ + H 2O

(2)

Phản ứng (1) xảy ra trước, (2) xảy ra sau.
Chú ý: Nếu dung dịch ban đầu chứa OH - và CO32- thì xảy ra phản ứng trung hòa trước (1). Như
vậy số mol H+ cần để bắt đầu tạo khí = nOH- + nCO3 2►Các ví dụ minh họa ◄
15


Ví dụ 18: Dung dịch X chứa hỗn hợp gồm Na 2CO3 1,5M và KHCO3 1M. Nhỏ từ từ từng giọt

cho đến hết 200 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch X, sinh ra V lít khí (đktc). Cho dư
dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch X, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m và V là :
A. 19,7 và 4,48.
B. 39,4 và 1,12.
C. 19,7 và 2,24.
D. 39,4 và 3,36.
Hướng dẫn giải
Theo giả thiết ta có :
n CO 2− = n Na 2CO3

n HCO − = n KHCO3

3

3

= 0,15 mol ;
Phương trình phản ứng :
H+

+ CO

mol: 0,15

¬

2−
3

→ HCO


0,15




3

(1)

HCO3−

= 0,1 + 0,15 = 0, 25


= 0,05 mol ;
Tiếp tục xảy ra phản ứng :

mol


3

H+ + HCO → H2O + CO2
mol: 0,05 → 0,05


n CO2




nH+ dö

=

= 0,2 mol.

0,15

∑n

nH+ dö

= 0,1 mol ;

n H + = n HCl

= 0,05 mol

(2)

0,05


V = 0,05.22,4 = 1,12 lít.

3

Trong dung dịch X còn 0,2 mol HCO
Ba(OH)2 + HCO3- → BaCO3 + OH- + H2O

mol:

0,2



(3)

0,2

m BaCO3 =


0,2.197 = 39,4 gam.
Đáp án B.
b. Dạng 2 : Cho từ từ dung dịch chứa các ion CO 32- và HCO3- vào dung dịch chứa ion H+
(HCl, H2SO4, HNO3)
Phương pháp giải
Khi cho từ từ dung dịch chứa các ion CO32- và HCO3- vào dung dịch chứa ion H+ (HCl,
H2SO4, HNO3) thì phản ứng xảy ra đồng thời theo đúng tỉ lệ mol của các ion CO 32- và HCO3- có
trong dung dịch.
CO32− + 2 H + → CO2 ↑ + H 2O


+

HCO3 + H → CO2 ↑ + H 2O

(1)
(2)


Phản ứng (1) và (2) xảy ra đồng thời.
16


►Các ví dụ minh họa ◄
Ví dụ 19: Nhỏ rất tử từ 400ml dung dịch HCl 0,5M vào 100ml dung dịch hỗn hợp chứa
NaHCO3 0,5M và Na2CO3 1M.Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy có V lít khí thoát ra
ở đktc.Giá trị của V là :
A. 4,48
B. 3,36
C. 2,688
D. 2,24
Hướng dẫn giải
+

+

H
H :0,1
n H + = 0, 2 Na 2 CO3 →
NaHCO → HCO 3− 
→ CO 2
1 4 4 4 4 2 4 4 4 4 33
0,1 mol H +

Ta có :
→ V = 0,1.22, 4 = 2, 24(lit)

Ví dụ 20: Thêm từ từ đến hết dung dịch chứa 0,2 mol KHCO3 và 0,1 mol K2CO3 vào dung dịch

chứa 0,3 mol HCl. Thể tích khí CO2 (đktc) thu được là :
A. 4,48 lít.
B. 5,04 lít.
C. 3,36 lít.
D. 6,72 lít.
Hướng dẫn giải
Để phản ứng hết với các muối KHCO3 và K2CO3 thì lượng HCl cần dùng là :
0,02 + 0,1.2= 0,4 mol > 0,3 mol
n HCO −
3

n CO 2−
3

=



HCl thiếu, lượng CO2 tính theo HCl.

2
1

Theo giả thiết ta có :
Do đó ta gọi số mol của các ion HCO3- và CO32- tham gia phản ứng là 2x và x.
Khi cho từ từ dung dịch chứa các ion CO 32- và HCO3- vào dung dịch chứa ion H+ thì phản
ứng xảy ra đồng thời (1) và (2).
CO32− + 2H + → CO 2 ↑ + H 2O

(1)


mol : x → 2x → x
HCO3− + H + → CO 2 ↑ + H 2O

(2)

mol : 2x → 2x → 2x
⇒ Toå
ng soámol H+ laø: 4x = 0,3 ⇒ x = 0,075 ⇒ VCO = 3.0,075.22,4 = 5,04 lít.
2

Đáp án B.
Ví dụ 21: Cho rất từ từ 100 ml dung dịch HCl x mol/l vào 100 ml dung dịch Na 2CO3 y mol/l
thu được 1,12 lít CO2 (đktc). Nếu làm ngược lại thu được 2,24 lít CO 2 (đktc). Giá trị x, y lần
lượt là :
A. 1,5M và 2M.
B. 1M và 2M.
C. 2M và 1,5M.
D. 1,5M và 1,5M.
Hướng dẫn giải
- Cùng lượng HCl và Na2CO3 nhưng thao tác thí nghiệm khác nhau thì thu được lượng CO 2
khác nhau, điều đó chứng tỏ lượng HCl không đủ để chuyển hết Na2CO3 thành CO2.
17


- Khi cho từ từ dung dịch Na 2CO3 vào dung dịch HCl thì xảy ra phản ứng giải phóng ngay
khí CO2 nên thông qua lượng CO2 ta tính được lượng HCl ban đầu :
CO32− + 2H + → CO 2 ↑ + H 2 O

(1)


mol : 0,1 ¬ 0, 2 ¬ 0,1

n H+

⇒ nHCl =
= 0,2 mol.
- Khi cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Na 2CO3 thì phản ứng xảy ra theo thứ tự ưu
tiên nên thông qua lượng CO2 giải phóng và lượng HCl phản ứng ta tính được lượng Na 2CO3
ban đầu :
CO32− + H +



HCO3 −

(2)

mol : 0,15 ¬ (0, 2 − 0, 05) → 0,15
HCO3− + H + → CO 2 ↑ + H 2O

(3)

mol : 0, 05 ¬ 0, 05 ¬ 0, 05

Vì ở (2)

n H+ = n CO2 = 0, 05 mol

nên ở (1) số mol H+ phản ứng là 0,15 mol


⇒ n CO32− = n H + (1) = 0,15 mol
0, 2
= 2M
0,1

Vậy ta có : Nồng độ mol của dung dịch HCl là

.
0,15
= 1,5M
0,1

Nồng độ mol của dung dịch Na2CO3 là

.

Đáp án C.
c.Dạng 3 : Khi đổ nhanh dung dịch chứa ion H + vào dung dịch chứa các ion CO 32- và
HCO3- hoặc làm ngược lại
Phương pháp giải
Khi đổ nhanh dung dịch chứa ion H+ vào dung dịch chứa các ion CO 32- và HCO3- hoặc làm
ngược lại mà H+ bị thiếu thì ta chỉ tìm được khoảng thể tích khí CO 2 giải phóng chứ không tính
được chính xác thể tích CO2.
- Tìm khoảng thể tích CO2 bằng cách xét 2 trường hợp :
VCO = V1
+

+ Trường hợp 1: H phản ứng với CO


23

-

2

trước, với HCO3 sau, suy ra
VCO = V2

+ Trường hợp 2: H+ phản ứng với HCO3- trước, với CO32- sau, suy ra
Từ hai trường hợp trên ta suy ra :

V1 ≤VCO2 ≤V 2

2

.
18


►Các ví dụ minh họa ◄
Ví dụ 22: Cho đồng thời 1 lít dung dịch HCl 2M vào 1 lít dung dịch hỗn hợp Na 2CO3 1M và
NaHCO3 1M. Đến phản ứng hoàn toàn thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là :
A. V = 33,6.
B. 22,4 ≤ V ≤ 33,6.
C. V = 22,4.
D. Kết quả khác.
Hướng dẫn giải
Theo giả thiết ta có :
n H+ = n HCl = 2 mol, n CO 2− = n Na 2CO3 = 1 mol, n HCO − = n NaHCO3 = 1 mol.

3

3

● Trường hợp 1 : Giả sử H+ phản ứng với CO32- trước
Phương trình phản ứng :
2H

+

+ CO
¬

23





CO2 + H2O

(1)

mol:
2
1
1
+
Theo (1) lượng H chỉ đủ phản ứng với CO32-.
VCO2 = 1.22, 4 = 22, 4 lít.


Vậy thể tích CO2 là :
● Trường hợp 2 : Giả sử H+ phản ứng với HCO3- trước
Phương trình phản ứng :
H+ + HCO3¬





CO2 + H2O

(2)

mol: 1
1
1
+
Theo (2) lượng H phản ứng với HCO3- là 1 mol, còn dư 1 mol sẽ phản ứng với CO32-.
2H+ + CO32mol:

1



0,5






Theo (2) và (3) ta thấy :

CO2 + H2O

(3)

0,5
VCO2 = (1 + 0,5).22, 4 = 3,36 lít.

Từ những điều trên suy ra : 22,4 ≤
Đáp án B.

VCO2

≤ 33,6.

B. ĐỀ TỰ LUYỆN KIM LOẠI KIỀM VÀ HỢP CHẤT
I. MA TRẬN
19


Đề gồm 40 câu trắc nghiệm
Thời gian: 50 Phút
Nhận
biết
Thông
hiểu
18


Vận dụng
thấp

Vận
dụng cao

TỔNG

Kim loại Kiềm và hợp chất
26
6
40
II. NỘI DUNG ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN:
Câu 1: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của kim loại M là [Ar]4s 1. M ứng với kim loại nào
sau đây:
A. Na
B. Li
C. Rb
D. K
Câu 2: Cho vài giọt phenolphtalein vào dung dịch NaOH thì dung dịch chuyển thành
A. màu vàng.
B. màu cam.
C. màu hồng.
D. màu xanh.
Câu 3: Chất nào sau đây không tác dụng với dung dịch NaOH?
A. FeCl2.
B. CuSO4.
C. MgCl2.
D. KNO3.
Câu 4: Khối lượng riêng của kim loại kiềm nhỏ là do :

A. Bán kính nguyên tử lớn, cấu tạo mạng tinh thể kém đặc khít.
B. Bán kính nguyên tử nhỏ, cấu tạo mạng tinh thể đặc khít.
C. Bán kính nguyên tử nhỏ, cấu tạo mạng tinh thể kém đặc khít.
D. Bán kính nguyên tử lớn, cấu tạo mạng tinh thể đặc khít.
Câu 5: Cho các dung dịch sau : NaOH ; NaHCO 3 ; Na2CO3 ; NaHSO4; Na2SO4. Dung dịch làm
cho quỳ tím đổi màu xanh là :
A. NaOH ; Na2SO4 ; Na2CO3.
B. NaHSO4 ; NaHCO3 ; Na2CO3.
C. NaOH ; NaHCO3 ; Na2CO3.
D. NaHSO4 ; NaOH ; NaHCO3.
Câu 6: Dịch vị dạ dày thường có pH trong khoảng từ 2 - 3. Những người nào bị mắc bệnh
viêm loét dạ dày, tá tràng thường có pH < 2. Để chữa căn bệnh này, người bệnh thường uống
trước bữa ăn chất nào sau đây ?
A. Dung dịch natri hiđrocacbonat.
B. Nước đun sôi để nguội.
C. Nước đường saccarozơ.
D. Một ít giấm ăn.
Câu 7: Có thể dùng NaOH (ở thể rắn) để làm khô các chất khí
A. NH3, SO2, CO, Cl2.
B. N2, NO2, CO2, CH4, H2.
C. NH3, O2, N2, CH4, H2.
D. N2, Cl2, O2, CO2, H2.
Câu 8: Để tác dụng hết với dung dịch chứa 0,01 mol KCl và 0,02 mol NaCl thì thể tích dung
dịch AgNO3 1M cần dùng là
A. 10 ml.
B. 40 ml.
C. 30 ml.
D. 20 ml.
Câu 9: Nước muối sinh lí để sát trùng, rửa vết thương trong y học có nồng độ
A. 0,9%.

B. 9%.
C. 5%.
D. 1%.
Câu 10: Hòa tan m gam Na vào nước được 100 ml dung dịch có pH = 13. Giá trị của m bằng
A. 0,46.
B. 0,23.
C. 2,3.
D. 3,45.
Câu 11: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm K và Na vào nước, thu được dung dịch X và V lít khí
H2 (đktc). Trung hòa X cần 200 ml dung dịch H2SO4 0,1M. Giá trị của V là
20


A. 0,112.
B. 0,224.
C. 0,448.
D. 0,896.
Câu 12: Người ta thường bảo quản kim loại kiềm bằng cách nào sau đây?
A. Ngâm trong giấm. B. Ngâm trong etanol.C. Ngâm trong nước. D. Ngâm trong dầu hỏa.
Câu 13: Cho dãy các kim loại kiềm: Na, Li, Cs, Rb. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất

A. Na.
B. Rb.
C. Li.
D. Cs.
Câu 14: Chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch KHCO3?
A. K2SO4.
B. KNO3.
C. HCl.
D. KCl.

Câu 15: Phản ứng hóa học nào sau đây đúng:
A. 2NaCl + CO2 + H2O  Na2CO3 + HCl.
B. NaHCO3 + Ca(OH)2  CaCO3 + NaOH + H2O.
C. 2Na + CuSO4  Na2SO4 + Cu.
D. 2NaCl + K2SO4  2KCl + Na2SO4.
Câu 16. Trong công nghiệp, để điều chế kim loại Na người ta tiến hành :
A. Điện phân NaCl nóng chảy.
B. Điện phân dung dịch NaCl có màn ngăn.
C. Điện phân dung dịch NaCl không màn ngăn.
D. Dùng CO để khử Na2O ở nhiệt độ cao.
Câu 17: Điện phân nóng chảy muối clorua của một kim loại kiềm , thu được 0,896lít khí(đ.k.c)
ở anot và 1,84 gam kim loại ở catot. Công thức của muối đã điện phân là
A. LiCl.
B. KCl.
C. CsCl.
D. NaCl.
Câu 18: Chỉ ra câu đúng trong số các câu sau:
A. Ion kim loại kiềm có 1 electron ở lớp ngoài cùng.
B. Nguyên tử kim loại kiềm thổ có 2 electron ở lớp ngoài cùng.
C. Ion kim loại kiềm có tính khử mạnh.
D. Kim loại kiềm có mạng tinh thể lập phương tâm diện.
Câu 19: Phản ứng mà ion Na+ bị khử là
A. NaOH tác dụng với HCl.
B. NaOH tác dụng với CuCl2.
C. Phân huỷ NaHCO3 bằng nhiệt.
D. Điện phân NaCl nóng chảy.
Câu 20: Cho 1,17 gam một kim loại kiềm tác dụng với nước (dư). Sau phản ứng thu được
0,336 lít khí hiđro (ở đktc). Kim loại kiềm là
A. Na.
B. K.

C. Rb.
D. Li.
Câu 21: Những đặc điểm nào sau đây phù hợp với tính chất của muối NaHCO3 :
(1) Chất lưỡng tính ; (2) Kém bền với nhiệt ; (3) Thuỷ phân cho môi trường kiềm mạnh ;
(4) Thuỷ phân cho môi trường kiềm yếu ; (5) Thuỷ phân cho môi trường axit ; (6) Chỉ tác
dụng với axit mạnh.
A. 1, 2, 4.
B. 2, 4, 6.
C. 1, 2, 3.
D. 2, 5, 6.
Câu 22: Sục 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch NaOH 1M. Tổng khối lượng muối
thu được sau phản ứng là
A. 10,6 gam.
B. 13,7 gam.
C. 12,7 gam.
D. 11,6 gam.

21


Câu 23: Cho 7,8 gam kali tác dụng với 1 lít dung dịch HCl 0,1M, sau phản ứng thu được dung
dịch X và V lít H2 (đktc). Cô cạn dung dịch X thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của V và
m lần lượt là
A. 2,24 và 7,45.
B. 1,12 và 3,725.
C. 1,12 và 11,35.
D. 2,24 và 13,05.
Câu 24: Chất Z có phản ứng với dung dịch HCl, còn khi phản ứng với dung dịch nước vôi
trong tạo ra chất kết tủa. Chất Z là
A. NaHCO3.

B. CaCO3.
C. AlCl3.
D. Ba(NO3)2.
Câu 25: Kim loại kiềm có nhiều ứng dụng quan trọng: (1) Chế tạo các hợp kim có nhiệt độ
nóng chảy thấp; (2) Hợp kim Na - K dùng làm chất trao đổi nhiệt trong các lò phản ứng hạt
nhân; (3) Kim loại xesi dùng làm tế bào quang điện; (4) Các kim loại Na, K dùng để điều chế
các dung dịch bazơ; (5) Chế tạo hợp kim Li - Al siêu nhẹ, dùng trong kĩ thuật hàng không. Phát
biểu đúng là:
A. (1), (2), (3), (5). B. (1), (2), (3), (4).
C. (1), (3), (4), (5). D. (1), (2), (4), (5).
Câu 26: X, Y, Z là 3 hợp chất của 1 kim loại hoá trị I, khi đốt nóng ở nhiệt độ cao cho ngọn lửa
màu vàng. X tác dụng với Y tạo thành Z. Nung nóng Y thu được chất Z và 1 chất khí làm đục
nước vôi trong, nhưng không làm mất màu dung dịch nước Br2. X, Y, Z là:
A. X là NaHCO3; Y là NaOH; Z là Na2CO3. B. X là K2CO3; Y là KOH; Z là KHCO3.
C. X là Na2CO3; Y là NaHCO3; Z là NaOH. D. X là NaOH; Y là NaHCO3; Z là Na2CO3.
Câu 27: Hoà tan m gam hỗn hợp gồm KHCO 3 và CaCO3 trong lượng dư dung dịch HCl, thu
được 11,2 lít khí CO2 (đktc). Giá trị của m là
A. 40.
B. 60.
C. 100.
D. 50.
Câu 28: Cho sơ đồ phản ứng sau:

Biết rằng X là chất khí dùng nạp cho các bình cứu hỏa, Y là khoáng sản dùng để sản xuất vôi
sống. Vậy Y, X, Z, T lần lượt là:
A. CaCO3, CO2, Na2CO3, NaHCO3.
B. CaCO3, CO2, NaHCO3, Na2CO3.
C. CO2, CaO, NaHCO3, Na2CO3.
D. CO2, CaC2, Na2CO3, NaHCO3.
Câu 29: Cho V lít dung dịch chứa đồng thời Ba(OH)21M và NaOH 0,5M vào 200 ml dung dịch

H2SO4 1M và HCl 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra kết thúc, thu được dung dịch có pH=7. Giá
trị V là
A. 0,24.
B. 0,30.
C. 0,22.
D. 0,25.
Câu 30: Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH loãng vào mỗi dung dịch sau: NaHCO 3,
Ba(HCO3)2, FeCl3, CuCl2, AlCl3, FeSO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số trường hợp
thu được kết tủa là
22


A. 4.
B. 2.
C. 5.
D. 1.
Câu 31: Điện phân dung dịch gồm NaCl và HCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp). Trong quá
trình điện phân, so với dung dịch ban đầu, giá trị pH của dung dịch thu được
A. tăng lên.
B. không thay đổi.
C. giảm xuống.
D. tăng lên sau đó giảm xuống.
Câu 32: Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 30 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch chứa
Na2CO3 0,2M và NaHCO3 0,2M. Sau khi phản ứng kết thúc, thể tích (đktc) khí CO2 thu được là
A. 448 ml.
B. 672 ml.
C. 336 ml.
D. 224 ml.
Câu 33: Hoà tan hoàn toàn m gam Na vào 1 lít dung dịch HCl aM, thu được dung dịch X và a
mol khí thoát ra. Dãy gồm các chất đều tác dụng với dung dịch X là

A. Mg, ZnO, Na2CO3, NaOH.
B. FeSO4, Zn, Al2O3, NaHSO4.
C. Al, BaCl2, NH4NO3, Na2HPO3.
D. AgNO3, Na2CO3, CaCO3.
Câu 33: Cho 17,82 gam hỗn hợp gồm Na, Na2O, Ba, BaO (trong đó oxi chiếm 12,57% về khối
lượng) vào nước dư, thu được a mol khí H2 và dung dịch X. Cho dung dịch CuSO4 dư vào X,
thu được 35,54 gam kết tủa. Giá trị của a là
A. 0,10.
B. 0,08.
C. 0,12.
D. 0,06.
Câu 34: Cho m gam NaOH vào dung dịch chứa 0,04 mol H 3PO4, sau phản ứng hoàn toàn thu
được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 1,22m gam chất rắn khan. Giá trị m là
A. 4,0.
B. 2,0.
C. 6,0.
D. 8,0.
Câu 35: Cho 18 gam hỗn hợp X gồm R 2CO3 và NaHCO3 (số mol bằng nhau) vào dung dịch
chứa HCl dư, sau khi các phản ứng kết thúc thu được 4,48 lít CO 2 (ở đktc). Mặt khác, nung 9
gam X đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 2,65.
B. 7,45.
C. 6,25.
D. 3,45.
Câu 36: Cho 200 ml dung dịch Ba(OH) 2 0,1M vào 300 ml dung dịch NaHCO 3 0,1M, thu được
dung dịch X và kết tủa Y. Cho từ từ dung dịch HCl 0,25M vào X đến khi bắt đầu có khí thoát ra
thì hết V ml. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là
A. 160.
B. 40.
C. 60.

D. 80.
Câu 37: Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít CO 2 (đktc) vào dung dịch chứa a mol NaOH và b mol
Na2CO3, thu được dung dịch X. Chia X thành hai phần bằng nhau. Cho từ từ phần một vào 120
ml dung dịch HCl 1M, thu được 2,016 lít CO 2 (đktc). Cho phần hai phản ứng hết với dung dịch
Ba(OH)2 dư, thu được 29,55 gam kết tủa. Tỉ lệ a : b tương ứng là
A. 2 : 5.
B. 2 : 3.
C. 2 : 1.
D. 1 : 2
Câu 38:Lấy m gam kali cho tác dụng với 500 ml dung dịch HNO 3 thu được dung dịch M và
thoát ra 0,336 lít hỗn hợp (điều kiện tiêu chuẩn) gồm 2 khí X và Y. Cho thêm dung dịch KOH
dư vào dung dịch M thì thấy thoát ra 0,224 lít khí Y ở điều kiện tiêu chuẩn. Biết rằng quá trình
khử HNO3 chỉ tạo một sản phẩm duy nhất. Giá trị của m là
A.6,63.
B. 12,48.
C. 3,12.
D. 7,80.

→ → → →
Câu 39: Cho sơ đồ biến hoá : Na X
Y
Z
T
Na. Thứ tự đúng của các chất X, Y,
Z, T là :
A. Na2CO3 ; NaOH ; Na2SO4 ; NaCl.
B. NaOH ; Na2SO4 ; Na2CO3 ; NaCl.
23



C. NaOH ; Na2CO3 ; Na2SO4 ; NaCl.
D. Na2SO4 ; Na2CO3 ; NaOH ; NaCl.
Câu 40: Khi nhiệt phân hoàn toàn từng muối X, Y thì đều tạo ra số mol khí nhỏ hơn số mol
muối tương ứng. Đốt một lượng nhỏ tinh thể Y trên đèn khí không màu, thấy ngọn lửa có màu
vàng. Hai muối X, Y lần lượt là :
A. CaCO3, NaNO3.
B. KMnO4, NaNO3.
C. Cu(NO3)2, NaNO3.
D. NaNO3, KNO3.
III. KẾT QUẢ
So sánh kết quả điểm thi của các lớp sau học xong phần Kim loại Kiềm và hợp chất
nhận thấy lớp 12E cho kết quả xếp loại cao hơn lớp 12A
Kết quả cụ thể theo bảng sau:
Lớp

Sĩ số
Giỏi

12A
12E

25
26

SL
6
8

%
24

30,8

Xếp loại
Khá
Trung bình
SL
%
SL
%
10
40
9
36
14
53,8
4
15,4

Yếu
SL

%

Đồng thời với việc tăng kết quả thi, học sinh lớp 12E còn có hứng thú hơn với bài giảng,
với bài tập về nhà và tỉ lệ giải chính xác bài tập về nhà cao hơn so với học sinh lớp 12A.

24


IV. BÀI TẬP TỰ GIẢI

Câu 1: Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp hơn kim loại khác là do :
A. Lực liên kết trong mạng tinh thể kém bền vững.
B. Lớp ngoài cùng có một electron.
C. Độ cứng nhỏ hơn các kim loại khác.
D. Chúng là kim loại điển hình nằm ở đầu mỗi mỗi chu kì.
Câu 2: Nguyên tử của các kim loại trong trong nhóm IA khác nhau về
A. số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử.
B. cấu hình electron nguyên tử.
C. số oxi hoá của nguyên tử trong hợp chất.
D. kiểu mạng tinh thể của đơn chất.
Câu 3: Câu nào sau đây mô tả đúng sự biến đổi tính chất của các kim loại kiềm theo chiều điện
tính hạt nhân tăng dần ?
A. Bán kính nguyên tử giảm dần.
B. Nhiệt độ nóng chảy tăng dần.
C. Năng lượng ion hoá I1 của nguyên tử giảm dần.
D. Khối lượng riêng của đơn chất giảm dần.
Câu 4: Các ion nào sau đây đều có cấu hình 1s22s22p6 ?
A. Na+, Ca2+, Al3+. B. K+, Ca2+, Mg2+. C. Na+, Mg2+, Al3+. D. Ca2+, Mg2+, Al3+.
Câu 5: Khi cắt miếng Na kim loại để ở ngoài không khí, bề mặt vừa cắt có ánh kim lập tức mờ
đi, đó là do Na đã bị oxi hóa bởi những chất nào trong không khí ?
A. O2.
B. H2O.
C. CO2.
D. Cả O2 và H2O.
Câu 6: Nhóm các kim loại nào sau đây đều tác dụng được với nước lạnh tạo dung dịch kiềm ?
A. Na, K, Mg, Ca.
B. Be, Mg, Ca, Ba.
C. Ba, Na, K, Ca.
D. K, Na, Ca, Zn.
Câu 7: Để điều chế kim loại Na, người ta thực hiện phản ứng

A. điện phân dung dịch NaOH.
B. điện phân nóng chảy NaCl hoặc NaOH.
C. cho dung dịch NaOH tác dụng với dung dịch HCl.
D. cho dung dịch NaOH tác dụng với H2O.
Câu 8: Kim loại kiềm có nhiều ứng dụng quan trọng : (1) Chế tạo các hợp kim có nhiệt độ
nóng chảy thấp ; (2) Kim loại Na và K dùng làm chất trao đổi nhiệt trong các lò phản ứng hạt
nhân ; (3) Kim loại xesi dùng làm tế bào quang điện ; (4) Các kim loại Na, K dùng để điều chế
các ddung dịch bazơ ; (5) kim loại kiềm dùng để điều chế các kim loại hiếm bằng phương pháp
nhiệt luyện. Phát biểu đúng là :
A. 1, 2, 3, 5.
B. 1, 2, 3, 4.
C. 1, 3, 4, 5.
D. 1, 2, 4, 5.
Câu 9: Chất nào sau đây khi cho vào nước không làm thay đổi pH ?
A. NH4Cl.
B. KCl.
C. Na2CO3.
D. HCl.
Câu 10: Sục từ từ khí CO2 vào dung dịch NaOH, tới một lúc nào đó tạo ra được hai muối. Thời
điểm tạo ra 2 muối như thế nào ?
A. NaHCO3 tạo ra trước, Na2CO3 tạo ra sau.
B. Na2CO3 tạo ra trước, NaHCO3 tạo ra sau.
C. Cả 2 muối tạo ra cùng lúc.
D. Không xác định được.
Câu 11: Cho a mol NO2 hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch chứa a mol NaOH. pH của dung dịch
thu được có giá trị là ?
25



×