Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH LỚP 8 TRONG MÔN HOÁ HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.17 KB, 32 trang )

TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH LỚP 8 TRONG MÔN HOÁ HỌC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA HÓA



Bài tập môn học
BỘ MÔN GIÁO HỌC PHÁP
Đề tài:

“TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP
CHO HỌC SINH LỚP 8 TRONG
MÔN HOÁ HỌC”

GVHD
:TS Trịnh Văn Biều
SVTH
: Trần
LỚP
: Hóa BD KII
NIÊN KHOÁ : 2006 - 2009

Bình Dương Tháng 1 năm 2007
1


TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH LỚP 8 TRONG MÔN HOÁ HỌC

MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài :


Hóa học là một bộ môn khoa học thực nghiệm có rất nhiều ứng dụng
trong cuộc sống và sản xuất , năm học lớp 8 là năm đầu tiên môn hóa học
được đưa vào giảng dạy , vì là một bộ môn khoa học tự nhiên nên có thể
xem môn Hoá là một môn học trừu tượng . Chính vì lý do này mà học sinh
luôn cảm thấy khó khăn khi học bài và làm bài tập dẫn đến chất lượng học
tập không cao .
Từ thực trạng đó em đã chọn đề tài “ Tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp
8 trong môn Hóa học “ với mong muốn giúp cho các em có niềm say mê với
bộ môn hoá học , từ đó tạo cho các em động cơ để lĩnh hội tốt kiến thức ,
góp phần nâng cao chất lượng học tập môn Hoá lớp 8.
II. Mục đích nghiên cứu :
Tìm ra các biện pháp tạo hứng thú học tập nhằm nâng cao chất lượng học
tập của học sinh .
III. Đối tượng và khách thể nghiên cứu :
- Đối tượng nghiên cứu : hứng thú học tập của học sinh lớp 8 trong môn hóa
học
- Khách thể nghiên cứu : quá trình dạy học hoá học lớp 8 ở trường trung học
cơ sở .
IV. Cơ sở lý luận :
- Khái niệm về hứng thú
- Các biện pháp tạo hứng thú
- Tác dụng của hứng thú .
V. Nhiệm vụ của đề tài :
2


TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH LỚP 8 TRONG MÔN HOÁ HỌC

- Soạn bài giảng tốt
- Nghiên cứu lý luận

- Tìm ra các biện pháp để tạo hứng thú
VI. Giả thuyết khoa học :
Nếu giáo viên tạo được hứng thú học tập cho học sinh thì sẽ nâng cao mức
độ lĩnh hội tri thức của học sinh , phát triển khả năng tư duy , sáng tạo cho
học sinh góp phần nâng cao chất lượng bài giảng .
VII. Phương pháp và phương tiện nghiên cứu :
- Đọc và nghiên cứu các tài liệu về bài lên lớp
-Phân tích thích hợp
-Tham khảo ý kiến giáo viên , bạn bè , học sinh .
- Phương tiện : dụng cụ thí nghiệm , tranh ảnh , xem băng hình .
********************

Chương1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1 . Khái niệm về hứng thú , các biểu hiện và vai trò đối với quá trình
nhận thức :
1.1 ) Hứng thú là gì ?
- Như đã biết , con người luôn có những nhu cầu sống như mọi sinh
vật ( ăn , ngủ , tránh nguy hiểm cho cá nhân …..) đồng thời con người còn
có những nhu cầu xã hội mà quan trọng hơn hết đó là nhu cầu về nhận thức ,
nhận thức về bản thân , nhận thức về thế giới xung quanh và ý nghĩa sự tồn
tại của mình trong thế giới đó , và để tồn tại trong thế giới con người phải
3


TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH LỚP 8 TRONG MÔN HOÁ HỌC

luôn đối mặt với những công việc mà muốn làm tốt công việc con người cần
phải có lòng say mê hay nói chính xác hơn là phải có hứng thú .
- Theo từ điển TV – Nhà xuất bản XH 1992 “ Hứng thú là sự ham thích ,
hào hứng với công việc “

- Hứng thú là một trng những cảm xúc bẩm sinh cơ bản , là cảm xúc
chiếm ưu thế trong tất cả cảm xúc của con người . Hứng thú là nguồn quan
trọng của hệ động cơ có tính chất cực kỳ quan trọng đội với các hoạt động
nói chung và hoạt động nhận thức nói riêng .
1.2 ) Các biểu hiện hứng thú :
- Tính ham hiểu biết , thích khám phá .
- Tích cực sáng tạo trong học tập , luôn đi sâu vào bản chất các hiện
tượng , giải thích các bài tập khó , tìm phương pháp giải mới
- Có trí tuệ , tư duy mềm dẻo , giàu óc tưởng tượng sáng tạo
- Tính cần cù , lòng kiên trì giải quyết các vấn đề triệt để
- Dễ có xúc cảm về mặt nhận thức vấn đề có sự tập trung chú ý
cao.độ
1.3Vai trò và tác dụng của hứng thú :
- Hứng thú giúp cho con người phấn chấn vui tươi , lâu mệt mỏi làm
cho giờ học hấp dẫn .
- Hứng thú giúp cơ thể tỉnh táo , làm nảy sinh khát vọng hành động ,
làm tăng sức làm việc và hiệu quả của hoạt động nhận thức , từ đó giúp phát
triển năng lực có sẵn của học sinh .
- Hứng thú làm chỗ dựa cho sự ghi nhớ .
- Hứng thú là động cơ chiếm ưu thế trong hoạt động hàng ngày của con
người , giúp con người duy trì các công việc hàng ngày một cách bình
thường .
1.4 ) Một số biện pháp gây hứng thú trong học tập :
4


TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH LỚP 8 TRONG MÔN HOÁ HỌC

- Gây hứng thú bằng những cái mới lạ .
- Gây hứng thú bằng sự phong phú đa dạng luôn thay đổi .

- Gây hứng thú bằng sự bất ngờ , ngạc nhiên .
- Gây hứng thú bằng tính chất phức tạp , khó khăn mạo hiểm có vấn đề
của kiến thức
- Gây hứng thú bằng sự bí ẩn , kích thích trí tò mò của học sinh .
- Gây hứng thú bằng những lợi ích thiết thực , bằng sự thoả mãn những
nhu cầu .
- Gây hứng thú bằng cách tác động vào tình cảm , nhân cách của người
giáo viên đối với học sinh .
2. Một số phương pháp gây hứng thú cho học sinh :
2.1 ) Phương pháp dùng nhân cách của người giáo viên tác động đến học
sinh
2.2 ) Phương pháp sử dụng chữ thần câu thơ
2.3 ) Phương pháp kể chuyện vui hoá học .
2.4 ) Phương pháp liên hệ thực tế có liên quan đến bài học hoặc công thức
hoá học .
2.5 ) Phương pháp biểu diễn thí nghiệm gây hứng thú .
2.6 ) Phương pháp sử dụng bài tập hay .
********************

5


TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH LỚP 8 TRONG MÔN HOÁ HỌC

CHƯƠNG 2 : TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC HOÁ HỌC LỚP 8

2.1 ) Phương pháp dùng nhân cách của người giáo viên để tác động
đến học sinh
Theo tài liệu “ Tâm lý lứa tuổi và tâm lý học sư phạm “ của phó giáo sư

Lê Văn Hồng thì : Nhân cách là tổng thể những phẩm chất và năng lực tạo
nên bản sắc và giá trị tinh thần của mỗi con người .
Người giáo viên là người trực tiếp dùng “ nhân cách tác động đến nhân
cách” , do vậy phẩm chất đạo đức của người giáo viên rất quan trọng trong
mối quan hệ cụ thể giữa thầy và trò , lòng yêu người , trước hếtt là yêu trẻ là
một trong những phẩm chất cao quý của con người , là một phẩm chất đặc
trưng của nhân chách người giáo viên , lòng thương người càng sâu sắc bao
nhiêu thì càng làm được nhiều việc vĩ đại bấy nhiêu . Lòng yêu trẻ của thầy
giáo được biểu hiện :
- Cảm thấy sung sướng khi được tiếp xúc với trẻ , khi đi sâu vào thế giới
độc đáo của trẻ .
- Trái độ quan tâm đầy thiện ý và ân cần đối với trẻ , kể cả các em học
sinh kém và vô kỷ luật .
- Người giáo viên có lòng yêu thương trẻ lúc nào cũng thể hiện tinh thần
giúp đỡ họ bằng ý kiến hoặc những hành động thực tế của mình một cách
chân thành và giản dị .
6


TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH LỚP 8 TRONG MÔN HOÁ HỌC

- Người giáo viên phải có những phẩm chất nhất định toàn xã hội tôn
trọng : có nhân cách thống nhất , lời nói đi đôi với việc làm , có sự hài hoà
giữa trí tuệ và cách ứng xử cá nhân , thử hỏi học sinh làm sao nghe lời thầy
biết tự kiềm chế trong cuộc sống khi bản thân thầy giáo mình lại là người
luôn nóng nảy , không điều chỉnh được cảm xúc , và một khi lời dạy của
thầy trái hẳn với việc làm thì chính người thầy đã làm mất đi lòng tin của
học sinh dành cho mình , làm sao học sinh có thể yêu thích , hứng thú môn
mình dạy khi các em không còn niềm tin ở người thầy giáo .
Tóm lại có thể nói rằng bí quyết thành công của người giáo viên trong

quá trình dạy học là làm cho học sinh yêu mến , từ đó tạo cho các em hứng
thú trong quá trình dạy học .
2.2 ) Phương pháp sử dụng chữ thần , câu thơ :
Nếu trong một bài giảng trên lớp đơn thuần chỉ được người giáo viên
truyền đạt cho học sinh bằng những ngôn ngữ khoa học thì bài giảng rất khô
khan , khó nhớ , khó tiếp thu . Do đó để tạo được sự chú ý , hấp dẫn và gây
hứng thú học tập cho học sinh thì giáo viên có thể cô đọng , mã hoá những
kiến thức khoa học khô khan bằng những câu văn ngắn hoặc những câu thơ
dí dỏm , việc mã hoá kiến thức còn có tác dụng giúp cho học sinh hệ thống
hoá được kiến thức , học sinh ghi nhớ được những vấn đề quan trọng , đồng
thời đồng thời làm tăng sự hấp dẫn của bài học ----> Sau đây là một số ví dụ
:
* Bài công thức chuyển đổi giữa khối lượng , lượng chất và thể tích ( lớp
8)
- Công thức tính số mol khi biết khối lượng :
n

m
M

( Anh = 2 em )

Công thức tính số mol khi biết thể tích :
7


TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH LỚP 8 TRONG MÔN HOÁ HỌC

n


V
22,4

Vang

( Anh = 22,4 )

( Vang : Vàng )

* Bài nồng độ mol / l , nồng độ % ( lớp 8 )
- Công thức tính khối lượng dung dịch :
m=V.d

Em về đi

- Công thức liên hệ giữa CM và C%
CM =

10.d .C %
M

Cưới em = 10 đồng xu / Mới

* Bài nguyên tố Hoá học ( lớp 8 )
- Ký hiệu hoá học của những Phi kim thường gặp :
C, P , S , N : Cà Phê Sữa Nóng
Hoặc : P, C, S, N : Phòng Cảnh Sát Nữ
* Bài Nước ( lớp 8 )
- Những Kim loại tác dụng với H2O:
K , Na , Ca, Ba : Khi Nào Cần Ba

* Bài Hoá Trị : ( lớp 8 ) để học sinh dễ nhớ hoá trị các nguyên tố cần mã
hoá bằng bài ca sau :

Bài Ca Hoá Trị
Kali ( K) , Iot (I) , Hiđro ( H)
Natri ( Na) với Bạc ( Ag ) , Clo ( Cl ) một loài
Là hoá trị ( I ) hỡi ai
Nhớ ghi cho kỹ kẻo rồi phân vân .
Magie ( Mg ) , Kẽm ( Zn ) với Thuỷ ngân ( Hg)
Oxi ( O) , Đồng ( Cu ) , Thiếc ( Sn ) cũng gần Bari ( Ba)
Cuối cùng thêm chú Canxi ( Ca)
Hoá trị II đó có gì khó khăn !
Này Nhôm ( Al ) hoá trị III lần
8


TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH LỚP 8 TRONG MÔN HOÁ HỌC

In sâu nhớ kỹ khi cần có ngay
Cacbon ( C ) , Silic ( Si ) này đây
Hoá trị IV đó không ngày nào quên
Sắt ( Fe) kia lắm lúc hay phiền ?
II, III lên xuống nhớ liền nhau thôi
Lại gặp Nitơ ( N) khổ rồi
I, II, III, IV khi thời lên V
Lưu huỳnh ( S) lắm lúc chơi khăm
Photpho ( P) nói đến không dư
Có ai hỏi đến thì ừ rằng V
Em ơi cố gắng học chăm
Bài ca hoá trị suốt năm cần dùng

* Bài Nguyên tử ( lớp 8 )
Phần nguyên tử khối các nguyên tố nếu học thuộc lòng rất khó nhớ , cần
mã hoá bằng bài thơ :
Khối Lượng Nguyên Tử
Hiđro ( H) là một (1)
Mười hai (12) Cacbon (C)
Nitơ ( N) mười bốn ( 14 ) tròn
Oxi ( O) trăng tròn mười sáu ( 16)
Natri ( Na) hay láu táu
Nhảy tót lên hai ba (23)
Khiến Magie (Mg ) gần nhà
Ngậm ngùi nhận hai bốn ( 24 )
Hai bảy (27 ) Nhôm ( Al ) la lớn
Lưu huỳnh ( S) giành ba hai ( 32)
Khác người thật là tài
9


TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH LỚP 8 TRONG MÔN HOÁ HỌC

Clo ( Cl) ba nhăm rưỡi (35,5)
Kali ( K) thích ba chín ( 39 )
Canxi ( Ca ) tiếp bốn mươi ( 40 )
Năm nhăm ( 55) Mangan ( Mn) cười
Sắt ( Fe) đây rồi – năm sáu ( 56)
Sáu tư ( 64 ) Đồng ( Cu ) nổi cáu
Bởi kém Kẽm ( Zn ) sáu nhăm ( 65 )
( 80) tám mươi Brom ( Br ) năm
Xa bạc ( Ag ) một linh tám ( 108)
Bari ( Ba ) buồn chán ngán

Một ba bảy ( 137) ích chi
Kém người ta còn gì !
Thuỷ ngân ( Hg) hai linh mốt ( 201)
Còn tôi đi sau iot …..
2.3 ) Phương pháp kể chuyện vui hoá học :
- Đối với một tiết học Hoá học , để giảm bớt đựơc sự khô khan , cứng
ngắc , giảm bớt sự căng thẳng hoặc để mở đầu cho một bài học mới , giáo
viên cần kể những câu chuyện liên quan đến nội dung hoá học nhằm gợi lên
cho học sinh sự tò mò , lòng ham mê , gây được hứng thú và khắc sâu kiến
thức ở học sinh .
- Khi kể chuyện giáo viên cần lưu ý phải đảm bảo tính khoa học và đem
lai niềm vui hứng thú cho người nghe , học sinh có thể thư giãn bằng những
câu chuyện về những nhà hoá học , những tin tức , sự kiệm mới và những
ứng dụng của hoá học trong cuộc sống hàng ngày .
- Câu chuyện kể có thể được lồng vào đầu bài giảng hay kể phối hợp với
bài giảng góp phần làm bài giảng thêm phong phú và hấp dẫn .
Một chuyện tình cảm động
10


TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH LỚP 8 TRONG MÔN HOÁ HỌC

( Bài Nguyên Tố Hóa Học ( lớp 8 ) sau khi các em đọc xong phần đọc
thêm )
Hồi đầu thế kỷ XIX các nhà bác học đã phát hiện ra Sắt có trong máu
người dưới dạng huyết cầu tố ( hemoglolein ) , một sinh viên khoa Hoá đã
làm gì khi nghe cô gái mình yêu hỏi anh ta lấy gì làm bằng chứng cho tình
yêu đang chảy cuộn cuộn trong cơ thể của anh ta ?
Thế là anh ta đã quyết định tặng người yêu dấu một chiếc nhẫn bằng
……. Sắt nhưng không phải bằng Sắt thông thường mà bằng Sắt lấy từ máu

của mình , cứ định kỳ lấy máu ra chàng trai thu được 1 hợp chất mà từ đó
tách Sắt ra bằng phương pháp hoá học
Nhưng chiếc nhẫn không bao giờ đựơc đeo trên tay cô gái như một bằng
chứng tình yêu bởi …. Nó chưa được làm ra thì chàng trai đã chết vì bị mất
máu , cho dù lượng Sắt lấy ra khỏi cơ thể chưa tới …..3 g . Các chàng trai ,
cô gái ngày nay vẫn nhớ câu chuyện này nhưng chẳng ai dám chứng tỏ tình
yêu bằng cách này nữa , cho dù thật cảm động .
Vàng của người dốt - Của quý của ngành hoá chất
( Bài đơn Chất – Hợp chất – Phân tử lớp 8 )
Ngày xửa ngày xưa có tên địa chủ tham lam ép thợ làm suốt ngày cật lực ,
không một phút nghĩ tay , một hôm hắn lên núi kiểm tra xem thợ làm việc ,
bỗng thấy ở hẻm núi có những cục màu vàng sáng lấp lánh , hắn sướng quá
cứ nghĩ đấy là mỏ vàng bèn bò vào lấy nhưng khổ nỗi thân hình phì lũ của
hắn lại không chui lọt cửa hang hẹp ấy , hắn lại không dám nhờ vả ai vì sợ
phải chia chác , thế là hắn đành phải chịu khổ vã mồ hôi bắt cái thân hình
phì nhiêu của hán phải chui sao cho lọt cửa hang ấy , thế là hắn nhét đầy túi
đem về không chừa cục nào và không kể cho ai biết về mỏ vàng mà trời đã
đem thưởng cho hắn .
11


TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH LỚP 8 TRONG MÔN HOÁ HỌC

Một hôm hắn đem 1 cục vàng lớn tới cửa hàng kim hoàn để đổi lấy
tiền , người chủ cửa hàng vừa xem đã ném trả “ cục vàng “ của tên địa chủ
và chửi hắn một trận : “không là kẻ lừa đảo thì cũng là kẻ ngu dốt “
Hoá ra “ cục vàng” của tên địa chủ chỉ là quặng Sắt Pirit , thành phần
hoá học chính là Sắt Sunfua ( FeS2) , Pirit có màu vàng ánh đẹp chẳng khác
gì vàng nên tên địa chủ tham lam đã nhầm lẫn và sau chuyện này mọi người
đều gọi vui về Pirit là “ vàng của người dốt “.

Máy Tính Điện Tử Đầu Tiên Trong Hoá Học
( Mở đầu bài : Nguyên Tố Hoá Học – Lớp 8 )
Máy tính điện tử có khả năng làm được rất nhiều việc mà vai trò của máy
tính điện tử trong thời đại này không ai là không công nhận . Toàn bộ việc
làm của con người là biết giao phó chương trình hoạt động cho máy tính
điện tử . Với sự giúp đỡ của máy tính điện tử các nhà nghiên cứu biết được
mọi điều về vô số quá trình hoá học phức tạp trước khi đưa nó vào trong
thực tiễn .
Nhưng các nhà hoá học đã có trong tay một “ máy tính điện tử “ khá khác
thường mà nó được phát minh ra vào khoảng 100 năm trước khi thuật ngữ
máy tính điện tử xuất hiện trong ngôn ngữ thế giới .
Bộ máy đặc biệt này là hệ thống tuần hoàn các nguyên tố .
Hệ thống tuần hoàn – máy tính điện tử này – tạo nên khả năng tiên đoán sự
tồn tại của các nguyên tố chưa biết , chưa được khám phá ngay cả ở trong
phòng thí nghiệm và không chỉ tiên đoán chúng mà còn mô tả tính chất của
chúng . Máy tính điện tử này cho biết đó là kim loại hay phi kim nặng như
Chì hay nhẹ như Natri … và nên tìm kiếm nững nguyên tố bí mật trong các
loại khoáng sản nào của trái đất .

12


TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH LỚP 8 TRONG MÔN HOÁ HỌC

Máy tính điện tử này – Sản phẩm vĩ đại của Mende Leev là người sáng
chế – đưa hoá học tiến thật xa .
Ma Trơi
( Bài Sự Biến Đổi Chất- Lớp 8 )
Vào những buổi tối đi ngang qua nghĩa trang thì chúng ta thường thấy có
những đốm lửa lập lòe , nếu chúng ta sợ bỏ chạy thì những đốm lửa đó sẽ

bay theo , nếu chúng ta dừng lại thì nó cũng sẽ không bay nữa .
Giải thích : Trong xương người có Photpho ( P) khi người chết chôn
xuống , P sẽ thoát ra gặp H2 tạo thành Photphin
2P + 3 H2 ---> 2PH3
Photphin kết hợp với O2 trong không khí sẽ cháy với những đốm lửa lập
loè vì PH3 là chất khí nên sẽ theo làn gió mạnh , do vậy nếu chúng ta bỏ
chạy thì sau lưng sẽ tạo nên 1 luồng gió .
2.4 ) Phương pháp liên hệ thựa tế có liên quan đến bài học hoặc công
thức hoá học :
Trong hoá học liên hệ thực tế đóng vai trò rất quan trọng giúp học sinh
hiểu thấu đáo các vấn đề hoá học , được tham gia vào các hoạt động thực tế ,
giải thích được những vấn đề hàng ngày mà các em vẫn thắc mắc , chính
những điều này sẽ làm cho học sinh có hứng thú và trở nên yêu thích môn
học hơn . Chính vì vậy người giáo viên dạy hoá học phải luôn tìm tòi những
kiến thức thực tế liên quan nhằm giúp bài học đạt kết quả tốt nhất .
2.4.1 ) Hoá học trong con người :
- Giới thiệu bài mở đầu :
Bạn có biết hoá chất trong cơ thể ta ?
Một nhà hóa học đã tính toán rằng : lượng nước trong cơ thể ta đủ để giặt
một chiếc áo sơ mi , còn Sắt đủ để làm một cái đinh năm phân , đường đủ để
làm một chiếc bánh ngọt nhỏ , vôi trong xương đủ để trộn vữa xây một
13


TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH LỚP 8 TRONG MÔN HOÁ HỌC

chuồng gà con , mỡ đủ nấu được 7 bánh xà bông , photpho đủ để sản xuất
2200 đầu que diêm , lưu huỳnh đủ giết chết một con bọ chét . Cộng cả lại kể
cả các nguyên tố khác như Mg , Cu , K… thì theo các nhà bác học đó chính
là với mỗi người nặng 65 kg , giá trị của chúng chỉ đáng giá chưa tới ….3

USD
2.4.2) ( Bài Nguyên Tố Hoá Học – Lớp 8 )
Iod là một hoá chất độc hại nhưng trong cơ thể người Iod lại giữ một vai
trò rất quan trọng , hàm lượng Iod cần cho cơ thể người rất thấp 20-50 mg
nhưng Iod là điều kiện tiên quyết trong quá trình tổng hợp các hoocmon
tuyến giáp , rất quan trọng cho sự phát triển bình thường của não và kiểm
soát chức năng của các tổ chức trong cơ thể . Khi cơ thể tiếp nhận dưới 150
microgam Iod hằng ngày thì sẽ xuất hiện bướu cổ , suy giáp và cuối cùng là
đần độn . Phụ nữ thiếu Iod thường bị vô sinh và xảy ra các biến chứng trong
khi sinh .
2.4.3 ) Hiđro ( Bài Tính Chất Vật Lý Của Hiđro – Lớp 8 )
Hiđro là khí nhẹ nhất , lợi dụng tính chất này của Hiđro năm 1783
người ta đã thả vào không trung quả khí cầu bơm đầy khí Hiđro và có mang
theo các dụng cụ đo lường . Ngày nay người ta vẫn dùng những khí cầu chứa
Hiđro hoặc hỗn hợp của Hiđro và Heli để nghiên cứu khoa học và vận tải .
* Ngoài ra , sau mỗi giờ học để giảm bớt sự căng thẳng cho học sinh , giáo
viên còn có thể nêu ra một số ứng dụng thực tiễn mà hàng ngày các em
thường gặp .
1 ) Tại sao bánh bao có mùi khai ?
Để nhào bánh bao người ta nhào bột mì với nước , sau đó thêm men và
muối , trộn đều lại và đậy cho lên men , các con men gặp khối bột mì ẩm sẽ
bắt đầu sinh trưởng . một mặt chúng phân giải ----- bột trong bột mì thành
Glucozơ, một mặt chúng không ngừng giải phóng CO2 , Khí CO2 sinh ra
14


TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH LỚP 8 TRONG MÔN HOÁ HỌC

càng nhiều làm khối bột mì bị xốp nên nở to ra . Thế tại sao phải thêm muối
vào bột mì ? Bạn đừng tưởng thêm muối vào bột mì là để tạo ra vị mặn mà

là do muối vào bột làm cho con men sinh trưởng tốt hơn , làm cho CO2 sinh
ra nhiều hơn .
Thế tại sao trong bánh bao lại có mùi khai ? lý do đơn giản là vì thành
phần chính của bột ---- trong bánh bao là (NH4)2 CO3 . Khi hấp thì dưới
tác dụng của nhiệt sẽ xảy ra phản ứng sau :
(NH4)2CO3 ---> 2NH3 +CO2 + H2O
Như vậy khi hấp bánh bao khí CO2 , NH3 thoát ra ngoài để lại vô số lỗ
nhỏ trong bánh bao làm cho bánh bao vừa to lại vừa xốp , và có mùi khai là
mùi đặc trưng của Amoniac (NH3) .
2 ) Tại sao sau cơn mưa trời quang đãng hơn ?
Sau cơn mưa to sấm nổ đùng đùng , khi mưa tạnh , nắng lên , mọi người
thường cảm thấy như căn phòng , đường xá , rừng cây , khu phố … thậm chí
cả bầu trời xanh kia cũng nhu sạch sẽ , mát mẻ , trong lành tươi tắn hẳn lên .
Hít thở cũng thật dễ chịu , vậy đó là nguyên nhân gì ?
Do là khi có những tia chớp điện thì một phần Oxi trong không khí sẽ
biến thành Ozon
2O3 ---tialửa điện ----> 3O2
Ozon khi rất lỏng không có mùi hôi , ngược lại còn cho người ta có cảm
giác tươi mát , thanh sạch dễ chịu , nó còn có tác dụng sát trùng , làm sạch
không khí , rất có lợi cho cơ thể con người .
3 ) Vì sao nước ngọt có ga lại có nhiều bóng khí thoát ra ?
Nước ngọt không khác nước đường mấy chỉ khác là người ta cho thêm
vào đó là CO2

15


TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH LỚP 8 TRONG MÔN HOÁ HỌC

Khí CO2 được nén vào H2O với áp xuất cao , khi mở nắp chai nước ngọt

do áp xuất bên ngoài thấp nên khí CO 2 trong khoảnh khắc như con chim sổ
lồng bay vào không khí như nước đang sôi vậy.
Tác dụng của nước giải khát có gas : khi ta uống nước ngọt vào dạ dày , dạ
dày và ruột không hấp thụ khí CO 2 . Trong dạ dày nhiệt độ cao nên CO 2
nhanh chónh theo đường miệng thoát ra ngoài , nhờ vậy nó mang bớt một
phần nhiệt trong cơ thể làm cho con người có cảm giác mát mẻ dễ chịu .
Ngoài ra CO2 còn có tác dụng kích thích dạ dày tăng cường việc tiết dịch vị
giúp nhiều cho tiêu hoá .
4 ) Tại sao nước lại không cháy ?
Câu hỏi này có lẽ hơi thừa , nước không cháy có lẽ điều đó ai cũng biết ,
thế nhưng tại sao nước lại không cháy trong khi cồn , xăng , dầu hỏa cũng
không khác nước nhiều lắm nhưng chúng cháy được ?
Cồn , xăng và dầu có hai loại nguyên tố là Hiđro và Cacbon nên chúng có
thể cháy được . Sau khi cháy các chất này , mỗi nguyên tử Cacbon kết hợp
với 2 nguyên tử Oxi tạo Cacbon đioxit , còn Hiđro thì kết hợp với Oxi tạo
nước . Phản ứng hoàn tất khi Cacbon , Hiđro bị cháy hết , còn nước do Hiđro
, Oxi kết hợp lại nên có thể nói nước là sảm phẩm cháy của Hiđro , đó là sản
phẩm của sự cháy thì nó không thể cháy một lần nữa , ta cũng có thể lý luận
tương tự cho trường hợp CO2.
2.5 ) Phương pháp biểu diễn thí nghiệm gây hứng thú :
Trong môn hoá học việc biểu diễn là một điều tất yếu vì hoá học là một
môn học thực nghiệm , ngoài kỹ năng giáo viên còn phải có sự sáng tạo , có
những thí nghiệm dùng để chứng minh cho nội dung bài học nhưng cũng có
thể sử dụng một số thí nghiệm vui , hoặc ảo thuật hoá học , trong một số tiết
học nhằm khơi gợi cho các em óc tò mò , khả năng quan sát , đánh giá ở các
em , từ đó tạo cho các em niềm hứng thú học tập , làm các em khám phá
16


TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH LỚP 8 TRONG MÔN HOÁ HỌC


được sự diệu kỳ của hóa học , giúp cho việc ghi nhớ lâu hơn .+ Đây là một
số thí nghiệm giáo viên có thể tiến hành phối hợp với bài giảng ngay tại lớp .
Cắt chảy máu tay
( Minh họa bài Sự Biến Đổi Chất – Lớp 8 )
Bạn cầm 1 con dao sáng loáng cứa vào lòng bàn tay , lập tứ lưỡi dao của
bạn “nhuốm” máu và đưa lòng bàn tay bạn vừa cắt cho mọi người xem
nhưng lạ thay bàn tay lại không bị thương .
Để thực hiện chúng ta dùng muối Sắt (III) Clorua ( FeCl3) ( không màu )
nồng độ từ 3----> 5% xoa vào lòng bàn tay và nói rằng đó là dung dịch nước
Iod loãng để sát trùng . Trước khi cắt nhúng dao vào dung dịch KSCN
( không màu ) nồng độ 3----> 5% , chú ý để càng nhiều các dung dịch trên
lưỡi dao và trong lòng bàn tay càng tốt . Sau đó cứa lưỡi dao cùn nhưng
được mài bóng sáng vào lòng bàn tay lập tức “ máu” sẽ chảy ra .
Giải thích hiện tượng đó như sau :
FeCl3 tác dụng với hợp chất KSCN tạo hợp chất Fe(SCN)3 có màu đỏ máu :
FeCl3+ KSCN ---> Fe(SCN)3 + KCl
Màu đỏ xuất hiện ngay cả khi nồng độ Fe3+ rất thấp
Làm chất chỉ thị màu bằng dâm bụt
( Bài axit – Bazơ – Muối – Lớp 8 )
Cây quỳ và một số cây khác có khả năng đổi màu khi gặp acid hoặc
Bazơ , nhiều loại cây cũng có đặc tính này trong đó có cây dâm bụt .
Để thực hiện chúng ta vò những bông dâm bụt rồi cà lên tờ giấy trắng ,
dịch tiết ra từ bông làm giấy có màu tím .
Nhỏ vài giọt chanh lên tờ giấy màu tím sẽ hóa đỏ , còn khi chúng ta nhỏ
vài giọt nước vôi lên mặt giấy thì màu tím hóa xanh .
Vũ Điệu Natri
( Bài Nước – Lớp 8 )
17



TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH LỚP 8 TRONG MÔN HOÁ HỌC

Để thực hiện thí nghiệm chúng ta đổ 40 ml nước và vài giọt
Phenolphtalein vào bình có dung tích 100 ml , sau đó rót 50 ml dầu hoả sạch
lên trên mặt nước .
Lấy 1 miếng Natri sạch nhỏ bằng hạt đậu cẩn thận đặt lên trên lớp dầu
hoả , Natri chìm xuống nổi lên lại chìm xuống , cứ thế khoảng 10 ---> 12 lần
cho đến khi Natri tan hết .
Giải thích hiện tượng đó như sau :
Natri nặng hơn dầu hỏa nên chìm xuống nhưng khi tiếp xúc với nước thì
nó lập tức phản ứng và giải phóng Hiđro :
Na + H2O---> NaOH +

1
H2
2

Bọt khí Hiđro bao quanh mẫu Natri và đệm khí đó đẩy nó nổi lên trên lớp
dầu hỏa , tại đây các bọt khí tách ra mẫu Natri bị chìm xuống .
+ Một số thí nghiệm ảo thuật
1 ) Chiếc mùi xoa không cháy :
Chúng ta dùng một chiếc khăn mùi xoa bìng thường nhúng vào dung dịch
Axeton CH3COCH3) và đốt . Ngọn lửa bùng lên và yếu dần đi nhưng chiếc
khăn không bị cháy một chút nào
Giải thích hiện tượng :
Khi châm lửa Axeton sẽ cháy nhưng nhiệt độ toả ra rất thấp không đủ làm
cháy khăn mà chỉ đủ làm khô khăn .
2 ) Đốt cháy đường :
Bạn đã từng đốt cháy đường chưa ? có lẽ chưa phải không vì chúng ta

cũng nghĩ dường không đốt cháy được mà chỉ chảy ra thôi , thực ra có một
cách có thể đốt cháy được đường . Bạn chỉ cần rắc thuốc lá vào miếng
đường rối bật diêm đốt , miếng đường sẽ cháy với ngọn lửa màu xanh .

18


TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH LỚP 8 TRONG MÔN HOÁ HỌC

Tác dụng của tàn thuốc lá có thể giải thích như sau : trong tro tàn thuốc lá
có chứa nhiều hợp chất hoá học trong đó có Liti ( Li) có tác dụng như chất
xúc tác khơi -----sự cháy của đường .
3. Đốt nước đá cháy :
Bạn lấy 1 ít nước đá bỏ vào ống bơ thấp và rộng miệng rồi bật diêm đốt
trên mặt ống bơ , thật kỳ lạ ! nước đá bốc cháy .
Cách làm và giải thích :
Trong ống bơ , bạn đặt sẵn vài mẫu Canxi Cacbua ( CaC 2), khi bỏ nước đá
vào CaC2 có tác dụng với nước giải phóng khí C2H2:
CaC2 + H2O ---> C2H2 + Ca(OH)2
Khi C2H2 thoát lên mặt nước đá , khi đốt nó sẽ cháy trông giống hệt nước đá
cháy vậy
2C2H2+ 5 O2---> 4CO2 + 2H2O
2.6 ) Phương pháp sử dụng bài tập hay:
- Trong môn hoá học , bài tập đóng vai trò rất quan trọng để cũng cố , khắc
sâu kiến thức và thông thường những bài tập được sử dụng là những bài tập
trong sách giáo khoa hay trong đề cương của trường soạn .
- Khi sử dụng bài tập đa phần giáo viên chỉ chú ý đến tác dụng rèn luyện kỹ
năng kỷ xảo , phát triển tư duy cho học sinh mà không để ý xm bài tập đó có
thật sự tạo được hứng thú học tập ở các em hay không ? Vì vậy ngoài những
bài tập trong sách giáo khoa , giáo viên còn cấn cho học sinh một số bài tập

khác , những bài tập hay và hấp dẫn sẽ lôi cuốn cả lớp cùng tham gia , phát
huy tính tích cực sáng tạo của học sinh , cung cấp và mở rộng thêm kiến
thức mới về sản xuất hoá học , về thực tiễn cuộc sống làm cho các em yêu
thích bộ môn và say mê khoa học hơn .
Các dạng bài tập gây hứng thú thường không có trong sách giáo khoa và
có tính chất mới lạ , bí ẩn có tác dụng kích thích trí tò mò của học sinh .
19


TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH LỚP 8 TRONG MÔN HOÁ HỌC

* Bài tập Nguyên tử
Em hãy điền vào ô trống ở bảng sau :
Nguyên tử

Số P trong

Số e trong

hạt nhân

nguyên tử
13
6
14
2

Số lớp e

Số e lớp

ngoài

Giải đáp :
Để làm được bài này giáo viên cần gợi ý học sinh biết cách xác định số P
trong hạt nhân (dựa vào số e vì p = e ) và tra bảng SGK trang 42 để tìm ra .
Nguyên tử

Số P trong

Số e trong

Nhôm
Cacbon
Silic
Heli

hạt nhân
13
6
14
2

ntử
13
6
14
2

Số lớp e


Số e lớp

3
2
3
1

ngoài
3
4
4
2

* Bài về Công thức hoá học của Oxit – Bazơ :
- Giáo viên phát cho mỗi nhóm 1 bộ bìa có màu khác nhau có ghi 1 phần của
công thức hoá học .
- Giáo viên chuẩn bị sẵn 1 bảng phụ có nội dung như sau và cho các nhóm
thảo luận , sau đó lên điền , giáo viên căn cứ vào số miếng bìa dán đúng của
mỗi nhóm để chấm điểm .
Bài tập về CTHH của Oxit , Axit , Bazơ , Muối
TT
1
2

Oxit
Zn……
……Al2……

Axit
H3…….

H2……
20

Baxơ
……(OH)3
K……

Muối
Na2……
Cu……


TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH LỚP 8 TRONG MÔN HOÁ HỌC

3
4
5
6
7
8
9
10

S……
…….O2
……O3
Fe3……
Cu……
Na2……
……O5


H……
……Cl
……SO3
……PO4
……S

Ca……
Al……
……OH
……(OH)2
Fe……

……(NO3)2
Ca3……
K2……
……Cl2
Al2……

* Bài tập về tách chất ra khỏi hh:
Trong thành phần nước biển có chứa 3 ---> 5% muối ăn , Muốn tách riêng
muối ăn ra khỏi nước biển ( hoặc nước muối ) ta làm như thế nào?
Học sinh trả lời : Đun nóng nước biển hoặc nước muối ) nước sôi bay hơi
hết , còn muối ăn kết tinh lại .
Giáo viên giải thích thêm : muốn tách được phải dựa vào tính chất vật lý
của nước và muối ăn : Nước to sôi là 1000C , muối ăn : tosôi cao :1450oC
* Bài tập về tổng kết , ôn tập các khái niệm .
Giáo viên có thể tổ chức cho các em chơi trò chơi đoán ô chữ để nhắc lại
những khái niệm cơ bản đó . các bước như sau :
1) Giáo viên giải thích ô chữ trên

màn hình hoặc trên bảng phụ .
- Ô chữ gồm 6 hàng ngang và 1 từ
chìa kháo gồm các khái niệm cơ bản
về hoá học .
2 ) . Giáo viên phổ biến luật chơi :
- Chấm điểm theo nhóm ( chia lớp
thành 4 nhóm )
- Cách tính điểm :
21


TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH LỚP 8 TRONG MÔN HOÁ HỌC

+ Từ hàng ngang : 1 điểm
+ Từ chìa khóa : 4 điểm
Từ chìa khóa là từ gồm các chữ
cái mà giáo viên đánh dấu bằng bút
màu khác ở mỗi từ hàng ngang .
- Học sinh sẽ phải tự sắp xếp các
chữ cái đó lại để được trừ chìa
khoá .
3 ) Giáo viên giải thích từ hàng
ngang ( có thể cho các em chọn từ - Học sinh : đoán từ Nguyên Tử .
hàng ngang ).
-Hàng ngang thứ nhất gồm 8 chữa
cái , đó là từ chỉ : hạt vô cùng nhỏ , - Học sinh đoán từ Hỗn Hợp .
trung hòa về điện .
- Hàng ngang thứ 2 gồm 6 chữ cái ,
chỉ khái niệm được định nghĩa là : -Học sinh đoán từ : Hạt Nhân
nhiều chất trộn lẫn lại với nhau .

- Hàng ngang thứ 3 gồm 7 chữ cái :
khối lượng nguyên tử tập trung hầu - Học sinh đoán từ : Electron
hết ở phần này .
- Hàng ngang thứ 4 gồm 8 chữ cái :
hạt cấu tạo nên nguyên tử , mang - Học sinh đoán từ : Proton
điện tích là âm .
- Hàng ngang thứ 5 gồm 6 chữ cái :
hạt cấu tạo nên hạt nhân nguyên tử , - Học sinh đoán từ : Nguyên Tố
mang điện tích ( + )
- Hàng ngang thứ 6 gồm 8 chữ cái :
22


TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH LỚP 8 TRONG MÔN HOÁ HỌC

từ chỉ tạp hợp những nguyên tử
cùng loại ( có cùng số Proton )
4 ) Trên màn hình xuất hiện ô chữ
đã được điền đầy đủ như sau :

N

G U Y
H Ỗ N
H Ạ T
E L
E C
P R O
N G U Y
Giáo viên yêu cầu


Ê
H
N
T
T
Ê
học

N

H
R
O
N
sinh

T
P
Â
O
N
T
xác


N
N

định từ


chìa khoá .
Học sinh trả lời : Phân Tử .

Với những bài tập củng cố này rất gây hứng thú cho học sinh , những bài tập
này thường mang tính chất tập thể , thu hút được toàn lớp tham gia , tạo cho
các em tinh thần đoàn kết nhau hơn trong học tập .

Những câu hỏi hay về hoá học :
+ Câu 1 : tại sao khi cho một sợi dây đồng đã cạo sạch vào bình nước để
cắm hoa thì hoa sẽ tươi lâu hơn ?
+ Câu 2 : có 2 đoạn dây đồng nhỏ và 1 củ khoai tây tươi . Làm thế nào để
xác định được các cực của 1 acquy ( cực nào là cực dương , cực nào là cực
âm ), nối dây đúng với các cực của bình acquy rồi cắm 2 đầu dây còn lại vào
2 đầu của củ khoai tây , sau một thời gian ngắn , chỗ khoai tây nào tiếp xúc
với đồng trở nên có màu xanh ( da trời ) thì chỗ đó nốo với cực ( + ) của
acquy vì ở đó giải phóng O2 , nó tác dụng với đồng thành CuO rồi thành
Cu(OH)2 có màu xanh .
O2 được giải phóng là do xảy ra quá trình , dung dịch là các muối khoáng
hoà tan trong nước của củ khoai tây .
23


TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH LỚP 8 TRONG MÔN HOÁ HỌC

+ Câu 3 : Sau cơn mưa vào vườn hoa nếu ngắt 1 bông hoa ngửi thì thấy nó
rất thơm , thơm hơn bình thường nhiều , tại sao ?
Hoa tảo hương do tinh dầu tiết ra , các loại tinh dầu này dễ bốc hơi và toả
ra đều đặn , bình thường trong vườn hoa trước khi ngắt bông hoa , ta đã ngửi
hương thơm của nó tảo ra không khí rồi , hương trực tiếp của hoa khi bị ngắt

đã bị át đi 1 phần bởi cái đó .
Trong cơn mưa và sau đó 1 thời gian sự tỏa hương trong không khí bị yếu
đi do nước và không khí bão hoà hơi nước lúc đó hấp thụ hương hoa và phân
tán gần sát mặt đất , phía trên không khí trở nên loãng hơi thơm hơn và
chính lúc đó khi ngửi bông hoa đã ngắt thì quả thấy nó thơm thật . Qua hiện
tượng này ta thấy cảm giác thơm là tương đối
Câu 4 : Em có biết tại sao ở Châu phi nóng bỏng hay ở các vùng sa mạc
người ta hay đựng nước uống trong vò bằng gốm hay trong các túi bằng da
xúc vật không ?
Vỏ vò bằng gốm hay da xúc vật luôn có những lỗ nhỏ li ti , nếu trong đó có
nước thì sẽ có một lượng nước nhỏ thấm qua và bốc hơi đi , do bốc hơi ,
nước sẽ lấy nhiệt của bình làm nước bình lạnh đi , uống sẽ thấy mát . Vào
mùa hè nếu các em đi xa bằng xe đạp hay xe máy thì nên mang theo biđông
đựng nước giải khát , có lớp vải bọc ngoài thấm cho các cho ngấm nước ,
khi đi xe nước bên ngoài sẽ bốc hơi mạnh , làm lạnh biđông và cũng như đã
nói ở trên nước giải khát bên trong trở nên mát chả kém cốc nước có cho
thêm một ít nước đá vào .
* Tóm lại theo Carroll- E . Lzad : “ hứng thú là hình thức biểu hiện thường
xuyên nhất của xúc động , là một trong những cảm xúc nền tảng của con
người “ . Do vậy hứng thú không thể áp đặt 1 cách miễn cưỡng , mà hứng
thú phải được tạo ra từ chính niềm tin vào bản thân và thực tế cuộc sống .

24


TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH LỚP 8 TRONG MÔN HOÁ HỌC

Trong quá trình giảng dạy môn hoá học lớp 8 thì một trong những yếu tố
quan trọng là người giáo viên cần phải biết cách tạo hứng thú học tập cho
học sinh , có nhiều con đường để tạo hứng thú cho học sinh như đã chứng

minh ở trên nhưng để làm được điều đó đòi hỏi người giáo viên phải có
những kiến thức về chuyên môn và thực tiễn phong phú để làm cho từng bài
giảng trong chương trình môn hoá học 8 trở nên lý thú hấp dẫn hơn và kích
thích tính tích cực hoạt động tư duy của học sinh hơn , có như vậy mới khơi
dậy ở học sinh luôn ở trong trạng thái chờ đợi , tò mò và háo hức trông đợi
từng bài giảng . Thomas Mann đã từng kết luận :” một kẻ dạy học trò mà
không khơi lên cho nó sự ham muốn học hỏi thì chỉ là đập búa trên sắt nguội
mà thôi “.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ em đã đúc kết được trong hơn 5 năm
dạy học hoá học lớp 8 , tuy kết quả của các lớp dạy có cao hơn so với những
năm trước nhưng em vẫn chưa hài lòng lắm , em sẽ cố gắng nghiên cứu để
đề tài này thành công hơn , rất mong được thầy san sẻ và góp ý những kinh
nghiệm cho em .

CHƯƠNG 3 : VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP TẠO HỨNG THÚ
TRONG MỘT BÀI GIẢNG CỤ THỂ
BÀI : SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT ( LỚP 8 )
I. Mục đích yêu cầu :
1 ) Truyền thụ kiến thức :
- Học sinh biết và phân biệt được giữa hiện tượng vật lý và hiện tượng hoá
học .
2 ) Về rèn luyện tư duy :
25


×