Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

ĐỀ CƯƠNG sử địa lớp 4 kì 1 (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.08 KB, 17 trang )

Trường Tiểu học Hải Cường

GV: Vũ Thị Hương

ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ - ĐỊA LÝ
PHẦN LỊCH SỬ: Nêu các sự kiện tương ứng với các mốc thời gian sau:
-Khoảng 700 năm TCN: …………………………………………………………………..
-Năm 218 TCN: ……………………………………………...……………………………
- Năm 179 TCN: ………………………………………………...………………………...
-Năm 40: ………………………………………………………...………………………..
- Năm 248:...........................................................................................................................
- Năm542:............................................................................................................................
-Năm 550:............................................................................................................................
- Năm 722: ……………………………………..……………..…………………………..
- Năm 776: ……………………………………..……………..…………………………..
- Năm 905: ……………………………………..……………..…………………………..
- Năm 931: ……………………………………..……………..…………………………..
-Năm 938: ……………….…………………………………..……………………………
- Năm 968: ……………………………………..……………..…………………………..
- Năm 981: ……………………………………..…………………..……………………..
- Năm 1009: …………………………………..…..…………………..…………………..
- Năm 1010: ……………………………………..……..……………………………….....
- Năm 1076: ………………………………..…..………………………………..………..
- Năm 1075-1077:...............................................................................................................
- Năm 1226: ……………………………………..……..……………………..…………..
- Năm 1400: ……………………………………..……..……………………..…………..
- Năm 1427:.........................................................................................................................

Câu 13: Hoàn thành bảng sau:
Thời đại
Đề cương Sử - Địa lớp 4 kì I



Nơi đóng đô

Tên nước
1


Trường Tiểu học Hải Cường
Hùng Vương

GV: Vũ Thị Hương

Phong Châu- Phú Thọ

Văn Lang

An Dương Vương

Cổ Loa- Đông Anh- Hà Nội.

Âu Lạc

Nhà Đinh

Hoa Lư- Ninh Bình

Đại Cồ Việt

Nhà Tiền Lê (Lê


Hoa Lư- Ninh Bình

Đại Cồ Việt

Thăng Long- Hà Nội

Đại Cồ Việt, Đại Việt

( Hùng Vương)

Hoàn)
Nhà Lý

( Vua Lý Thánh Tông
đổi năm 1054)
Nhà Trần

Thăng Long- Hà Nội

Nhà Hồ
Tây Đô( Vĩnh Lộc, ThanhHóa)
Câu 3: Hoàn thành bảng sau:
Nhân vật
Hùng Vương
An Dương Vương
Hai Bà Trưng
Ngô Quyền
Đinh Bộ Lĩnh
Lê Hoàn
Lý Công Uẩn

Lý Thường Kiệt
Trần Hưng Đạo

Đại Việt
Đại Ngu(an vui lớn)

Sự Kiện
Nước Văn Lang ra đời khoảng 700 năm TCN.
Đánh đuổi quân Tần, lập nên nước Âu Lạc năm 218 TCN.
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40.
Chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 938.
Dẹp loạn 12 sứ quân.
Kháng chiến chống Tống lần 1 năm 981.
Rời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long năm 1010.
Chộc kháng chiến chống Tống lần 2( 1075-1077)
Cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên.

BÀI 1+2:NƯỚC VĂN LANG, NƯỚC ÂU LẠC(Khoảng 700 năm TCN
đến năm 179 TCN)
1.Nước Văn lang ra đời vào thời gian nào và ở khu vực nào trên đất nước ta?
Khoảng 700 năm TCN, ở khu vực sông Hồng, sông Mã , sông Cả nơi người Lạc Việt
sinh sống, nước Văn Lang đã ra đời. Kinh đô đặt ở Bạch Hạc, Phong Châu, Phú Thọ.
Đứng đầu nhà nước là vua gọi là Hùng Vương.
2. Nêu một số tục lệ của người Lạc Việt
Trả lời:
Đề cương Sử - Địa lớp 4 kì I

2



Trường Tiểu học Hải Cường
GV: Vũ Thị Hương
Một số tục lệ của người Lạc Việt là: tục nhuộm răng đen, ăn trầu, phụ nữ thích đeo hoa
tai và vòng bằng đá, đồng.
3. Tục lệ naò của người Lạc Việt còn tồn tại đến nay?
Ăn trầu,phụ nữ thích đeo hoa tai,tổ chức lễ hội ca hát, đua thuyền, đấu vật,...
4.Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào?
Năm 218 TCN quân Tần( Trung Quốc) sang xâm lược nước ta, Thục phán lãnh đạo
người Âu Việt và Lạc Việt đánh giặc ngoaij xâm rồi dựng nên nước Âu Lạc, tự xưng là
An Dương Vương, Kinh đô đặt ở Cổ Loa , Đông Anh, Hà Nội.
5. Nêu thành tựu đặc sắc về quốc phòng của người dân Âu Lạc:
- Chế tạo ra nỏ bắn được nhiều mũi tên.
- Xây được thành Cổ Loa.
BÀI 3 + 4 +5: HƠN MỘT NGHÌN NĂM ĐẤU TRANH GIÀNH LẠI ĐỘC LẬP.

( Khởi nghĩa Hai Bà Trưng; Chiến thắng Bạch Đằng)
6. Dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, đời sống của nhân dân ta như thế
nào?
Chúng bắt dân ta lên rừng săn voi, tê giác, bắt chim quý, đẵn gỗ trầm, xuống biển mò
ngọc trai, bắt đồi mồi, khai thác san hô để cống nạp cho chúng. Bắt dân ta học chữ Hán
và sống theo phong tục của người Hán.
7.Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa gì đối với nước ta thời bấy giờ?
Chiến thắng Bạch Đằng và việc Ngô Quyền xưng vương đã chấm dứt hoàn toàn thời
kì hơn một nghìn năm dân ta sống dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc và mở ra
thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc.
8.Hai Bà Trưng kêu gọi nhân dân trong hoàn cảnh nào?
- Lòng căm thù giặc, oán hận trươcs ách đô hộ của nhà Hán.
-Tô Định giết chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách, dẫn đến đền nợ nước trả thù nhà.
9.Kể lại diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?
-Diễn Biến: Mùa xuân năm 40, taij cửa sông Hát Môn( phúc Thọ- Hà Nội),Hai Bà

Trưng phất cờ khởi nghĩa. Nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh. Từ Mê Linh tiến
đánh chiếm Cổ Loa( Đông Anh - Hà Nội). Từ Cổ Loa tấn công Luy Lâu ( Thuận Thành Bắc Ninh) trung tâm chính quyền đô hộ . Bị đòn bất ngờ, quân Hán không dám chống
cự, lo chạy thoát thân. Tô Định sợ hãi trốn về nước.
-Kết quả: Trong vòng không đầy 1 tháng, cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi.
10.Nêu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?
Sau hơn hai thế kỉ bị phong kiến phương Bắc đô hộ , lần đầu tiên nhân dân ta giành độc
lập trong ba năm. Làm tiền đề châm ngòi cho các cuộc khởi nghĩa khác sau này bùng nổ.
11. Nêu đường tiến quân của Hai Bà Trưng?
Hát Môn -> Mê Linh -> Cổ Loa -> Luy Lâu.
12. Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa quân ta đánh quân Nam Hán trên sông
Bạch Đằng?
Do Kiều Công Tiễn giết chết Dương Đình Nghệ cho người sang cầu cứu nhà Hán. Nhân
cớ đó vua Nam Hán cho quân sang xâm lược nước ta.
Đề cương Sử - Địa lớp 4 kì I

3


Trường Tiểu học Hải Cường
GV: Vũ Thị Hương
13.Ngô Quyền đã dùng kế gì để đánh quân Nam Hán?
Ngô Quyền cho quân vót nhọn cọc gỗ, đầu bịt sắt cắm xuống nơi hiểm yếu nhất trên
sông Bạch Đằng, lợi dụng thủy triều lên xuống nhử giặc vào bãi cọc rồi tấn công.
14.Kể lại trận quân ta đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng?
Diễn biến: - Cuối năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng
biển nước ta. Ngô Quyền cho quân vót nhọn cọc gỗ, đầu bịt sắt cắm xuống nơi hiểm yếu
nhất trên sông Bạch Đằng.Ông cho một toán thuyền nhẹ ra đánh nhử quân địch vào sông
Bạch Đằng lúc nước triều đang lên.
- Lưu Hoằng Tháo hăm hở dốc quân đuổi theo, lọt vào trận địa mai phục của ta mà
không biết.

- Nước triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân Nam
Hán chống cự không nổi phải rút chạy ra biển.
Kết quả: Quân giặc thiệt hại quá nửa, tướng giặc Hoằng Tháo tử trận. Vua Nam Hán
được tin bại trận đã hốt hoảng, vội hạ lệnh thu quân về nước.
- Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền đã kết thúc hoàn toàn thắng lợi.Năm 939 Ngô quyền
xưng vương.
Ý nghĩa: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt hơn một nghìn năm dân ta sống
dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc.
BÀI 7+8: NHÀ ĐINH NHÀ TIỀN LÊ BUỔI ĐẦU DỰNG NƯỚC.(năm 968 đến
1009)
15.Tình hình nước ta sau khi Ngô Quyền mất?
- Ngô Quyền trị vì đất nước được 6 năm thì mất(944). Triều đình lục đục và tranh giành
nhau ngôi vàng.
-Trong khi đó, quân cát cứ ở địa phương nổi dậy, chia đất nước thàng 12 vùng, lập chính
quyền riêng.
-Đất nước chia cắt, ruộng đồng, làng mạc bị tàn phá.
-Bên ngoài, quân thù đang lăm le xâm lược bờ cõi nước ta.
16.Em biết gì về Đinh Bộ Lĩnh?
-Đinh Bộ lĩnh là một ngươif cương nghị, mưu cao,và có chí lớn.
-Thời thơ ấu :Khi còn nhỏ, Đinh Bộ Lĩnh thường chơi với trẻ chăn trâu, ông hay bắt
bọn trẻ khoanh tay làm kiệu để ngồi cho chúng rước và lấy bông lau làm cờ bày trận
đánh nhau. Trẻ con xứ ấy đều nể sợ, tôn làm anh.
-Lớn lên: gặp buổi loạn lạc, ông xây dựng lực lượng đem quân đi đánh các sứ khác.
17.Đinh Bộ Lĩnh có công gì trong buổi đầu độc lập?
Lớn lên gặp buổi loạn lạc, Đinh Bộ Lĩnh xây dựng lực lượng ở vùng Hoa Lư, liên kết
với một số sứ quân rồi đem quân đi đánh các sứ quân khác. Được nhân dân ủng hộ nên
ông đánh đâu thắng đó. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh thốns nhất được giang sơn. lên ngôi
Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng), đóng đô ở Hoa Lư (huyện Hoa Lư. Ninh Bình), đặt tên
nước là Đại Cồ Việt (nước Việt lớn), niên hiệu là Thái Bình.
Đề cương Sử - Địa lớp 4 kì I


4


Trường Tiểu học Hải Cường
GV: Vũ Thị Hương
Đất nước thái bình đúng như mong muốn của nhân dân. Dân lưu tán trở về quê cũ. Đồng
ruộng trở lại xanh tươi, người người xuôi ngược buôn bán.
18.Nhà Tiền Lê ra đời trong hoàn cảnh nào?
-Năm 979 Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị giết hại.
- Đinh Toàn lên ngôi còn nhỏ tuổi.
Trước nguy cơ xâm lược của quân Tống, Thái hậu họ Dương thấy Lê Hoàn là người có
tài, có chí lớn, mưu lược, khoẻ mạnh, nên được triều Đinh phong làm Thập đạo tướng
quân( tổng chir huy quân đội) vì được lòng người quy phục bèn lấy áo long bào khoác
lên người Lê Hoàn và suy tôn ông làm vua. Nhà Tiền Lê được thành lập.
19.Em hãy trình bày diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược
lần thứ nhất năm 981?
-Diến biến:
-Về phía quân Tống:
_ Năm 981, quân Tống chỉ huy theo hai đường thủy, bộ tiến vào nước ta.
+ Quân bộ theo đường Lạng Sơn.
+ Quân thủy theo đường sông Bạch Đằng.
-Về phía quân Đại Cồ Việt:
+ Lê Hoàn trực tiếp chỉ huy cuộc kháng chiến.
+ Đường thủy:Ông cho quân đóng cọc ở trên sông Bạch Đằng để ngăn chặn chiến
thuyền địch. Quân thủy của địch thất bại trên sông Bạch Đằng .
+ Đường bộ: do không thể kết hợp được với quân thủy và bị quân ta chặn đánh quyết
liệt nên phải rút quân về nước. Thừa thắng, quân ta truy kích giặc. Quân Tống đại bại.
-Ý nghĩa: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược thắng lợi đã giữ vững được nền
độc lập của nước nhà, đem lại cho nhân dân niềm tự hào, lòng tin vào sức mạnh dân tộc.

BÀI 9+10+11: NHÀ LÝ( 1009 đến năm 1226)
20.Nhà Lý ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Năm 1005: Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi đến năm 1009 thì mất
- Triều thần chán ghét nhà Lê, suy tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua.Nhà Lý thành lập.
21.Nêu hiểu biết của em về vua Lý Thái Tổ( Lý Công Uẩn)?
Lý Công Uẩn là người thông minh, văn võ song toàn, đức độ quả cảm hóa lòng người.
22. Vì sao Lý Thái Tổ chọn Đại La làm kinh đô?
-Vua thấy đây là vùng đất ở trung tâm đất nước, đất đai lại bằng phẳng, dân cư không
khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi.
23.Đại La được đổi tên thành Thăng Long vào thời gian nào? Nêu ý nghĩa của tên
gọi? Thăng Long còn những tên gọi nào khác nữa?
Đại La đổi thành Thăng Long vào mùa thu năm 1010. Thăng Long có nghĩa là rồng bay
lên. Ngoài ra còn có tên gọi khác như: Đông Đô, Đông Kinh, Hà Nội.
24. Vì sao dân ta nhiều người theo đạo phật?

Đề cương Sử - Địa lớp 4 kì I

5


Trường Tiểu học Hải Cường
GV: Vũ Thị Hương
Vì đạo phật dạy người ta phải thương yêu đồng loại, phải biết nhừng nhịn nhau, giúp đỡ
người gặp khó khăn, không được đối xử tàn ác với loài vật… những điều này phù hợp
với lối sống và cách nghĩ của người Việt.
25.Vì sao dưới thời Lý, đạo phật rất thịnh đạt?
Dưới thời Lý, đạo phật rất thịnh đạt vì:
- Dưới thời Lý, đạo phật được truyền bá rộng rãi trong cả nước.
- Các vua nhà Lý cũng theo đạo phật.
- Nhiều nhà sư được giữ cương vị quan trọng trong triều đình.

- Chùa mọc lên ở khắp kinh thành, làng xã.
26. Dưới thời Lý,chùa được dùng vào những việc gì?
- Chùa là nơi tu hành của các nhà sư.
- Chùa là nơi tổ chức lễ bái của đạo phật.
- Chùa còn là trung tâm văn hóa của các làng xã.
27.Dưới thời Lý, Bắc Ninh ta có ngôi chùa rất nổi tiếng đó là ngôi chùa nào? Nêu
hiểu biết của em về ngôi chùa đó?
-Nền chùa Giạm ở Bắc Ninh với di tích còn lại gồm 3cấp, trải rộng trên khu đất gần
120m, rộng gần 70m.
28.Kể tên một số ngôi chùa nổi tiếng được xâydựng dưới thời nhà Lý, giới thiệu
ngắn gọn về ngôi chùa Một Cột?
- Chùa Keo- Thái Bình, chùa Giạm- Bắc Ninh,Chùa Một Cột - Hà Nội. chùa Trấn QuốcHà Nội, chùa Dận- Bắc Ninh, chùa Cổ Pháp- Bắc Ninh.
- Chùa Một Cột ở Hà Nội được xây dựng trên một đá lớn, dựng giưã hồ, tượng trưng cho
bông sen nở trên mặt nước. trình độ điêu khắc tinh vi, thanh thoát, được thể hiện trên các
tượng trong chùa.Do vua Lý Thái Tông xây dựng.
29.Mảnh đất Bắc Ninh địa linh nhân kiệt, là quê hương của các vua triều đại Lý,
em hãy kể tên một số ngôi chùa nổi tiếng ở Bắc Ninh mà em biết?
chùa Dận- Bắc Ninh, chùa Cổ Pháp- Bắc Ninh, chùa Giạm- Bắc Ninh, Đền Đô, chùa
Tiêu, Chùa Phật Tích.
30.Đền Đô nơi thờ phụng các vua nhà Lý. Nêu hiểu biết của em về ngôi đền này?
Đền còn có tên gọi nào khác nữa không?
t-ại làng Đình Bảng, Bắc Ninh, còn đậm dấu ấn anh linh của các vị đế vương.
-Đền Đô được xây dựng vào thế kỷ XI, ngày nay nằm ở phường Đình Bảng, Từ Sơn,
Bắc Ninh, cách thủ đô Hà Nội khoảng 20km.
- Đền được dựng trên nền đất mà xưa khi vua Lý Công Uẩn đăng quang và trở lại thăm
quê hương. Dân làng Đình Bảng đã cho xây dựng một ngôi nhà lớn làm nơi nghênh tiếp
nhà vua. Đền Đô nằm trong khuôn viên rộng hơn 31.000m². Các công trình trong khu
đền sắp xếp hài hòa với thiên nhiên khoáng đạt.
-Lễ hội đền Đô được tổ chức vào các ngày 14, 15, 16 tháng 3 Âm lịch hàng năm nhằm
kỷ niệm ngày Lý Công Uẩn đăng quang, ban "Chiếu dời đô".

-đền Đô còn gọi là Cổ Pháp Điện hay đền Lý Bát Đế .
Đề cương Sử - Địa lớp 4 kì I

6


Trường Tiểu học Hải Cường
GV: Vũ Thị Hương
31.Kể lại cuộc chiến đấu bảo vệ phòng tuyến trên bờ phía nam sông Như Nguyệt
cuả quân ta từ năm 1075 đến năm 1077?
Diễn biến:
-Cuối năm 1076 quân Tống tấn công nước ta và bị chặn lại ở bờ Bắc sông Như Nguyệt
-Quân Tống nóng chờ quân thủy tiến vào để phối hợp vượt sông nhưng quân thủy của
chúng ta bị quân ta chặn đứng ngoài bờ biển.
-Quách Qùy cho đóng bè 2 lần vượt vượt sông, bị ta phản công, đẩy lùi chúng về bờ bắc
-Để khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ, Lý Thường Kiệt cho người vào đền bên
sông ngâm bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà”.
-Lý Thường Kiệt thúc quân lặng lẽ vượt sông rồi bất ngờ tấn công đánh mạnh vào trại
giặc, quân Tống thua , tuyệt vọng phải rút quân.
32.Nêu kết qủa cuộc kháng chiến chống tống lần thứ hai?
Sau trận chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt, số quân Tống bị chết đến quá nửa, số
còn lại tinh thần suy sụp.Trước tình hình đó, Lý Thường Kiệt đã chủ động giảng hòa để
mở lối thoát cho giặc
33.Nhà Lý trải qua mấy đời vua?Đời vua cuối cùng của nhà Lý là ai?
Lý Công Uẩn tức Lý Thái Tổ
Lý Thái Tông,
Lý Thánh Tông,
Lý Nhân Tông,
Lý Thần Tông,
Lý Anh Tông,

Lý Cao Tông
Lý Huệ Tông.
- Đời vua cuối cùng nhà Lý là Lý Chiêu Hoàng.
34.Tên trường học, đường phố, hay xã phường mang tên Lý Công Uẩn, Lý Thái
Tổ, Lý Thường Kiệt ?
-Đường Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội
-Phố Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội
-Trường Phổ Thông Liên Cấp Lý Công Uẩn, Bắc Ninh.
-Trường Trung học phổ thông Lý Thái Tổ( Bắc Ninh)
-Trường Trung học phổ thông Lý Thường Kiệt( Bắc Ninh).
35.Nêu nội dung bài thơ thần của LýThường Kiệt “ Nam Quốc Sơn Hà”?
Đây là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên nước ta tuyên bố với quân Tống rằng, “Nam
Quốc” là một nước độc lập, ngang hàng với quốc gia phong kiến phương Bắc. Nếu xâm
phạm bờ cõi nước Nam, giặc Bắc chỉ có nước thua tơi bời.
BÀI 12 +13+14+15: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI TRẦN(1226 đến 1400)
36.Nêu hoàn cảnh ra đời của nhà Trần?
-Cuối thế kỉ XII, nhà Lý suy yếu. Giặc phương Bắc thường xuyên rình rập.
-Nhà Lý phải dựa vào họ Trần mới giữ được ngai vàng.
-Vua Lý Huệ Tông không có con trai nên truyền ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng.
-Lý Chiêu Hoàng kết hôn với Trần Cảnh và nhường ngôi cho chồng.
37. Nhà Trần đã có những việc làm gì để củng cố và xây dựng đất nước?.
-Vua đặt lệ nhường ngôi sớm cho con, cùng trông nom việc nước.
Đề cương Sử - Địa lớp 4 kì I

7


Trường Tiểu học Hải Cường
GV: Vũ Thị Hương
-Cả nước chia thành các lộ, phủ, châu, huyện, xã để cai quản.

-Đặt chuông trước cung điện để nhân dân đến đánh chuông khi có điều oan ức hoặc cầu
xin.
-Thanh niên trai tráng mạnh khỏe được tuyển vào quân đội, thời bình thì sản xuất, khi
có chiến tranh thì tham gia chiến đấu.
-Đặt thêm các chức quan Hà đê sứ, Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ để phát triển nông
nghiệp. Nhà Trần chăm lo khuyến khích nhân dân sản xuất và tuyển mộ người đi khẩn
hoang để mở rộng ruộng đất và lãnh thổ.
38. Vì sao nhà Trần quan tâm tới sự phát triển nông nghiệp và quân đội?
*Nông nghiệp: Khuyến khích nhân dân sản xuất; chăm lo đê điều; tuyển mộ người đi
khẩn hoang để mở rộng ruộng đất.
*Quân đội: Trai tráng khỏe mạnh được tuyển vào quân đội, thời bình thì ở làng sản
xuất, lúc có chiến tranh tham gia chiến đấu.
39.Khi giặc Mông Nguyên vào Thăng Long, vua tôi nhà Trần đã dùng kế gì để
đánh giăc?
-Khi giặc mạnh, vua tôi nhà Trần rút lui khỏi Thăng Long.
-Khi giặc mệt mỏi, khó khăn về lương thực thì tổ chức phản công.
40.Nêu những sự kiện chứng tỏ tinh thần quyết tâm kháng chiến chống quân Mông
– Nguyên của nhân dân nhà Trần?
-Khi vua Trần hỏi Trần Thủ Độ nên đánh hay hòa, Trần Thủ Độ đã khảng khái trả lời:
“Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”.
-Tại hội nghị Điện Diên Hồng, khi vua Trần hỏi nên đánh hay hòa, cả điện đồng thanh
hô “Đánh”.
-Trần Hưng Đạo viết Hịch tướng sĩ, có câu: “Sẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ,
nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng…”.
-Các chiến sĩ tự mình thích vào cánh tay hai chữ “Sát thát”.
41.Tinh thần chống quân Mông Nguyên của quân dân nhà Trần
- Trần Thủ Độ: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”
- Các bô lão đồng thanh hô: “Đánh”
- Trần Hưng Đạo: Viết Hịch tướng sĩ
- Trần Quốc Toản: Bóp nát quả cam

42.Trình baỳ tình hình nước ta cuối thời Trần?
-Vua quan nhà Trần chỉ mải ăn chơi, vơ vét, bóc lột, không còn quan tâm đến tình hình
đất nước.Cuộc sống của nhân dân càng thêm cơ cực.
-Nhân dân nổi dậy đấu tranh, một số quan lại bất bình và xin từ chức.
43.Hồ Qúy Ly đã làm gì để ổn định tình hình đất nước?
Hồ Qúy Ly thay thế các quan lại cao cấp của dòng họ Trần bằng những người thực sự tài
giỏi, đặt lệ các quan phải thường xuyên xuống thăm dân; quy định lại số ruộng cho quan
Đề cương Sử - Địa lớp 4 kì I

8


Trường Tiểu học Hải Cường
GV: Vũ Thị Hương
lại, quý tộc , nếu thừa thì phải trả lại nhà nước; quy định laị số nô tì phục vụ trong các
gia đình quý tộc, số thừa ra phải nộp cho nhà nước. Những năm có nạn đói, các nhà
giàu buộc phải bán thóc và tổ chức nơi chữa bệnh cho dân.
44: Vì sao nhà Hồ không chống nổi quân Minh xâm lược?
TL: Năm 1406 quân Minh sang xâm lược nước ta, nhà Hồ không đoàn kết được lòng
dân mà chỉ dựa vào quân đội nên bị thất bại.

PHẦN ĐỊA LÝ
1.Nêu các dãy núi chính ở Bắc Bộ? Vị trí của dãy Hoàng Liên Sơn
- Những dãy núi chính ở Bắc Bộ: Dãy Hoàng Liên Sơn, dãy Sông Gâm, dãy Ngân Sơn,
dãy Bắc Sơn, dãy Đông Triều.
Đề cương Sử - Địa lớp 4 kì I

9



Trường Tiểu học Hải Cường
GV: Vũ Thị Hương
+ Vị trí của dãy Hoàng Liên Sơn: nằm giữa sông Hồng và sông Đà.
+ Vị trí của đỉnh núi Phan-xi-păng là trên dãy Hoàng Liên Sơn, có độ cao là 3143m.
2.Nêu vị trí, đặc điểm tự nhiên, khí hâụ cuả dãy Hoàng Liên Sơn?
-Hoàng Liên Sơn là một trong những dãy núi chính ở phía bắc của nước ta, chạy dài
khoảng 180km và rộng gần 30km, nằm giữa sông Hồng và sông Đà.
-Đây là dãy núi cao đồ sộ, có nhiều đỉnh nhọn, sườn núi rất dốc, thung lũng hẹp và sâu.
Dãy Hoàng Liên Son có đỉnh Phan-xi – pang cao nhất nước ta.
Khí hậu: Những nơi cao của Hoàng Liên Sơn có khí hậulạnh quanh năm, nhất là vào
những tháng mùa dông có tuyết rơi.
3.Nêu các hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn?
Người dân ở Hoàng Liên Sơn Làm những nghề: Trồng trọt, chăn nuôi, thủ công
nghiệp, khai thác khoáng sản.
- Nghề chính là: nghề nông nghiệp trồng trọt và chăn nuôi.
4.Nêu tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn. Kể về lễ hội, trang phụ và chợ
phiên của họ?
- Một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn: Dao, Mông Thái, Sán Dìu,…
- Kể về lễ hội, trang phụ và chợ phiên của dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn:
+ Lễ hội: hội chơi núi mùa xuân , hội xuống đồng,… các lễ hội thường tổ chúc vào
mùa xuân, có các họt động: thi hát, ném còn, múa sạp,…
+ Trang phục: Dân tộc ít người thường tự may quần áo, mỗi dân tộc có cách ăn mặc
riêng. Trang phục dân tộc được may, thêu trang phục công phu và có màu sắc sặc sỡ.
Hàng thổ cẩm thường được phục vụ cho đời sống dân cư, bán cho các khách du lịch
trong và ngoài nước.
+Chợ phiên: chợ phiên sẽ họp vào những ngày nhất định, vào ngày này chợ thường rất
đông. Đối với một số dân tộc, chợ phiền không chỉ là nơi trao đổi mua bán hàng hóa mà
còn là nơi giao lưu văn hóa, gặp gỡ kết bạn của nam nữ thanh niên. Tên một số mặt
hàng bán ở chợ: vải, thổ cẩm, quần áo; rau, thực phẩm phục vụ hàng ngày trong bữa ăn;
công cụ lao động (dao, liềm…); gai súc , gia cầm; các cây dược liệu làm thuốc,…

5.Nêu đặc điểm của nhà sàn ở Hoàng Liên Sơn?
Nhà sàn của người dân miền núi được làm bằng các vật liệu tự nhiên như gỗ, tre, nứa…
được dựng trên các cột trên mặt đất.
Người dân ở miền núi thường làm nhà sàn để ở do: tránh ẩm thấp và thú dữ, phía dưới
có thể tận dụng nuôi gia súc gia cầm
6.Nêu hiểu biết của em về ruộng bậc thang?
Đề cương Sử - Địa lớp 4 kì I

10


Trường Tiểu học Hải Cường
GV: Vũ Thị Hương
Ruộng bậc thang thường được làm ở sườn núi để kiểm soát xói mòn đất dốc, giữ
nước, bảo vệ đất, trồng nhiều loại cây như: lúa , ngô, chè, lanh, rau,
cây ăn quả xứ lạnh: mận, đào, mơ, lê,...
7.Kể tên một số sản phầm dùng làm thực phẩm, dược liệu,làm nguyên liệu cho
công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp?
- Dùng làm thực phẩm: lúa, ngô, mộc nhĩ, măng, nấm hương, cây ăn quả.
- Dùng làm dược liệu: quế, sa nhân
-Nguyên liệu cho công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: apatit, đồng, chì, mây, tre, nứa.
+ Tên một số mặt hàng thủ công chính :vải, thổ cẩm, giỏ, các công cụ làm nương, dao,
mác,…
8.Nêu hiểu biết của em về địa điểm du lịch nổi tiếng Sa Pa?
Một số địa điểm du lịch nổi tiếng ở Sa Pa là: núi Hàm Rồng, nhà thờ đá Sa Pa, bản Cát
Cát, bãi đá cổ, thung lũng Mường Hoa, đỉnh núi Phan-xi-păng.
Du lịch Sa Pa gần đây phát triển, thu hút nhiều khách du lịch do :
-Khai trương tuyến cáp treo lên đỉnh Phan- xi - păng.
- Có đường cao tốc Hà Nội- Lào Cai giúp việc đi lại nhanh chóng tiện lợi.
- Dịch vụ khách sạn, hoạt động du lịch phát triển mạnh phục vụ khách du lịch.

9: Nêu quy trình sản xuất phân lân?
Khai thác quặng a-pa-tít -> làm giàu quặng => sản suất phân lân => phân lân.
BÀI 4+ 5: TRUNG DU BẮC BỘ
10.Nêu vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên của TDBB?
- Vị trí: Nằm giữa miền núi phía Bắc và đồng bằng Bắc Bộ.
- đặc điểm tự nhiên:Vùng đồi đỉnh tròn sườn thoải xếp cạnh nhau như cái bát úp (còn
gọi là vùng trung du).
- Các tỉnh trong vùng trung du: Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang.
- Vùng trung du Bắc Bộ có nét riêng biệt, mang những dấu hiệu vừa của đồng bằng vừa
của miền núi. Đây cũng là nơi tổ tiên ta định cư từ rất sớm.
11.Nêu quy trình sản xuất chè ?
Hái chè – Phân loại chè – Vò sấy khô - Đóng gói các sản phẩm chè.
12.Vì sao trung du Bắc Bộ có những nơi đất trống, đồi trọc?Để khắc phục tình
trạng này, người dân đã trồng những loại cây gì?
-Trung du Bắc Bộ có những nơi đất trống, đồi trọc vì ở đây có những nơi bị khai thác
cạn kiệt do đốt phá rừng làm nương rẫy và khai thác gỗ bừa bãi.
Đề cương Sử - Địa lớp 4 kì I

11


Trường Tiểu học Hải Cường
GV: Vũ Thị Hương
-Để khắc phục tình trạng này, người dân nơi đây đã tích cực trồng rừng, cây công nghiệp
lâu năm (chè, keo, trẩu, sở, …) và cây ăn quả( Cam , chanh, dứa, vải).
13.Nêu tác dụng trồng rừng ở vùng trung du miền núi Bắc Bộ?
Việc trồng rừng ở vùng trung du miền núi Bắc Bộ có nhiều tác dụng:
+ Chống xói mòn đất.
+ Tăng độ che phủ rừng, hạn chế lũ quét, lũ lụt.
+ Điều tiết nguồn nước, điều hòa khí hậu…

+ Cung cấp gỗ, tạ việc làm tăng thu nhập,…
14.Em cần làm gì để bảo vệ rừng?
-Không đốt rừng.
- Không chặt phá rừng.
-Không săn bắn thú rừng.
-Tích cực trồng nhiều cây xanh.
-Tuyên truyền đến mọi người không được chặt phá rừng.
15: Nêu một số sản phẩm và trái cây nổi tiếng ở TDBB?
Biểu tượng của TDBB là “rừng cọ đồi chè”
Bưởi: Đoan Hùng( Phú Thọ)
Chè- Thái Nguyên
Vải Lục Ngạn(Bắc Giang)
Rừng cọ- Phú Thọ
Cam bố hạ ( Bắc Giang)
Dứa Tam Dương( Vĩnh Phúc)
BÀI 5: TÂY NGUYÊN
16.Kể tên các cao nguyên ở Tây Nguyên?
Các cao nguyên theo hướng từ Bắc xuống Nam ở Tây Nguyên: cao nguyên Kon –Tum,
cao nguyên Plây Ku, cao nguyên Đăk Lắk, cao nguyên Lâm Viên, cao nguyên Di Linh.
+ Đắk Lắk cao 400m.
+ Kon Tun cao 500m.
+ Di Linh cao 1000m.
+ Lâm Viên cao 1500m.
17.Nêu khí hậu Tây Nguyên?Nguyên nhân hạn hán ở Tây Nguyên?
- Khí hậu Tây Nguyên có 2 mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa.
+ Mùa khô: kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Vào mùa khô, trời nắng gay gắt,
đất khô vụn bở.
+ Mùa mưa: mưa lớn kéo dài liên miên.
-Nguyên nhân hạn hán:
+ Do khí hậu thời tiết bất thường gây nên hiện tượng thiếu hụt nước thường xuyên.

+ Do tình trạng chặt phá rừng bừa bãi, cạn kiệt nguồn nước.
- Cách khắc phục: xây dựng hồ chứa với dung tích lớn điều hòa dòng chảy cho các con
sông, sử dụng tài nguyên nước hợp lí trong sản xuất cũng như trong sinh hoạt. Xây
dựng nâng cấp các công trình tưới tiêu. Trồng rừng và bảo vệ rừng.
18.Em hãy mô tả nhà rông ở Tây Nguyên?
-Nhà Rông là ngôi nhà to, cũng làm bằng vật liệu gỗ, tre, nứa như nhà sàn.
Đề cương Sử - Địa lớp 4 kì I

12


Trường Tiểu học Hải Cường
GV: Vũ Thị Hương
-Mái nhà rông cao to.
-Nhà Rông nào mái càng cao thể hiện sự giàu có của cả buôn. Nhà Rông là nơi nơi sinh
hoạt tập thể của cả buôn làng như hội họp, tiếp khách của cả buôn.
-Thông thường, nhà Rông càng to đẹp thì chứng tỏ buôn làng đó giàu có, thịnh vượng.
19.Ở Tây Nguyên voi được nuôi để làm gì?
Ở Tây Nguyên, voi được nuôi để chở đồ, di chuyển, phục vụ du lịch..
20.Dựa vào điều kiện đất đai và khí hậu, em hãy cho biết việc trồng cây công
nghiệp có thuận lợi và khó khăn gì?
-Thuận lợi:Vì nơi đây có nhiều đồng cỏ thuận lợi cho việc chăn nuôi :trâu, bò, voi.Bò
được nuôi nhiều nhất ở Tây Nguyên.
- Do có đất đỏ ba dan nâu đỏ , tơi xốp, phì nhiêu tuận lợi cho việc trồng cây công
nghiệplâu năm: cà phê, hồ tiêu, cao su,chè, điều, ca cao,...
- Khó khăn: vào mùa khô, nắng nóng kéo dài gây thiếu nước cho các vùng trồng cây
công nghiệp.
21.Hãy kể tên một số con sông bắt nguồn từ Tây Nguyên? Nêu đặc điểm và ích lợi
của nó?
Tên các con sông bắt nguồn từ Tây Nguyên: sông Đồng Nai, sông Ba, sông Xê Xan,

sông Xrê Pôk.
- Đặc điểm sông ở Tây Nguyên:
+ Tây nguyên là nơi bắt nguồn của nhiều con sông.
+ Sông lắm thác ghềnh do chảy qua nhiều vùng có độ cao khác nhau.
- Lợi ích của sông ở Tây Nguyên:
+ Đắp đập , ngăn sông tạo hồ lớn dùng sức nước phát triển thủy điện như: Đrây Hlinh,
Y-a-li, Buôn Kuôp, Xê Xan 3A,
+ Cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân, giữ nước, hạn chế những
cơn mưa bất thường.
22.Mô tả rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp ở tây Nguyên?
- Rừng rậm nhiệt đới: những nơi có lượng mưa nhiều rừng rậm nhiệt đới phát triển.
Trong rừng cây cối phát triển xanh tốt thành nhiều tầng, nhiều tán.
- Rừng khộp: Nơi mùa khô kéo dài rừng khộp phát triển. Rừng rụng là váo mùa khô,
cảnh rừng khộp vào mùa khô trông xơ xác vì lá rụng gần hết.
23.Tại sao lại phải bảo vệ rừng và trồng lại rừng?
Phải bảo vệ rừng và trồng lại rừng:
- Việc khai thác rừng bừa bãi gây ảnh hưởng nghiêm trọng: mất rừng, xói mòn đất, gia
tăng lũ lụt và hạn hán, ảnh hưởng xấu đến môi trường.
- Rừng có vai trò rất quan trọng đối với:
Đề cương Sử - Địa lớp 4 kì I

13


Trường Tiểu học Hải Cường
GV: Vũ Thị Hương
+ Rừng góp phần chống xói mòn đất, tăng độ che phủ rừng, hạn chế lũ lụt, điều tiết
nguồn nước, điều hòa khí hậu…
+ Rừng Tây Nguyên cho ta nhiều sản vật, nhất là gỗ; có những thứ gỗ quý như : cẩm
lai, giáng hương, kền kền… Ngoài gỗ, rừng còn có tre, nứa, mây, song và các loại cây

làm thuốc như sa nhân, hà thủ ô… Rừng Tây Nguyên là xứ sở của nhiều thú quý như
voi, bò rừng, tê giác, gấu đen…
Rừng đem lại nhiều lợi ích, vì vậy cần phải bảo vệ và khai thác hợp lí.
24.Em hãy kể tên một số hoạt động trong lễ hội của người dân Tây Nguyên.
Một số hoạt động trong lễ hội của người dân ở Tây Nguyên là:
- Múa hát
- Chơi các nhạc cụ dân tộc
- Đốt lửa trại
- Uống rượu cần
- Tổ chức các cuộc thi
25.Kể tên một số dân tộc đã sống lâu đời ở Tây Nguyên. Một số dân tộc khác đén
xây dựng kinh tê?
-dân tộc đã sống lâu đời ở Tây Nguyên: Gia-rai, Ê đê, Ba na, Xơ đăng,…
--dân tộc khác đến làm ăn kinh tế: Kinh, Mông, Tày, Nùng,....
26.Em hãy nhận xét về trang phục truyền thống của các dân tộc ở Tây Nguyên?
-Nam thường đóng khố, nữ thường quấn váy. Trang phục ngày hội được trang trí hoa
văn nhiều màu sắc. Gái trai đều thích mang đồ trang sức bằng kim loại.
BÀI 6: TP. ĐÀ LẠT
27.Nêu vị trí địa lí của Đà Lạt?kể tên một số địa điểm du lịch
Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm Viên, có độ cao trên 1500m so với mục nước biển
Một số địa điểm du lịch ở Đà Lạt: hồ Xuân Hương, thác Cam Li, nhà thờ, chùa Linh
Sơn, vườn hoa, …
28.Tại sao ở Đà Lạt có nhiều hoa, quả, rau xứ lạnh? Kể tên một số loại rau củ quả
xứ lạnh?
Đà Lạt có nhiều hoa, quả, rau xứ lạnh do:
+ Đà Lạt có khí hậu mát mẻ quanh năm.
+ Đất đai màu mỡ thích hợp trồng các cây hoa, rau quả xứ lạnh.
Một số loại hoa quả ở Đà Lạt: cà chua, dâu tây, ớt chuông, bắp cải, súp lơ, hoa hồng,
lan, hoa cẩm tú cầu,…
29.Đà Lạt đã có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành một thành phố du lịch

và nghỉ mát?
Đà Lạt đã có những điều kiện thuận lợi để trở thành một thành phố du lịch và nghỉ mát
+ Đà Lạt có không khí mát mẻ, thiên nhiên tươi đẹp.
+ Nhiều công trình phụ vụ cho du lịch được xây dựng: nhà nghỉ, khách sạn, sân gôn…
Đề cương Sử - Địa lớp 4 kì I

14


Trường Tiểu học Hải Cường
GV: Vũ Thị Hương
30.Nêu hiểu biết của em về festical hoa Đà Lạt?
-Là lễ hội được tổ chức hai năm một lần vào tháng 12 - tháng Đà Lạt có thời tiết đẹp
nhất trong năm tại thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng, Việt Nam và một số địa phương khác
trong tỉnh Lâm Đồng.
- Festival Hoa là dịp để thành phố này trưng bày, triển lãm các loại rau, hoa, cây cảnh
của địa phương cũng như từ nhiều vùng miền trong cả nước và một số quốc gia khác
nhằm mục đích thu hút khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng tại Đà Lạt.
- Festival Hoa còn là một hoạt động tôn vinh giá trị của hoa và nghề trồng hoa, nhằm
kêu gọi đầu tư cũng như quảng bá hình ảnh, vẻ đẹp của thành phố, văn hóa và con
người Đà Lạt. Đây là một sự kiện mang tầm cỡ quốc gia.
-Năm 2019 tổ chức tại Quảng Trường Lâm Viên diễn ra vào ngày 20 đến 24 tháng 12.
BÀI 8: ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
31.Em hãy nêu vị trí của đồng bằng Bắc Bộ?
-Vị trí của đồng bằng Bắc Bộ: nằm phía Đông Bắc, nằm ở hạ lưu sông Hồng và sông
Thái Bình.
-Sông Hồng và sông Thái Bình là 2 hệ thống sông chính ở miền Bắc nước ta.
-Một số sông khác của đồng bằng Bắc Bộ: sông Cầu, sông Đáy, sông Đuống.
Khí hậu: có 3 tháng nhiệt độ dưới 20 độ C là: tháng 12,1,2.
32.Em hãy cho biết đê có tác dụng gì?

Tác dụng của đê là hạn chế ảnh hưởng của lũ lụt ở đồng bằng.
33.Em hãy kể tên nhà ở và làng xóm của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ?
Nhà ở được xây dựng chắc chắn, xung quanh có sân vườn ao,... Người dân thành từng
làng với nhiều ngôi nhà quâm quần bên nhau.
Làng Việt cổ thường có lũy tre bao bọc. Mỗi làng có một ngôi đình thờ Thành hoàng,
đình là nơi diễn ra các hoạt động chung của dân làng. Một số làng còn có đền, chùa,
miếu. Ngày nay làng có nhiều thay đổi.
34.Kể tên các loại rau xứ lạnh được trồng ở đồng bằng Bắc Bộ vào mùa đông?.
Loại rau xứ lạnh được trồng ở đồng bằng Bắc Bộ: su hào, bắp cải, súp lơ, cải thảo,cà
rốt, xà lách, cà chua,…
35.Hãy kể tên các làng nghề và sản phẩm thủ công nổi tiếng của người dân đồng
bằng Bắc Bộ mà em biết.
Một số làng nghề và sản phẩm thủ công:
+ Làng gốm Bát Tràng nổi tiếng với đồ gốm.
+ Làng tranh Đông Hồ nổi tiếng với tranh dân gian.
+ Làng Vạn Phúc Hà Đông nổi tiếng với sản phẩm lụa.
Đề cương Sử - Địa lớp 4 kì I

15


Trường Tiểu học Hải Cường
GV: Vũ Thị Hương
+ Làng Đồng Kị Bắc Ninh nổi tiếng với nghề đúc đồng.
36.Thứ tự các công đoạn tạo ra sản phẩm gốm?
Nhào đất vào tạo dáng cho gốm, phơi gốm,vẽ hoa văn, tráng men, nung gốm, trưng bày
các sản phẩm gốm đã hoàn thiện.
37.Cây trồng vật nuôi chính ở đồng bằng Bắc Bộ?
+ Cây trồng: lúa nước, ngô, khoai, cây ăn quả, các cây rau xứ lạnh, …
+ Vật nuôi: lợn, gia cầm, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản…

38.Vì sao lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ?
Lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ:
+ Có đất phù sa màu mỡ. Nguồn nước dồi dào.Người dân có nhiều kinh nghiệm trong
trồng và chăn sóc lúa.
39.Nêu các công việc phải làm trong sản xuất lúa gạo
làm đất, gieo mạ, nhổ mạ, cấy lúa, chăm sóc lúa, gặt lúa, tuốt lúa, phơi thóc.
40: Mô tả chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ?
-Chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ là nơi diễn ra các hoạt động buôn bán tấp nập. Cachs
bày bán xếp ngay dưới mặt ddất hoặc trên sạp.
-Hàng hóa ở chở phiên phần lớn là những sản phẩm sản xuất tại địa phương và một số
mặt hàng đưa từ nơi khác đến phụ vụ nhu cầu cảu người dân: rau , củ, quả, đồ gốm, cây
cảnh,...
- Chợ phiên của các địa phương gần nhau thường không trùng nhau, nhằm thu hút được
nhiều người dân đến chợ mua bán.
41: Em hãy kể tên 5 nghề thủ công mà em biết ở tỉnh Bắc Ninh?
Đồ gỗ Đồng Kị, Sắt Đa Hội, dệt Tương Giang, Gốm Phù Lãng, tranh Đông Hồ, giấy
Phong Khê.
Câu 37: Hãy kể tên 3 nghề thủ công, 3 khu công nghiệp ở thị xã Từ Sơn mà em
biết?
TL: - 3 nghề thủ công ở thị xã Từ Sơn là: Gỗ Đồng Kị, Dệt Tương Giang, sắt Đa Hội.
- 3 khu công nghiệp của thị xã Từ Sơn là: khu công nghiệp Phù Chẩn, khu công
nghiệp Tiên Sơn, khu công nghiệp Châu Khê.
2. Nêu đặc điểm thiên nhiên và hoạt động của con người ở Hoàng Liên Sơn và Tây

Nguyên theo gợi ý ở bảng sau:
Đặc điểm

Hoàng Liên Sơn

Đề cương Sử - Địa lớp 4 kì I


Tây Nguyên

16


Trường Tiểu học Hải Cường

GV: Vũ Thị Hương

Thiên nhiên

- Định hình: Cao đồ sộ nhất cả nước,
nhiều đỉnh nhọn, sườn dốc, thung
lũng hẹp và sâu.
- Khí hậu: ở những nơi cao lạnh
quanh năm.

- Định hình: là các cao nguyên xếp
tầng như Kon Tum, Lâm Đồng, Lâm
Viên,…
- Khí hậu: Mát mẻ quanh năm.

Con người và các
hoạt động sinh
hoạt sản xuất

- Dân tộc: Thái, Mông Dao,…
- Trang phục: Quần áo tự may, may
thêu trang trí công phu, màu sắc sặc

sỡ…
- Lễ hội:
+ thời gian:thường vào mùa xuân.
+ tên một số lễ hội: hội choi núi mùa
xuân, hội xuống đồng,…
+ hoạt động trong lễ hội: thi hát, nms
còn, mùa sạp,…
- Trồng trọt: Lúa, ngô, chè, rau…
- Nghề thủ công: dẹt may thêu, đan
nát, đúc, rèn,…
- Khai thác khoáng sản: a-pa-tit,
đồng, chì kẽm,…

- Dân tộc: Gia rai, Ê đê, Ba na, Xơ
đăng,…
- Trang phục: Nam đống khố, nữ
quấn khăn. Hoa văn nhiều màu sắc,
trang sức bằng kim loại…
- Lễ hội:
+ thời gian: mùa xuân, sau mỗi vụ
thu hoạch
+ tên một số lễ hội: lễ hội cồng chiên,
đua voi, hội mùa xuân,..
+ hoạt động trong lễ hội: hát, đua voi,
uống rượi cần, chơi các loại nhạc
cụ,..
- Trồng trọt: cây công nghiệp lâu
năm.
- Chăn nuôi: Trâu, bò.
- Khai thác sức nước và rừng: làm

thủy điện và trồng rừng,..

Đề cương Sử - Địa lớp 4 kì I

17



×