BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
TRẦN THÁI SƠN
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ÁP DỤNG HỆ
THỐNG KẾ TOÁN CHI PHÍ DỰA TRÊN CƠ SỞ
HOẠT ĐỘNG (ABC) TẠI CÁC CÔNG TY ĐIỆN
LỰC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
TRẦN THÁI SƠN
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ÁP DỤNG HỆ
THỐNG KẾ TOÁN CHI PHÍ DỰA TRÊN CƠ SỞ
HOẠT ĐỘNG (ABC) TẠI CÁC CÔNG TY ĐIỆN
LỰC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
Chuyên ngành: Kế toán (Hướng nghiên cứu)
Mã số: 8340301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRẦN ANH HOA
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam kết rằng đề tài luận văn thạc sĩ “Các nhân tố ảnh hưởng đến áp
dụng hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại các công ty
Điện lực trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” là của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn của TS. Trần Anh Hoa.
Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tất cả các tham khảo đều được kế
thừa và tham chiếu đầy đủ.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung trong luận văn này.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2020
Tác giả Trần Thái Sơn
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ SƠ ĐỒ
TÓM TẮT
ABSTRACT
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu .................................................................. 3
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................................... 3
2.2. Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................................... 3
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................................... 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................ 4
5. Đóng góp của đề tài nghiên cứu ...................................................................................... 4
5.1. Về mặt học thuật .............................................................................................................. 4
5.2. Về mặt thực tiễn ............................................................................................................... 4
6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu ......................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ...................................................................... 5
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về hệ thống ABC trên thế giới ............................. 5
1.1.1. Các nghiên cứu về thực trạng áp dụng hệ thống ABC trên thế giới ............................. 5
1.1.2. Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng hệ thống ABC trên thế
giới ..................................................................................................................................... 11
1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu về hệ thống ABC tại Việt Nam .......................... 16
1.2.1. Các nghiên cứu về tình trạng áp dụng hệ thống ABC tại Việt Nam ........................... 16
1.2.2. Các công trình nghiên cứu tại Việt Nam về các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng
hệ thống ABC ........................................................................................................................ 18
1.3. Nhận xét và xác định khe hổng nghiên cứu ................................................................... 25
1.4. Định hướng nghiên cứu .................................................................................................. 26
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................................... 28
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................................... 29
2.1. Tổng quan về hệ thống ABC .......................................................................................... 29
2.1.1. Hệ thống kế toán chi phí ............................................................................................. 29
2.1.2. Hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động (ABC).......................................... 29
2.1.3. Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống ABC ................................................... 31
2.1.4. So sánh phương pháp ABC và phương pháp TDC ..................................................... 34
2.1.5. Lợi ích thu được từ việc áp dụng hệ thống ABC ........................................................ 37
2.1.6. Những khó khăn cản trở việc áp dụng ABC ............................................................... 38
2.1.7. Các bước để thực hiện phương pháp kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động
(ABC)..................................................................................................................................... 38
2.2. Tổng quan về Tổng công ty Điện lực TP.HCM và các đơn vị trực thuộc trên địa
bàn TP.HCM .......................................................................................................................... 42
2.2.1. Cơ cấu tổ chức của EVNHCMC ................................................................................. 42
2.2.2. Đặc điểm hoạt động của EVNHCMC và các đơn vị trực thuộc ................................. 44
2.2.3. Thực trạng hệ thống kế toán quản trị chi phí tại EVNHCMC và các CTĐL trên
địa bàn TP.HCM .................................................................................................................... 45
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt
động (ABC) vào các CTĐL trên địa bàn TP.HCM ............................................................... 46
2.4. Điều kiện triển khai hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động tại doanh
nghiệp..................................................................................................................................... 48
2.5. Các lý thuyết làm nền tảng cho nghiên cứu ................................................................... 49
2.5.1. Lý thuyết khuếch tán sự cải tiến .................................................................................. 50
2.5.2. Lý thuyết hệ thống thông tin ....................................................................................... 51
2.5.3. Lý thuyết lợi ích và chi phí ......................................................................................... 52
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................................... 53
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................... 54
3.1. Quy trình nghiên cứu ...................................................................................................... 54
3.2. Giả thuyết nghiên cứu, mô hình nghiên cứu, và thang đo các nhân tố trong mô hình
nghiên cứu của luận văn ........................................................................................................ 55
3.2.1. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................................. 55
3.2.2. Mô hình nghiên cứu .................................................................................................... 57
3.2.3. Xây dựng thang đo trong mô hình đo lường ............................................................... 58
3.3. Nghiên cứu sơ bộ............................................................................................................ 60
3.4. Nghiên cứu định lượng ................................................................................................... 60
3.4.1. Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát .................................................................................... 61
3.4.2. Mẫu nghiên cứu và quy trình xử lý dữ liệu ................................................................. 61
3.4.3. Quy trình xử lý dữ liệu ................................................................................................ 62
3.5. Các bước đo lường và xử lý dữ liệu được sử dụng trong luận văn ................................ 62
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................................... 67
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .............................................. 68
4.1. Kết quả nghiên cứu định lượng ...................................................................................... 68
4.1.1. Kết quả thống kê mô tả ............................................................................................... 68
4.1.2. Kết quả nghiên cứu qua kiểm định .............................................................................. 70
4.2. Bàn luận về kết quả nghiên cứu ..................................................................................... 82
4.2.1. Sự tham gia và hỗ trợ của Ban giám đốc (biến HTBGD) ........................................... 83
4.2.2. Đào tạo nhân viên (biến DTNV) ................................................................................. 83
4.2.3. Lợi thế tương đối (biến LTTD) ................................................................................... 83
4.2.4. Chất lượng của hệ thống công nghệ thông tin (biến HTCNTT) ................................. 84
4.2.5. Quy mô doanh nghiệp (biến QMDN) ......................................................................... 84
4.2.6. Sự quan trọng của thông tin chi phí (biến TTCP) ....................................................... 84
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .................................................................................................... 86
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ................................................... 87
5.1. Kết luận .......................................................................................................................... 87
5.2. Hàm ý chính sách ........................................................................................................... 87
5.3. Kiến nghị ........................................................................................................................ 90
5.4. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ......................................................................... 91
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 .................................................................................................... 92
KẾT LUẬN CHUNG ........................................................................................................... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
ABC System (Activity Based
Costing System)
BGĐ
BCTC
BI (Business Intellegent)
CNTT
CBCNV
CTĐL
CRM (Customer Relationship
Management)
ĐTXD
EVNHCMC
ERP (Enterprise Resource
Planning)
IM (Information Management)
QLDA
PGĐ
TP.HCM
TDC (Traditional costing)
TCA (Traditional Cost
Accounting)
TDABC (Time – Driven Acitivity
– Based Costing)
SXKD
SPSS (Statistical Package for the
Social Sciences)
Diễn giải
Hệ thống ABC (Hệ thống kế toán
chi phí dựa trên cơ sở hoạt động)
Ban giám đốc
Báo cáo tài chính
Kinh doanh thông minh/Trí tuệ
doanh nghiệp
Công nghệ thông tin
Cán bộ công nhân viên
Công ty Điện lực
Quản trị mối quan hệ với khách hàng
Đầu tư xây dựng
Tổng công ty Điện lực TP.HCM
Quản trị nguồn lực toàn doanh
nghiệp
Quản lý thông tin
Quản lý dự án
Phó Giám đốc
Thành phố Hồ Chí Minh
Phương pháp chi phí truyền thống
Kế toán chi phí truyền thống
Mô hình kế toán chi phí hoạt động
theo thời gian
Sản xuất kinh doanh
Phần mềm máy tính được sử dụng
cho mục đích thống kê, xử lí và phân
tích số liệu.
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Bảng thang đo các nhân tố trong mô hình nghiên cứu của luận văn ... 58
Bảng 4.1: Kết quả số lượng khảo sát ................................................................... 68
Bảng 4.2: Bảng mô tả mẫu khảo sát..................................................................... 69
Bảng 4.3: Bảng Cronbach’s alpha của các biến nghiên cứu ................................ 70
Bảng 4.4: Bảng kiểm định KMO và Barlett cho các biến độc lập ....................... 71
Bảng 4.5: Phương sai trích các biến độc lập ........................................................ 72
Bảng 4.6: Kết quả phân tích nhân tố khám phá các biến độc lập ........................ 72
Bảng 4.7: Kiểm định KMO và Barlett cho thang đo Áp dụng hệ thống ABC .... 74
Bảng 4.8: Phương sai trích biến phụ thuộc .......................................................... 74
Bảng 4.9: Ma trận nhân tố của thang đo Việc áp dụng ABC............................... 74
Bảng 4.10: Bảng tổng hợp các nhân tố sau khi thực hiện EFA ........................... 75
Bảng 4.11: Ma trận tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập ........... 75
Bảng 4.13: Tóm tắt mô hình ................................................................................ 79
Bảng 4.14: Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình hồi quy ............................. 79
Bảng 4.12: Bảng thống kê phần dư ...................................................................... 80
Bảng 4.15: Kết quả phân tích hồi quy .................................................................. 80
Bảng 4.16: Kết quả kiểm định các giả thuyết ...................................................... 82
DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Tóm tắt về phương pháp chi phí dựa trên cơ sở hoạt động ................ 31
Sơ đồ 2.2: Tóm tắt bốn thế hệ (giai đoạn) phát triển của hệ thống (ABC) .......... 33
Sơ đồ 2.3: Mô hình cơ bản của hệ thống ABC .................................................... 35
Sơ đồ 2.4: Mô hình của hệ thống kế toán chi phí truyền thống ........................... 35
Sơ đồ 2.5: Hệ thống ABC - Dòng di chuyển của chi phí từ nguồn lực đến sản
phẩm/dịch vụ/khách hàng .................................................................................... 41
Sơ đồ 2.6: Sơ đồ tổ chức – Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh ................. 43
Sơ đồ 3.2: Quy trình nghiên cứu .......................................................................... 54
Sơ đồ 3.3: Mô hình nghiên cứu của đề tài ........................................................... 58
Hình 4.1: Đồ thị phân tán giữa giá trị phần dư và dự đoán từ mô hình hồi quy .. 77
Hình 4.2: Biểu đồ Histogram của phần dư – đã chuẩn hóa ................................. 78
Hình 4.3: Đồ thị P-P plot của phần dư – đã chuẩn hóa ........................................ 78
TÓM TẮT
Mục tiêu của bài nghiên cứu nhằm phân tích các nhân tố tác động đến áp
dụng hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động (Activity-Based costing ABC) tại các CTĐL trên địa bàn TP.HCM và đề xuất các khuyến nghị giải pháp
nhằm hỗ trợ Tổng công ty Điện lực TP.HCM và các CTĐL trên địa bàn TP.HCM
triển khai thành công hệ thống ABC. Dựa trên cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên
cứu được xây dựng theo các nghiên cứu của các tác giả trên thế giới, tác giả tiến
hành thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua khảo sát 253 lãnh đạo và các kế toán viên
đang công tác tại EVNHCMC, các CTĐL trên địa bàn TP.HCM và các đơn vị
thành viên trực thuộc EVNHCMC trong giai đoạn nửa cuối năm 2019. Kết quả
phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích phương sai thông qua phần mềm
SPSS 26.0, ước lượng mô hình bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất thông
thường (ordinary least squares - OLS) đã cho thấy mức độ và chiều hướng ảnh
hưởng của từng nhân tố đến áp dụng hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt
động tại các CTĐL trên địa bàn TP.HCM. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc áp
dụng hệ thống ABC tại các CTĐL trên địa bàn TP.HCM chịu ảnh hưởng bởi các
nhân tố lần lượt như sau: nhân tố Sự tham gia và hỗ trợ của Ban giám đốc
(30.4%); Lợi thế tương đối (24.5%); Chất lượng của hệ thống công nghệ thông
tin (21%); Đào tạo nhân viên (17.8%); Quy mô doanh nghiệp (16.6%) và Sự
quan trọng thông tin kế toán chi phí (11.5%).
Từ khóa: Hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động; kế toán quản trị;
công ty điện lực.
TITLE
“THE FACTORS INFLUENCING APPLY THE ACTIVITY - BASED
COSTING SYSTEM (ABC) AT POWER COMPANIES IN HO CHI MINH
CITY”
ABSTRACT
The study aims to analyse factors that affect the application of
Activity-Based Costing (ABC) system at Power companies in Ho Chi Minh city.
The affect of each factor in appling to Activity - Based Costing (ABC) system.
Provide policy implications to support for EVNHCMC and Power companies in
Ho Chi Minh city to successfully implement Activity-based Costing system. The
study used the theories and research model built according to the studies of
authors in the world, and it was carried out for collecting data from 253 managers
and accountants working in EVNHCMC, Power companies and member Units of
EVNHCMC. Using exploratory factor analysis (EFA), factor analysis in SPSS
Statistics 26.0, forecasting models by OLS method. The findings showed that the
application of Activity-Based Costing (ABC) systems at Power companies in Ho
Chi Minh city is influenced by the following factors: Top management support
(30.4%), Relative advantages (24.5%), The quality of information technology
(21%), Training staffs (17.8%), Size of the company (16.6%) and Importance of
cost information (11.5%).
Keywords: Activity-Based Costing; Management Accounting; power company.
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, trong bối cảnh các hoạt động SXKD của tất cả các ngành nghề
trong nền kinh tế nước ta nói chung cũng như ngành Điện lực nói riêng đang phát
triển ngày càng đa dạng và phong phú về chủng loại hàng hóa và dịch vụ cũng như
các loại hình hoạt động sản xuất và kinh doanh thì việc sử dụng và lựa chọn một hệ
thống kế toán chi phí thích hợp đang là một đòi hỏi vô cùng cấp bách đối với mỗi
doanh nghiệp. Theo Kaplan và Cooper (1998), định mức và tiêu chuẩn của chi phí
lũy tiến thay đổi theo sự phát triển của công nghệ, phương pháp quản lý và phương
pháp kinh doanh mới, theo đó các doanh nghiệp cần nắm bắt kịp thời các xu hướng
mới để quản lý hiệu quả chi phí, từ đó đóng góp đáng kể vào hiệu quả kinh doanh
của đơn vị. Như vậy, một trong những vấn đề thiết yếu đặt ra cho các nhà quản lý
doanh nghiệp là kiểm soát chi phí. Trong đó, phương pháp chi phí ABC là phương
pháp ưu việt giúp doanh nghiệp tăng hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh.
Dựa trên thông tin mà phương pháp này cung cấp, quản trị viên sẽ biết được hoạt
động nào tạo ra giá trị gia tăng, hoạt động nào có thể được loại bỏ với mục đích tiết
kiệm chi phí cho công ty. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng giúp người quản lý
xác định giá thành sản phẩm chính xác hơn, từ đó định giá sản phẩm chính xác hơn.
Đồng thời, phương pháp chi phí ABC (Chouhan và cộng sự, 2017; Amiri & Khmidi,
2019; Lê & Nguyễn, 2019) cung cấp thông tin cho công ty tập trung vào nhóm
khách hàng nào và thị trường nào có lợi nhất cho công ty để tăng khả năng cạnh
tranh. Phương pháp này cũng cung cấp một bức tranh rõ ràng về các nguồn lực
được sử dụng cho các hoạt động kinh doanh giúp công ty quản lý chi phí hiệu quả.
Các CTĐL trên địa bàn TP.HCM với EVNHCMC là đơn vị quản lý, đây là
doanh nghiệp hoạt động với ngành nghề chính là cung cấp điện năng cho toàn bộ
người dân và các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố thông qua 16 CTĐL
trải rộng trên khắp các quận, huyện trên địa bàn TP.HCM. Hoạt động của Tổng
công ty nói chung và các CTĐL nói riêng gắn liền với sự ổn định và phát triển kinh
tế xã hội của Thành phố. Một sự thành công trong công tác quản lý chi phí hữu hiệu
2
sẽ đóng góp rất nhiều trong sự phát triển của ngành điện Thành phố nói riêng và cả
nước nói chung.
Thực trạng hiện nay, hoạt động của CTĐL tại các khu vực cũng không đồng
nhất được vì có CTĐL quản lý khu vực nội thành, ngoại thành khu vực vùng ven và
khu vực nông thôn. Tại mỗi khu vực thì mức độ sản lượng điện năng được tiêu thụ
rất khác nhau, mục đích sử dụng điện của từng đối tượng khách hàng (điện sinh
hoạt, điện sản xuất kinh doanh,…) khác nhau đòi hỏi yêu cầu quản lý cũng khác
nhau. Mặc dù chất lượng cung cấp dịch vụ điện năng tại TP.HCM được khách hàng
đánh giá ngày càng tốt hơn, tuy nhiên vẫn còn những khu vực có số thời gian và số
lần cúp điện cao hơn kế hoạch đề ra. Ngoài ra, bên cạnh tiềm năng phát triển của
EVNHCMC và các CTĐL trực thuộc còn cần được khai thác và phát triển hơn nữa
trong tương lai.
Nhìn chung, EVNHCMC và các đơn vị trực thuộc khi thực hiện quản lý các
loại hình chi phí, đa phần đều phân bổ các loại chi phí gián tiếp theo phương pháp
kế toán chi phí truyền thống. Do đó, hệ thống kế toán chi phí hiện tại không đáp
ứng được đòi hỏi phản ánh chính xác tất cả các loại hình chi phí phát sinh đang
ngày càng đa dạng, phức tạp trong các hoạt động SXKD của đơn vị. Chính vì vậy,
EVNHCMC cần tất yếu phải thay đổi hệ thống kế toán của mình bằng một hệ thống
kế toán tốt hơn giúp EVNHCMC có thể phân bổ được chi phí chung đến từng đối
tượng chịu chi phí của mình một cách chính xác, từ đó giúp cho BGĐ của
EVNHCMC đưa ra định hướng phát triển đúng đắn cũng như góp phần tạo ra lợi
nhuận cho đơn vị.
Từ những phân tích trên cho thấy việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
việc áp dụng hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động (ABC – Activity
based costing) là rất quan trọng, giúp cho các nhà quản lý của EVNHCMC có cái
nhìn tổng quát và lựa chọn phù hợp về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng
ABC trong doanh nghiệp để từ đó nâng cao hiệu quả áp dụng hệ thống này vào
trong việc xác định chi phí từ các hoạt động của EVNHCMC. Vì những vấn đề trên,
tác giả đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng hệ
thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại các công ty Điện lực
3
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” để mong muốn đóng góp bước đầu giúp
EVNHCMC nói riêng và ngành Điện lực Việt Nam nói chung có thể tiếp cận và
làm cơ sở áp dụng hệ thống ABC trong tương lai không xa.
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng hệ thống kế toán chi phí dựa
trên cơ sở hoạt động (ABC) tại các CTĐL trên địa bàn TP.HCM.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu cụ thể của luận văn hướng đến các vấn đề sau:
- Nhận diện các nhân tố tác động đến việc áp dụng hệ thống ABC vào các
CTĐL trên địa bàn TP.HCM.
- Đo lường và đánh giá tác động các nhân tố này trong áp dụng hệ thống ABC
vào các CTĐL trên địa bàn TP.HCM.
2.2. Câu hỏi nghiên cứu
- Nhằm xử lý mục tiêu nghiên cứu thứ nhất thì câu hỏi nghiên cứu là: Việc áp
dụng hệ thống ABC tại các CTĐL trên địa bàn TP.HCM sẽ chịu ảnh hưởng từ những
nhân tố nào?
- Nhằm xử lý mục tiêu nghiên cứu thứ hai, câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là:
Mức độ tác động của từng nhân tố trên đến áp dụng hệ thống ABC tại các CTĐL trên
địa bàn TP.HCM là bao nhiêu?
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt
động (ABC) và các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng hệ thống kế toán chi phí
dựa trên cơ sở hoạt động tại các CTĐL trên địa bàn TP.HCM.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
-
Không gian: Tại EVNHCMC và CTĐL chi nhánh trực thuộc đang hoạt động
SXKD điện năng trên địa bàn TP.HCM.
-
Thời gian nghiên cứu từ tháng 06 năm 2019 đến tháng 5 năm 2020.
4
4. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đề ra, tác giả luận văn đã sử dụng phương pháp nghiên
cứu các lý thuyết nền thông qua các nghiên cứu trước đó, điều này giúp trả lời cho
câu hỏi nghiên cứu thứ nhất là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng hệ
thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động (ABC). Tiếp theo, tác giả tiến hành
phương pháp nghiên cứu định lượng để làm sáng tỏ câu hỏi nghiên cứu thứ hai. Cụ
thể, tác giả đã thực hiện nghiên cứu định lượng bằng cách tiến hành khảo sát để thu
thập thông tin và phân tích kết quả thu thập được bằng kỹ thuật phân tích hồi quy đa
biến trên phần mềm SPSS để xác định mức độ tác động của từng nhân tố trên đến
áp dụng hệ thống ABC tại các CTĐL trên địa bàn TP.HCM
5. Đóng góp của đề tài nghiên cứu
5.1. Về mặt học thuật
Đóng góp vào nguồn tài liệu nghiên cứu về những nhân tố có ảnh hưởng tích
cực đến Việc áp dụng phương pháp ABC vào các doanh nghiệp kinh doanh điện
năng nói chung và EVNHCMC nói riêng.
5.2. Về mặt thực tiễn
Đưa ra những giải pháp góp phần tăng Việc áp dụng phương pháp ABC vào việc
đo lường và phân bổ chi phí, lập kế hoạch quản lý chi phí cho các doanh nghiệp sản
xuất và kinh doanh điện năng.
6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Kết cấu của luận văn gồm phần mở đầu và 5 chương như sau:
- Chương 1: Tổng quan về các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế
- Chương 2: Cơ sở lý thuyết
- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
- Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách
5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Chương 1 sẽ trình bày về tình hình nghiên cứu hệ thống ABC qua các nghiên
cứu của các tác giả trong và ngoài nước. Dựa vào các nghiên cứu này, tác giả sẽ xác
định đươc khe hổng nghiên cứu mà luận văn tiếp tục khai thác.
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về hệ thống ABC trên thế giới
Hệ thống ABC đã được biết đến từ những năm 1980 và được chứng minh là
cung cấp thông tin chi phí chính xác hơn hệ thống kế toán chi phí truyền thống
(Kaplan và Atkinson, 1998). Thông tin từ ABC giúp nhà quản trị đưa ra các quyết
định chính xác hơn. Do đó, từ khi hình thành đến nay, trên thế giới đã có nhiều các
nghiên cứu về hệ thống ABC ở những góc độ tiếp cận khác nhau như các nghiên
cứu về các nhân tố tác động đến áp dụng hệ thống ABC, triển khai hệ thống ABC
vào các doanh nghiệp cụ thể. Sau đây tác giả sẽ thống kê các nghiên cứu được thực
hiện trong các khoảng thời gian gần nhất mà tác giả đã sưu tầm được để thấy được
xu hướng nghiên cứu hiện tại cũng với sự phát triển của hệ thống ABC tại các quốc
gia trên thế giới.
1.1.1. Các nghiên cứu về thực trạng áp dụng hệ thống ABC trên thế giới
Nghiên cứu của hai tác giả Cooper, R., và Kaplan, R. S. (1998) với nhan đề
“Cost & effect: using integrated cost systems to drive profitability and performance”
xuất bản tại Trường Kinh doanh Harvard (Harvard Business School).
Nghiên cứu cho rằng một hệ thống kế toán chi phí tốt phải thể hiện được ba
chức năng chính: Thứ nhất, hệ thống đó phải định giá đúng giá trị của hàng tồn kho,
dựa trên cơ sở nguyên tắc giá gốc thì khoản chi phí được phân bổ vào hàng tồn kho
không tuân theo quy luật nguyên nhân – kết quả. Và khi doanh nghiệp áp dụng hệ
thống kế toán chi phí truyền thống vào việc phân bổ chi phí cho từng loại hàng tồn
kho là không thực sự hợp lý. Tiếp theo là chức năng kiểm soát điều hành, chức năng
này đòi hỏi hệ thống kế toán chi phí phải đáp ứng kịp thời cho các cấp độ quản lý để
kiểm soát và quản lý chi phí kịp thời, tránh làm phát sinh các loại chi phí không cần
thiết. Thứ ba là chức năng hệ thống kế toán chi phí phải xác định được chi phí cho
từng đối tượng chịu chi phí, cụ thể hệ thống cần phải tính toán được rằng doanh
nghiệp sẽ cần tiêu tốn bao nhiêu nguồn lực trong dài hạn đối với từng loại sản phẩm
6
dựa trên hai tiêu chí là sự đa dạng của các loại sản phẩm và mức độ phức tạp trong
đầu ra của doanh nghiệp. Nghiên cứu này cho rằng hệ thống ABC có thể thay thế
tốt hơn hệ thống kế toán chi phí truyền thống để thực hiện ba chức năng cơ bản trên
và xác định được các hoạt động nào không tạo ra chi phí, hoạt động nào tạo ra
doanh thu và tiêu tốn chi phí trong chu kỳ hoạt động của doanh nghiệp. Trên cơ sở
đó, các nhà quản trị doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định phù hợp như tăng
giá các sản phẩm sử dụng nhiều chi phí của doanh nghiệp để từ đó giúp gia tăng lợi
nhuận cho doanh nghiệp. Đồng thời, các nhà quản trị có thể điều chỉnh giảm giá
thành đối với các sản phẩm tiêu tốn ít nguồn lực của doanh nghiệp hơn nhằm tăng
tính cạnh tranh của sản phẩm đó trên thị trường; hay có thể điều chỉnh giảm bớt đầu
tư nguồn lực cho các hoạt động không đem lại hiệu quả cao như mong đợi.
Công trình của tác giả Innes và cộng sự (2000) với nhan đề “Activity-based
costing in the UK’s largest companies: A comparison of 1994 and 1999 survey
results” đăng trên Management Accounting Research.
Tác giả đã khảo sát 1000 tổ chức khác nhau về sự đồng tình vận dụng hệ
thống ABC và xây dựng mô hình để các tổ chức này áp dụng trong thực tế. Kết quả
nghiên cứu cho thấy có rất ít các công ty chấp nhận thay thế hệ thống cũ bằng hệ
thống ABC. Phần lớn các công ty chấp nhận hệ thống ABC là các công ty có quy
mô lớn và hoạt động chủ yếu trong các ngành thuộc lĩnh vực tài chính. Bên cạnh đó,
kết quả nghiên cứu còn thể hiện một sự gia tăng số lượng các doanh nghiệp áp dụng
không thành công hệ thống ABC cũng như có sự gia tăng số lượng các doanh
nghiệp không chấp nhận và không quan tâm đến áp dụng hệ thống ABC. Các kết
quả khảo sát trên người dùng ABC cung cấp một số bằng chứng cho thấy mặc dù
17,5% số người được hỏi nói rằng đã sử dụng ABC vào năm 1999, nhưng gần một
nửa trong số họ chỉ sử dụng ABC trong một vài bộ phận trong tổ chức của họ hay
trong các nghiên cứu thí điểm, chỉ 7,9% còn lại là những người thực sự sử dụng hệ
thống ABC. Trong một số trường hợp, có những doanh nghiệp áp dụng song song
cả hai hệ thống kế toán chi phí truyền thống và hệ thống ABC.
Trong khoảng thời gian từ năm 1994 đến 1999, mặc dù có xuất hiện xu hướng
vận dụng hệ thống ABC nhưng tỷ lệ chấp nhận sử dụng hệ thống ABC còn rất hạn
7
chế. Nguyên nhân theo tác giả là vì vấn đề phức tạp trong kỹ thuật triển khai vận
dụng hệ thống ABC cũng như chi phí đầu tư quá cao dẫn đến nhiều công ty đã từ
chối chấp nhận triển khai vận dụng hệ thống mới.
Hạn chế của nghiên cứu là vẫn chưa đi sâu tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng
cũng như mức độ ảnh hưởng của chúng đến vận dụng hệ thống ABC. Ngoài ra, các
tác giả cũng đề xuất các nghiên cứu tiếp theo nên mở rộng thêm tỷ lệ vận dụng hệ
thống ABC ở các tổ chức khác ngoài phạm vi bài nghiên cứu này.
Nghiên cứu của Chongruksut, W., và Brooks, A. (2005) với nhan đề “The
adoption and implementation of activity based costing in Thailand” đăng trên Asian
Review of Accounting.
Bài nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm về việc áp dụng ABC ở
Thái Lan và các biến liên quan đến việc áp dụng và triển khai ABC từ một cuộc
điều tra bằng câu hỏi được gửi đến 292 công ty niêm yết ở Thái Lan vào năm 2001.
Nghiên cứu này cho thấy, ngay cả khi tỷ lệ sử dụng ABC ở Thái Lan thấp, mức độ
các doanh nghiệp có ý định áp dụng ABC là tương đối cao so với các Quốc gia
Châu Á khác (58% các công ty được hỏi cho biết họ có biết và chấp nhận áp dụng
hệ thống ABC). Tác giả nhận thấy tỷ lệ sử dụng thấp không phải do sự thiếu hiểu
biết về phương pháp chi phí mới, mà là do các yếu tố khác, chẳng hạn như những
khó khăn trong vấn đề thiết kế và triển khai ABC, cũng như các ưu tiên cao hơn của
các thay đổi khác hoặc dự án khác. Theo tác giả thì lý do chính khiến các doanh
nghiệp áp dụng ABC là sự cạnh tranh ngày càng tăng và chi phí ngày càng cao và
đa dạng, cũng như sự bất lực của các hệ thống chi phí truyền thống để cung cấp
thông tin cho nhà quản lý trong môi trường mới. Nghiên cứu cho thấy hầu hết người
dùng ABC có mức độ hài lòng cao với lợi ích mà phương pháp ABC mang lại, đặc
biệt là về chi phí sản phẩm chính xác hơn, cải thiện kiểm soát chi phí, đo lường hiệu
suất tốt hơn, cải tiến liên tục và tăng khả năng cạnh tranh cũng như tăng lợi nhuận.
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu phát hiện rằng hầu hết người dùng ABC nhận thấy
rằng các biến hành vi và tổ chức, đặc biệt là sự hỗ trợ từ quản lý cấp cao đóng vai
trò then chốt đối với việc triển khai thành công ABC. Đồng thời, hầu hết các vấn đề
trong việc triển khai ABC ở các công ty Thái Lan liên quan nhiều đến các rào cản
8
kỹ thuật hơn là hành vi. Cuối cùng, các công ty Thái Lan với sự thay đổi cao về độ
phức tạp của sản phẩm, độ phức tạp của quy trình sản xuất/dịch vụ và khả năng tài
chính vững vàng sẽ có Việc áp dụng thành công phương pháp ABC cao hơn.
Về hạn chế, nghiên cứu là chỉ bao gồm các công ty đại chúng được liệt kê
trên SET hoạt động ở khu vực Bangkok, do đó kết quả của nghiên cứu này có thể
hạn chế tính tổng quát của các phát hiện ở các quốc gia khác. Theo tác giả, các
nghiên cứu sau có thể sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp để khám phá
các vấn đề liên quan đến việc áp dụng và triển khai ABC và các đổi mới kế toán
quản trị khác. Từ đó sẽ cung cấp các bằng chứng phong phú hơn, đặc biệt là các yếu
tố văn hóa có thể ảnh hưởng đến các vấn đề áp dụng và triển khai hệ thống ABC
trong doanh nghiệp.
Nghiên cứu của Sartorius và cộng sự (2007) với nhan đề “The design and
implementation of Activity Based Costing (ABC): a South African survey” đăng trên
Meditari Accountancy Research.
Mục tiêu của nghiên cứu là giúp các doanh nghiệp ở Nam Phi thiết kế và triển
khai thành công hệ thống ABC bằng cách thử nghiệm bốn câu hỏi nghiên cứu chính.
Câu hỏi nghiên cứu đầu tiên là kiểm tra mức độ khuếch tán ABC ở Nam Phi, các
tác giả thực hiện một cuộc khảo sát 181 công ty tại Gauteng. Với mức độ khuếch
tán 12%, mức độ áp dụng ABC ở Nam Phi nhìn chung là ít hơn so với phần lớn các
quốc gia được khảo sát ở nước ngoài, nhưng nó tương đương với ở Châu Âu và cao
hơn một chút so với Nhật Bản. Tỷ lệ áp dụng ABC cao nhất được ghi nhận là ở các
doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực ngân hàng và khai thác mỏ. Nghiên cứu
đã chỉ ra việc áp dụng ABC phụ thuộc vào các nhân tố là quy mô của công ty, mức
độ cạnh tranh của công ty và định mức chi phí cố định. Đối với câu hỏi nghiên cứu
thứ hai và thứ ba, đó là tại sao các công ty quyết định triển khai (hoặc không triển
khai) hệ thống ABC, các tác giả đã thực hiện các cuộc phỏng vấn chuyên sâu với 20
người là những chuyên gia có kinh nghiệm về hệ thống ABC để tìm câu trả lời. Từ
đó, kết quả nghiên cứu được sử dụng để xây dựng một danh sách các nhân tố để
tham khảo trong việc thiết kế hệ thống ABC ở Nam Phi. Ngoài ra, các tác giả còn
đưa ra các giải thích cho một số lý do khác nhau cho việc thực hiện (hay không thực
9
hiện) ở Nam Phi hoặc ở các nước phát triển. Đặc biệt, sự hỗ trợ của quản lý cấp cao
và làm chủ các vấn đề kỹ thuật của ABC được xem là rất quan trọng trong suốt
nghiên cứu. Do đó, việc thiếu sự ủng hộ của quản lý cấp cao được các tác giả xem
là một trong những khó khăn chính gặp phải khi triển khai ABC ở Nam Phi.
Về hướng nghiên cứu tiếp theo, các tác giả đề xuất các nghiên cứu sau cần
tìm hiểu sâu hơn trong việc xác định mối quan hệ giữa việc sử dụng chi phí ABC và
hiệu quả tài chính đạt được, cũng như để xác định vai trò mới của ABC trong các
giao dịch giữa các tổ chức ở Nam Phi. Sự phổ biến của ABC trong một số ngành
trái ngược với ngành khác theo các tác giả cũng cần được nghiên cứu để xác định
chính xác lý do tại sao ABC phù hợp với một số ngành hơn so với các ngành khác.
Cuối cùng, các tác giả cho rằng các cuộc điều tra trong tương lai về mức độ khuếch
tán ở Nam Phi có thể xem xét thử nghiệm việc áp dụng ABC ở các cấp quản lý hoạt
động khác nhau, cụ thể là phân tích hoạt động, kế toán chi phí hoạt động và chi phí
dựa trên hoạt động.
Nghiên cứu của Azzouz (2012) với nhan đề “The Activity Based Costing in
Morocco: adoption and diffusion” đăng trên Arabian Journal of Business and
Management Review.
Trong nghiên cứu này, tác giả đã thực hiện một nghiên cứu thực nghiệm về việc
áp dụng ABC tại 62 doanh nghiệp có trụ sở tại Morocco để tìm hiểu xem tỷ lệ áp
dụng phương pháp ABC ở Morocco là bao nhiêu phần trăm. Nghiên cứu cho thấy
trên thực tế, ở các Quốc gia khác nhau thì tỷ lệ chấp nhận áp dụng phương pháp
ABC cũng khác nhau và nhìn chung còn rất hạn chế. Cụ thể, tỷ lệ áp dụng ABC ở
một số nước được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.1: Tỷ lệ áp dụng phương pháp ABC ở một số nước trên thế giới
Năm nghiên
Tác giả thực hiện
Tỷ lệ chấp nhận áp
cứu
nghiên cứu
dụng
2003
Kiani & Sangeladji
52%
Hoa Kỳ
2001
Tayles & Drury
23%
Vương quốc
Quốc gia
10
Anh
2008
Rahmouni
33.3%
Pháp
2010
Ngongang
9.3%
Cameroon
2007
Moalla
23.75%
Tunisia
2007
Sartorius, Eitzen et
12%
Nam Phi
Kamala
2005
Chongruksut et Brooks
35%
Thái Lan
2007
Ruhanita et Daing
36%
Malaysia
(Nguồn: Azzouz, 2012)
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ áp dụng phương pháp kế toán quản trị này ở
Morocco tương đối cao (12,9%), trong đó 21,87% ở các doanh nghiệp lớn và 3,33%
ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ, 14,58% ở các doanh nghiệp công nghiệp và 7,14%
ở các doanh nghiệp khác. Tác giả đề xuất các nghiên cứu tiếp theo nên sử dụng một
số biến tổ chức (như: quy mô công ty, chiến lược, sự không chắc chắn của môi
trường,…) để giải thích tại sao doanh nghiệp áp dụng hay không áp dụng phương
pháp kế toán quản trị mới này.
Nghiên cứu của Rundora và cộng sự (2013) với nhan đề “Activity-based
costing in small manufacturing firms: South African study” đăng trên tạp chí
Journal of Applied Business Research (JABR).
Đây là một cuộc điều tra thực nghiệm bằng phương pháp khảo sát kinh nghiệm
và nhận thức về phương pháp kế toán chi phí dựa trên hoạt động (ABC) như một
phương án thay thế cho phương pháp chi phí truyền thống trong các công ty sản
xuất nhỏ ở khu vực Nam Gauteng, Nam Phi. Mục tiêu của nghiên cứu là xác định:
Mức độ mà ABC được chấp nhận; Nhận thức về lợi ích và các rào cản của áp dụng
phương pháp ABC; Kinh nghiệm liên quan đến việc thực hành ABC; và lý do tại
11
sao các công ty không áp dụng ABC. Một phân tích gồm 48 bảng câu hỏi chỉ ra
rằng 16 công ty đã triển khai ABC trong khi 32 công ty không áp dụng phương
pháp này. Kết quả nghiên cứu cho thấy: (i) các công ty áp dụng ABC có thời gian
hoạt động lâu hơn nhiều so với các công ty không áp dụng phương pháp này; (ii)
các công ty sử dụng phương pháp ABC có quy mô (về số lượng nhân viên) lớn hơn
đáng kể so với các công ty không sử dụng phương pháp này; (iii) có một số khác
biệt đáng kể trong nhận thức giữa những người sử dụng và những người không sử
dụng phương pháp ABC, cụ thể: (a) Người sử dụng ABC đánh giá 3/11 lợi ích của
ABC cao hơn đáng kể so với người không sử dụng, đó là ABC cung cấp: Hỗ trợ
quản lý và kiểm soát ngân sách; Một cơ sở để ra quyết định và kiểm soát tốt hơn;
Và tăng khả năng cạnh tranh của các công ty trên thị trường. (b) Người không sử
dụng ABC đưa ra 4/11 rào cản của việc triển khai ABC, cụ thể là: Thiếu kiến thức
về ABC; Gặp vấn đề trong việc xác định trình điều khiển chi phí; Khó khăn trong
việc xác định các hoạt động; Và có mức độ ưu tiên cao hơn đối với các dự án khác.
1.1.2. Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng hệ thống
ABC trên thế giới
Nghiên cứu của Brown và các cộng sự (2004) với nhan đề “Technological
and organizational influences on the adoption of activity based costing in Australia”
được công bố trên tạp chí Accounting and Finance.
Các tác giả đã thực hiện khảo sát cắt ngang tại các công ty ở Úc để kiểm tra
ảnh hưởng của bảy nhân tố thuộc 2 nhóm công nghệ và tổ chức đối với mối quan
tâm ban đầu của các công ty đối với ABC và quyết định của họ có chấp nhận (hay
không) áp dụng hệ thống ABC. Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp hỗn
hợp. Với phương pháp nghiên cứu định tính, nhóm tác giả đã kế thừa, tổng hợp và
phân tích từ các nghiên cứu đã được công bố trước đó. Với phương pháp nghiên
cứu định lượng, tác giả tiến hành khảo sát trên các đơn vị kinh doanh chiến lược.
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên lý thuyết “Khuếch tán sự đổi mới” (Innovation
Diffusion). Từ đó, tác giả đã đưa ra mô hình nghiên cứu với bảy nhân tố tác động
trong giai đoạn chấp nhận ABC, trong đó có ba nhân tố thuộc nhóm công nghệ, bao
gồm: (i) Mức độ của chi phí sản xuất chung (Level of Overhead); (ii) Sự phức tạp
12
và đa dạng của sản phẩm (Product complexity and diversity) và (iii) Lợi thế tương
đối (Relative Advantage); và bốn nhân tố thuộc nhóm tổ chức, bao gồm: (iv) Sự
ủng hộ của quản lý cấp cao (Top management support); (v) Sự hỗ trợ của người
đứng đầu nội bộ (Internal champion support); (vi) Quy mô của tổ chức
(Organizational size) và (vii) Chuyên gia tư vấn (Consultants).
Những hạn chế của nghiên cứu đó là về cách thức thu thập dữ liệu, mẫu
không đại diện cho toàn ngành, chỉ tiến hành nghiên cứu cắt ngang mà chưa đi vào
nghiên cứu phân tích kỹ trong từng giai đoạn của nghiên cứu cho cùng một số
lượng mẫu. Nhìn chung, nghiên cứu này tiến bộ hơn các nghiên cứu trước đó ở việc
đã thiết lập được một tập hợp các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến vận dụng hệ
thống ABC và xây dựng các biến một cách nhất quán.
Nghiên cứu của Ruhanita Maelah và Daing Naris Ibrahim (2007) với tựa đề
“Factors influencing activity based costing (ABC) adoption in manufacturing
industry” đăng trên Investment Management and Financial Innovations.
Các tác giả đã thực hiện khảo sát tại các doanh nghiệp sản xuất được niêm
yết trên sàn giao dịch chứng khoán Kuala Lumpur (KLSE) và các tập đoàn sản xuất
đa quốc gia tại Malaysia. Nghiên cứu này điều tra tình trạng áp dụng ABC và cho
thấy kết quả về mức độ áp dụng ABC trong các tổ chức sản xuất ở Malaysia là
tương đối thấp với tỷ lệ 36%. Các câu hỏi khảo sát bằng thư được gửi cho các tổ
chức sản xuất trong cả nước bằng cách sử dụng lấy mẫu phán đoán có chủ đích. Đối
tượng trả lời là kế toán và những người đứng đầu các tổ chức sản xuất.
Các tác giả đã tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng ABC từ các
nghiên cứu trước liên quan đến năm lĩnh vực, bao gồm: (i) Các đặc tính cá nhân
(Individual characteristics); (ii) Các yếu tố thuộc tổ chức (Organizational factors);
(iii) Các yếu tố thuộc về kỹ thuật (Technological factors); (iv) Tính chất của công
việc (Task characteristics) và (v) Môi trường bên ngoài doanh nghiệp (External
environment). Từ việc tổng hợp năm lĩnh vực trên, nghiên cứu đã đưa ra bảy nhân
tố ảnh hưởng đến việc áp dụng ABC tại các doanh nghiệp sản xuất ở Malaysia, đó
là: (i) Khả năng sai lệch về giá (Cost distortion); (ii) Mức độ hữu dụng của thông tin
kế toán trong việc ra quyết định; (iii) Chất lượng CNTT; (iv) Sự ủng hộ của tổ chức;
13
(v) Chủ sở hữu không có chuyên môn trong lĩnh vực kế toán; (vi) Các hoạt động
đào tạo huấn luyện; và (vii) Sự đo lường hiệu quả bên trong tổ chức.
Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố đều có ảnh hưởng đến việc áp dụng
ABC ở các doanh nghiệp sản xuất tại Malaysia. Về hạn chế của nghiên cứu: thứ
nhất, việc nghiên cứu thực nghiệm tại Maylaysia bị hạn chế nên các nghiên cứu tiếp
theo có liên quan đến đề tài này nên thu thập nhiều dữ liệu hơn và cập nhật tình
trạng áp dụng ABC tại Malaysia nhiều hơn. Hạn chế thứ hai của nghiên cứu này là
chưa tách biệt các mức độ áp dụng ABC tại những doanh nghiệp. Do đó, các tác giả
của nghiên cứu này mong muốn các nghiên cứu tiếp theo sẽ hoàn thiện mô hình
nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng ABC. Hạn chế thứ ba là nghiên
cứu này chưa thể ghi nhận cả quá trình thay đổi và áp dụng vì việc áp dụng ABC ở
Malaysia tại giai đoạn nghiên cứu đang ở mức độ sơ khai, tỷ lệ doanh nghiệp áp
dụng còn thấp (36%) và mức độ áp dụng mới ở giai đoạn khởi đầu. Vì vậy, các
nghiên cứu tiếp theo có thể khảo sát lại các doanh nghiệp để thu thập các dữ liệu,
thông tin cập nhật hơn về sự phát triển của việc áp dụng ABC tại các doanh nghiệp.
Theo nghiên cứu của Al-Omiri và Drury (2007) với nhan đề “A survey of
factors influencing the choice of product costing systems in UK Organizations”
được đăng trên Management Accounting Research.
Bằng phương pháp định tính và định lượng nhóm tác giả đã xác định được
sáu nhân tố tác động trực tiếp đến việc chấp nhận hệ thống ABC của các doanh
nghiệp tại Vương Quốc Anh đó là Sự quan trọng của thông tin chi phí và quy mô
doanh nghiệp là có mức ảnh hưởng quan trọng; Mức độ cạnh tranh và ngành nghề
kinh doanh theo tác giả có ý nghĩa quan trọng trong việc phân biệt giữa người chấp
nhận và không chấp nhận ABC; mức độ sử dụng các kỹ thuật sáng tạo trong kế toán
quản trị và mức độ sử dụng các kỹ thuật sản xuất tinh gọn có ảnh hưởng đáng kể
đến việc vận dụng hệ thống ABC. Trong khi các biến còn lại là chất lượng hệ thống
CNTT, sự đa dạng của sản phẩm và cấu trúc chi phí không có ảnh hưởng đáng kể.
Nghiên cứu này sử dụng 4 thước đo để đo lường sự phức tạp của hệ thống chi phí
và nắm bắt được các đặc điểm của hệ thống tính giá thành sản phẩm, cũng như kiểm
14
tra được mối liên hệ giữa các biến dự đoán và sự phức tạp của hệ thống kế toán chi
phí tại doanh nghiệp.
Hạn chế của nghiên cứu ở chỗ kết quả nghiên cứu có thể sai lệch vì những
người áp dụng ABC từ một công ty tư vấn quản lý. Do vậy, tỷ lệ chấp nhận ABC và
bất kỳ biến số nào liên quan đến ABC có thể bị cường điệu hóa so với thực tế. Mặc
dù có những hạn chế đã nêu nhưng nghiên cứu này đã cung cấp những hiểu biết bổ
sung liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ phức tạp của hệ thống kế
toán chi phí và là nguồn tư liệu tham khảo cho các nghiên cứu trong tương lai.
Nghiên cứu của Taha Ahmadzadeh và các cộng sự (2011) với nhan đề
“Exploration of Factors Influencing on Choice the Activity-Based Costing System
in Iranian Organizations” được đăng trên International Journal of Business
Administration.
Nghiên cứu này tìm cách khám phá năm nhân tố tổ chức có ảnh hưởng đến áp
dụng hệ thống chi phí dựa trên hoạt động (ABC) trong các công ty niêm yết của Sở
giao dịch chứng khoán Tehran, đó là: (i) Quy mô tổ chức (Size of the organization),
(ii) Loại ngành hoạt động (Industry type); (iii) Cơ cấu chi phí (Cost structure); (iv)
Tầm quan trọng của thông tin chi phí (Importance of cost information) và (v) Sự đa
dạng sản phẩm và dịch vụ (Products/Services diversity).
Tác giả đã gửi 170 bảng câu hỏi chính thức đến các công ty được chọn làm
mẫu khảo sát trong tổng số 301 công ty. Tuy nhiên chỉ có 57 trên 170 trả lời (chiếm
33,5%) là có thể sử dụng được. Bằng việc sử dụng phần mềm SPSS để phân tích mô
hình hồi quy logistic, kết quả nghiên cứu của khảo sát này cho thấy ảnh hưởng tích
cực giữa cấu trúc chi phí, tầm quan trọng của thông tin chi phí và sự đa dạng sản
phẩm và dịch vụ (về số lượng sản phẩm và dịch vụ) đến việc áp dụng ABC. Kết quả
cũng chỉ ra mối quan hệ tiêu cực giữa loại hình ngành nghề hoạt động, quy mô tổ
chức và sự đa dạng sản phẩm và dịch vụ (về đa dạng hỗ trợ và đa dạng khối lượng)
với việc thực hiện và lựa chọn hệ thống ABC. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu không
cho thấy mối quan hệ đáng kể giữa các nhân tố tổ chức ở trên với việc sử dụng hệ
thống ABC.