Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý hàng tồn kho trong hệ thống siêu thị co opmart của saigon co op

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.44 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

HUỲNH NGỌC DUNG

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ
HÀNG TỒN KHO TRONG HỆ THỐNG SIÊU THỊ
CO.OPMART CỦA SAIGON CO.OP

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

HUỲNH NGỌC DUNG

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ
HÀNG TỒN KHO TRONG HỆ THỐNG SIÊU THỊ
CO.OPMART CỦA SAIGON CO.OP
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Hướng ứng dụng)
Mã số: 8340101
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGÔ THỊ ÁNH

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2020



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
quản lý hàng tồn kho trong hệ thống siêu thị Co.opmart của Saigon Co.op” đây là
công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 07 năm 2020
Tác giả luận văn

Huỳnh Ngọc Dung


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TÓM TẮT
ABSTRACT
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................4
5. Kết cấu luận văn ......................................................................................................5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ TỒN KHO ...................................6
1.1 Tổng quan về hàng tồn kho ............................................................................................6
1.1.1 Khái niệm hàng tồn kho .......................................................................................6
1.1.2 Phân loại hàng tồn kho .........................................................................................6

1.1.3 Chức năng của hàng tồn kho ................................................................................8
1.1.4 Tính chất của hàng tồn kho trong chuỗi cung ứng .............................................10
1.2 Tổng quan về quản lý tồn kho ......................................................................................11
1.2.1 Khái niệm quản lý tồn kho .................................................................................11
1.2.2 Khái niệm hiệu quả hoạt động quản lý tồn kho ..................................................11
1.2.3 Tầm quan trọng của quản lý tồn kho ..................................................................13
1.2.4 Hoạt động quản lý tồn kho .................................................................................14
1.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tồn kho ........................................................16


1.3 Tổng quan về trung tâm phân phối ..............................................................................19
1.3.1 Phân biệt nhà kho và trung tâm phân phối .........................................................19
1.3.2 Chức năng và các hoạt động của trung tâm phân phối .......................................21
1.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý hàng tồn kho ..................................................22
1.4.1 Số ngày tồn kho ..................................................................................................22
1.4.2 Hệ số vòng quay hàng tồn kho ...........................................................................23
1.4.3 Tỷ lệ hoàn vốn hàng tồn kho ..............................................................................23
1.4.4 Tỷ số giữa giá trị tồn kho trên doanh số.............................................................23
1.4.5 Chỉ số đo lường hiệu suất (Key Performance Indicator – KPIs) .......................24
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .....................................................................................................25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO TRONG HỆ
THỐNG SIÊU THỊ CO.OPMART CỦA SAIGON CO.OP ........................................26
2.1 Tổng quan về Saigon Co.op và hệ thống siêu thị Co.opmart ......................................26
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Saigon Co.op ............................................26
2.1.2 Lĩnh vực kinh doanh và các thành tích tiêu biểu của Saigon Co.op ..................27
2.1.3 Giới thiệu về hệ thống siêu thị Co.opmart..........................................................29
2.2 Thực trạng hoạt động quản lý hàng tồn kho trong hệ thống siêu thị Co.opmart của
Saigon Co.op ......................................................................................................................33
2.2.1 Hoạt động quản lý hàng tồn kho tại trung tâm phân phối ..................................33
2.2.2 Hoạt động quản lý hàng tồn kho tại hệ thống siêu thị Co.opmart ......................43

2.2.3 Chỉ số đo lường hiệu suất hoạt động quản lý hàng tồn kho ...............................48
2.2.3.1 KPIs của trung tâm phân phối ...................................................................48
2.2.3.2 KPIs của hệ thống siêu thị Co.opmart ......................................................53
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hàng tồn kho .........................................................57
2.3.1 Các bên tham gia vào quản lý hàng tồn kho.......................................................57
2.3.2 Công nghệ thông tin trong quản lý hàng tồn kho ...............................................61
2.3.2.1 Ứng dụng công nghệ tại trung tâm phân phối ..........................................61


2.3.2.2 Ứng dụng công nghệ tại hệ thống siêu thị Co.opmart ..............................63
2.4 Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động quản lý hàng tồn kho trong hệ thống siêu thị
Co.opmart của Saigon Co.op .............................................................................................66
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .....................................................................................................71
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ
HÀNG TỒN KHO TRONG HỆ THỐNG SIÊU THỊ CO.OPMART CỦA
SAIGON CO.OP ..............................................................................................................72
3.1 Định hướng nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý hàng tồn kho trong hệ thống siêu
thị Co.opmart của Saigon Co.op ........................................................................................72
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý hàng tồn kho trong hệ thống siêu thị
Co.opmart của Saigon Co.op .............................................................................................73
3.2.1 Nguyên tắc và trách nhiệm của các bộ phận thực hiện ......................................73
3.2.2 Hướng dẫn thực hiện báo cáo “Tồn kho không phát sinh doanh số” .................76
3.2.3 Kết quả đạt được khi kiểm soát “Tồn kho không phát sinh doanh số” ..............80
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .....................................................................................................84
KẾT LUẬN ........................................................................................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: So sánh giữa nhà kho truyền thống và trung tâm phân phối ........................ 19
Bảng 2.1: Nguyên tắc bố trí phân khu chức năng ngành hàng tại siêu thị Co.opmart.. 30
Bảng 2.2: Tổng số siêu thị Co.opmart trên cả nước...................................................... 31
Bảng 2.3: Tỷ lệ tăng trưởng số ngày tồn kho của NH TPCN ....................................... 36
Bảng 2.4: Tỷ lệ tăng trưởng số ngày tồn kho của NH HMP ......................................... 37
Bảng 2.5: Tỷ lệ tăng trưởng số ngày tồn kho của NH DD............................................ 38
Bảng 2.6: Tỷ lệ tăng trưởng số ngày tồn kho của NH MM .......................................... 38
Bảng 2.7: Mẫu báo cáo tồn kho của trung tâm phân phối Bình Dương ....................... 39
Bảng 2.8: Tỷ trọng tồn kho các ngành hàng tại trung tâm phân phối ........................... 41
Bảng 2.9: Quy ước hàng tồn kho luân chuyển chậm tại siêu thị Co.opmart ................ 44
Bảng 2.10: Trị giá tồn kho luân chuyển chậm của hệ thống siêu thị Co.opmart .......... 45
Bảng 2.11: KPI thời gian xử lý đơn hàng tại TTPP Bình Dương T12/2019 ................ 49
Bảng 2.12: KPI thời gian load hàng tại TTPP Bình Dương T12/2019 ......................... 50
Bảng 2.13: KPI vận chuyển đúng lịch tại TTPP Bình Dương T12/2019 ..................... 50
Bảng 2.14: KPI chất lượng hàng giao của TTPP Bình Dương T12/2019 .................... 50
Bảng 2.15: KPI và Mục tiêu chất lượng của các TTPP ................................................ 51
Bảng 2.16: KPI lịch đặt hàng của hệ thống siêu thị Co.opmart .................................... 54
Bảng 2.17: Trị giá tồn kho của hệ thống siêu thị Co.opmart giữa các khu vực ............ 55
Bảng 2.18: So sánh giữa RFID và ứng dụng tại Saigon Co.op..................................... 61
Bảng 3.1: Tồn kho không phát sinh doanh số của NH TPCN theo nhóm hàng ........... 80
Bảng 3.2: Tồn kho không phát sinh doanh số của NH TPCN theo khu vực ................ 80
Bảng 3.3: Tồn kho không phát sinh doanh số của NH TPCN sau khi giải tồn............. 81
Bảng 3.4: Trị giá sau giải tồn của NH TPCN theo nhóm hàng .................................... 81
Bảng 3.5: Trị giá sau giải tồn của NH TPCN theo khu vực ........................................ 82


DANH MỤC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ
Hình 1.1: Hiệu ứng Bullwhip trong chuỗi cung ứng bán lẻ truyền thống (Towill and
McCullen, 1999) ........................................................................................................... 17
Hình 1.2: Hệ thống RFID cơ bản (Alan Bensky, 2019)................................................ 18

Hình 1.4: Ba loại chỉ số đo lường hiệu suất (David Parmenter, 2009) ......................... 24
Hình 2.1: Logo Saigon Co.op ....................................................................................... 26
Hình 2.2 Mạng lưới bán lẻ Saigon Co.op ..................................................................... 27
Hình 2.3: Chuyển đổi thương hiệu mới siêu thị Co.opmart .......................................... 29
Hình 2.4: Logo của hàng nhãn riêng Saigon Co.op ...................................................... 32
Hình 2.5: Trung tâm phân phối Bình Dương (D9) ....................................................... 34
Hình 2.6: Hệ thống quản lý hàng hóa MMS ................................................................. 63
Hình 3.1: Input số liệu tồn kho vào file phân tích......................................................... 76
Hình 3.2: Kết quả phân tích số liệu tồn kho.................................................................. 77
Hình 3.3: Sheet “Thống kê chung” - Tồn kho không phát sinh doanh số .................... 78
Hình 3.4: Sheet “Chi tiết” - Tồn kho không phát sinh doanh số .................................. 78
Hình 3.5: Sheet “Lũy tiến” - Tồn kho không phát sinh doanh số ................................. 79


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BB

Biên bản



Giám đốc

HNR

Hàng nhãn riêng

HTX

Hợp tác xã


KPI

Chỉ số đo lường hiệu suất (Key Performance Indicator)

MMS

Hệ thống quản lý hàng hóa (Merchandise Management System)

MTCL

Mục tiêu chất lượng

NH DD

Ngành hàng Đồ dùng

NH MM

Ngành hàng May mặc

NH HMP

Ngành hàng Hóa mỹ phẩm

NH TPCN

Ngành hàng Thực phẩm công nghệ

QC


Kiểm soát chất lượng (Quality Control)

RFID

Nhận dạng bằng sóng vô tuyến (Radio Frequency Identification)

SKU

Đơn vị lưu kho (Stock Keeping Unit)

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TTPP

Trung tâm phân phối


TÓM TẮT
Hàng tồn kho hoạt động như một bộ đệm lấp đầy khoảng cách ngăn cách thời
gian, địa điểm, số lượng mà khách hàng yêu cầu và thời gian phân phối để sản xuất
hoặc thu mua. Quản lý tồn kho hiệu quả giúp ngăn ngừa hết hàng và giải quyết các vấn
đề gây ra biến động lớn giữa cung và cầu từ những điều như dự báo không chính xác...
Thông qua luận văn “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý hàng
tồn kho trong hệ thống siêu thị Co.opmart của Saigon Co.op”, tác giả phân tích thực
trạng hoạt động quản lý hàng tồn kho trong hệ thống siêu thị Co.opmart của Saigon
Co.op, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý hàng tồn
kho trong hệ thống siêu thị Co.opmart của Saigon Co.op.

Kết cấu luận văn gồm có:
- Chương 1: Cơ sở lý thuyết về tồn kho và quản lý tồn kho.
- Chương 2: Thực trạng hoạt động quản lý hàng tồn kho trong hệ thống
siêu thị Co.opmart của Saigon Co.op.
- Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý hàng tồn
kho trong hệ thống siêu thị Co.opmart của Saigon Co.op dựa trên định hướng
phát triển của Saigon Co.op trong giai đoạn 2019-2022.


ABSTRACT
Inventory acts as a buffer to fill the gap between the time, place, the quantity
requested by the customer and the time it is distributed to produce or procure. Efficient
inventory management helps prevent stock runs and solves problems that cause big
fluctuations between supply and demand from things like inaccurate forecasts ...
Through the thesis "Solution to improve the effectiveness of inventory
management activities in Saigon Co.op's Co.opmart supermarket chain", the author
analyzes the operational status of inventory management activities in Saigon Co.op's
Co.opmart supermarket chain, thereby proposing solutions to improve the efficiency of
inventory management activities in Saigon Co.op's Co.opmart supermarket chain.
The structure of the thesis includes:
- Chapter 1: Theoretical basis of inventory and inventory management.
- Chapter 2: The operational status of inventory management activities in
Saigon Co.op's Co.opmart supermarket chain.
- Chapter 3: Solutions to improve the efficiency of inventory management
activities in Saigon Co.op's Co.opmart supermarket chain based on the
development orientation of Saigon Co.op in the 2019-2022 period.


1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hàng tồn kho là những thành phần sử dụng để hỗ trợ sản xuất (nguyên vật liệu
và bán thành phẩm), hỗ trợ hoạt động (bảo trì, sữa chữa và dụng cụ vận hành), và dịch
vụ khách hàng (thành phẩm và phụ tùng-vật phẩm thay thế) (APICS Dictionary, 2016).
Hàng tồn kho là một trong những loại tài sản có giá trị lớn của hầu hết các công
ty, xí nghiệp và thường chiếm từ 40% đến 50% tổng giá trị tài sản (Trần Duy Bảo,
2013). Do vậy, việc kiểm soát, phân phối, tính toán số lượng hàng tồn kho của đơn vị
luôn là vấn đề cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và gia
tăng năng lực tranh cạnh cho doanh nghiệp. Vì lẽ đó, quản lý hàng tồn kho là điều cấp
thiết trong quá trình hội nhập với sức canh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường bán
lẻ nói chung và tại Việt Nam nói riêng.
Trước tình hình hệ thống siêu thị Co.opmart ngày càng mở rộng, tính cấp thiết
trong hoạt động quản lý hàng tồn kho lại càng quan trọng hơn bao giờ hết, cụ thể tỷ lệ
tăng trưởng trị giá tồn kho của toàn chuỗi siêu thị Co.opmart là 15,22% (từ 1.042 tỷ
đồng tăng lên 1.229 tỷ đồng), tăng trưởng mạnh ở ba khu vực là Miền Bắc (31,81%),
Đông Nam Bộ và Tây Nguyên (27,76%), cuối cùng là khu vực Miền Tây (12,60%).
Thêm vào đó, việc thắt chặt quản lý tồn kho tại điểm bán lẻ (siêu thị) vẫn chưa đạt
được hiệu quả như mong đợi, tỷ lệ tăng trưởng của hàng tồn kho luân chuyển chậm vẫn
tăng trưởng theo từng năm, cụ thể là 15,40% (từ 54,9 tỷ đồng tăng lến 64,9 tỷ đồng)
tính cho toàn hệ thống siêu thị Co.opmart, tăng trưởng mạnh nhất là ở khu vực Miền
Bắc (28,96%), Đông Nam Bộ và Tây Nguyên (17,68%) và cuối cùng là Miền Tây
(16,60%). Và khi siêu thị cứ tiếp tái bổ sung đơn hàng cho các mặt hàng luân chuyển
chậm này (gửi đơn đặt hàng trực tiếp về trung tâm phân phối) thì áp lực tồn trữ tại đầu
trung tâm phân phối lại gia tăng hơn nữa, và khi kinh doanh không được hoặc hàng gần
cận date, siêu thị mới bắt đầu xin chủ trương giải tồn từ Phòng Kinh doanh hoặc xin
xuất trả ngược về trung tâm phân phối, và đây cũng chính là nguyên nhân trực tiếp gây


2


ra sự tăng trưởng mạnh đối với mặt hàng luân chuyển chậm tại siêu thị. Hơn thế nữa,
quá tải sức chứa hàng hóa tại trung tâm phân phối hiên nay khi số ngày tồn kho thực tế
vượt quá cao so với số ngày tồn kho kế hoạch, cụ thể là ở hai ngành hàng thực phẩm
công nghệ và hóa mỹ phẩm là 33,33% và 26,09%, thể hiện rõ nhất là ở hai trung tâm
phân phối Bình Dương và Miền Tây. Và cuối cùng là khi áp lực gia tăng tại đầu trung
tâm phân phối cũng chính là tác động trực tiếp đến các chỉ số KPI trong hoạt động vận
hành và quản lý tồn kho tại đầu nguồn cung – nơi cung ứng hàng hóa chính yếu cho hệ
thống siêu thị Co.opmart, cụ thể nhất là 02 chỉ tiêu “Thời gian xử lý dứt điểm đơn
hàng” và “Thời gian load hàng (on time)”. Vì vậy, kiểm soát tốt nhu cầu thực tế của
khách hàng ngay tại điểm bán lẻ (siêu thị), tức là gia tăng tính linh hoạt cho chuỗi bán
lẻ và cụ thể hơn là góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý hàng tồn kho trong
hệ thống siêu thị Co.opmart của Saigon Co.op. Kiểm soát tốt nhu cầu từ điểm then
chốt, tức là việc quản lý và tồn trữ hàng hóa qua các điểm trung gian của hệ thống siêu
thị sẽ tăng tính hiệu quả hơn (siêu thị – Saigon Co.op – nhà cung cấp), giảm áp lực tồn
trữ cũng như là hạn chế tối đa kinh doanh các mặt hàng không mang lại hiệu quả và
chiếm dụng chi phí vốn. Trước các vấn đề nêu trên có thể thấy rõ được thực trạng hiện
nay cũng như là tính cấp thiết của vấn đề trong việc tìm ra giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động quản lý hàng tồn kho trong hệ thống siêu thị Co.opmart của Saigon
Co.op.
Các đề tài nghiên cứu trước đây đa phần tập trung vào hoạt động quản lý hàng
tồn kho tại doanh nghiệp với quy mô vừa và nhỏ hay tập trung vào một ngành hàng
nhất định, rất ít các nghiên cứu về lĩnh vực này nên chưa thể nêu bật lên tầm quan
trọng trong hoạt động quản lý hàng tồn kho cho chuỗi siêu thị lớn với độ phủ rộng
khắp cả nước nói riêng và ngành bán lẻ tại thị trường Việt Nam về ngành hàng tiêu
dùng nhanh nói chung.
Với thực trạng vấn đề nêu trên đề xuất giải pháp cho hoạt động quản lý hàng tồn
kho của Saigon Co.op trong hệ thống siêu thị Co.opmart là hết sức cần thiết để góp



3

phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh
nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước. Chính vì thế, tác giả
quyết định chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý hàng tồn
kho trong hệ thống siêu thị Co.opmart của Saigon Co.op” làm luận văn thạc sĩ.

2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
quản lý hàng tồn kho trong hệ thống siêu thị Co.opmart của Saigon Co.op.
Mục tiêu cụ thể:
-

Đánh giá thực trạng hoạt động quản lý hàng tồn kho trong hệ thống siêu

thị Co.opmart của Saigon Co.op nhằm chỉ ra các ưu khuyết điểm, nguyên
nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý hàng tồn kho hiện tại.
-

Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý hàng

tồn kho trong hệ thống siêu thị Co.opmart của Saigon Co.op.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
-

Hoạt động quản lý hàng tồn kho và những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt

động quản lý hàng tồn kho trong hệ thống siêu thị Co.opmart của Saigon
Co.op.

Phạm vi nghiên cứu:
-

Hàng tồn kho bao gồm hàng thực phẩm công nghệ, hóa mỹ phẩm, đồ

dùng và may mặc (không bao gồm hàng thực phẩm tươi sống do tính chất đặc
trưng của loại hàng này là nhập và xuất đi trong ngày, không tồn trữ tại trung
tâm phân phối).


4

-

Phạm vi không gian:
 Không gian nghiên cứu là các yếu tố cấu thành nên hoạt động
quản lý hàng tồn kho trong hệ thống siêu thị Co.opmart của Saigon
Co.op.
 Tác giả xét trên hai phương diện: (1) Hàng hóa tồn trữ tại trung
tâm phân phối, (2) Hàng hóa tồn kho tại siêu thị. Tác giả không xét
đến tồn kho trên đường đi vì sẽ chịu nhiều tác động của các yếu tố
khách quan.

-

Phạm vi thời gian: đề tài sử dụng các dữ liệu liên quan đến hoạt động

quản lý hàng tồn kho trong hệ thống siêu thị Co.opmart của Saigon Co.op từ
tháng 01/2017 đến tháng 12/2019.
4. Phương pháp nghiên cứu

Nguồn dữ liệu:
-

Dữ liệu sơ cấp: phỏng vấn các chuyên gia có kinh nghiệm (nội bộ Saigon

Co.op), tham gia trực tiếp vào hoạt động quản lý hàng tồn kho trong hệ thống
siêu thị Co.opmart của Saigon Co.op (tham khảo Phụ lục 4).
 Phỏng vấn trực tiếp: tác giả tiến hành đặt câu hỏi và thực hiện thu
thập thông tin dựa trên cơ sở các câu hỏi, thông tin quan trọng mang tính
chất xây dựng, có tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động quản lý
hàng tồn kho trong hệ thống siêu thị Co.opmart của Saigon Co.op.
 Các chuyên gia được lựa chọn để phỏng vấn, hỏi ý kiến gồm các
quản lý cấp cao có kinh nghiệm làm việc tại Saigon Co.op ít nhất 10 năm.
Đây là những người có đủ tầm ảnh hưởng đến hoạt động quản lý hàng tồn
kho tại hệ thống siêu thị Co.opmart. Trong danh sách này, có 05 chuyên
gia là Giám đốc khu vực phụ trách hệ thống siêu thị Co.opmart, vì yếu tố
về địa lý và thời gian thực hiện luận văn, nên tác giả chỉ thực hiện phỏng


5

vấn Giám đốc phụ trách các khu vực của hệ thống siêu thị Co.opmart chứ
không thể phỏng vấn trực tiếp từng Giám đốc siêu thị trong hệ thống.
-

Dữ liệu thứ cấp: dữ liệu liên quan đến hoạt động quản lý hàng tồn kho và

kinh doanh bán lẻ trong chuỗi hệ thống siêu thị Co.opmart của Saigon Co.op
từ tháng 01/2017 đến tháng 12/2019.
Phương pháp xử lý dữ liệu:

-

Thống kê mô tả: dựa trên các số liệu tồn kho nội bộ, tác giả tiến hành

phân tích thống kê để đánh giá đúng thực trạng quản lý hàng tồn kho hiện tại
của Saigon Co.op trong hệ thống siêu thị Co.opmart.
-

Dựa trên thực trạng phân tích nêu trên, tác giả tiến hành đề xuất các giải

pháp, tham khảo ý kiến của chuyên gia nhằm đưa ra giải pháp phù hợp và kịp
thời, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý hàng tồn kho trong hệ
thống siêu thị Co.opmart của Saigon Co.op.
5. Kết cấu luận văn
Gồm phần mở đầu, kết luận và 03 chương với các nội dung chính sau đây:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về quản lý tồn kho: Phần này trình bày tổng
quan về hàng tồn kho, quản lý tồn kho và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả trong quản
lý tồn kho.
Chương 2: Thực trạng quản lý hàng tồn kho trong hệ thống siêu thị
Co.opmart của Saigon Co.op: Giới thiệu về Saigon Co.op và hệ thống siêu thị
Co.opmart qua đó phân tích thực trạng hoạt động quản lý hàng tồn kho hiện tại
trong hệ thống siêu thị Co.opmart của Saigon Co.op.
Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý hàng tồn kho
trong hệ thống siêu thị Co.opmart của Saigon Co.op: Đề xuất các giải pháp nâng
cao hiệu quả hoạt động quản lý hàng tồn kho trong hệ thống siêu thị Co.opmart
dựa trên định hướng phát triển của Saigon Co.op trong giai đoạn 2020-2022.


6


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ TỒN KHO
1.1

Tổng quan về hàng tồn kho

1.1.1 Khái niệm hàng tồn kho
Hàng tồn kho là “những mặt hàng hoặc vật phẩm được sử dụng để hỗ trợ sản
xuất (nguyên liệu thô và các sản phẩm dở dang trong quá trình sản xuất), các hoạt động
hỗ trợ (bảo trì, sửa chữa và các dụng cụ vận hành) và dịch vụ khách hàng (thành phẩm
và phụ tùng thay thế)” (Greg P.Allgair và các cộng sự, 2019, trang 2-150).
Bên cạnh đó, theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC (Hướng dẫn chế độ kế toán
doanh nghiệp của Bộ Tài chính ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014), hàng tồn kho
của doanh nghiệp là những tài sản được mua vào để sản xuất hoặc để bán trong kỳ sản
xuất kinh doanh: Sản phẩm dở dang; hàng mua đang đi trên đường; thành phẩm, hàng
hoá, hàng gửi bán; nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ; hàng hoá được lưu giữ tại
kho bảo thuế của doanh nghiệp.
- Đối với sản phẩm dở dang, nếu thời gian sản xuất, luân chuyển vượt quá
một chu kỳ kinh doanh thông thường thì không được trình bày là hàng tồn kho
trên Bảng cấn đối kế toán mà trình bày là tài sản dài hạn.
- Đối với vật tư, thiết bị, phụ tùng thay thế có thời gian dự trữ trên 12
tháng hoặc hơn một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường thì không được
trình bày là hàng tồn kho trên Bảng cấn đối kế toán mà trình bày là tài sản dài
hạn.
- Các loại sản phẩm, hàng hóa, vật tư, tài sản nhận giữ hộ, nhận ký gửi,
nhận ủy thác xuất nhập khẩu, nhận gia công... không thuộc quyền sở hữu và
kiểm soát của doanh nghiệp thì không được phản ánh là hàng tồn kho.
1.1.2 Phân loại hàng tồn kho
Hàng tồn kho là một tài sản vật lý mà một công ty tồn trữ trong kho với mục
đích bán hoặc chuyển đổi nó thành các sản phẩm, đến lúc đó, có thể được sử dụng cho



7

các quy trình khác hoặc bán cho khách hàng (David Frederick Ross và các cộng sự,
2014), cụ thể:
- Tồn kho nguyên vật liệu thô: “Bao gồm các thành tố – bộ phận, các
nguyên vật liệu hoặc các phụ tùng – vật phẩm, linh kiện thay thế – lắp ráp được
thu mua theo cầu của một quy trình trình sản xuất nhưng chưa đi vào sản xuất”
(Greg P.Allgair và các cộng sự, 2019, trang 2-151).
- Tồn kho trong quá trình sản xuất: “Hàng hóa trong các giai đoạn hoàn
thành khác nhau xuyên suốt trong nhà máy, bao gồm tất cả nguyên liệu từ
nguyên liệu thô đã được xuất kho để xử lý ban đầu cho đến nguyên liệu được xử
lý hoàn chỉnh đang chờ kiểm tra và chấp nhận cuối cùng như hàng tồn kho. Tồn
kho trong quá trình sản xuất cũng có thể bao gồm các phụ tùng – vật phẩm, linh
kiện dùng cho BOM được nắm giữ trong tồn kho (Greg P.Allgair và các cộng
sự, 2019, trang 2-151).
- Tồn kho thành phẩm cuối cùng: “Các sản phẩm đã hoàn thành, sẵn sàng
sử dụng và đang chờ khách hàng mua” (Greg P.Allgair và các cộng sự, 2019,
trang 2-151). Hoặc là các mặt hàng được mua hoặc các bộ phận lắp ráp được
sản xuất không cần xử lý nữa và sẵn sàng giao hàng cho khách hàng (David
Frederick Ross và các cộng sự, 2014).
- Tồn kho MRO (dụng cụ bảo trì, sửa chữa, vận hành): “Bao gồm phụ
tùng, chất bôi trơn, dụng cụ cầm tay và dụng cụ vệ sinh cần thiết để duy trì sản
xuất nhưng lại không có trong sản phẩm cuối cùng. Vì điều này, MRO là chi phí
và thay vì là một tài sản trên bảng cân đối kế toán như các loại hàng tồn kho
khác” (Greg P.Allgair và các cộng sự, 2019, trang 2-151). Về giá trị tài chính và
số lượng, hàng tồn kho này được coi là một phần tương đối nhỏ trong hàng tồn
kho tổng thể (David Frederick Ross và các cộng sự, 2014).
- Tồn kho trên đường: “Là hàng tồn kho trong mạng lưới vận chuyển và hệ
thống phân phối, bao gồm các dòng chảy qua các điểm tồn kho trung gian. Số



8

lượng nguyên vật liệu thô, sản phẩm dỡ dang, thành phẩm hoặc hàng tồn kho
MRO đang được vận chuyển tại bất kỳ thời điểm nào do chu kỳ sản xuất và tái
bổ sung không bao giờ kết thúc” (Greg P.Allgair và các cộng sự, 2019, trang 2151).
- Hàng hư hỏng và lỗi thời: Các mặt hàng không còn được bán hoặc không
thể bán vì bị hư hỏng. Trong khi cấu thành giá trị và lượng tài chính tương đối
nhỏ, loại hàng tồn kho này cần phải được quản lý chặt chẽ để xác định xem nó
có thể được sửa chữa và đưa trả lại vào hàng tồn kho hoặc bị mất cắp hay không
(David Frederick Ross và các cộng sự, 2014).
1.1.3 Chức năng của hàng tồn kho
Hàng tồn kho hoạt động như một bộ đệm lấp đầy khoảng cách ngăn cách thời
gian, địa điểm, số lượng mà khách hàng yêu cầu và thời gian phân phối để sản xuất
hoặc thu mua (David Frederick Ross và các cộng sự, 2014). Các chức năng cụ thể của
hàng tồn kho bao gồm:
- Tồn kho dự đoán: “Là hàng tồn kho được bổ sung vào dựa trên tồn kho
dây chuyền nhằm đáp ứng các xu hướng tăng doanh số dự kiến, chương trình
xúc tiến bán hàng theo kế hoạch, biến động theo mùa, tạm ngừng hoạt động của
nhà máy và các kỳ nghỉ. Nó được dự định để đáp ứng nhu cầu dự kiến trong kế
hoạch nhu cầu của tổ chức” (Greg P.Allgair và các cộng sự, 2019, trang 2-152).
- Tồn kho an toàn (tồn kho biến động): “Ngăn ngừa sự biến động của nhu
cầu hoặc nguồn cung. Tồn kho an toàn được lưu trữ như một bộ đệm ngăn ngừa
các tính toán sai về thời gian hoặc số lượng. Nó tách riêng các quy trình sản
xuất liền kề hoặc các đối tác tham gia vào chuỗi cung ứng. Tồn kho an toàn giúp
đáp ứng các mục tiêu dịch vụ khách hàng và giảm chi phí tồn kho” (Greg
P.Allgair và các cộng sự, 2019, trang 2-152).
- Tồn kho số lượng lớn hoặc vòng quay hàng tồn kho: Tồn kho số lượng
lớn là “việc thu mua hoặc sản xuất hàng tồn kho với số lượng lớn hơn mức cần



9

thiết để được nhận giảm giá về số lượng hoặc giảm giá khi mua toàn bộ xe tải
chở đầy hàng hoặc để phù hợp với quy mô sản xuất”. Hay đề cập đến một định
nghĩa khác, “vòng quay hàng tồn kho là khi hàng tồn kho cạn dần theo đơn đặt
hàng của khách hàng và được bổ sung theo chu kỳ khi tiếp nhận hàng hóa từ
đơn đặt hàng của nhà cung cấp” (Greg P.Allgair và các cộng sự, 2019, trang 2152 và 2-153).
- Tồn kho ngăn ngừa rủi ro: “Liên quan đến việc quản lý rủi ro bằng cách
thiết lập, mua hoặc bảo đảm hợp đồng hàng tồn kho bổ sung, dữ trữ ở một mức
giá đã đặt nếu nguồn cung bị đe dọa hoặc giá có thể tăng” (Greg P.Allgair và
các cộng sự, 2019, trang 2-153). Chức năng của hàng tồn kho là cung cấp cho
các nhà hoạch định cơ hội mua hoặc tạo ra số lượng lớn sản phẩm để tận dụng
vật liệu giá thấp trong tạm thời, mối đe dọa đình công hoặc các sự kiện không
lường trước được. Tính hữu dụng của tồn kho ngăn ngừa rủi ro được đo bằng tỷ
lệ phần trăm lợi nhuận hoặc lợi tức đầu tư (David Frederick Ross và các cộng
sự, 2014).
- Tồn kho dự trữ: “Bao gồm vật liệu được duy trì để giữ cho việc sản xuất
được ổn định tại các trung tâm làm việc. Hoặc một số lượng vật liệu đang chờ
cho các tiến trình xử lý tiếp theo. Tồn kho dự trữ có thể đề cập đến nguyên vật
liệu thô, các kho chứa hàng bán thành phẩm hoặc là điểm lưu trữ hoặc được tồn
kho nhằm mục đích duy trì hoạt động tại trung tâm làm việc” (Greg P.Allgair và
các cộng sự, 2019, trang 2-153).
- Tồn kho tách rời: “Tạo ra sự độc lập giữa cung ứng và sử dụng vật liệu.
Thông thường biểu thị việc cung ứng hàng tồn kho giữa các hoạt động để đảm
bảo những biến động trong tỷ lệ sản xuất của hoạt động cung ứng không hạn chế
tỷ lệ sản xuất hoặc ảnh hưởng đến việc sử dụng của hoạt động tiếp theo. Tồn
kho tách rời cho phép các chức năng cung và cầu hoạt động ở các mức giá khác
nhau và độc lập” (Greg P.Allgair và các cộng sự, 2019, trang 2-153).



10

1.1.4 Tính chất của hàng tồn kho trong chuỗi cung ứng
Theo David Frederick Ross và các cộng sự (2014), không phải tất cả hàng tồn
kho được quản lý theo cùng một cách trong kênh cung ứng. Tùy thuộc vào định vị
kênh, các công ty sẽ có quan điểm rất khác nhau về mức độ rủi ro, mức độ tồn kho,
lượng hàng tồn kho dự kiến sẽ được dự trữ và số lượng (sản lượng) hàng tồn kho cần
thiết để duy trì khả năng cạnh tranh. Có thể thấy sự khác biệt giữa các quyết định này
bằng cách xem xét hàng tồn kho tác động đến các nhà sản xuất, nhà phân phối và nhà
bán lẻ, là những người nắm giữ các vị trí khác nhau trong chuỗi cung ứng:
- Nhà sản xuất: Các công ty tại thời điểm này trong chuỗi cung ứng xem
hàng tồn kho là rủi ro dài hạn. Mặc dù họ cung cấp một lượng hạn chế hàng hóa
thành phẩm, các nhà sản xuất phải dự trữ nhiều loại nguyên liệu thô và linh kiện
thường mất nhiều thời gian trong kho trước khi chúng trải qua quá trình sản
xuất. Các công ty sản xuất để tồn kho phải sẵn sàng lưu trữ một lượng đáng kể
hàng hóa thành phẩm. Các công ty sản xuất theo đơn đặt hàng giảm rủi ro bằng
cách không dự trữ hàng hóa thành phẩm, nhưng phải sẵn sàng đầu tư vào nhiều
loại số lượng vật liệu và linh kiện cần thiết cho cấu thành sản phẩm cuối cùng.
- Nhà phân phối: Thực ra kênh này chỉ mang hàng hóa thành phẩm được
mua từ các nhà cung cấp. Các công ty này xem hàng tồn kho là rủi ro trung hạn.
Họ sẽ mua các sản phẩm với số lượng lớn và đa dạng từ nhiều nguồn rồi lần
lượt bán cho các nhà phân phối hoặc nhà bán lẻ khác với quy mô lô nhỏ hơn.
Đôi khi để đáp ứng các yêu cầu theo mùa, các nhà phân phối phải chấp nhận rủi
ro gia tăng bằng cách nắm giữ số lượng lớn tồn kho trong một khoảng thời gian
trung bình. Tuy nhiên, nói chung, mục tiêu của các nhà phân phối/bán sỉ là dự
trữ càng nhiều loại tồn kho càng tốt, đồng thời đẩy nhanh quá trình quay vòng
sản phẩm và giữ sản lượng tồn kho càng thấp càng tốt.
- Nhà bán lẻ: Kênh này chiếm vị trí ở cuối cùng trong chuỗi cung ứng.

Thông thường, họ xem hàng tồn kho là rủi ro ngắn hạn. Trong môi trường này,


11

mục tiêu là quản lý vận tốc mua và bán hàng tồn kho. Hoạt động bán lẻ càng
lớn, sự đa dạng của các sản phẩm dự trữ càng lớn và rủi ro càng lớn. Các nhà
bán lẻ phụ thuộc vào mức doanh số cao và thời gian giao hàng của nhà cung cấp
rất ngắn để giữ tỷ lệ vòng quay doanh số càng cao càng tốt.
1.2

Tổng quan về quản lý tồn kho

1.2.1 Khái niệm quản lý tồn kho
Theo Greg P.Allgair và các cộng sự (2019), quản lý tồn kho là ngành quản lý
kinh doanh liên quan đến việc lập kế hoạch và kiểm soát hàng tồn kho, bao gồm:
- Quản lý tồn kho theo quan điểm của chuỗi cung ứng: Liên quan đến các
dòng chảy bên trong và bên ngoài của tổ chức tại mỗi giai đoạn, từ việc đặt hàng
nguyên vật liệu thô đến việc bàn giao cho khách hàng hàng hóa thành phẩm. Vì
vậy, khu vực này có thể được hưởng lợi nhiều nhất từ tầm nhìn về hàng tồn kho
và sự phối hợp, cộng tác trên toàn chuỗi cung ứng.
- Quản lý tồn kho theo quan điểm các tiến trình nội bộ trong doanh nghiệp:
Là hàng tồn kho đưa vào sản xuất và/hoặc là kết quả của quá trình sản xuất, vì
vậy các nhà hoạch định, các nhà hoạch lập kế hoạch và người lập lịch sản xuất
phối hợp với nhau ở mỗi cấp độ tinh chỉnh kế hoạch sản xuất.
Một định nghĩa khác, quản lý tồn kho chịu trách nhiệm bổ sung kịp thời hàng
tồn kho và tình trạng chính xác, kịp thời của lượng tồn sẵn có, số lượng đặt hàng và giá
trị tài chính của hàng hóa thành phần, linh kiện và nguyên liệu thô có mặt tại các địa
điểm tồn kho. Quản lý tồn kho là tên của chức năng kinh doanh được tính theo đơn đặt
hàng, kiểm soát và giải ngân hàng tồn kho cho sản xuất, kênh cung ứng hoặc khách

hàng theo thời gian (David Frederick Ross và các cộng sự, 2014).
1.2.2 Khái niệm hiệu quả hoạt động quản lý hàng tồn kho
Theo David Frederick Ross và các cộng sự (2014, trang 3-45), các nhà hoạch
định hàng tồn kho xem các phép đo lường hiệu suất hàng tồn kho là nền tảng để đưa ra
các quyết định quản lý hàng tồn kho hiệu quả. Đo lường hiệu suất về cơ bản là một quá


12

trình xác định tốc độ vòng quay của hàng tồn kho nhanh như thế nào trong doanh
nghiệp, từ khi nhận hàng đến khi giao hàng cho khách hàng. Ngoài việc thông báo cho
các nhà quản lý hàng tồn kho những mặt hàng hoạt động tốt nhất của công ty, báo cáo
hiệu suất cũng hỗ trợ xác định các nhóm hàng tồn kho dư thừa ứ đọng và hàng tồn kho
luân chuyển chậm có nguy cơ lỗi thời và hư hỏng, đồng thời rút vốn hoạt động ra khỏi
việc cải thiện quy trình kinh doanh và đầu tư vào các sản phẩm này.
Hầu hết các tổ chức xem xét hiệu suất hàng tồn kho ở hai cấp độ. Cấp độ đầu
tiên là cấp độ vĩ mô. Các phép đo được thực hiện theo định kỳ:
-

Vòng quay của hàng tồn kho: Phép đo này cho biết hàng tồn kho (trong

tổng thể) quay vòng bao nhiêu lần một năm trong doanh nghiệp.
-

Hàng tồn kho trên tài sản lưu động: Phép đo này xác định tỷ lệ hàng tồn

kho trên tổng tài sản lưu động (tiền mặt, các khoản phải thu và hàng tồn kho).
-

Hàng tồn kho trên tổng tài sản: Phép đo này xác định tỷ lệ hàng tồn kho


trên tổng tài sản lưu động của công ty, cộng với tài sản và thiết bị cố định.
Cấp độ đo lường hàng tồn kho thứ hai là cấp độ vi mô. Các phép đo này được
thực hiện hàng ngày:
-

Hàng tồn kho trung bình: Phép đo này cho biết lượng hàng tồn kho trung

bình được thực hiện.
-

Thời gian chu kỳ chuyển tiền thành tiền: Phép đo này xác định thời gian

một sản phẩm chuyển từ mua sang tài khoản phải thu.
-

Tồn kho an toàn trung bình: Phép đo này nêu chi tiết lượng hàng tồn kho

trung bình có trong tay khi nhận được hàng tái bổ sung.
-

Tồn kho theo mùa: Phép đo này nêu chi tiết số lượng dự trữ theo chu kỳ

và tồn kho an toàn đã được tính toán để đáp ứng nhu cầu dự kiến theo mùa.
-

Số ngày cung ứng: Phép đo này mô tả số ngày chu kỳ và tồn kho an toàn

có sẵn để đáp ứng nguồn cung dự kiến.



13

-

Tỷ lệ lấp đầy: Phép đo này nêu chi tiết tỷ lệ phần trăm đơn đặt hàng đã

được vận chuyển đúng hạn từ hàng tồn kho.
-

Tồn kho hết hạn: Phép đo này nêu chi tiết phần hàng tồn kho đã vượt quá

thời hạn sử dụng.
-

Phần trăm thời gian hết hàng: Phép đo này mô tả chi tiết phần thời gian

sản phẩm không có hàng tồn kho (tồn kho bằng 0).
1.2.3 Tầm quan trọng của quản lý tồn kho
Theo David Frederick Ross và các cộng sự (2014), quản lý tồn kho đóng vai trò
quan trọng trong mỗi doanh nghiệp là bởi vì:
- Dịch vụ khách hàng: Đối với mỗi công ty, việc hàng tồn kho sẵn có để
đáp ứng các mục tiêu dịch vụ khách hàng là mục tiêu quan trọng nhất trong việc
đạt được các mục tiêu chung của công ty. Ví dụ: mục tiêu của công ty nhấn
mạnh sự đa dạng và tính sẵn có của sản phẩm với thời gian giao hàng ngắn đòi
hỏi nỗ lực rất lớn trong việc quản lý hàng tồn kho với việc kiểm soát chặt chẽ và
nhấn mạnh vào tính chính xác của hàng tồn kho và hiệu suất đúng thời hạn.
- Đa dạng và sản lượng: Vai trò của quản lý hàng tồn kho tăng lên khi các
quyết định quan trọng và phức tạp liên quan đến sản lượng và sự đa dạng của
hàng tồn kho tăng lên. Công việc quản lý hàng tồn kho là thiết lập các quy trình

và công cụ thông tin nhằm cung cấp mức độ chính xác nhất để biết được chính
xác vốn đầu tư hiện tại của công ty.
- Giá trị: Hàng tồn kho chứa giá trị vốn có và phải được quản lý đúng cách.
Có lẽ cách tốt nhất để xem hàng tồn kho là coi nó tương đương với việc lưu trữ
tiền trong ngân hàng. Và giống như quản lý tiền trong ngân hàng, các nhà quản
lý hàng tồn kho phải xây dựng các quy trình đáng tin cậy để đảm bảo mức độ
chính xác cao nhất và để bảo vệ chống lãng phí và trộm cắp.
- Quản lý giao dịch: Sự đa dạng và sản lượng giao dịch hàng tồn kho càng
lớn, việc kiểm soát cân bằng hàng tồn kho càng quan trọng. Các nhà quản lý


14

hàng tồn kho phải cẩn thận để thực hiện các công nghệ và các kiểm soát quy
trình để tạo động lực cho toàn bộ nhân viên, người tiếp xúc trực tiếp với hàng
tồn kho. Các phương pháp quản lý khác, chẳng hạn như hàng tồn kho vật lý,
đếm từng chu kỳ và phân loại ABC, cũng có thể được triển khai để đảm bảo
trạng thái hiển thị và độ chính xác đối với hàng tồn kho trong chuỗi cung ứng.
1.2.4 Hoạt động quản lý tồn kho
Quản lý hàng tồn kho giúp hỗ trợ dòng hàng tồn kho dưới nhiều hình thức khác
nhau từ khi lập kế hoạch đến thu mua để tồn trữ và cuối cùng là bán hàng cho khách
hàng (David Frederick Ross và các cộng sự, 2014). Các hoạt động quản lý hàng tồn
kho bao gồm:
- Lập kế hoạch:


Về mặt chiến lược, các nhà quản lý hàng tồn kho chịu trách

nhiệm tích hợp các mục tiêu tồn kho của chuỗi cung ứng với các
mục tiêu trong tổ chức. Các mục tiêu này phải có ý nghĩa, có thể

đạt được và thiết lập các quy trình và tiêu chuẩn hướng dẫn việc
tạo ra các kế hoạch tồn kho chiến lược phát sinh từ các hoạt động
bán hàng và các hoạt động lập kế hoạch vận hành.


Ở cấp độ thực thi hàng ngày, các nhà hoạch định (lập kế

hoạch) hàng tồn kho có trách nhiệm thiết lập các chính sách và
quy trình quản lý tất cả các chức năng của hàng tồn kho nhằm tạo
điều kiện cho các hoạt động vận hành thống nhất, hiệu quả. Các
nhiệm vụ ở cấp độ này là lựa chọn các thông số và kỹ thuật bổ
sung hàng tồn kho, chạy hệ thống lập kế hoạch hàng tồn kho, xem
xét dự báo, xây dựng lịch trình bổ sung hàng tồn kho và tiến hành
đánh giá hiệu suất lập kế hoạch hàng tồn kho.


×