Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

BIÊN SOẠN đề LUYỆN THI PHẦN đọc HIỂU CHO học SINH ôn THI THPTQG THEO XU HƯỚNG mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.11 KB, 40 trang )

MỤC LỤC

A.
B.
C.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.................................................................................4
HỆ THỐNG KIẾN THỨC SỬ DỤNG TRONG CHUYÊN ĐỀ...............4
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ............................................................................5
Phần I. Kiến thức cơ bản: Các kiến thức về đọc hiểu....................................5

Phần II. Hệ thống các phương pháp cơ bản, đặc trưng để giải quyết các nội
dung trong dạng đề đọc hiểu...................................................................................10
Phần III. Hệ thống các ví dụ, bài tập cụ thể cùng lời giải minh họa theo 10
mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao theo cấu trúc thi
THPTQG.................................................................................................................11
Phần IV.Hệ thống các bài tập ôn luyện cho học sinh..................................17
Phần V.Kết quả triển khai............................................................................38
D.KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.......................................................................38

1


A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong những năm gần đây, đề thi THPTQG đã đổi mới: học và thi theo xu
hướng đề mở. Để đáp ứng được đòi hỏi của đề thi, đồng thời để tăng cường phát
triển năng lực người học trước sự đổi mới của môn học, của ngành giáo dục và của
đất nước , trường THPT Vĩnh Yên của chúng tôi lựa chọn chuyên đề BIÊN SOẠN
ĐỀ LUYỆN THI PHẦN ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH ÔN THI THPTQG THEO
XU HƯỚNG MỚI . Đây là việc làm cần thiết và thường xuyên của nhóm Ngữ văn
trường THPT khi giảng dạy và luyện đề thi cho học sinh. Với cách giảng dạy,


luyện đề đúng hướng, kết quả kì thi THPTQG của chúng tôi hoàn toàn khả quan:
Trường tăng trưởng vị trí số 1 toàn tỉnh, Trung bình trung môn thi THPTQG đứng
thứ 6 toàn tỉnh, và môn Ngữ Văn đứng vị trí thứ 3 toàn tỉnh. Vì vậy trong chuyên
đề này, tôi xin được chia sẻ kinh nghiệm từ những việc chúng tôi đã làm, đã luyện,
đã hướng dẫn cho học sinh đổi mới cách học văn, cách đọc – hiểu để kết quả thi
đạt hiệu quả như mong muốn.

B.HỆ THỐNG KIẾN THỨC SỬ DỤNG TRONG CHUYÊN ĐỀ:
1.Kiến thức cơ bản: Các kiến thức về đọc hiểu.
2. Kiến thức mở rộng, nâng cao:
Biên soạn 14 đề theo xu hướng mới của đề thi THPTQG và hướng dẫn
chấm với hệ thống đề thi được biên soạn công phu, khoa học, sát đúng với cấu trúc
đề thi THPT quốc gia của Bộ GD& ĐT.

2


C. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ:
Phần I.Kiến thức cơ bản: Các kiến thức về đọc hiểu.
-Phần đọc hiểu chiếm 30% số điểm của toàn bài và có tính chất quyết định
khả năng đỗ hay trượt của thí sinh vì vậy thí sinh cần có kỹ năng ôn tập thật
hiệu quả để có thể “ăn điểm” tuyệt đối ở phần đọc hiểu.
-Để có thể đảm bảo được như vậy trước hết thí sinh cần nắm chắc các dạng câu hỏi
có thể xuất hiện trong phần đọc hiểu. Dạng câu hỏi thường xuyên xuất hiện trong
phần đọc hiểu bao gồm:
1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản chiếm 0,5 điểm
Dạng bài tập này sẽ có dạng câu hỏi nhưVăn bản ( đoạn trích trên) thuộc
phương thức biểu đạt nào ? Ngữ liệu đề thi chỉ có thể hỏi 6 phương thức biểu đạt:
Tự sự, miêu tả, biểu cảm, hành chính, thuyết minh, nghị luận
VD 1: “ Hắn về lần này trông khác hằn, mới đầu chẳng ai biết hắn là ai. Trông

đặc như thằng săng đá! Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì
đen mà rất cơng cơng, hai con mắt gườm gườm trong gớm chết! Hắn mặc cái
quần nái đen với áo tây vàng. Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng
phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế. Trông gớm
chết! ( Chí Phèo- NamCao )
Hãy chỉ ra các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn trên ?
Trả lời: - Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn trên là: tự sự,
miêu tả, biểu cảm.
VD 2:
Xác định phương thức biểu đạt nổi bật được sử dụng trong đoạn trích sau:
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.
(Trích Mẹ và quả – Nguyễn Khoa Điềm)
Trả lời: Phương thức biểu đạt nổi bật trong đoạn thơ: Miêu tả, biểu cảm.
2.

Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản chiếm 0,5 điểm

3


Có tất cả sáu phong cách ngôn ngữ văn bản. Tuy nhiên trong một văn bản, có
nhiều đoạn văn, mỗi đoạn văn lại có phương thức biểu đạt khác nhau, thuộc một
phong cách ngôn ngữ khác nhau.
VD:
NƠI DỰA
Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia ? Khuôn mặt trẻ đẹp chim
vào những miền xa nào..

Đứa bé đang lẫm chẫm muôn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước,
bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ.
Và cái miệng líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.
Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn
bà kia sống.
Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?
Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết.
Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh bước tìmg bước run rẩy.
Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi
nếp nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời.
Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơii dựa cho người
chiến sĩ kia đi qua những thử thách.
(Nguyễn Đình Thi, Tia nắng, NXB Văn học, Hà Nội, 1983)
Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.
Trả lời:Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật/ văn chương.
3.

Xác định thao tác lập luận văn bản chiếm 0,5 điểm

VD:
Đọc, trong nghĩa đó là một trò chơi. Nơi mỗi người đọc có ba nhân vật
chồng lên nhau, tác động lên nhau. Một là người đọc bằng xương bằng
thịt, hai chân đụng đất, vẫn còn ý thức liên hệ với thế giới bên ngoài. Hai
là, người đọc bị lôi cuốn, đang ngao du trong thế giới tưởng tượng của
cảm xúc. Đó là người đang chơi. Ba là, người đọc suy tư, đưa vào trò
chơi sự chú ý, sự suy nghĩ, sự phán đoán của tri thức. Đó là phút giây của
trí tuệ có khả năng đưa người đọc lùi ra khỏi bài văn, mở một khoảng
cách để diễn dịch. Người đọc vẫn ý thức rằng mình đang chơi nhưng biết
phán đoán. Ba tay chơi là một trong việc đọc, chơi với nhau một trò chơi
tinh tế khiến người đọc vừa bị lôi cuốn vừa biết dừng lại, vừa tham dự

4


vừa cách biệt với bài văn. Tư thế của người đọc văn là vậy: tham dự và
cách biệt qua lại không đứt quãng.”
(Trích “Chuyện trò” – Cao Huy Thuần, NXB Trẻ, 2013)
Xác định thao tác lập luận của đoạn văn trên? Đoạn văn trình bày nội dung
theo cách nào ?
Trả lời Thao tác lập luận chính của đoạn văn trên là phân tích. Đoạn văn trình bày
nội dung theo cách diễn dịch.
Xác định thể thơ và cách gieo vần chiếm 0,5 điểm
Khi đề thi hỏicho biết văn bản thuộc thể loại gì ? Tức là câu hỏi yêu cầu trả
lời các thể loại của văn bản. Câu hỏi này nghiêng về hỏi các văn bản nghệ thuật.
Với các tác phẩm thơ, đề thi sẽ hỏi về thể thơ...
4.

VD:
Văn bản sau thuộc thể thơ nào?

Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ
Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm , dấu ngã chênh vênh
(Lưu Quang Vũ – Tiếng Việt)
Trả lời: Văn bản trên thuộc thể thơ tự do.
6. Xác định câu chủ đề hoặc khái quát chủ đề, hoặc nêu nội dung chính của

văn bản chiếm 0,5 điểm
Điều đầu tiên, giáo viên cần hướng dẫn học sinh để các em trong quá trình
đọc, nhận thấy, hiểu ra các câu chủ đề - hay còn gọi là câu chốt. Quan sát các câu ở
vị trí đầu và cuối đoạn văn.
VD:
5


Mong ước đầu tiên và lớn nhất của tôi là các con sẽ trở thành người tử tế,
sau đó là cháu sẽ có một cuộc sống hạnh phúc.
Sau này con có trở thành bất cứ ai trên cuộc đời này, làm bất cứ công việc
gì thì cũng làm việc một cách tử tế, ứng xử với bản thân, với gia đình, bạn bè,
những người xung quanh, với cộng đồng và thậm chí là với cả trái đất này một
cách tử tế! Việc cháu tiếp tục học ở đâu, làm việc gì là tùy vào sở thích, niềm đam
mê và năng lực của cháu. Tôi và gia đình hoàn toàn tôn trọng vào sự lựa chọn và
quyết định của con mình.
(Thạc sĩ Đinh Thị Thu Hoài – Giám đốc Trung tâm Đào tạo Kĩ năng sống
Insight, mẹ của "cậu bé vàng" Đỗ Hải Nhật Minh trả lời phỏng vấn báo Giáo dục
và Thời đại số 24 ngày 28-1-2017, trang 7)
Xác định nội dung cơ bản của đoạn trích?
Trả lời:
Nội dung cơ bản của đoạn trích:
Những lời tâm sự (chia sẻ) của một phụ huynh: mong con trở thành người tử
tế.
7.Xác định biện pháp tu từ và nêu hiệu quả biểu đạt của nó chiếm 1,0 điểm
a.Các phép tu từ ở đây là tu từ từ vựng. Ngoài ra nếu xét về ngữ âm thì có các phép
tu từ ngữ âm: tạo nhịp điệu, âm hưởng ...cho câu thơ, câu văn
VD:
Xác định các dạng phép điệp trong đoạn thơ và nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng.
Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Nước chúng ta
6


Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về
(Đất nước – Nguyễn Đình Thi, Ngữ văn 12,Tập một, NXB Giáo Dục, Việt Nam,
2013, tr.125)
Trả lời: Các dạng của phép điệp và hiệu quả nghệ thuật trong đoạn thơ
- Các dạng của phép điệp: điệp từ (của, những, nước, chúng ta,…); điệp ngữ (đây
là của chúng ta); điệp cấu trúc cú pháp (Trời xanh đây là của chúng ta/ Núi rừng
đây là của chúng ta; Những cánh đồng…/ Những ngả đường…/ Những dòng
sông…).
- Hiệu quả nghệ thuật: góp phần tạo nên nhịp thơ dồn dập, âm hưởng hào hùng,
giọng điệu hùng biện; tạo sự xuất hiện liên tiếp của hình ảnh, mở ra bức tranh toàn
cảnh một giang sơn giàu đẹp; khẳng định mạnh mẽ quyền làm chủ và bộc lộ mãnh
liệt niềm tự hào của tác giả.
b. Nhận diện các biện pháp tu từ cú pháp, nêu tác dụng của các phép tu
từ: Liệt kê, lặp cú pháp, câu hỏi tu từ, chêm xen, đảo ngữ, đối ngữ, điệp âm ..
Ví dụ : Cho đoạn văn sau:
“Tràn trề trên mặt bàn, chạm cả vào cành quất Lí cố tình để sát vào mâm cỗ
cho bàn ăn thêm đẹp, thêm sang, là la liệt bát đĩa ngồn ngộn các món ăn. Ngoài
các món thường thấy ở cỗ Tết như gà luộc, giò, chả,nem, măng hầm chân giò,
miến nấu lòng gà, xúp lơ xào thịt bò… - món nào cũng mang dấu ấn tài hoa của
ngườichế biến – là các món khác thường như gà quay ướp húng lìu, vịt tần hạt

sen, chả chìa, mọc, vây…”
(Trích Mùa lárụng trong vườn – Ma Văn Kháng)
Đoạn văn sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của biện pháp nghệ
thuật đó trong đoạn văn?
Trả lời:
- Trong đoạn văn, tác giả có sử dụng biện pháp liệt kê:
“…gà luộc, giò, chả, nem, măng hầm chângiò, miến nấu lòng gà, xúp lơ xào thịt
bò…”
7


- Tác dụng: Biện pháp liệt kê giúp cho nhà văn miêu tả sinh động mâm cỗ
Tết vốn tràn trề, ngồn ngộn những của ngon vật lạ.
8. Trình bày suy nghĩ của bản thân về thông điệp được gợi ra từ văn bản, hoặc
đồng tình hay không đồng tình... chiếm 1,0 điểm.
Với dạng câu hỏi này học sinh có thể trình bày và lí giải theo ý kiến riêng, miễn
sao lập luận thuyết phục, quan điểm không vi phạm chuẩn mực đạo đức và pháp
luật.
-Vì vậy trong quá trình ôn tập phần đọc hiểu, các em cần tập trung vào một số khía
cạnh như:
+ Các thông tin quan trọng của văn bản: Nhan đề văn bản; phong cách ngôn
ngữ văn bản, phương thức biểu đạt của văn bản, thao tác lập luận trong văn bản.
+Nội dung chính của văn bản (tư tưởng tác giả gửi gắm trong văn bản/thông
điệp rút ra từ văn bản) hoặc ý nghĩa của văn bản.
+Những hiểu biết về từ ngữ, cú pháp, chấm câu, cấu trúc, thể loại văn bản;
+Một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản và tác dụng của chúng.
-Để làm tốt phần đọc hiểu trong bài thi Ngữ văn kỳ thi THPT quốc gia, cần:
Thứ nhất: Thí sinh cần hệ thống lại một cách cơ bản kiến thức thường gặp
như: Biện pháp tu từ về từ, biện pháp tu từ về câu, phong cách ngôn ngữ và
phương thức biểu đạt…

Thứ hai: Tạo cho mình thói quen đọc trước yêu cầu đề và gạch chân những
từ ngữ, những câu quan trọng.
Thứ ba: Xác định nội dung chính yêu cầu của đề bài để trả lời đúng trọng
tâm.
Thứ tư: Khi trả lời cần trình bày thật rõ ràng các câu, các ý; gọn gàng bằng
những gạch đầu dòng cho mỗi ý.
Thứ năm: Với loại câu hỏi nêu nội dung, ý nghĩa câu thơ thí sinh không nên
chủ quan vì như vậy sẽ khiến thí sinh rất dễ bị mất điểm. Vì vậy thí sinh nên chú ý
đọc thật kĩ câu thơ tìm hình ảnh quan trọng rồi sau đó đặt câu thơ vào toàn văn bản
để hiểu khái quát nhất. Khi tìm nội dung bạn nên chú ý tìm hai nội dung như thế sẽ
không lo bị sót ý.

8


Phần II. Hệ thống các phương pháp cơ bản, đặc trưng để giải quyết các
nội dung trong dạng đề đọc hiểu:
Nêu các dạng đề về đọc hiểu, ví dụ, cách làm.
Phân tích, ra đề theo các mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
Hướng dẫn chấm.
Phần III. Hệ thống các ví dụ, bài tập cụ thể cùng lời giải minh họa theo
4 mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao theo cấu trúc thi
THPTQG
Đề 1.(Đề thi THPTQG năm 2019)
I.

ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:
Biết nói gì trước biển em ơi

Trước cái xa xanh thanh khiết không lời
Cái hào hiệp ngang tàng của gió
Cái kiên nhẫn nghìn đời sóng vỗ
Cái nghiêm trang của đá đứng chen trời
Cái giản đơn sâu sắc như đời
Chân trời kia biển mãi gọi người đi
Bao khát vọng nửa chừng tan giữa sóng
Vầng trán mặn giọt mồ hôi cay đắng
Bao kiếp vùi trong đáy lạnh mù tăm
Nhưng muôn đời vẫn những cánh buồm căng
Bay trên biển như bồ câu trên đất
Biển dư sức và người không biết mệt
Mũi thuyền lao mặt sóng lại cày bừa
Những chân trời ta vẫn mãi tìm đi
(Trước biển – Vũ Quần Phương, Thơ Việt Nam 1945-1985, NXB Văn học, 1985,
tr.391)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Anh/ Chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào?
9


Vầng trán mặn giọt mồ hôi cay đắng
Bao kiếp vùi trong đáy lạnh mù tăm
Câu 3. Hãy cho biết hiệu quả của phép điệp trong các dòng thơ sau:
Cái hào hiệp ngang tàng của gió
Cái kiên nhẫn nghìn đời sóng vỗ
Cái nghiêm trang của đá đứng chen trời
Cái giản đơn sâu sắc như đời
Câu 4. Hành trình theo đuổi khát vọng của con người được thể hiện trong đoạn

trích gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?
Hướng dẫn chấm
Phần I: Đọc hiểu
Câu 1: Đoạn trích được viết theo thể thơ tự do.
Câu 2: Nội dung của các dòng thơ:
- Khắc họa cuộc sống cơ cực, tăm tối của kiếp người.
- Sự gắn bó, khát vọng chinh phục biển khơi dẫu có khó khăn, nghiệt ngã.
Câu 3: Hiệu quả của phép điệp:
- Nhấn mạnh, ngợi ca vẻ đẹp, tầm vóc của biển cả quê hương.
- Tạo nhịp điệu thơ nhanh; thể hiện sự tự hào, kiêu hãnh.
- Bộc lộ cái nhìn tinh tế, sự chiêm nghiệm sâu sắc của tác giả về mối quan hệ
giữa biển cả và con người.
Câu 4: Học sinh nêu rõ quan điểm, suy nghĩ cá nhân. Cần lý giải thuyết phục, hợp
lý.
Đề 2
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Hãy tưởng tượng có một ngân hàng đặc biệt, mỗi buổi sáng nó cấp cho bạn
một tài khoản là 86.400 USD. Nhưng cứ vào cuối mỗi buổi tối, nó sẽ xóa sạch tài
khoản của bạn, nghĩa là kết thúc một ngày, số dư trong tài khoản của bạn trở về
không.
Bạn cũng không thể rút tiền trong tài khoản hôm nay đem nạp vào tài khoản
ngày mai được. Thế thì bạn sẽ làm gì nào? Rút ra hết tất cả chăng? Tất nhiên là
10


phải vậy rồi. Và bạn biết không, mỗi chúng ta, hằng ngày, đều có một ngân hàng
như vậy đấy! Tên của nó là Thời gian.
Mỗi buổi sáng, Thời gian ghi cho bạn 86.400 giây. Thế nhưng khi đêm về,
nó lại xóa hết số giây ấy và như vậy, bạn sẽ mất tất cả nếu bạn không biết đầu tư

đúng chỗ.
Ngân hàng Thời gian không cho phép bạn chuyển khoản số dư sang ngày
hôm sau cũng như không cho phép bạn chi quá những gì bạn có.
Mỗi ngày nó mở mới một tài khoản cho bạn, nhưng mỗi đêm nó lại lấy hết
những gì bạn chưa xài tới. Nêu bạn không biết cách sử dụng vốn, mất mát thuộc về
bạn. Bạn không bao giờ được phép lấy lại số vốn mà bạn đã sử dụng. Bạn cũng
chẳng thể rút vốn ra để dành cho “ngày mai". Bạn phải sống bằng tài khoản “hôm
nay".
Đồng hồ vẫn đang đều đều gõ nhịp. Vì thế, hãy tận dụng tối đa tài khoản
“hôm nay"! Và hãy luôn nhớ rằng, thời gian không biết đợi chờ một ai cả.
(Trích Hôm qua hôm nay và ngày mai, Nhiều tác giả, NXB Văn hoá Sài
Gòn, 2014, tr 13)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2: Con số 86.400 giây trong văn bản được tính từ đâu?
Câu 3: Anh/ chị hiểu như thế nào về khái niệm Ngân hàng Thời gian ?
Câu 4: Anh/ chị có đồng tình với câu Ngân hàng Thời gian không cho phép bạn
chuyển khoản số dư sang ngày hôm sau cũng như không cho phép bạn chi quá
những gì bạn có trong văn bản không? Vì sao?
Hướng dẫn chấm
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản: nghị luận
Câu 2: Con số 86.400 giây trong văn bản được tính từ 0 giờ đến 24 giờ của một ngày.
Câu 3: Cách hiểu về khái niệm Ngân hàng Thời gian:
- Là số thời gian trong một ngày
- Điều đặc biệt là thời gian ở đây nếu đi qua sẽ không lấy lại được hoặc
không thể chuyển số dư sang ngày hôm sau như chuyển tiền ngân hàng bình
thường. 1.00
Câu 4: Anh/ chị có đồng tình với câu Ngân hàng Thời gian không cho phép bạn
chuyển khoản số dư sang ngày hôm sau cũng như không cho phép bạn chi quá
những gì bạn có trong văn bản không? Vì sao?
Học sinh có thể trình bày và lí giải đồng tình theo ý riêng, không vi phạm

chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Sau đây là vài gợi ý:

11


- Thời gian trong cuộc sống là thời gian vật lí ( Khác với thời gian nghệ
thuật trong văn học…).Vì thế, một khi nó đi qua, chúng ta sẽ không lấy lại được
- Hãy sống trọn vẹn từng giây phút, tận hưởng và tận hiến. Nếu không,
chúng ta sẽ ân hận, nuối tiếc vì đã bỏ lỡ nhiều cơ hội.
Đề 3.
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
(1)Những ngày gần đây dư luận xã hội vô cùng phẫn nộ trước sự việc một
phụ huynh học sinh của Trường Tiểu học Bình Chánh (Bến Lức, Long An) đã có
những lời lẽ, hành động nhằm ép buộc một giáo viên của con mình phải quỳ gối
xin lỗi. Lý do bởi cô giáo đã bắt một số học sinh, trong đó con của vị phụ huynh
này phải quỳ trước lớp vì vi phạm kỷ luật. Sự việc này là hệ quả của hai hành
động ứng xử thiếu chuẩn mực trong vô vàn những hành động lệch chuẩn diễn ra
hằng ngày, hằng giờ trong xã hội ta hiện nay.
(2)Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta vẫn thường xuyên chứng kiến, đọc
được ở đâu đó những hành động quỳ gối như hình ảnh người mẹ quỳ gối đưa
võng, đưa nôi nâng niu giấc ngủ con thơ; những người lính quỳ gối nâng đỡ đồng
đội khi bị thương; những nhà vô địch quỳ gối rưng rưng nước mắt hạnh phúc
trước lá cờ Tổ quốc… Vậy quỳ đâu phải là việc đau lòng hay nhục nhã, mà quỳ
gối là sự thể hiện tấm lòng nhân, nghĩa, lễ, trí, tín của người quân tử. Còn trong
trường hợp này, cô giáo đã đánh mất lòng tự trọng, danh dự của người giáo viên
khi quỳ gối trước sự uy hiếp của kẻ khác.
(3)Việc phụ huynh học sinh bắt cô giáo phải quỳ giống như khi cô giáo bắt
học sinh quỳ là một hành động sai trái, không thể lấy cái sai này để sửa chữa cho
cái sai khác. Khi cô giáo vứt bỏ đi lòng tự trọng của bản thân, phải quỳ gối xin lỗi
thì các phụ huynh mong chờ gì khi gửi gắm con mình trong ngôi trường với

nhữngngười thầy như vậy?
(Trích Đằng sau câu chuyện "quỳ gối", GIAI THANH, ngày 13.3.2018)
Câu 1.Xác định phong cách ngôn ngữ văn bản.
Câu 2.Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp nghệ thuật trong đoạn văn (2).
Câu 3.Tại sao người viết khẳng định: không thể lấy cái sai này để sửa chữa cho
cái sai khác thể hiện trong đoạn văn (3)?
Câu 4.Thông điệp mà anh/chị tâm đắc nhất qua văn bản là gì? Nêu rõ lí do chọn
thông điệp đó.
Hướng dẫn chấm.
Câu 1: Phong cách ngôn ngữ của văn bản: báo chí
Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp nghệ thuật:
12


- Biện pháp nghệ thuật: đối lập: quỳ gối là sự thể hiện tấm lòng nhân, nghĩa,
lễ, trí, tín của người quân tử đối lập với quỳ gối trước sự uy hiếp của kẻ khác
- Tác dụng: Việc đối lập để nhấn mạnh khi nào hành động quỳ gối là đúng,
đáng trân trọng, khi nào là quỳ gối sai, đáng phê phán; giúp cho việc bàn luận của
tác giả trở nên sắc bén, giàu sức thuyết phục.
Câu 3: Người viết khẳng định: không thể lấy cái sai này để sửa chữa cho cái sai
khác thể hiện trong đoạn văn (3) là vì:
- Khi lấy cái sai này để sửa chữa cho cái sai khác thì sai lầm càng thêm trầm
trọng, nặng nề hơn. Tất nhiên sẽ để lại hậu quả lớn hơn so với ban đầu.
- Người viết muốn để lại bài học về cách sửa chữa sai lầm khi con người
mắc sai lầm.
Câu 4: Học sinh có thể trình bày và lí giải thông điệp tâm đắc nhất theo ý riêng,
không vi phạm chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Sau đây là vài gợi ý:
- Phải biết lên án những kẻ nhẫn tâm chà đạp lên đạo lí truyền thống dân tộc
- Lòng tự trọng là phẩm chất đáng quý của con người…
Đề 4.

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Nếu như không có cách nào để thay đổi thế giới bên ngoài, hãy thay đổi chính
mình, bởi vì đó là điều có thể thay đổi được. Khi bạn tập trung sự chú ý để hoàn
thiện bản thân, cuộc sống của bạn cũng sẽ trở nên tốt đẹp. Chấp nhận những điều
bạn không thể thay đổi, thay đổi những điều bạn có thể thay đổi được, và nhìn
nhận được sự khác biệt giữa hai điều này, đó là bài học mà chúng ta cần phải theo
đuổi suốt cuộc đời.
Ngoài việc thay đổi hành vi của chính mình, bạn có thể thay đổi được thái độ
nhìn nhận của bản thân. Khó khăn trắc trở có nhiều tới đâu cũng phải chịu thua
trước thái độ và phản ứng của bạn trước chúng. Thái độ tiêu cực khi nhìn nhận
một sự việc thường sẽ làm tổn thương lòng tự tin, mài mòn ý chí phấn đấu của con
người. Cũng giống như khi nhìn một nửa ly nước, có người nói “chỉ còn nửa ly
nước", cũng có người nói “vẫn còn nửa ly nước". Thái độ khác nhau sẽ tạo ra
những cuộc đời khác nhau, bạn có thể thay đổi thế giới của chính mình thông qua
việc thay đổi cách nhìn và thái độ của bản thân.
( Trích Sống chậm lại rồi mọi chuyễn sẽ ổn thôi, Alpha book biên soạn, NXB
Lao động xã hội,2014, tr 13)
13


Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên?
Câu 2. Nêu hiệu quả nghệ thuật của từ “chỉ” và từ “vẫn” trong câu văn: Cũng
giống như khi nhìn một nửa ly nước, có người nói “chỉ còn nửa ly nước", cũng có
người nói “vẫn còn nửa ly nước"?
Câu 3. Anh/ chị hiểu như thế nào câu nói trích trong văn bản: Chấp nhận những
điều bạn không thể thay đổi, thay đổi những điều bạn có thể thay đổi được?
Câu 4. Thông điệp mà Anh/ chị tâm đắc nhất qua văn bản là gì? Nêu rõ lí do tại
sao chọn thông điệp đó.
Hướng dẫn chấm.

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính trong văn bản: nghị luận.
Câu 2: Hiệu quả nghệ thuật của từ “chỉ” và từ “vẫn” trong câu văn: Cũng giống
như khi nhìn một nửa ly nước, có người nói “chỉ còn nửa ly nước", cũng có người
nói “vẫn còn nửa ly nước": làm rõ 2 thái độ, 2 cái nhìn trước cùng một hiện tượng.
Từ “chỉ” gợi cái nhìn bi quan, tiêu cực; từ “vẫn”thể hiện cái nhìn lạc quan, tích
cực.
Câu 3: Hiểu câu nói trích trong văn bản: Chấp nhận những điều bạn không thể
thay đổi, thay đổi những điều bạn có thể thay đổi được:
- Trong cuộc sống, có những điều ta không thể thay đổi được theo ý muốn
chủ quan của mình vì đó là những điều trở thành quy luật, tất yếu. Nếu tìm mọi
cách để thay đổi, ta sẽ mất công vô ích, gặp thất bại cay đắng;
- Tuy nhiên, nếu có những điều có thể thay đổi, ta sẽ tìm cách thay đổi để nó
phù hợp với hoàn cảnh mới, thúc đẩy sự tiến bộ xã hội, đem lại hạnh phúc cho cá
nhân và cộng đồng.
Câu 4: Thí sinh có thể nêu một thông điệp tâm đắc nhất. Nêu rõ lí do tại sao
chọn thông điệp đó. Sau đây là gợi ý:
- Mỗi người cần phải có cách sống tích cực, suy nghĩ tích cực để thay đổi
cuộc đời của mình;
- Thay đổi để thành công.
Đề 5
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Cô ơi !
Cô không phải người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt thóc, nhưng cô
dạy con biết quý bát cơm chan chứa mồ hôi. Cô không phải người công nhân kĩ sư
kiến thiết mọi nơi, nhưng cô xây cho đời một tương lai phía trước.

14



Cha mẹ là người cho con cuộc sống, bạn bè là những chỗ dựa niềm tin, thử
thách rồi những thất bại đã cho con trưởng thành hơn thì chính cô là người dạy
con vượt qua khó khăn vấp ngã trên đường đời.
Chính cô là người nâng niu, uốn nắn cho con từng lời ăn tiếng nói, từng cử
chỉ dáng đi. Con lớn dần trong vòng tay yêu thương của cô mà không hay rằng ba
năm học đã sắp kết thúc. Con sắp phải xa cô thật rồi sao? Con chỉ muốn mãi là cô
trò nhỏ được cắp sách vở đến trường, ngày ngày được nghe cô giảng bài.
Nhưng con phải đi để còn nhường chỗ cho thế hệ các em học sinh mới. Đây
cũng là lúc con vận dụng những bài học về cuộc đời của cô ở ngôi trường khác, to
lớn hơn trường mình.
(Trích Thư gửi cô ngày tri ân, ,3-6-2014)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: Con lớn dần trong vòng
tay yêu thương của cô mà không hay rằng ba năm học đã sắp kết thúc.
Câu 3. Anh/ chị hiểu như thế nào về dòng tâm sự: Cha mẹ là người cho con cuộc
sống, bạn bè là những chỗ dựa niềm tin, thử thách rồi những thất bại đã cho con
trưởng thành hơn thì chính cô là người dạy con vượt qua khó khăn vấp ngã trên
đường đời.
Câu 4. Thông điệp mà anh/chị tâm đắc nhất qua văn bản là gì? Vì sao chọn thộng
điệp đó?
Hướng dẫn chấm.
Câu 1: Phong cách ngôn ngữ : sinh hoạt.
Câu 2: Biện pháp tu từ: hoán dụ (vòng tay)
-Tác dụng: tạo nên cách diễn đạt giàu hình ảnh, mang ý nghĩa ca ngợi tình
cảm yêu thương ấm áp, chở che của cô dành cho học trò, đồng thời thể hiện niềm
xúc động và lòng biết ơn của học trò dành cho cô giáo trong ngày chia tay.
Câu 3: Cách hiểu: Cha mẹ là người cho con cuộc sống, bạn bè là những chỗ dựa
niềm tin, thử thách rồi những thất bại đã cho con trưởng thành hơn thì chính cô là
người dạy con vượt qua khó khăn vấp ngã trên đường đời.
- Cha mẹ có công sinh thành dưỡng dục, nuôi con nên người;

- Bạn bè là người gần gũi, giúp ta có sức mạnh tinh thần
- Thử thánh, thất bại là bài học của sự thành công
- Cô giáo là người mẹ hiền, nâng đỡ cho bao thế hệ học sinh vượt qua mọi chông
gai trong cuộc sống.
Câu 4: Học sinh có thể trình bày 1 thông điệp tâm đắc nhất và có lí giải vì sao. Sau
đây là vài gợi ý:
15


- Tri ân là đạo lí truyền thống của dân tộc
- Thầy cô là kĩ sư tâm hồn
- Nghề giáo là nghề cao quý…
Phần IV.Hệ thống các bài tập ôn luyện cho học sinh:
Là hệ thống gồm 14 đề được cá nhân người viết chuyên đề, cùng đội ngũ
GV trường THPT Vĩnh Yên biên soạn công phu, bám sát cấu trúc và sự đổi mới
của đề thi của Bộ GD và ĐT. Chúng tôi đã sử dụng đề để luyện thi cho học sinh
khối 12 năm học 2018-2019đạt hiệu quả cao (có bảng thống kê kết quả cụ thể kèm
theo làm minh chứng- Trang 44). Rất mong được chia sẻ cùng các đồng nghiệp.
Đề 1
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
(1) Kì thực thời gian nhàn rỗi là cực kì quý báu. Đó là thời gian để mỗi người
sống cuộc sống riêng của mình. Đó là thời gian để đọc sách báo, tự học, xem tivi,
chơi thể thao, đàn hát, múa nhảy, vẽ tranh, làm thơ, đi mua sắm, giao lưu với bạn
bè, thăm viếng những người ruột thịt…Thời gian nhàn rỗi làm cho người ta giàu
có hơn về trí tuệ, tăng cường thêm về sức khỏe, phát triển thêm về năng khiếu, cá
tính, phong phú thêm về tinh thần, quan hệ. Thiếu thời gian nhàn rỗi, đời sống con
người sẽ nghèo nàn, thậm chí là không có cuộc sống riêng nữa!
(2) Đánh giá đời sống mỗi người cao hay thấp hãy nhìn vào thời gian nhàn rỗi của
họ. Có người làm việc “đầu tắt mặt tối” không có lấy chút nhàn rỗi. Có người

phung phí thời gian ấy vào các cuộc nhậu nhẹt triền miên. Có người biết dùng thời
gian ấy để phát triển chính mình. Phải làm sao để mỗi người có thời gian nhàn rỗi
và biết sử dụng hữu ích thời gian ấy là một vấn đề lớn của xã hội có văn hóa.
(3) Đánh giá đời sống một xã hội cũng phải xem xã hội ấy đã tạo điều kiện cho
con người sống với thời gian nhàn rỗi như thế nào. Công viên, bảo tàng, thư viện,
nhà hát, nhà hàng, câu lạc bộ, sân vận động, điểm vui chơi…là những cái không
thể thiếu. Xã hội càng phát triển thì các phương tiện ấy càng nhiều, càng đa dạng
và hiện đại.
Câu 1. Đoạn trích trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? (0,5 điểm)
Câu 2.Tại sao tác giả lại cho rằng: Kì thực thời gian nhàn rỗi là cực kì quý báu?
(0,5 điểm)
Câu 3.Theo quan điểm riêng của anh/chị, thời gian có ý nghĩa gì?(1,0 điểm)
Câu 4. Thông điệp có ý nghĩa nhất với anh/ chị? (1,0 điểm)
Hướng dẫn chấm
Câu 1. Đoạn trích trên thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí. (0,5 điểm)
16


Câu 2.Tác giả lại cho rằng: Kì thực thời gian nhàn rỗi là cực kì quý báu vì:
- Đó là thời gian để mỗi người sống cuộc sống riêng của mình. (0,25điểm)
-Thời gian nhàn rỗi làm cho người ta giàu có hơn về trí tuệ, tăng cường thêm
về sức khỏe, phát triển thêm về năng khiếu, cá tính, phong phú thêm về tinh thần,
quan hệ.(0,25điểm)
Câu 3.Đây là dạng câu hỏi mở học sinh nêu rõ quan điểm, suy nghĩ cá nhân. Cần
lý giải thuyết phục, hợp lý.(1,0 điểm)
Gợi ý:
-

Giúp con người thực hiện mục tiêu, hoài bão của mình.
Giúp con người làm giàu có về đời sống vật chất và tinh thần ( Thời gian là

vàng)

Câu 4.Học sinh nêu rõ quan điểm, suy nghĩ cá nhân. Cần lý giải thuyết phục, hợp
lý.
Gợi ý
Thông điệp có ý nghĩa nhất : Đánh giá đời sống một xã hội cũng phải xem
xã hội ấy đã tạo điều kiện cho con người sống với thời gian nhàn rỗi như thế
nào.Vì:
- Đó là biểu thị xã hội phát triển để có thời gian cho con người được thư
giãn, thảnh thơi chăm sóc đời sống cá nhân.
- Đó cũng là xã hội văn minh, có cuộc sống đầy đủ vật chất.
Đề 2.
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
( 1) “ Đối với lớp trẻ chúng tôi hôm nay, ngày 30 tháng 4 là ngày Tết thống nhất.
Đó là ngày đất nước sạch bóng quân thù xâm lược, hòa bình trở lại trên Tổ quốc
thân yêu, non sông nối liền một dải...
(2) Với lớp trẻ chúng tôi , ngày 30 tháng 4 là ngày tự hào.Chúng tôi tự hào về thế
hệ thanh niên thời chống Mỹ cứu nước sẵn sàng xếp bút nghiên lên đường tranh
đấu, đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ điều gì khi Tổ quốc yêu cầu.
(3) Với lớp trẻ chúng tôi , ngày 30 tháng 4 là ngày tri ân.Chúng tôi đời đời ghi
lòng tạc dạ, mãi mãi biết ơn vô hạn sự cống hiến to lớn của các thế hệ cách mạng
đã đi trước,sự hy sinh vô bờ bến của các bà mẹ Việt Nam anh hùng, của cách thế
hệ cha anh ở mọi miền đất nước đã dâng hiến tuổi thanh xuân và cả cuộc đời mình
cho sự nghiệp dân tộc giải phóng non sông...
(4) ...Trách nhiệm của thế hệ trẻ chúng tôi hôm nay là phải ra sức giữ gìn cho
bằng được thành quả cách mạng vĩ đại đó, mỗi thanh niên Việt Nam phải sống sao
cho xứng đáng với sự hy sinh cao cả của thế hệ cha anh.”
17



( 30/4/2015 Nguyễn Đào Phương Thúy - SV năm 4 đại học Luật TPHCM, đại
diện cho tuổi trẻ cả nước phát biểu trong lễ miting )
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? (0,5 điểm)
Câu 2.Các đoạn (1) (2) (3) trên nhắc đến một cụm từ chỉ thời gian. Đó là cụm từ
nào ?Cụm từ đó chỉ một sự kiện lịch sử trong quá khứ. Theo em đó là sự kiện nào?
Câu 3.Theo quan điểm riêng của anh/chị, sự kiện 30/4 có ý nghĩa gì?(1,0 điểm)
Câu 4.Thông điệp có ý nghĩa nhất với anh/ chị? (1,0 điểm)
Hướng dẫn chấm
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên: Nghị luận(0,5 điểm)
Câu 2.
-Đoạn (1) (2) (3) trên nhắc đến một cụm từ chỉ thời gian. Đó là cụm từ “
ngày 30 tháng 4” (0,5 điểm).
-Cụm từ này chỉ một sự kiện trong lịch sử. Chiến dịch lịch sử Hồ Chí Minh
thắng lợi ngày 30 tháng 4 năm 1975. Đất nước thống nhất, Bắc Nam liền một dải.
Câu 3.Đây là dạng câu hỏi mở học sinh nêu rõ quan điểm, suy nghĩ cá nhân. Cần
lý giải thuyết phục, hợp lý.(1,0 điểm)
Gợi ý: Ý nghĩa sự kiện 30/4/1975 :
-Khắng định chiến thắng vĩ đại của quân, dân ta.
-Sự thất bại thảm hại của kẻ thù.(1,0 điểm)
Câu 4.Học sinh nêu rõ quan điểm, suy nghĩ cá nhân. Cần lý giải thuyết phục, hợp
lý. (1,0 điểm)
Gợi ý
Thông điệp có ý nghĩa nhất : Trách nhiệm của thế hệ trẻ chúng tôi hôm nay
là phải ra sức giữ gìn cho bằng được thành quả cách mạng vĩ đại đó, mỗi thanh
niên Việt Nam phải sống sao cho xứng đáng với sự hy sinh cao cả của thế hệ cha
anh.
Vì:
-Thành quả chiến thắng giặc ngoại xâm không dễ dàng, nên thế hệ trẻ cần
giữ gìn thành quả mà ông cha ta đã cố gắng có được.
-Thế hệ trẻ cần biết ơn, trân trọng sự hy sinh cao cả của cha anh.

Đề 3
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi :
Mỗi thời đại, các cá nhân có cách lựa chọn lẽ sống riêng, không bao giờ là
muộn nhưng thường là ở lứa tuổi thanh niên, trung niên. Nếu nghĩ về lẽ sống, bạn
có thể tìm từ 3 nguồn ý nghĩa cơ bản của đời người: thành tựu trong công việc, sự
18


quan tâm chăm sóc đối với những người thân yêu và lòng can đảm khi đối mặt với
những thời khắc, những nhiệm vụ lớn lao, khó khăn, cam go, nghiệt ngã của cuộc
sống cá nhân, cuộc sống đồng loại. Nhưng gần đây, bạn trẻ sống lơ lửng, không
mục đích, không chỗ bám vào một lẽ sống rõ ràng. Ai ai cũng nói mình dám nói,
dám làm, dám sống, dám chơi... nhưng cụ thể lẽ sống của họ là gì? Ước mơ, hoài
bão, lý tưởng của họ đối với bản thân mình, với lợi ích chung, sự tiến bộ của xã
hội, cái tôi trong cái chúng ta của xã hội và hy sinh bản thân vì cái chung để xã
hội đi lên... Giản Tư Trung, chuyên gia đào tạo doanh nhân có nói: “"Lẽ sống
giống bánh lái của cuộc đời. Con người không có lẽ sống giống như con thuyền
không có bánh lái, chẳng biết đi đâu, về đâu". Sống để làm gì? Nếu xác định được
mục đích, bạn sẽ sống khác đi và cuộc sống của bạn cũng sẽ khác.
(Dẫn theo Bùi Quang Minh- www.chungta.com)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt được sử dụng trong
đoạn trích trên?
Câu 2. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau và nêu tác dụng:
“"Lẽ sống giống bánh lái của cuộc đời. Con người không có lẽ sống giống như con
thuyền không có bánh lái, chẳng biết đi đâu, về đâu".
Câu 3. Anh (chị) có đồng tình với quan điểm của người viết trong đoạn trích:
“Nhưng gần đây, bạn trẻ sống lơ lửng, không mục đích, không chỗ bám vào một lẽ
sống rõ ràng”.
Câu 4. Anh (chị) cảm thấy tâm đắc nhất với thông điệp nào trong đoạn trích trên?

Hướng dẫn chấm.
Câu 1: -Phong cách ngôn ngữ: chính luận.
- Phương thức biểu đạt: nghị luận.
Câu 2: - Biện pháp: So sánh “lẽ sống” giống “bánh lái” của cuộc đời. Con người
không lẽ sống giống con thuyền không bánh lái.
- Tác dụng: Gợi hình dung, liên tưởng, giúp chúng ta dễ dàng nhận ra vai trò
định hướng, dẫn dắt của lẽ sống với cuộc đời mỗi người.
Câu 3: Học sinh có thể đồng tình hoặc phản đối nhưng lập luận phải thuyết phục.
Có thể tham khảo gợi ý sau:
- Đồng tình vì: nhiều người trẻ sống thiếu định hướng, phụ thuộc vào gia
đình, ỉ lại không chủ động tìm hướng đi cho cuộc đời mình khiến tuổi trẻ trở nên
lãng phí, vô ích.
- Không hoàn toàn đồng tình: vì còn nhiều bạn trẻ có lối sống tích cực, sớm
định hướng được tương lai cho bản thân, có lẽ sống đẹp đã và đang góp phần xây
dựng một xã hội văn minh hơn, một đất nước giàu đẹp hơn.
Câu 4: Học sinh đưa ra quan điểm cá nhân nhưng cần hướng đến lẽ sống đẹp và có
lí giải hợp lí.
19


-Có thể rút ra một số thông điệp ý nghĩa: mỗi người đều cần xác định cho
mình một lẽ sống, lẽ sống sẽ định hướng cuộc đời chúng ta. Cần từ bỏ lối sống lơ
lửng, không mục đích, thụ động. Những định hướng về lẽ sống đẹp: thành tựu
trong công việc, sự quan tâm dành cho người thân, lòng can đảm khi đối mặt với
khó khăn....
-Lí giải tại sao lựa chọn thông điệp đó.
Đề 4.
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Thử thách của lòng can đảm không phải là dám chết, mà là dám sống và

thực hiện những ước mơ của mình. Sống vì ước mơ của mình không phải là chuyện
đơn giản hay là "thiên đường" như đa số mọi người vẫn nghĩ. Bạn cần có một trái
tim quả cảm để có thể vượt qua những khó khăn thử thách luôn hiện ra trước mắt,
một khối óc sáng suốt ể luôn khiêm tốn học hỏi và chuẩn bị, một ý chí sắt đá để
trải qua một cuộc hành trình dài đầy gian nan đôi khi tưởng chừng như vô tận
trước khi đến được ước mơ của mình, và một tấm lòng để mãi sống vì ước mơ ấy.
Sống vì ước mơ của mình không bao giờ là một đích đến mà là một chặng
đường.Có những lúc bạn sẽ cảm thấy bế tắc như đứng trước một bức tường
đá.Nhưng hãy nhớ một điều rằng, đằng sau bức tường đá ấy luôn là một con
đường. Cho nên, đừng tự hỏi là mình có đạt được ước mơ hay không, hãy tự hỏi
liệu mình có dám sống vì ước mơ hay không.
(TríchSống và khát vọng –Diễn giả Trần Đăng Khoa, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí
Minh 2017, tr. 129)
Câu 1. Xác địnhphương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2. Theo tác giả, trước khi đến được ước mơ của mình, bạn cần có những gì?
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói sau: Có những lúc bạn sẽ cảm thấy bế
tắc như đứng trước một bức tường đá. Nhưng hãy nhớ một điều rằng, đằng sau
bức tường đá ấy luôn là một con đường.
Câu 4.Thông điệp nào trong đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Vì
sao?
Hướng dẫn chấm.
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: Nghị luận.
Câu 2:Theo tác giả, trước khi đến được ước mơ của mình, bạn cần có:
- một trái tim quả cảm để có thể vượt qua những khó khăn thử thách luôn
hiện ra trước mắt,
- một khối óc sáng suốt để luôn khiêm tốn học hỏi và chuẩn bị,
20


- một ý chí sắt đá để trải qua một cuộc hành trình dài đầy gian nan đôi khi

tưởng chừng như vô tận
- một tấm lòng để mãi sống vì ước mơ ấy.
Câu 3: Câu nói: Có những lúc bạn sẽ cảm thấy bế tắc như đứng trước một bức
tường đá. Nhưng hãy nhớ một điều rằng, đằng sau bức tường đá ấy luôn là một
con đường được hiểu:
- Trong cuộc sống, có những lúc, bạn sẽ gặp khó khăn, thử thách tưởng như
không có lối thoát.
- Nhưng bạn cần có niềm tin đằng sau mỗi khó khăn sẽ luôn là một con
đường, một lối thoát, chỉ cần bạn đủ dũng cảm để vượt qua danh giới.
Câu 4: - Nêu được thông điệp có ý nghĩa nhất. Có thể theo những hướng sau:
+ Biết ước mơ và dám sống với ước mơ của mình
+ Cần có niềm tin và lòng dũng cảm để vượt qua những thử thách, chông gai
của cuộc đời.
+…
- Lí giải hợp lí, thuyết phục.
Đề 5.
Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:
“ Quê hương tôi có cây bầu, cây nhị
Tiếng đàn kêu tích tịch tình tang
Có cô Tấm náu mình trong quả thị
Có người em may túi đúng ba gang.
Quê hương tôi có bà Trưng, bà Triệu
Cưỡi đầu voi dấy nghĩa trả thù chung
Ông Lê Lợi đã trường kì kháng chiến
Hưng Đạo Vương đã mở hội Diên Hồng.
Quê hương tôi có hát xòe, hát đúm
Có hội xuân liên tiếp những đêm chèo
Có Nguyễn Trãi, có Bình Ngô đại cáo
Có Nguyễn Du và có một truyện Kiều ”
( Trích “ Bài thơ quê hương”, Nguyễn Bính)

21


Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ trên .
Câu 2. Chỉ ra và nêu hiệu quả của hai biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ
.
Câu 3. Anh/chị hiểu ý nghĩa của các hình ảnh thơ được nhắc đến trong khổ thơ đầu
như thế nào?
Câu 4. Điều anh/chị tâm đắc nhất trong đoạn thơ trên là gì? Vì sao?
Hướng dẫn chấm
I. PHẦN ĐỌC HIỂU(3,0 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm).
Phương thức biểu đạt: biểu cảm, tự sự.
Câu 2 (1,0 điểm).
- Hai biện pháp tu từ: lặp cú pháp, liệt kê.( 0,5 điểm)
- Hiệu quả: nhằm thể hiện vốn hiểu biết, tình yêu và niềm tự hào của tác giả
về những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc qua nhũng câu chuyện dân gian,
những nhân vật lịch sử.(0,5 điểm)
Câu 3 (1,0 điểm).
- Các hình ảnh thơ được nhắc đến ở khổ thơ đầu: cây bầu, cây nhị, tiếng đàn,
cô Tấm, quả thị, người em, túi ba gang.(0,25 điểm)
- Những hình ảnh ấy gợi nhắc về những nhạc cụ truyền thống, những câu
chuyện cổ tích dân gian vốn đã trở thành những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc.
Qua đó thể hiện niềm tự hào của tác giả về quê hương, đất nước, về cội nguồn dân
tộc.( 0,75 điểm)
Câu 4 (0,5 điểm).
Gợi ý: Điều tâm đắc nhất: đoạn thơ cho thấy niềm tự hào về văn hóa truyền
thống dân tộc của tác giả. Vì:
-Đó là gốc rễ, là cội nguồn của lòng yêu quê hương, đất nước; là những giá
trị tốt đẹp lâu bền mà cha ông đã vun đắp và truyền lại qua bao thế hệ.

-Bản thân mỗi chúng ta cần biết tự hào, gìn giữ và phát huy những giá trị ấy
trong cuộc sống hiện đại ngày nay.
- HS có thể đưa ra ý kiến khác, nếu lí giải hợp lý vẫn có thể cho điểm tuyệt
đối.
Đề 6.
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn bản trích sau:
22


…Bên cạnh đó, đặc điểm chung của những người thành công là không ngủ quên
trên chiến thắng. Kể cả khi đã có những chiến tích lớn, họ vẫn không ngừng làm
mới mình. Tờ báo lừng danh Washington Post có lẽ đã sớm lụi bại trong cuộc cạnh
tranh khốc liệt của truyền thông hiện đại nếu ông chủ Jeff Bezos không nhanh
chóng cải tổ lại bộ máy “già nua”. Ông cho xây hẳn một tòa soạn mới theo mô
hình tân tiến nhất, lắp đặt các thiết bị hiện đại để hỗ trợ phân tích số liệu, nhu cầu
đọc của độc giả…và đẩy mạnh sản xuất các tác phẩm báo chí mới mẻ bắt kịp xu
hướng. Hay gần gũi hơn với chúng ta là sự thay đổi không ngừng của facebook.
Mặc dù đã có hơn một tỉ người dùng toàn cầu, Mark Zuckerberg và các đồng sự
vẫn liên tục cập nhật các tính năng mới để tối đa thời gian chúng ta “lang thang”
trên mạng xã hội này.
Cuộc sống không ngừng biến chuyển và chúng ta cần phải biết thích ứng linh
hoạt trong mọi hoàn cảnh. Hãy nhớ rằng, bất cứ ai trên đời cũng phải thay đổi
nếu không muốn bị tụt hậu. Trong quá trình đối mặt với những biến động trong
cuộc đời, rào cản lớn nhất của mỗi người suy cho cùng đều là chính mình. Nếu
phá vỡ được mọi xiềng xích đang kìm hãm tiềm năng bản thân, bạn nhất định sẽ
có thể chinh phục chặng đường chông gai trước mắt!
(Chàng tí hon, miếng pho mát và bài học về sự thay đổi, Theo Trí thức trẻ
05/04/2019)
Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Chỉ ra phong cách ngôn ngữ của văn bản trên?
Câu 2. Theo tác giả, đặc điểm chung của những người thành công là gì?
Câu 3. Theo anh/chị, việc trích dẫn những tấm gương như Jeff Bezos, Mark
Zuckerberg có tác dụng gì?
Câu 4. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: Trong quá trình đối mặt với những
biến động trong cuộc đời, rào cản lớn nhất của mỗi người suy cho cùng đều là
chính mình?
Hướng dẫn chấm
Câu 1: Phong cách ngôn ngữ của văn bản: chính luận
Câu 2: Đặc điểm chung của những người thành công là: - Không ngừng làm mới
mình
- Không ngủ quên trên chiến thắng
Câu 3: Việc trích dẫn những tấm gương như Jeff Bezos, Mark Zuckerberg có tác
dụng:
- Củng cố niềm tin cho người đọc về những lí lẽ đã nêu
- Động viên, khích lệ mọi người luôn không ngừng thay đổi, làm mới mình để
không bị tụt hậu…
Câu 4: Cách hiểu ý kiến: Trong quá trình đối mặt với những biến động trong cuộc
đời, rào cản lớn nhất của mỗi người suy cho cùng đều là chính mình?
23

- Yếu tố quyết định thành công hay thất bại của mỗi người không phải là yếu tố
đến từ bên ngoài, không phải từ ai khác mà chính là bản thân mình.
- Cuộc sống của mỗi người như thế nào là do họ quyết định..


(Lưu ý: HS có thể diễn đạt theo những cách khác nhau miễn ý đúng)
Đề 7.
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Bài học về việc đón nhận thành công luôn thật dễ hiểu và dễ thực hiện.
Nhưng đối mặt với thất bại, nhất là thất bại đầu đời, lại là điều không hề dễ dàng.
Với tất cả mọi người, thất bại - nhất là thất bại trong cấc mối quan hệ - thường
vẫn tạo ra những tổn thương sâu sắc. Điều này càng trở nên nặng nề đối với các
bạn trẻ. Nhưng bạn có biết rằng tất cả chúng ta đều có quyền được khóc? Vậy nên
nếu bạn đang cảm thấy cô đơn, tuyệt vọng thì hãy cho phép mình được khóc. Hãy
để những giọt nước mắt ấm nồng xoa dịu trái tim đang thổn thức của bạn. Và hãy
tin rằng ở đâu đó, có một người nào đó vẫn đang sẵn lòng kề vai cho bạn tựa,
muốn được ôm bạn vào lòng và lau khô những giọt nước mắt của bạn... Muốn nhìn
thấy cầu vồng, ta phải đi qua cơn mưa... Vì thế, hãy tin ngày mai nắng sẽ lên, và
cuộc đời lại sẽ ươm hồng những ước mơ của bạn, một khi bạn còn giữ trong lòng
ánh sáng của niềm tin.
(Theo Hạt giống tâm hồn dành cho tuổi teen, tập 2 - Nhiều tác giả, NXB
Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2012, tr.02)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: Muốn nhìn thấy cầu
vồng, ta phải đi qua cơn mưa…
Câu 3: Anh/ chị hiểu như thế nào về câu nói: đối mặt với thất bại, nhất là thất
bại đầu đời, lại là điều không hề dễ dàng.
Câu 4: Thông điệp mà Anh/ chị tâm đắc nhất qua văn bản là gì? Tại sao chọn
thông điệp đó?
Hướng dẫn chấm
Câu 1:Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên: Nghị luận.
Câu 2:Biện pháp tu từ trong câu: Muốn nhìn thấy cầu vồng, ta phải đi qua
cơn mưa…Là ẩn dụ.
Tác dụng: Nhằm nhấm mạnh ý nghĩa của việc muốn có những điều tốt đẹp
cần phải trải qua những khó khăn, gian khổ.
Câu 3:Câu nói: đối mặt với thất bại, nhất là thất bại đầu đời, lại là điều
không hề dễ dàng.Vì:
-


Đầu đời là thời gian còn thiếu những kinh nghiệm nên viêc đối mặt với thất
bại không hề dễ dàng.
Đầu đời chưa đủ bản lĩnh và trải nghiệm để biết cachs vượt qua thất bại.

Câu 4:Thí sinh có thể nêu một thông điệp tâm đắc nhất. Nêu rõ lí do tại sao
chọn thông điệp đó. Sau đây là gợi ý:
24


Điều tâm đắc nhất: hãy tin ngày mai nắng sẽ lên, và cuộc đời lại sẽ ươm hồng
những ước mơ của bạn... Vì:
-Những điều tốt đẹp vẫn luôn chờ đón bạn ở phía trước nếu bạn biết ước mơ.
-Chỉ có những người luôn biết cố gắng mỗi ngày mới thay đổi được cuộc sống
của mình ngày càng tốt đẹp.
Đề 8.
I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
(1)Bằng những trải nghiệm của bản thân, càng ngày tôi càng nhận rõ ra một
chân lý là bất cứ một điều gì vừa phải bao giờ cũng tốt hơn thừa mứa. Nói cách
khác, chúng ta nên đón lấy cuộc sống ngay khi nó đến, đừng đợi chờ một điều gì
đó thật đủ đầy rồi mới chịu đón nhận. Hãy sống một cuộc đời chừng mực, đừng
đợi chờ hay mong muốn hưởng thụ những điều xa xỉ, vì sẽ không có giới hạn nào
kiểm soát việc đó.
(2) Điều đó tương tự như khi chúng ta làm công việc chăm sóc và tỉa cành
cho cây. Khi cắt đi những nhánh dư thừa, cây sẽ tập trung nhựa sống của nó để
tạo ra hoa thơm quả ngọt. Cuộc sống của chúng ta cũng thế. Khi biết loại bỏ
những điều không cần thiết, chúng ta có thể tập trung sức lực của mình cho những
điều giá trị hơn.
(3)Mỗi người quan niệm lợi ích của việc đơn giản hóa cuộc sống theo một

cách khác nhau. Đó có thể tạo ra nhiều thời gian rảnh rỗi hơn, cuộc sống ít căng
thẳng hơn, ít huyên náo hơn, ít nợ nần hơn... Cuộc hành trình này tuy có cùng một
đích đến nhưng lại có rất nhiều con đường khác nhau để tiến tới mục đích đó.
(Trích Điều kì diệu của thái độ sống, Tác giả: Mac Anderson, Dịch giả: Hiếu
Dân, Thế Lâm, Văn Khanh, NXB Tổng hợp TPHCM, 2016, tr 24)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?(0.5điểm)
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng thao tác lập luận chính trong đoạn văn (2) (0.5điểm)
Câu 3. Anh/ chị hiểu như thế nào về chân lí mà tác giả đã rút ra :bất cứ một điều gì
vừa phải bao giờ cũng tốt hơn thừa mứa?(1.0 điểm)
Câu 4. Thông điệp mà anh/ chị tâm đắc nhất qua văn bản là gì? Nêu lí do vì sao
chọn thông điệp đó. (1.0 điểm)
Hướng dẫn chấm.
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Nghị luận
Câu 2. Thao tác lập luận chính trong đoạn văn (2) là so sánh.
Tác dụng: Chỉ rõ cho người đọc thấy cần loại bỏ những gì không cần thiết để
tập trung chăm sóc, phát triển những điều có ý nghĩa.
25


×