Tải bản đầy đủ (.docx) (100 trang)

Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp phù hợp cho công tác cải tạo môi trường đất sau khai thác tại mỏ đá sơn thủy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.81 MB, 100 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
------------***------------

Tô Vĩnh

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP PHÙ HỢP CHO CÔNG TÁC CẢI TẠO MÔI
TRƯỜNG ĐẤT SAU KHAI THÁC TẠI MỎ ĐÁ SƠN THỦY

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Hà Nội, năm 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
------------***------------

Tô Vĩnh

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP PHÙ HỢP CHO CÔNG TÁC CẢI TẠO MÔI
TRƯỜNG ĐẤT SAU KHAI THÁC TẠI MỎ ĐÁ SƠN THỦY
Chuyên ngành:
Mã số:

Khoa học môi trường
60440301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. Trần Yêm

Hà Nội, năm 2015


LỜI CẢM ƠN
Đề tài nghiên cứu: “Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp
phù hợp cho công tác cải tạo môi trường đất sau khai thác tại mỏ đá Sơn Thủy”,
được hoàn thành với sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của PGS.TS. Trần Yêm,
người hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn tác giả hoàn thành luận văn này .
Đề tài được hoàn thành tại Trường Đại Học Khoa học Tự nhiên, tác giả đã
nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo, hướng dẫn nhiệt tình của các thầy giáo, cô giáo, của
các đồng nghiệp và bạn bè.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, phòng Đào tạo ĐH & SĐH,
Khoa Môi trường, các thầy giáo cô giáo đã giảng dạy và hướng dẫn trong suốt thời
gian học tập tại trường.
Xin cám ơn Chủ đầu tư mỏ đá Sơn Thủy, các Phòng ban Sở tài nguyên môi
trường Hà Tĩnh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, cung cấp thông tin, đóng góp các ý
kiến quý báu.
Xin chân thành cảm ơn đến các đồng nghiệp, bạn bè đã góp những ý kiến
quý báu cho tác giả trong học tập và hoàn thành luận văn. Cuối cùng xin cảm tạ tấm
lòng của những người thân yêu trong gia đình, cơ quan, đã tin tưởng, động viên,
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, tháng 05 năm 2015
Tác giả

Tô Vĩnh


i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Đây là đề tài nghiên cứu mới, không giống với các đề tài luận
văn nào trước đây do đó không có sự sao chép bất kì luận văn nào.
Nội dung luận văn được thể hiện theo đúng quy định, các nguồn tài
liệu, tư liệu nghiên cứu và sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn
nguồn. Nếu xẩy ra vấn đề gì với nội dung luận văn này, tôi xin chịu
hoàn toàn trách nhiệm theo quy định./.

Người thực hiện

Tô Vĩnh

ii


Mục lục
Tiêu đề
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................
1.1.

Các vấn đề môi trường liên quan đến k

1.2.


Quy mô của dự án khai thác mỏ và đặc

1.3.

Đặc điểm tự nhiên - kinh tế xã hội tại k

1.4.

Tổng quan về công tác cải tạo môi trư

mỏ.

16

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................
2.1.

Đối tượng nghiên cứu ...........................

2.2.

Phạm vi nghiên cứu ...............................

2.3.

Thời gian nghiên cứu ............................

2.4.

Phương pháp nghiên cứu .....................


CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................
3.1.

Một số đặc điểm chung về hiện trạng

cứu.

30

3.1.1. Đặc điểm môi trường không khí. ..............................................................
3.1.2. Đặc điểm môi trường nước. .....................................................................
3.1.3. Đặc điểm môi trường đất. ........................................................................
3.1.4. Hiện trạng tài nguyên sinh học. ...............................................................
3.2.

Đánh giá chung về ảnh hưởng tới môi

đá tại mỏ Sơn Thủy. ................................................................................................
3.3.

Đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác đ

3.4.

Đề xuất giải pháp cải tạo môi trường đ

Thủy.

48


3.4.1. Mục đích và yêu cầu của giải pháp lựa chọn. .........................................

iii


3.4.2. Dự báo một số đặc điểm chung của môi trường đất khi kết thúc mỏ:
..........................................................................................................................................................

48
3.4.3. Lựa chọn giải pháp cải tạo phục hồi môi trường đất.
..........................................................................................................................................................

50
3.5.

Tổ chức quản lý và giám sát môi trường............................................................. 62

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................. 69
PHỤ LỤC.............................................................................................................................................. 72


iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Tổng hợp các thông số chính của HTKT:
...................................................................................................................................................................


10
Bảng 2: Tổng hợp tọa độ các điểm góc khu mỏ
...................................................................................................................................................................

12
Bảng 3: Vị trí, tọa độ và đặc điểm của các điểm lấy mẫu.
...................................................................................................................................................................

20
Bảng 4. Phương pháp phân tích mẫu nước
...................................................................................................................................................................

27
Bảng 5. Phương pháp phân tích mẫu không khí
...................................................................................................................................................................

28
Bảng 6. Phương pháp phân tích mẫu đất
...................................................................................................................................................................

29
ảng
Bảng

ết uả phân tích các mẫu hông hí hu vực mỏ đá.
30
ết uả phân tích mẫu nước mặt hu vực mỏ đá
31

Bảng 9: Tổng hợp ết uả phân tích mẫu nước ngầm hu vực mỏ đá

32
ảng 10: Tổng hợp ết uả phân tích mẫu đất hu vực mỏ
33
Bảng 11: Tổng hợp mô tả mẫu đất tầng mặt
...................................................................................................................................................................

34
Bảng 12: Tổng hợp tính chất lý, hóa học của mẫu đất tầng mặt
...................................................................................................................................................................

34
Bảng 13: Tổng hợp thành phần cơ giới của mẫu đất tầng mặt
...................................................................................................................................................................

34
Bảng 14: Tổng hợp tính chất lý, hóa học của đá granit


...................................................................................................................................................................

36
Bảng 15: Mức ồn tối đa của các phương tiện vận chuyển và thiết bị thi công
...................................................................................................................................................................

40
Bảng 16: Mức rung nguồn của một số máy móc thi công
...................................................................................................................................................................

41
Bảng 17: Chi phí cải tạo phục hồi đất tại mỏ Sơn Thủy (Gp1)

...................................................................................................................................................................
51
Bảng 18: Chi phí cải tạo phục hồi đất tại mỏ Sơn Thủy (Gp2)
...................................................................................................................................................................

52
Bảng 19: Kết quả tính hệ số phục hồi môi trường đất của các phương án
...................................................................................................................................................................

53
Bảng 20: So sánh hiệu quả kinh tế và môi trường các phương án nghiên cứu:
...................................................................................................................................................................

60

v


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 1: Sơ đồ quy trình công nghệ khai thác đá:.............................................................. 11
Hình 2: Hình ảnh moong khai thác đá
...................................................................................................................................................................

13
Hình 3: Sơ đồ vị trí lấy mẫu tại khu vực mỏ đá Sơn Thủy
...................................................................................................................................................................

22
Hình 4: Sơ đồ vị trí mỏ đá Sơn Thủy

...................................................................................................................................................................

23
Hình 5: Sơ đồ vị trí khu vực khai thác mỏ
...................................................................................................................................................................

24
Hình 6: Hình ảnh moong khai thác đá
...................................................................................................................................................................

35
Hình 7: Cây keo lá tràm được trồng gần khu vực mỏ đá
...................................................................................................................................................................

59
Hình 8: Sơ đồ tổ chức quản lý cải tạo, phục hồi môi trường
...................................................................................................................................................................

62
Hình 9+10: Minh họa cải tạo đất bằng trồng cây nơi khai trường mỏ
...................................................................................................................................................................

65


vi


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATLĐ


An toàn lao động

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

BOD5

Nhu cầu oxy sinh hóa (biochemical oxygen demand) 5 ngày

HTKT

Hệ thống khai thác

COD

Nhu cầu oxy hoá học (chemical oxygen demand)

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

ĐCMT

Địa chất môi trường

ĐCTV

Địa chất Thuỷ văn


ĐCCT

Địa chất Công trình

KTXH

Kinh tế Xã hội

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

SS

Chất rắn lơ lửng (Suspended solids)

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TDS

Tổng chất rắn hòa tan (Total Dissolved Solids)

TSS


Tổng chất rắn lơ lửng (Total suspended solids)

PHMT

Phục hồi môi trường

VLXD

Vật liệu xây dựng

UBND

Uỷ ban nhân dân

vii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Khai thác khoáng sản nói chung và khai thác đá xây dựng nói riêng có ý
nghĩa hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên khai thác mỏ
đều gây ra tác động phức tạp tới môi trường tự nhiên và xã hội, đặc biệt là môi
trường tự nhiên.
Trong quá trình khai thác mỏ sẽ làm biến dạng địa hình, địa mạo và cảnh
quan khu vực. Sau khi kết thúc khai thác mỏ thường để lại các dạng địa hình có
tiềm năng gây sạt lở cao, làm ô nhiễm môi trường, gây nguy hiểm cho con người,
súc vật, động vật hoang dã trong khu vực.
Theo quy định của Luật Khoáng sản và Luật Bảo vệ môi trường, trong giai
đoạn lập dự án đầu tư, việc đánh giá tác động môi trường và lập đề án cải tạo và

phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản được tiến hành trước
khi cấp giấy phép khai thác khoáng sản.
Tuy nhiên do nhiều lý do nên trong thực tế đa số các mỏ đang khai thác chưa
có định hướng hữu hiệu cho quá trình cải tạo phục hồi môi trường sau khai thác
hoặc các mỏ đã kết thúc khai thác vẫn chưa thực hiện tốt quy chế đóng cửa mỏ theo
quy định. Thực tế thì hoạt động khai thác mỏ là trải qua một thời hạn nhất định, quá
trình sử dụng đất mang tính tạm thời, khai thác mỏ cũng đã lấy đi một lượng khá
lớn về khoáng sản và đất đá, làm biển đổi địa hình, làm thay đổi cảnh quan.
Công tác cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác mỏ, trả lại hiện trạng như
ban đầu là một nhiệm vụ rất khó. Thông thường hướng lựa chọn được đề xuất là cải
tạo mỏ và đánh giá tình trạng môi trường đất sau khai thác để đưa ra mục đích sử
dụng đất có hiệu quả, có lợi được ưu tiên hàng đầu.
Bởi vậy thời điểm trước khi cấp giấy phép khai thác khoáng sản việc đánh
giác tác động môi trường của quá trình khai thác mỏ, đề xuất phương án cải tạo mỏ
và cải tạo môi trường đất để có hướng sử dụng đất sau khai thác hết sức quan trọng.
Việc đánh giá và dự báo tốt tình trạng môi trường sau khi kết thúc khai thác mỏ
trong đó có môi trường đất sẽ đưa ra giải pháp cải tạo, sử dụng đất đúng đắn qua đó

1


óp phần làm hạn chế các nguy cơ tiêu cực đến môi trường. Phương án đề xuất khả
thi cũng có ý nghĩa đặc biệt cho công tác quản lý môi trường và kế hoạch khai thác
mỏ.
Trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh hiện nay có khoảng 168 mỏ đá vật liệu xây dựng,
hầu hết các mỏ đang đang thực hiện cấp lại giấy phép khai thác khoáng sản theo quy
định của Luật Khoáng sản mới (Luật 60/2010/QH12). Mỏ đá xây dựng Sơn Thủy
đang được làm thủ tục cấp lại giấy phép khai thác khoáng sản, mỏ thuộc xã Sơn
Thủy, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Mỏ có diện tích 3,7 ha, thuộc vùng quy
hoạch khai thác và chế biến đá xây dựng của tỉnh Hà Tĩnh.

Công tác đánh giá mức độ ảnh hưởng tới môi trường do quá trình khai thác
đá tại mỏ Sơn Thủy hết sức quan trọng, để từ đó đề xuất giải pháp phù hợp cho công
tác cải tạo môi trường đất sau khai thác, đưa vùng đất tại khu mỏ được sử dụng theo
hướng có lợi, góp phần bảo vệ môi trường, ngăn ngừa các sự cố đáng tiếc xảy ra..
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, việc thực hiện đề tài

“Đánh giá hiện

trạng môi trường và đề xuất giải pháp phù hợp cho công tác cải tạo môi
trường đất sau khai thác tại mỏ đá Sơn Thủy” là một việc hết sức cần thiết.
Đề tài là bước khởi đầu cho công tác nghiên cứu, đánh giá việc thực hiện cải
tạo phục hồi môi trường của các dự án khai thác mỏ vật liệu xây dựng trên địa bàn
tỉnh Hà Tĩnh. Qua đây góp phần vào việc điều tra, đánh giá và dự báo tình trạng môi
trường đất của các dự án hậu khai thác mỏ trong khu vực. Trên cơ sở các kết quả
nghiên cứu để đề xuất những giải pháp khả thi nhằm cải tạo môi trường đất hợp lý
và phát triển bền vững tài nguyên đất đai, sinh vật khu vực mỏ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường tại mỏ đá Sơn Thủy, xã Sơn Thủy,

huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
- Dự báo tình trạng mỏ, môi trường sau khai thác và đề xuất giải pháp cải tạo

môi trường đất sau khi kết thúc khai thác mỏ.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.


Các vấn đề môi trường liên quan đến khai thác đá.

1.1.1. Các tác động do bụi, khí độc, tiếng ồn, độ rung:
*.Tác động do bụi:
Bụi chủ yếu là bụi silic phát tán vào trong không khí với nồng độ và tải
lượng khá lớn, nhất là trong khu vực khai thác. Bụi sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe con
người cũng như động, thực vật trong vùng.
Bụi phát sinh nhiều ở các khâu khoan lỗ mìn, nổ mìn, dây chuyền chế biến
đá và vận chuyển đá ra khu chế biến. Nếu không có biện pháp giảm thiểu bụi nhất là
công tác khoan và nổ mìn thì khi điều kiện bất lợi xảy ra (Trời khô hanh, vận tốc gió
lớn) bụi sẽ phát tán vào môi trường vượt tiêu chuẩn cho phép trên diện rộng, có thể
ảnh hưởng tới vị trí cách xa khu mỏ. Khi đó người, động vật và cây cối sống trong
vùng ảnh hưởng này sẽ bị tác động do bụi.
Tác hại của bụi đối với con người:
- Bụi vào phổi gây nên những bệnh về hô hấp, có thể gây dị ứng cho những
người mẫn cảm với bụi, bịt kín lỗ chân lông gây cản trở quá trình bài tiết. Đặc biệt
với các cơ sở có công nghệ liên quan đến bụi đá, xi măng,… thì khả năng gây bệnh
phổi rất cao, bệnh đường hô hấp tiến triển nhanh gây khó thở rõ rệt, suy phổi điển
hình, tràn khí phế mạc,.… Ngoài ra, bụi cũng có khả năng gây nhiễm bẩn nguồn
nước, làm ảnh hưởng đến con người, động vật sử dụng trực tiếp hay gián tiếp nguồn
nước bị nhiễm bụi nói trên.
- Ô nhiễm bụi còn có tác dụng xấu đến hệ thực vật trong khu vực, biểu hiện
thường thấy là cây cối trong khu vực lân cận thường bị phủ một lớp bụi trên lá, từ
đó gây cản trở quá trình quang hợp của cây, cây cối sẽ chậm phát triển, lá úa vàng,
ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng phát triển và đơm hoa kết trái của cây trồng.
Bụi bám vào các công trình kiến trúc sẽ là nguyên nhân gây bào mòn hóa học các
công trình một cách mạnh mẽ, làm mất mỹ quan và hư hại công trình.
*. Tác động do hí độc:

3



Các khí độc sinh ra chủ yếu do các phương tiện vận chuyển và bốc xúc gây ra,
các khí bao gồm CO, SO2, NOx, VOC... Khí độc sinh ra do các phương tiện tham gia
khai thác đá hầu hết chưa vượt quy chuẩn cho phép. Tuy nhiên khi số lượng máy tham
gia tăng lên và thời gian tiếp xúc với các khí này tăng sẽ tác động đáng kể tới sức khỏe
con người cũng như sự phát triển của cây cối trong khu vực dự án.

*.Tác động do tiếng ồn:
Tiếng ồn phát sinh từ hoạt động nổ mìn, đập đá, từ khu vực chế biến đá và từ
phương tiện vận chuyển đá... sẽ ảnh hưởng xấu tới môi trường xung quanh, môi
trường lao động của người công nhân. Khi tiếp xúc lâu dài với tiếng ồn ở mức cao,
người tiếp xúc trực tiếp có thể mắc các bệnh về tai (Thủng màng nhĩ, ù tai, điếc...).
*. Tác động do rung động:
Giai đoạn nổ mìn gây chấn động và rung lớn nhất nhưng không liên tục và
thời gian tác động ngắn, mức độ lan tỏa rộng.
Độ rung do các phương tiện vận chuyển, máy đập đá và khoan đá có thời
gian tác động lâu dài hơn và liên tục hơn, ảnh hưởng mạnh hơn và trực tiếp nhất tới
người lao động. Rung động và chấn động tác động lên con người có thể làm chấn
thương các cơ quan trên cơ thể nhất là cơ và xương. Đối với các công trình kiến trúc
có thể bị biến dạng, hư hỏng, nứt gãy... khi bị tác động.
1.1.2. Các tác động do nước mưa chảy tràn, do nước thải sinh hoạt.
*. Tác động của nước mưa chảy tràn:
Tác động dễ nhận thấy nhất của nước mưa chảy tràn trong giai đoạn này là
sự ngập úng cục bộ tạo ra các ổ vi khuẩn tập trung có thể truyền nhiễm bệnh cho
người và động vật. Nước mưa chảy tràn cuốn theo một lượng lớn đất, cát, bột đá
nguyên vật liệu thừa và các chất hữu cơ rơi vãi, gây nên hiện tượng bồi lắng, tăng
độ đục của nước và giảm hàm lượng ôxy hoà tan trong các khe suối mà nó chảy
vào. Sự ô nhiễm này sẽ góp phần làm suy giảm động vật, thực vật dưới nước gây ô
nhiễm môi trường nước trong khu vực.


4


Lưu lượng nước mưa chảy tràn ở giai đoạn sau thường có xu hướng lớn hơn
ở giai đoạn trước do diện tích che phủ và lớp đất tơi xốp giúp giữ nước bị bóc bỏ

không còn khả năng giữ nước.
Ngoài ra, nước mưa chảy tràn ở khu vực bãi thải cũng gây tác động đáng kể
tới môi trường nếu như không có biện pháp giảm thiểu tác động ở bãi thải, nước
mưa chảy tràn cuốn trôi đất hữu cơ ở bề mặt xuống mương dẫn nước và làm bồi lấp
các suối nhỏ.
*.Tác động của nước thải sinh hoạt:
Nước thải sinh hoạt ở giai đoạn này nếu không được thu gom và xử lý sẽ gây
tác động không nhỏ tới môi trường nhất là môi trường nước, làm ô nhiễm nguồn
nước mặt trong khu vực.
1.1.3. Tác động đến môi trường đất.
Khu vực mỏ có cấu tạo địa chất là đá granit lộ thiên, tầng đất phong hóa
mỏng, quá trình khai thác sẽ bóc tách lớp đất tầng phủ và thảm thực vật, từ đó sẽ
làm biến dạng bề mặt địa hình, làm tăng mức độ rửa trôi của đất bở rời.
Các chất thải, nước thải chứa dầu mỡ... khi thải vào vùng đất lân cận sẽ làm
thay đổi tính chất đất, làm đất mất dần độ phì nhiêu, đất trở nên trơ và khó canh tác.
Tuy nhiên, do vùng đất xung quanh là đất rừng, không có đất nông nghiệp và mục
đích của đất cũng đã thay đổi thành đất công nghiệp nên tác động đến môi trường
đất là không lớn.
1.1.4. Tác động của chất thải rắn và của chất thải nguy hại.
*.Tác động do đất đá thải:
Quá trình khai thác đá sẽ thải ra các loại đất đá thải hang ngày, nếu không có
biện pháp xử lý thích hợp sẽ gây ra các tác động tiêu cực như: Chiếm dụng mặt bằng,
làm mất đất sản xuất, làm mất mỹ quan khu vực, có thể gây nên hiện tượng trượt lở khu

vực đổ thải…. Quá trình vận chuyển chất thải làm rơi vãi trên đường gây tai nạn

giao thông, làm phát tán bụi vào môi trường....
*Tác động của rác thải sinh hoạt:

5


Hàng ngày đều có rác thải sinh hoạt, thành phần chủ yếu là chất hữu cơ dễ
phân huỷ sinh học. Nếu không có biện pháp thu gom và xử lý, rác sẽ phân huỷ tạo
mùi hôi, là môi trường cho nhiều loại côn trùng và vi khuẩn phát triển làm ảnh
hưởng tới sức khoẻ con người. Nước rỉ rác từ các khu vực chứa rác cũng góp phần
làm ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí xung quanh.
*.Tác động của chất thải nguy hại:
Chất thải nguy hại chủ yếu là chất chứa dầu mỡ, chất này khi đi vào môi
trường sẽ tác động tiêu cực lâu dài và nguy hiểm. Dầu mỡ thải khi đi vào môi
trường đất sẽ làm thay đổi tính chất cơ lý của đất theo chiều hướng xấu, đất bị trơ và
mất độ tơi xốp. Khi đi vào nước sẽ làm ô nhiễm nước, gây chết động vật và thực vật
thuỷ sinh....
Riêng chất thải dầu nhớt từ việc thay dầu định kỳ cho máy móc thiết bị, nếu
không có biện pháp thu gom và xử lý tốt sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng.
1.1.5. Tác động đến hệ sinh thái.
- Hoạt động khai thác mỏ sẽ xuất hiện nhiều bụi chủ yếu là bụi vô cơ, che
phủ thân cây, lá cây... làm giảm khả năng quang hợp, cản trở sự phát triển của cây
xanh. Quá trình khai thác sẽ phá hủy hoàn toàn thảm thực vật trên diện tích khai
thác.
- Trong vùng chỉ có các loài động vật nhỏ, không có thú lớn. Hoạt động khai

thác và chế biến đá sẽ làm mất nơi cư trú của chúng, tuy nhiên trên phạm vi nhỏ và

chúng sẽ tự di chuyển tạo lập môi trường sống mới tại các khu vực lân cận.
- Hoạt động khai thác đá sẽ gây biến dạng bề mặt, gò đồi có thể bị san bằng,

do vậy khu vực khai thác sẽ mất đi cảnh quan ban đầu, không thể tái tạo. Nhưng xét
chung về quy hoạch phát triển thì có thể chấp nhận, khu vực mỏ nằm trong vùng
quy hoạch khoáng sản của tỉnh Hà Tĩnh.
1.1.6. Tác động do các rủi ro và sự cố môi trường.
*. Sạt lở đất đá Xảy ra tại các vị trí có độ dốc lớn hoặc những vị trí có độ
chênh địa hình lớn. Sự cố sạt lở đất đá xảy ra chủ yếu ở các bờ moong khai thác,

6


giữa các tầng và bờ hào giao thông lên mỏ. Sự cố này chủ yếu xảy ra ở giai đoạn
mở mỏ và giai đoạn khai thác. Khi xảy ra sụt lún kéo theo đất đá sụp xuống có thể
làm vùi lấp, làm hư hại máy móc, thiết bị, đe doạ tính mạng công nhân trên công
trường. Quá trình sụt lở bờ moong khai thác không những ảnh hưởng tới tài sản và
an toàn cho con người mà còn góp phần làm bồi lắng nhanh các lưu vực xung
quanh.
*. Tai nạn giao thông:
Với sự tham gia của các xe vận chuyển đất đá, máy thi công... sẽ làm tăng
nguy cơ tai nạn giao thông trong khu vực mỏ, nhất là các khúc cua ngoặt.
*. Sự cố cháy rừng:
Do khu mỏ nằm trong khu vực rừng trồng, có thảm thực vật nên khi thời tiết
khô ráo, nhất là vào những tháng mùa khô rất dễ xảy ra cháy rừng. Việc sử dụng lửa
để đun nấu, hút thuốc, nổ mìn của các cán bộ, công nhân của Công ty là một trong
những nguyên nhân tiềm ẩn hiểm hoạ cháy rừng.
*. Sự cố sét đánh
Vị trí khai thác đá ở độ cao từ +70m ÷ +170m nên sự cố sét đánh có thể xảy
ra với xác suất tương đối cao. Khi bị sét đánh sẽ làm hư hại máy móc, thiết bị nhất

là các thiết bị điện. Sét đánh thẳng còn gây nguy hiểm cho con người như gây bỏng,
gây chấn thương và có thể gây tử vong cho người. Thời gian sét đánh thường là
trước lúc mưa dông và vào các tháng từ tháng 3 đến tháng 9.
*. Sự cố do mìn câm, mìn điếc:
Do đặc điểm của quá trình khai thác mỏ có sử dụng chất nổ, đây là một loại
vật liệu đặc biệt, khi xảy ra tai nạn (Bị cháy nổ không có chủ đích) sẽ gây ra hậu
quả khôn lường. Hiện tượng mìn câm, mìn điếc xảy ra do nhiều nguyên nhân như:
Dây kích nổ bị dứt, do chập mạch điện, đoản mạch, đấu nối mạng dây kích nổ sai....
Sự cố này xảy ra trong giai đoạn khai thác mỏ.
*. Sự cố do mưa lũ, bão lụt:
Hàng năm, khu vực Miền Trung nói chung và huyện Hương Sơn nói riêng
đều chịu tác động của các thiên tai như lũ lụt, gió bão... Tác động của chúng là vô

7


cùng lớn và thường gây thiệt hại nặng nề. Vì vậy, cần phải có kế hoạch và biện pháp
để hạn chế tác hại của thiên tai.
Sự cố cháy nổ kho vật liệu nổ: Việc bảo quản vật liệu nổ được thực hiện đầy
đủ theo quy định (QCVN 02:2008/BCT). Tuy nhiên, sự cố dẫn đến cháy nổ kho vật
liệu nổ có thể xảy ra với nhiều nguyên nhân. Khi xảy ra sự cố nổ kho vật liệu nổ sẽ
gây thiệt hại lớn đến công trình kiến trúc, con người và máy móc thi công công
trình. Vì vậy, khi bố trí kho vật liệu nổ cần tính toán và đưa ra khoảng cách an toàn,
đưa ra các biện pháp giảm thiểu thiệt hại khi sự cố xảy ra.

8


1.2.


Quy mô của dự án khai thác mỏ và đặc điểm công nghệ khai thác.

1.2.1. Quy mô của dự án:
3

- Mỏ được thiết kế khai thác với công suất 80.000 m /năm. Tổng mức đầu tư
dự kiến khoảng 28 tỷ đồng.
- Mỏ khai thác đá theo hình thức lộ thiên, cung cấp đá xây dựng phục vụ

công tác xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi trên địa bàn huyện Hương
Sơn và các vùng lân cận thuộc tỉnh Hà Tĩnh.
- Thời gian hoạt động:
+ Mỏ đã được UBND tỉnh Hà Tĩnh cấp giấy phép khai thác khoáng sản từ

năm 2006, với diện tích ban đầu là 1,0 ha.
+ Từ năm 2013-2014, đang làm thủ tục cấp lại Giấy phép khai thác khoáng

sản với diện tích mỏ sau mở rộng là 3,7 ha.
+ Tuổi thọ mỏ: Dự kiến 24 năm.

1.2.1. Đặc điểm công nghệ khai thác:
a. Trình tự khai thác:
Trình tự khai thác tiến hành từ trên xuống dưới; để khai thác các tầng tiến
hành theo từng lớp từ ngoài vào trong và trên mỗi lớp sẽ từ trên xuống dưới, gương
máy xúc dịch chuyển dọc theo tầng trong giới hạn lớp khấu phù hợp với các thông
số làm việc của máy xúc Komasu-PC220. Sau khi khai thác xong dải khấu đầu tiên
của tầng trên cùng, máy xúc được chuyển xuống tầng kế dưới đó và bắt đầu một dãi
khấu mới.
Khoan các lỗ nhỏ có đường kính 38mm, để tạo mặt bằng khai thác đầu tiên,
sau đó sử dụng máy khoan BMK-5 có đường kính mũi khoan 105mm. Tiến hành cắt

tầng khai thác chiều sâu 10m, khoan nổ phá đá bằng nổ mìn, sử dụng thuốc nổ kết
hợp dây nổ chịu nước quốc phòng và kíp điện vi sai.
Sau khi nổ mìn lớn tiến hành dùng máy xúc bánh xích có dung tích gàu
3

1,2m , xúc thả xuống chân tuyến, đá sau khi rơi xuống mặt bằng tiếp nhận là đáy
moong cosd +80m sẽ được máy xúc thứ 2 xúc lên ôtô vận chuyển về trạm nghiền
sàng hoặc bãi tập kết.

9


b. Hệ thống hai thác (HT T):
- HTKT khẩu theo lớp xiên, chuyển tải đá bằng máy xúc:
- Các thông số của HTKT.

Bảng 1: Tổng hợp các thông số chính của HTKT:
TT

Thông số HTKT

1

Chiều cao tầng khai thác

2

Góc nghiêng sườn tầng

3


Góc dốc bờ kết thúc

4

Góc dốc bờ công tác

5

Chiều rộng dãi khấu

6

Chiều rộng mặt tầng công tác

7

Chiều rộng đai bảo vệ

c. Các công đoạn chính của
- Công đoạn khai thác:










Tạo mặt bằng Khoan tạo lỗ nạp vật liệu nổ nổ mìn phá đá xúc bốc

đá lên xe vận chuyển trạm xay đá (chế biến ra các loại đá VLXD thành phẩm
khác).
Mỏ áp dụng hệ thống khai thác lớp xiên – xúc chuyển. Đá được khai thác
theo lớp xiên, dùng máy khoan ép hơi tạo lỗ khoan trong đá, sau đó nạp nguyên vật
liệu nổ công nghiệp để nổ mìn phá đá. Đá sau nổ mìn ngoài phần văng xuống bãi
tiếp nhận, phần còn lại được máy xúc ủi gạt xuống bãi xúc.
- Công đoạn xúc bốc, vận chuyển:
Đá được xúc bốc và vận chuyển bằng thiết bị cơ giới và đưa về trạm chế biến
đá sản phẩm.

10


- Công đoạn chế biến: Đá hộc được nghiền sàng chế biến ra các loại đá dăm

có kích cỡ khác nhau.
+ Đá sản phẩm là các loại đá có kích cỡ: 1x2, 2x4, 4x6, đá cấp phối đá dăm
loại 1 và 2, đá hộc 300-600mm

Hình 1: Sơ đồ quy trình công nghệ khai thác đá:

11


1.3.

Đặc điểm tự nhiên - kinh tế xã hội tại khu vực nghiên cứu.


1.3.1. Vị trí địa lý.
Khu vực mỏ khai thác có diện tích 3,7 ha, thuộc địa phận xã Sơn Thủy,
huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Vị trí mỏ được giới hạn bởi các điểm góc 1, 2, 3,
0

4, 5, 6, 7, 8 có tọa độ theo hệ toạ độ VN.2000 kinh tuyến trục 105 30’, múi chiếu 3

0

theo bảng 2 như sau: [2]
Bảng 2: Tổng hợp tọa độ các điểm góc khu mỏ

Tên điểm
1
2
3
4
5
6
7
8

1.3.2. Đặc điểm địa hình – địa chất. [2]
*. Đặc điểm địa hình và hiện trạng mỏ:
Địa hình khu mỏ có dạng đồi núi, phía Tây có địa hình thấp và cao dần lên về
phía Đông và Đông Bắc, độ cao từ chân núi ở mức +70m đến điểm cao nhất trong
0

0


diện tích mỏ là +170m, sườn núi dốc 20 -25 . Trên bề mặt địa hình đá gốc tươi chỉ
lộ rải rác, phần lớn bị phong hóa mềm bở, tạo lớp đất phủ và phong hóa dày từ 0,5 ÷
2,5m. Tại khu vực mỏ chưa khai thác có các cây keo, các cây nhỏ và dây leo.

12


Hiện tại đã có moong khai thác đá từ trước, đáy moong ở mức +80m, diện
2

tích mỏ đã khai thác khoảng 9.546 m . Chiều dài moong mỏ 165m, rộng 58m, có
vách tầng phía cao là đá lộ diện, đá được khai thác là đá granit có tính chất cơ lý
đảm bảo yêu cầu cho sản xuất đá VLXD.
Nhìn chung khu mỏ là một khối núi đá nổi trên bề mặt địa hình, thành phần
chủ yếu là đá granit rắn chắc, trên cùng là đất phủ bề mặt dạng trầm tích có cây
trồng dạng bụi nhỏ và cây lấy gỗ loại nhỏ.
*. Đặc điểm địa chất mỏ: [2]
Trên cùng là lớp phủ lẫn mùn thực vật, kết cấu bở rời, màu xám vàng, nâu
đỏ, thành phần gồm cát sét lẫn sạn, mảnh dăm vụn là sản phẩm phong hoá của đá
gốc và đá gốc granit bị phong hóa mềm bở, bề dày trung bình 1,5m.
Tiếp đến là lớp đá phong hóa, phần lớn bề mặt đá gốc bị phong hóa, màu
xám vàng, nâu đỏ, đôi nơi có màu loang lỗ. Dưới cùng là đá granit, lớp này nằm ở
phần dưới lớp phong hóa nứt nẻ và phân bố trên diện tích toàn mỏ với chiều dày lớn
và là đối tượng khai thác chính. Thành phần là đá granit, có độ bền cơ học cao. Lớp
này có tính cơ lý khá bền vững, khá năng thẩm và chứa nước kém; đá phù hợp để
làm vật liệu xây dựng thông thường. [2]
Hình 2: Hình ảnh moong khai thác đá
Sơn Thủy ngày 20/2/2015

13



×